Saturday, February 28, 2009

Entry for February 28, 2009

Trong khi trên blog đang sục sôi không khí phản ứng với cuốn sách Ma Chiến Hữu, buộc tội NXB Văn học tiếp tay cho ngoại bang...thì nhà xuất bản này đã tranh thủ tái bản cuốn sách này, với 1 cái bìa mới, thay cho các chiến sĩ Trung Quốc trong nghĩa trang là hai anh nông dân nghèo mặt mũi nhăn nhó. Số trang sách cũng tăng lên từ 200 lên 214 (chưa nhìn thấy sách nên không rõ là có thêm lời giới thiệu hay ghi chú gì không). Giá bán cũng tăng gấp rưỡi, từ 23.000 lên 35.000. Xem ra các tranh luận xôn xao quanh cuốn sách này đã giúp NXB này bán nốt số sách còn thừa (xuất bản từ tháng 3/2008) vẫn lay lắt, chỏng chơ ở các hiệu sách để kịp tái bản nó.

Xem cụ thể ở đây.



Sunday, February 22, 2009

Ma chiến hữu

img


Trên blog đang ồn ào bàn tán về cuốn Ma chiến hữu của Mạc Ngôn do dịch giả Trần Trung Hỷ dịch, công ty Phương Nam và Nhà xuất bản Văn học xuất bản. Có thể đọc ở trên blog Người buôn gió và blog Hoang Linh. Cũng xem thêm nhận xét của Trương Thái Du trên BBCVietnamese:

Tôi đã đọc cuốn này sau khi được biết (qua blog Trương Thái Du) rằng cuốn này đề cập tới số phận những người lính Trung Quốc trong chiến tranh Việt-Trung 1979. Tôi nghĩ một cuốn sách đề cập tới một cuộc chiến tranh với góc nhìn từ phía bên kia sẽ gợi mở nhiều điều thú vị. Tôi tìm đọc cuốn này cũng như trước kia từng tìm đọc các cuốn The Quiet American của Graham Greene, The Things They Carried của Tim O'Brien hay Tree of Smoke của Denis Johnson, hoặc xem các phim Trung Đội, Trời và Đất, Rambo, Apocalyse Now, Full Metal Jacket...

Tôi chưa đọc bản tiếng Hoa của cuốn sách (và cũng không biết tiếng Hoa để đọc) nên không thể nói về nguyên bản mà chỉ có thể nói về bản dịch của Trần Trung Hỷ. Cũng không rõ bản dịch tiếng Việt có cắt xén gì so với bản tiếng Hoa không. Nhìn chung, tôi nghĩ Ma Chiến Hữu là một cuốn sách hay. Cuốn sách đề cập tới thân phận của những người lính Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam. Họ đều là những thanh niên nông thôn nghèo thất học. Họ tham chiến mà không biết rõ lý do tại sao lại tham chiến, chỉ đơn giản là bị bắt lính và đi lính thì đỡ miệng cơm ở nhà, nếu chết trận thì gia đình ở nhà cũng được một khoản tử tuất còm. Đến khi kết thúc chiến tranh thì kẻ còn, người mất, những kẻ sống sót cũng có số phận mạt rệp, nghèo khổ, cùng quẫn, chịu ảnh hưởng bởi di chứng chiến tranh. Không những thế, họ còn bị chính quyền và nhân dân lãng quên. Trong truyện có đoạn các hồn ma tử sĩ Trung Quốc khóc than đau đớn khi biết tin Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ và họ cảm thấy rằng cái chết của họ là vô nghĩa.

Tôi nghĩ chủ đề cơ bản của cuốn sách này mà tác giả của nó là một nhà văn quân đội rất nổi tiếng của Trung Quốc là phản chiến. Đứng trên phương diện người Trung Quốc, tác giả cho rằng cuộc chiến Việt-Trung vô nghĩa và người mất mát và hy sinh, rốt cục, lại cũng chỉ là những người lính thường nghèo khổ. Trong bản dịch tiếng Việt, tôi cũng không thấy có những chi tiết nhạo báng, chửi bới, nhục mạ người Việt hay quân đội Việt Nam. Đúng là có những chi tiết những người lính Tàu chúc tụng nhau lập nhiều chiến công, giết nhiều quân địch (như trong trích dẫn trên blog Người buôn gió)...nhưng đó là những việc xảy ra ở bất cứ quân đội nào, trong bất cứ cuộc chiến nào. Tiểu thuyết này còn có sự mỉa mai châm biếm khi nhân vật được coi là anh hùng, tài giỏi nhất truyện, thượng sĩ Tiền Anh Hào- người được bạn đồng ngũ kỳ vọng sẽ lên làm Tư lệnh trong tương lai- lại chết lãng nhách, khi chưa giết được một người Việt nào chỉ bởi cái mông nhô quá cao của viên Tiểu đội trưởng khiến cả tiểu đội lính Tàu hứng trọn trận pháo Việt. Và cũng không có dòng nào mô tả ai trong các cựu chiến binh ấy đã giết được người Việt như thế nào.

Tôi có thể hiểu sự phẫn nộ của nhiều người đọc với những người chịu trách nhiệm trong việc dịch và in cuốn Ma Chiến Hữu ra tiếng Việt. Tuy nhiên, tôi không cho rằng cuốn sách này là một cuốn ca ngợi chủ nghĩa anh hùng như lời PR ngu xuẩn của nhà xuất bản Văn học ở bìa 4. Không phải là ca ngợi mà đó là sự nhạo báng, lên án của một nhà văn quân đội Trung Quốc đối với một cuộc chiến tranh vô nghĩa, vô lý và không cần thiết. Với những người lính Tàu sống hay chết tại cuộc chiến thì Mạc Ngôn có một sự cảm thông sâu sắc, nhưng cái khiến tác phẩm sống động cũng không phải là ở "chủ nghĩa anh hùng" mà là ở tình đồng đội. Đó chính là lý do khiến cuốn sách này có tên là "Chiến hữu trùng phùng" trong bản tiếng Hoa. Nhưng chính điều đó lại càng khiến lời PR trên bìa 4 của tác phẩm ("Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng") thêm phần ngu xuẩn và phản cảm. Bởi lẽ khi tán tụng chủ nghĩa anh hùng của các quân nhân Trung Quốc trong cuộc chiến chống Việt Nam thì NXB Văn học đã xúc phạm tới những người Việt đã hy sinh trong cuộc chiến đó dưới bàn tay của các "anh hùng" Trung Quốc. Hơn thế, như tôi đã nói, nó còn sai lệch so với chủ đề tác phẩm.

