Monday, February 27, 2006

Đổi mới II khác gì Đổi mới I?

(Bài tiếp của Đinh Trọng Thắng. Hehe, tên mình được bạn Thắng ghi vào phần footnote, mỗi tội tên trường hơi bị sai).

Quyển sách của bác Đặng Kim Sơn này có vẻ hay, thấy nhiều người khen, để bao giờ về Việt Nam thử đọc xem sao).

Đổi mới II khác gì Đổi mới I? 

" Gần đây, đã có nhiều ý kiến phê phán việc Nhà nước chưa tin tưởng đủ mức vào tính lương thiện, trung thực, và sẵn sàng tuân thủ luật pháp của đa số người dân, trong đó có các doanh nhân. Tuy nhiên, cũng cần đặt vấn đề theo chiều ngược lại. Đó là nhiều người dân cũng chưa tin tưởng đủ mức vào tính lương thiện, trung thực, và sẵn sàng tuân thủ luật pháp của Nhà nước[2]. Điều này được nhận xét bởi Đặng Kim Sơn[3] “…Hiện tượng hai cách nói, hai cách viết, hai cách làm, hai nguồn thu nhập… tạo cho con người, tổ chức, địa phương hai cách sống thật và giả. Trên dưới không thật với nhau, cán bộ và quần chúng không thật với nhau, thủ trưởng và nhân viên không thật với nhau, thày giáo và học trò không thật với nhau, bố mẹ với con cái không thật với nhau. Thật giả lẫn lộn, lừa lẫn nhau dẫn đến lừa cả mình và đánh mất lòng tin”.

Trong điều kiện thiếu lòng tin nghiêm trọng như vậy, thật khó có sự nhất trí của xã hội để khởi động Đổi mới II."

 

Doi moi II

"Đổi mới II – đó là một “thuật ngữ” được nổi lên gần đây trên báo VietNamNet . Có thể nhiều người nước ngoài không hiểu được thuật ngữ này. Nhưng đối với người Việt, không ai không hiểu (?). Các ý kiến cũng nhiều, khen, chê, nghi ngờ, đề xuất… "

Thấy các bác VNN sôi sục Đổi mới II quá, mình thử tìm lại bài chú Kokko, giáo viên trường Kinh tế Stockholm nói về Đổi mới II viết từ năm 1998. Tất nhiên là một nhà kinh tế, phạm trù Đổi mới II mà Kokko chỉ dừng lại ở lĩnh vực Kinh tế trong khi ý "Đổi mới II" mà VNN đang quảng bá hiện nay có lẽ hướng nhiều hơn tới chính trị.

Vietnam - Ready for Doi Moi II ? Ari Kokko ( Obfuscate( 'hhs.se', 'ari.kokko' ) ari.kokko@hhs.se)

"Abstract: Compared with its ASEAN neighbors, Vietnam appears to have weathered the Asian crisis quite well. Official statistics indicate a GDP growth rate of 6.6 per cent for the first half of 1998; export growth remains positive, and the dong has depreciated by only 20 per cent against the USD. But the relatively favorable picture has more to do with controls than with sound economic fundamentals. In the absence of comprehensive reforms, the Vietnamese economy will gradually slide into a deeper recession. Influential interest groups, such as SOEs and their employees, hanker after return to central planning. What is needed instead is a Doi Moi II, including measures to liberalize trade, strengthen the financial system and promote transparency throughout the economy."

Sunday, February 26, 2006

London's Calling



Lost in the Supermarket - The Clash

Chorus
I’m all lost in the supermarket
I can no longer shop happily
I came in here for that special offer
A guaranteed personality

I wasn’t born so much as I fell out
Nobody seemed to notice me
We had a hedge back home in the suburbs
Over which I never could see

I heard the people who lived on the ceiling
Scream and fight most scarily
Hearing that noise was my first ever feeling
That’s how it’s been all around me

Chorus

I’m all tuned in, I see all the programmes
I save coupons from packets of tea
I’ve got my giant hit discoteque album
I empty a bottle and I feel a bit free

The kids in the halls and the pipes in the walls
Make me noises for company
Long distance callers make long distance calls
And the silence makes me lonely

Chorus

And it’s not hear
It disappear
I’m all lost

Vừa đi bộ ngoài đường lúc nửa đêm vừa nghe London's Calling của The Clash. What's a feeling! Thỉnh thoảng nghe nhạc punk phê phết, nhất là những lúc muốn thoát khỏi những suy nghĩ, buồn phiền, hay để có tâm trạng I-don't-care-about-anything-in-the-world hay nothing-in-this-stupid-world-is-important-to-me.

Album London's Calling là album hay nhất của The Clash còn The Clash thì có lẽ là band nhạc punk rock hay nhất. The Clash cũng được coi là band punk rock có tính chính trị cao nhất, nội dung các bài hát thường mang tính phản kháng chống lại xã hội tiêu thụ, trong thời đại công nghiệp, nơi nhịp sống ngày một nhanh trong khi con người ngày càng xa cách nhau và không còn thực sự "nhìn thấy", không còn "nghe thấy" nhau nữa.

"I wasn’t born so much as I fell out
Nobody seemed to notice me...

