Saturday, May 31, 2008

Entry for May 31, 2008

Bài này của TS Nguyễn Ngọc Điện về chất vấn ở Quốc hội rất hay!. TS Điện đề nghị đưa việc bỏ phiếu bất tín nhiệm thành viên của Chính phủ vào trong chương trình nghị sự của mỗi kỳ họp Quốc hội.

Những cuộc chất vấn dễ đoán trước và hệ quả

"Vấn đề là hệ thống chế tài dành cho những trường hợp người được chất vấn không thực thi nghiêm chỉnh các cam kết còn hơi phi thực tế. Chẳng hạn, theo pháp luật hiện hành, để xúc tiến thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm đối với một thành viên Chính phủ, cần có đề nghị của ít nhất 20% đại biểu Quốc hội hoặc của Hội đồng dân tộc hay của một uỷ ban nào đó của Quốc hội.

Việc bỏ phiếu còn phải được Uỷ ban thường vụ Quốc hội chấp nhận đưa vào chương trình nghị sự của một kỳ họp Quốc hội. Với các điều kiện như thế, quyền chế tài của cơ quan lập pháp đối với người nắm quyền hành pháp hầu như chỉ có ý nghĩa lý thuyết.

Cần sớm hoàn thiện luật pháp theo hướng trao cho người đại biểu dân cử những công cụ pháp lý sử dụng được một cách đơn giản, thiết thực và có hiệu quả trong hoạt động giám sát và phán xét các chức vụ hành pháp, mà chất vấn là một hình thức của hoạt động đó.

Nếu không, các cuộc chất vấn sẽ không khác gì mấy so với những vụ đôi co giữa hai con người bình thường: có thể nó khiến các vị trí chấp hành, điều hành bận rộn hơn với việc chuẩn bị đăng đàn; xã hội, về phần mình, không thu được gì, ngoài những thông tin mà người ta có thể tìm kiếm bằng nhiều cách khác. "

Entry for May 31, 2008

Trên BBC có ý kiến của ông Vũ Quang Việt, chuyên gia LHQ và ông Jonathan Pincus, kinh tế gia trưởng của UNDP Vietnam. Bài báo trên BBC hay. Không biết Nguyễn Hùng có phải là anh Hero ở đây không?. Nghe radio ý kiến của hai ông này ở đây. Tôi nghĩ ý kiến của hai ông Việt và Pincus chính xác và trung tính, và cũng nhất quán với những gì họ đánh giá về kinh tế Việt Nam từ xưa tới nay. Trong khi nếu so sánh thì ý kiến của những người ở World Bank thường có xu hướng lạc quan quá, còn ý kiến của các công ty tài chính như Morgan Stanley, Merrill Lynch... thì thường có xu hướng đón lõng thị trường, đón ý các nhà đầu tư. Do đó nếu kinh tế đang phát triển tốt, các công ty này sẽ ca ngợi hết lời, nhưng nếu có khó khăn thì họ cũng thúc giục rút chạy trước tiên. Dù vậy, những ý kiến của họ lại có tầm quan trọng lớn, vì khả năng ảnh hưởng tới các nhà đầu tư ngắn hạn từ nước ngoài, có thể làm tăng đáng kể giá vốn vay thương mại của Việt Nam hay làm đảo ngược dòng vốn ngắn hạn chảy vào Việt Nam. Chỉ sau khi Merrill Lynch, Morgan Stanley... đưa ra các nhận định tiêu cực về thị trường Việt Nam, các tin này đã được đưa lại ở các hãng thông tấn và các tờ báo lớn trên thế giới như ước đoán về khủng hoảng tài chính ở Việt Nam: Bloomberg, Business Week, Wall Street Journal, Reuteurs...hẳn gây khó khăn không ít cho lòng tin vào triển vọng kinh tế Việt Nam.

Tuổi Trẻ đăng tin:
Hoãn, giãn tiến độ 716 dự án có số vốn gần 4.000 tỉ đồng, hẳn cũng trong chương trình giảm đầu tư công để chống lạm phát.

Nói chung thời gian tới sẽ là thời gian điều chỉnh khó khăn của kinh tế Việt Nam. Điều quan trọng là làm sao tránh để khủng hoảng xảy ra, và chấp nhận hy sinh tăng trưởng trong năm nay để chống lạm phát và điều chỉnh tỷ giá một cách chủ động. Tôi nghĩ hệ thống ngân hàng Việt Nam rất chập chững và yếu kém, không có khả năng chống chọi hiệu quả nếu xảy ra khủng hoảng tài chính. Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Chính phủ cần có một thông điệp rõ ràng trong năm tới, tăng tính minh bạch thông tin và tránh các động thái bất ngờ, gây shock trong nền kinh tế.

Trong bài Pincus nói đồng Việt Nam không bị định giá quá cao so với đồng USD- không rõ là căn cứ vào đâu- nhưng tôi vẫn nghĩ đồng Việt Nam vẫn sẽ trượt giá so với đồng USD trong thời gian tới, dù không nhiều như Morgan Stanley dự đoán (trừ khi xảy ra khủng hoảng tiền tệ thực sự và Chính phủ không kiểm soát được, nhưng khả năng này tôi nghĩ khá thấp).

VietnamNet đăng toàn văn Báo cáo giải trình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội (chưa kịp đọc). VietnamNet có lẽ là tờ báo về chính trị- kinh tế tốt nhất hiện nay, và là một trong những tờ ít ỏi dám đăng các ý kiến trái chiều. Chẳng hạn, chỉ một ngày sau khi Quốc hội bỏ phiếu với 92% số phiếu bầu đồng ý mở rộng Hà Nội, tờ tuanvietnam đăng bài "
Năm điều ước cho tương lai của Hà Nội mở rộng", đáng chú ý là có đoạn sau (của TS Diệp Văn Sơn), ngầm ám chỉ sự thiếu trách nhiệm của các ĐBQH đối với lịch sử, với tương lai:

"
ĐBQH, những người bấm nút cho nghị quyết mở rộng thủ đô sẽ chịu trách nhiệm trước lịch sử, nhưng lịch sử thì vô hình, có ai đưa ra xét xử ở tòa án lịch sử. Ai sẽ chịu trách nhiệm cho tương lai nếu vẫn giữ tư duy nhiệm kỳ hiện nay?".




Kinh tế VN có khủng hoảng hay không?



Update:
Viễn cảnh về đầu tư tại Việt Nam

"Tương tự, ông Tô Hải - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Bản Việt - cho rằng, trong hai năm 2006 - 2007 đã có khoảng 10 tỉ USD vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam. 90% trong số đó thông qua các quỹ đầu tư dạng đóng với thời gian hoạt động 5-10 năm nên số vốn đó vẫn tiếp tục ở lại Việt Nam. Đáng chú ý là từ đầu năm đến nay, trong khi ở nhiều thị trường tại châu Á, dòng vốn đầu tư nước ngoài đứng hay đi ra thì vẫn có khoảng 600 triệu USD vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài rót vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù số tiền này không lớn nếu so với năm trước nhưng đó vẫn là bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm đến thị trường Việt Nam."

Entry for May 31, 2008

Vâng, ở nước chúng tôi, người ta vẫn mặc như thế này khi đi tắm biển. Trên bãi biển Việt Nam, các cô gái không mặc bikini, chỉ mặc áo tắm một mảnh, và quấn khăn voan quanh hông cho hợp với truyền thống kín đáo của dân tộc. Và tất cả đều trong màu xanh, màu của biển, màu của hòa bình, màu của ước mơ!

Xem thêm bài này trên báo Sing:

Cover up please, we're Viets

"HANOI - THE culture czars of Vietnam are telling beauty pageant contestants and fashion models to cover up, even as the country gears up to host the Miss Universe pageant.

The contest, which will be broadcast globally from Nha Trang in July, is being touted as the biggest international event to be held here since the end of the Vietnam War.

Arts and performance regulations ban sexy stage displays but do not clearly define how much flesh can be bared.

In recent weeks, however, Communist Party officials have made it tougher for shows to be held unless outfits that they consider too scanty are redesigned or shrouded with a shawl or cape."


Thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ VN trình diễn trang phục đi biển


Hoàng Khánh Ngọc



Khánh Ngọc


Vũ Nguyễn Hà Anh


Hà Anh



img


Thùy Lâm

Entry for May 31, 2008

Em hoa hậu trông xấu thế hả trời. Trông lại còn quê quê. Trong 3 em hoa-á hậu thì em á hậu 2 Thiên Lý có vẻ xinh hơn cả.

Em Hà Anh không được hoa hậu hay ít ra á hậu cũng hơi phí, em này mặt hơi xấu nhưng người đẹp kiểu phương Tây, rất chuẩn.

Và đây là câu hỏi đần độn của Ban Giám khảo khi nghiễm nhiên coi ngày Mother's Day của Mỹ như một ngày lễ của Việt Nam mà người Việt ai cũng cần phải biết.

"Trong phần thi ứng xử, nhận được câu hỏi về món quà tặng mẹ trong Ngày của Mẹ, cô nói: "Ngày chủ nhật thứ hai của tháng 5 năm nay, tôi chỉ tặng mẹ món quà nhỏ là một bó hoa. Tôi nghĩ, con cái có bổn phận phải hiếu thảo, quan tâm và chăm sóc người mẹ đã sinh thành ra mình suốt đời. Việc tham gia cuộc thi này cũng là một món quà mà tôi dành tặng mẹ. Mẹ luôn mong tôi thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Con cảm ơn mẹ". Câu trả lời của Thùy Lâm đã giành được sự đồng cảm của khán giả và chinh phục Ban giám khảo."



Thùy Lâm


Hoa hậu- ca sĩ Thùy Lâm (chưa nghe bao giờ, không biết hát có hay không?)

Hoa hậu và hai Á hậu



Hoàng Yến- Thùy Lâm- Thiên Lý

img


Thùy Lâm

img

Hoàng Yến

img


Thiên Lý

img

Hà Anh

Các ảnh đều trên Vnexpress


Friday, May 30, 2008

Entry for May 30, 2008

Nước mình cũng hay. Mở rộng thủ đô thì không thèm hỏi ý kiến nhân dân trong khi đó là việc có ảnh hưởng tới hàng triệu người dân. Nhưng thay đổi thuế lại đi hỏi ý kiến nhân dân. Chính sách thuế là chính sách kinh tế, những nhà hoạch định chính sách phải nắm quyền chủ động chứ sao lại trưng cầu nhân dân và nhân dân biết gì mà bỏ phiếu (với việc tăng thuế cho ô tô thì nhân dân nào mua ô tô tất nhiên phản đối, nhân dân nào không mua ô tô thì kệ xác, hay đồng ý). Kiểu này khéo mai kia, NHNN quyết định tăng/giảm lãi suất cũng lấy ý kiến nhân dân mất?
Nhưng không biết có tổ chức vận động nhân dân bầu theo đáp án nào đó không?

Đề nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hơi

Bộ Tài chính bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng rượu bia, thuốc lá, xe máy phân khối lớn và ôtô nhập khẩu.
Việc lấy ý kiến nhân dân về phương án thuế mới sẽ được Bộ Tài chính kết thúc trước ngày 25/6 để kịp trình Chính phủ.

