Tuesday, July 31, 2007

Entry for July 31, 2007

Đọc blog của bác DongA về việc bản quyền và các tranh luận quanh việc các bạn trên mạng dịch Harry Potter và phản ứng của Nhà xuất bản Trẻ có một số điều thú vị. Hầu hết ý kiến trên diễn đàn của báo Tiền phong đều ủng hộ các bạn dịch miễn phí và phố biến bản dịch Harry Potter trên mạng. Có thể hiểu được động cơ của các bạn và sự khó chịu của các bạn khi nghe ông Giám đốc nhà xuất bản gọi họ là “có học mà vô văn hóa”. Nhưng nói gì thì nói, đó cũng là một hành vi vi phạm bản quyền.

Ngay trang đầu cuốn sách bằng tiếng Anh cũng có đoạn sau:

“No part of this publication may be reproduced, or stored in a retrieval system, or transmitted in any form or by any means, electronic, mechanical, photocopying, recording, or otherwise, without written permission of the publisher. For information regarding permission, write to….”.


Như thế tức là chỉ cần dịch hay copy một phần của tác phẩm cũng đã là vi phạm bản quyền, vì đây là một tác phẩm thuần túy thương mại. Điều này khác với một số sách trong giáo dục, thường cho phép người sử dụng có thể copy một phần nào đó với mục đích giáo dục, khoa học và phi lợi nhuận.

Việc thực thi nghiêm chỉnh luật bản quyền có mặt lợi nhưng cũng có những mặt hại. Ngay cả nhiều gương mặt trí thức phương Tây cũng lên tiếng phản đối nhiều ràng buộc về quyền sở hữu trí tuệ với các nước thế giới thứ ba. Gần đây có việc Nam Phi công khai không chấp hành đúng luật bản quyền, tước bỏ độc quyền của các công ty dược phẩm kếch xù khi sản xuất thuốc chữa AIDS với giá rẻ. Nhưng lợi và hại là chuyện khác. Nhìn nhận khách quan thì rõ ràng là các bạn dịch Harry Potter đã vi phạm bản quyền, và có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhà xuất bản đã được ủy quyền dịch và xuất bản hợp pháp. Ngay cả nếu NXB Trẻ kiện các bạn ra tòa thì cũng là một việc làm hiểu được.

Đúng là người Việt mình vẫn coi nhẹ chuyện bản quyền nhiều. Như tớ chẳng hạn, cũng thường xuyên vi phạm, vi phạm mỗi ngày, toàn download phim và nhạc lậu về, mà vẫn thấy nhẹ bẫng chẳng có gì áy náy cả.

Entry for July 31, 2007

Một bài thơ của GT ngày xưa, đọc lại vẫn thấy dễ thương.


Tháng ba, Hà nội hoa và đất
GT (cuộc thi $10 bên Thăng long, tháng 3-2002)

Em đang đi trên đường Hà nội
Giữa tháng ba bừng giấc ngủ im lìm
Con tim nhỏ truyền tìm trăm ngả
Về đây anh, lòng người yêu đất nở hoa
Đất như thơ chiu chắt tự bao giờ
Mặt trời đến là lung linh toả sáng
Em hiểu đất như hồn anh trải rộng
Nặng ân tình Hà nội đã thầm gieo
Hoa Sưa đang giăng đầy lối em đi
Như lụa trắng dâng trời cao mải miết
Phố bỗng chật căng niềm da diết
Thời gian cồn cào trong nỗi nhớ xôn xao

Anh có biết
Tháng ba những cây bàng đơn côi
Rễ vẫn hút cái ngọt ngào của đất
Lá lất phất bay
Như những bàn tay vẫy

Về đây anh,
Hà nội chiều nay
Gặp cô hàng quẩy gánh
Hoa hồng tươi như gương mặt cuộc đời
Giấu những dòng nhựa mạnh
Vượt thời gian đem đến phố xa
Từ Nghi Tàm, Quảng Bá
Hương hoa mộc mạc thanh tao
Hoa Hà nội gìn giữ lòng Hà nội
Cho một phần người Hà nội ở nơi xa.

Amie, come sit on my wall

img

photo by Le


Giá mà có thể đi thật xa, mới một miền biển vắng, chỉ có gió và cát rì rào, trời xanh và nắng vàng, không còn gặp những người quen biết. Hoặc tới một nơi nào đó trên núi tĩnh mịch, có thể nằm dài đọc sách trong một căn phòng cửa sổ rộng, nắng nhàn nhạt, nhiều gió và nhiều màu xanh bên ngoài cửa sổ. Khi chiều muộn xuống sẽ là một không gian choạng vạng tối và buồn.


Khung cửa sổ xanh, xanh dưới ánh sao
Mặt trăng vàng vươn dần lên cao
Lũ chim lớn bay ngang bầu trời
Thả bóng tối vào mắt chúng tôi
Khiến tôi cảm thấy
Rã rời, rã rời và yếu đuối

(Neil Young)


Khi đêm xuống
tôi úp mặt vào cánh tay
và mơ thấy thuyền của tôi
đang trôi, trôi mãi
dưới những vầng sao khuya

(Tagore)


Trên đường đi
Anh đặt em trên đồng cỏ
Thấy đẹp mãi màu xanh cỏ dại

Trên đường đi
Anh đặt em trên dốc núi
Ðể tìm lại những đường mềm của núi

(Văn Cao)


Amie, come sit on my wall
read me the story of old
tell it like you still believe that the end of the century
brings a change for you and me.
Nothing unusual nothing's changed
just a little older that's all

(Damien Rice)


Thế giới này là quá rộng hay là quá chật?

sex, lies, and videotape

The image “http://www.freewebs.com/fayzabeam/graham%20and%20ann.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.


Đọc blog bạn phanxine thấy bạn nhắc tới phim “Sex, lies and videotape” của Steven Soderbergh, một bộ phim mà tôi cũng rất thích nhưng nếu nói vì sao lại thích thì lại không biết nói thế nào. Đây là một hiện tượng hiếm có trong làng điện ảnh thế giới. Một bộ phim làm với kinh phí thấp, của một cậu sinh viên sau đại học mới 26 tuổi với một kịch bản được viết ra trong 8 ngày và các diễn viên tuy không phải mới mẻ nhưng trước đó chủ yếu chỉ xuất hiện với các vai phụ trong các bộ phim truyền hình. Thế mà bộ phim đó đã ngay lập tức giành được giải Cành cọ vàng của Liên hoan phim Canne năm đó và cả giải diễn viên nam chính xuất sắc nhất. Bản thân Steven cũng được nominate giải Oscar về kịch bản cho phim này vào năm đó. Phim này cùng với Pulp Fiction của Tarantio được coi là hai bộ phim làm cho dòng phim Independent sống lại ở Mỹ trong thập kỷ 90, sau một thời gian dài ngoi ngóp. Và tất nhiên, phim này cũng đưa Steven Soderbergh từ một chàng sinh viên ất ơ trở thành một trong các đạo diễn/tác giả kịch bản có tên tuổi nhất ở Holywood (với các phim sau này: Erin Brockovich, Traffic, Ocean’s Eleven, Solaris).

Phim “Sex, lies and videotape” lấy bối cảnh một thị trấn nhỏ xoay quanh ba nhân vật chính: hai vợ chồng Ann và John đang gặp rắc rối trong hôn nhân và Graham, bạn của John đến thăm gia đình này. Bên trong cuộc sống tưởng như êm ả của vợ chồng Ann và John là những xung khắc nặng nề. Ann không thích thú trong sinh hoạt tình dục với chồng nhưng cô chấp nhận điều đó vì với cô, tình dục không phải là quá quan trọng. Ngược lại, John là một đàn ông- giống đực điển hình, người tin rằng giá trị của đàn ông thể hiện ở khả năng làm tình của anh ta. Anh ta ngoại tình với cô em vợ mà Ann không hay biết. Còn Graham? Graham có khuôn mặt của một cậu bé mới lớn ngơ ngác. Trong cách đối xử với phụ nữ, từ Graham có gì đó khiến phụ nữ cảm thấy tin tưởng, thoải mái và hơi thương cảm. Có lẽ là vì khi tiếp xúc với anh ta, những người đàn bà không cảm thấy bị nguy hiểm, không phải đặt mình vào vị trí của kẻ săn mồi hay bị săn mồi. Và nếu họ có chút gì nghi ngại từ đầu với anh ta thì Graham đã đánh tan mối nghi ngại ấy khi thú nhận ngay từ đầu với họ một bí mật của anh ta: anh ta bị bất lực. Hình như chị 2 4 6 từng có lần viết rằng trong lịch sử các cuộc chiến tranh xảy ra chẳng có gì khác ngoài động cơ tình dục và vung vãi tinh trùng của các chiến sĩ. Và như Michel Houellebecq từng nghiệt ngã nói, thời hiện đại là thời của những kẻ có khả năng phối giống tốt nhất, tất cả xã hội đều ca tụng những kẻ có năng lượng tình dục mạnh mẽ và những kẻ bất lực (như Bruno) hay ít ham muốn tình dục (Michel) đều sẽ bị gạt ra ngoài rìa của đời sống.

Trong Sex, lies and videotape, Graham cũng là một kẻ ngoài lề do chứng bất lực. Anh ta chỉ có một yêu cầu với những người đàn bà anh ta gặp: hãy nói chuyện về sex với anh ta, hãy kể với anh ta về những bí mật trong đời tư họ trong khi anh ta ghi băng video. Nói cách khác, anh ta tìm kiếm khoái cảm và “làm tình” với họ bằng những câu chuyện họ kể, Graham khiến họ cảm thấy naked không phải bằng cách lột trần thân thể họ, mà là lột trần tâm hồn của họ, những bí ẩn sâu xa nhất của họ. Và anh ta thành công với gần hết những người đàn bà mà anh ta gặp. Nhưng chính trong cái việc ngồi trước máy quay và nói về đời sống tình dục của mình và trong khi họ nghĩ rằng họ giúp anh ta (và cũng bị kích thích bởi việc làm này) thì bản thân những người phụ nữ này cũng chợt nhận ra rằng không chỉ Graham mới gặp vấn đề về tình dục và sự hòa hợp với xã hội mà bản thân chính họ cũng có rất nhiều vấn đề của mình- những vấn đề không nhất thiết là chỉ dừng lại ở sex. Tất cả các nhân vật chính trong phim đều có những lệch lạc, những ám ảnh và sự lừa dối (với người khác hay với bản thân mình), dù đó là một gã đàn ông luôn động tình hay là một anh chàng bất lực, là người phụ nữ gia đình ít hứng thú tình dục hay người đàn bà quan niệm tình dục chỉ như trò chơi. Và trong cái bối cảnh đó, thì chính cái gã bất lực với sở thích ngắm nghía cuộc đời người khác đó lại có gì đó như là một sự thanh cao và chân thực.

Về diễn xuất thì hai diễn viên chính đóng quá hay, không còn gì để nói. Kịch bản và lời thoại cũng rất hay. Bộ phim rất chân thực và tinh tế.

