1. Trên evan đưa tin, tiểu thuyết Anh em nhà Kazamarov của Dostoevsky mới được dịch lại và tái bản ở Nhật và trở thành cuốn best-seller với số lượng lên tới 300.000 bản! Bản in lần trước vào năm 1978 cũng bán được gần 500.000 bản. Một con số thật khó tin và nó nói lên rất nhiều điều về văn hóa đọc của người Nhật. Làm sao một cuốn tiểu thuyết dầy tới gần 1000 trang, nặng nề và dài dòng lại có thể trở thành best-seller trong một dân tộc làm việc vào loại chăm chỉ nhất thế giới, và cũng là nơi các hình thức giải trí cạnh tranh với văn hóa đọc như phim ảnh, manga, hay games phát triển hàng đầu. Tôi nhớ trang bìa cuốn Rừng Nauy xuất bản ở Việt Nam có dòng chữ “Cứ bảy người Nhật thì có một người đọc Rừng Nauy”-nếu đúng vậy thì cuốn này bán được ít nhất cũng trên chục triệu bản. Nếu so sánh với việc xuất bản ở Việt Nam, ở một đất nước hơn 80 triệu dân, trong đó có chừng 15 triệu dân đô thị mà các cuốn sách được xuất bản với con số lèo tèo một vài nghìn bản. Và các hiện tượng best-seller, trừ trường hợp Nhật ký Đặng Thùy Trâm nghe
nói lên tới vài trăm nghìn bản, còn thì hầu hết chắc chỉ 10-20.000 bản. Chừng đấy điều đủ để nói văn hóa đọc của chúng ta yếu kém thế nào. Và còn dễ dãi nữa, thử đọc các cuốn best-seller của các tác giả Việt như Phải lấy người như anh hay Oxford thương yêu là có thể thấy ngay sự dễ dãi, hời hợt của người đọc (thử so sánh với các best-seller của người Nhật như Rừng Nauy hay Kitchen?). Còn những cuốn như của Dostoevsky thì chắc chắn chẳng bao giờ thành best-seller ở Việt Nam. Đến nhiều nhà văn có khi còn chưa đọc chúng nữa là.
Cũng nói thêm là văn học Nhật Bản thế kỷ 20 chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn học Nga và Pháp cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 (một chút của Anh nữa, của Dickens và Hardy). Nếu đọc Mishima, Kobe Abe hay Kenzaburo Oe có thể thấy điều này. Mãi tới thời của các tác giả lớn lên sau chiến tranh như Murakami mới chịu ảnh hưởng thêm của văn học Mỹ.
Tất nhiên, nếu so sánh thì văn hóa đọc ở Nhật cũng dễ có điều kiện phát triển hơn ở Việt Nam vì những người đi làm đều là commuter, hàng ngày mất một vài tiếng ngồi tàu nên họ dễ có điều kiện đọc sách hơn. Còn ở Việt Nam, hầu hết mọi người đi bằng phương tiện riêng của mình nên chỉ có thể đọc sách vào thời gian rỗi. Chúng ta cũng chưa có văn hóa đọc sách khi chờ tàu xe hay khi đi tàu xe, nếu quan sát ở các sân bay hay bến tàu thì gần như chẳng có ai đọc sách cả, may ra là đọc mấy tờ báo kiểu Thế giới đàn ông hay An ninh thế giới.
2. Trên báo CAND có bài về kiểm duyệt blog. Tựa bài mượn ý của nhà báo Huy Đức rằng quản lý blog giống như buộc cẳng chim trời nhưng ngầm ám chỉ blog là một thứ tiêu cực và cần phải quản lý: “Hệ lụy mang tên Blog: Quản lý Blog - Chuyện buộc cẳng chim trời?” Nội dung bài báo nếu đọc qua thì không có vấn đề gì, vẫn những câu muôn thuở chung chung. Nhưng trong bài có gài ý là Việt Nam nên học tập Trung Quốc bắt tay với Yahoo: “Hơn thế, việc kết hợp giữa cơ quan chức năng của Việt Nam với nhà cung cấp dịch vụ Yahoo (dịch vụ có lượng người sử dụng làm blog cao hơn gấp nhiều lần so với một số dịch vụ khác) là việc cần thiết và chúng ta đã có một tiền lệ để học tập từ Trung Quốc.”. Ý tưởng này từ tờ báo, cơ quan phát ngôn của Bộ Công an, hẳn là đáng chú ý. Vâng, một lần nữa chúng ta cần phải học tập Trung Quốc!. (Và Miến Điện nữa?).