Dù sao, tôi nghĩ nên đón đọc cuốn sách này một cách bình tĩnh. Chúng ta có thể xem phim, đọc sách của người Mỹ về chiến tranh Việt Nam đứng trên phương diện của người Mỹ thì việc đọc sách của người Tàu viết về chiến tranh Việt Trung trên quan điểm của người Tàu cũng là chuyện bình thường, để có thể hiểu thêm những góc độ khác của chiến tranh (miễn là những tác phẩm đó không xuyên tạc, bôi nhọ một cách có dụng ý).

Như vậy, tự thân nó thì việc dịch, xuất bản và đọc cuốn sách này ở Việt Nam thực ra không có vấn đề gì cả. Nó cũng tương tự với việc ở Mỹ người ta xuất bản Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Nhưng nó chỉ là bình thường với một điều kiện: đó là sách vở, báo chí Việt Nam được tự do bàn luận tới chiến tranh biên giới, được tri ân những liệt sĩ hy sinh, được bình luận, phê phán những góc độ khác nhau của chiến tranh... Nếu điều kiện đó không được đáp ứng thì việc xuất bản cuốn sách này lại là một việc rất bất thường và phản cảm.

Nó cho chúng ta thấy sự méo mó, dị hợm, nhược tiểu, hèn nhát của chúng ta. Trong khi người Trung Quốc có thể viết sách về chiến tranh Việt-Trung, xuất bản chúng thì người Việt Nam không thể: từ tiểu thuyết của Trần Thu Trang bị yêu cầu cắt xén vài câu liên quan tới chiến tranh Việt Trung cho tới tập truyện ngắn của Vũ Ngọc Tiến bị thu hồi và nhà xuất bản Đà Nẵng bị đóng cửa bởi lý do trên. Trong khi người Việt không thể đọc được những tác phẩm của các nhà văn Việt Nam viết về chiến tranh Việt-Trung thì lại có thể dễ dàng mua được sách của người Trung Quốc viết về chiến tranh này. Trong khi báo chí Việt Nam không được đề cập tới chiến tranh Việt Trung thì lại vẫn có thể đọc thông tin từ các t
rang mạng bán chính thức của Trung Quốc về vấn đề này*.

Đó quả là nghịch lý. Và đáng buồn là cái nghịch lý ấy lại phổ biến đến mức thành chân lý, cứ như tằm ăn rỗi, nuốt trọn dần tâm thức người Việt, khi mà phim ảnh, sách báo Trung Quốc tràn ngập thị trường văn hóa Việt Nam. Rồi cứ đà này, người Việt sẽ chỉ biết Càn Long là vị minh quân thánh chúa chứ không biết y là kẻ xâm lược Việt Nam năm 1789. Sẽ chỉ biết Đặng Tiểu Bình là vị lãnh tụ xuất chúng siêu quần chứ không biết y là kẻ xua quân đánh Việt Nam năm 1979. Sẽ chỉ biết Hứa Thế Hữu là lão tướng tài năng được Mao Chủ tịch yêu dấu chứ không biết y là kẻ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, Lạng Sơn và Cao Bằng 1979 (cho dù vị "tướng tài" mà báo Hà Nội Mới ca ngợi đó đã bị quân địa phương Việt Nam gây thiệt hại nặng nề đến mức bị Đặng tước quyền Tổng tư lệnh cuộc chiến xâm lược Việt Nam năm 1979). Sẽ chỉ biết tới những anh hùng quân đội Trung Quốc như "liệt sĩ" Tiền Anh Hào trong cuộc chiến Việt-Trung chứ không thể thuộc tên một anh hùng quân đội, một liệt sĩ Việt Nam nào trong cuộc chiến này.

Và rồi cuối cùng, chúng ta sẽ nhìn lịch sử Việt Nam bằng mắt của người Trung Quốc.


*Gọi là "bán chính thức" theo nghĩa các trang này được chính phủ Trung Quốc cho phép thành lập hay trực thuộc một cơ quan của chính phủ, chịu sự kiểm duyệt về nội dung của chính quyền tuy nội dung là do các thành viên đưa lên. Có thể lấy ví dụ về sự kiện trang sina.com đưa "kế hoạch" tiến chiếm Việt Nam (mà Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối) hay gần đây hơn, việc một số trang web Trung Quốc đưa tin, bình luận về cuộc chiến "tự vệ" của Trung Quốc trước Việt Nam (gọi là "tự vệ" theo cách gọi chính thức của Trung Quốc với chiến tranh biên giới Việt-Trung)


counter widget
img

Thursday, February 19, 2009

Entry for February 19, 2009



Bộ đếm của Yahoo 360 hình như đã ngừng đếm một thời gian, không biết là tạm thời hay ngừng hẳn. Copy cái page views ở trạng thái dừng này làm kỷ niệm vậy. Tiếc là số không được đẹp lắm.

Monday, February 16, 2009

Entry for February 16, 2009

1. Nhân ngày chiến tranh biên giới, Tuần Việt Nam có một bài báo hay về các bài hát có chủ đề "biên giới". Nhưng không thấy tác giả Đoan Trang nhắc tới bài hát "Chiều mưa biên giới" của Nguyễn Văn Đông, có lẽ là bài về biên giới được nhiều người biết nhất?.