Long distance callers make long distance calls
And the silence makes me lonely

And it’s not hear... "

Một vài bài nữa: London's Calling 

Rudie Can't Fail 

Jimmy Jazz   

Gat tan day

Phở 

Người hoá cáo 

Mỗi người một ý 

 

 

Thursday, February 23, 2006

Trách nhiệm của người có học khi phát biểu

Phan Việt

 

"Gần đây, trên báo chí của Việt Nam liên tục xuất hiện các phỏng vấn, kêu gọi, giao lưu và thảo luận mang tính quốc gia với những người có học hàm học vị, mà nổi bật nhất là với tiến sỹ Vũ Minh Khương (tốt nghiệp ĐH Harvard - Mỹ) về các vấn đề như cải cách giáo dục, phát triển kinh tế, đánh giá cán bộ, kêu gọi thanh niên, thời cơ quốc gia... (cụ thể, xin xem trên website của Vietnamnet và Tuổi Trẻ trong thời gian qua và xem buổi giao lưu nhân dịp Tết của Vietnamnet với tiến sỹ Khương). Đây là những vấn đề quan trọng; nhưng theo dõi những bài phát biểu của tiến sỹ Vũ Minh Khương, tôi nhận thấy rất nhiều phát biểu và hô hào của anh thật là vô nghĩa và lẽ ra không nên được thổi phồng trên quy mô quốc gia, vì chúng có thể đưa đến những nhận thức lệch lạc cho công chúng. Bài viết này trình bày một vài suy nghĩ của tôi về trách nhiệm của người có học khi phát biểu về các vấn đề xã hội trước công chúng "

Kitsch và toàn trị

Trong cuốn Nghệ thuật tiểu thuyết, Kundera có nhắc tới truyện Bay trên tổ chim cúc cu của Kent Kesey. Khi nhân vật chính trong truyện tìm ra cách giải phóng cho những bệnh nhân tâm thần của trại điên, bị hành hạ và khủng bố bởi mụ y tá trưởng trại thì ban đầu những người này tỏ ra vui sướng nhưng rất nhanh sau đó lại sợ sệt và không dám đi ra ngoài. Họ sợ hãi trước thế giới bên ngoài mà họ không biết và không hiểu. Và họ chọn cách ở lại với sự an toàn và nỗi sợ hãi và ty tiện đưọc biết trước hơn là tự do và những trắc trở của nó. Kundera so sánh những bệnh nhân này với người dân của nước Nga, những người dường như lựa chọn chấp nhận chế độ toàn trị và cảnh sát "của mình" - một chế độ mà chính người Nga tự mỉa mai là "they pretend to pay us and we pretend to work"- hơn là tự do. Tất nhiên, lỗi không hoàn toàn là ở họ, nhiều kẻ trước khi vào trại điên vẫn hoàn toàn bình thường, còn người “tỉnh táo” và mạnh mẽ nhất trong trại điên của Kesey phải nhận lấy một kết cục bi thảm, bị biến thành một cái xác chết vật vờ sống thực vật.

Trong phim The Shawshank Redemption cũng có chuyện kể những người tù được ra khỏi tù đều sợ hãi vì thế giới bên ngoài xa lạ và nằng nặc xin ở lại trong tù. Một người trong số đó cuối cùng đã phải tự treo cổ sau khi được tự do.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi những người cộng sản tỏ ra rất thích câu nói của Marx (?) "Tự do là nhận thức được sự tất yếu", diễn đạt nôm na là biết được vùng vẫy đến đâu trong sợi dây trói "tất yếu". Tất nhiên, kẻ nào vùng vẫy mạnh quá, hoặc quá ngây thơ không nhận ra dây trói hoặc ngược lại, gọi đích danh nó là sợi dây trói thì chẳng sớm thì muộn, sẽ không còn cơ hội được hưởng "tự do" rồi!. (nói theo kiểu chính trị viên, anh không xứng đáng được hưởng tự do vì anh không biết quý trọng tự do mà anh có được nhờ công ơn của abc)

Sự giả dối, suy cho cùng vừa là hệ quả vừa là bạn song hành của sự hèn nhát và nỗi mặc cảm mà thôi. Nó sinh ra từ hèn nhát và mặc cảm và tồn tại để che giấu cho chúng. Hay sử dụng một định nghĩa từ của Kundera, thì nó là một sản phẩm kitsch tồi tệ nhất mà đến lượt mình, sẽ đẻ ra vô số những cái kitsch khác, những thứ giả nghệ thuật, giả cảm xúc, giả nhân văn, phục vụ thói quen ăn sáng.

Một chủ đề khác mà Kundera đề cập tới là tội lỗi tưởng tượng. Một buổi sáng đẹp trời hay xấu trời nào đó, nhân vật Joseph K của Kafka tỉnh dậy và bị kết tội. Và anh ta cứ hoài hơi đi tìm tội lỗi của mình như để xác nhận sự thống nhất và hợp lý của thế giới mà anh ta đang sống. Việc phủ nhận tội đó dường như là một cái gì đó vượt ra khỏi khả năng nhận thức của anh ta, vì nó đe doạ tính hợp lý của thế giới mà anh ta đang sống và coi mình là một thành phần. Nói như Kundera là "kẻ bị kết tội đồng cảm và đồng loã với tên đao phủ". Tuy ẩn ý của Kafka phức tạp và có thể có nhiều diễn giải trong các môi trường khác nhau nhưng dường như có nhiều sự tương đồng hơn giữa Joseph K với thân phận của những người sống trong các xã hội toàn trị nơi cá nhân không tồn tại, con người chỉ là một cái mắt xích trong một bộ máy khổng lồ và người ta ít xa lạ với những thứ khá quái gở như "tự phê bình" "kiểm điểm"...