2. Kinh tế Việt Nam: Còn vô vàn khó khăn phía trước


Bài tổng hợp này hơi lẫn lộn trong khái niệm Output gap: Output Gap là mức chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng của kinh tế. Nếu output gap dương là dấu hiệu nền kinh tế quá nóng và âm là dấu hiệu nền kinh tế trì trệ. Và cả hai hiện tượng đó nói chung đều có tính tiêu cực. Do đó biểu 1 có ý là từ 2005 tới nay, kinh tế VN có dấu hiệu nóng. Câu trong bài "Bởi thế, từ năm 2005, tổng sản lượng giữ vững ở mức dương." không có ý nghĩa gì vì tất nhiên tổng sản lượng luôn dương, làm sao có thể âm được!

PS: Vào lại đã thấy các bạn chỉnh, bỏ câu trên. Không biết có phải do các bạn đọc blog này hay nhận được ý kiến khác?

Entry for May 30, 2008

Bài này của TS. Lê Hồng Giang đăng trên Minh Biện phân tích các sai lầm của NHNN trong việc đối phó với lạm phát đáng chú ý.

Người cho vay cuối cùng và lòng tin vào ngân hàng trung ương

...

"Cũng như FED, NHNN Việt nam được trang bị chức năng LOLR với lãi suất tái cấp vốn như một cứu cánh cho các NHTM khi gặp khó khăn thanh khoản. NHNN cũng có chức năng giám sát cẩn trọng (prudential supervision) đối với các NHTM và cũng nắm quyền điều hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản. Việt nam cũng đã thành lập cơ quan bảo hiểm tiền gửi độc lập cách đây vài năm với hình thức hoạt động giống hệt như FDIC. Nhìn chung, khung khổ pháp lý và cơ chế vận hành của NHNN và hệ thống tiền tệ của Việt nam đã được học hỏi và kế thừa kinh nghiệm của nhiều ngân hàng trung ương tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên điều mà NHNN Việt nam còn thiếu là sự tin tưởng của người dân và các NHTM vào khả năng cũng như sự nhất quán của mình.

Đầu tháng 2/2008, sau khi số liệu về lạm phát năm 2007 và tháng 1/2008 được công bố gây sửng sốt trong dân chúng và cả nhiều nhà hoạch định chính sách, NHNN đã đột ngột thắt chặt chính sách tiền tệ làm tình hình thanh khoản trong hệ thống ngân hàng xấu đi nhanh chóng. Với tình hình lạm phát cao, nhiều khả năng bắt nguồn từ nguyên nhân nới lỏng tiền tệ trong những năm trước đó như nhiều nhà kinh tế đã chỉ ra, thắt chặt tiền tệ vào lúc này là một chính sách đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên cách thức thực thi chính sách này của NHNN đã tạo ra một cú sốc lớn trong hệ thông ngân hàng vì nó quá bất ngờ và quá quyết liệt.

Ngay cả trong các cuộc khủng hoảng, FED đã từng cắt hay tăng lãi suất quá 1% trong một lần thay đổi Fed funds rate. Thường một chu kỳ cắt hay tăng lãi suất được rải đều trong khoảng 5-15 lần thay đổi, mỗi lần từ 0.25% đến 0.5%. Việc giãn các thay đổi lãi suất như vậy giúp các NHTM có thời gian thích ứng với môi trường tiền tệ mới mà FED mong muốn và giúp cho sự phân bổ lại thanh khoản trong nền kinh tế với tình hình lãi suất mới không xảy ra quá đột ngột. Bên cạnh việc giãn các hoạt động cắt hoặc tăng lãi suất, FED còn tìm cách “gợi ý” cho các NHTM biết trước xu hướng điều hành tiền tệ của mình bằng các thông báo về quan điểm tiền tệ (policy stand) trong các biên bản họp được công bố ra công chúng và những phát biểu có tính toán của các quan chức FED. Ví dụ, vào thời điểm hiện tại (tháng 5/2008) giới tài chính ngân hàng Mỹ đã nhận được tín hiệu về việc chấm dứt chu kỳ cắt giảm lãi suất thông qua một số phát biểu của các quan chức FED như Donald Kohn hay Frederic Mishkin và qua biên bản cuộc họp cắt lãi suất cuối cùng của FOMC.

Rất tiếc trong đợt thắt chặt tiền tệ vừa rồi NHNN chưa học được cách xử lý khéo léo như FED và cuộc khủng hoảng thanh khoản hiện thời là hậu quả tất yếu của sự vụng về của NHNN Việt nam. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các NHTM và các doanh nghiệp có các hoạt động tín dụng vào thời điểm này, nó còn làm sói mòn uy tín của NHNN trong mắt các NHTM và cả trong dân chúng. Kể từ đây, các NHTM sẽ phải luôn dè chừng những thay đổi chính sách đột ngột như vậy của NHNN và sẽ phải để thêm một khoản dự phòng cho những cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai. Vì cuộc khủng hoảng thanh khoản đã làm tăng mức độ rủi ro của hầu hết các NHTM, cũng kể từ đây các khoản cho vay sẽ phải mang thêm một khoản phí rủi ro (risk premium) không đáng có, làm tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng khi phải vay tiền từ ngân hàng.

Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra cuộc khủng hoảng thanh khoản, NHNN sau đó đã rất lúng túng khi xử lý nó và cuối cùng đã quay lại với cách thức điều hành bằng mệnh lệnh hành chính của thời kỳ bao cấp. Việc áp đặt lãi suất trần huy động 12%/năm dường như là một biện pháp đối phó vội vàng của NHNN nhằm ngăn chặn cuộc chạy đua lãi suất huy động của các NHTM. Biện pháp này vừa làm cuộc khủng hoảng thanh khoản thêm xấu đi vừa đi ngược lại những cố gắng thắt chặt tièn tệ mà NHNN mới thực hiện trước đó. Đáng lý ra, cuộc khủng hoảng này có thể được giải tỏa nhanh chóng nếu NHNN thực hiện đúng chức năng LOLR của mình cho tất cả các NHTM có nhu cầu tăng thanh khoản. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, mà rất có thể là sức ép từ phía chính phủ không muốn tăng lãi suất lên nữa để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, đã ngăn cản NHNN thực hiện chức năng LOLR của mình.

Đến thời điểm này, NHNN đã tăng lãi suất tái cấp vốn lên 13%/năm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy NHNN sẽ mở cửa cho tất cả các NHTM vay với lãi suất này một cách tự do và bình đẳng. Ngay cả việc tái chiết khấu trái phiếu chính phủ, các NHTM nhỏ cũng bị thiệt thòi rất nhiều khi NHNN đưa ra hình thức đấu thầu theo khối lượng. Dường như NHNN đang cố gắng áp đặt cả lãi suất lẫn lượng thanh khoản lưu thông trong hệ thống quá xa khỏi điểm cân bằng (equilibrium), điều mà chỉ có thể thực hiện được nếu NHNN tiếp tục can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính. Tất nhiên, sau một thời gian, hệ thống ngân hàng và nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh để thỏa mãn các yêu cầu của NHNN nhưng cái giá phải trả sẽ là sự méo mó (distortion) trong phân bổ nguồn lực (mà ở đây là nguồn vốn) cho nền kinh tế. Đây cũng là một bước lùi trong công cuộc cải tổ nền kinh tế Việt nam theo hướng thị trường và làm suy giảm lòng tin của dân chúng và doanh nghiệp vào NHNN."

Thursday, May 29, 2008

Entry for May 29, 2008

Cuối cùng Quốc hội Việt Nam vẫn chỉ là Quốc hội CHXHCN Việt Nam thôi. 92% đại biểu QH bỏ phiếu tán thành việc mở rộng thủ đô cho dù chỉ 1 tuần trước đó, Quốc hội còn phải hoãn việc bỏ phiếu lại vì chưa cảm thấy tin tưởng đề án này. Trong 1 tuần đó, các báo bị cấm đăng các bài viết nếu những mặt hạn chế của việc mở rộng Hà Nội, tỷ lệ bỏ phiếu đồng ý với phương án mở rộng Thủ đô vào tháng 7/2008 trên Vnexpress tăng vọt (và khi VNE bỏ poll này xuống thì nghe nói văn phòng Thủ tướng gọi điện xuống bảo đưa poll này lên lại) và VTV tập trung quảng bá các lợi ích của mở rộng Hà Nội.

Vẫn biết đề án mở rộng Hà Nội kiểu gì cũng được thông qua, khi mà Chính phủ đã đặt cược uy tín chính trị của mình trong việc ủng hộ đề án này, nhưng tỷ lệ 92% đại biểu QH bỏ phiếu thông qua, và chỉ có 4 đại biểu phản đối, vẫn là một cái gì đó hơi bất ngờ. Nếu tỷ lệ là 70% chẳng hạn thì vẫn còn có gì đó có thể hy vọng vào Quốc hội Việt Nam, vào các đại biểu Quốc hội với vai trò là người đại diện cho nhân dân, dù ở mức độ hạn chế. Nhưng hơn 92% đại biểu Quốc hội tán thành với một đề án khả nghi, thiếu minh bạch và không được sự ủng hộ của tầng lớp trí thức, giới chuyên môn và được đưa ra một cách vội vàng trong tinh thần gây sức ép và thiếu tôn trọng Quốc hội thì quả là điều đáng buồn. Một tỷ lệ còn cao hơn cái poll dối dá, đáng xấu hổ của VNexpress (hiện giờ là 76%-một góp ý nhỏ: các bạn VNExpress nên điều chỉnh để hôm tới cái poll này đạt tỷ lệ 92% thì mới thực sự thể hiện là ý chí các đại biểu Quốc hội đại diện cho nhân dân.

Chẳng trách báo chí phương Tây vẫn gọi Quốc hội Việt Nam là rubber stamp.

Thôi, đợt này bác kiến trúc sư Thảo tha hồ làm Haussmann, xây dựng Thủ đô ta hoành tráng từ A tới Z cho bõ tầm đại bác. Bác Thủ tướng Ba Dũng thì đã làm được những điều mà bác Ba Duẩn xưa không làm được, vẫy đũa một cái, thủ đô ta thành rộng gấp ba, thủ đô lớn thứ nhì thế giới.

Đoạn này của bác Dũng nghe sang sảng như chiếu dời đô của Lý Thái Tổ xưa:

"
"Tựa vào dãy núi Ba Vì và hướng ra dòng sông Hồng, Hà Nội sẽ luôn giữ được thế rồng cuộn hổ ngồi tiện hướng nhìn sông dựa núi; tiếp nối được giá trị khoa học và nghệ thuật trong lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam là luôn gắn với môi trường sống của con người với môi trường cảnh quan thiên nhiên", Thủ tướng nói."

"Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời."

Wednesday, May 28, 2008

Entry for May 28, 2008

1. Hình như đây là bài duy nhất về mở rộng Thủ đô lọt lưới? Báo lên mạng ngày 27/5 tức là sau ngày có lệnh cấm đăng tin bài phân tích các khía cạnh đáng lo ngại của việc mở rộng thủ đô cho nhân dân cả nước
Mở rộng thủ đô Hà Nội: Những nhầm lẫn và mặt trái của vấn đề.


Trang web của Tia Sáng lởm khởm quá, mãi không vào được nội dung. Tạp chí này có nội dung khá hay nhưng hình thức và hosting lởm khởm quá.