Cảnh cuối phim rất nhẹ nhàng. Graham gối đầu vào lòng Ann và ngủ, anh ta đã được giải phóng khỏi vết thương tâm lý thời xưa- vết thương ám ảnh khiến anh ta trở nên bất lực. Và đó là một cảnh hạnh phúc. Đôi khi có thể gối đầu vào lòng nhau để ngủ mà không cảm thấy áp lực của việc phải chứng tỏ khả năng hay sự hấp dẫn tình dục có lẽ cũng là một thứ hạnh phúc.

Một cái gì đó hơi liên quan. Hôm qua đọc bài điểm phim Rear Windows của Roger Ebert, ông này cho rằng trong các phim của Hitchcok thường có hai nỗi ám ảnh với các nhân vật nam. Thứ nhất là voyeur- theo dõi cuộc sống của người khác. Nhân vật chính của Vertigo âm thầm theo dõi cuộc đời của một người đàn bà và nhân vật chính của Rear Windows thích thú với việc theo dõi đời tư của những người xung quanh qua ống kính tele của anh ta. Thứ hai là ám ảnh về nỗi sợ bất lực (impotence). Cả hai nhân vật chính trong hai phim trên (cùng do James Steward đóng) đều tỏ ra thờ ơ, và cố gắng tách khỏi sự hấp dẫn chết người của những người đàn bà yêu họ. Họ thích thú với việc sống cuộc sống của người khác, đóng vai trò là khán giả nhìn ngắm từ xa hơn là chấp nhận yêu những người đàn bà mạnh mẽ, xinh đẹp và yêu họ. Ám ảnh bất lực ở đây không đơn giản là về mặt tình dục (những cái không được ngụ ý rõ ràng trong phim) mà là ám ảnh mất khả năng kiểm soát vị thế của người đàn ông trong mối quan hệ với phụ nữ và đáp ứng lại những kỳ vọng của người phụ nữ và của xã hội. Tr
ong sex, lies, and videotape thì cả hai ám ảnh này đều tồn tại.

Monday, July 30, 2007

Entry for July 30, 2007

Không theo dõi vụ này, cũng không vào blog của bạn được nêu tên nên không có ý kiến gì. Chỉ có điều thấy khó chịu về lời mở đầu bài này trên báo Lao động:

“Sau khi báo Lao Động Điện tử (LĐĐT) khởi đăng câu chuyện cảm động của blogger Hopeness, bạn Quang Vũ (Đà Nẵng) đã gửi tới LĐĐT một bài viết dài phân tích về tính xác thực của câu chuyện rơi lệ này. Nhưng dù có thật hay không, câu chuyện đã giúp rất nhiều người nhận ra những giá trị tốt đẹp của cuộc sống và khám phá những tình cảm của bản thân như lời cuối trong bài viết ngày thứ 7 của blogger Hopenes: "Mạng là ảo nhưng tình cảm là thật".”


Tức là theo báo Lao Động thì kể cả câu chuyện trên blog này là bịa, nhằm đánh vào tình cảm mọi người vì một mục đích nào đó thì nó vẫn là có ích, vì người đọc sẽ cảm động, chảy nước mắt hay đồng cảm khi đọc nó? Một lời nói dối vẫn có giá trị, một sự lừa dối tình cảm của mọi người vẫn đáng quý nếu như vì nó mà người ta “khám phá những tình cảm của bản thân”? Như thế có phải là đánh giá tình cảm con người quá rẻ rúng không nhỉ?. Hay là trong thời hiện đại, sự thương cảm với đồng loại cũng trở nên mất giá đến mức người ta sẵn sàng hài lòng với bất cứ một thứ fast-food nào?

Lại lan man chuyện khác. Thỉnh thoảng YIM tớ nhận được spam nói chuyện bạn XYZ nào đó đang bị bệnh gì đó ở bệnh viện gì đó rất nguy cấp và nếu bạn chuyển tin nhắn này cho người khác thì mỗi tinh nhắn Yahoo sẽ trả cho bạn đó là bao nhiêu đồng. Tớ chưa bao giờ chuyển những tin nhắn theo kiểu đó cả vì thấy nó thật vô lý, ngớ ngẩn, và thật là rẻ khi mua sự yên lòng của mình bằng cái cách như thế.

Ngày trước vụ ungthu.net tớ cũng vào đọc một hôm, cũng cảm động nhưng cũng chẳng để làm gì cả. Hồi blog của Trần Tuyên thì tớ cũng vào một hai lần, cũng cảm phục cách bạn ấy đối đầu với cái chết một cách lạc quan và khá nhẹ nhàng (mà mình thì không biết trong trường hợp đó mình sẽ làm thế nào, đôi khi tớ cũng tưởng tượng xem nếu tớ chỉ còn vài tháng nữa mà chết sau khi bị ung thư hay AIDS thì mình sẽ làm gì). Nhưng chỉ thế thôi, mình không bị ám ảnh gì mà cũng không thực sự cảm thấy nhu cầu phải viết gì vào đó để chia sẻ. Tớ thì không bị ám ảnh như một số bạn khi đọc cái gì đó bi ai (và cũng không cảm thấy một sự thích thú ngấm ngầm vì tự thấy mình còn may mắn), nói chung đọc xong nửa tiếng là quên ngay mà cũng chẳng nghĩ gì tới chuyện đó. Nhưng chính vì thế mà tớ lại càng không thích vào đọc các blog như thế, vì cảm thấy mình hơi có lỗi (guilty) khi làm việc đó, vào đọc như để thỏa mãn phần nào sự hiếu kỳ, để theo dõi một câu chuyện có tính dramatic, có nước mắt và thương đau trong đời thực chứ không phải trong phim, và để có một chút cảm xúc xót thương, đồng cảm …Tớ cảm thấy như vậy chính là một sự thiếu tôn trọng đối với tình cảm của mình và với chính người mà mình thương cảm đó. Đó là chưa kể với những blog sáng tác của tác giả nào đó để khiến mọi người sụt sùi thì việc đó lại càng khiến mình có cảm giác các tình cảm của mình trở thành giả tạo.

Đợt trước, có bạn bảo tớ post lên blog tin bài và lời kêu gọi giúp đỡ về vụ một bạn gái ở Đức bị tai nạn và cần giúp đỡ vì blog của tớ khá nhiều người đọc. Tớ cũng suy nghĩ rồi quyết định không post bài đó lên. Gọi là mình vô cảm cũng được nhưng nói chung, tớ rất không thích những phong trào này nọ, kể cả việc cùng thương cảm hay cùng làm từ thiện trên blog. Với lại blog có tính cá nhân và tớ không thích post những bài có tính phong trào, dù cho mục đích của phong trào có là gì đi chăng nữa.

Viết thế này có thể sẽ khiến một số bạn phật ý hay sẽ nghĩ tớ là lạnh lùng, ít đồng cảm với nỗi đau của người khác nhưng mà kệ thôi. Mà cũng có thể là tớ hơi vô cảm thật.



Sunday, July 29, 2007

Linh tinh về Kinh Thánh và Thiên chúa giáo.


http://images.contactmusic.com/images/reviews2/dogma.jpg

Alanis Morissette đóng vai Thượng đế trong phim Dogma.


Copy lại có sửa đổi và bổ sung từ comment bên blog bạn Phanxine.

1. Với đạo Thiên Chúa, Thượng đế (Thiên Chúa) không phải vô nhân ảnh, hình tướng mà là một Thượng đế có tính cá nhân (personified God), có hình tướng. Chính con người cũng được tạo ra dựa trên hình ảnh của Thượng đế. Khái niệm Thượng đế là vũ trụ, là tự nhiên, hay là một quy luật tiềm ẩn nào đó… thì hẳn gần với quan niệm về Đạo của Lạo Tử hay triết học của Spinoza (Einstein cũng theo tư tưởng này của Spinoza), nó khác với tinh thần của Cựu Ước.

2. Chúa trong tôn giáo Nhất thần thường có 2 mặt: Mặt nhân từ, ưu đãi cho những người theo ông và mặt dữ dội, tàn phá, hủy diệt với những kẻ không theo ông, không tin ông hay không thèm đếm xỉa tới ông, tức là sách lược củ cà-rốt và cây gậy. Nó cũng xuất phát từ cái bản năng của con người muốn tìm về một thế lực tuyệt đích nào đó, một quyền lực tối thượng, chịu trách nhiệm về tất cả may mắn/bất hạnh/thành công/tai vạ... cho con người. Và bởi vì nó là tuyệt đối, là cội nguồn nên Chúa (và chỉ có Chúa) đứng trên thiện và ác. Con người chỉ được chấp nhận, tuân thủ ý Chúa và không được phép phán xét hay thắc mắc hay mất lòng tin vào Chúa nếu không sẽ bị trừng trị nghiêm khắc (hoặc là ngay lập tức hoặc là vào ngày tận thế).

3. Nhưng nếu chính xác thì trong Cựu ước, Chúa thể hiện giận dữ và trừng phạt nhiều hơn là ân sủng. Việc trừng phạt của Chúa luôn được coi là có lý với những kẻ không theo đạo Chúa hay đối xử bất công với dân của Chúa (ví dụ giết con trai đầu của người Ai Cập) hay với những kẻ theo đạo Chúa nhưng kiêu hãnh, sa đà theo các tín ngưỡng khác hay lơ là việc thờ Chúa. Trong Kinh Thánh còn có chuyện Chúa bắt Abraham phải giết con trai của mình để chứng tỏ lòng trung thành với Chúa và khi Abraham làm việc đó thì Chúa hài lòng nên đã biến một con cừu thay cho con trai Abraham. Đọc chuyện này thấy hơi giống với chuyện Agamemnon hiến con gái trong Illiad, không biết là có bị ảnh hưởng lẫn nhau hay chỉ là trùng hợp?

4. Hình ảnh Chúa như vậy có phần giống với một người cha nghiêm khắc hay một người tù trưởng trong một bộ lạc sống khắc khổ, đòi hỏi phải có sự tuân thủ tuyệt đối ý chí của kẻ trưởng thượng. Nhưng trong đạo Thiên Chúa, việc tồn tại một Chúa sẵn sàng trừng phạt và chịu trách nhiệm cho mọi thứ kể cả khổ đau và bất công của con người nhưng vẫn đòi hỏi con người không chỉ tôn kính và sợ mà còn phải yêu Chúa liệu có phải mâu thuẫn (đạo Do Thái nhấn mạnh phần sợ, đạo Thiên Chúa nhấn mạnh phần yêu) ?. Người ta có thể yêu một vị Jesus Christ bác ái và sẵn sàng hy sinh (dù tính khí hơi thất thường) nhưng liệu có thể yêu được vị Thiên Chúa luôn giận dữ, sẵn sàng trừng phạt nặng nề nhất với một lỗi dù nhỏ nhất của con người và hình như không bao giờ biết cười?

