Hãy thừa nhận đi, bạn ghét nghệ thuật đương đại!
Bài viết này cực đoan khi cho nghệ thuật đương đại là đồ rởm. Vietimes dịch khá trôi chảy nhưng lại không ghi tên tác giả và tên nguồn là một điều khó chấp nhận.
Sau chiến dịch tấn công các nhà xuất bản và biên tập viên, Vietimes đang mở chiến dịch đòi đóng cửa tất cả các trung tâm môi giới hôn nhân. Tuy nhiên, chỉ kêu gọi như thế thì có ích gì, cái chính là phải đưa ra giải pháp vì nếu cấm các trung tâm môi giới thì sẽ có các trung tâm môi giới chui thôi.
Giải pháp nào để ngăn chặn blog đen, blog bẩn?
Bài xã luận này của VNN rất chuối, câu cú lủng củng và còn sai về ngữ pháp (xã luận của một tờ báo lớn mà như thế thì hơi tệ).
Xã luận này nêu lập trường của VNN về việc “nhà báo viết blog”:
“Bạn đọc Báo Thanh niên còn phản ánh một số nhà báo đã biến blog thành một công cụ báo chí (viết bài bình luận chính trị, xuyên tạc tùy tiện về công việc của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, về đời tư của các chính khách, nghệ sĩ, doanh nhân và công dân, đồng thời tìm cách quảng bá, tập hợp, thu hút bạn đọc với số lượng lớn).”
Và đoạn dưới đòi các nhà báo, nhà văn viết blog phải công khai tên:
“Phải chăng để công khai nhận trách nhiệm, trước hết, các nhà báo, nhà văn, những người được quần chúng mến mộ làm blog nên công khai danh tính như các blog của: Dương Trung Quốc, Nguyễn Trọng Tạo, Kim Hạnh, Vũ Mạnh Cường; Nguyễn Thế Thịnh…”
Nếu tớ không lầm thì có không ít phóng viên VNN viết blog và nhiều người cũng không để tên mình trong profile (như hầu hết các blogger khác, công nhận mình ngoan, không phải nhà báo mà cũng công khai danh tính). Thêm nữa, nếu chính xác thì blog của anh Vũ Mạnh Cường có tên là VMC và của ông Dương Trung Quốc có tên là Quốc Xưa Nay, tức là nó không khác gì blog của Huy Đức lấy tên là Osin hay của Đức Hiển với tên Bố Cu Hưng mà Thanh Niên (và giờ là VNN) ngầm phê phán.
Với lại việc các nhà báo biến blog thành công cụ báo chí thì có làm sao??? Chẳng nhẽ là nhà báo thì không có quyền được viết bài trên blog của mình như là một bài báo? Còn việc VNN kết luận một số nhà báo nào đó viết “xuyên tạc” thì cần có dẫn chứng cụ thể vì nói như thế cũng rất có thể là vu khống.
Nói chung về tờ VNN này tớ thấy rất lộn xộn: các tư tưởng cấp tiến, bảo thủ chen chúc nhau, chẳng biết tờ này có định hướng thực sự là gì? Làm báo nghiêm túc hay lá cải, cấp tiến hay phản cấp tiến? Chẳng hạn hôm trước báo này vừa đăng nguyên xi bài của VTV với bài của Đức Hiển kêu gọi đùm bọc thương yêu Vàng Anh thì hôm sau lại đăng mấy bài mắng mỏ chương trình trên VTV về Vàng Anh và cảnh báo suy đồi đạo đức…Chất lượng các bài viết cũng thế, có bài hay, có bài như rác thải (nhưng người Việt được cái cũng yêu rác, gần đây cũng nhập về vô khối rác từ nước ngoài).
Vai trò lập pháp của chính phủ?