"
Đề án mà Chính phủ đệ trình trước Quốc hội dường như đã vô tình hay cố ý nhầm lẫn giữa quy hoạch Thủ đô theo hướng mở rộng không gian ảnh hưởng bằng hình thức "quy hoạch vùng Thủ đô" với việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Mong rằng những người làm quy hoạch có thẩm quyền học tập và kế thừa những bài học của các quốc gia đã trải qua giai đoạn phát triển như Việt Nam, đặc biệt là các quốc gia châu Âu với trình độ quản lý khoa học, chuyên nghiệp và bài bản, cũng như rút ra những bài học đắt đỏ mà các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Philipin đã và đang phải trả giá do để hình thành các siêu đô thị Megacity. Không cần và không nên mở rộng Hà Nội một cách lấy được, lờ đi việc quy hoạch vùng khác với mở rộng địa chính. "

2. Không ngờ kiều hối vào Việt Nam nhiều thế.

Theo thống kê của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, năm 2007, lượng kiều hối gửi về qua kênh chính thức lên tới 5,6 tỷ USD, cao gấp 157 lần so với năm 1991, mức tăng bình quân liên tục trong 16 năm qua là 37 %/năm. Dự báo lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2008 sẽ tăng lên mức trên 6 tỷ USD.

Theo thống kê, hiện có khoảng 400.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở hơn 40 nước và lãnh thổ trên thế giới và đóng góp khoảng 1,5 tỷ USD cho nền kinh tế nước nhà trong năm 2007. Mục tiêu là đến năm 2010, mỗi năm sẽ xuất khẩu được 100.000 lao động. Điều này hứa hẹn lượng kiều hối từ nay đến 2010 sẽ tăng ít nhất 25%.

Theo nhiều nguồn thống kê không chính thức, năm 2007 Việt Nam nhận 5 tỷ vốn FDI thực hiện trên thực tế, 10 tỷ kiều hối chuyển về thực tế, 3 tỷ ODA thực hiện thực tế. Khi một lượng tiền khổng lồ đổ vào mà không có cơ hội sinh lời, đương nhiên lượng tiền đó sẽ dịch chuyển sang nơi khác. Ví dụ thông qua gửi ngân hàng nước ngoài hoặc mua tài sản nước ngoài. Đó là một thất thoát đáng tiếc đối với đất nước.

Entry for May 28, 2008

Tin đáng lo ngại.
Bọn Morgan Stanley dự đoán Việt Nam sẽ rơi vào khủng hoảng tiền tệ tương tự như Thái Lan năm 1997, do chính sách tỷ giá neo giữ lâu trong khi lạm phát cao và thâm hụt thương mại nặng nề. Hiện nay tỷ giá hối đoái kỳ hạn 1 năm đã lên tới 22,550 VND/dollar, tăng 22% trong tuần vừa qua, tức là bọn buôn bán tiền dự đoán VND sẽ mất giá chừng 38% trong vòng 1 năm tới, so với giá trị hiện nay.
Morgan Stanley cho rằng hiện nay tỷ giá đã trượt qua ngưỡng (tipping point) để có thể níu giữ, và có thể sẽ trượt dài, dẫn tới khủng hoảng tiền tệ. Và khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra trong nền kinh tế mở thì thường đi kèm là khủng hoảng ngân hàng.

Bài trên Bloomberg
Báo cáo của Morgan Stanley

"Price update: There is a run on the VND currency. The USD/VND’s NDF market gapped yesterday, with the 12m outright jumping 11% to VND20,700 and gapped further today to VND22,250. This implies that the market is now anticipating a VND devaluation of 38% against the USD (from current spot levels) over the next 12 months. When prices shift this much in emerging markets, it is rare that they recover – the market psychology changes irrevocably, in our opinion."

Nói chung tuần này nhiều tin xấu,
Merrill Lynch thì nói Việt Nam là bài học về sự điều hành kém đối với thành công. Morgan Stanley thì dự đoán khả năng khủng hoảng tiền tệ. Sau dự đoán này của Morgan Stanley, khả năng VND sẽ còn bị sức ép dữ dội nữa khi các nhà đầu tư trong và ngoài nước mua USD. Chính phủ có lẽ nên làm việc với bọn WB, IMF, UNDP các thứ để bọn nó lên tiếng trấn an dư luận trong và ngoài nước.
Trong khi Merrill Lynch cho rằng tình trạng kinh tế khó khăn của Việt Nam sẽ không có ảnh hưởng gì nhiều tới kinh tế khu vực thì Morgan Stanley cho rằng có thể xảy ra sự lan truyền khủng hoảng tiền tệ-tài chính từ Việt Nam sang các nước khác trong khu vực như đã từng bắt đầu ở Thái Lan năm 1997.
Đáng chú ý là vai trò ngày càng cao của các nguồn vốn nóng có thể rút ra dễ dàng ở Việt Nam. Morgan Stanley cho biết FDI chỉ chiếm 32% nguồn vốn từ bên ngoài năm 2008, so với 70% năm 2007. Các dòng vốn ngắn hạn được rút ra ồ ạt chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới khủng hoảng tài chính ở châu Á trước kia, cho dù tình hình kinh tế vĩ mô của một số nước như Malaysia hay Hàn Quốc đều khá tốt (trong khi kinh tế Việt Nam, ngoài triển vọng tăng trưởng và xuất khẩu tốt ra thì đều có những đặc điểm tương tự như Thái Lan năm 1997). Morgan Stanley cũng cho rằng dự trữ ngoại tệ của NHNN (ước tính 27 tỷ USD) không đủ để đối phó với việc tháo chạy tiền tệ.

Về mặt cá nhân, tôi không nghĩ là tình hình xấu như Morgan Stanley hình dung. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại hiện nay là lòng tin của nhân dân vào năng lực điều hành và quyết tâm chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Những tín hiệu khác nhau loạn chiều sự nhập nhằng lừng khừng và thiếu một quyết tâm và xác định rõ ràng trọng tâm chính sách khiến cho các chính sách của Chính phủ đều bị động, và không gây được lòng tin của nhân dân. Những náo loạn vừa rồi với giá gạo, giá vàng, giá USD là ví dụ. Và người dân cũng không biết ai là người chịu trách nhiệm chính về mặt chính sách đối với việc ổn định kinh tế vĩ mô. Như trước kia, NHNN có ông Lê Đức Thúy là một gương mặt khá có tín nhiệm và tỏ ra có vai trò khá chủ động trong các chính sách vĩ mô. Trong khi hiện nay vai trò ông Nguyễn Văn Giàu khá mờ nhạt, và nhiều việc người ta cũng không biết thuộc phạm vi trả lời của ông Nguyễn Văn Giàu hay ông Vũ Văn Ninh, hay ông Nguyễn Sinh Hùng, hay ông Nguyễn Tấn Dũng?.

+ Báo cáo của Merrill Lynch có tác giả là một nhóm người, trong khi báo cáo của Morgan Stanley, tác giả chỉ là một nhà phân tích. Báo cáo này cũng có khiếm khuyết là không đề cập tới khả năng chuyển đổi ngoại tệ. Chính phủ Việt Nam hiện nay vẫn kiểm soát tài khoản vốn, nhất là với các dòng tiền ra, nên việc các nhà đầu tư nước ngoài rút đổ đồng hàng loạt cũng không dễ dàng (khác với Thái Lan năm 1997 vừa mới mở cửa tài khoản vốn không lâu). Thêm nữa với việc kiểm soát tài khoản vốn, chính phủ vẫn có được một sự chủ động nào đó trong chính sách tỷ giá (cái này trong kinh tế học gọi là bộ ba không tương hợp: không thể duy trì đồng thời chính sách tiền tệ độc lập (để chống lạm phát), tỷ giá cố định và tài khoản vốn tự do).

Entry for May 28, 2008

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Your Song


Elton John

It's a little bit funny this feeling inside
I'm not one of those who can easily hide
I don't have much money but boy if I did
I'd buy a big house where we both could live

If I was a sculptor, but then again, no
Or a man who makes potions in a travelling show
I know it's not much but it's the best I can do
My gift is my song and this one's for you

And you can tell everybody this is your song
It may be quite simple but now that it's done
I hope you don't mind
I hope you don't mind that I put down in words
How wonderful life is while you're in the world

I sat on the roof and kicked off the moss
Well a few of the verses well they've got me quite cross
But the sun's been quite kind while I wrote this song
It's for people like you that keep it turned on

So excuse me forgetting but these things I do
You see I've forgotten if they're green or they're blue
Anyway the thing is what I really mean
Yours are the sweetest eyes I've ever seen
");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Tuesday, May 27, 2008

Entry for May 27, 2008

Nguyễn Hoàng Đức là lão dở hơi nào mà dám tự xưng là "nhà triết học số 1 Châu Á". Thử Google tên Nguyen Hoang Duc & philosophy không ra bất cứ một kết quả nào liên quan tới ông Đức này.
Đã thế lại được bọn Vietimes chuyên nghề buôn thịt lợn với thằng cha không biết xấu hổ
Nguyễn Quang Thiều viết bài ca ngợi (hay nhạo báng, làm trò cười?) nữa chứ.

Trích vài đoạn về ông hoang tưởng này:

"
Cuốn sách nào ông viết ra, ông cũng coi đó là cuốn sách dài nhất hoặc hay nhất hoặc mới lạ nhất ở Châu Á. Ông đã nhiều lần tuyên bố: “Tôi là nhà triết học số 1 Châu Á và tôi sẵn sàng so găng với tất cả những ai định chống lại lời tuyên bố này của tôi”. Nếu có ai phản lại tuyên bố này của ông thì ông thách thức: “Hãy chứng minh đi”. Và sự thật, có quá nhiều người không dám so găng với ông hoặc không chứng minh gì cả. Thực tế, mới chỉ có một người so găng triết học thực sự với ông. Đó là nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. Và Đỗ Minh Tuấn đã gọi ông là nhà triết học không có tư tưởng. Nhưng sau trận so găng “máu lửa” ấy, hai người lại trở lên thân nhau hơn. Mới đây, trên Tiền phong Chủ nhật, Đỗ Minh Tuấn đã viết một chân dung dài về Nguyễn Hoàng Đức với những lời lẽ ca ngợi bi tráng. Nhiều người hiểu đó như là sự “quy hàng chậm trễ” trên đấu trường triết học của Đỗ Minh Tuấn trước Nguyễn Hoàng Đức. Một lần gặp Trần Mạnh Hảo, nhà phê bình mà theo Nguyễn Hoàng Đức là nhà phê bình “cả vú lấp miệng em” nhất Việt Nam, Nguyễn Hoàng Đức chỉ tay vào mặt Trần Mạnh Hảo, tuyên bố: “Nếu ông bước vào sới triết học thì tôi chỉ đập một nhát là nát bét đầu ngay”.

"Ông từng tuyên bố trước một số tiến sỹ triết học rằng: 1000 chữ của tôi đủ xoá tên các ông khỏi danh sách các nhà triết học Việt Nam. Và các tiến sỹ triết học có bằng cấp hẳn hoi kia chẳng biết nói gì chỉ biết cười gượng hoặc yếu ớt chống cự như những con cừu trước một con sói Mông Cổ trong Totem Sói.

Khi tôi đang viết những dòng lộn xộn này thì ông vừa hoàn thành xong một cuốn tiểu thuyết gần hai nghìn trang viết tay của ông. Nói cụ thể là cuốn sách đó dài gần 3000 trang. Ông hoàn toàn tin rằng: cuốn tiểu thuyết này sẽ đưa ông đến Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển nhận giải Nobel văn học. Ông tin rằng nếu ông không được trao một giải thưởng quốc tế lớn cho cuốn tiểu thuyết đó và những công trình khác của ông thì thế giới đích thực đã mù loà."