Khác với đạo Thiên Chúa, đạo Zoroastrianism (Bái hỏa giáo) và đạo Manichaeism (Mani giáo hay Minh giáo khi ở Trung Quốc) có tính nước đôi hơn. Bái hỏa giáo cho rằng có một vị Thượng đế là đấng sáng tạo và Người có hai hiện thân là Thiện và Ác. Giống đạo Thiên Chúa, Bái hỏa giáo cho rằng vào Ngày tận thế, Thiện sẽ toàn thắng trước Ác (nhiều người cho rằng đạo Do Thái lấy khái niệm Ngày tận thế từ Bái hỏa giáo trong thời gian các tu sĩ Do Thái bị đi đày ở Babilon). Như vậy Bái hỏa giáo là Nhất thần giáo nhưng có nhiều tính chất nhị nguyên. Manichaeism thì có tính nhị nguyên khi cho rằng có hai thế lực Thiện và Ác luôn đấu tranh với nhau để giành quyền áp đảo trong vũ trụ và trong mỗi con người. Đạo Manicheism ra đời ở Ba Tư, là một trường hợp khá lý thú trong lịch sử, nó chịu ảnh hưởng từ cả Zoroastrianism, Thiên chúa giáo và Phật giáo và đến lượt nó lại ảnh hưởng trở lại tới Bái hỏa giáo và Thiên chúa giáo (nhất là qua Thánh Augustine- nhà lý luận xuất sắc nhất trong lịch sử của Thiên chúa giáo kể từ khi Thánh Paul qua đời, vốn là tín đồ của Mani giáo trước khi chuyển sang Thiên chúa giáo).

5. Quay lại Cựu ước. Tác giả Cựu ước là ai? Theo truyền thuyết thì là do các nhà tiên tri ở nhiều thời đại của người Do Thái chép lại sau khi được mặc khải cùng Thiên Chúa. Nói chung mặc khải hay không không biết nhưng có điều gần như chắc chắn là Cựu Ước là công trình sáng tạo và ghi chép lịch sử trong nhiều đời của nhiều người (ví dụ các tên sách trong Cựu ước: The Book of Job, Book of Daniel…)

6. Văn minh tinh thần phương Tây dựa trên hai yếu tố quan trong nhất: Hy Lạp và Do Thái (Cựu ước và Tân ước). Đọc Kinh thánh có cái hay ở chỗ nó là một trong những tài liệu cổ nhất còn giữ lại tương đối nguyên vẹn, phản ánh đời sống xã hội và tinh thần của người Do Thái cách đây hàng nghìn năm. Tất nhiên đó là với quan điểm của người không theo đạo, còn với người theo đạo thành tín thì Kinh Thánh phải được coi là chân lý.

7. Hiện nay ở Mỹ còn có các phong trào đòi xét lại thuyết Tiến hóa của Darwin, không cho giảng dạy thuyết này trong trường phổ thông, hoặc nếu không thì đồng thời với thuyết Tiến hóa, nhà trường phải cho giảng dạy thuyết Sáng thế (creationism) như một học thuyết khác, một cách giải thích khác cho sự hình thành thế giới.

8. Có điều đặc sắc là trong khi hầu hết thế giới cổ đại đều theo đa thần giáo thì một bộ lạc nhỏ bé
người Do Thái ở sa mạc Tây Á lại tôn thờ một vị thần duy nhất và rồi dần dần vị thần ấy sẽ được tôn thờ ở khắp thế giới, dưới các hình tướng và tên gọi khác nhau. Tại sao quá trình phát triển của loài người lại gắn với sự bành trướng của Nhất thần giáo và sự thu hẹp của Đa thần giáo? Liệu đó là một sự tình cờ hay là có một quy luật nào đó?

Giang Trang- Lời Ở Phố Về

img

Album mới "Lời ở phố về" nhạc Trịnh Công Sơn của Giang Trang sau 6 năm của Vẫn nhớ em bên đời. Vẫn chất giọng thong thả, truyền cảm của ngày xưa cùng tiếng guitar mộc, nhưng cũng đã khác nhiều. Giọng Giang Trang giờ khỏe hơn, tự tin hơn, bình thản hơn ngày xưa. Những bài tớ thích: Rừng xưa đã khép, Lời thiên thu gọi, Hoa xuân ca, Vẫn nhớ cuộc đời, Lại gần với nhau.

Chính ra nghe GT hát, tớ hay hình dung tới Trịnh Vĩnh Trinh hơn là Khánh Ly, mặc dù biết rằng GT rất thích Khánh Ly và hình như không thích Vĩnh Trinh. Có gì đó hơi mong manh, một nỗi buồn vừa có dáng dấp thiếu nữ vừa có dáng dấp đàn bà trong giọng hát của GT. Như một câu hỏi mà người hỏi thực sự muốn hỏi.

Album này được thu tương đối amateur. Nghe nói sắp tới, Giang Trang sẽ thu một album chính thức một cách pro. I’m waiting for that.

Rừng xưa đã khép - Giang Trang.mp3

Lời thiên thu gọi - Giang Trang.mp3

Lại gần với nhau - GIang Trang.mp3

Trong nỗi đau tình cờ - Giang Trang.mp3

Vẫn nhớ cuộc đời - Giang Trang.mp3

Một lần thoáng có - GT.mp3

Lời ở phố về - Giang Trang.mp3

Hoa xuân ca - Giang Trang.mp3

Xin mặt trời ngủ yên - Giang Trang.mp3


Đức tin và Tôn giáo (tiếp)

Kết quả vote về Đức tin và Tôn giáo.

Tổng số phiếu vote: 58.

Phật giáo: 28%

Thiên chúa giáo: 10% trong đó chia đều cho Công giáo 5% và Tin Lành 5%

Vô thần hay không theo một đức tin tôn giáo nào: 36%

Tín ngưỡng truyền thống (thờ cúng ông bà, thần phật…nhưng không theo một tôn giáo có tổ chức nào): 17%

Không nằm trong số nêu trên: 9% (có thể do chịu ảnh hưởng của nhiều hơn một tôn giáo hay theo các tín ngưỡng khác).

Như vậy có thể thấy trong mẫu này, có tới hơn 1/3 người điều tra tự nhận mình là Vô thần, không mang bất cứ niềm tin tôn giáo nào, mặc dù tớ nghĩ nhiều người trong số họ vẫn thờ cúng tổ tiên hay đôi khi cũng có thể đi chùa.

Gần gũi với nhóm này là nhóm tin tưởng vào tín ngưỡng truyền thống (chiếm khoảng 1/6). Nhóm này về cơ bản cũng không tin vào một tôn giáo chính thống nào nhưng lại đặt nhiều niềm tin hơn nhóm vô thần vào tập tục truyền thống thờ cúng ông bà (trong đó có cả các yếu tố tôn giáo du nhập như thờ thần thánh, thờ các vị Phật như các vị thần). Tóm lại nhóm này là nhóm tin vào đa thần. Tổng cộng hai nhóm này chiếm hơn một nữa của mẫu (53%), chính là nhóm hợp thành yếu tố Lương trong cách phân loại tôn giáo ở Việt Nam trước kia.

Tiếp theo là Phật giáo chiếm hơn 1/4 (28%). Những người tự nhận mình là tín đồ Phật giáo, theo tớ hiểu là những người thực sự tin tưởng vào giáo lý của đạo Phật, chứ không phải chỉ đi chùa như một hình thức tín ngưỡng cổ truyền. Còn lại 10% là đạo Thiên chúa trong đó chia đều cho Công giáo và Tin Lành.

Nhìn chung, tớ nghĩ tuy mẫu này là nhỏ và cách poll thiếu khoa học, các câu hỏi chưa chính xác lắm và không thể kiểm soát được đối tượng trả lời nhưng nó tương đối chính xác trong việc phản ánh niềm tin tôn giáo ở Việt Nam. Có hơn một nửa người vote là vô thần hay đa thần. Các tôn giáo chính thống chỉ chiếm chừng gần 40%. Việt Nam vẫn nằm trong số rất ít quốc gia có đa số dân chúng không theo một tôn giáo có tổ chức nào.

Saturday, July 28, 2007

Entry for July 28, 2007

Fix You

Coldplay

When you try your best but you don't succeed
When you get what you want but not what you need
When you feel so tired but you can't sleep
Stuck in reverse.

When the tears come streaming down your face
When you lose something you can't replace
When you love someone but it goes to waste
Could it be worse?

Lights will guide you home
And ignite your bones
And I will try to fix you

And high up above or down below
When you're too in love to let it go
But if you never try you'll never know
"Just what your worth"

Lights will guide you home
And ignite your bones
And I will try to fix you

Tears stream, down your face
When you lose something you cannot replace
Tears stream down your face
And I..

Tears stream, down your face
I promise you I will learn from my mistakes
Tears stream down your face
And I..

Lights will guide you home
And ignite your bones
And I will try to fix you.

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for July 28, 2007

Another sweet but sad song from Keane.


Everybody's Changing

Keane

You say you wander your own land
But when I think about it
I don't see how you can
You're aching, you're breaking
And I can see the pain in your eyes
Says everybody's changing
And I don't know why

So little time
Try to understand that I'm
Trying to make a move to stay in the game
I try to stay awake and remember my name
But everybody's changing
And I don't feel the same

You're gone from here
And soon you will disappear
Cause everybody's changing
And I don't feel right

So little time
Try to understand that I'm
Trying to make a move to stay in the game
I try to stay awake and remember my name
But everybody's changing
And I don't feel the same

So little time
Try to understand that I'm
Trying to make a move to stay in the game
I try to stay awake and remember my name
But everybody's changing
And I don't feel the same

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for July 28, 2007

Rừng Xưa Đã Khép


Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô
Ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa
Rừng thu lá úa em vẫn chưa về
Rừng đông cuốn gió em đứng bơ vơ

Ta thấy em trong tiền kiếp với mặt trời lẻ loi
Ta thấy em đang ngồi hát khi rừng về nhiều mây
Rừng thu thay lá mưa bay buồn rầu
Rừng đông buốt giá mưa bay dạt dào

Ta vẫn mong ta chờ mãi trên từng ngày quạnh hiu
Ta vẫn mong em về đây cho đời đầy cuộc vui
Mùa xuân đã đến em hãy quay về
Rừng xưa đã khép em hãy ra đi

Nghe (thích nhất version Lê Dung trong phim
Mùa hè chiều thẳng đứng và Kim Ngọc trong album Về nơi cuối trời. ):

Lê Dung
Kim Ngọc
Khánh Ly
Cẩm Vân
Ngọc Lan
Thanh Lam
Thanh Hà
Quang Dũng

Dạo này nghe nhạc Trịnh mình thích nghe mộc, như bài “Cho đời chút ơn” này thì vẫn thích version của Mai Trang và version của Bống & Giang Trang.

Nghe Cho đời chút ơn

Mai Trang

Bống & Giang Trang

Trần Thu Hà

Mỹ Tâm


Friday, July 27, 2007

Entry for July 27, 2007

Lại lười viết nên copy tiếp. Bài này lại của Phan An ở Thăng Long, cũng không phải là đặc sắc lắm nhưng có duyên.