Bài này của Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng chính phủ cần đảm nhiệm công việc soạn thảo luật còn Quốc hội thì chỉ thẩm định luật thôi. Nhưng như thế thì làm sao có thể coi Quốc hội là cơ quan lập pháp được nhỉ? Các lập luận của ông Dũng có nhiều điểm không chặt chẽ lắm (nhất là ở luận điểm đại biểu Quốc hội là đại diện cho dân nên không nên soạn luật!) nhưng thôi, có vặn lại cũng chẳng để làm gì. Có điều không thấy ông Dũng nêu kinh nghiệm các nước khác xem ở nước ngoài thì có những nơi nào Chính phủ đảm nhiệm vai trò soạn luật và nơi nào thì vai trò đó là của Quốc hội. Ở Việt Nam, các văn bản dưới luật đều do Chính phủ soạn thảo và các văn bản này chiếm vị trí chủ yếu trong đời sống kinh tế-xã hội. Nếu các luật cũng do Chính phủ soạn tiếp nữa thì có gì đảm bảo được rằng Quốc hội không gì khác ngoài Quốc hội gật? Vai trò đại diện cho nhân dân rốt cục chỉ dừng lại ở việc một năm đôi ba bận vặn vẹo mấy ông bộ trưởng dăm câu ba điều thôi sao? Mà nếu thế thì cũng nên sửa, không gọi Quốc hội là cơ quan lập pháp mà phải gọi Quốc hội là cơ quan thẩm định pháp thôi.
Có thể vào thời điểm hiện nay và với cơ cấu Quốc hội như hiện nay thì khả năng lập pháp của Quốc hội còn yếu, nhưng cần thấy đó là một hướng đi phù hợp, tránh việc để toàn quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đều rơi vào tay một nhánh chính quyền duy nhất là Chính phủ (hiện nay lãnh đạo các cơ quan tư pháp cũng đều là thành viên của Chính phủ tức là cũng ở dưới quyền hành pháp).
Tớ nghĩ Quốc hội nên gia tăng số đại biểu chuyên trách và tăng cường vai trò của các tiểu ban trực thuộc Quốc hội như các cơ quan soạn thảo luật. Tất nhiên vai trò soạn thảo luật này có thể có sự tham gia của các nhân sự trực thuộc Chính phủ (trong các ban soạn thảo luật của Quốc hội) nhưng Quốc hội vẫn cần nắm vai trò đầu mối và chịu trách nhiệm.
Ở VN bây giờ mọi giá trị đều giả tạo: nghệ thuật, xã hội, đạo đức, chính trị, kinh tế... Giá trị giả tạo và méo mó chỉ vì cơ thể xã hội ốm đau và vận hành không tốt. Nhưng ác hơn nữa là nó làm cho nhiều cá nhân trong xh đó cũng phải sống giả tạo theo để mà thích ứng cơ chế, sống giả lâu rồi thành quen, quên mất "sống thật" nó phải ra sao. Thành ra thấy cái gì là "thật", là "tự nhiên" thì bỗng chướng tai gai mắt. Lừa người và tự lừa mình lâu rồi hóa bệnh nặng là như thế, hik. Thật hết biết. Trại tâm thần khổng lồ.
ReplyDeleteCòn cái vụ QH ý mà, một năm họp đến 3-4 kỳ làm gì lắm thế tốn tiền của dân, mà làm mỗi cái việc lập pháp ko xong, lại chuyển sang thành thẩm định pháp. Nghe có vẻ hơi buồn cười, nhưng nói thật nhé: đề xuất của ông Dũng có vẻ "hợp lý", "thâm" phết. Nếu xưa nay vai trò của anh cũng chỉ dừng đến đó, "thẩm định pháp", thì việc gì mà cứ phải nống lên là "lập pháp" cho nó to chuyện. Thà cứ đường đường chính chính mà trở về đúng vai trò thực sự của anh có phải fair hơn không. Nên bạn Mot Danna nói đúng đấy: ở nước mình có "Chính phủ lập pháp" thì hiển nhiên phải là Quốc hội "thẩm định pháp" mới chuẩn chứ, hihi. Làm gì có hai anh cùng lập pháp một lúc. Cứ đằng thẳng mà nhận vậy cho nó sòng phẳng. Ông Dũng là ... hơi bị dũng cảm đấy, hihi.