Nếu như Kafka nói tới tội lỗi mặc định thì Orwell nhắc tới sự lãng quên trong một xã hội phi cá nhân, nơi những ký ức bị nhào lặn và xuyên tạc. Lịch sử trở thành một công cụ của chính trị. Và khi người ta đánh mất lịch sử, khi ký ức không còn tồn tại nữa thì tất cả các cá nhân sẽ giống hệt nhau, tất cả các nền văn minh sẽ đều cùng một khuôn và mọi lời nói dối sẽ trở thành chân lý, hay nói chính xác hơn là người ta sẽ không còn hoài công tìm cách phân biệt lời nói dối với sự thật làm gì nữa. Hay hiểu như Descarte thì con người hiện đại sẽ chết đi vì lúc đó không còn có chuyện "tôi suy nghĩ là tôi tồn tại" nữa. Chính vì thế sự phản kháng của Winston trong 1984 không phải là cố gắng căm ghét Big Brother hay bằng những hành động bất tuân lệnh và truỵ lạc nho nhỏ như người tình Julia của anh. Winston tìm đến quá khứ, coi đó là điểm níu duy nhất để giữ lấy nhân cách "con người".

K. của Kafka vẫn còn là một con người cá thể với những mục đích và ý nghĩ của riêng mình (tuy rằng luôn phải làm tình với vợ trước sự chứng kiến của hai gã giúp việc) nhưng tới Orwell, con người cá nhân và sự riêng tư đã bị hoàn toàn triệt tiêu. Các nhân vật của Orwell cũng luôn cảm thấy có tội nhưng không chỉ có vậy, họ còn bị tước đoạt đi cảm xúc thật và suy nghĩ của riêng mình bằng những bài luyện tập kiểu 10 phút Căm ghét mỗi ngày. Họ bị bắt buộc phải có cách nghĩ nước đôi (doublethink) để tồn tại (Một ví dụ về cách nghĩ nước đôi mà người ta dễ mắc phải, một mặt tôi thấy việc đưa và nhận hối lộ là xấu, một mặt tôi thấy nó là hợp lý và tôi vẫn làm việc đó mà không một chút hổ thẹn và không thấy là nó xấu vì "tất cả đều làm thế").

Điều đáng sợ của một xã hội như vậy là gì? Là việc tất cả đều "pretend": Chúng tôi pretend làm việc và họ pretend trả lương. Đảng pretend là đại diện cho giai cấp vô sản và chúng tôi pretend là chúng tôi tin điều đó.Giống như một vở hài kịch. Nhưng trong một vở hài kịch thì người ta sẽ cười. Trong vở hài kịch-cuộc sống này thì người ta không được phép cười và sự giả tảng đó cũng được coi (một cách giả tảng, tất nhiên) như điều thiêng liêng. Người ta vẫn có thể dung thứ cho sự tồn tại của anh nếu anh căm ghét hay hờn dỗi họ (thậm chí anh còn có thể trở thành celebrity trong một chừng mực nào đó) nhưng họ sẽ không để cho anh cười cợt vào mũi họ, nói với họ là họ đang "diễn". Nói cách khác, anh sẽ bị bắt buộc phải đóng vai diễn viên và cùng diễn với họ chứ không được phép làm khán giả.

Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà những tác phẩm văn học "cười cợt" ở nước Nga chỉ dừng
lại ở Bulgakov từ những năm 30. Và ở Việt Nam thì nền văn học "cười cợt" ấy cũng chấm dứt ở Vũ Trọng Phụng. Những nhà trào phúng không có chỗ trong một xã hội tập thể.
Nguyễn Công Hoan, Tú Mỡ đều phải khoác một bộ mặt nghiêm túc nhất khi đi theo cách mạng. Và người Việt Nam đành phải cười cùng một nhà văn sống ở một nước tư sản là Azit Nexil. Ngay cả trong 20 năm gần đây, trong khi có rất nhiều chua cay, hờn giận, buồn tủi, đau thương thì cũng không có người viết nào biết cười cợt cả, có lẽ chỉ có Nguyễn Việt Hà là tiến gần nhất tới một nụ cười. Thế mà sao cụ Nguyễn Văn Vĩnh từng bảo dân mình cái gì cũng cười được. Nhưng mà cũng đúng, vì cái gì cũng cười được nên không hiểu được ý nghĩa và sức mạnh của nụ cười và sự hài hước, nhất là hài hước đen- cái mà người Việt luôn thiếu..

Trong chương The Grand Inquisitor ở cuốn Anh em nhà Kazamazov của Dostoievski, viên Grand Inquisitor biện minh cho hành vi thiêu sống những kẻ dị giáo và sẵn sàng đóng đinh cả chính Chúa Jesus là vì hạnh phúc của đám dân đen -những kẻ ngu dốt, luôn sợ hãi tự do và việc phải lựa chọn. Theo y, nếu đặt đám dân này phải lựa chọn giữa hạnh phúc trong ngu dốt và tự do thì bọn chúng luôn chọn hạnh phúc và hy sinh tự do, chỉ cần có bánh mỳ chứ không cần tri thức. Trong khi những kẻ như y phải gánh chịu trách nhiệm lựa chọn cho dân chúng cùng những đau khổ và hệ luỵ của công việc này.