Đàn ông và tình ảo


Tình ảo là tình yêu qua net, là tình yêu online, là yêu ai đó mà chưa hề gặp mặt, chưa hề táy cổ năm. Thật sự là với đàn ông bản tính thích “tiền tươi, thóc thật” chuyện yêu trên mạng chỉ là chuyện bất đắc dĩ, chuyện bị ép hạ.

Có người nói đàn ông nghĩ ra Internet còn đàn bà nghĩ ra tình online. Đàn ông nuôi tình online vì đàn bà thích thế, hay chỉ khi không có lựa chọn nào khác. Dân gian có câu: “Đàn ông yêu bằng mắt, đàn bà yêu bằng tai”. Nói chung đàn ông yêu online phải có cái pix, nghĩa là có cái ảnh của đối tác xem trước mới turn on được. Đàn bà thì đôi khi chẳng cần biết đối tác “đầu cua tai nheo” gì chỉ cần dịu dàng quá dịu dàng không chịu nổi là được. Có thể đó là do giữa bộn bề áp lực, giữa xám xịt và tẻ nhạt của cuộc sống, rất nhiều đàn bà online tìm sự đồng cảm qua những dòng chát vô hồn. Và đàn ông - vì thích câu cá thì phải dùng mồi mà cá thích nên cũng phải online.

Trong thời buổi với nhiều người lướt web và chat là nhu cầu không thể thiếu hàng ngày - giống như cafe và không khí vậy, tình online đến dĩ nhiên như những cơn mưa mùa hạ. Và yêu say đắm một người qua net không phải là điều lạ - vì tình ảo có sức quyến rũ mê hồn. Khi trò chuyện qua net nhất là với mục đích câu kéo, đàn ông thường khoác cho mình một bề ngoài dễ thương, một phong cách lịch sự kèm theo những câu nói ý nhị, duyên dáng như của Hoàng tử xứ Đan Mạch. Quả là hư ảo bao giờ cũng đẹp hơn thực tế phũ phàng. Thế giới ảo mang lại cho người ta nhiều tưởng tượng, nhiều giấc mơ...

Người viết bài này có ông bạn hơn 30 tuổi đầu rồi mà vẫn cô đơn lắm, vẫn thường ước ao có một người bạn khác giới để có thể thật sự tin tưởng, để có thể cảm nhận được sự ấm áp, để tin rằng thật sự có tình yêu ở trên đời. Cảm thấy buồn chán thất vọng vào con người thực và tình yêu thực, ông bạn hay lang thang trên mạng tìm hạnh phúc. Nhưng thế giới ảo liệu có chỗ tồn tại cho một tình yêu thực? Chìm đắm trong mối tình ảo hay những viễn cảnh xa xôi như cổ tích, ông bạn có nhận ra tình online đến quá nhanh và kết thúc đầy bất ngờ giống như khi Sign in rồi lại Sign out?. Dù đau đấy, nhưng dẫu sao ông bạn cũng có một khoảng thời gian hạnh phúc, hạnh phúc với chính mình. Men say ấy mấy ai mà có được. “Tình nào là tình có thật hỡi người? Chỉ một mình, mình đắm chìm trong men cay”.

Có nghiên cứu chỉ ra rằng đàn ông yêu online thường là người có trình độ học vấn cao nhưng không thoả mãn và cảm thấy bị tách biệt với mối quan hệ xung quanh. Tính cách đàn ông của họ ở đây không phải vấn đề đáng bàn. Đơn giản Internet là một cách hiệu quả giúp đàn ông thoát khỏi hoặc tránh phải giải quyết những rắc rối trong cuộc sống - mà trong số đó chuyện yêu đương rõ ràng là rắc rối nhất. Đàn ông yêu online, nếu thấy rắc rối có thể lẳng lặng mà đi rồi khuất bóng.

Một ông bạn khác của người viết bài này tuyên bố thẳng là chẳng quan tâm lắm đến tình online bởi binh pháp Tôn Tử có câu “Lấy nước xa không chữa được lửa gần”, xung quanh đầy người đẹp còn chưa tán cho hết, nghĩ gì đến em nào xa tít mù khơi sờ không tới. Nhưng khi có một em giới thiệu là 9x chát chít làm quen, gửi cho cái ảnh đang ngồi đánh bia lô, à quên piano thì cũng cắn câu ngay. Mặc dù ông bạn có hối hận là không ngờ là mình lại đổ nhanh như tốc độ ADSL nhưng cũng đi khoe khắp nơi kiểu “ai chẳng muốn có một người bạn gái trẻ đẹp mà lại chơi piano (ý là trí thức, quyền quý) như thế này”. Ông bạn tự an ủi là em ấy như thế thì làm sao mà đỡ được và có thêm tình yêu online cũng hay - cho cuộc đời thêm chút màu sắc cầu vồng, cho đời Yahoo Messenger được thêm lắm icon cười và flirt. Ông bạn này có biết đâu em 9x ấy chính là ông hơn 30 tuổi đầu (đã được kể ở trên kia) đóng giả.

Đàn ông yêu online hầu hết đều thừa nhận là biết đối tác trông như thế nào, thường xuyên gọi điện cho đối tác và thậm chí…đã từng gặp nhau. Tuy nhiên, khi đã đối diện với người tình ảo, chuyện tình trên net không còn "ảo" nữa mà chuyển từ giai đoạn on nai (online) sang ấp nai (offline).

Tình ảo là sự lựa chọn của thời đại Internet. Nhiều khi đàn ông huênh hoang về những người tình ảo trên mạng như là chiến công. Đàn ông có nhiều tình ảo là chuyện thường. Chỉ là vi vu trên net, cô đơn trên mạng thôi, ăn nhằm gì đâu. Vả lại yêu thương một người và được người ta yêu thương lại, dù đó là ai cũng làm cho lòng mình thêm ấm áp. Thế giới mạng là ảo nhưng yêu thương và tình cảm là có thật, đôi khi đàn ông cũng thấy thế.

Entry for July 27, 2007

Somewhere Only We Know
Keane

I walked across an empty land,
I knew the pathway like the back of my hand.
I felt the earth beneath my feet,
Sat by the river and it made me complete.
Oh, simple thing, where have you gone?
I'm getting old and I need something to rely on.
So tell me when you're gonna let me in,
I'm getting tired and I need somewhere to begin.

I came across a fallen tree,
I felt the branches; are they looking at me?
Is this the place we used to love?
Is this the place that I've been dreaming of?

Oh, simple thing, where have you gone?
I'm getting old and I need something to rely on.
So tell me when you're gonna let me in,
I'm getting tired and I need somewhere to begin.
SO if you have a minute why don't we go,
Talk about it somewhere only we know?
This could be the end of everything.
So why don't we go, somewhere only we know,
Somewhere only we know.

Oh, simple thing, where have you gone?
I'm getting old and I need something to rely on.
So, tell me when you gonna let me in,
I'm getting tired and I need somewhere to begin.
SO if you have a minute why don't we go,
Talk about it somewhere only we know?
This could be the end of everything.
So why don't we go, so why don't we go,

Hmmm yeahh,

This could be the end of everything.
So why don't we go, somewhere only we know,
Somewhere only we know
Somewhere only we know.
yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for July 27, 2007

1.

Nghe tắc kè kêu trong thành phố

Nguyễn Duy

tắc kè
tắc kè
tôi giật mình
nghe
trên cành me góc đường Công Lý cũ
cái âm thanh của rừng lạc về thành phố
con tắc kè
sao mày ở đây?

sáng ra nhìn soi mói mọi cành cây
chả thấy con tắc kè đâu cả
khi chùm đèn thuỷ ngân xanh lên trong vòm lá
tắc kè kêu như tiếng ai vọng về

chợt hiện về thăm thẳm núi non kia
dưới lá là hầm, là tăng, là võng
là cơn sốt rét rừng vàng bủng
là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn

những đoàn quân đi xuyên Trường Sơn
ngủ ôm súng suốt một thời tuổi trẻ
đêm trăn trở đố nhau
bao giờ về thành phố?
con tắc kè nghe, nhanh nhảu nói: sắp về

sắp về
sắp về...
người bạn tôi rung võng cười khoái trá
ấy là lúc những cánh rừng trút lá
mùa khô năm một ngàn chín trăm bảy tư

ăn tết rừng xong, từ giã chú tắc kè
chúng tôi xuôi, ào ào cơn lũ đổ
các binh đoàn tràn vào thành phố
đang mùa thay lá những hàng me

lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè
chồi non lăn tăn nơi đầu cành run rẩy
cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy
hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay

người bạn tôi không về tới nơi này
anh gục ngã bên kia cầu Xa lộ
anh nằm lại trước cửa vào thành phố
giây phút lạnh lùng chấm dứt cuộc chiến tranh

đồng đội, bao người không về tới như anh
nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù và xa nữa
tất cả họ, suốt một thời máu lửa
đều ước ao thật giản dị:
sắp về.

qua hai mùa thay lá những hàng me
cái tết hoà bình thứ ba đã tới
chao ôi nhớ tết rừng không hương khói
đốt nhang lên
chợt hiện tiếng tắc kè

tôi giật mình
nghe
có ai nói ở cành me
sắp về...

Nguyễn Duy - TP.Hồ Chí Minh, Tết Mậu Ngọ, 1978.


2. Một bài hát của một ông Duy khác.

Kỷ vật cho em

Phạm Duy

Lời Linh Phương


Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở lại có thể bằng chiến thắng Pleime,
Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giã,
Anh trở về anh trở về, hàng cây nghiêng ngả
Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa,
Anh trở về trên chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng.

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Anh trở về bờ tóc em xanh
Chít khăn sô lên đầu vội vã. Em ơi!

Em hỏi anh. Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở lại với kỷ vật viên đạn đồng đen
Em sang sông cho làm kỷ niệm
Anh trở về anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân.
Em một chiều dạo phố mùa xuân,
Bên nguời yêu tật nguyền chai đá.

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về nhìn nhau xa lạ
Anhh trở về dang dở đời em
Ta nhìn nhau ánh mắt chưa quen
Cố quên đi một lần trăn trối... Em ơi!
Em hỏi anh em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.....


Thursday, July 26, 2007

Entry for July 26, 2007

Bài phân tích chi tiết của Le về vấn đề biển Đông và sự lựa chọn của Việt Nam. Rất đáng đọc.

Trung Hoa, Mỹ và vấn đề tranh chấp biển Đông

Wednesday, July 25, 2007

Harry Potter

The image “http://www.burgundybooks.net/images/harry_potter_and_the_deadly_hallows_cover_cl2p.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.