ReplyDeleteXin lỗi, để đảm bảo tính công bằng, hợp lý, tớ xin điều chỉnh lại một chút: ở VN hiện nay, PHẦN LỚN giá trị là giả tạo... :-)
ReplyDeleteVietimes đang mở chiến dịch đòi đóng cửa tất cả các trung tâm môi giới hôn nhân. Tuy nhiên, chỉ kêu gọi như thế thì có ích gì, cái chính là phải đưa ra giải pháp vì nếu cấm các trung tâm môi giới thì sẽ có các trung tâm môi giới chui thôi. >>> Căn bệnh trầm kha trong nhiều chuyện (kể cả chuyện quản lý blog đang ra rả bây giờ) : chỉ biết nêu vấn đề và kêu gọi suôn chứ không để ra biện pháp cụ thể.
ReplyDeleteNói chung về tờ VNN này tớ thấy rất lộn xộn: các tư tưởng cấp tiến, bảo thủ chen chúc nhau, chẳng biết tờ này có định hướng thực sự là gì? Làm báo nghiêm túc hay lá cải, cấp tiến hay phản cấp tiến? >>> Gọi tóm gọn lại là tả pín lù hoặc lẩu thập cẩm. Cái gì chơi được ăn khách thì chơi.
hi hi, chính phủ lập pháp! sáng tạo thế kỉ của chính trị gia nước nhà!
ReplyDeleteCái bài về nghệ thuật đương đại của Vietimes cực đoan thật, cái ảnh cô gái đứng xem tranh lại đúng là một bức đẹp (không hiểu của ông nào?). Bác Linh không phân tích nó cực đoan ở chỗ nào, em chia sẻ tí cảm nhận.
ReplyDeleteBài viết này phản ánh tư duy thông thường của đại đa số con người, luôn đi tìm một nội dung rõ ràng nào đó để có thể hiểu một cách lý trí, vì thế mà một là không tìm được, hai là sẽ đơn giản hoá hàm ý của tác phẩm thành một thông điệp cụ thể nhưng không bao quát được toàn bộ những yếu tố của nó, kết quả là sẽ thấy tác phẩm thật vô nghĩa hoặc một mớ triết lý rẻ tiền (tất nhiên là có không thiếu những thứ "nghệ thuật đương đại" như thế). Đối với một tác phẩm tạo hình đương đại, người ta có thể nói nó mang ý nghĩa này khác, nhưng nếu nội dung của tác phẩm chỉ có thế thì người ta chỉ viết lấy ra và viết, vì vậy quan trọng nhất vẫn phải là tác động thị giác của tác phẩm (bố cục,trật tự, màu sắc , ánh sáng, động, tĩnh .v..v..). Cũng không phải chỉ riêng nghệ thuật đương đại mà nghệ thuật nào cũng đòi hỏi người thưởng thức có chút "ngộ tính" trong cảm giác.
Nhưng bài viết này lại khá đúng khi nói về âm nhạc thử nghiệm cực đoan, tai người không nhắm lại được như mắt nên những thứ âm thanh bát nháo đạp vào tai không bao giờ dễ chịu cả. Tuy nhiên không phải nhạc thử nghiệm nào cũng cực đoan, và những thứ cực đoan thường được gọi là âm thanh (sound) hay tiếng ồn (noise) lại có tác dụng làm phong phú thế giới âm thanh, làm phong phú cảm giác , kích thích sáng tạo , vì vậy thưởng thức nhạc thử nghiệm thì phần nhiều là thưởng thức sự sáng tạo của nghệ sĩ chứ không phải là thưởng thức bản thân cái âm thanh đó.
cai anh trong bai Nghe thuat duong dai dep the ma da'm che.
ReplyDeleteThực chất thì ông Việt Nát (VNN) cố gắng bắt chước ông Tàu Nhanh (VnExpress), nhưng trong khi Tàu Nhanh giấu quan điểm của mình, đưa tin nóng lạnh theo kiểu dửng dưng vô tư thì ông Việt Nát lại lồng quan điểm chủ quan (không được thẩm định tốt bởi Tổng BT, Phó TBT) vững nghề, đâm ra nó mới thành lẩu :-D
ReplyDeleteBài về nghệ thuật đương đại là của Spengler đăng trên Asia Times, tên là "Admit it - you really hate modern art".