Bài báo trên CAND xuất hiện sau bài báo trên Thanh Niên về vệt tối của blog mà theo nhiều blogger là một bài chửi đổng rất tệ. (Nói thêm, báo Thanh Niên càng ngày càng lá cải).
Nếu so sánh với Iran thì hẳn nhiều người Việt chúng ta sẽ tự hào bởi tuy còn nhiều vấn đề trong dân chủ (chúng ta vẫn đang xây dựng xã hội dân chủ văn minh- mà vì vẫn đang xây dựng chưa xong nên chưa thể dân chủ và văn minh được!) nhưng ít nhất chúng ta cũng dân chủ và nhiều nhân quyền hơn Iran, có phải không nhỉ. Thế nhưng theo Wikipedia thì Iran nằm trong số 3 nước có nhiều blogger nhất, và theo Technocrati thì tiếng Persia là một trong 10 ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trên blog. Tuy chế độ Hồi giáo ở Iran dùng rất nhiều biện pháp kiểm soát ngặt nghèo nhân quyền nhưng họ không kiểm soát blog. Ngay cả tổng thống Iran, kẻ vẫn hay bị gán cho là độc tài, phát xít, ngu dốt, nham hiểm… cũng có blog của mình. (Nhân đây cũng nói thêm là tuy nhà nước Iran là nhà nước Hồi giáo cực đoan nhưng đó vẫn là một thể chế dân chủ và đa đảng).
Hôm nay check báo Thanh Niên lại thấy có mục Ý kiến bạn đọc với tiêu đề “Không thể không chế tài với những vi phạm pháp luật trên blog” nhưng chỉ đăng các ý kiến ủng hộ việc chế tài blog của báo Thanh Niên (và ông bộ trưởng Doãn). Một tờ báo lương thiện thường không mấy khi chọn lọc ý kiến bạn đọc và chỉ đăng những ý kiến phù hợp quan điểm mình.
3. Cũng trên Thanh niên có bài phỏng vấn nhà sử học Chương Thâu, hình như là chuyên gia về Đông Du và Phan Bội Châu, về việc “xét lại” nhân vật Hoàng Cao Khải. Không phải là nhà nghiên cứu lịch sử nên tớ không có ý kiến gì nhiều về ông Hoàng Cao Khải này. Nhưng các lý do ông Chương Thâu đưa ra để biện minh cho Hoàng Cao Khải chưa thuyết phục. Việc ông Khải chứa chấp một số người yêu nước có thể hoàn toàn là do các mối quan hệ cá nhân của ông ta chứ không có nghĩa ông ta có tinh thần dân tộc. Cần phải biết là những mối quan hệ thân tộc, đồng liêu, thầy học, bạn học, thông gia… trong giới nho sĩ VIệt Nam thời
đó rất nhằng nhịt, trong cả hai bên văn thân và thân Pháp. Hay như lời của Phan Bội Châu bảo Hoàng Cao Khải vẫn “còn một điểm lương tâm” thì chỉ có nghĩa là theo Phan thì họ Hoàng chưa hoàn toàn là kẻ táng tận lương tâm, làm chó săn cho ngoại bang mà vẫn còn có tình nghĩa với đất nước. Nhưng việc đó cũng không thể biện minh cho các hành động hợp tác tích cực của họ Hoàng, ngay cả khi họ Hoàng thực sự có tinh thần dân tộc ở mức độ nào đó đi nữa. Thống chế Petain có phải người ái quốc và có tinh thần dân tộc không? Nhiều người nghĩ rằng có- ông ta còn từng là anh hùng của nước Pháp nữa. Thế nhưng việc ông ta hợp tác với phát xít Đức vẫn bị coi là một mối ô nhục cho nước Pháp và khiến ông ta phải chịu án tử hình (sau được giảm xuống) sau chiến tranh cùng với những vết nhục không bao giờ phai. Còn từ việc con cái Hoàng ngầm dung túng cho phong trào Đông du mà suy ra là họ thừa kế từ cha mình tinh thần dân tộc thì xem ra hơi bị suy diễn quá mức. Rất nhiều trường hợp trong thế hệ đầu thế kỷ 20, cha làm quan thân Pháp còn con thì chống Pháp kịch liệt (có thể xem thêm cuốn The Radicalism của Hue Tam Ho Tai về giai đoạn này).