Tình hình là tớ đọc Harry Potter tập 7 chưa xong (mới được 1 nửa, hy vọng hôm nay xong), dù là đọc sách xịn chứ không phải ebook nhé. Nhưng thấy mọi người bàn tàn HP nhiều quá nên cũng bon chen mở một topic gọi là để điên cuồng câu page views (cho sớm đạt 300.000 views). Tập 7 này tớ thấy hay (ít ra cho tới chỗ tớ đọc), lâu rồi mới thấy HP trở lại là nhân vật khiến mình thấy thích, tập 5-6 thì chú này quá vớ vẩn, mờ nhạt, mong manh dễ vỡ nhạy cảm dễ tổn thương, kiểu rất chi là teeenager crisis, tập này thấy mạnh mẽ hơn hẳn.

Không ưa chú Ron, một chú jerk rất điển hình, thích chơi với người nổi tiếng nhưng lại hay mặc cảm, giận dỗi vớ vẩn, rất thích tự thương mình (self-pity), thế mà lại yêu được em Hermione vừa rất xinh (ở trong phim) vừa thông minh và tính tình rất hay: tự nhiên, chân thành, tình cảm. Em Ginny của chú Potter thì cũng không khác chú Ron mấy, còn mờ nhạt hơn nữa, và có gì đó khiến mình cảm giác là trí tuệ hạn chế. Không nhớ là em đó trong phim có xinh không.

Thôi chắc số phận của những người tài năng bẩm sinh (Harry Potter) hay giỏi giang, thông minh (Hermione) là rơi vào tay của những kẻ khù khờ. Harry Potter mà lấy Hermione thì có phải sẽ thành một đôi trai tài gái (vừa tài vừa) sắc tung hoành thiên hạ, nhất thống giang hồ không cơ chứ. Nếu không thì cũng là một đôi kiểu Trương Vô Kỵ- Triệu Minh hay Lệnh Hồ Xung- Nhậm Doanh Doanh, tuy nửa đời còn lại chỉ đàn sáo hát hò hay kẻ lông mày cho nhau thì vẫn cứ là thiên hạ vô địch, ở trên đám nhân gian một bậc. Rõ hoài của.

Đọc HP cũng là một thứ duyên để nhớ lại thời cách đây 6-7 năm, khi thứ 5 hàng tuần ra quầy báo mua các tập HP mỏng mỏng do Lý Lan dịch, với một cảm giác vừa đón đợi vừa thích thú.

Thôi ra đọc sách tiếp, bao giờ đọc xong vào tán tiếp.


Tôn giáo và đức tin

The image “http://www.halexandria.org/images/why_religion.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.




Trả lời comment của Oshin ở topic này, nghĩ tới vấn đề tôn giáo. Tình cờ hôm qua nói chuyện với ông thầy, ông này cũng hỏi là mày theo tôn giáo nào hay không theo tôn giáo. Mình bảo thì cũng hơi hơi theo Phật giáo nhưng mà một năm chắc đi chùa một lần, cũng có năm nhiều hơn ;). Mình cũng có một niềm tin vừa phải vào một số thứ như nhân quả, duyên, và ở mức độ ít hơn là luân hồi. Nhưng mà bảo mình có phải Phật tử không thì chắc mình. Hỏi mình có tin vào một Đấng sáng tạo toàn năng không, mình cũng không thể nói là mình tin. Thôi hay tự nhận là non-practicing Buddhish? Nhưng đạo Phật hình như cũng không mâu thuẫn với vô thần (atheism), thậm chí có lẽ có thể hiểu đạo Phật gần với một tôn giáo vô thần hơn cả.


Những người có một niềm tin tôn giáo dù là Phật giáo, Thiên Chúa giáo hay Hồi giáo có lẽ đều tìm được sự thư thái và một thái độ sống có chuẩn mực như tôn giáo họ yêu cầu. Có lẽ họ sẽ tìm thấy sự bình an hơn dù tôn giáo họ theo là gì đi nữa (tất nhiên không kể tới các trường hợp cuồng tín). Như thế việc theo một tôn giáo nào đó liệu có tốt hơn không theo tôn giáo không?

Mấy nhận định này dưới đây có thể sẽ gây khó chịu cho các bạn theo đạo, cho tớ xin lỗi trước.


Kể ra trong các tôn giáo lớn thì có lẽ đạo Phật vẫn là rộng mở hơn cả. Đạo Hồi thì là đạo của sắc dân du mục, lại có truyền thống lấy man rợ đè văn minh ngay từ khi mới hình thành nên nói chung ít có cảm tình. Đạo Thiên Chúa cũng có nhiều điểm hay nhưng lại lấy cội nguồn từ đạo Do Thái bắt người ta sinh ra đã là có tội và còn dọa người không tin vào đạo là phải xuống hỏa ngục. Kể ra mình rất kính trọng Jesus- trong ba vị sáng lập ba tôn giáo có mình Jesus phải chịu khổ cực nhất cả khi sống và khi chết- Jesus nói năng phát biểu cũng hay nữa, rất cận nhân tình và giàu tình nhân đạo. Kinh Thánh đạo Thiên Chúa cũng hay, nhiều câu chuyện ngụ ngôn thú vị, có thể coi như một cuốn từ điển bách khoa thời cổ đại còn được lưu lại khá hoàn hảo. Nhưng nếu theo đạo Thiên chúa (dù Tin lành hay Công giáo) thì mình cảm thấy không đúng với những gì mình tin. Vậy cái gì làm mình không trở thành tín đồ Phật giáo theo đúng nghĩa (như một số người bạn cả ngòai đời và trên blog)? Hmm, cũng không rõ. Có thể là vì đạo Phật chưa thuyết phục được mình ở cách thức giải quyết vấn đề. Mình còn cảm thấy tính yếm thế, gần với chủ nghĩa hư vô trong Phật giáo. Mà đã yếm thế và hư vô thì theo hay không theo cũng vậy, cuộc sống trong nhân gian đã sẵn vô nghĩa rồi, hạnh phúc và khổ đau chẳng khác gì nhau, đều ngắn ngủi trong từng giây phút thì nhọc công mà làm gì. Tóm lại là vẫn chưa tới duyên cho tôn giáo. Cũng có thể do cái tôi còn lớn quá?

Nhưng mà ngẫm thử cả thế giới này hầu như ai cũng theo một tôn giáo nào đó, chắc chỉ có ở một số ít nước như Việt Nam, tỷ lệ những người không theo tôn giáo nào mới cao như thế- cũng là một di sản của thời XHCN.

Làm thử một cái poll.

Bạn tự cho mình là có đức tin nào?
Phật giáo
38
Công giáo (Catholic)
14
Tin lành (Protestant)
7
Hồi giáo
2
Vô thần (không theo tôn giáo nào)
26
Tín ngưỡng truyền thống (thờ ông bà+ thần thánh)
14
Hòa Hảo
0
Cao Đài
1
CNCS
3
Không nằm trong số trên (trả lời cụ thể)
7
Sign in to vote

Tuesday, July 24, 2007

Entry for July 24, 2007

In the mood for some country music.


Don’t Cry Joni

Conway Twitty


Jimmy please say you'll wait for me
I'll grow up someday you'll see
Saving all my kisses just for you
Signed with love forever true

Joni was the girl who lived next door
I've known her I guess 10 years or more
Joni wrote me a note one day
And this is what she had to say

Jimmy please say you'll wait for me
I'll grow up someday you'll see
Saving all my kisses just for you
Signed with love forever true

Slowly I read her note once more
Then I went over to the house next door
Her tear drops fell like rain that day
When I told Joni what I had to say

Joni, Joni please don't cry
You'll forget me by and by
You're just fifteen
I'm twenty two
And Joni I just cant wait for you

Soon I left our little home town
Got me a job and tried to settle down
But these words kept haunting my memory
The words that Joni said to me

Jimmy please say you'll wait for me
I'll grow up some day you'll see
Saving all my kisses just for you
Signed with love forever true

I packed my clothes
And I caught a plane
I had to see Joni
I had to explain
How my heart was filled
With her memory
And ask my Joni if she'd marry me

I ran all the way
To the house next door
But things weren't like they were before
My tear drops fell like rain that day
When I heard what Joni had to say

Jimmy, Jimmy please don't cry
You'll forget me by and by
It's been five years since you've been gone
Jimmy, I married your best friend John

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Get this widget | Share | Track details ");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Desperado

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Get this widget | Share | Track details


Desperado l\u00e0 m\u1ed9t b\u00e0i h\u00e1t n\u1ed5i ti\u1ebfng c\u1ee7a The Eagles. B\u00e0i h\u00e1t l\u00e0 l\u1eddi t\u00e2m s\u1ef1 c\u1ee7a m\u1ed9t ng\u01b0\u1eddi b\u1ea1n (ho\u1eb7c l\u00e0 t\u1ef1 n\u00f3i v\u1edbi m\u00ecnh) v\u1edbi m\u1ed9t desperado (ti\u1ebfng T\u00e2y Ban Nha l\u00e0 anh ch\u00e0ng b\u1ea5t c\u1ea9n), ng\u01b0\u1eddi ch\u1ec9 mu\u1ed1n nh\u1eefng g\u00ec kh\u00f4ng th\u1ec3 c\u00f3.


Desperado
The Eagles


Desperado, why don't you come to your senses
You've been out ridin' fences,
for so long - now.
Ohh you're a hard one.
I know that you've got your reasons.
These things that are pleasin'you
Can hurt you somehow.

Don't you draw the queen of diamonds boy
She'll beat you if she's able.
You know the queen of hearts is always your best bet.
Now it seems to me, some fine things
Have been laid upon your table.
But you only want the ones that you can't get.

Desperado,
Ohhhh you aint getting no younger.
Your pain and your hunger,
They're driving you home.
And freedom, ohh freedom.
Well that's just some people talking.
Your prison is walking through this world all alone.

Don't your feet get cold in the winter time?
The sky won't snow and the sun won't shine.
It's hard to tell the night time from the day.
And you're losing all your highs and lows
aint it funny how the feeling goes away...

Desperado,
Why don't you come to your senses?
come down from your fences, open the gate.
It may be rainin', but there's a rainbow above you.
You better let somebody love you.
(let somebody love you)
You better let somebody love you...ohhh..hooo
before it's too late.

Th\u1eed d\u1ecbch cho vui, d\u00f9 b\u00e0i n\u00e0y d\u1ecbch kh\u00f3 m\u00e0 hay nh\u01b0 l\u1eddi ti\u1ebfng Anh \u0111\u01b0\u1ee3c.

Desperado


Desperado[1], sao b\u1ea1n l\u1ea1i kh\u00f4ng hi\u1ec3u
Nh\u1eefng h\u00e0ng r\u00e0o c\u1ee7a b\u1ea1n \u0111\u00e3 t\u1ed3n t\u1ea1i qu\u00e1 l\u00e2u
Ph\u1ea3i, b\u1ea1n l\u00e0 m\u1ed9t ng\u01b0\u1eddi c\u1ee9ng r\u1eafn
V\u00e0 t\u00f4i bi\u1ebft b\u1ea1n c\u00f3 l\u00fd do c\u1ee7a m\u00ecnh
Nh\u01b0ng nh\u1eefng g\u00ec \u0111ang l\u00e0m b\u1ea1n h\u00e0i l\u00f2ng
C\u0169ng khi\u1ebfn b\u1ea1n \u00e2m th\u1ea7m \u0111au \u0111\u1edbn.