Mình thà sống trong thế giới đích thực đã mù lòa còn hơn phải sống trong thế giới của những vĩ nhân tỉnh lẻ Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Minh Tuấn, Trần Mạnh Hảo...để phải chứng kiến các vị "so găng" với nhau như các anh hề kệch cỡm.



Monday, May 26, 2008

Entry for May 26, 2008

Lạm phát kinh khủng quá, năm nay tối thiểu là 20%, có lẽ còn lên tới 25-30% hoặc hơn nữa. :(

Chỉ số giá tiêu dùng tăng vọt trở lại

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 đã bất ngờ tăng mạnh trở lại sau khi có dấu hiệu "giảm nhiệt" trong tháng 4. Diễn biến này khiến cho nỗ lực chống lạm phát của Chính phủ đứng trước nhiều thách thức và khó khăn hơn bao giờ hết.

Số liệu báo cáo sơ bộ của Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2008 so với tháng 4 đã tăng 3,91%. Như vậy, tính chung trong 5 tháng đầu năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 15,96%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2007. Được biết, cùng kỳ năm 2007 tăng 4,32%.

Nếu tính bình quân, tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2008 so với 5 tháng đầu năm 2007 là 19,09%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 năm 2008 so với tháng 5 năm 2007 tăng 25,2%.

2. Thị trường chứng khoán, mà lúc cao điểm giá trị thị trường từng lên tới 50% GDP, giờ sắp thành đám giấy vụn.


VN-Index khó trụ nổi ngưỡng 400 điểm

3. Mới chưa đến nửa năm mà thâm hụt thương mại đã lên tới 14 tỷ USD. Đấy cứ tán tụng mãi những câu chuyện như bầu Đức mua máy bay, bà Ngọc Diệp mua Rolls- Royce.


Vietnam Trade Gap Triples, as JPMorgan Notes `Worrying' Trend

"Vietnam's trade gap widened to $14.42 billion from $4.25 billion at the same time a year earlier, according to preliminary figures released by the General Statistics Office in Hanoi. Exports rose 27 percent to $23.4 billion, while imports climbed 67 percent to $37.82 billion, according to the figures"

4. "Sớm đưa kịch bản đối phó với tăng giá sau tháng 6"

Phỏng vấn ông Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên UB Kinh tế Quốc Hội:

"
Trên thực tế sẽ có hai vấn đề, một là chỉ số lạm phát mong muốn, và một là chỉ số lạm phát xảy ra trên thực tế. Tôi thì mong muốn nó chỉ ở vào mức 18 - 20% thôi nhưng trên thực tế nếu nó vượt qua con số này thì mình cũng phải chấp nhận. Bởi vì quy luật của nền kinh tế nó là như thế.

Nhưng cái mà chúng ta cần quan tâm là với sự lạm phát chung như thế thì Chính phủ làm gì để đảm bảo an sinh xã hội. Số lạm phát cao hay thấp không thành vấn đề. Vấn đề là người dân bị ảnh hưởng như thế nào trước sự lạm phát ấy. Nếu bây giờ chúng ta cứ căn ke nhau quá về con số lạm phát trong khi cả thế giới người ta đang chịu thì cũng không đúng."

Ông Kiên nói lạ lùng. Quy luật nền kinh tế là như thế tức là sao? Và làm gì có chuyện " Số lạm phát cao hay thấp không thành vấn đề". Với chỉ số lạm phát 15% từ đầu năm tới nay mà cả xã hội đã nháo nhác, đời sống người làm công ăn lương ảnh hưởng nặng nề, tới giờ mọi người còn đổ xô đi mua đô-la để đối phó với việc tiền Việt mất giá và nhập siêu kỷ lục.

Còn các chính sách an sinh xã hội thì chỉ là những giải pháp đối phó và còn rất thiếu hụt ở Việt Nam (ví dụ chúng ta chưa hề có trợ cấp thất nghiệp, và chế độ bảo hiểm xã hội cũng rất nặng nề, thiếu hiệu quả). Cái cần là tập trung vào các giải pháp điều hành kinh tế.

Cứ đà này thì lạm phát có thể sẽ không dưới 30% trong năm nay mất. Rõ ràng việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ đang có quá nhiều vấn đề. Để chính sách tiền tệ có hiệu quả, có lẽ nên để NHNN đóng vai trò chủ động và độc lập hơn trong các quyết định của mình, chứ không phải tất cả đều chờ vào ý kiến của Thủ tướng, trong khi Thủ tướng thì bị vô số sức ép của các nhóm quyền lợi khác nhau: các tập đoàn DNNN đòi tăng giá, đòi hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi, các doanh nghiệp chứng khoán đòi cứu thị trường chứng khoán...

Cái đoạn "cả thế giới người ta chịu" cũng không chính xác. Lạm phát ở Việt Nam hiện nay đang đứng đầu khu vực, cao hơn nhiều các nước Đông và Đông Nam Á.

Sunday, May 25, 2008

Entry for May 25, 2008

Thành công

Ralph Waldo Emmerson

Cười nhiều và thường xuyên

Được những người thông minh tôn trọng
Và thiện cảm của trẻ em;

Được quan tâm bởi những người phê bình trung thực
Và vượt qua sự phản bội của những kẻ giả hiệu bạn bè;

Biết quý giá cái đẹp;
Và nhận ra điều tốt trong người khác;

Làm cho thế giới này tốt đẹp hơn đôi chút, đó có thể là
Một đứa trẻ mạnh khỏe, một mảnh vườn
Hay một trạng thái xã hội tốt hơn;

Để biết được rằng có ít nhất một cuộc đời
Trở nên dễ dàng hơn bởi những gì bạn sống;

Và đó là thành công.


Success

To laugh often and much;

To win the respect of intelligent people
and the affection of children;

To earn the appreciation of honest critics
and endure the betrayal of false friends;

To appreciate beauty;
To find the best in others;

To leave the world a bit better, whether by
a healthy child, a garden patch
or a redeemed social condition;

To know even one life has breathed
easier because you have lived;

This is to have succeeded.


Bài thánh ca cuộc đời

Henry Wadsworth Longfellow

Đừng nói với tôi, bằng những lời buồn phiền
Rằng đời chỉ là giấc mộng trống rỗng!
Bởi linh hồn ngủ yên là linh hồn chết,
Và mọi thứ chẳng như ta hằng trông

Cuộc đời có thực! Cuộc đời nghiêm túc!
Và nấm mồ không phải mục đích
Từ cát bụi ta đến, với cát bụi ta về.
Nhưng linh hồn chúng ta không thế.

Không phải niềm vui, không phải nỗi buồn
Trong cuộc sống, chúng không là mục đích
Mà là hành động, là mỗi ngày mai
Chúng ta sẽ đi xa hơn ngày hôm nay.

Nghệ Thuật lâu dài còn Thời Gian ngắn ngủi
Và trái tim chúng ta, dù kiên cường rắn rỏi
Vẫn như những chiếc trống nghẹt giọng
Đập những điệu tang tới nấm mồ chôn.

Trong bãi chiến trường của thế giới
Trong doanh trại của cuộc đời
Đừng như những gia súc bị người chăn dắt!
Hãy trở thành anh hùng trong cố gắng!

Đừng tin tưởng Tương Lai, dù nó hứa hẹn đẹp tươi!
Hãy mặc những xác chết cho Quá Khứ chôn vùi
Hãy hành động- hành động trong Hiện Tại!
Với trái tim bên trong và Thượng Đế ở trên.

Cuộc đời những vĩ nhân vẫn luôn nhắc nhở
Chúng ta có thể khiến đời mình đẹp đẽ
Và để lại, sau khi đã lìa đời
Những dấu chân trên thời gian cát bụi.

Khi băng qua những biển cả của cuộc đời
Ai đó đắm tàu và bị bỏ rơi
Nếu thấy trên cát những dấu chân người
Sẽ vững tin và lấy lại niềm can đảm

Chúng ta hãy đứng dậy và hành động
Với trái tim hướng đến mỗi số phận;
Không ngừng phấn đấu, không ngừng cố gắng
Học cách lao động và học cách đợi chờ


A Psalm of Life

Tell me not, in mournful numbers,
Life is but an empty dream! --
For the soul is dead that slumbers,
And things are not what they seem.

Life is real! Life is earnest!
And the grave is not its goal;
Dust thou art, to dust returnest,
Was not spoken of the soul.

Not enjoyment, and not sorrow,
is our destined end or way;
But to act, that each tomorrow
Find us farther than today.

Art is long, and Time is fleeting,
And our heats, though stout and brave,
Still, like muffled drums, are beating
Funeral marches to the grave.

In the world's broad field of battle,
In the bivouac of life,
Be not like dumb, driven cattle!
Be a hero in the strife!

Trust no Future, howe'er pleasant!
Let the dead Past bury its dead
Act,- act in the living Present!
Heart within, and God o'erhead.

Lives of great men all remind us
We can make our lives sublime,
And, departing, leave behind us
Footprints on the sands of time ;

Footprints, that perhaps another,
Sailing o'er life's solemn main,
a forlorn and shipwrecked brother,
Seeing, shall take heart again.

Let us then be up and doing,
with a heart for any fate;
Still achieving, still pursuing,
Learn to labor and to wait

Entry for May 25, 2008

Đọc blog
1. Có bao nhiêu thằng Sở khanh trên một mét vuông đất ở Hà Nội (hay Sài Gòn, hay Mù Cang Chải)?
Hay câu chuyện về các loài vịt trên blog bạn myselfvn.

2. Tiếp tục một số tranh luận về báo chí và nghề báo: trên blog Dong A, và blog Osin.

Saturday, May 24, 2008

Thơ Thổ Nhĩ Kỳ

Aziz Nesin

Tha thứ cho anh

Có lúc anh đến quá sớm
Như khi anh đến với thế giới
Đôi khi anh đến quá muộn
Như anh yêu em ở tuổi này

Anh luôn muộn màng với những điều hạnh phúc
Anh luôn đến sớm trước những nỗi khổ đau
Có phải tất cả đã kết thúc
Hay chưa có gì được bắt đầu?

Anh ở ngưỡng cửa cuộc đời
Chết thì sớm mà yêu đương thành muộn
Anh muộn mất rồi, tha thứ cho anh, em nhé
Anh đứng ở ngưỡng yêu, nhưng cái chết lại quá gần



Forgive Me

Sometimes I come too soon
Like I came to this world
Or sometimes too late
Like I loved you at this age

I am always late for hapiness
I always go to misery too soon
Either everything has already come to an end
Or nothing has started yet

I am at a step of life that is
Too soon to die, too late to love
I am late again, forgive me my love
I am on the verge of love, but death is closer.