Lời biện minh ấy có giả dối không? Không hoàn toàn là giả dối vì hình như y thực sự tin tưởng vào điếu đó. Nhưng lý giải theo Orwell thì đó là doublethink. Y tin thế vì y muốn tin thế (một cách vừa có ý thức vừa không có ý thức). Hay theo Kundera thì đó là một cái kitsch, là những mỹ từ được đặt ra để tự lừa dối mình và lừa dối người khác. Những cái kitsch ấy tồn tại như những nếp gấp trong vỏ não mà người ta thường trượt vào để có thể cảm thấy yên tâm chứ không phải xuất phát từ sự lựa chọn có ý thức. Orwell có câu trả lời khác qua lời một nhân vật của mình "chúng tôi muốn quyền lực chỉ vì quyền lực". Không vì hạnh phúc của dân chúng. Không vì sự thoả mãn của bản thân. Nghe tưởng nghịch lý nhưng chẳng phải Nietzsche từng coi ý chí quyền lực là động cơ của loài người đó sao. Những người cộng sản ghét Nietzsche cũng vì điều đó. Không phải vì tư tưởng của Nietzsche đã phần nào góp phần cho sự ra đời của chủ nghĩa Quốc xã. Mà vì cũng như Dostoievski, Nietzsche đã bóc trần sự hào nhoáng của những mỹ từ mà họ đang "pretend" và chẳng có vị Hoàng đế nào lại thích thú khi một đứa trẻ kêu lên là "Hoàng đế cởi truồng". Nhưng để có thể kêu lên như thế thì lại phải là trẻ con! Mà những đứa trẻ thực sự trong một xã hội giả dối, nơi những cái kitsch trở thành chuẩn mực, thì lại không có nhiều.

Wednesday, February 22, 2006

Entry for February 22, 2006

108 “anh hùng” mượn xe 

"Câu trả lời phải dành cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, đương nhiên, nhưng người dân đóng thuế bình thường ở đất nước này cũng phải được biết, do đâu và từ đâu lại nảy nòi cách "sống và làm việc" không chỉ chà đạp lên pháp luật mà còn "ăn chơi nhảy múa" trên mồ hôi nước mắt của hàng triệu người lao động lương thiện như vậy?

Những dự án do PMU 18 làm chủ hầu hết đều là dự án có vốn vay nước ngoài, và đều là tiền "có vay có trả" chứ không phải tiền từ thiện, tiền cho không. Ai sẽ trả cho những món nợ kếch xù mà người ta đã dùng một từ rất nhẹ nhàng là "làm thất thoát" như thế? Chắc chắn, đó là thế hệ những người đang còn sống và làm việc bây giờ, và nhiều hơn, là những thế hệ cháu con chúng ta sẽ phải è cổ trả những món nợ mà chúng không vay, cũng rất ít nhờ được vào"

Ông Thanh Thảo hay viết mục Chào buổi sáng trên Thanh Niên này không biết có phải là nhà thơ Thanh Thảo?

Saturday, February 18, 2006

Tối thứ 7

Tối thứ 7, ở nhà một mình, đọc The Wind-Up Bird Chronicle của Harukami, nghe Joan Baez sings Bob DylanBlues của Joni Mitchell. Joan thánh thót, ngây thơ mà mỏng manh, gần như hát mộc. Joni từng trải, da diết mà đầy cô đơn. Truyện của Harukami thì có gì đó dreamy và siêu thực, melancholy và weird.

Bạn hỏi tại sao mình lại có thể thích nghe Joan Baez và Joni Mitchell. Nghĩ ngợi một lúc nhưng cũng chẳng biết nói tại sao. Có thể vì trong nhạc của họ mình cảm thấy có sự cô đơn, nỗi u sầu và niềm thất vọng song hành cùng khát khao hàn gắn với thế giới của những người mơ mộng.

Dân tộc Việt Nam nổi tiếng kiên nhẫn !

Good article

“Báo cáo phát triển VN” 2005 của WB: Tham nhũng lệch hướng.

....

 Chỉ có dũng cảm nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan mới có thể tìm ra phương thuốc “đặc trị” chế ngự thảm họa này.

Chỉ có như thế (và vẫn chưa muộn) mới hi vọng lấy lại niềm tin từ dân tộc, vốn nổi tiếng là... kiên nhẫn

Friday, February 17, 2006

Come away with me

Norah Jones 

Come away with me in the night
Come away with me
And I will write you a song

Come away with me on a bus
Come away where they can't tempt us
With their lies

I want to walk with you
On a cloudy day
In fields where the yellow grass grows knee-high
So won't you try to come

Come away with me and we'll kiss
On a mountaintop
Come away with me
And I'll never stop loving you

And I want to wake up with the rain
Falling on a tin roof
While I'm safe there in your arms
So all I ask is for you
To come away with me in the night
Come away with me

Wednesday, February 15, 2006

Đầu cơ tên miền?

Hehe, hôm trước mình vừa post link cái bài ngớ ngẩn trên Tuổi trẻ kết tội mua bán tên miền là đầu cơ, là làm thiệt hại "tài nguyên quốc gia (?)" thì hôm nay đã có bài của ông bạn mình trên báo Thanh Niên  trả lời rồi. Mà dạo này Tuổi trẻ với Thanh Niên cứ đụng nhau chan chát. Nhưng bài này thì Thanh Niên có lý hơn Tuổi trẻ nhiều rồi. Well done, buddy.

.........

Việc VNNIC dọa thu hồi tên miền nếu người nào đăng ký để rồi đem bán hoặc đầu cơ về nguyên tắc sẽ dẫn đến hệ quả là bất cứ ai đăng ký được một tên miền đẹp cũng chỉ có thể sử dụng cho riêng mình mà không thể đem bán cho ai khác. Tên miền - thực chất là một thứ hàng hóa có giá trị - đã bị biến thành một thứ đồ vật được cấp phát, không có giá trị (vì không được mua bán).

Những người đầu cơ tên miền đẹp hiện đang bị mô tả như những "con cá mập", giống như cách một thời ấu trĩ chúng ta mô tả những chủ sạp vải, sạp giấy.... Trong khi đó, nếu đánh giá theo góc độ kinh tế thị trường, những người đầu cơ tên miền đơn giản là những người đi tìm cơ hội kinh doanh mạo hiểm ở một miền đất mới ít được khai phá....