Trong câu dưới đây “ Chính từ trường hợp của Hoàng Cao Khải mà tôi nhận thấy, tầng lớp sĩ phu cùng thời với ông có sự phân hóa rõ rệt: một bộ phận đi làm cách mạng, một bộ phận "án binh bất động", một bộ phận vì nhiều lý do tạm thời làm việc cho Pháp. Nét độc đáo ấy, khi nhìn lại lịch sử dân tộc, lẽ ra chúng ta cần để tâm nghiên cứu.” cũng không có sự thỏa đáng. Thứ nhất là cách dùng từ sỹ phu. Theo cách hiểu thông thường, sỹ phu không chỉ là người có học mà còn là người có khí tiết. Chưa hiểu cách ông Thâu định nghĩa sỹ phu ở đây thế nào, và ông ta có lý do gì để dùng chữ “sỹ phu” để nói về Hoàng Cao Khải. Thứ hai, nếu hiểu sỹ phu như nho sĩ thì theo cách phân loại của ông Thâu sẽ chẳng có ai là làm việc lâu dài cho Pháp cả. Nếu không chống đối thì trùm chăn, nếu không trùm chăn thì “tạm thời làm việc” thôi. Những người khác thì không biết chứ ông Khâm sai đại thần, Phó vương Bắc kỳ (Hoàng và Pháp từng ép triều đình Huế phong ông ta làm Phó vương, trong các tài liệu tiếng nước ngoài cũng dùng từ Phó vương để chỉ ông ta), cả nhà làm quan, hai đời làm Tổng đốc ấy thì không thể nói là “tạm thời làm việc” được. Chả nhẽ “tạm thời” là cho tới khi chết?
Tất nhiên ông Chương Thâu hoàn toàn có quyền đưa ra đánh giá khác về Hoàng Cao Khải, như một nhà sử học nào đó có thể đánh giá lại về Petain, Quisling, Tần Cối, Lê Tắc hay Tôn Thọ Tường. Nhưng để sửa chữ Việt gian cho họ Hoàng thì ông Thâu cần nêu ra nhiều lý lẽ hợp lý và cụ thể hơn. Nói vậy không có nghĩa là việc xuất bản các tác phẩm của họ Hoàng là không nên, hay cả việc đưa tên họ Hoàng vào từ điển bách khoa như một nhà chính trị, nhà văn, nhà viết sử cũng là cần thiết. Nhưng đó là một việc khác. Cũng như Lê Tắc phản Trần hàng Nguyên, coi An Nam là nội thuộc Trung Quốc nhưng tác phẩm của ông vẫn có giá trị và đáng đọc.
(Hôm trước đọc trên VNN cũng có bài viết theo lời kể của Nguyễn Văn Huy, giám đốc bảo tàng Dân tộc học và là con của Nguyễn Văn Huyên trong đó có ca ngợi ông ngoại ông Huy là Tổng đốc Vi Văn Định (cha vợ của ba nhà trí thức Tây học nổi tiếng là hai bác sĩ Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng và nhà dân tộc học Nguyễn Văn Huyên). Theo các bài viết hồi trước thì ông Vi Văn Định từng nổi tiếng là hiếu sát và giết nhiều cộng sản nhưng sau cách mạng không bị giết là nhờ ba ông con rể có chân trong chính quyền mới (sách lược rất Trần Nguyên Đán nhỉ). Trong hồi ký của Tô Hoài không nhớ là Cát bụi chân ai hay Chiều chiều cũng có chuyện kể về ông cựu Tổng đốc này. Vi Văn Định còn gắn với giai thoại Nguyễn Thế Truyền tát tai Tổng đốc Vi Văn Định ở bến phà Tân Đệ mà họ Vi không dám làm gì (nhân vật Nguyễn Thế Truyền và giai thoại này cũng xuất hiện trong một truyện ngắn của Nguyễn Khải). Quay lại bài trên VNN đó, trong bài đó có tình tiết giống đoạn chú sát thủ gì được thuê giết Triệu Thuẫn trong Đông Chu Liệt Quốc nhưng khi gặp Thuẫn cảm động quá bèn tự sát ấy. Trong bài trên VNN mà ông Huy kể lại thì cộng sản định mưu sát Vi Văn Định nhưng khi gặp ông Định thấy ông là người yêu nước nên không giết nữa!. Chắc cũng là một giai thoại gia đình giờ được đưa lên báo. Không biết ông Huy có kế hoạch rửa tên cụ Tổng Vi trong thời gian sắp tới không, chắc cũng không cần vì không mấy người biết tới tên Vi Văn Định như Hoàng Cao Khải).
Về Hoàng Cao Khải thì đọc lâu quá rồi nên không nhớ, chỉ nhớ ông này từng làm bài bình về Trần Quốc Tuấn, đọc lên nghe rất khí khái và có tinh thần dân tộc. Và sau này ông có cho đúc tượng vua (hình như là Lý Thái Tổ), chĩa kiếm vào hướng tượng một tay toàn quyền Pháp. Tớ nghĩ ông Cao Khải cũng là người yêu nước, tuy nhiên ông là người cũ, khó thoát ra được cái vòng trung quân ái quốc, mà đã trung với vua, thì nhất định phải dẹp tan những người chống lại triều đình. Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Ông tiến sĩ gì đó có ý, nhưng lý lẽ quá sơ lược và hời hợt.
