Monday, October 22, 2007

Tiếng Việt - chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán


Bài của Hà Văn Thùy, đọc trên blog bạn grass.
Bài gốc ở đây.
Bài này có khá nhiều vấn đề với các lập luận gây nhầm lẫn. Tác giả khẳng định tiếng Việt là chủ thể tạo ra ngôn ngữ Hán. Cần hiểu tiếng Việt ở đây là tiếng Việt cổ.
Nhiều nhận định trong bài của ông Thùy không nêu rõ nguồn hoặc dựa trên các nguồn có độ tin cậy thấp, và đa số chỉ là võ đoán.
Ví dụ ông nhận định về nguồn gốc của dân tộc Việt
” Những thành tựu mới nhất và đáng tin cậy của công nghệ gene xác nhận rằng, người hiện đại Homo sapiens từ Trung Đông đã theo con đường phương nam tới Việt Nam vào khoảng 60-70.000 năm trước. Nghỉ lại đây trong vòng 10.000 năm, hai đại chủng Australoid và Mongoloid hoà huyết tạo ra dân cư Đông Nam Á, là các chủng Indonesien, Melanesia, Vedoid, Negritoid. Khoảng 40.000 năm trước, người từ Đông Nam Á đi lên khai phá đất Trung Hoa (2). Cho đến thiên niên kỷ thứ IV TCN, người Đông Nam Á Bách Việt có nhân số khoảng 54% nhân loại, chiếm lĩnh toàn vùng duyên hải Đông Á và xây dựng nền văn minh lúa nước tiến bộ nhất thế giới. (3) “



Link nguồn (3) là không đáng tin cậy. Link (2) tớ thấy ở đây

Nếu đọc link này thì thấy nhóm tác giả đưa ra các kết luận sau:
- Người Đông Á có xuất phát từ người hiện đại ở châu Phi (theo tớ hiểu tức là nhóm homosapien di cư từ khoảng 50-60.000 năm trước chứ không phải là con cháu của người Asiatic gồm hóa thạch người vượn Bắc Kinh)
- Người Nam Trung Quốc có thể là con cháu của người Đông Nam Á (cư trú ở Đông Dương và Thái Lan hiện nay). Rất có thể một bộ phận người Bắc Trung Quốc cũng là con cháu nhóm người di cư từ Đông Nam Á.

Trong bài không thấy tác giả nêu ra các số năm cụ thể như bài của ông Thùy.

Ở đoạn dưới ông Thùy đánh đồng gọi tất cả các sắc dân Đông Nam Á sinh sống ở Đông Nam Á và ở nam Trung Quốc là Bách Việt hay Việt. Ví dụ trong đoạn này

“Khoảng 2600 năm TCN, những bộ lạc Mongoloid từ Tây Bắc Trung Quốc tràn qua Hoàng Hà xâm chiếm đất đai của người Bách Việt. Một bộ phận Bách Việt bị dồn xuống phía nam sông Dương Tử. Sau đó do bị lấn chiếm tiếp, đã trở lại Việt Nam và Đông Nam Á, lập nên nhà nước Văn Lang và các nước trong khu vực: Lào, Thái, Campuchea, Mianma, Mã Lai, Indonesia…”



Tên Bách Việt chỉ được người Trung Quốc sử dụng trong thời Chiến Quốc (khoảng thế kỷ 6-3 TCN) để chỉ tập hợp các bộ lạc- quốc gia cư trú ở phía Nam sông Dương Tử. Ông Thùy sử dụng cái tên được dùng vào giai đoạn sau để chỉ tất cả các cư dân Austro-Asiatic như thế thì không thỏa đáng. Với cách gọi này của ông Thùy thì tất cả cư dân Đông Nam Á như người Thái Lan, người Indonesia, người Malaysia cho tới người Hmong, Tày, Dao, Nùng đều là người Việt hết. Cũng cần nói là từ Bách Việt chỉ là một từ phiếm chỉ (= một đống bộ lạc Việt) và từ Việt cũng tương tự các từ Hồ, Di, Địch mà người Trung Quốc gọi để phân biệt dân “man di” với họ (Tương tự, người La Mã xưa gọi những người sinh sống ở Anh là Celt mà chẳng cần biết người Celt có gì giống nhau không.) Cái tên chung đó không có nghĩa là Bách Việt có sự thống nhất về mặt chủng tộc hay ngôn ngữ. Các dân tộc con cháu của Bách Việt đã nói bằng nhiều thứ tiếng thuộc các họ khác nhau: người Việt, Khmer, Mon nói tiếng Mon-Khmer thuộc họ Austro-Asiastic, người Thái nói tiếng Thái thuộc họ Tai-Kadan và người Hmong nói tiếng thuộc họ Hmong-Mien. Không biết ông Thùy nói tiếng Việt là chủ thể của tiếng Hán là muốn nhắc tới tiếng Việt nào trong các thứ tiếng “Việt” cổ kia?