N\u1eef ho\u00e0ng kim c\u01b0\u01a1ng kh\u00f4ng ph\u1ea3i d\u00e0nh cho b\u1ea1n
N\u00e0ng s\u1ebd h\u00e0nh h\u1ea1 b\u1ea1n khi n\u00e0ng c\u00f3 th\u1ec3
N\u00e0y b\u1ea1n \u01a1i, h\u00e3y ch\u1ecdn l\u1ea5y n\u1eef ho\u00e0ng tr\u00e1i tim.
V\u00e0 t\u00f4i th\u1ea5y b\u1ea1n c\u00f3 nh\u1eefng c\u01a1 h\u1ed9i t\u1ed1t
Nh\u01b0ng sao b\u1ea1n ch\u1ec9 mu\u1ed1n nh\u1eefng g\u00ec b\u1ea1n kh\u00f4ng th\u1ec3 c\u00f3
[2].

Desperado, b\u1ea1n kh\u00f4ng c\u00f2n tr\u1ebb n\u1eefa
N\u1ed7i \u0111au v\u00e0 c\u01a1n kh\u00e1t s\u1ebd \u0111\u01b0a b\u1ea1n v\u1ec1 nh\u00e0
C\u00f2n t\u1ef1 do \u01b0, t\u1ef1 do ch\u1ec9 l\u00e0 l\u1eddi n\u00f3i c\u1ee7a nh\u1eefng k\u1ebb xa l\u1ea1
B\u1ea1n \u0111ang phi\u00eau l\u00e3ng tr\u00ean th\u1ebf gian trong ch\u00ednh nh\u00e0 t\u00f9 c\u1ee7a m\u00ecnh
V\u00e0 ch\u1eb3ng c\u00f3 ai \u1edf b\u00ean b\u1ea1n c\u1ea3.

B\u00e0n ch\u00e2n c\u1ee7a b\u1ea1n c\u00f3 gi\u00e1 l\u1ea1nh trong m\u00f9a \u0111\u00f4ng?
Khi ngo\u00e0i kia kh\u00f4ng c\u00f2n tuy\u1ebft v\u00e0 m\u1eb7t tr\u1eddi kh\u00f4ng t\u1ecfa s\u00e1ng
Gi\u1eefa ng\u00e0y v\u00e0 \u0111\u00eam ch\u1eb3ng c\u00f2n g\u00ec ph\u00e2n bi\u1ec7t
B\u1ea1n \u0111\u00e3 \u0111\u00e1nh m\u1ea5t nh\u1eefng c\u1ea3m x\u00fac th\u0103ng gi\u00e1ng c\u1ee7a b\u1ea3n th\u00e2n
C\u00f3 n\u1ef1c c\u01b0\u1eddi ch\u0103ng khi c\u00e1c c\u1ea3m gi\u00e1c \u0111\u1ec1u tan bi\u1ebfn?

Desperado, sao b\u1ea1n l\u1ea1i kh\u00f4ng hi\u1ec3u
H\u00e3y g\u1ee1 b\u1ecf c\u00e1c h\u00e0ng r\u00e0o, h\u00e3y m\u1edf c\u1eeda ra
Ngo\u00e0i kia tr\u1eddi c\u00f3 th\u1ec3 m\u01b0a, nh\u01b0ng tr\u00ean cao l\u00e0 c\u1ea7u v\u1ed3ng r\u1ef1c r\u1ee1
H\u00e3y \u0111\u1ec3 m\u1ed9t ai \u0111\u00f3 y\u00eau b\u1ea1n
M\u1ed9t ai \u0111\u00f3 y\u00eau b\u1ea1n
Tr\u01b0\u1edbc khi \u0111i\u1ec1u \u0111\u00f3 th\u00e0nh qu\u00e1 mu\u1ed9n.

Desperado c\u00f2n l\u00e0 t\u00ean m\u1ed9t b\u1ed9 phim vi\u1ec5n T\u00e2y c\u1ee7a Robert Rodriguez. Soundtrack phim n\u00e0y c\u0169ng r\u1ea5t hay, nghe th\u1eed 1 b\u00e0i.

Get this widget | Share | Track details

Entry for July 24, 2007

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Powered by eSnips.com

Nghe nh\u1ea1c t\u1eeb m\u1ed9t folder trong m\u00e1y c\u00f3 t\u00ean Hanoi songs g\u1ed3m c\u00e1c b\u00e0i h\u00e1t v\u1ec1 H\u00e0 N\u1ed9i. M\u1edbi th\u1ea5y l\u00e0 h\u1ea7u h\u1ebft c\u00e1c b\u00e0i h\u00e1t v\u1ec1 H\u00e0 N\u1ed9i \u0111\u1ec1u l\u00e0 v\u1ec1 m\u00f9a thu H\u00e0 N\u1ed9i (qu\u00e1 nhi\u1ec1u \u0111\u1ec3 k\u1ec3 t\u00ean), m\u1ed9t s\u1ed1 \u00edt h\u01a1n v\u1ec1 m\u00f9a \u0111\u00f4ng (L\u00e3ng \u0111\u00e3ng chi\u1ec1u \u0111\u00f4ng H\u00e0 N\u1ed9i, \u0110\u00eam m\u00f9a \u0111\u00f4ng H\u00e0 N\u1ed9i, Em \u01a1i H\u00e0 N\u1ed9i ph\u1ed1, H\u00e0 N\u1ed9i m\u00f9a n\u00e0y v\u1eafng nh\u1eefng c\u01a1n m\u01b0a\u2026), hi\u1ebfm hoi l\u1eafm m\u1edbi c\u00f3 b\u00e0i v\u1ec1 m\u00f9a xu\u00e2n (H\u00e0 N\u1ed9i em v\u00e0 m\u00f9a xu\u00e2n, L\u00e0ng l\u00faa l\u00e0ng hoa) v\u00e0 kh\u00f4ng c\u00f3 b\u00e0i n\u00e0o v\u1ec1 m\u00f9a h\u00e8.

Ch\u1ee9ng t\u1ecf m\u00f9a h\u00e8 \u1edf H\u00e0 N\u1ed9i r\u1ea5t ch\u00e1n, v\u1eeba n\u00f3ng v\u1eeba b\u1ee5i. Th\u1ebf n\u00ean c\u00e1c b\u00e0i h\u00e1t hay v\u1ec1 m\u00f9a h\u00e8 l\u1ea1i \u0111\u1ec1u l\u00e0 m\u00f9a h\u00e8 \u1edf n\u01a1i n\u00e0o \u0111\u00f3 ch\u1ee9 kh\u00f4ng ph\u1ea3i \u1edf H\u00e0 N\u1ed9i (V\u00e0o h\u1ea1, T\u00ecnh kh\u00fac th\u00e1ng s\u00e1u, Ph\u01b0\u1ee3ng h\u1ed3ng)\u2026

Ch\u1ec9 nh\u1edb c\u00f3 v\u00e0i c\u00e2u h\u00e1t c\u00f3 H\u00e0 N\u1ed9i m\u00f9a h\u00e8 \u201cN\u01a1i t\u00f4i sinh H\u00e0 N\u1ed9i. Ng\u00e0y t\u00f4i sinh, m\u1ed9t ng\u00e0y b\u1ecfng ch\u00e1y\u201d (t\u1ea1m hi\u1ec3u l\u00e0 n\u00f3ng qu\u00e1 n\u00ean b\u1ecfng ch\u00e1y), \u201cNh\u1eefng con \u0111\u01b0\u1eddng ngo\u1ea1i \u00f4 n\u1eafng ch\u00f3i. Nh\u1eefng con \u0111\u01b0\u1eddng \u0111\u1ea7y hoa th\u00e1ng s\u00e1u h\u00e8 r\u01a1i\u201d. \u00c0 c\u00f2n c\u00e2u n\u00e0y n\u1eefa \u201c Nh\u1edb ph\u1ed1 th\u00e2m nghi\u00eam r\u1ee3p b\u00f3ng c\u00e2y, ti\u1ebfng ve ru nh\u1eefng tr\u01b0a h\u00e8.\u201d Th\u1ebf l\u00e0 h\u1ebft.

Nh\u00e2n d\u1ecbp ch\u1ecb H\u1ed3ng Nhung s\u1eafp \u0111i l\u1ea5y ch\u1ed3ng m\u1edbi, v\u1edbi m\u1ed9t ch\u00fa r\u1ec3 \u201ctr\u1ebb trung, g\u01b0\u01a1ng m\u1eb7t c\u00f3 n\u00e9t d\u00f2ng d\u00f5i qu\u00fd t\u1ed9c, d\u00e1ng ng\u01b0\u1eddi dong d\u1ecfng cao v\u00e0 thanh nh\u00e3\u201d trong m\u1ed9t l\u1ec5 \u0111\u00ednh h\u00f4n \u201c\u0111\u01b0\u1ee3c ti\u1ebfn h\u00e0nh theo phong c\u00e1ch c\u1ee7a c\u00e1c ng\u00f4i sao Hollywood: ch\u1edbp nho\u00e1ng, g\u1ecdn nh\u1eb9, c\u1ef1c k\u1ef3 sang tr\u1ecdng\u201d (theo ng\u00f4n ng\u1eef c\u1ee7a c\u00e1c b\u1ea1n Thanh Ni\u00ean tu\u1ea7n san), post m\u1ea5y b\u00e0i v\u1ec1 H\u00e0 N\u1ed9i m\u00e0 c\u00f4 n\u00e0y h\u00e1t. PS: 1. C\u00e1i esnips b\u1ecb h\u00e2m ki\u1ec3u g\u00ec, post nh\u1ea1c cu\u1ed1i b\u00e0i r\u1ea5t hay b\u1ecb l\u1ed7i.
2. \u0110ang \u0111\u1ecdc HP 7, c\u0169ng c\u00f3 v\u1ebb \u0111\u01b0\u1ee3c ph\u1ebft. Nh\u01b0ng h\u00ecnh nh\u01b0 m\u00ecnh c\u0169ng \u0111\u00e3 qua tu\u1ed5i h\u00e1o h\u1ee9c v\u1edbi c\u00e1c cu\u1ed9c phi\u00eau l\u01b0u c\u1ee7a Potter v\u00e0 c\u00e1c b\u1ea1n r\u1ed3i, hichic.



");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Monday, July 23, 2007

Entry for July 23, 2007

Đọc bài này thấy rất đểu. Không biết bác Lương Xuân Hà (bác này hay viết cho Tia Sáng thì phải) và tạp chí Tia Sáng nghĩ thế thật hay cố tình nêu vấn đề để giễu cợt báo Nhân dân với “tính minh bạch và chuẩn mực đạo đức mới”. Hẳn ai chịu khó theo dõi tin tức cũng biết chuyện báo Nhân dân “biên tập” lại nội dung buổi trả lời phỏng vấn của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trên CNN. Nếu chưa biết thì có thể vào BBC Vietnamese để đọc thêm.

