Saturday, October 20, 2007

Người Việt duy tình?

Bài phỏng vấn này của ông Vương Trí Nhàn hay. Ông Vương Trí Nhàn vẫn luôn sắc sảo, thẳng thắn và rành mạch trong tư duy. Nói chung tớ đồng ý với hầu hết những gì ông nói.

Trong một post về vụ Vàng Anh trên blog bạn Paris by 9, một bạn phóng viên của báo Tuổi trẻ có nói rằng khác với phương Tây, nơi báo chí thường duy lý, báo chí Việt Nam cần phải duy tình. Tớ phản đối quan điểm đó và cho rằng báo chí Việt Nam về cơ bản chả duy gì cả (và có một số thì duy những cái không trong sáng lắm), nhưng cái báo chí Việt Nam rất thiếu, đó là một sự duy lý lành mạnh, thực chất cũng không có gì khác ngoài việc đó là một thái độ làm việc chuyên nghiệp, dựa trên lý trí, và lấy khách thể làm trung tâm. Theo ông Nhàn, cái thái độ của người Việt được gọi là “duy tình” ấy chẳng qua chỉ thể hiện sự bồng bột và thói quen tư duy bằng xúc cảm nhất thời.

Trích một đoạn ông Nhàn nói về sự kém duy lý và kém duy ý chí của người Việt “Cả sự kém duy lý (vận dụng đến cùng trí tuệ) và kém duy ý chí (sự thôi thúc của tham vọng) đều góp phần kìm hãm sự phát triển của chúng ta. Kém lý trí dẫn đến nông nổi, cạn nghĩ. Kém ý chí dẫn đến ngắn hơi, ăn xổi. Cái gọi là duy tình rút lại là đồng nghĩa với bột phát, tùy tiện, lúc thế này lúc thế khác, và thường không dẫn đến sự sáng suốt cùng những quyết sách hợp lý, nhất là trong xã hội hiện đại.”

Nhìn vào vụ Vàng Anh và cách ứng xử từ báo chí cho tới xã hội, chúng ta thấy rất rõ vấn

đề này trong cách tư duy của người Việt khi họ để xúc cảm lấn át quá nhiều tới tư duy. Trong những bài báo hỷ nộ ái ố của các tờ báo về vụ này mà tớ đọc, chỉ thấy duy nhất có bài báo của Huy Đức và Trần Lệ Thùy là vượt ra được những xúc cảm dù là yêu hay ghét, bênh hay chống, để bình luận với một khoảng cách cần thiết như là về một hiện tượng trong đời sống văn hóa. Và không chỉ trong báo chí, nếu đọc trên các blog chúng ta cũng sẽ gặp rất nhiều phán xét hay tranh luận về đạo đức.

Một đoạn khác ông Nhàn nói về tính cách của người Việt:


“Người Việt ít đặt vấn đề dụng công nghiên cứu cái gì cho sâu, cho kỹ. Chúng ta tự cho phép sống theo thói quen, nếu như có nói đến các lý thuyết, các định hướng nọ kia thì chủ yếu là đi thừa hưởng các kết quả nghiên cứu từ các dân tộc khác. Thêm nữa, chỉ treo lý thuyết lên gọi là có, chứ vẫn sống theo cách của mình.”

Ông Nhàn cũng nói việc việc Việt Nam vẫn tự hào là hiếu học, thông minh, có sức chịu đựng… hoàn toàn là một sự tự ve vuốt bản thân. Nói chung những nhận định này của ông Nhàn cũng không hẳn là mới, người ta vẫn nhắc tới chúng theo cách này hay cách khác (trong quán bia hay trên các forum chẳng hạn) nhưng phát biểu của ông Nhàn vẫn rất đáng chú ý vì đó là phát biểu của một nhà nghiên cứu văn hóa sắc sảo và được đăng tải một cách chính thống.


Có một điểm có vẻ mới là nhận định của ông “Nhìn vào nhiều mặt đời sống, tôi cảm thấy so với trước chiến tranh, có một bước lùi. Con người ít tham vọng hơn, dễ dãi với mình hơn mà lại buông thả hơn.”. Tuy nhiên ông chưa khai triển rõ ràng ý này của ông nên cũng không rõ ý ông lắm.

Để chờ phần sau xem ông Nhàn nói gì thêm.

Một tin không hoàn toàn liên quan đưa trên SGTT: Theo nghiên cứu của Research International về sự tập trung của thanh thiếu niên thì Việt Nam xếp cuối bảng trong 8 nước châu Á về độ tập trung trong công việc và học hành. Chỉ có 8% là tập trung trong giờ học và 28% là tập trung được trong công việc hàng ngày.