ReplyDeleteBác Linh nên mở một vài topic liên quan đến chuyện tình yêu tình báo. Cứ chuyện thời cuộc mãi mà không có em nào đấm lưng cho, rất oải. Chuyện nghiêm túc, tớ không thể tham gia đàm đạo nhiều, nhưng chuyện trai gái thì lúc nào cũng sẵn sàng dào dạt. Nhắc mới nhớ, nửa thập kỷ này mình chẳng yêu [được] ai, và cũng chẳng có ai [dám] yêu mình.
ReplyDeleteBình luận về #1 của bác: Có thế thì nước Nhật mới khác biệt như thế này. Quyển truyện đó của Dostoevsky xứng đáng là best-seller lắm chứ, và người Nhật cũng xứng đáng để thích đọc quyển đó :D Không biết mấy quyển của Dostoevsky được dịch sang tiếng Việt như nào nhỉ? Bác Linh đọc chưa cho comment cái, ko thì cũng xứng đáng và nên được tái bản ở VN ;)
ReplyDeleteblog này là blog bẩn nhé, dám bôi nhọ xã hội Việt Nam, ai bảo cuốn Phải lấy người như anh là không có giá trị, hời hợt? Rừng Nauy còn khuya mới sánh bằng :p hehehe
ReplyDeleteLàm sao một chàng trai trẻ lại quan tâm đến quá nhiều thứ, quá nhiều lĩnh vực, với một tốc độ tư duy chóng mặt như thế này?
ReplyDeleteKinh ngạc với khối lượng entry khổng lồ!
À còn cái vấn đề quản lý blog, đúng là cười ra nước mắt, sắp tới chắc chúng ta sẽ học tập bạn Lào.
em nghĩ ngay Linh điểm tin là không để "lọt" bài về HCK ;)
ReplyDeleteui anh ơi. best selling bây giờ là chuyện tình new york cơ!
ReplyDeletehic, blog anh Linh nhu kieu "ba?n tin cuo^i' ngay`" tong hop tin tuc y nhi :P
ReplyDeleteTrong 1 bài viết nghiên cứu về ấp Thái Hà của Philippe Papin thì chính nhà nghiên cứu người Pháp này đã chỉ ra những luận điểm chứng tỏ bản chất của HCK rất sinh động và xác đáng. Ví dụ như nhận xét của phó công sứ tỉnh Hải Dương:"HCK là một người còn trẻ, năng động và thông minh, CÓ THỂ HƠI TÀN BẠO, nhưng sự tàn bạo đó rất cần thiết ở tỉnh này, vì ở vùng châu thổ sông Hồng, dân Hải Dương khó trị nhất". Hay như việc trong 1 bữa tiệc được triều đình tổ chức mừng thọ Hoàng thái hậu, trước 1 số lời dèm pha, HCK đã dám "nổi giận, đập mạnh tay xuống bàn và nhắc đến việc vua Hàm Nghi quay trở lại" trước mặt tất cả các quan khách khiến mọi người đều im bặt. Hay như năm 1896, HCK đã yêu cầu tỉnh Sơn Tây phải "tự nguyện" đóng góp (mỗi huyện từ ba đến bốn tạ ta đồng) để đúc tượng của ông ta...Những tư liệu này đều từ thời Pháp thuộc và lưu trữ trong Cục lưu trữ Quốc Gia thuộc hồ sơ cá nhân HCK mã RST 54326 không biết là bác Chương Thâu có khảo sát đối chiếu khi đánh giá không?