----------------------

Anh biết trước khi em nói

Anh biết em sẽ bỏ đi
Anh không thể cầu xin, anh không thể chạy theo
Nhưng hãy để lại giọng nói em bên anh

Anh biết em sẽ chia tay
Anh không thể giữ chặt tóc em
Nhưng hãy để lại mùi hương em bên anh

Anh hiểu em sẽ ra đi
Anh đã tàn úa, anh không thể gục ngã
Những hãy để lại màu sắc em bên anh

Anh cảm thấy em sẽ biến mất
Đó là nỗi đau của anh, nỗi đau lớn nhất
Những hãy để lại trái tim em cho anh

Anh hiểu rồi em sẽ quên
Nỗi đau là đại dương mênh mông xám ngắt
Nhưng hãy để lại vị em trong môi anh

Dù sao thì em vẫn ra đi
Anh chẳng có quyền gì ngăn em
Nhưng hãy để lại bản thân em bên anh



I Know Before You Tell

I perceive that you will run away..
I can't beg, I can't run
But leave your voice with me

I know you'll break off
I can't hold your hair
But leave your smell with me

I understand that you'll leave
I am already ruined, I can't collapse
But leave your color with me

I feel that you'll get lost
That will be my greatest pain
But leave your heat with me

I distinguish that you'll forget
Pain is a vast grey ocean
But leave your taste with me

You'll leave anyway
I have no right to stop you
But leave yourself with me



Orhan Veli Kanık (1914-1950)

Đàm tiếu

Em đẹp trước gương
Theo một cách
Đẹp trên giường
Theo cách khác
Hãy quên lời đàm tiếu
Mặc quần áo
Kẻ đôi mi
Xuống quán cà phê
Buổi chiều muộn
Mặc mọi người.

Họ sẽ xì xào
Kệ họ.



Gossip

You are one kind of beauty
Before the mirror,
Another
In bed;
Forget gossip,
Get dressed,
Put on your mascara,
Come down to the coffee shop
In the early evening
To spite everybody.

People will talk,
Let them;



Bài hát Istanbul

Ở Istanbul, trên vịnh Bosphorus
Tôi là gã Orhan Veli khốn khổ;
Con trai của Veli
Với nỗi buồn bất tận.

Tôi ngồi trên bờ Rumeli
Tôi ngồi và tôi hát:
“Những ngọn đồi Istanbul cẩm thạch,
Rơi trên đầu tôi, rơi trên mình hải âu;
Những giọt lệ nhớ quê hương nóng hổi
Trào trong mắt tôi.
Nàng Eda của tôi,
Ngọt ngào tươi trẻ,
Số phận của tôi,
Cây cột muối,
Từ những giọt nước mắt tôi.

Giữa những rạp chiếu phim Istanbul
Mẹ tôi không biết tới chốn lưu đày của tôi;
Họ hôn nhau
Và trò chuyện
Và làm tình,
Có nghĩa gì với tôi?
Người yêu tôi,
Cơn sốt của tôi,
Ôi, dòng sông dịch hạch.

Ở Istanbul, trên vịnh Bosphorus
Tôi là gã Orhan Veli xa lạ;
Con trai của Veli
Với nỗi buồn bất tận.

The Song of Istanbul

In Istanbul, on the Bosphorus,
I am poor Orhan Veli;
I am the son of Veli
With indescribable sadness.
I am sitting by the shore of Rumeli,
I am sitting and singing a song:

``The marble hills of Istanbul,
Landing on my head, oh, landing are the sea gulls;
Hot, homesick tears fill
My eyes,
My Eda,
Full or airs, my Karma,
the fountain salt
Of all my tears.

In the middle of Istanbul movie houses,
My mother won't hear of my exile;
Others kiss
And tell
And make love,
but what's that to me?
My lover,
My fever,
oh, my bubonic river.

In Istanbul, on the Bosphorus,
I am the stranger Orhan Veli,
The son of Veli
With indescribable sadness.

Entry for May 24, 2008

Buổi trưa ngủ dậy muộn, tối hôm qua hơi đau đầu, không hiểu tại sao.

Hôm qua xem Indiana Jones phần 4, cũng được tuy không buồn cười bằng các phần trước. Cũng ít nghe thấy nhắc đến tên Indiana bằng cái tên Henry Jones Junior. Dù sao Indiana cũng đã là ông già rồi, và cũng không còn là anh chàng độc thân phiêu lưu một mình trên những miền đất bí hiểm, cổ kính của thế giới.

Nghe nói các phần tiếp có thể chú Shia LaBeouf sẽ đóng vai chính để cụ Harrison Ford nghỉ ngơi. Nói chung không thích chú này.
Trước khi đi ngủ đọc nốt những trang cuối trong cuốn The Egyptian, tiểu thuyết lịch sử của một tác giả Phần Lan viết vào khoảng 1950, nói về thế giới cổ đại thời pharaoh Akhnaton, vị pharaoh nổi tiếng với việc xóa tên tất cả các vị thần để tôn sùng một vị thần duy nhất, vào cái thời trước cả Moses và Jesus (1300 TCN). Người ta cho rằng rất có thể Moses đã chịu ảnh hưởng của những tư tưởng còn sót lại của Akhnaton khi ông sống ở Ai Cập. Hình tượng Akhnaton trong truyện cũng là một hình tượng gì đó giống Jesus, nhưng Akhnaton thất bại vì cuộc cải cách tôn giáo của ông là cuộc cải cách áp đặt từ trên xuống, đi kèm với các lợi ích chính trị, trong khi Jesus bắt đầu từ sự nhẫn nhịn và hy sinh, lấy máu mình để đổi lấy hy vọng cho những kẻ đang sống. The Egyptian đưa người đọc trở về thế kỷ 14 TCN, với những pharaoh, giới quý tộc, nô lệ, thành Thebes bên bờ sông Nile, những quán rượu ở bến cảng, các thương thuyền của Syria và Crete, những trận chiến bằng chiến xa giữa người Ai Cập và người Hittite, thuốc độc và âm mưu, tình dục và máu, và những con người vừa thật xa xôi vừa gần gũi như những con người hiện đại...Tôi nghĩ về cơ bản, những con người sinh ra cách ngày nay 3-4000 năm cũng có những suy nghĩ và tình cảm không khác gì người (hậu) hiện đại mấy, nếu đọc Kinh Thi hay Kinh Dịch, Illiad với Mahabharata là có thể thấy phần nào như vậy.

Giờ thì đang nghe nhạc Bachatas và đọc blog. Trong một buổi chiều thứ bảy không có nắng. Sắp
sửa là mùa hè.

Friday, May 23, 2008

Entry for May 23, 2008

Sắp có dự án 4,5 tỷ USD xây dựng casino ở Việt Nam ở Xuyên Mộc, Vũng Tàu theo mô hình Las Vegas. Phen này về Việt Nam, tha hồ đánh bạc với các đại gia. Quần thể sòng bạc này chắc lớn nhất Đông Nam Á, chỉ thua Macau. Không biết lúc xây dựng xong, luật pháp có cho phép người Việt vào đánh bạc hợp pháp không?

Vietnam Makes Bet on Gambling


2. Nông dân: "Chúng tôi lao đao" - Bộ trưởng: "Tôi không nghĩ vậy"!

Thực ra, tôi nghĩ việc đánh giá ảnh hưởng của lạm phát tới đời sống nông dân như thế nào không đơn giản. Đúng là lạm phát tăng nhanh nhưng trong rổ lạm phát thì lương thực, thực phẩm lại tăng cao hơn các hàng hóa khác. Ở đây cần điều tra xem giá đối với người sản xuất tăng như thế nào, tức là mức tăng giá mà người nông dân nhận được, so với mức tăng giá tiêu dùng và mức tăng giá vật tư. Nói chung là cần một cuộc điều tra trên diện rộng thì mới có thể rút ra kết luận chính xác được là người nông dân thiệt hay lợi do lạm phát, cụ thể thế nào, ai thiệt và ai lợi. Thế nên khi một ông nông dân và ông Bộ trưởng có những kết luận không giống nhau thì cũng chưa thể khẳng định là ông nông dân đúng, ông Bộ trưởng sai, hay là ngược lại.


Thursday, May 22, 2008

Entry for May 22, 2008

1. A.O. Scott viết về festival film, " It’s a movie for people who like this kind of movie".

""To make a festival film, you must first choose a location, ideally a remote region only lightly touched by modernity, where the people say very little and an unseen authority rigorously enforces laws against smiling. You will film the landscape and its inhabitants in long takes with minimal camera movements. Though the characters will generally do very little — walk, smoke, sigh — their more significant actions characteristically will be undertaken in the absence of a discernible motive. Even as nothing much seems to happen, a mood of menace and portent will hang in the air, usually culminating in a burst of violence in the movie’s last minutes...

Well and good. The problem is that “Delta,” as much as any so-so Hollywood romantic comedy, seems content to live inside the bubble of its limited ambitions. It is hard to imagine an audience for this film except in places like Cannes. That is not necessarily because the outside public is incurious or unsophisticated, but rather because “Delta” makes no particular effort to reach beyond the international coterie of critics and programmers who see it out of duty and devotion. It’s a movie for people who like this kind of movie.

And I’m happy to admit I’m one of them. The festival film — slow, difficult, formally austere — can be a welcome antidote to the fast-moving, accessible movies that thrive in the sphere of commercial cinema. But it is also worth remembering — and “Delta” is hardly the only film here to remind me — that art movies, too, are susceptible to formula and cliché. "

2. Cannes năm nay có anh Steven Soderbergh làm phim về Che Guevara. A.O. Scott nửa khen nửa chê, nhưng có phần hơi thất vọng. Anh này còn có phần thất vọng nhiều hơn với phim mới của Charlie Kaufman: “Synecdoche, New York,”.

3. Nepal sắp thành nước đầu tiên có đảng Maoist cầm quyền bằng con đường bầu cử và đi thẳng từ nước quân chủ chuyên chế trở thành nước có thể chế cộng hòa trong thời gian ngắn ngủi vài năm.
Anh này đánh giá Cannes năm nay ít phim hay hơn năm trước.

Entry for May 22, 2008

Nên hay không nên kiểm duyệt văn học?

"TS. Đoàn Cầm Thi: Như ở Pháp này cũng có kiểm duyệt chứ. Chỉ có điều mức độ kiểm duyệt đặt ra như thế nào. Tôi biết rằng ở Pháp cũng có những tác giả đã viết và sách của họ bị cấm hàng chục năm trước khi được in. Cuốn tiểu thuyết ''Eden Eden Eden'' của Pierre Guyotat là một thí dụ. Xuất bản năm 1970, nó bị cấm phát hành trong vòng 11 năm. Kiểm duyệt ở nước nào cũng có nhưng chỉ có điều là khác nhau ở độ kín đáo nhiều hay ít mà thôi. Ở Pháp, nếu người ta cố tránh cái ''pensée unique'', thì lại có cái mà người ta gọi là ''pensée politiquement correcte'', tức là thứ tư tưởng ''phải đạo''. "

Trên Wikipedia:

"Eden, Eden, Eden came out in 1971 with a preface by Michel Leiris, Roland Barthes and Philippe Sollers (Michel Foucault's text was received late and therefore didn't appear as a preface[1]). This book was banned from being publicized or sold to under-18s"

Như vậy cuốn sách không hề bị cấm phát hành, mà chỉ chỉ cấm phát hành tới đối tượng trẻ em, vì nội dung của nó được đánh giá là "khiêu dâm". Cái này cũng như một bộ phim được xếp loại chỉ cho người xem trên 18 tuổi, nó rất khác với việc cấm hoàn toàn sự xuất bản của một cuốn sách. Ví dụ của Đoàn Cầm Thi không chính xác.