Bên cạnh sự nhàm chán và thiếu sáng tạo của chương trình giáo dục ở Việt Nam thì có lẽ còn một nguyên nhân nằm ở tính cách con người Việt, chúng ta dễ xuề xòa và không thực sự cố gắng trong mọi việc. Sự thiếu tập trung này khi đi học ở nước ngoài hẳn nhiều người sẽ thấy. Như tớ đi học cảm thấy mình rất khó tập trung trong giờ học trong khi khả năng tập trung của các bạn nước ngoài có vẻ tốt hơn hẳn.


“Kết quả đo lường “Chỉ số tập trung Wrigley” do Research International vừa công bố, được thực hiện trên 3.048 người từ 15- 22 tuổi ở 8 nước châu Á với bảng câu hỏi dài gần 15 phút đã cho thấy: chỉ 28% trong hơn 300 người được phỏng vấn ở Việt Nam có thể tập trung hoàn toàn trong những hoạt động hàng ngày, 72% còn lại cho biết họ cảm thấy khó khăn khi phải tập trung vào các việc như học hành và ngay cả trong giao tiếp… Công trình nghiên cứu này cũng cho thấy rằng đối với thanh thiếu niên Việt Nam, chỉ 8% cảm thấy không bị xao lãng trong giờ học. Đây là tỷ lệ thấp nhất ở các nước châu Á. “

15 comments:

  1. Không viết blog thì viết cái khác, làm cái khác thôi, túm lại là tìm mọi cách để ... chuối :D Tính "chày bửa" này mình cũng có, và tự thấy rất khó thay đổi. Chiều nay vừa đi cafe với 2 bạn (mới đi học về), cũng tình cờ nói về chủ đề này và các bạn ấy cũng confirm như thế. Đại loại là lười biếng, thiếu kỉ luật, thái độ làm việc / học hành ko pro chút nào, sống để tồn tại, vui vẻ thì được, chứ ko thể vươn lên đỉnh cao đè đầu thiên hạ. Ko hiểu như vậy đã đủ để generalize thành lưu học sinh VN nói riêng và dân tộc VN nói chung chưa nhỉ?

    ReplyDelete
  2. Da thay kho thay doi ma con ve dung cai moi truong huong thu phe phon de cho cai tinh "chay bua" no phat trien tuoi tot thi chuyen thay doi chac la vo vong, vi the em van con phai bam tru xa hoi Tay day nay ma cung khong biet con duoc bao lau, that la mot con duong chong gai :(

    ReplyDelete
  3. Ông Vương Trí Nhàn chắc cóp ý bà Lê Thị Huệ ở đây.

    http://www.gio-o.com/LeThiHueVanHoaTriTre1.html

    Về vấn đề này ông Vương Trí Nhàn nên bắt chước bà Lê Thị Huệ viết một quyển cho có đầu có đuôi thế này. Trí thức trong nước bàn về văn hóa chưa ai viết được quyển nào bằng quyển của bà này

    ReplyDelete
  4. Nếu không viết blog nữa có khi tập trung tốt hơn!:)

    ReplyDelete
  5. hehe, tui chuyên gia ngủ gục trong lớp luôn. nói chung là ngồi lâu mà ko làm gì là ngủ... hic hic...
    mà ngủ còn ngáy mới nhục....

    ReplyDelete
  6. Ông VTN sẽ viết hay hơn nếu không phải dòm trước ngó sau, nói chung năng lượng làm việc của người Việt thường bị hao hụt vì những dòm trước ngó sau (bạn đọc "Chuyện thường ngày ở huyện" chưa, chuyện xảy ra ở LX nhưng giống hệt VN)
    Bài viết của bạn rất hấp dẫn.Cho phép add nick bạn nhé ?

    ReplyDelete
  7. nói thêm, tôi không đồng tình với cách ông Nhàn nhìn vụ việc VA, nhưng đồng tình với phân tích của ông về tính cách người Việt và cái nhìn về 2 cuộc chiến

    ReplyDelete
  8. Không tập trung được là do thiếu thốn nhiều thứ. Ví dụ lúc còn lứa tuổi nhi đồng học trường làng thì thiếu tập trung do đói bụng, tức là thiếu ăn. Hoạt động trí não tất nhiên là cần năng lượng, bụng xép ve thì học sao được? Đến khi lớn lên, hết nhi đồng lại tới tuổi thanh niên dậy thì, thiếu ăn hay không thì không biết, nhưng chắc chắn là thiếu sex, thành thử ngồi trong lớp mà đầu lại vẩn vơ những ý nghĩ đại loại như bạn gái Hồng Hạnh vẫn còn mặc áo dây, bạn gái Thu An tháng trước đã chuyển từ áo dây sang xu chiêng - thì tập trung thế nào được?