ReplyDeleteNhưng bàn chuyện định công luận tội của lịch sử thì không gì dắt giá bằng chi tiết này (cũng dẫn trong bài viết của P.Papin): Câu chuyện về Miếu TRUNG LIỆT. "Miếu này do Nguyễn Hữu Độ, người giữ chức kinh lược trước HCK , lập để tưởng nhớ 4 vị quan đã hy sinh vì nước trong thế kỷ 19 là: Đoàn Thọ hy sinh ở Lạng Sơn năm 1870; Trương Quốc Dũng tổng đốc Hải An năm 1862, hy sinh năm 1864 trong công cuộc bình định; Nguyễn Tri Phương kế nhiệm chức tổng đốc ở Hải An, tự vẫn khi quân Pháp chiếm thành HN năm 1873; Hoàng Diệu, tổng đốc HN, tự vẫn khi thành HN thất thủ lần thứ 2 vào năm 1882. Không rõ miếu này được xây dựng ở đâu, nhưng chắc chắn là vào năm 1888 khi Nguyễn Hữu Độ mất, vẫn chưa hoàn thành. 5 năm sau, HCK quyết định chuyển miếu này, hay nói đúng hơn là đưa bài vị về thờ trong ấp Thái Hà. Hiện nay vẫn còn vết tích của 1 cửa và 1 tấm bia. Không những bị thay đổi địa điểm, miếu còn bị đổi tên thành TRUNG LƯƠNG, mãi đến 8/1945, mới lấy lại tên ban đầu. Như vậy, đang từ miếu thờ những người con trung thành hy sinh vì nước (TRUNG LIỆT), trở thành miếu thờ những người lương thiện trung thành (TRUNG LƯƠNG). Như vậy, để được công nhận là trung thành người ta không nhất thiết phải hy sinh về nước".
Nhận định là của người Pháp, mình không phải là nhà nghiên cứu, chưa khảo sát, kiểm chứng được tài liệu thì cũng chẳng phản đối gì những ý kiến trái chiều như của bác kia. Nhưng rõ ràng so sánh các lập luận và dẫn chứng của 2 bên cũng đủ thấy cao thấp nặng nhẹ là khác nhau rồi.
ReplyDelete-Ở Việt Nam, nhà xuất bản Lao Động vừa xuất bản "Anh em nhà Caramazov", bản dịch của Phạm Mạnh Hùng, in 1000 cuốn, in xong và nộp chiểu quý III, năm 2007:D!
ReplyDelete-Trong khi chờ tàu, chờ xe, người Việt thường buôn chuyện với nhau, ngủ gật hay lôi cellphone ra chát!hahaha!
Thế nào là sách lược rất Trần Nguyên Đán ạ? So sánh việc đó với việc Trần Nguyên Đán đem con là Mộng Dữ gửi vào cửa Hồ Quý Ly để bảo toàn dòng họ e rằng hơi khập khiễng. Khi Hồ Quý Ly lên ngôi chính con cháu dòng Trần Nguyên Đán cũng bị thanh trừng đẫm máu, chết một cơ số người. Hơn nữa tâm thế của Trần Nguyên Đán khác với tâm thế của Tổng Vi ạ. Sự lựa chọn gửi con của Trần Nguyên Đán đằng sau nó là cả bi kịch của một triều đại đang đến lúc vãn hồi, là bi kịch của cả một dòng họ đang đến hồi chung cục và là bi kịch của một người trí thức đọc sách ba vạn quyển mà cuối cùng cũng chỉ là vô dụng, là bi kịch của một hoàng thân nhưng bất lực không thể xoay nổi tình thế cho chính dòng họ mình...
ReplyDeleteVà xét cho cùng nếu Trần Nguyên Đán không làm thế, chúng ta sẽ không thể có Nguyễn Trãi...
thanks entry này của Linh.
ReplyDeleteVề Hoàng Cao Khải, nếu coi Chương Thâu là một nhận định cá nhân thì ông ta hoàn toàn có quyền, đúng không?
Các nhà sử học nước ta lâu nay (và hình như Linh cũng nhiễm) bị ảnh hưởng bởi những gì Trần Huy Liệu phán xét. Trần Huy Liệu đã đặt 1 cái khuôn vàng thước ngọc cho tất cả những quan niệm cũng như nhân vật lịch sử theo cách nhìn của ông ta. Còn Linh, lý luận của Linh cũng rất nhiều võ đoán.
Và nếu ông Chương Thâu đã nói rồi các báo im lặng vì lịch sử kiểu Trần Huy Liệu đã phán xét rồi thì còn ai nhìn lại nữa không?
Ở tầm 1 tờ báo daily, bài Hoàng Cao Khải làm tớ thấy cảm động.
Bác Tung H có tư liệu chi tiết lắm. Thanks bác.