ReplyDeletehttp://www.atimes.com/atimes/Front_Page/IA30Aa03.html
Không biết chữ thẩm định của ông Dũng được hiểu như thế nào?
ReplyDeleteNếu chỉ xem xét rồi cho ý kiến, không có quyền quyết định => thì QH thành cơ quan tư vấn à?
Nếu xem xét và quyết định, thì QH vẫn giữ quyền lập pháp. Ông CP thích trình gì thì trình, còn có bỏ phiếu thông qua hay không là chuyện của QH bọn tôi.
Hiểu theo hướng thứ hai nghe hợp lý hơn. Hiểu theo nghĩa này thì thấy ở các nước cơ quan Hành pháp có quyền trình dự án luật (nhưng không phải "cơ quan" duy nhất có quyền) để cơ quan lập pháp thảo luận bỏ phiếu. Ví dụ như ở Mỹ, thỉnh thoảng cũng thấy tổng thống trình dự án luật (dự luật) lên QH, hoặc ở Pháp chính phủ cũng có quyền trình dự án luật lên QH. Còn chuyện có thông qua hay không là của QH (và phụ thuộc vào tài năng vận động thuyết phục của bên trình luật :D).
Bai dich tren Vietime qua la mi tom.
ReplyDelete@cavenui: Cảm ơn bác!
ReplyDelete@bạn tên không viết được:Ở Pháp thế nào tôi không rõ nhưng ở Mỹ chẳng có luật nào do chính phủ trình Quốc hội cả. Tất cả các dự luật đều do các nghị sĩ trình. Tất nhiên trong số các dự luật đó có thể có nhiều dự luật do chính quyền đưa sang nhưng việc trình luật phải do nghị sĩ. Chính vì thế, người ta mới gọi nghị sĩ Quốc hội là legislator hay lawmaker. Ở Việt Nam, như ông Dũng nói có 95% luật là do chính phủ soạn thảo thì rõ ràng không thể gọi nghị sĩ Việt Nam là lawmaker được.
Còn việc thông qua luật thì từ xưa tới nay vẫn là thẩm quyền của Quốc hội, được ghi trong Hiến pháp rồi.
Bài của Vietimes rất bậy, dịch không ghi tên tác giả và nguồn, đã thế còn lấy tranh minh họa linh tinh rồi đề chú vào. Ví dụ tranh thứ nhất, Vietimes lấy nguồn từ trang web khoa vật lý trường ĐH Toronto rồi đề chú vào “công chúng phương Tây cũng không thể hiểu đây là cái gì!” Bức thứ hai cũng từ một nguồn đâu đó chứ không phải trong bài gốc.
ReplyDeleteĐọc báo Việt Nam càng ngày càng thấy chán thế chứ :(
Chỉ có thể dịch hoặc là không dịch, chứ sao lại có "lược dịch"? Với chữ này, người dịch tự cho mình quyền dịch ẩu tả, ngay cả quyền cắt xén hay sửa bản chính, và cuối cùng là quyền không ghi nguồn gốc để người đọc không biết đâu mà so sánh bản dịch với bản chính.
ReplyDeleteXem cái bài "lược dịch" này thật không nỡ phê bình bởi thấy rõ là người "lược dịch" ở đây, tuy rằng đã cố gắng nhưng vẫn không hiểu nổi mình đang dịch cái gì. =_=b
ReplyDeletetui thấy mắc cười là bà con tự dịch blog là nhật ký cá nhân xong rùi quy kết 'bây giờ blog không còn là nhật ký cá nhân'... haha..
ReplyDeleteGiống giờ tui nói 'bạn Linh là một bạn gái viết blog rất hay, nhưng không hiểu vì sao bạn ấy lại thích con gái, chẳng lẽ bạn ấy là lesbian?' :)
@bác Linh: He he, em sai cái vụ trình luật ở Mỹ.