Hiện nay ở các nước phương Tây chỉ có rất ít sách bị cấm, ví dụ như cuốn Mein Kampf của Hitler bị cấm ở một số nước như Áo, bị hạn chế ở Đức... Các cuốn sách ít ỏi bị cấm là do quyết định của tòa án trên cơ sở việc nó vi phạm luật pháp (ví dụ một số cuốn sách phủ nhận Holocaust bị cấm xuất bản ở Áo vì nước này có luật cho việc phủ nhận Holocaust là tội hình sự). Không nước phát triển nào có một hội đồng thẩm định nội dung cuốn sách để quyết định cấm nó cả.

định hướng dư luận

Vầng, cái này người ta gọi là vai trò "định hướng dư luận" của báo chí.
Công tác dân vận (hay báo vận) của Chính phủ thật đáng nể. Chỉ trong 2 ngày, phương án của Chính phủ đã trở thành lựa chọn áp đảo của nhân dân, cho dù gặp thất bại trong Quốc hội.
Nghe đồn là các báo sẽ không được đăng bài phản đối mở rộng Hà Nội nữa. Không rõ tin đồn đó có đúng không.


Ngày 20/5.
img


Và ngày 22/5.
img

(Cám ơn em Katty Ko).

Entry for May 22, 2008

Quốc hội hoãn thông qua Nghị quyết mở rộng Hà Nội. Tôi nghĩ là Chính phủ "hoãn binh" cho tới cuối kỳ họp Quốc hội. Chắc trong thời gian đó sẽ tiến hành bổ sung cho đề án (bị đánh giá là quá sơ sài) và vận động các đại biểu Quốc hội. Đợt này Chính phủ đặt cọc khá nhiều vào đề án này: ý kiến của Thủ tướng, đăng đàn thuyết trình của Phó Thủ tướng và 5 bộ trưởng.


Quốc hội hoãn thông qua Nghị quyết mở rộng Hà Nội
14:04' 22/05/2008 (GMT+7)

img - Mở đầu phiên thảo luận tại hội trường sáng 22/5, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu thông báo sẽ không biểu quyết thông qua Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội vào buổi chiều như dự kiến chương trình kỳ họp.

Theo Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu, việc thông qua Nghị quyết quan trọng này được chuyển vào cuối kỳ họp "để có thời gian cho các cơ quan hữu quan tiếp thu, giải trình và chỉnh lý". Tuy nhiên, QH chưa ấn định ngày giờ cụ thể.

Wednesday, May 21, 2008

Hờ hờ en hen

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "Ha Noi niem tin va hi vong.mp - Ha Noi niem tin va hi vong

Hichic, t\u00f4i b\u1ecb
nh\u00e0 b\u00e1o m\u1eafng

Kh\u1ed5 c\u00e1i l\u00e0 m\u00ecnh ch\u01b0a t\u1eebng b\u1ea3o b\u00e1o ch\u00ed Vi\u1ec7t Nam l\u00e0 h\u00e8n (l\u00fd do kh\u00f4ng ph\u1ea3i m\u00ecnh ngh\u0129 l\u00e0 b\u00e1o ch\u00ed Vi\u1ec7t Nam kh\u00f4ng h\u00e8n m\u00e0 b\u1edfi v\u00ec m\u00ecnh ngh\u0129 n\u1ebfu c\u00f3 h\u00e8n th\u00ec c\u0169ng l\u00e0 trong s\u1ef1 h\u00e8n chung c\u1ee7a c\u1ea3 n\u01b0\u1edbc, c\u00e1c nh\u00e0 b\u00e1o kh\u00f4ng h\u00e8n nhi\u1ec1u h\u01a1n c\u0169ng ch\u1ea3 h\u00e8n \u00edt h\u01a1n nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi d\u00e2n b\u00ecnh th\u01b0\u1eddng kh\u00e1c). V\u00e0 d\u00f9 sao, trong c\u00e1i tr\u1ea1ng th\u00e1i x\u00e3 h\u1ed9i m\u00e0 \"nh\u1eefng \u0111i\u1ec1u ch\u00ednh tr\u1ef1c b\u00ecnh th\u01b0\u1eddng c\u0169ng l\u00e0 can \u0111\u1ea3m\" th\u00ec nh\u1eefng nh\u00e0 b\u00e1o ch\u00ednh tr\u1ef1c (nh\u01b0 nh\u00e0 b\u00e1o H\u1ea3i, Chi\u1ebfn ?) hay nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi n\u00f4ng d\u00e2n ch\u00ednh tr\u1ef1c (nh\u01b0 \u00f4ng n\u00f4ng d\u00e2n Lam g\u1eedi th\u01b0 cho Th\u1ee7 t\u01b0\u1edbng) c\u0169ng l\u00e0 nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi can \u0111\u1ea3m r\u1ed3i.

M\u1ed9t s\u1ed1 b\u1ea1n c\u0169ng tr\u00e1ch t\u00f4i nh\u00ecn c\u00e1c s\u1ef1 vi\u1ec7c v\u1edbi th\u00e1i \u0111\u1ed9 c\u1ee7a ng\u01b0\u1eddi ngo\u00e0i cu\u1ed9c, thi\u1ebfu th\u00f4ng c\u1ea3m v\u00e0 kh\u00f4ng bi\u1ebft \u0111\u1eb7t m\u00ecnh v\u00e0o v\u1ecb th\u1ebf ng\u01b0\u1eddi trong cu\u1ed9c, hay tr\u1ecbch th\u01b0\u1ee3ng, d\u1ea1y \u0111\u1eddi... Th\u00ec \u0111\u00fang l\u00e0 t\u00f4i nh\u00ecn s\u1ef1 vi\u1ec7c v\u1edbi t\u01b0 c\u00e1ch ng\u01b0\u1eddi ngo\u00e0i cu\u1ed9c, t\u01b0 c\u00e1ch m\u1ed9t \u0111\u1ed9c gi\u1ea3 v\u00e0 ngh\u0129 v\u1ec1 nh\u1eefng g\u00ec n\u00ean l\u00e0m v\u00e0 c\u00f3 th\u1ec3 l\u00e0m. N\u1ebfu c\u00e1c b\u1ea1n nh\u00e0 b\u00e1o mu\u1ed1n ng\u01b0\u1eddi \u0111\u1ecdc \u0111\u1eb7t m\u00ecnh v\u00e0o tr\u01b0\u1eddng h\u1ee3p c\u00e1c b\u1ea1n \u1ea5y, \u0111\u1ec3 th\u00f4ng c\u1ea3m v\u1edbi nh\u1eefng kh\u00f3 kh\u0103n gh\u00ea g\u1edbm, nh\u1eefng ph\u1ee9c t\u1ea1p v\u00f4 c\u00f9ng c\u1ee7a c\u00e1c b\u1ea1n (m\u00e0 ti\u1ebfc thay, v\u00ec hi\u1ebfm khi c\u00e1c b\u1ea1n k\u1ec3 ra- do nhi\u1ec1u l\u00fd do c\u00f4ng khai, b\u00ed m\u1eadt v\u00e0 n\u1eeda b\u00ed m\u1eadt- n\u00ean ng\u01b0\u1eddi \u0111\u1ecdc ch\u1ec9 bi\u1ebft l\u00e0 n\u00f3 kh\u00f3 kh\u0103n v\u00e0 n\u00f3 ph\u1ee9c t\u1ea1p, ch\u1ee9 nh\u01b0 th\u1ebf n\u00e0o th\u00ec c\u0169ng kh\u00f4ng r\u00f5) th\u00ec c\u00e1c b\u1ea1n nh\u00e0 b\u00e1o \u0111\u00f4i khi c\u0169ng th\u1eed \u0111\u1eb7t v\u1ecb tr\u00ed m\u00ecnh v\u00e0o vai tr\u00f2 ng\u01b0\u1eddi \u0111\u1ecdc, v\u00e0 v\u00e0o vai tr\u00f2 ng\u01b0\u1eddi ngo\u00e0i cu\u1ed9c.

\u1ede n\u01b0\u1edbc m\u00ecnh, c\u00e1c nh\u00e0 v\u0103n v\u1eabn hay l\u00ean gi\u1ecdng \"\u0111\u1ed9c gi\u1ea3 th\u1ecb hi\u1ebfu t\u1ea7m th\u01b0\u1eddng\", c\u00e1c nh\u00e0 b\u00e1o v\u1eabn quen n\u00f3i thay l\u1eddi d\u01b0 lu\u1eadn \"d\u01b0 lu\u1eadn ph\u1eabn n\u1ed9, l\u00ean \u00e1n, c\u0103m ph\u1eabn, chia s\u1ebb, c\u1ea3m th\u00f4ng, lo ng\u1ea1i....\" nh\u01b0ng hi\u1ebfm khi h\u1ecd th\u1eed t\u1ef1 \u0111\u1eb7t m\u00ecnh v\u00e0o v\u1ecb tr\u00ed c\u1ee7a \u0111\u1ed9c gi\u1ea3 hay c\u1ee7a m\u1ed9t ph\u1ea7n t\u1eed trong d\u01b0 lu\u1eadn \u0111\u1ea5y. Ph\u1ea3n \u1ee9ng c\u1ee7a c\u00e1c b\u1ea1n khi d\u01b0 lu\u1eadn c\u00f3 nh\u1eefng \u00fd ki\u1ebfn kh\u00e1c (v\u00ed d\u1ee5 b\u00e0i B\u00f9i Ch\u00ed Vinh, m\u1ed9t s\u1ed1 \u00fd tr\u00ean blog Osin, tr\u00ean blog Dong A...) th\u01b0\u1eddng r\u1ea5t c\u1ea3m t\u00ednh v\u00e0 thi\u00ean v\u1ec1 ph\u00ea ph\u00e1n c\u00e1 nh\u00e2n, suy \u0111o\u00e1n \u0111\u1ed9ng c\u01a1, nh\u00e2n th\u00e2n...r\u1ed3i th\u1eafc m\u1eafc t\u1ea1i sao l\u1ea1i kh\u00f4ng \u0111o\u00e0n k\u1ebft b\u1ea3o v\u1ec7 ng\u01b0\u1eddi b\u1ecb b\u1eaft, r\u1ed3i n\u00f3i r\u1eb1ng ng\u01b0\u1eddi b\u00ean ngo\u00e0i kh\u00f4ng th\u1ec3 hi\u1ec3u \u0111\u01b0\u1ee3c n\u1ed9i t\u00ecnh b\u00ean trong v\u00e0 thi\u1ebfu th\u00f4ng tin (nh\u01b0ng \u0111\u1ed3ng th\u1eddi l\u1ea1i mu\u1ed1n ng\u01b0\u1eddi b\u00ean ngo\u00e0i ph\u1ea3i th\u00f4ng c\u1ea3m v\u00e0 \u0111\u1eb7t m\u00ecnh v\u00e0o c\u00e1i kh\u00f3 c\u1ee7a ng\u01b0\u1eddi b\u00ean trong)...Th\u1ef1c ch\u1ea5t, ch\u00ednh nh\u1eefng ph\u1ea3n \u1ee9ng \u0111\u1ea7y c\u1ea3m t\u00ednh c\u1ee7a c\u00e1c b\u1ea1n khi\u1ebfn t\u00f4i c\u1ea3m th\u1ea5y kh\u00f3 ch\u1ecbu tr\u00ean t\u01b0 c\u00e1ch ng\u01b0\u1eddi \u0111\u1ecdc. C\u00e1c b\u1ea1n mu\u1ed1n d\u01b0 lu\u1eadn \u1ee7ng h\u1ed9 c\u00e1c b\u1ea1n nh\u01b0ng s\u1eb5n s\u00e0ng v\u00f9i d\u1eadp nh\u1eefng \u00fd ki\u1ebfn kh\u00e1c c\u00e1c b\u1ea1n, \u0111\u00f4i khi b\u1eb1ng nh\u1eefng l\u00fd do r\u1ea5t v\u1edb v\u1ea9n nh\u01b0 \"kh\u00f4ng bi\u1ebft r\u00f5 th\u00ec \u0111\u1eebng c\u00f3 n\u00f3i\" hay \"ch\u1ec9 \u0111o\u00e1n m\u00f2\"...