Hoàng Ly

Phát động Đổi mới II: Thời cơ vàng không nên bỏ lỡ!

Phát động Đổi mới II: Thời cơ vàng không nên bỏ lỡ! 

Bài của ông bạn.

Btw, cái ý "đổi mới 2 ở Việt Nam" bọn Tây kiểu mấy chú Kokko gì đó ở SSE (Stockholm School of Economics) đã nói từ những năm 1999-2000 rồi.

Có ý này đúng Có nhiều cơ sở để nhận định rằng 20 năm vừa qua là một trong những thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ và rực rỡ nhất trong suốt chiều dài lịch sử phát triển 4.000 năm của dân tộc Việt Nam” nhưng có lẽ đó là điều đáng buồn hơn là đáng vui. Một đất nước luôn luôn nghèo đói, suốt đời cứ mơ mộng về "thời vua Thái Tổ, Thái Tông. Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn". Thế cho nên những bước phát triển vừa phải, hợp quy luật cũng vẫn cứ là "rực rỡ nhất" trong lịch sử dân tộc.

 

Nếu Nhà nước chưa thực sự tin tưởng vào thị trường và doanh nhân, mà xét cho cùng thị trường được cấu thành bởi người dân, thì đó cũng chính là một biểu hiện của việc Nhà nước sự chưa tin tưởng đủ mức vào nhân dân. Luật pháp và các biện pháp quản lý phải được xây dựng dựa trên sự tin tưởng của Nhà nước đối với tính lương thiện, trung thực, và sẵn sàng tuân thủ luật pháp của đa số người dân, trong đó có các doanh nhân. »

 

Cũng đúng, nhưng ở thời điểm này thì nên nhìn theo hướng ngược lại, không phải Nhà nước cần tin tưởng vào nhân dân mà là Nhà nước làm thể nào để cho dân tin tưởng, tạo ra được tính khả tín (credibility) của Nhà nước. Tính khả  tín của Nhà nước Việt Nam hiện nay thấp tới mức thảm hại. Điều cần làm là Nhà nước phải làm cho người dân tin tưởng vào « tính lương thiện, trung thực, và sẵn sàng tuân thủ luật pháp » của mình.

 

« Nói cách khác, cải cách phụ thuộc nhiều vào quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Không có cam kết chính trị đủ mạnh, không có cải cách hữu hiệu »

Câu này chung chung quá. Thế nào là cam kết chính trị đủ mạnh ? Đúng hơn phải nói « đổi mới chính trị » chứ không phải « cam kết chính trị ».Còn tất nhiên là như mọi khi, Đảng sẽ « cam kết » tiếp tục lãnh đạo dân tộc rồi !

 

« Khi đó, khoảng thời gian 5 năm tới sẽ là thời gian lấy đà và chuẩn bị thật sự tích cực, cả về tư duy, thế chế và kết cấu hạ tầng vật chất. Với một cơ chế kinh tế thị trường cạnh tranh thuần khiết hơn, cùng với sự hoàn thành của nhiều công trình kết cấu hạ tầng chiến lược vào khoảng những năm 2009-2010, thập kỷ 2010-2020 sẽ là giai đoạn bùng nổ của nền kinh tế Việt Nam, đưa đất nước ta hòan toàn thoát khỏi cảnh nghèo nàn và tụt hậu. »

 

Hơi lạc quan quá. Thôi cũng hy vọng thế vậy. 2010 là mình chắc chắn về VN rồi, chỉ mong lúc đó bản thân mình không bị « nghèo nàn và tụt hậu » là được!. Mặc dù bây giờ cũng đã thấy mình "tụt hậu" so với các bạn đã yên bề vợ con (như bạn Thạc sỹ Đinh Trọng Thắng) và đang tất tả lo toan các chuyện mua nhà, học lái xe, vận động lên chức hay viết bài trên VNN hoặc tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, hehe.

Btw, thấy báo chí dạo này hay xôn xao về loạt bài của ông Nguyễn Trung, nhưng quả thật là tớ chưa đọc bài nào cả, vì thấy viết dài quá với lại toàn "thời cơ vàng bạc" gì đó đâm ra hơi sốt ruột. Không rõ đại ý ông ấy viết về cái gì. Nhưng dù sao, đó cũng là tín hiệu tốt cho vai trò của giới truyền thông tới tư duy nhân dân và mang lại những hy vọng dù vẫn còn mơ hồ cho một sự thay đổi tích cực tại Đại hội Đảng tới.

Dick- Duck

“Vice President Dick Cheney accidentally shot a man during a quail hunt ... making 78-year-old Harry Whittington the first person shot by a sitting veep since Alexander Hamilton. Hamilton, of course, [was] shot in a duel with Aaron Burr over issues of honor, integrity and political maneuvering. Whittington? Mistaken for a bird.”

 

“Now, this story certainly has its humorous aspects. ... But it also raises a serious issue, one which I feel very strongly about. ... moms, dads, if you’re watching right now, I can’t emphasize this enough: Do not let your kids go on hunting trips with the vice president. I don’t care what kind of lucrative contracts they’re trying to land, or energy regulations they’re trying to get lifted — it’s just not worth it.”... Comedy Central

More

 

Tuesday, February 14, 2006

Quiz

On Average, You Would Sell Out For
img$992,418

Monday, February 13, 2006

Đầu cơ tên miền?

Dau co ten mien? 