    Lớn lên nữa, hết dậy thì, cơ thể đã phát triển hoàn toàn, nhưng bạn gái chưa/không có (mà nếu như có, thì chắc gì đã được người ta cho mần), trong lúc nhu cầu tình dục lại thường xuyên vẫy gọi - thì đừng nói đến chuyện tập trung cho nghiên cứu học tập, đến sống sót được cũng còn là quá khó khăn.

    Ở các nước phương tây phát triển, đời sống cao, tình dục cởi mở, học sinh đến trường với chiếc bụng no căng cùng nhu cầu tình ái đã được thõa mãn - thì có lý do gì mà họ lại không tập trung hơn người An Nam mình?

    ReplyDelete
  9. công nhận ngày nào đi làm e cũng vật vã nhất ở chỗ tập trung vào công việc đang làm hehe

    ReplyDelete
  10. Nhân tiện bác Le nói giá nhân công rẻ mạt thì tớ xin bày tỏ suy nghĩ là đó không phải là sức mạnh gì quá ghê gớm của các nước đang phát triển, chẳng qua trình độ thấp, chất lượng thấp và lao động ở các lĩnh vực đơn giản thì lương nhận được sẽ rẻ mạt thôi. Chi phí cho việc đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy chẳng hạn, nhân công chỉ chiếm khoảng 8-10% chi phí.

    Cái ưu thế của các nước đang phát triển - ví dụ như Trung Quốc chẳng hạn, theo tớ, không phải ở sự rẻ mạt của lực lượng lao động - mà là ở yếu tố chất lượng hàng hóa tồi. Yếu tố chất lượng tồi đóng vai trò rất quan trọng trong sự rẻ của hàng hóa Trung Quốc. Cũng sản xuất một sản phẩm, nhưng với chất lượng sản phẩm tồi, họ bỏ qua được rất nhiều giai đoạn công nghệ, và nhờ đó mà giảm được chi phí đầu tư, và hạ được giá thành sản phẩm. Xe máy TQ chạy thì vẫn chạy được thôi, nhưng không được bao lâu thì nát tan. Hàng hóa cao cấp của TQ khó qua được Mỹ và Châu Âu vì khó qua nổi sự ngặt nghèo trong kiểm định chất lượng. Ở các nước châu Á, người ta chỉ nói tới giá xăng, nhưng không bao giờ nói tới chất lượng của xăng, châu Âu năm 2009 sẽ dùng xăng có hàm lượng lưu huỳnh dưới 10 phần triệu khối lượng, nhưng ở VN hoặc TQ, không bao giờ người ta thèm đề cập tới con số này (hình như đang là 500 phần triệu, hoặc hơn). Tuy nhiên hàng hóa TQ vẫn có thể thỏa thuê với các thị trường không đòi hỏi chất lượng như các nước phát triển ở Á, Phi, và với cả Đông Âu.

    Hê hê, lan man vớ vẩn, chẳng biết mình viết về gì nữa.

    ReplyDelete
  11. Đánh giá khả năng tập trung bằng hình thức survey tớ ko thấy tin tưởng. Nên tớ rất skeptical với cái kết quả này ;)

    ReplyDelete
  12. Nói thêm 1 chút về kết quả survey:

    chỉ 28% trong hơn 300 người được phỏng vấn ở Việt Nam có thể tập trung hoàn toàn trong những hoạt động hàng ngày, 72% còn lại cho biết họ cảm thấy khó khăn khi phải tập trung vào các việc như học hành và ngay cả trong giao tiếp… Công trình nghiên cứu này cũng cho thấy rằng đối với thanh thiếu niên Việt Nam, chỉ 8% cảm thấy không bị xao lãng trong giờ học. Đây là tỷ lệ thấp nhất ở các nước châu Á. “

    Cái sự "xao lãng, thiếu tập trung" này thật ra là 1 loại bệnh hẳn hoi, có tên gọi là ATTENTION DEFICIT DISORDER. Thường thì đây là 1 căn bệnh xuất hiện từ hồi còn nhỏ nhưng nếu không chữa trị thì bệnh sẽ kéo dài đến lúc trưởng thành (đa số người VN bị bệnh này). Thông tin tham khảo như sau:

    Attention deficit disorder is characterized by inattention, hyperactivity and impulsiveness. It is the most commonly diagnosed disorder in children. According to the National Institute of Mental Health between three and five percent of all children have ADHD.