Những bài ca biên giới không thể nào quên


Chiều Mưa Biên Giới

Nguyễn Văn Đông


Chiều mưa biên giới anh đi về đâu ?
Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu
Kìa rừng chiều âm u rét mướt
Chờ người về vui trong giá buốt
người về bơ vơ

Tình anh theo đám mây trôi chiều hoang
Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn
Cờ về chiều tung bay phất phới
Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ
Bầu trời xanh lơ

Đêm đêm chiếc bóng bên trời
Vầng trăng xẻ đôi
Vẫn in hình bóng một người
Xa xôi cánh chim tung trời
Một vùng mây nước
Cho lòng ai thương nhớ ai

Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay
Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng
Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng
người tìm về trong hơi áo ấm
Gợi niềm xa xăm

Người đi khu chiến thương người hậu phương
Thương màu áo gởi ra sa trường
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi



2. Trên Viet-studies.info có một bài báo tiếng Anh đăng trên NY Times về sự lãng quên chiến tranh biên giới tại Trung Quốc. Cũng như ở Việt Nam, ký ức về chiến tranh Việt-Trung bị chính quyền Trung Quốc tìm cách xóa nhòa, cắt bỏ khỏi lịch sử, cho dù các ký ức này chưa bị xóa quyết liệt như ở Việt Nam. Cụ thể, các tiểu thuyết, hồi ức của cựu chiến binh Trung Quốc về cuộc chiến này vẫn được xuất bản tuy không được khuyến khích (một số đã được dịch ra tiếng Việt), còn ở Việt Nam thì các ca khúc chống Trung bị loại khỏi các tuyển tập âm nhạc hay bị yêu cầu sửa lại lời và đến lời dạy của cố Tổng bí thư Lê Duẩn cũng bị kiểm duyệt, tẩy xóa cho phù hợp với "nhiệm vụ cách mạng" giai đoạn mới.

Điểm khác biệt có lẽ là ở tâm lý các cựu chiến binh. Các cựu chiến binh Trung Quốc, như mô tả của NY Times, dường như vỡ mộng và bối rối khi có người hỏi tại sao họ tham chiến. Họ không tìm ra được lý do hợp lý nào cho việc Trung Quốc đưa hàng chục vạn quân sang Việt Nam. Có một số lý do được đưa ra như để Đặng hiện đại hóa quân đội, để Đặng củng cố lực lượng, thanh toán nốt tả phái trong đảng, để "vây Ngụy cứu Triệu", ủng hộ đồng minh khát máu Pol Pot, để trừng phạt người Việt tệ bạc với đồng minh cũ...nhưng dường như tất cả các lý do đó đều giả trá, hay ít nhất chỉ là các tính toán chính trị lạnh lùng, không thực sự có giá trị gì trong mắt người cựu chiến binh bình thường.

Như lời của một người được xưng tụng là anh hùng của cuộc chiến này của Trung Quốc nói: "Tuyên truyền nằm trong tay chính quyền. Một người dân thường vô dụng thì biết được gì chứ? Nếu họ muốn làm gì, họ có thể tìm ra cả ngàn lý do, nhưng tất cả
chỉ là các biện bạch. Chúng không phải những nguyên nhân thực thụ"


So với các cựu chiến binh Trung Quốc, bỏ xác hàng ngàn người trên đất Việt mà không biết vì sao họ lại chết, thì các cựu chiến binh Việt Nam vẫn có phần may mắn hơn. Ít nhất họ cũng biết rằng họ cầm súng là để bảo vệ Tổ quốc trước cuộc tấn công, lấn chiếm, tàn phá và hủy diệt của kẻ địch mạnh hơn hàng chục lần.


blog counter
img

Entry for February 16, 2009

Nguyễn Hùng của BBC viết bài này có chi tiết không chính xác. Thứ nhất, Nguyễn Hùng không hề nhắc tới bài kỷ niệm chiến tranh biên giới của Huy Đức trên Sài Gòn Tiếp Thị. Thứ hai, Nguyễn Hùng nói không chính xác khi cho rằng báo Việt Nam không đưa tin Ôn Gia Bảo bị ném giầy, chỉ dám đưa tin "lén lút" mãi mấy hôm sau rằng thủ tướng một nước bị ném giầy. Chỉ cần google là thấy ngay bản online trên báo Thanh Niên đã đăng tin Ôn Gia Bảo bị ném giầy vào ngày 3/2 (đúng ngày thành lập Đảng ta!), chỉ một ngày sau khi họ Ôn bị ném giầy ở Anh. Tôi không đọc báo Thanh Niên giấy ngày hôm đó nên không biết trên báo giấy có tin này không.

Đúng là truyền thông VN tránh né hai chữ Trung Quốc, bởi họ bị nằm trong vòng cương tỏa của chính quyền. Nhưng bài này của phóng viên BBC Vietnamese chủ quan và thiếu chính xác về mặt sự kiện đến mức người ta hồ nghi là có sự cố tình bỏ qua sự kiện của phóng viên BBC Vietnamese trong trường hợp này, nhằm gọt chân cho vừa giầy. Lấy ví dụ, Nguyễn Hùng nhắc tới "
Những bài viết công phu và có lửa về các biến cố ở biên giới phía Bắc cách đây ba thập niên đã xuất hiện nhiều trên blog và trên truyền thông ở ngoài Việt Nam" nhưng lại bỏ qua chi tiết rằng bài "Biên Giới Tháng Hai (2009-1979)" của blogger nổi tiếng Osin cũng được đồng thời đăng trên báo chính thống (Sài Gòn Tiếp Thị) vào ngày 9/2/2009 (trong khi bài của Nguyễn Hùng là ngày 13/2).


Truyền thông VN sợ hai chữ 'Trung Quốc'

"Ngày kỷ niệm 30 năm cuộc chiến Việt Trung, 17/2/2009 đang tới gần và đây là phép thử đối với sự can đảm của truyền thông Việt Nam.

Những bài viết công phu và có lửa về các biến cố ở biên giới phía Bắc cách đây ba thập niên đã xuất hiện nhiều trên blog và trên truyền thông ở ngoài Việt Nam.

Nhưng các tờ báo chính thống cho tới giờ vẫn im hơi lặng tiếng và không có cơ sở để nghĩ rằng họ sẽ thay đổi vào thứ Hai tuần sau.

Lấy một ví dụ nhỏ.

Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc bị ném giày ở Đại học Cambridge thứ Hai tuần trước, hầu như không tờ báo nào của Việt Nam đưa tin.

Cho tới cuối tuần đó mới có một bài báo nói về điều được gọi là ''văn hóa quái dị'' của chuyện ném giầy và trong đó ông Ôn Gia Bảo được nhắc tới với tên ''thủ tướng của một nước''.

Trong khi đó trong cùng bài viết, tên của một đại sứ Israel bị ném giầy và dĩ nhiên tên của Tổng thống George W. Bush được tác giả bài viết đề cập tới.

Trước đó cũng đã có nhiều cơ sở để tin rằng truyền thông Việt Nam có sự sợ hãi khi nhắc tới hai chữ Trung Quốc trong những tình huống mà họ sợ rằng Bắc Kinh có thể phật lòng..."


PS: Ở đây tôi không nhắc tới bài của Trung Bảo trên Du Lịch vì thời điểm ra đời bài này cách đây chừng hơn 1 tháng nên không nằm trong phạm vi kỷ niệm chiến tranh biên giới.

Friday, February 13, 2009

Entry for February 13, 2009

Tin này lấy từ blog của đại gia phim Hollyaput.

Đến chết mất với các bạn phóng viên văn hóa của BBC Vietnamese. Vậy mà các bạn ấy vẫn phỏng vấn Dương Thu Hương này nọ về văn học Việt Nam rất hoành tráng, trong khi dịch mấy cái tên phim Oscar thì sai không chấp nhận nổi.

"Các phim 'Political biopic and play adaptations' và 'Doubt and Frost / Nixon', nằm trong danh sách các phim hay nhất được tuyển chọn của giải SAG - tương đương giải phim hay nhất."

Dịch hai tên phim thì nối hai phim thành một và dịch thể loại phim thành tên phim.

Có lẽ các phóng viên văn hóa của báo chí Việt Nam là tệ hại nhất trong số tất cả các phóng viên về mặt nghiệp vụ bởi họ có những lỗ hổng trầm trọng về mặt bằng văn hóa, cẩu thả, lười nhác, hồ đồ trong đưa tin. Những tưởng các bạn Việt Nam làm báo BBC phải hơn những đồng nghiệp trong nước, ai ngờ cũng không kém phần dốt, và trong một số trường hợp như trường hợp này thì còn dốt nát muôn phần hơn.

Cũng trên blog Hollyaput và blog Phanxine đưa tin về việc báo Tuổi Trẻ hồn nhiên cho phim Inception là phần tiếp của The Dark Knight.




Entry for February 13, 2009

Như vậy chỉ chưa đầy 2 tháng sau khi phi công Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật vì mang lậu hàng, lại tiếp tục có chuyện buôn lậu trên máy bay của Vietnam Airlines. Hải quan sân bay Nội Bài đã phát hiện 6,5 kg vàng được giấu ở ghế của một cơ phó người Việt trên chuyến bay hành trình Hongkong- Hà Nội. Hiện số vàng này được coi là "vô chủ". Báo chí chưa đưa tin gì về tên của viên cơ phó này là gì, và về việc cảnh sát điều tra hay hải quan đã tiếp tục làm rõ vụ việc hay chưa, đã chất vấn đội ngũ phi công và tiếp viên bay hay chưa?.

Hãng hàng không Việt Nam quả là hãng hàng không ô uế, khi trong vòng 1 năm qua, liên tiếp các phi công của hãng bị bắt với tội mang lậu: từ mang tiền lậu ở Úc
, mang hàng ăn cắp ở Nhật. Và giờ là vận chuyển lậu vàng từ Hongkong về Việt Nam.

Thursday, February 12, 2009

Chiến tranh và sự lãng quên

img
(Hình: Lạng Sơn sau chiến tranh 1979. Nguồn).

Tôi nghĩ tới những cuộc chiến tranh. Và những người lính từng tham gia những cuộc chiến ấy.

Có những cuộc chiến mà quốc gia tham dự luôn muốn lãng quên. Thường thì đó là những nỗi hổ thẹn, những cuộc chiến thất bại. Các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam khi về nước trở về đã gặp phải sự đón tiếp lạnh lùng từ đa số đồng bào họ. Thậm chí một số người còn bị khiêu khích bởi một số người phản chiến cuồng nhiệt bằng những câu hỏi như "mày đã giết bao nhiêu đứa trẻ rồi?". Trong khi các cựu chiến binh Thế chiến thứ Hai từ châu Âu trở về Mỹ được đón chào như những người anh hùng thì các cựu binh Mỹ tại chiến trường Việt Nam gặp phải sự nghi ngờ, giễu cợt, nhưng phổ biến nhất là sự thờ ơ của đồng bào mính khi trở về sau chiến tranh.

Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến nước Mỹ muốn lãng quên bởi những sai lầm và ngộ nhận của nó. Cho dù, trong diễn văn mới đây (được dịch một cách có chọn lọc trên báo chí trong nước), ông Obama, Tổng thống mới của nước Mỹ đã nhắc tới Khe Sanh, tới chiến thắng chống chủ nghĩa cộng sản như để nhắc tới những hy sinh của người Mỹ trong quá khứ mà họ không muốn lãng quên.

Còn trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường muốn quên những cuộc chiến nào? Mang trong mình cái mặc cảm của một dân tộc thường xuyên bị hăm dọa, xâm lược và thôn tính, nhiều người Việt Nam thường cảm thấy hơi xấu hổ khi nhắc tới quá trình bành trướng đất đai về phương Nam của tổ tiên, chinh phục Chăm-pa, lấn chiếm Chân Lạp, can thiệp quân sự tại vương quốc Chân Lạp trong quá khứ. Dưới thời cộng sản, những trang sử này càng bị cố tình lãng quên, bởi nó mâu thuẫn với hình ảnh huyền thoại được tích cực xây dựng về một dân tộc yêu hòa bình, chống chiến tranh và thường chỉ cầm vũ khí khi bị xâm lược. Trong khi người Mỹ vẫn nhắc tới Alamo* như một niềm tự hào to lớn, nhắc tới những người mở đất, chinh phục miền Tây, đánh đuổi người bản xứ như các tổ tiên đáng khâm phục, thì người Việt mỗi lần nhắc tới tổ tiên mở đất của mình đều dường như có vẻ thẹn thùng. Chính sử hiện đại nhắc tới những người mở nước như là những người mở nước chỉ bằng lưỡi cày chứ không phải bằng lưỡi gươm. Cho dù có một vị tướng đã viết hai câu thơ ca ngợi những người mang gươm đi mở nước "Từ thuở mang gươm đi mở nước. Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long".