TT - Chỉ cần bỏ ra chưa tới 1 triệu đồng để đăng ký và duy trì tên miền (TM) trong một năm, nếu gặp khách, số tiền bán lại TM (nếu là TM đẹp) sẽ lên đến con số hàng tỉ đồng....

Tài nguyên quốc gia đang được rao bán công khai và làm giàu cho nhiều cá nhân nhưng Trung tâm Internet VN (VNNIC) - đơn vị được Bộ Bưu chính - viễn thông giao cấp phát TM - lại cho rằng rất khó phát hiện tình trạng đầu cơ, buôn bán TM. Thực tế thì sao?

....

What a silly idea :(. What is "tai san quoc gia" here? And why the trade of domain names should be considered as somewhat illegal? Rather disappointed with this TTO's article .

 

Saturday, February 11, 2006

Friday, February 10, 2006

Tâm sự của một doanh nhân

Tâm sự của một doanh nhân

Thư gửi ông Nguyễn Trung 

Lê Quốc Quân
Luật sư - C&R Vietnam Solutions Co

Sỹ phu Bắc Hà thời nay sao im hơi lặng tiếng ?. Câu hỏi của Ông Nguyễn Trung đăng trên Vietnamnet làm se lòng nhiều người đọc.

Giống như bao nhiêu thanh niên ở tuổi mình, sau 4 năm trời ở giảng đường đại học, chúng tôi ra trường với biết bao nhiêu suy tư ước vọng và lúc đó giống như mình đứng ở giữa ngã ba đường.

Hơn mười năm trôi qua, vẫn còn đó “Nơi ngã ba cuộc đời tự dồn bao câu hỏi / Để lòng mình day dứt với tương lai”…dù tôi đã tự mình bước qua 3 giai đoạn.

Tốt nghiệp đại học, tôi quyết định làm giảng viên đại học và bám trụ ở Hà nội với cuộc sống ăn đong….Cuộc đời hắt vào tôi những thử thách trong công việc và bủa vây tôi bằng chuyện lo sao cho đủ ăn, đủ trả tiền nhà cuối tháng. Nói gì ư ?

Ông Nguyễn Trung ơi ! Tôi bỏ dạy đi làm chuyên gia cho dự án nước ngoài khi thấy mẹ ngày càng già đi và các em đang lớn lên cùng với những chi phí học hành. Những ngày đầu háo hức làm cho dự án vội qua. Khi đủ đồng tiên ăn mặc là lúc tôi lại thấy thiếu một cái gì đó lớn hơn. Đó quyền được phát triển.

Tôi thất vọng khi phải cùng anh em “thổi ý tưởng” vào cho các chuyên gia ngoại “cố vấn lại” thì lãnh đạo người Việt mới nghe. Tuổi 30 nhìn những chuyên gia đến từ Peru hay Nhật bản ăn lương 20.000 USD/tháng từ vốn vay mà thấy tự thẹn với lòng mình.

Tiền tư vấn vốn vay khác hẳn với những khoản tiền TA ( hỗ trợ kỹ thuật ) cho không. Đó là tiền của dự án, tiền của ngân sách, của nhân dân và tất cả mọi quốc gia, tổ chức đều hoạt động vì những mục tiêu và lợi ích của riêng mình.

Tại sao không, Việt Nam ?. Nhìn JBIC, JICA tập trung ODA vào cầu đường vì thấp thoáng đâu đó là một nước Nhật với những tập đoàn sản xuất xe hơi, xe gắn máy nổi tiếng, nhìn WB lo lắng quá đến tốc độ giải ngân trong khi chưa am tường hết được những phức tạp trong kiểm tra giám sát dự án giảm nghèo ở Việt Nam hay ADB am hiểu “quá” Việt Nam trong quản trị điều hành và cơ cấu quyền lực Việt Nam để có nhiều thoả hiệp bất tương quan.

Nói gì ư ? Ông Nguyễn Trung ơi ! Tôi bỏ làm thuê cho nước ngoài. Tôi bỏ vì tự tin vào vị trí chủ nhân, vì lòng tự tôn dân tộc và tin vào dòng máu Việt của chúng ta.

Dùng đạn để bắn

31 tuổi tôi trở thành doanh nhân và bàng hoàng chợt nhận ra rằng phong bì là vũ khí phổ thông nhất của các doanh nhân.

Nó giống như AR15 hay AK47, dù xuất xứ khác nhau và được đưa tới với những mục đích khác nhau, cùng tham gia cuộc chiến trên mảnh đất này, hữu dụng và tội lỗi như nhau trong thương trường.

Dù là tiền EURO hay USD thì “đạn” vẫn là cách các thương gia nói về sức công phá của ruột phong bì trong lúc giành giật hợp đồng. Khác với những quán cóc bán chè chén hay những người gánh hàng rong dọc phố nơi “đạn” dành cho anh công an phường thu nhập thấp là những đồng tiền lẻ thấm đẫm mồ hôi, các doanh nhân phải dùng “đạn” nặng ký cho những quan chức cấp cao và viên chức cổ cồn.

Đã có không ít doanh nhân muốn sử dụng đầu đạn hạt nhân trong nhiều phi vụ làm ăn lớn và cũng vì vậy nhiều kẻ đã ra toà. Đạo đức trong lòng đòi buộc tôi phải vất vả hơn để kiếm tiền sạch, và không giống nhiều doanh nhân dị ứng với phong bì khác, tôi đã may mắn đã thành công nhờ tính tiên phong trong dịch vụ và nghề nghiệp mình.