    Overview of ADHD - ADD/ADHD is a behavioral disorder most commonly diagnosed in childhood. However, symptoms can last into adulthood. Some problems associated with ADHD are poor performance in school, inconsistency in work, emotional immaturity, and social difficulties.

    History of ADHD - Although ADHD is a relatively new name, descriptions of the disorder date back many years.

    Throughout history, it has been described with different names, such as hyperkinetic disorder of childhood and minimal brain dysfunction.

    Parenting Children with ADHD - Parenting children with ADHD brings out many different emotions. Our children can be gifted, funny, creative and inspirational in so many ways. Our pride in them can sometimes be overshadowed by the frustrations that come with parenting a child with special needs.

    Parenting Teenagers with ADHD - Living with a teenager is always a bumpy road. While parents work to let go and pave the road to independence they must also provide monitoring and supervision. At the same time, teens are searching for their path in life. Sometimes, these roads take such different turns, both parents and teens find themselves wondering how they will possibly manage to get along for the next hour, never mind the next several years.

    Adult ADD - Once thought of as a childhood disorder, ADHD is now known to last into adulthood. At first, information was written for children, then parents started to realize they were reading about themselves as children and that they were still experiencing symptoms. Both children and adults are now diagnosed with ADD/ADHD.

    Understanding ADHD-For Family Members - When a loved one is diagnosed with ADHD it can be as confusing for the family members as for the patient. Family members may not know what to think, may not understand what had caused this to happen or may feel guilty that they have in some ways caused the disorder.

    Updated: February 7, 2007

    Chắc chắn là tui cũng bị bệnh này luôn. Nói như con mèo Cheshire trong truyện Alice in the wonderland thì "Ở đây không có ai là không điên" hehehe.

    ReplyDelete
  13. Đa số các nhược điểm trong tâm lý này, nếu gặp bác sĩ thực giỏi thì đi trị liệu vài buổi là hết. Và sau đó nếu có tái phát thì hoàn toàn là do cá nhân mình chủ động lựa chọn, chứ đừng đổ tại cho những lý do vớ vẩn lăng nhăng. Kiểu như chủng tộc của tôi nó vốn nhược tiểu từ trong gene, hay những lý do đại loại như thế.

    Thực ra môi trường làm việc ở phương Tây cạnh tranh quá khắc liệt, và sẽ càng ngày càng khắc nghiệt. Nguyên nhân là vì cơ hội bây giờ ngày càng đổ sang các nước đang phát triển. Người phương Tây không thể nào so đọ với giá nhân công rẻ mạt ở các nền kinh tế này. Trong bối cảnh cạnh tranh như thế thì phải tận dụng tối đa cái đầu. Nếu cái đầu của phương Tây mà cũng không tập trung nữa thì đúng là chỉ có nước đi ăn mày. Ngày xưa ở Mỹ chỉ cần có làm là có ăn kha khá. Bây giờ muốn nuôi thân kha khá thì phải làm thật giỏi, thậm chí xuất sắc. Nhưng tất nhiên trong một nền kinh tế mà có những cái đầu giỏi thì nó sẽ giúp ban phát vận may cho những cái đầu kém năng lực hơn.

    ReplyDelete
  14. "Ông Vương Trí Nhàn chắc cóp ý bà Lê Thị Huệ ở đây
    http://www.gio-o.com/LeThiHueVanHoaTriTre1..."

    (I) don't think that he copied the ideas. Nhà nghiên cứu có tâm huyết, hay quan sát cuộc sống thì đưa ra những nhận định như vậy cũng không có gì khó hiểu.

    Mơ mộng hão huyền một chút: đến lúc nào mà Ban TT VH TW đưa ra được một chiến lược khắc chế cái duy tình, bồng bột và tư duy xúc cảm nhất thời ấy nhỉ ... hê hê

    ReplyDelete
  15. Em không đồng ý với bác Nhàn về cách hiểu "duy tình" với nghĩa xấu, đồng nghĩa với bột phát, xốc nổi, tùy tiện. Duy tình là tính cách rất đặc trưng của người Việt, nhưng em thấy nó hay đấy chứ, đâu phải lúc nào cũng là xấu.
    Còn nếu muốn thuyết phục, thì bác Nhàn phải giải thích hai vấn đề nữa: Liệu sau khi bỏ được thói duy tình, dân tộc Việt có thực sự trở nên lớn mạnh hay k0 (mà em nghĩ điều đó là k0 thể với một mớ những "tật xấu" mà bác Nhàn đã/đang kể ra) và làm thế nào để người Việt bỏ được thói duy tình.

    ReplyDelete