Đề án "Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm": 1 tỉ USD trong 11 trang giấy
Link gốc trên báo Tuổi trẻ hình như đã bị dỡ xuống (vì là báo của Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc TW Đoàn là đơn vị đưa ra dự án này?). Thật là khó tin khi một đề án với số tiền 1 tỷ USD được trình bày vẻn vẹn trong 11 trang giấy?. Một điều không hay nữa là dự án với số tiền khổng lồ đó lại do một đơn vị không có bất cứ chuyên môn gì, ngoài việc hiếu hỉ và hưởng tiền Ngân sách là TW Đoàn TNCS thực hiện?. Để đảm bảo tính định hướng XHCN của đề án học nghề?
Nói chung với các tổ chức như Đoàn Thanh niên cộng sản, với sở trường duy nhất là những cái loa nói những điều không ai tin, làm những việc mà khi nhắc đến, thái độ khoan dung nhất có thể có của người nghe là cười nửa miệng, thì nếu không giải thể vào lúc này (do nhiệm vụ chính trị vẫn chưa hoàn thành) thì cũng nên thu hẹp hoạt động vào các vai trò nghi thức. Chứ giao 1 tỷ đô-la- tương đương thu nhập bình quân của 1,3 triệu người- vào tay Đoàn Thanh niên quản lý thì cái hiểm họa tham nhũng, lãng phí và thiếu hiệu quả chắc sẽ còn vượt trội hơn đề án 112.
Chỉ e là vài bữa nữa sẽ tiếp tục có đề án gì đó, hướng dẫn nghề cho thiếu niên hay Theo bước chân anh Kim Đồng gì đó chẳng hạn, do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đưa ra và tổ chức thực hiện, với số tiền đầu tư 200 triệu đô-la, theo đúng tinh thần “Tiến lên Đoàn viên”.
Cái này rõ là vấn đề chuối, một cái bánh to, tham nhũng là chắc chắn .
ReplyDeleteThế nhưng em nghĩ là ở TP thì các tổ chức như ĐoànTN, Hội phụ nữ ... không có tác dụng nhiều, chả ai quan tâm, nhưng ở nông thôn thì khác , mặc dù cũng nhỏ thôi nhưng không hẳn là chỉ có vai trò hình thức.
Nếu người ta thực sự muốn làm một cái dự án như vậy cho ngon, thanh niên nông thôn sẽ có lợi. Nhưng cần phải có minh bạch và chuyên nghiệp, hợp tác với các tổ chức LHQ chẳng hạn.
Ở nông thôn hiện nay hội phụ nữ có vai trò khá tích cực trong các chương trình cho vay người nghèo. Còn Đoàn Thanh niên, tớ không nghĩ là có vai trò gì đáng nói.
ReplyDeleteNhà em cũng nói vậy thôi, cũng có thể có ở chỗ này, cũng có thể chẳng có gì ở chỗ khác. Nếu như một nhóm thanh niên ở nơi nào đó thực sự muốn thực hiện một kế hoạch làm giàu chân chính, nếu có sự ủng hộ của Đoàn TN địa phương, hoặc tổ chức đó đứng đằng sau thì họ cũng có những thuận lợi nhất định.
ReplyDeleteBây giờ bảo xây dựng đất nước, không phải thanh nhiên thì ai làm. Nếu thực sự có ngân sách dồi dạo cho một mục tiêu giúp đỡ thanh niên thì cũng là việc tốt. Ít nhất hiệu quả của nó cũng được đo bằng vật chất chứ không như đề án 112 hay cải thiện nòi giống Việt . Đã là do người làm, nhất là người VN, việc thất thoát, tiêu cực là không tránh khỏi nhưng nếu thành công thì giá trị nó hơn nhiều cái 1 tỷ dô. Cũng như gia tiền cho các PMU, các sở GTCC địa phương, dẫu biết là thế nào cũng có tiêu cực nhưng nếu không giao thì biết lây đâu ra đường quốc lộ mà phát triển kinh tế .