Trích:

Báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 4.7.2007 đã đăng lược thuật bản ghi cuộc phỏng vấn Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết do kênh truyền hình CNN tiến hành hôm 24.6.2007 nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết.

Đây có thể coi là một trong những mốc son của chuyến viếng thăm…. Từ sự việc này có thể suy ra hai điều. Trước hết, tính minh bạch, công khai, đặc biệt, minh bạch hóa, công khai hóa những khía cạnh còn hạn chế của chính mình là một biểu hiện cụ thể và thuyết phục nhất của nội lực Việt Nam, của sự ổn định chính trị và sức mạnh thể chế của chúng ta. Chỉ có người mạnh, người đủ tự tin vào chính mình mới dám công khai, nhìn thẳng vào những hạn chế của chính mình. Thứ hai, hành xử của vị nguyên thủ quốc gia và cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản cần phải trở thành một chuẩn mực hành xử chung của toàn bộ hệ thống chính quyền và hệ thống Đảng.


Báo Tia Sáng số này còn một bài khác của Lương Xuân Hà về cuốn tiểu thuyết Người đua diều, có nhiều ý sai (xem thêm blog Nhị Linh) và võ đoán, gán cho cuốn tiểu thuyết những thông điệp không thực sự có trong đó. Bác này kinh phết, làm ba bài thập cẩm đủ cả từ chính trị tới kinh tế xã hội tới văn học trong một số của tạp chí Tia Sáng. Mỗi tội viết thì….

Entry for July 23, 2007

Phê bình văn học đứng ngoài “văn hóa đọc”?

The image “http://news.vietnamnet.vn/dataimages/200702/original/images1224517_T.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.


Ảnh: phóng viên Thanh Xuân trên blog của Thanh Xuân.

Bài phỏng vấn các nhà phê bình văn học của Thanh Xuân trên VTC. Tham khảo thêm trên blog của BooBoo.

Có đoạn này đáng chú ý khi phóng viên Thanh Xuân hỏi về việc một số NXB mua trang báo để giới thiệu sách do NXB đó phát hành. Hóa ra ở Việt Nam có hiện tượng này, giờ mình mới biết.

Trả lời phỏng vấn, tất cả các nhà phê bình đều ủng hộ việc này (dễ hiểu thôi). Phạm Xuân Nguyên còn khẳng định “Chuyện này ở nước ngoài đã có từ lâu, một tờ báo nào đó, một cây bút phê bình nào đó chỉ chuyên điểm sách cho một NXB nào đó.” Tớ không rành về tình hình xuất bản và báo chí ở nước ngoài nên không biết ông Nguyên nói thế có đúng không. Nhưng tớ nghĩ việc đó không đúng với các tờ báo uy tín như NYTimes hay The Guardian chẳng hạn.

Và ngay cả trong trường hợp nhà xuất bản bỏ tiền để tờ báo đăng bài giới thiệu sách của mình thì phải hiểu việc đó như một hình thức quảng cáo, và tránh để người đọc hiểu lầm giữa việc giới thiệu sách do nhà xuất bản tài trợ với các bài điểm sách công tâm, khách quan. Ví dụ có thể để một dòng chữ: Chuyên mục giới thiệu sách do NXB ABC hay Công ty XYZ tài trợ chứ không để lập lờ được.

Mà ở Việt Nam tớ cho rằng không phải các nhà xuất bản mà là các công ty sách như Nhã Nam, Đông A… mới là những người đứng ra mua như thế, có đúng không nhỉ?.

Trích:

“Tình trạng một số NXB mua hẳn một (phần) trang báo, và theo từng kỳ, báo giới thiệu vài quyển sách của NXB đó phát hành, anh (chị) nghĩ sao về điều này?



- Inrasara: Có chi to chuyện đâu. Đáng nói là bài giới thiệu được viết ra sao? Tụng ca tác phẩm nào? Rồi sau khi dụ người mua sản phẩm được quảng cáo đó, độc giả sẽ đọc và phản ứng thế nào? Chính điều đó mới thành chuyện.

- Nguyễn Chí Hoan: Tôi ủng hộ tán thành nhiệt liệt việc một NXB mua một trang báo cũng như việc một tờ báo bán một trang cho giới thiệu sách. Ít nhất việc ấy cũng còn nhắc người ta nhớ đến sách và việc đọc sách.

- Ngô Thị Kim Cúc: Về phía NXB, tôi thấy họ không có gì sai: ai làm ra sản phẩm cũng muốn quảng bá để sản phẩm đến được với người mua. Vấn đề ở chỗ các tòa soạn báo. Tòa soạn (hay nhà báo) có công tâm, có thực sự chịu trách nhiệm khi chọn sách để giới thiệu không? Tuy nhiên, người giới thiệu sách sẽ không giữ được uy tín với bạn đọc sau một số đầu sách không đạt chất lượng mà họ đã giới thiệu.

- Phạm Xuân Nguyên: Chuyện này ở nước ngoài đã có từ lâu, một tờ báo nào đó, một cây bút phê bình nào đó chỉ chuyên điểm sách cho một NXB nào đó. Cho nên ở ta nếu có hiện tượng một nhà xuất bản hay một nhà sách nào đó mua hẳn một trang báo để đăng các bài viết về sách của họ in ra thì tôi cho cũng là được vì như thế chứng tỏ cả bản báo, cả người làm sách đều có sự tin tưởng ở chính mình.

Còn có tin họ hay không thì đó lại là sự thử thách dành cho người đọc. Nếu qua một vài bài giới thiệu người đọc đi mua sách mà đọc thấy hay, thấy đúng như giới thiệu thì họ sẽ tin tờ báo đó, nhà sách đó. Nếu thấy bị lừa, bị hớ, họ sẽ “cạch mặt”, bỏ chơi luôn. “

Nhưng vấn đề quan trọng còn là cây bút nào viết giới thiệu sách, tức là NXB mời được, chọn được nhà phê bình nào viết cho mình. Khi đó nhà phê bình cũng sẽ phải chịu sự thử thách, nếu giới thiệu ẩu, tạp, thì uy tín, danh tiếng của họ sẽ đi tong.”

Một câu hỏi khác cũng đáng chú ý “Theo anh (chị) phê bình một chiều có phải là “bệnh” hiện nay?”. Nghe hơi buồn cười vì phê bình là phê bình chứ có phải hình học đâu mà cần 2 chiều, 3 chiều hay n chiều. Nhưng có lẽ ý của phóng viên ở đây là nêu tình trạng khen quá đà hay "đánh" một cuốn sách nào đó, bất kể giá trị của nó với người phê bình thế nào. Các câu trả lời nói chung không đi thẳng vào câu hỏi này trừ trả lời của Kim Cúc rằng đúng là bệnh.

Sunday, July 22, 2007

Entry for July 22, 2007

img

Buổi tối, nhìn màu trời bên ngoài, thấy muốn một cái gì đó. Nghĩ ra là muốn một cơn giông hay bão và sau đó là các cơn mưa rào. Muốn nghe thấy tiếng sấm và tiếng mưa. Trời thì cứ nhàn nhạt suốt cả tuần.

Ảnh: Paris một hôm nhiều mây.

Up thêm ảnh không có lancan để so sánh

img

Canon or Nikon

Nikon D80


http://images.digitalcamerainfo.com/images/upload/Image/Nikon%20D80/D80_lust375L.jpg



and Canon Digital Rebel XTI



http://www.shotaddict.com/wordpress/wp-content/uploads/2007/02/Canon_Digital_Rebel_XTi.jpg



Lựa chọn nào là tốt hơn? img

Entry for July 22, 2007

Có bài thơ này của Vân Nguyệt rất dễ thương, mình mượn tạm.

she misses the sea

nơi những con sóng không chạy ngầm
nơi những cơn gió tự do không ngần ngại
và bình yên đổ về
trong nỗi cồn cào

hãy tìm em ở biển

nơi lần đầu gặp anh
những đôi mắt trong đêm lấp lánh
và em biết say
trong ly rượu
trong câu chuyện

nơi một người đã hát
để đuổi một nỗi buồn
em không nhớ những lời gì
chỉ sự dịu dàng
của anh

nơi ta gặp lại
thao thức
trong thinh lặng của biển

hãy gặp nhau ở biển
ở những nơi gọi là biển
khi không chỗ nào của đất liền
có thể tìm được

anh
sẽ không hiểu em viết gì
em
sẽ không nhớ những câu chuyện anh kể

just know
she misses the sea



Saturday, July 21, 2007

Xin tha thứ cho ta vì đêm tối đã đến

img


Trong “Zarathustra đã nói như thế” có nhiều đoạn văn rất thơ. Thậm chí có thể coi cả cuốn sách vừa như một tiểu luận triết học, vừa như một tập thơ. Sau này, Khalil Gibran có tập thơ “The Prophet” cũng có cấu trúc tương tự “Zarathustra” (tập “The Prophet” này từng có ảnh hưởng sâu đậm trong phong trào phản văn hóa (counter-culture) những năm 60).

Trích một đoạn văn (thơ) trong Zarathustra. Đoạn này trong lúc Zarathustra buồn bã và cô đơn trong cuộc đeo đuổi Trí Huệ (tạm dùng chữ này) của mình.

“Zarathustra đã hát như thế. Nhưng khi cuộc khiêu vũ chấm dứt và các thiếu nữ đã bỏ đi xa, hắn trở nên buồn bã. Sau cùng hắn bảo:

“Mặt trời đã lặn từ lâu; cánh đồng ẩm ướt, một cơn gió mát thổi đến từ rừng cao.

Có một cái gì xa lạ bí ẩn chung quanh đang đăm đăm nhìn ta với đôi mắt tư lự. Thế nào, Mi vẫn còn sống à, Zarathustra?

Tại sao? Vì mục đích nào? Vì phương tiện nào? Đi về đâu? Ở đâu? Thế nào? Hãy còn sống, còn thở: đấy chẳng phải là điên rồ hay sao?

Than ôi, hỡi các bạn, chính đêm tối đang lên tiếng cật vấn trong ta. Xin tha thứ cho ta về nỗi buồn.

Đêm tối đã đến: xin tha thứ cho ta vì đêm tối đã đến!”

Zarathustra đã nói như thế.”


(Vũ khúc- Zarathustra đã nói như thế, Nietzsche, bản dịch của Trần Xuân Kiêm).

Zarathustra và Grenouille

img


“Ta gọi con người đích thực là kẻ bỏ đi vào trong những vùng sa mạc không Thượng Đế, là kẻ đập vỡ tan quả tim tín mộ của mình.
Bước đi trên cát vàng nóng bỏng, bị ánh mặt trời thiêu đốt, hắn thèm khát liếc nhìn những hòn đảo với những suối nước tràn trề, nơi mà đời sống an nghỉ dưới những chiếc cây đầy bóng mát.