Trong thế kỷ 20, Việt Nam đã trải qua ít nhất 4 cuộc chiến tranh có yếu tố nước ngoài: Chiến tranh Đông Dương (1946-1954), Chiến tranh Việt Nam (1960-1975), Chiến tranh Cambodia (1977-1989) và chiến tranh Việt-Trung (1979-1989). Trong khi hai cuộc chiến tranh ban đầu thường được nhắc tới như những trang sử hào hùng chống ngoại xâm (mặc dù tính chất chiến tranh Việt Nam 1960-1975 có sự phức tạp hơn nhiều, và theo tôi về bản chất thiên về nội chiến hơn là chiến tranh chống ngoại xâm), thì người ta đang cố tình quên lãng hai cuộc chiến tranh sau đó với Cambodia và Trung Quốc, và nhất là cuộc chiến với Trung Quốc.

Sự cố gắng quên lãng cuộc chiến Cambodia xuất phát từ nhiều yếu tố. Thứ nhất, nó gắn với mặc cảm của một nước mang quân sang lãnh thổ nước khác. Người Việt chưa bao giờ tự hào về những chiến thắng chiến tranh như vậy, kể cả khi những vị được coi là minh quân như Lý Thánh Tông cướp phá kinh đô Chăm hay Lê Thánh Tông thiêu trụi thành Đồ Bàn. Thứ hai, cuộc chiến đó gắn với rất nhiều sai lầm chính trị của chính quyền Việt Nam giai đoạn đó, với những tổn thất nặng nề về nhân mạng, chính trị, ngoại giao và kinh tế cho Việt Nam. Vì chính thể hiện nay chỉ là sự tiếp nối của chính thể thời chiến tranh Cambodia nên người ta tránh nhắc tới nó cũng là tránh nhắc tới những sai lầm trong quá khứ, nhất là với chân lý "Đảng và lãnh tụ không bao giờ sai". Thêm nữa, với việc Việt Nam phải "buông" Cambodia và chính thể nước này trở thành một chính thể dân chủ, đa đảng (dẫu còn rất nhiều khiếm khuyết) cùng với việc ảnh hưởng của Việt Nam tại nước này ngày càng suy yếu càng khiến cho chính quyền không muốn nhắc tới cuộc chiến này.

Nhưng dẫu chiến tranh Cambodia (được gọi tên chính thức là chiến tranh biên giới Tây- Nam và chiến tranh giải phóng nhân dân Campuchia khỏi ách diệt chủng Pol Pot) có không ít những sai lầm, song hành với thói kiêu ngạo và những tham vọng điên rồ của một số ai đó thì người Việt vẫn có thể tự hào vì đã có công diệt trừ một trong những ách cai trị khủng khiếp nhất, dị dạng nhất trong lịch sử, và chặn đứng tệ diệt chủng ở nước láng giềng này- kể cả khi kết quả đó không thực sự là mục đích của cuộc chiến này.

Dù sao, với chiến tranh Cambodia, ngày nay người ta không muốn nhắc nhiều tới nó nhưng người ta cũng không dùng mọi biện pháp để cấm đề cập tới nó, cũng không tô vẽ cho nó một cái tên khác, hay xóa hẳn nó trong ký ức lịch sử của dân tộc. Những việc như thế được áp dụng cho một cuộc chiến diễn ra gần như cùng thời gian với một nước hàng xóm khác: chiến tranh Việt Nam- Trung Quốc.

Sắp tá»›i ngày ká»· niệm 30 năm cuá»™c chiến Việt-Trung, má»™t cuá»™c chiến "nÆ°á»›ng mạng" vá»›i tổn hại nhân mạng hai bên lên tá»›i hàng vạn người trong vòng má»™t tháng ngắn ngủi, nhÆ°ng ở Hà Ná»™i hình nhÆ° không có bất cứ hoạt Ä‘á»™ng gì (nếu không tính tá»›i lá»… há»™i hoa đăng của người Trung Quốc được bế mạc đúng vào ngày mà 30 năm trÆ°á»›c, tiếng pháo Trung Quốc nổ vang trên bầu trời biên giá»›i). Trên tất cả báo chí chính thống, mọi sá»± đều im ắng-má»™t sá»± im lặng đáng ngờ, khác hẳn vá»›i những bài tÆ°ng bừng ká»· niệm chiến thắng 30/4 hàng năm. Trừ má»™t ngoại lệ: bài báo "Biên giá»›i tháng Hai (2009-1979) của nhà báo Huy Đức đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị viết về cuá»™c chiến biên giá»›i 1979 và tình hình biên giá»›i hiện nay. Bài báo của Huy Đức trên Sài Gòn Tiếp Thị đề cập tá»›i hai thá»±c tế đáng buồn. Thứ nhất, bài báo hé lá»™ về khả năng má»™t số vùng đất của Việt Nam bá
»‹ Trung Quốc chiếm trong thời gian chiến tranh giờ đây trở thành đất hợp pháp của Trung Quốc theo hiệp định biên giá»›i.