ReplyDelete@Minh MInh:
Tớ không nghĩ Hoàng Cao Khải là người yêu nước theo kiểu cũ. Nếu yêu nước kiểu cũ thì phải là các vị văn thân, nghe lời hiệu triệu cứu vua cứu nước của Hàm Nghi mới dấy quân đánh Pháp. Hoàng Cao Khải theo Pháp đánh văn thân đâu phải vì văn thân chống lại triều đình (vì thực ra văn thân chỉ chống Pháp chứ không chống triều đình) mà là vì muốn lập công với Pháp. Nhờ những thành tích đó họ Hoàng mới làm chủ được xứ Bắc kỳ. Hoàng cũng không hề trung quân, và còn chuyên quyền nữa, bằng cớ là có lần cậy thế người Pháp, ép vua phong cho làm Phó vương, các triều thần đều run sợ duy chỉ có Cao Xuân Tứ (ông của Cao Xuân Hạo) là phê mấy chữ rằng một nước không thể có hai vua. Cha con Hoàng Cao Khải hống hách chuyên quyền bao nhiêu năm thì liệu chỉ vài câu văn phú, vài quyền sách mỏng có chữa có đủ biến họ tự nhiên thành người có tinh thần dân tộc được không. Trường hợp của Hoàng cũng khác xa các trường hợp Trần Trọng Kim, Trương Vĩnh Ký, Phan Thanh Giản mà ông Chương Thâu có nói. Nếu so sánh thì phải so với Nguyễn Thân hay xa hơn là Lê Tắc, Trần Ích Tắc (hai ông Tắc kia còn nổi tiếng văn hay chữ tốt hàng bậc nhất thời ấy, so với Hoàng Cao Khải hẳn có phần hơn).
Cát Khuê: nếu có thể bạn chỉ cho tớ xem tớ võ đoán thế nào? Bạn bảo tớ võ đoán mà không nói rõ ra thì có phải là chính bạn võ đoán không? Tớ chưa đọc gì của Trần Huy Liệu cả, nhưng không phải Trần Huy Liệu sai thì Chương Thâu đúng. Bài tớ chỉ muốn nói là Chương Thâu lập luận không thuyết phục, nếu ông ta muốn đánh giá lại nhân vật này thì cần nêu đầy đủ lập luận và dẫn chứng hơn. Tất nhiên có thể là trong phạm vi một bài báo thì không đủ, nếu Chương Thâu có viết sách về vấn đề này thì tớ cũng khá tò mò xem nội dung sách như thế nào.
Còn nhận định cá nhân thì tất nhiên ông ta hoàn toàn có quyền đánh giá HCK theo cách của ông ta, như tớ nói, một nhà sử học cũng hoàn toàn có quyền đánh giá lại từ Hồ Chí Minh, Lenin, Churchil, Hitler hay Tần Cối, Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc…miễn là họ có lập luận xác đáng, khách quan và dẫn chứng chi tiết.
@quachhiennb: Trần Nguyên Đán gửi con trước khi nhà Trần bị thanh toán cơ mà? Mà nói chung tớ cũng chịu chẳng hiểu tâm thế Trần Nguyên Đán là tâm thế gì. Tức là tâm thế đọc sách nhiều mà bất lực (hay bất tài?) nên phải khôn ngoan đi trước đón đầu thằng có triển vọng lên làm sếp để nịnh nó chứ gì?. Việc có Nguyễn Trãi hay không cũng không có liên quan gì tới tâm thế Trần Nguyên Đán cả, tại sao chúng ta cứ hay xét đoán một người bằng con cháu của họ (lỗi này cũng có cả ở Chương Thâu khi ông ta biện minh cho hành vi Cao Khải bằng hành vi của con Cao Khải! Nhưng Chương Thâu cũng quên không kể tới trường hợp cháu Cao Khải là tri huyện gì đó bị Quốc dân đảng giết khi khởi nghĩa vì làm quan hống hách và bắt giết nhiều người yêu nước). Mà ngay cả nếu Trần Nguyên Đán bị giết thì có lẽ Nguyễn Trãi cũng chẳng sao vì là người khác họ, và có phụ thân làm quan to dưới triều Hồ. Nhưng như tớ đã nói, việc này không liên quan.
@Hiếu: Ngoài anh em nhà Kazamarov tớ mới đọc Tội ác và hình phạt với cả Ghi chép dưới hầm thôi. Tội ác và hình phạt cũng rất hay nhưng không có một số đoạn hoành tráng như truyện kia.
ReplyDeleteLinh viết sách đi, em mua ủng hộ 100 cuốn. hehe
ReplyDelete@Linh: Cuốn "Notes from Underground" (ghi chép dưới hầm) đã được dịch sang tiếng Việt chưa hử bác?
ReplyDeleteLời giới thiệu Chương Thâu viết cho "Việt sử yếu" cũng không hay mấy. Chương Thâu giống kiểu "các nhà sử học theo lối cũ", không mấy khi có ý kiến riêng, back-up cũng không có nhiều, cũng chẳng bao giờ có một cái gì đó đặt câu hỏi. Dù sao thì hai nhân vật Hoàng Cao Khải và Phạm Văn Ẩn đợt này sách vở bắt đầu có, có thể là người ta sẽ nghĩ ngợi thêm về các nhân vật lịch sử không dễ hiểu như thế.