Ở đoạn dưới, ông Thùy cũng hoàn toàn tự luận trong việc phong cho người Lạc Việt là lãnh đạo cộng đồng Bách Việt khi viết “Là tộc người giữ vị trí lãnh đạo cộng đồng Bách Việt nông nghiệp về xã hội và ngôn ngữ, người Lạc Việt có vốn ngôn ngữ phong phú vượt trội so với người thiểu số Hán Mông Cổ”. Ngay cả tới thời Hán, người Bách Việt vẫn còn rất nhiều vương quốc độc lập, nổi bật trong số đó là Nam Việt, Mân Việt, Đông Âu, Tây Âu…chứ không có chuyện người Lạc Việt lãnh đạo cộng đồng Bách Việt trong khi Bách Việt sinh sống trên một địa bàn rộng lớn như vậy - chỉ trừ trong huyền thoại Lạc Long Quân thì mới có chuyện Lạc Long Quân làm vua cả xứ Xích Quỷ, kéo dài từ hồ Động Đình cho tới tỉnh Thanh Hóa. Nếu ông Thùy chứng minh được là có một ông Lạc Long Quân thật làm vua nước Xích Quỷ thật thì thôi, chẳng cần phải sử dụng bằng chứng genes với Kinh Thi, Kinh Dịch ra làm gì nữa.

Thêm nữa, sự tiếp xúc sớm nhất giữa người Lạc Việt với người Hán chỉ có thể xảy ra vào thời Tần, tức là sau thời Khổng Tử biên soạn, san định Thi, Thư, Dịch mà ông Thùy lấy làm ví dụ cho sự ảnh hưởng của tiếng Việt tới tiếng Hán chừng hơn 400 năm. Tất nhiên, ông Thùy cũng có thể kể chuyện sứ giả Việt Thường dâng chim trĩ thời Chu và cứ giả thiết là Việt Thường chính là Văn Lang thì cũng khó có chuyện ông sứ giả dâng chim trĩ, không biết nói tiếng Tàu ấy lại có ảnh hưởng sâu rộng tới ngôn ngữ Hán như thế.


Tiếp đó, ông Thùy Ä‘Æ°a ra má»™t số ví dụ trong văn tịch cổ chữ Hán có dùng cấu trúc ngữ pháp tÆ°Æ¡ng tá»± tiếng Việt (chính trÆ°á»›c phụ sau- ví dụ nói Thần Nông, chứ không phải Nông Thần, Nữ Oa chứ không phải Oa Nữ). Từ các ví dụ này ông kết luận chữ Hán mượn từ chữ Việt cổ. Tôi không biết chữ Hán nên không dám bàn. NhÆ°ng tôi nghÄ© trong quá trình giao thoa thì các ngôn ngữ vẫn có sá»± cọ sát, vay mượn của nhau, thế thì việc tiếng Hán (thuá»™c họ Hán- Tạng) mượn má»™t số từ ngữ từ tiếng của các ngôn ngữ khác cÅ©ng không có gì là lạ. Chỉ có Ä‘iều đừng gọi đó là tiếng Việt và coi đó là di sản của người Lạc Việt. Ở Trung Quốc hiện nay ngoài tiếng Quan thoại còn có tiếng Ngô, tiếng Quảng, tiếng tiếng Tiều được cho là di sản của người Bách Việt khi xÆ°a (bao gồm các vÆ°Æ¡ng quốc Ngô, Việt và các nÆ°á»›c khác). Các thứ tiếng này tuy hiện nay được xếp vào nhóm Hán- Tạng nhÆ°ng có ráº
¥t nhiều khác biệt so vá»›i tiếng Quan Thoại và được cho là xuất phát từ tiếng bản xứ các vùng này (địa bàn các quốc gia Ngô, Nam Việt, Mân Việt thời cổ đại). Vá»›i tiếng Quảng (Cantonese), người Trung Quốc còn gọi là tiếng Việt do coi đây là tiếng của nÆ°á»›c Nam Việt khi xÆ°a. Nếu người Hán có mượn thì là mượn của các thứ tiếng nguyên thủy tiền thân của các ngôn ngữ này, chứ không phải là của tiếng Việt. Và ngược lại, các ngôn ngữ đó cÅ©ng vay mượn lại chữ Hán và trở thành tiếng Ngô, Quảng, Tiều hiện đại (chính vì sá»± vay mượn đó mà các ngôn ngữ này giờ đây được xếp vào nhóm Hán-Tạng trong khi tiếng Việt Nam vẫn ở nhóm Mon-Khmer).