Cụ thể, cao điểm 1509, mà người Trung Quốc gọi là đỉnh Lão Sơn, nơi diễn ra những trận đánh cực kỳ ác liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm 80 mà nghe nói có tới hàng ngàn binh sĩ hai bên thiệt mạng. Theo tài liệu phía Trung Quốc thì phía Việt Nam đã tổn thất rất nặng nề trong trận chiến nhằm chiếm lại đỉnh cao này, nếu tôi nhớ không lầm thì vào năm 1984. Cao điểm này trước thuộc Việt Nam nhưng bị phía Trung Quốc chiếm và tới giờ đã chính thức thuộc về tay họ sau hiệp định biên giới. Theo nhà báo Huy Đức, phía Trung Quốc vẫn giữ nguyên pháo đài trên cao điểm 1509 "để làm du lịch". Không rõ họ làm du lịch như thế nào, để khách du lịch chiêm ngưỡng chiến công chiếm đất và giữ đất của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc chăng? Hay để khách du lịch có thể từ pháo đài chĩa ống nhóm quan sát thị xã Hà Giang trong sương sớm?

Từ câu chuyện về cao điểm 1509, có thể hình dung về những cao điểm khác, hay những vùng đất khác có thể đã bị phía Trung Quốc lấn chiếm và giờ đây chính thức thành đất đai của họ.

Thực tế thứ hai được nhà báo Huy Đức đề cập là cách đối xử với những ký ức chiến tranh của chính quyền Việt Nam. Trong khi ở bên kia biên giới, người Trung Quốc vẫn kỷ niệm cuộc chiến tranh bằng "đài chiến thắng" thì ở Việt Nam, những di tích còn lại của chiến tranh đã bị đem bán sắt vụn, phá hủy, hay lãng quên. Dường như có một cố gắng lãng quên cuộc chiến tranh khốc liệt ấy.

Bản online bài báo "Biên giới tháng Hai" đã nhanh chóng bị rút lại, chỉ vài giờ sau khi được đưa lên mạng. Và dường như đã có một cái lệnh yêu cầu báo chí không nhắc tới cuộc chiến 30 năm trước với người láng giềng núi liền núi, sông liền sông cho dù cuộc chiến ấy đã khiến hàng vạn chiến sĩ và nhân dân Việt Nam bỏ mạng, nhiều thị xã bị san phẳng hoàn toàn sau khi quân Trung Quốc rút đi. Đáng nói hơn là nỗ lực xóa nhòa ký ức chiến tranh này trong sử sách. Người ta không nhắc tới chiến tranh biên giới Việt-Trung trong sách lịch sử cho học sinh nữa còn nếu chẳng may có bắt buộc phải nhắc đến nó, họ sẽ tìm cách lấp liếm, giảm thiểu nó như là xung đột biên giới giữa những người anh em hiểu nhầm nhau và không có gì là nghiêm trọng. Thật là mỉa mai khi mà trước đây, lúc cần huy động sức quân dân vào cuộc chiến, họ gọi đó là chiến tranh chống xâm lược, chống bá quyền, bảo vệ Tổ quốc...Để rồi 30 năm sau, khi tình hình chính trị thay đổi thì tính chất cuộc chiến cũng biến đổi và máu của bao liệt sĩ trở thành cái giá phải trả cho một sự "hiểu nhầm" giữa "hai người đồng chí".

Nhưng kể cả như thế vẫn là quá sức với họ. Bởi họ coi mình là người nắm chân lý nên không thể có cái gì như là "hiểu nhầm" được. Một kịch bản hoàn hảo hơn là xóa sạch ký ức.

Về việc này, George Orwell đã viết rất hay trong tiểu thuyết 1984 của mình. Bắt đầu tiểu thuyết 1984, nước Oceania đang liên minh với nước Eastasia để đánh nhau với Eurasia. Đến giữa tiểu thuyết, Oceania chuyển sang liên minh với Eurasia để đánh Eastasia. Và lập tức, bộ máy tuyên truyền của Oceania vận động hết công suất nhằm tái tạo lại lịch sử, sửa đổi tên kẻ thù từ Eurasia thành Eastasia. Các sách vở, báo chí... lập tức khẳng định Eurasia là kẻ thù truyền kiếp, còn Eastasia là đồng minh truyền đời.

Và ở Việt Nam hiện nay, thế hệ 9x hẳn không ít người lờ mờ không hiểu, thậm chí không biết gì về một cuộc chiến Việt-Trung khốc liệt xảy ra 30 năm trước. Chẳng có điều gì là ngạc nhiên khi mà sách vở, báo chí...trong và ngoài nhà trường lảng tránh nó. Nước Trung Quốc trở thành người bạn lớn. Người ta tránh không nhắc tới hải chiến Hoàng Sa 1974, chiến tranh biên giới 1979, hải chiến Trường Sa 1988. Cứ như thể hàng ngàn người ngã xuống trong các trận chiến này chỉ là những người bị "tai nạn", và nhắc tới các liệt sĩ đó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao Việt-Trung.

Thật là kỳ quặc bởi lẽ khi VIệt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ và đích thân Tổng thống Mỹ Bill Clinton tới Việt Nam theo lời mời chính thức của Chủ tịch nước Việt Nam thì Tổng Bí thư ĐCS lúc đó là ông Lê Khả Phiêu cũng không ngần ngại khi dạy cho nước Mỹ một bài học về thế nào là chiến tranh xâm lược trong bài phát biểu của mình. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, mỗi khi có đợt kỷ niệm gì đó là người ta lại không ngần ngại nhắc tới chiến tranh chống Mỹ với thái độ nhiều khi kẻ cả. Với người Mỹ, chúng ta "hùng hồn" là thế. Vậy tại sao vì sợ mất lòng người Trung Quốc, chúng ta lại không có cả quyền nhắc tới các liệt sĩ đã ngã xuống, tới những mảnh đất, những vùng biển đã in máu của bao người?