ReplyDeleteỞ Việt Nam sách in trên 3.000 bản là kinh rồi.
Anh ơi, đọc sách trên đường đi học đi làm trên xe bus ở Vn thì impossible anh ơi. Đường phố ở VN lộn xộn, xe cộ không chạy êm được, hơi tí xóc lên nảy xuống, đọc sách không nổi. E ngày nào cũng đi học bằng xe bus nhưng đâu có đọc sách được đâu (dù chẳng có việc gì để làm). :D
ReplyDeleteMà hôm nọ em ngó qua quyển Chuyện tình New York, thấy viết rất là buồn cười và không có tính văn học một tí tẹo nào nhưng bây giờ tái bản lần thứ 2 rồi, mà lại còn có 2 bản bìa khác nhau mới ghê chứ. :(
ReplyDeleteTôi không bàn đến Hoàng Cao Khải vì tôi không am hiểu về nhân vật này. Chỉ bàn riêng về trường hợp Trần Nguyên Đán, ở câu “hồi đáp” của bạn đặt ra hai vấn đề:
ReplyDeleteVấn đề thứ nhất: Việc Trần Nguyên Đán gửi con cho Hồ Quý Ly “không phải là hành động vì bất lực (hay bất tài?) nên đi trước đón đầu thằng có triển vọng để lên làm sếp nịnh nó” như bạn nói. Dù phê phán hành động gửi con của ông (chuyện phê phán này cũng còn do nhiều nguyên nhân) nhưng về tài năng và nhân cách của Trần Nguyên Đán không một sử gia nào phủ nhận (ĐVSK TT, tr.153 và tr.181).
Trần Nguyên Đán là dòng dõi tôn thất, là hậu duệ của Trần Quang Khải, tuy không phải dòng đích để nối ngôi nhưng là một dòng đóng vai trò trụ cột ở triều đình. Có một điều đáng lưu ý là dòng Trần Quang Khải sau này con cháu đều là những người thoái cuộc rất sớm, không quá quan tâm đến chuyện thế tập. Trần Nguyên Đán cũng thế, ông xin về ở ẩn khi thế cuộc còn chưa ngã ngũ. Bản thân ông cũng không phải là người khư khư quyết liệt bảo vệ chế độ thế tập (trong khi chế độ thế tập đồng nghĩa với quyền lợi của chính ông và các con ông, những người thuộc hoàng thất).
Trần Nguyên Đán không “nịnh bợ” Hồ Quý Ly. Thực ra, bản thân Hồ Quý Ly dù có tham vọng nhưng không có cái tài xoay chuyển thời thế, không phải là người mưu lược “soán ngôi đoạt chủ” dạng như Trần Thủ Độ, nhưng Hồ Quý Ly lại được sự ủng hộ cuả “thế lực mới đang lên” lúc đó trong triều đình, đó là những Nho sĩ xuất thân bình dân, tiến thân bằng con đường khoa cử. Hơn nữa Hồ Quý Ly còn được sự ủng hộ từ chính Thượng hoàng Trần Nghệ Tông, một ông vua đang muốn vãn hồi thế cuộc bằng những sự cải cách trong thể chế. Có một sự thật rất đáng lưu ý là dù rất quý mến Trần Nguyên Đán, thường xuyên thăm viếng, hỏi ý kiến Trần Nguyên Đán, nhưng Trần Nghệ Tông chỉ xem Trần Nguyên Đán như một cố vấn về mặt tư tưởng, còn những việc làm mang tính thực thi (hay nói hơn là thực quyền) thì Trần Nghệ Tông lại giao toàn quyền cho Hồ Quý Ly. Tôi nói Trần Nguyên Đán dù có tài nhưng “bất lực” trước một xu thế mới là vì thế.
Trần Nguyên Đán không có ý định ngăn cản xu hướng mới đó.. Hành động gả con gái cho hai Nho sinh xuất thân bình dân và gửi con trai cho Hồ Quý Ly chính là sự chấp nhận thời cuộc. Còn bản thân ông, ông lựa chọn phương thức thoái ẩn. Sự lựa chọn này tôi đánh giá cao ông, nó là sự lựa chọn của 1 người trí thức khi biết mình không còn hữu dụng.