Việc người Hán thời cổ đại mượn phần nào tiếng hay cả huyền thoại của các dân tộc phương Nam (Sở, Ngô, Việt…) trong quá trình giao thoa văn hóa là hoàn toàn có thể. Nhất là trong lĩnh vực huyền thoại, các huyền thoại như Thần Nông hay Nữ Oa đúng là dễ mang dấu ấn của người phương Nam trồng lúa nước và chịu ảnh hưởng nhiều của mẫu hệ hơn là người Hán-Tạng phương Bắc du mục và theo chế độ phụ hệ triệt để. Nhưng không vì thế mà đánh đồng rằng đó là tiếng Việt, với một sự ngầm hiểu (sai lầm) rằng các dân tộc Bách Việt là một thể thống nhất, dùng chung một thứ tiếng và có đời sống cộng đồng chung. Với cách lập luận của ông Thùy thì chúng ta hoàn toàn có thể thay câu “Tiếng Việt - chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán” bằng câu “Tiếng Indonesia- chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán” hay “Tiếng Khmer-- chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán” mà chẳng hề hấn gì.

PS:

Lại nói về chủ nghĩa sôvanh văn hóa. Có lần tớ thử search về dân tộc Chăm, thấy có link trang web của một bạn người Chăm đang làm nghiên cứu sinh ở Úc. Trong link đó, bạn ấy viết về lịch sử người Chăm và đặt nghi vấn về một tộc người có tên là Cham people ở …Albania là có phải là người Chăm hay không. Quả là một sự ngây thơ hay duy ý chí quá mức khi mà chỉ cần bằng vài động tác google, bạn đó lẽ ra có thể xác định được ngay rằng cái tên Cham cho tộc thiểu số ở Albania đó chỉ là một sự trùng hợp tình cờ và không có bất cứ liên hệ nào giữa người Cham ở Albania và người Chăm ở Việt Nam, Campuchia cả. Xem ra trong trường hợp này thì trí tưởng tượng của bạn NCS người Chăm đó còn bay cao, bay xa hơn ông Hà Văn Thùy và nhiều người cùng chí hướng.

3 comments:

  1. Bác công nhận là kiên nhẫn. Cả cái bài của bác Thùy thơm tho như thế mà bác ngồi đọc hết được. Em chỉ đọc đến đoạn Mongoloid nọ kia là đã hết cả nhẫn nại. Đang tự nhiên Homo Sapiens lại nhảy thành Mongoloid, cố ý nhập nhằng khái niệm, bẻ cong logic. Hehe thú thật em mới đọc đến đấy là đã phá ra cười. Đọc thêm một lúc đến đoạn lai cái này di chuyển về kia thì thấy như đọc bản tấu hài. Bụng nghĩ hay là cha này chơi đểu bà con nên viết kiểu thế cho nó ngộ?

    ReplyDelete
  2. Tan thanh bac Linh. Ong Thuy nay xem ra hieu biet ve ngon ngu cung it thoi.
    Co mot vai su nham lan cua ong Thuy:
    1. Toc nguoi va ngon ngu khong the ddanh ddong.
    Qua la toi co nghe noi ve thuyet Out of Africa, trong ddo co nhac dden mot nhanh nguoi co dda ddi toi DNA truoc, roi moi ddi len, toi ddat TQ, nhanh nay con ddi tiep tuc sang ca chau My nua kia. Neu theo lap luan cua bac Thuy, thi tieng Viet con la goc cua cac ngon ngu Indian nua kia dday... he he
    Cu cho la gia thiet Out of Africa kia la ddung ddi chang nua, thi toc nguoi va ngon ngu khong the ddanh ddong. Vi du de thay la su ddong hoa van hoa. Nguoi Man Thanh khi dda xam chiem thanh cong TQ, tham chi ngay khi ho dda tro thanh luc luong thong tri, thi van bi van hoa Han ddong hoa, khien cho bay gio khong con nguoi noi tieng Ma~n nua. Co the noi, tieng Ma~n dda chet. Nhung dan toc Ma~n thi van con.
    2. Theo khao cuu cua cac chuyen gia ve tieng Viet, thi tieng Viet cua dan toc Kinh tre trung lam, moi chi tu the ky 12 tro lai dday thoi. Con cai ma bac Linh goi la "tieng Viet co", chinh xac phai goi la mot thu ngon ngu Mon Khmer tien su. Ngon ngu Mon Khmer thi khac voi cai ma cac bac goi la "tieng Viet" nhieu nhieu lam.
    **Ghi chu: mot so hoc gia goi "tieng Viet co" (ancient vietnamese) la chi thu tieng Viet cua nguoi Kinh su dung vao khoang the ky 10~12.

    ReplyDelete
  3. tinh thần đại Việt tộc bất diệt.hic

    ReplyDelete