Trên trang BBC Vietnamese có bài của nhà nghiên cứu Trương Thái Du về tên gọi cuộc chiến Việt-Trung. Trong bài viết, Trương Thái Du nhắc tới cuốn tiểu thuyết Ma Chiến Hữu của nhà văn Mạc Ngôn với những thông điệp "phản chiến" của ông. Tiểu thuyết đề cập tới những cựu binh trong chiến tranh Trung-Việt, hầu hết họ đều là những nông dân nghèo thất học và không hề có oán thù gì với Việt Nam, chỉ đi lính vì nghĩa vụ hay để kiếm cơm. Cuốn tiểu thuyết cho ta một góc nhìn khác về những người lính Trung Quốc, và tôi nghĩ cũng đáng đọc. Nhưng mỉa mai thay, trong khi Việt Nam dịch và xuất bản một cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc về chiến tranh 1979, Việt Nam lại cấm đề cập tới những cuốn sách về chiến tranh 1979. Lấy ví dụ, gần đây một tập truyện ngắn của một tác giả bị thu hồi vì có ba truyện ngắn "nhạy cảm" trong đó có một truyện ngắn đề cập tới chiến tranh biên giới. Nghiêm trọng hơn, nhà xuất bản Đà Nẵng- đơn vị xuất bản cuốn sách này- bị đình chỉ hoạt động.

Theo blog cavenui, trích lời của nhà văn Trần Thu Trang thì khi Trần Thu Trang xuất bản cuốn Phải lấy người như anh "“đến một vài câu trong tiểu thuyết tình cảm giải trí Phải lấy người như anh nói động đến người Trung Quốc (Hoa kiều) và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 cũng được đề nghị lược bỏ đi”.

Thậm chí- cũng theo cavenui- thì lời nói
của cố Tổng bí thư Lê Duẩn in trong Văn kiện Đảng toàn tập cũng bị "kiểm duyệt đục bỏ" khi đề cập tới Trung Quốc bằng những lời lẽ thiếu thân thiện theo ngôn ngữ thời đó.

Cụ thể, trong “Bài nói của đ/c Lê Duẩn tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương Đảng” có những đoạn sau (trích lại từ blog cavenui).

"“Hiện nay, đất nước ta tuy có hòa bình, song phải luôn luôn chuẩn bị chống chiến tranh xâm lược của bọn phản động…” (tr.308, dòng 3-4 từ trên xuống).

“Mặc dầu việc chủ nghĩa đế quốc và… xúc tiến liên minh với nhau đang gây ra một tình hình nguy hiểm trong nền chính trị thế giới, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội vẫn tiến bước vững chắc với thế mạnh, thế thắng ngày càng rõ rệt”. (tr.309, dòng 5-10 từ trên xuống). "

Vậy là độc giả Việt Nam chỉ có thể đọc sách về chiến tranh Việt-Trung bằng con mắt của người Trung Quốc. Trách gì anh Trương Thái Du chẳng bất bình vì cảm thấy người Việt không có những nhận định rộng rãi hơn về cuộc chiến Việt-Trung. Họ làm gì có quyền phát biểu về cuộc chiến, viết sách về nó (như Bảo Ninh viết về chiến tranh chống Mỹ trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh mà anh Du lấy ra làm ví dụ). Chỉ vài câu động tới nó cũng đã bị cắt rồi. Nói chi tới những thảo luận lành mạnh, những nghiên cứu thích đáng, những tưởng niệm nghiêm trang về cuộc chiến này.

Trong khi đó, hơn một ngàn ngôi mộ các liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ biên giới ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Vị Xuyên vẫn nằm đó, như lời chú thích ảnh trên báo Sài Gòn Tiếp Thị "Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên những ngày này quạnh quẽ, chỉ trơ trọi bóng ông Nguyễn Thanh Loan người trông giữ." Đành rằng sự hy sinh của các anh không vô ích, nhưng vẫn thấy nghiệt ngã làm sao những cố gắng của ai đó cấm không cho tên các anh được nhắc đến, chỉ để cho họ không đắc tội với ai đó. Và cũng nghiệt ngã thay khi một dân tộc khi phải cố quên đi một cuộc chiến tranh trong đó họ đã chiến đấu kiên cường để giữ toàn vẹn đất đai và đã gây thiệt hại nặng nề cho kẻ địch mạnh hơn mình nhiều lần. Một cuộc chiến không đáng và không nên bị lãng quên dù ai đó đang tìm mọi cách để nó bị lãng quên. Cố tình lãng quên nó là có tội với đất nước, với những người đã mất và thân nhân của họ.


*Cứ điểm tại Texas trong cuộc chiến bắt đầu bởi việc Texas ly khai khỏi Mexico và (sau đó) xin sát nhập vào Mỹ, mở đường cho chiến tranh Mỹ- Mexico. Kết quả là Mỹ sát nhập thêm rất nhiều đất đai trước đó thuộc Mexico.


web counter
img

Wednesday, February 11, 2009

Entry for February 11, 2009

Nói chung các bác nào cho thuê nhà nên cẩn thận.

+ Nếu đi biểu tình chống Trung Quốc và cãi nhau với công an phường, có thể mắc tội: trốn thuế thu được từ tiền cho thuê nhà. Tù mút mùa, đặc xá nhân ngày Tết cũng chẳng tới phiên.

+ Nếu nhận hối lộ chừng 800 nghìn USD gì đó thì có thể mắc tội: lợi dụng chức vụ để cho đối tác thuê nhà.

Tóm lại là khi cho thuê nhà cần hết sức cẩn thận, nhất là nếu bạn có ý định đi biểu tình phản đối nước ngoài.

Nhưng nếu bạn nhận hối lộ 800.000 USD từ nước ngoài thì việc cho thuê nhà lại là một việc rất nên làm. Kinh nghiệm này cần được học tập và phổ biến rộng rãi, nhân rộng thành phong trào trong hệ thống chính quyền các cấp. Nghe nói một số kẻ giết người thoát tội đã thoát tội bằng cách sau khi giết người, bọn chúng sẽ cố tình đi ăn cắp bị bắt quả tang để "được" vào tù vì tội ăn cắp vặt. Trong khi đó, ở ngoài, cảnh sát cứ việc truy tìm.

Có tin rằng mấy hôm nay, giá thuê nhà ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang hạ chóng mặt vì các quan chức mang bao nhiêu villa, biệt thự, chung cư được âm thầm tích lũy bao năm để cho thuê. Cái đó gọi là bảo hiểm phòng tránh rủi ro.

Monday, February 9, 2009

Entry for February 09, 2009

Chắc phải sớm đi Tây Nguyên thôi.