Là một tôn thất nhà Trần, chắc chắn Trần Nguyên Đán biết rõ cuộc thanh trừng đẫm máu mà Trần Thủ Độ đã tiến hành với nhà Lý. Ông biết rõ, điều đó sẽ xảy ra với chính dòng dõi mình nếu có một sự đổi ngôi. Cứ cho rằng việc ông gửi gắm con cho Hồ Quý Ly là một sự cứu vãn thì tôi cũng đánh giá cao hành động đó của Trần Nguyên Đán. Tôi ghét những thứ vinh danh giả dối. Bản thân tôi cũng thế là một người mẹ, nếu như nước lụt tràn bờ, đe dọa tính mạng của tất cả thì việc đầu tiên tôi nghĩ đến là an tòan của chính con trai mình và những người thân trong gia đình mình trước nhất. Khi họ đã an toàn rồi thì tôi mới có thể hướng sự quan tâm sang người khác.
Tôi nói, việc ứng xử của Trần Nguyên Đán như vậy mới có thể có Nguyễn Trãi sau này không phải nói vô căn cứ. Nói không quá chính Trần Nguyên Đán có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời Nguyễn Trãi chứ không phải Nguyễn Phi Khanh. Bản thân Nguyễn Phi Khanh cũng vô cùng khâm phục và ngưỡng mộ bố vợ mình… Nếu bạn soi xét toàn bộ những ững xử của Nguyễn Trãi sau này trước thời cuộc, bạn sẽ thấy bóng dáng của Trần Nguyên Đán trong đó….
Nói chung, “giá trị thuộc về cái được lựa chọn”, hệ giá trị của bạn khác với tôi, có thể vì thế chúng ta không cùng chung một quan điểm. Điều này cũng là dễ hiểu. Tuy nhiên viết để đánh giá về cổ nhân, tôi nghĩ rằng không thể đem quan điểm của người hiện đại để áp đặt và phán xét họ. Nói như Trang Tử, chúng ta không phải là họ nên chúng ta không thể biết họ nghĩ gì, và nhất là chúng ta không phải đứng trước những sự lựa chọn, mà hành động của họ sẽ ảnh hưởng đến sinh tử của con cháu mình như Trần Nguyên Đán nên chúng ta không có được sự đồng cảm với những mâu thuẫn và bi kịch mà ông phải gánh chịu…..
ReplyDeleteHơi dài, mong chủ nhân Blog thông cảm….
"Phải lấy người như anh" cũng có tác dụng tích cực, về mặt xã hội. Văn học Việt Nam còn đang ở tình trạng nghèo, có cái ăn là tốt lắm rồi. Nhà nghèo lại hay thích ăn tinh bột, dù cho anh có bảo là ăn nhiều tinh bột dễ dẫn tới tiểu đường, người ta vẫn cứ ăn. Hy vọng là ngày càng có nhiều "Phải lấy người như anh", để đến lúc tinh bột chán phè rồi thì sẽ khắc tìm món mới, có thể sẽ xơi cả súp yến, nếu có điều kiện.
ReplyDeleteCuốn đó tớ nghĩ chắc được dịch ra tiếng Việt rồi nhưng tớ không thấy ở các hiệu sách, chắc chưa tái bản chăng.
ReplyDeleteEm nhớ trong phần thống kê về xuất bản văn học TQ tại Việt Nam của một bạn thời đại học (rất đáng tin) thì những tác phẩm của những ông như Mạc Ngôn, Giả Bình Ao đã được xuất bản khoảng hơn 10.000 cuốn. Số lượng đó so với các bộ chưởng và Quỳnh Dao thì vào chừng khoảng 1/2 tới 1/3. Thị hiếu đọc của chúng ta là thế đấy. Nhưng thực tế thì việc tính số lượng các bản in chỉ có NXB biết chính xác là bao nhiêu, và thường thì cao hơn con số được công bố khá nhiều.
ReplyDeleteTừ những gì em trông thấy thì một trong các tác giả nước ngoài hot nhất bây giờ là lão bợm Marc Levy. Nếu so sánh số lượng người mua sách của ông ta với một cuốn sách bán chạy kinh dị ở Mỹ như The kite runner thì quả thực là một trời một vực.
Ở Việt Nam, những cuốn sách như kiểu Anh em nhà Karamazov (em thấy hình như có mấy người ở trên viết sai cái tên này trong đó có anh Linh :D) vẫn thường xuyên được tái bản. Và chúng là kiểu sách không bao giờ là rất chạy nhưng luôn luôn có người mua.
Linh viết bài này rất hay. Đặt vấn đề nghiêm chỉnh và rõ ràng. Ý kiến trên có thể phản hồi với sử gia Chương Thâu. Ông Chương Thâu có vẻ cảm tính khi nhận định một nhân vật lịch sử. E rằng sau này các nhân vật theo quân Pháp đàn áp những nhà ái quốc thực sự sẽ được xưng tụng chăng?
ReplyDelete