C\u00f2n v\u1ec1 ch\u1eef \"h\u00e8n\", nhi\u1ec1u b\u1ea1n trong gi\u1edbi b\u00e1o ch\u00ed ngh\u0129 r\u1eb1ng t\u00f4i n\u00f3i n\u1ec1n b\u00e1o ch\u00ed hay m\u1ed9t t\u1edd b\u00e1o n\u00e0o \u0111\u00f3 l\u00e0 \"h\u00e8n\". T\u00f4i ngh\u0129 l\u00e0 ai s\u1ed1ng \u1edf Vi\u1ec7t Nam, n\u00f3i chung \u00edt hay nhi\u1ec1u, c\u0169ng \u0111\u1ec1u h\u00e8n \u0111i c\u1ea3 (c\u00f3 ch\u0103ng tr\u1eeb c\u00e1c b\u1eadc cao nh\u00e2n S\u00e0o Ph\u1ee7 H\u1ee9a Do Trang Chu Ph\u1ea1m L\u00e3i n\u00e0o \u0111\u00f3), n\u00ean vi\u1ec7c b\u00e1o ch\u00ed c\u00f3 h\u00e8n th\u00ec c\u0169ng l\u00e0 b\u00ecnh th\u01b0\u1eddng. Nh\u00e0 b\u00e1o n\u00f3i chung c\u0169ng kh\u00f4ng h\u00e8n h\u01a1n nh\u00e0 gi\u00e1o, nh\u00e0 v\u0103n, nh\u00e0 s\u01b0...v\u00e0 v\u00ec th\u1ebf c\u0169ng \u0111\u1eebng qu\u00e1 x\u00fac \u0111\u1ed9ng khi gi\u1ea3 d\u1ee5 c\u00f3 ai \u0111\u00f3 b\u1ea3o b\u00e1o ch\u00ed l\u00e0 h\u00e8n. Nh\u01b0 \u00f4ng
Ph\u1ea1m Xu\u00e2n Nguy\u00ean c\u00f3 vi\u1ebft \"Tr\u00ed th\u1ee9c Vi\u1ec7t Nam, cho ph\u00e9p t\u00f4i \u0111\u01b0\u1ee3c n\u00f3i th\u1eb3ng n\u00f3i th\u1eadt, mang b\u1ea3n t\u00ednh th\u1ee5 \u0111\u1ed9ng, xu th\u1eddi v\u00e0 h\u00e8n nh\u00e1t c\u1ed1 h\u1eefu. (\u1ea4y v\u1eady m\u00e0 tr\u00ed th\u1ee9c thu\u1ed9c \u0111\u1ecba c\u00f2n l\u00e0 kh\u00e1 h\u01a1n tr\u00ed th\u1ee9c x\u00e3 h\u1ed9i ch\u1ee7 ngh\u0129a v\u1ec1 t\u01b0 c\u00e1ch tr\u00ed th\u1ee9c c\u1ee7a m\u00ecnh).Nguy\u00ean nh\u00e2n \u1edf \u0111\u00e2y l\u00e0 t\u1eeb s\u1ef1 sinh th\u00e0nh c\u1ee7a gi\u1edbi tr\u00ed th\u1ee9c Vi\u1ec7t Nam v\u00e0 t\u1eeb m\u00f4i tr\u01b0\u1eddng x\u00e3 h\u1ed9i trong \u0111\u00f3 tr\u00ed th\u1ee9c ho\u1ea1t \u0111\u1ed9ng.\" (b\u00e0i vi\u1ebft cho h\u1ed9i th\u1ea3o \"X\u00e2y d\u1ef1ng \u0111\u1ed9i ng\u0169 tr\u00ed th\u1ee9c trong th\u1eddi k\u1ef3 \u0111\u1ea9y m\u1ea1nh c\u00f4ng nghi\u1ec7p h\u00f
3a, hi\u1ec7n \u0111\u1ea1i h\u00f3a \u0111\u1ea5t n\u01b0\u1edbc v\u00e0 h\u1ed9i nh\u1eadp kinh t\u1ebf qu\u1ed1c t\u1ebf\" do Ban Tuy\u00ean gi\u00e1o trung \u01b0\u01a1ng \u0110\u1ea3ng c\u1ed9ng s\u1ea3n Vi\u1ec7t Nam t\u1ed5 ch\u1ee9c).

C\u00f3 th\u1ec3 coi nh\u00e0 b\u00e1o thu\u1ed9c t\u1ea7ng l\u1edbp tr\u00ed th\u1ee9c. \u1ede h\u1ea7u h\u1ebft c\u00e1c x\u00e3 h\u1ed9i, c\u00e1c nh\u00e0 b\u00e1o nh\u00ecn chung \u0111\u01b0\u1ee3c coi l\u00e0 n\u1eb1m trong gi\u1edbi elite c\u1ee7a x\u00e3 h\u1ed9i v\u1ec1 m\u1eb7t tinh th\u1ea7n, v\u1edbi kh\u1ea3 n\u0103ng \u1ea3nh h\u01b0\u1edfng m\u1ea1nh m\u1ebd t\u1edbi d\u01b0 lu\u1eadn x\u00e3 h\u1ed9i. Th\u1ebf n\u00ean vi\u1ec7c ng\u01b0\u1eddi d\u00e2n mu\u1ed1n c\u00e1c nh\u00e0 b\u00e1o b\u1edbt \"h\u00e8n\" h\u01a1n m\u1ed9t t\u00fd, t\u00f4i ngh\u0129 c\u0169ng l\u00e0 mong \u01b0\u1edbc r\u1ea5t ch\u00ednh \u0111\u00e1ng. Ch\u1ee9 c\u00f2n loay hoay tranh c\u00e3i v\u1ec1 t\u1eeb ng\u1eef ki\u1ec3u chia \u0111\u1ed9ng t\u1eeb h\u00e8n: T\u00f4i h\u00e8n, anh h\u00e8n, anh \u1ea5y h\u00e8n, ch\u00fang ta h\u00e8n, ch\u00fang n\u00f3 h\u00e8n \u0111\u1ec3 r\u1ed3i c\u00e3i nhau t\u00e1n lo\u1ea1n quanh chuy\u1ec7n \"anh h\u00e8n h\u01a1n t\u00f4i\" hay \"anh \u1ea5y \u00edt h\u00e8n h\u01a1n ch\u00fang ta\" hay \"g\u00e3 \u0111\u1ea5y m\u1edbi \u0111\u00edch th\u1ef1c l\u00e0 \"
h\u00e8n \u0111\u1ea1i nh\u00e2n\"\" th\u00ec cu\u1ed1i c\u00f9ng c\u0169ng ch\u1eb3ng \u0111\u1ec3 l\u00e0m g\u00ec.

V\u1ea7ng, th\u00f4i th\u00ec nh\u00e2n d\u00e2n Vi\u1ec7t Nam th\u00f4ng minh, c\u1ea7n c\u00f9, y\u00eau chu\u1ed9ng h\u00f2a b\u00ecnh; ph\u1ee5 n\u1eef Vi\u1ec7t Nam anh h\u00f9ng, trung h\u1eadu \u0111\u1ea3m \u0111ang; nh\u00e0 b\u00e1o Vi\u1ec7t Nam khi\u00eam t\u1ed1n, th\u1eadt th\u00e0, d\u0169ng c\u1ea3m. Nh\u01b0 th\u1ebf th\u00ec t\u1ea5t c\u1ea3 \u0111\u1ec1u s\u1ebd vui, ch\u00e2n ta b\u01b0\u1edbc l\u00f2ng ung dung t\u1ef1 h\u00e0o.

\u0110\u1ebfn ph\u1ea3i \u0111\u1ecdc l\u1ea1i truy\u1ec7n c\u1ee7a Aziz Nesin m\u1ea5t.

Bonus th\u00eam b\u00e0i nh\u1ea1c \u0111\u1ecf n\u00e0y, nghe cho kh\u00ed th\u1ebf, k\u00eca n\u00f3ng ph\u00e1o v\u1eabn v\u01b0\u01a1n l\u00ean tr\u1eddi cao.");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Tuesday, May 20, 2008

Thơ Aziz Nesin

Aziz Nesin (1915-1996) nhà văn trào phúng nổi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tác giả hơn 100 cuốn sách. Ông viết nhiều tác phẩm trào phúng thói quan liêu, bảo vệ người nghèo khổ và vạch trần các bất công trong xã hội. Ông từng bị tù đày nhiều lần vì quan điểm chính trị thiên tả của mình. Các tác phẩm của ông được dịch ra hơn 30 thứ tiếng và được độc giả nhiều nước yêu thích. Ở Việt Nam, các truyện ngắn trào phúng của ông rất được bạn đọc Việt Nam yêu thích và rất nổi tiếng. Bên cạnh viết văn, ông cũng sáng tác thơ, viết kịch, viết báo.


Aziz Nesin


Tuyệt vời nhất

Bảo tàng này,
Chỉ tuyệt vời khi anh đến cùng em
Khi không có ai trong sảnh
Và anh hôn em
Đó là điều tuyệt nhất.

Rượu này
Chỉ tuyệt vời khi anh uống với em.
Dù ai ở chung quanh.
Hôn lên môi em với rượu nồng
Đó là điều tuyệt nhất.

Thế giới này, em biết đấy,
Chỉ tuyệt vời khi anh sống với em.

Và em,
Em chỉ tuyệt vời khi em ở cùng anh.

---------------

Mong đợi

Em bắt anh chờ lâu
Chờ em lâu quá
Anh đã quen với nỗi nhớ em
Em trở lại sau thật lâu
Giờ đây, anh yêu nỗi mong em
Nhiều hơn anh yêu em.

---------------

Âm thanh


Nếu bạn nghe tiếng chìa trong ổ khóa
Trong đêm bạn trở về nhà
Bạn chỉ có riêng mình

Nếu bạn nghe tiếng cạch nhẹ
Khi bạn bật công tắc
Bạn chỉ có riêng mình

Nếu tiếng trái tim không cho bạn ngủ
Khi bạn ở trên giường
Bạn chỉ có riêng mình

Nếu bạn nghe thời gian gặm nhấm
Sách và giấy trong phòng
Bạn chỉ có riêng mình

Nếu tiếng gọi đến từ quá khứ
Nhắc bạn nhớ những ngày xưa
Bạn chỉ có riêng mình

Nếu bạn muốn trốn chạy nỗi cô đơn
Và không coi trọng nó.
Cả khi bạn chạy trốn được,
Bạn hoàn toàn cô độc

---------------

Xa em

Anh không còn cô độc
Anh ở bên nỗi vắng em
Đêm miền đông xa xôi
Giữa chúng ta là hai nhăm ngàn cây số
Em sống trong mùa đông, anh ở với mùa hè
Em ở nửa bên kia thế giới
Anh nửa bên này.