Tổng kết cuối năm nay, công ty nộp được một ít thuế thu nhập cho Nhà nước, chợt bàng hoàng khi bạn bè bảo: “Tự hào mần chi, nó chạy hết vào các PMU, bọn nó đem đi đánh bạc rồi”.

Năm nay 35 tuổi, vẫn thấy thẹn với lòng mình, vẫn thấy thấp thoáng đâu đó những ngã ba ngã bảy và chưa rõ lộ trình của đời mình. Tôi nói gì đây ông Nguyễn Trung? Bạn bè tôi nhiều người bỏ nước ra đi vì nói rằng mình sinh nhầm thời và đã không ít lần tôi cũng có ý nghĩ như vậy.

Nhưng mảnh đất tảo tần hình chữ S và những “cơn gió lào rát ruột” quê tôi trong mắt nhà thơ Nguyễn Duy đã kìm giữ bước chân tôi và động viên tôi “đánh thức tiềm lực” ở chính nơi này.

Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là sỹ phu Bắc Hà nhưng cả quốc gia đang treo chữ “nhẫn” trong nhà là dự báo không lành cho dân tộc trong thời điểm tổ quốc đang cần những tranh luận mạch lạc và sâu sắc nhất. Tôi không im hơi lặng tiếng nữa và tôi tin rằng hàng triệu thanh niên Việt Nam đang và sẽ nói.

Tất nhiên, hành động bao giờ cũng nói to hơn ngôn từ “action speaks louder than words” và chiến thắng sự ươn hèn bạc nhược để đứng lên là cuộc chiến khó khăn nhất.

Dù vậy, lời ông đã thổi thêm nghị lực, thúc đẩy thêm quyết tâm, Đêm nay dưới ánh đèn, tôi tự hứa với lòng mình sẽ hoạt động luật sư cho người nghèo, góp một phần nhỏ bé bảo vệ những người thấp cổ bé miệng, sẽ cùng hàng triệu người việt nam đem bầu nhiệt huyết của tuổi xuân tấn công tệ nạn, đem lại công lý dân chủ thật sự cho dân tộc Việt Nam.

Ông Trung ơi, tôi đồng ý với ông về “vấn đề hệ thống”. Và chúng ta phải “bắt đầu bằng hệ thống” để lớp già cùng lớp trẻ, trong đảng và ngoài đảng chung tay nhau xây dựng một Việt Nam dân chủ và giàu mạnh, không phải cho hôm nay mà cho mãi mãi mai sau.

 

Tuesday, February 7, 2006

What gender is my brain?

Your Brain is 46.67% Female, 53.33% Male
Your brain is a healthy mix of male and female You are both sensitive and savvy Rational and reasonable, you tend to keep level headed But you also tend to wear your heart on your sleeve

Monday, February 6, 2006

Muhammad cartoon drawings

"Asking me whether I regret publishing the cartoons is like asking a rape victim if she regrets wearing a short skirt Friday night at the discotheque. "

Flemming Rose, Jyllands-Posten's culture editor

Co the xem o day

http://face-of-muhammed.blogspot.com/

Nhung tranh ve Mohammed trong lich su (ca biem hoa ca minh hoa) suu tap o day:

http://www.zombietime.com/mohammed_image_archive/

Mùa thu không trở lại-Phạm Việt Chiến

Cô bé ấy có 1 lần nói khẽ
Anh tin không, em sẽ ngủ 1 tuần
Anh đừng đến và đừng buồn anh nhé
Em ngủ rồi, còn ai nữa mà mong!

Em ngủ rồi, em có dậy nữa không?
Mùa thu tiễn anh qua miền phố vắng
Mỏng manh quá, lời yêu không đủ ấm
Những yêu thương ngày ấy ngỡ xa rồi

Nỗi buồn chiều ta uống với ta thôi
Em như cỏ, em làm ta cháy mất
Giấc ngủ ấy ai tin là có thật
Em một mình đốt hết cả mùa thu

Ở bên kia thành phố có sương mù
Ai hát đấy, lời buồn như cỏ dại
Dậy thôi em, mùa thu không trở lại
Giấc mơ nào trên cỏ hãy còn xanh.

Saturday, February 4, 2006

100 cuốn tiểu thuyết đương đại xuất sắc

Vừa qua, tạp chí Time đã công bố 100 cuốn tiểu thuyết hay nhất kể từ năm 1923 đến nay. Danh sách do Richard Lacayo và Lev Grossman - hai nhà phê bình gạo cội của tạp chí này - bình chọn.

Phạm vi bình chọn là những tác phẩm xuất bản bằng tiếng Anh tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới kể từ năm 1923 (thời điểm tạp chí Time phát hành số đầu tiên). Điều này cũng có nghĩa, kiệt tác Ulysses của James Joyce đã bị "lọt khe", đơn giản vì tác phẩm này ra đời năm 1922.

Để thực hiện cuộc bình chọn này, nhà phê bình Richard Lacayo và người bạn đồng nghiệp Lev Grossman đã lên hai danh sách riêng biệt quan điểm của từng người. Sau khi khớp lại, Richard Lacayo cho biết, quan điểm của họ gặp nhau tại 80/100 tác phẩm.