ReplyDeleteCòn ở Pháp thì em được biết thế này. Nếu dự luật do phía Hành pháp trình lên thì được gọi là projet de loi, còn nếu dự luật do bên Lập pháp trình lên thì gọi là proposition de loi. Sau khi hai thằng này được thông qua thì đều gọi chung là loi.
Đồng ý với tất cả các nhận xét của bạn Thanh Phượng về comment của ông Dũng. Nói thêm, ông Dũng có lẽ bắt đầu có những suy nghĩ theo hướng thực dụng (thậm chí cynical) về vai trò Quốc hội, không còn phát biểu theo hướng lý tưởng hóa Quốc hội nữa (cảm nhận của tôi). Tôi không đồng ý với ý kiến này, nhưng nghĩ nó cũng không "chướng tai" như là các bạn mới đọc qua cảm thấy. Quốc hội Việt Nam cho dù còn chưa có quyền lực gì mấy, mà đã có nhiều pork politics, và nhiều trường hợp tỏ ra là không progressive bằng những dự luật gốc của Chính phủ. Vì thế big picture của nội dung chất vấn có nhiều điểm tối, và tồi. Tuy vậy, tăng vai trò Quốc hội thì cũng sẽ tăng mức độ minh bạch, vì Trung Ương bàn gì thì không được truyền hình trực tiếp :).
ReplyDeleteTheo tôi nghĩ, thì de facto ở các nước (ví dụ như Mỹ) cũng không hoàn toàn khác: Trung ương Đảng soạn luật, Chính phủ làm môi giới, Quốc hội là khán đài định đoạt sống chết - mà phần lớn là Trung ương Đảng cầm quyền với Chính phủ là một. Đi vào tổ chức và chất lượng nội dung thì mới khác.
@Quốc Anh: Cái chính là nó có hai Trung ương Đảng, nên cãi nhau tùm lum, còn mình chỉ có một. Thành ra Quốc hội sẽ là cái diễn đàn để hai đảng cãi nhau. Hơn nữa không phải luật nào do một đảng đưa ra cũng được toàn thể đảng đó đồng tình. Chưa kể có nhiều dự luật có tính biparty, do nghị sĩ cả hai đảng đưa ra. Những cái đó là rất khác ở Việt Nam. Nếu Quốc hội VN chỉ dừng lại ở chỗ thẩm định luật thì vai tò của nó sẽ tự bị giới hạn đi nhiều.
ReplyDeleteNhư vậy cái chính là về mặt nguyên tắc cần xác định QH là cơ quan làm luật, và theo tớ nghĩ, QH cần chủ trương về luật
thi ra 2 cai hinh trong bai Nghe thuat duong dai la bao VN tu dua vao, lam mi`nh hi hung mo ban goc ra xem co phai nhung hinh do nam trong ban goc khong ac ac. May qua, chi la tai bao VN dua vao, mung ghe!!
ReplyDeleteVâng, thì vẫn là vấn đề muôn thuở mà :).
ReplyDeleteỞ Mỹ vì người ta bầu Quốc hội theo Nghị sĩ (kiểu majoritarian) nên mới có sự khác biệt nhiều giữa quan điểm của Nghị sĩ và Đảng. Nhiều nước bầu proportional theo Đảng, thì chủ yếu là Trung ương Đảng lập ra luật thôi. Lúc đó nghị sĩ mà không có Đảng thì không là gì cả. Vì không phải cứ TW Đảng đưa ra là được hậu thuẫn hết, nên Chính phủ mới có vai trò môi giới lớn, để bồi đắp cho có đủ sự ủng hộ tối thiểu.
Trong trường hợp không có shadow government ở Quốc hội, thì có thể chuyển cái diễn đàn cãi nhau về ngay Trung ương Đảng, truyền hình trực tiếp, tạo thêm minh bạch và động lực.
Ý bác Dũng là nếu Quốc hội không có thực quyền, lại làm luật, thì cũng sẽ chỉ làm ra những luật theo đúng ý TW (vì khác ý thì không thể thông qua được). Tức là cơ quan lập pháp vừa không có quyền, vừa không có thực lực.