Nhưng cơn khát của hắn không thuyết phục hắn trở thành giống kẻ an nhàn tự mãn đó; bởi vì nơi nào có ốc đảo xanh tươi thì nơi đó cũng có những thần tượng.

Đói khát, tàn bạo, cô đơn, vô tín ngưỡng, không Thượng Đế: đấy chính là ước muốn của ý chí con mãnh sư.

Giải thoát khỏi hạnh phúc của hạng nô lệ giải phóng khỏi những thần linh, khỏi những sùng bái ngưỡng mộ, không sợ hãi và kinh hoàng, cao cả và cô đơn: đấy là ý chí của kẻ chân thực.”

(Về những nhà hiền triết nổi danh- Zarathustra đã nói như thế, Nietzsche).

Đoạn văn này khiến tôi nhớ tới ai? Tới Jesus khi ông bỏ vào sa mạc, lòng đầy đau khổ và nghi ngờ. Đau khổ vì loài người và nghi ngờ về bản thân mình, và nghi ngờ cả về việc loài người có đáng được cứu vớt không. Khi Jesus trở lại thành phố từ sa mạc, ông tin là có Thượng đế và ông là con của Người, ông tin vào việc có thể cứu vớt loài người và họ đáng để cứu giúp và ông rao giảng một thứ tôn giáo dựa trên tình yêu và điều Thiện. Nietzsche hẳn không thể tha thứ cho Jesus về điều này. Theo Nietzsche, Jesus đã rất gần với con người Siêu Nhân- vượt lên trên cả Thiện và Ác, nhưng rồi ông lại chịu thỏa hiệp với đám dân chúng thấp hèn, đem rao giảng cho họ một thứ tình yêu và điều thiện một cách tầm thường. Có lẽ Nietzsche cũng nghĩ như Marx, tôn giáo là một thứ thuốc phiện cho nhân dân. Nietzsche căm ghét nó vì nó khiến đám quần chúng ngu muội càng thỏa mãn với việc làm nô lệ cho các thần tượng và khiến những kẻ trí tuệ nhất cũng nhụt chí, cam phận “kéo chiếc xe của dân chúng đi, như một bầy lừa”.


Đoạn văn này còn khiến tôi nhớ tới ai? Tới nhân vật Grenouille trong tiểu thuyết Mùi Hương của Patrick Sueskind. Cũng như Jesus, y đã từng bỏ đi rất xa, lang thang trong núi mấy năm trời để tìm cho ra mình là ai, và đâu là mục đích sự sống của mình. Nếu như Jesus có một Thượng đế và một sứ mệnh thì Grenouille là một kẻ đúng như Nietzsche mơ ước “đói khát, tàn bạo, cô đơn, vô tín ngưỡng, không Thượng Đế”. Nhưng cũng có thể coi là y cũng có một Thượng đế và một sứ mệnh. Có điều Thượng đế của Grenouille là Mùi Hương – là một thứ hương thơm tuyệt đích, khiến tất cả nhân loại phải quỳ gối cúi đầu tôn thờ nó. Và sứ mệnh của y là tìm được Mùi Hương đó, là chế ra nó- không phải là để cho nhân loại quỳ mọp dưới chân y (dù y cũng cảm thấy kích thích bởi ý nghĩ đó) mà vì đó là sứ mệnh của sự tồn tại của y. Một cái gì không khác được giống như khi Jesus tự nhận sứ mệnh con Chúa của mình trên thế gian. Và cũng như Jesus, y bị đám dân chúng mà y khinh bỉ bắt bớ, tra tấn rồi kết tội chết. Để rồi chính đám dân chúng đó lại quỳ mọp dưới chân y và tôn thờ y (có điều may mắn- hay không may mắn- cho y là việc đó diễn ra khi y chưa chết, khác với Jesus chỉ được tôn thờ sau khi đã bị đóng đinh).


Nhưng khác với Jesus, Grenouille thờ ơ tuyệt đối với Thiện và Ác. Đối với y, các khái niệm đó không tồn tại. Thật là một sinh vật hiếm có, thoát khỏi vòng cương tỏa của các khái niệm Thiện Ác ngay từ khi nó mới ra đời- Nietzsche liệu có vui mừng khi có những Siêu Nhân trở thành Siêu Nhân mà không phải đau đớn, dằn vặt chối bỏ, vượt lên trên Thiện và Ác?. Cuộc sống và cả cái chết của y là một sự nhạo báng kinh người đối với loài người, với việc làm nô lệ cho các thần tượng của loài người, với tôn giáo nhân danh tình yêu mà loài người bấu víu vào như là chỗ ẩn của lương tri và Cái Thiện.

Grenouille không phải Jesus, người vẫn tin vào Cái Thiện và dùng nó để cứu rỗi loài người. Grenouille cũng không phải Faust, kẻ sẵn sàng bán linh hồn cho Satan- Cái Ác- để có bằng được những gì hắn muốn có. Grenouille đứng trên Thiện và Ác. Jesus là con người (trước khi bị đóng đinh). Faust cũng là con người. Grenouille không phải là người theo nghĩa đúng của từ này. Có thể gọi y là Siêu Nhân hay là quái vật, có điều chắc chắn y là một kẻ phi-người.


Với bề ngoài của một tác phẩm thriller về một tên giết người hàng loạt, tác phẩm Mùi hương là một sự cười cợt, nhạo báng mang tinh thần Nietzsche đối với tôn giáo, với chính trị, với bản chất con người, với cả một điều mà loài người vẫn tôn thờ và coi là thiêng liêng nhất- Tình yêu. Grenouille có cái gì đó của Jesus, của Faust, thậm chí của cả Napoleon, Hitler hay Stalin…sự có mặt của y trong cuộc đời hẳn là một sự nhạo báng đối với bản chất con người, nhất là ở cái nhu cầu của loài người được đi tìm thần tượng ở những kẻ ít có điểm chung với con người bình thường nhất. Mang tinh thần Nietzsche nhưng có thể nhân vật Grenouille còn là một sự giễu cợt đối với chính Nietzsche với mơ tưởng của ông về những vị anh hùng đứng trên Thiện và Ác.


Các bài điểm sách đầy đủ về cuốn này: có thể đọc bài này của nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan và bài này của bác 5xu. Bài trên chỉ là tản mạn khi đang đọc Zarathustra đã nói như thế của Nietzsche thôi. Có thể là hiểu rất sai (cả Nietzsche và Sueskind).

Thursday, July 19, 2007

Stockholm 23-25/06


Ấn tượng Stockholm đối với tôi có lẽ là cái vẻ đẹp vừa duyên dáng vừa phóng khoáng ở đấy. Cái vẻ phóng khoáng ở đây khác với nét phóng khoáng ở Amsterdam hay Rome chẳng hạn- những nét phóng khoáng có từ lối sống tự do và rất trẻ của cư dân. Vẻ phóng khoáng của Stockholm gắn liền với biển. Khác với nhiều thủ đô châu Âu khác với những con sông chạy ngang qua thành phố, Stockholm là một thành phố biển. Đứng trên bờ ở bến cảng nhìn xuống có rất nhiều con tàu chạy ngang qua: tàu thủy chở khách, thuyền buồm, cano…Có gì đó khiến tôi nhớ tới cảnh tàu bè chạy ngang dọc trên bến cảng ở Venice trước khi đi vào các con kênh xinh xinh. Có lẽ chính tính gần biển đó làm thành phố phương Bắc này trở nên trẻ trung và phóng khoáng hơn. Stockholm cũng là thành phố lớn nhất, đông dân nhất và theo như người ở Stockholm nói là đẹp nhất ở Scandania. Chính vì thế, thành phố này thường tự nhận là thủ đô của Scandinavia, một danh hiệu hẳn hẳn sẽ khiến cho Oslo, Copenhaghen hay Helsingki không hài lòng (nghe nói Copenhaghen cũng đẹp?). Cũng không nên quên rằng Thụy Điển từng là một đế quốc hùng mạnh, làm bá chủ phương Bắc trong suốt thế kỷ 16-17 trước khi bị kiệt quệ bởi chiến tranh với Đức, Ba Lan và cuối cùng bị Nga lật đổ vai trò bá chủ biển Bắc dưới thời Pie Đại đế. (Sang năm nếu có dịp đi Nam Âu- Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Đông Âu (Séc, Hungary) thì hay quá).

Đến Stockholm không thể không đến khu Old Quarter (Gamla Stan), gọi nôm na là khu phố cổ. Trong khu có cung vua, các nhà thờ cổ và những con phố cho người đi bộ, có cả những con phố nhỏ xíu mà hình như tôi chưa thấy ở thủ đô châu Âu nào có những con phố nhỏ thế.


Gamla Stan nhìn từ trên một ngọn đồi xuống


img


Một view khác

img


Nhìn từ dưới lên

img


Nhìn từ biển vào Stockholm

img

Phía sau cung vua.

img


Những con phố ở khu phố cổ. Gọi là phố chứ không phải ngách hay hẻm vì phố nào cũng có tên.
1.

img

2.

img


3.

img


Một phố shopping

img


Bảo tàng Nordic về đời sống Bắc Âu. Gần đó là bảo tàng Vasa chứa nguyên một con tàu đắm từ thế kỷ 17 được trục vớt lên. Tiếc là máy ảnh và tay nghề kém nên ảnh chụp trong bảo tàng Vasa toàn bị hỏng do ánh sáng yếu.


img


Cổ điển và hiện đại (trước bảo tàng Nordic).


img


Các nhà thờ ở Thụy Điển đều giản dị như hầu hết các nhà thờ Tin lành khác, không cầu kỳ như nhà thờ của Công giáo.

Trước cửa một nhà thờ.

img


Chân một tượng đài

img


Mái ngói trong trường KTH- Học viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển.

img


Cũng trong trường KTH.

img


Ao ở Skansen- bảo tàng ngòai trời đầu tiên trên thế giới, lưu giữ các nhà ở dân cư và lối sống của người dân Thụy Điển các thế kỷ trước. Có thể coi là một cái làng bị đóng băng với thời gian.

img


Thư viện Quốc gia- có cách xếp sách rất độc đáo- thành một vòng tròn nhìn rất bắt mắt.

img



Quần đảo Stockholm có tới 24000 đảo lớn nhỏ, đi thuyền trên quần đảo này rất thú vị.

Công viên giải trí ở sát ngay bờ biển,


img


Các nhà nghỉ ven biển (nhà nghỉ hiểu theo nghĩa khác nhà nghĩ Nguyễn Văn Cừ).


img


Nhà nghỉ khác

img

Và du thuyền trên vịnh.

img


Bến tàu ở đảo Vaxholm, một hòn đảo xinh xắn ở ngoài khơi Stockholm.


img


Lâu đài Vaxholm ở trên đảo.

img


Phố trên đảo

img


Một nhà thờ nhỏ trên đảo.

img