Sau đây là danh sách cụ thể:

A - B:
1. The Adventures of Augie March -  Saul Bellow
2. All The King"s Men  - Robert Penn Warren
3. American Pastoral - Philip Roth
4. An American Tragedy - Theodore Dreiser
5. Animal Farm - George Orwell
6. Appointment in Samarra - John O"Hara
7. Are You There God? It"s me, Margaret - Judy Blume
8. The Assistant - Bernard Malamud
9. At Swim- Two- Birds - Flann O"Brien
10. Atonement - Ian McEwan
11. Beloved - Toni Morrison
12. The Berlin Stories - Christopher Isherwood
13. The Big Sleep - Raymond Chandler
14. The Blind Assassin - Margaret Atwood
15. Blood Meridia - Cormac McCarthy
16. Brideshead Revisited - Evelyn Waugh
17. The Bridge of San Luis Rey - Thornton Wilder

C - D
18. Call it Sleep - Henry Roth
19. Catch-22 - Joseph Heller
20. The Catcher in the Rye - J.D. Salinger
21. A Clock Orange - Anthony Burgess
22. The Confessions of Nat Turner - William Styron
23. The Corrections - Jonathan Franzen
24. The Crying of Lot 49 - Thomas Pynchon
25. A Dance to the Music of Time - Anthony Powell
26. The Day of the Locust - Nathanael West
27. Death Comes for the Archbishop - Willa Cather
28. A Death in the Family - James Agee
29. The Death of the Heart - Elizabeth Bowen
30. Deliverance - James Dickey
31. Dog Soldiers - Robert Stone

F - G
32. Falconer - John Cheever
33. The French Lieutenant"s Woman - John Fowles
34. The Gold Notebook - Doris Lessing
35. Go Tell it on the Mountain - James Baldwin
36. Gone with the Wind - Margaret Mitchell
37. The Grapes of Wrath - John Steinbeck
38. Gravity"s Rainbow - Thomas Pynchon
39. The Great Gatsby - F. Scott Fitzgerald

H - I
40. A Handful of Dust - Evelyn Waugh
41. The Heart is a Lonely Hunter - Carson McCullers
42. The Heart of the Matter - Graham Greene
43. Herzog - Saul Bellow
44. Housekeeping - Marilynne Robinson
45. A House for Mr. Biswas - V.S. Naipaul
46. I, Claudius - Robert Graves
47. Infinite Jest - David Foster Wallace
48. Invisible Man - Ralph Ellison

L - N
49. Light in August - William Faulkner
50. The Lion, The Witch and the Wardrobe - C.S. Lewis
51. Lolita - Vladimir Nabokov
52. Lord of the Flies - William Golding
53. The Lord of the Rings - J.R.R. Tolkien
54. Loving - Henry Green
55. Lucky Jim - Kingsley Amis
56. The Man Who Loved Children - Christina Stead
57. Midnight"s Children - Salman Rushdie
58. Money - Martin Amis
59. The Moviegoer - Walker Percy
60. Mrs. Dalloway - Virginia Woolf
61. Naked Lunch - William Burroughs
62. Native Son - Richard Wright
63. Neuromancer - William Gibson
64. Never Let me go - Kazuo Ishiguro
65. 1984 - George Orwell

O - R
66. On the Road - Jack Kerouac
67. One Flew Over the Cuckoo"s Nest - Ken Kesey
68. The Painted Bird - Jerzy Kosinski
69. Pale Fire - Vladimir Nabokov
70. A Passage to India - E.M. Forster
71. Play it As It Lays - Joan Didion
72. Portnoy"s Complaint - Philip Roth
73. Possession - A.S. Byatt
74. The Power and the Glory - Graham Greene
75. The Prrime of Miss Jean Brodie - Muriel Spark
76. Rabbit, Run - John Updike
77. Ragtime - E.L. Doctorow
78. The Recognitions - William Gaddis
79. Red Harvest - Dashiell Hammett
80. Revolutionary Road - Richard Yates

S - T

81. The Sheltering Sky - Paul Bowles
82. Slaughterhouse-Five - Kurt Vonnegut
83. Snow Crash - Neal Stephenson
84. The Scot-Weed Factor - John Barth
85. The Sound and the Fury - William Faulkner
86. The Sportswriter - Richard Ford
87. The Spy Who Came in from the Cold - John le Carre
88. The Sun Also Rise - Ernest Hemingway
89. Their Eyes Were Watching God - Zora Neale Hurston
90. Things Fall Apart - Chinua Achebe
91. To Kill a Mockingbird - Harper Lee
92. To the Lighthouse - Virginia Woolf
93. Tropic of Cancer - Henry Miller

U - W
94. Ubik - Philip K. Dick
95. Under the Net - Iris Murdoch
96. Under the Volcano - Malcolm Lowry
97. Watchmen - Alan Moore & Dave Gibbons
98. White Noise - Don DeLillo
99. White Teeth - Zadie Smith
100. Wide Sargasso Sea - Jean Rhys

(evan)

Wednesday, February 1, 2006

Sign compatibility

Sagittarius (23 November - 21 December)

Traditional Sagittarius Traits

  • Optimistic and freedom-loving
  • Jovial and good-humored
  • Honest and straightforward
  • Intellectual and philosophical
  • Blindly optimistic and careless
  • Irresponsible and superficial
  • Tactless and restless
img

Interests

  • Working with animals, sports, publishing, travel, foreign languages, the legal profession, nursing, and alternative religions

Hates

  • Being tied down

Suitable Careers

  • Scientist, writer, sociologist, charity worker, astrologer, astronomer, archaeologist, industrial worker, radiographer, inventor, or a career in the Air Force

General Compatibility

With Sign If you are Male If you are Female
Aries img img
Taurus img img
Gemini img img
Cancer img img
Leo img img
Virgo img img
Libra img img
Scorpio img img
Sagittarius img img
Capricorn img img
Aquarius img img
Pisces img img

I'm most compatible with Aries, Leo, Virgo, Libra, and Sagitattarius. Aries is number one but I'm not sure if I know any Aries girl!