Dẫu vậy, em chẳng rời tay anh
Em còn là của anh hơn nữa.
Bóng hình em trần truồng bốc cháy
Đẹp đẽ nghìn lần hơn khi em ở cạnh anh.
Và đôi tay em kể anh nghe những bí mật thẳm sâu
Anh không muốn viết cho em mà không nhắc tới
Chúng ta yêu nhau cách hai nhăm ngàn cây số


---------------

Im lặng

Dưới ánh mặt trời, không điều gì chưa nói
Cho nên anh nói lời yêu trong đêm tối
Trong đêm và trong ngày, không điều gì chưa nói
Cho nên anh nói những lời cũ kỹ bằng những cách mới
Không có cách nói nào chưa từng thử trên thế giới
Cho nên anh im lặng, để che giấu tình yêu
Em có nghe tiếng lặng im anh vang vọng?
Có những kẻ nói tiếng yêu bằng cách lặng im
Nhưng chẳng tình yêu nào giống anh lại chịu lặng im như thế.


---------------

Vô vọ
ng

Em không ở đây
Trời mưa vô vọng
Chúng ta chẳng thể cùng nhau rũ ướt
Dòng sông vô vọng
Trồi dạt nước trôi
Chúng ta chẳng thể ngồi bên, để cùng ngắm nước sông
Những con đường trải dài vô tận
Những con đường mệt mỏi vô vọng
Chúng ta chẳng thể dạo bước bên nhau
Mong ước và cách trở vô vọng
Mình ở quá xa nhau
Không thể cùng nhau khóc
Anh yêu em vô vọng
Anh sống vô vọng
Chúng ta không thể sẻ chia cuộc sống với nhau.

---------------

Thế giới không đủ


Trái tim tôi không hợp cùng thân thể
Thân thể tôi không phù hợp căn phòng
Căn phòng tôi lạc lõng với ngôi nhà
Và ngôi nhà xa xôi cùng thế giới
Thế giới của tôi lạc loài trong vũ trụ
Tôi sẽ nổ tung.

Cơn đau đớn khiến tôi câm lặng
Nỗi câm lặng chẳng hợp với trời xanh
Làm sao tôi có thể kể nỗi đau này với ai?
Tình yêu tôi không hợp với trái tim
Trí óc tôi không hợp với mái đầu
Ôi, thái dương tôi nhức nhối
Tôi sắp đứt vỡ.
Tôi đã hiểu, phải, tôi hiểu
Tôi chẳng thể kể với một ai.


Dịch từ đây

Entry for May 20, 2008

Một số ý kiến xung quanh việc mở rộng Hà Nội

Mở rộng HN: Đồng ý chủ trương nhưng cân nhắc thời điểm

"Mở rộng Thủ đô, là việc lớn, tuy rất tôn trọng ý kiến đại biểu HĐND các tỉnh nhưng tôi thấy vẫn chưa đủ thông tin. Về Hà Nội họp, tôi thấy trong dư luận nhân dân cũng như trong giới khoa học đang còn có nhiều ý kiến khác nhau. Làm một công trình nhỏ cũng phải thăm dò ý kiến nhân dân, huống gì đây là một quyết định lớn", bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND TP.HCM nói.

ĐB Huỳnh Thành Lập chia sẻ: "Thông tin cũng đến với tôi trong lúc trà dư tửu hậu, hoàn toàn bất ngờ".

GĐ Bưu điện TP Nguyễn Việt Dũng cũng thú nhận "chưa biết sẽ quyết định đúng sai thế nào, tâm lý rất hoang mang". "Chúng tôi không được cung cấp thông tin, thời gian quá ngắn, hôm qua được tiếp cận lần đầu tiên tờ trình của Bộ Xây dựng"

Ngay ĐB Trần Đông A, Ủy viên UB Đối ngoại QH, cầm trên tay một xấp tài liệu dày dặn, báo cáo kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Bộ Xây dựng với các chuyên gia vùng lle de France (Cộng hòa Pháp) mà ông mang theo từ TP.HCM, cũng phải phân bua: "Nhờ làm ở UB đối ngoại nên tôi được cung cấp tài liệu nghiên cứu về vùng thủ đô từ trước, nhưng hôm qua nghe tờ trình của Chính phủ về mở rộng địa giới HN tôi vẫn bị bất ngờ".

GĐ Sở Tư pháp Ngô Minh Hồng giải thích cho sự bất ngờ này, đó là, các chuyên gia nước ngoài tham gia góp ý kiến vào quy hoạch vùng, liên quan đến Hà Nội và 7 tỉnh thành phía Bắc, đặt trong tương quan tổng thể của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. "Họ cho ý kiến về quy hoạch vùng chứ chuyên gia nước ngoài không cho ý kiến về mở rộng địa giới Thủ đô HN", bà Hồng quả quyết.

Cùng chung những băn khoăn như các ĐB TP.HCM, tại tổ Hà Nội, nhiều ĐB như Nguyễn Hồng Sơn, Phạm Thị Loan, Nguyễn Minh Hà, Đặng Văn Khanh đều từng bấm nút thông qua nghị quyết về mở rộng Hà Nội ở cuộc họp bất thường của HĐND thành phố nhưng cho rằng khi đó "còn thiếu thông tin", "chưa được bàn", nay có đủ thông tin mới thấy băn khoăn."



Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội).:

"Tôi sẽ không bấm nút tán thành, còn ai bấm thì đấy là trách nhiệm của họ. Tôi sợ nhất là khi chúng ta bấm nút tán thành thì sau này một Chính phủ mới phải bận tâm và quan trọng hơn nữa, là nhân dân mình phải bận tâm....Tôi cho rằng mỗi đại biểu Quốc hội, trước hết là đại diện cho dân, dù là Đảng viên thì mình cũng vì dân. Hãy vì dân mà bấm nút."


Đại biểu Nguyễn Đăng Kính (Hà Tây):

"Thứ nhất, tờ trình nói cử tri 4 tỉnh thành liên quan "nhất trí cao với phương án 1". Chúng tôi không biết phương án 1, 2 nào cả. Khi họp HĐND tỉnh Hà Tây đâu được biết phương án 2, tôi xin nói thật như thế. Nếu chúng tôi được bàn 2 phương án, có lẽ có ý kiến khác nhau nhưng tại sao không đưa 2 phương án cho chúng tôi bàn? Điều này có lẽ hôm thảo luận tôi sẽ hỏi Chính phủ.

Việc thứ hai mà tôi không đồng tình cao là khi nói "HT là địa bàn phân lũ, chặn lũ để bảo vệ thủ đô HN. Nếu bây giờ về HN thì chính quyền có điều kiện chỉ huy", tôi cho là không đúng. HT chúng tôi bao nhiêu năm, đê sông Hồng, đê sông Đáy, bao cái kè trọng điểm là ra sức chống đỡ, có sự chỉ đạo của TƯ chứ không phải của HN, có những năm nước lên cao như 1971, HT hy sinh để bảo vệ HN.

Tôi xin cam đoan như thế. Sao các đồng chí lại nói, nếu bây giờ về HN thì chính quyền mới ra tay còn HT tôi ngày xưa thì sao? Tôi cho viết thế chưa phải là chuẩn.

Trong tờ trình còn có chi tiết khiến dân HT thắc mắc là: Nếu về HN thì mới đảm bảo vùng rau sạch. Thế HT trồng rau bẩn xưa nay à? HT cung cấp hàng tấn rau mỗi ngày, cá biệt có thể không sạch nhưng chủ yếu là sạch chứ. Nếu HN không có rau HT thì chắc cũng thiếu nhiều chứ Vĩnh Phúc, Hưng Yên mang lên đây được mấy."


Đại biểu Dương Trung Quốc:

" Về phần mình, chắc chắn tôi sẽ không bấm nút thông qua...

Ông bộ trưởng Bộ Nội vụ đã khẳng định rằng tất cả quy trình đề án này là hợp pháp, không cần lấy ý kiến nhân dân, vì các vị đại biểu HĐND là đại diện cho dân rồi và đại biểu QH cũng là đại diện của dân rồi. Với tư cách ĐBQH, chúng tôi không dám đảm nhận cái chức trách quan trọng như thế
. Nếu đề án này được chuẩn bị kỹ, cung cấp cho chúng tôi trước thì tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp QH này, chúng tôi sẽ hỏi ý kiến người dân hoặc những nhà chuyên môn, những tổ chức nghề nghiệp xã hội, từ đó mới có cơ sở biểu quyết. Còn đến đây mới nhận văn bản liên quan đến việc này thì tôi không thể yên tâm khi mình đại diện cho người dân để biểu quyết một quyết định trọng đại như thế.

Ở đây, việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội là công việc quan trọng, cá nhân tôi đánh giá quan trọng ngang với việc Lý Công Uẩn dời đô mà lại diễn ra bằng những hội nghị bất thường của HĐND các địa phương. Tại sao chúng ta không biến những ý tưởng dù là tốt đẹp nhất mà đề án này đưa ra thành những ý tưởng để chúng ta thảo luận? QH có thể chấp nhận đưa vào chương trình để thảo luận và để trong thời gian tới, từng bước một, chúng ta thực hiện các công việc tiếp theo. Điều này đòi hỏi QH thông qua nghị quyết sáp nhập xong rồi mới bắt đầu tổ chức nghiên cứu xây dựng đề án. Nhưng nay người ta lại làm ngược lại.



Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt:

"Thay vì chứng minh bằng đồ án, Bộ Xây dựng chỉ mới trình bày với Thủ tướng Chính phủ một ý tưởng. Một ý tưởng đưa ra ở mức độ cảm tính, giống như trước đây, Bộ đề xuất phá bỏ Hội trường Ba Đình....Thủ đô của cả nước, của cả dân tộc và cả của lịch sử. Không nên và không được phép đưa thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì."

TS. Nguyễn Quang A"



Thế nhưng người dân, nhiều đại biểu Quốc hội, ít nhất như ông Dương Trung Quốc chẳng hạn, đến các cựu quan chức cấp rất cao như nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng thấy bất ngờ.

Song không phải vậy, họ không có thông tin, họ không được thông tin, thậm chí các vị “đại diện của dân” cũng chỉ mới có thông tin và phải ra quyết định dựa trên những thông tin đó, họ không có đủ thời gian để nghiên cứu, để tham khảo, để xem xét.

Ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói “nếu nói bất ngờ hay gấp quá thì không phải”, vì “chủ trương này đã có từ năm 2000”, “khi tiến hành các bước theo quy trình để chuẩn bị việc sáp nhập chưa đến giai đoạn trình Quốc hội, chưa có thông tin rộng, có thể đồng bào thấy là gấp”.

Có vấn đề lớn về cách thức ra quyết định, cách thức cung cấp thông tin. Một việc trọng đại của cả dân tộc, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu người, đến hơn 80 triệu dân Việt trong và ngoài nước, đến những người “chủ”. Thế mà các ông chủ không được “các công bộc” của mình cho biết thông tin..

Nó có thể khiến nhiều người dân nghi ngờ rằng có những động cơ nào đó ở đằng sau. Nó khiến người ta nghi hoặc và đặt ra những câu hỏi đại loại như: có phải những người biết thông tin, hay kiếm được thông tin từ mấy năm nay đã có thể có nhiều héc ta đất ở các vùng dự kiến mở rộng đó (với giá đền bù của vùng sâu vùng xa) nay bỗng dưng trở thành tỷ phú một cách hợp lệ? "