Nhà em nói đi nói lại vậy thôi, chứ bản chất em cũng chả tin vào cái bọn Đoàn nó làm được cái gì. Nhưng biết đâu có người có lòng muốn làm thật sự mà xổ toẹt thì em không nỡ thế.
Làm thế nào để đọc được toàn văn dự thảo đề án ?
ReplyDeleteNhững con số mục tiêu của dự án có vẻ thuyết phục đấy chứ ?
hehe, đồng ý với bác Linh là ở nông thôn, các qũy tín dụng nhỏ đang thực sự giúp người nghèo sống và TĐ không có một chút chuyên môn gì về đào tạo nghề - TĐ chỉ giỏi hát thôi!. 1 tỷ USD này mà rơi vào tay họ, thì chắc họ mang ra làm giấy in hết thôi. Theo tôi, nên đấu thầu thuê tư vấn để họ advise ta làm sao để đạt được mục tiêu đào tạo nghề!
ReplyDeleteỐi giời ôi, bác Froggy này lại còn muốn Đoàn có chuyên môn đào tạo nghề (!!??!!) , trí huệ của bác thật xứng đáng làm Bí thư thứ nhất TW Đoàn.
ReplyDeleteCái vụ này nên hỏi anh Đào Ngọc Dung nguyên bí thư thứ nhất TW Đoàn. vì anh ấy là chuyên gia quay cóp mà.
ReplyDeletei phạm quy chế, bí thư Trung ương Đoàn bị trừ điểm thi
Ông Nguyễn Ngọc Hiến, giám đốc Học viện Hành chính quốc gia, cho biết: hội đồng tuyển sinh sau ĐH đã lập biên bản xử lý thí sinh Đào Ngọc Dung - ủy viên Trung ương (T.Ư) Đảng, bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn vì vi phạm quy chế thi.
Theo đó, ông Dung khi dự thi môn hành chính công (ngày 27/5/2006) kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh đã “sử dụng giấy nháp không có chữ ký của giám thị”.
Điều này đã vi phạm kỷ luật thi và hội đồng thi đưa ra hình thức xử lý “cảnh cáo, trừ 50% số điểm của môn thi hành chính công”. Tuy nhiên, “thí sinh đã không ký vào biên bản này vì không đồng ý với mức xử lý cảnh cáo”.
Học viện Hành chính quốc gia cũng đã chính thức có văn bản (ký ngày 7/7/2006) về vụ việc này báo cáo Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đảng, Ban Tổ chức T.Ư Đảng, thường trực Ban chỉ đạo T.Ư 6 (2), Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc VN, Ban bí thư T.Ư Đoàn, bộ trưởng Bộ Nội vụ và bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Theo văn bản này, vụ việc được báo cáo như sau: “Thí sinh Đào Ngọc Dung có sử dụng giấy nháp không có chữ ký của giám thị phòng thi, tờ giấy nháp phẳng, không bị gấp. Theo báo cáo xác nhận của đồng chí Nguyễn Thị Hà - cán bộ thanh tra Bộ GD-ĐT, người trực tiếp phát hiện và chỉ đạo xử lý - đã xác nhận rằng: thí sinh Đào Ngọc Dung đang viết trên tờ giấy nháp không có chữ ký của giám thị tại phòng thi. Khi thấy hiện tượng trên, đồng chí Hà đã chỉ đạo cho giám thị lập biên bản xử lý”.
Điều đó nói lên rằng những nội dung được viết trên tờ giấy nháp được thực hiện tại phòng thi. Thí sinh Đào Ngọc Dung không gian lận đưa nội dung chuẩn bị trước vào phòng thi.
Và trong phần quan điểm xử lý, văn bản trên cho rằng: “Mặc dù thí sinh Đào Ngọc Dung có đơn khiếu nại do sơ suất dẫn đến vi phạm không cố ý và những thí sinh làm chứng cũng xác nhận là do sơ suất nhưng hội đồng tuyển sinh sau đại học Học viện Hành chính quốc gia sẽ phải xử lý vi phạm theo qui chế tuyển sinh sau đại học và mức phạt cảnh cáo là trừ 50% số điểm khi học viện tổ chức chấm thi sau ngày 15/7/2006”.