Trước khi hàng ngàn người lính Trung Quốc mang thường phục tràn ngập xứ cao nguyên này. Lấy cuốc xẻng thay súng trường, máy ủi thay xe tăng, lời ngọt ngào, phủ dụ thay lời hung hăng, đe dọa, "lợi ích kinh tế" thay cho câu "đánh dập đầu tiểu bá".

Trước khi núi và rừng bị cày nát để tìm tài nguyên cho nhu cầu công nghiệp và phát triển của người hàng xóm vĩ đại.

Trước khi những dòng suối đỏ ngầu màu bùn và chất thải từ công trình quặng bô-xít thế kỷ mà Nông Tổng Bí đã thỏa thuận cùng Hồ Tổng Bí.

Trước khi những cánh đồng cafe khát cháy vì nguồn nước khan hiếm được "ưu tiên" cho bô-xít. Trước khi những cánh rừng không còn màu xanh mà chỉ còn màu bùn đỏ.

Trước khi người dân các dân tộc Tây Nguyên học nói tiếng Tàu thay cho tiếng Việt, để có thể "giao thương" với các binh sĩ Tàu sẽ sinh sống và làm việc cho đại dự án bô-xít khổng lồ. Trước khi những người dân này bất mãn trước cảnh núi rừng tổ tiên ngàn năm của họ bị chia xẻ, đào bới, xẻ nát mà họ không hề được hỏi ý kiến, được tham khảo hay được quyền phát biểu.

Trước khi mảnh đất giữa lòng Việt Nam bị một nhát dao xé nát ngang hông, chia Nam Bắc thành hai nửa. Xưa kia, những binh đoàn Bắc Việt từ cao nguyên lao xuống đồng bằng, khí thế như chẻ tre, giải phóng (hay chiếm trọn) miền Nam trong một thời gian ngắn kỷ lục. Thử hỏi giờ đây, chuyện gì có thể xảy ra nếu sau này, các binh đoàn Hoa lục cũng tiến theo con đường như thế?.

Trước khi Tây Nguyên trở thành một đặc nhượng kinh tế của người Hoa, nơi họ tiến hành chủ nghĩa thực dân mới, bóc lột khoáng sản, vơ vét tài nguyên như họ đã và đang làm ở Congo, ở Chad và những nơi khác tại châu Phi. Để bù lại, các quan chức và chính quyền sẽ nhận được những khoản tiền dễ dàng, không phức tạp khi giải ngân, không đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ hiệu quả sử dụng và phòng ngừa tham nhũng như với các nguồn ODA của các quốc gia phát triển.

Phải sớm đi Tây Nguyên thôi.

Saturday, February 7, 2009

Entry for February 07, 2009

img

Buổi tối xem TV có tin 100 người dân ở một xã ven đô, thuộc địa giới Hà Nội, chặn xe cướp gà chờ tiêu hủy vì không rõ nguồn gốc. Thật đáng sợ. Chưa tính tới khía cạnh vệ sinh phòng dịch mà thử nhìn ở góc độ luật pháp, điểm lại trong lịch sử có những lần nào dân chúng tụ tập để cướp của như vậy.
Chỉ nhớ được năm 1945, trước nạn đói lịch sử và khi quân Nhật suy yếu, có chuyện người dân (với sự yểm trợ hay lãnh đạo của Việt Minh) cướp phá kho thóc Nhật để chống đói. Sự so sánh tất nhiên là khập khiễng, vì một đằng là con đường chính nghĩa, cướp của quân xâm lược cái mà nó đã tước đoạt của ta, còn một đằng thì...Ngoài ra, còn có trường hợp nào cả trăm người dân rủ nhau đi cướp của chính quyền như thế?

Các cụ nói bần cùng sinh đạo tặc. Người dân ở xã trên chẳng nhẽ đã bần cùng đến mức thành đạo tặc sao? Hẳn là không phải vậy, vì dẫu lạm phát trong nửa năm đầu và khủng hoảng kinh tế trong nửa năm cuối 2008 có làm xói mòn đi phần nào thu nhập của người dân Việt Nam thì cũng chưa tới mức khiến họ rơi vào tình trạng khốn cùng phải đi "cướp" bất chấp pháp luật như thế. Đó không phải sự bần cùng kinh tế, mà là sự bần cùng nhân cách, sự nhởn nhơ coi thường luật pháp và công lý.

Một người dân có thể thành kẻ cướp, điều đó hiểu được. Nhưng 100 người dân tụ tập cướp đường trong thời "thái bình thịnh trị" dưới sự lãnh đạo của một nhà nước luôn tự xưng "của dân, do dân, vì dân" thì thật là không hiểu được. Sự thoái hóa đạo đức trong xã hội đã tới mức khiến người ta nghiễm nhiên cho rằng ăn cướp của Nhà nước không phải là ăn cướp, ăn cắp "của chùa" không phải là ăn cắp. Biết nói làm sao khi ở trên, có những người ăn cắp tiền triệu USD mà vẫn rao giảng chống tham nhũng, thượng tôn pháp luật...Vậy thì ở dưới, những nông dân xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội hồn nhiên rủ nhau đi cướp gà cũng là hợp logic.

Cũng hợp logic như việc cách đây không lâu, người dân Hà Nội hồn nhiên cướp hoa, bẻ hoa cho dù hoa đó là hoa nội của các nghệ nhân Việt Nam được trưng bày ở phố hoa Hồ Gươm hay hoa anh đào do các nghệ nhân Nhật Bản kỳ công vượt biển mang sang...Có gì đâu, vốn ODA Nhật Bản bị các quan xà xẻo thì dân chúng cũng phải tranh thủ ngắt chút ít hoa anh đào ODA Nhật Bản chứ. Có xá gì thể diện quốc gia, tự hào dân tộc, nhân cách con người - những mỹ từ đã bị lợi dụng quá nhiều, bị người ta làm cho trơ tráo và tầm thường hóa không biết từ bao lâu, khiến giờ đây chúng không có giá trị bằng con gà nghi mắc dịch.