Friday, March 30, 2007

Entry for March 30, 2007

From Vanity's blog

Top 10 Rejection Lines

Given By Women (and what they actually mean)

10. I think of you as a brother. (You remind me of that inbred banjo-playing geek in "Deliverance.")

9. There's a slight difference in our ages. (You are one jurassic geezer.)

8. I'm not attracted to you in 'that' way. (You are the ugliest dork I've ever laid eyes upon.)

7. My life is too complicated right now. (I don't want you spending the whole night or else you may hear phone calls from all the other guys I'm seeing.)

6. I've got a boyfriend (who's really my male cat and a half gallon of Ben and Jerry's).

5. I don't date men where I work. (Hey, bud, I wouldn't even date you if you were in the same 'solar system', much less the same building.)

4. It's not you, it's me. (It's not me, it's you.)

3. I'm concentrating on my career. (Even something as boring and unfulfilling as my job is better than dating you.)

2. I'm celibate. (I've sworn off only the men like you.)

...and the number 1 rejection line given by women (and what it actually means)

1. Let's be friends. (I want you to stay around so I can tell you in excruciating detail about all the other men I meet. It's that male perspective thing)


In response ... The male perspective on the same issue

Top 10 Rejection Lines

Given By Men (and what they actually mean)

10. I think of you as a sister. (You're ugly.)

9. There's a slight difference in our ages. (You're ugly.)

8. I'm not attracted to you in 'that' way. (You're ugly.)

7. My life is too complicated right now. (You're ugly.)

6. I've got a girlfriend. (You're ugly.)

5. I don't date women where I work. (You're ugly.)


4. It's not you, it's me. (You're ugly.)

3. I'm concentrating on my career. (You're ugly.)

2. I'm celibate. (You're ugly.)

...and the number 1 rejection line given by men (and what it actually means)

1. Let's be friends. (You're unbelievably ugly.)


Entry for March 30, 2007

Bài này hay quá! Copy từ blog chị Hoàng Yến
Đọc bài này, thấy phải là người trong sáng đến độ khác thường thế nào mới viết được như thế. Tịnh không còn những vướng víu ẩn khuất dục vọng của loài người.

Chào Nguyên Xuân

Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng

Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người

Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con
Thưa rằng: những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau

Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây

Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu

Hỏi rằng: người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng: từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng: nói nữa là sai
Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng: ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân


Bùi Giáng



Thursday, March 29, 2007

Entry for March 29, 2007


yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
01 Thang tu ve.mp3

Th\u00e1ng T\u01b0 V\u1ec1
Nh\u1ea1c: D\u01b0\u01a1ng Th\u1ee5

\t\t\t \t \t\t \t

\t\t\t\t\t\t\t \t\t\t\t \t\t\t\t\tTh\u00e1ng t\u01b0 v\u1ec1, gi\u00f3 h\u00e1t m\u00f9a h\u00e8
C\u00f3 nh\u1eefng ch\u00e2n tr\u1eddi xanh th\u1ebf
M\u00e2y xa v\u1eddi, n\u1eafng xa v\u1eddi
Con s\u00f4ng xa l\u1eefng l\u1edd tr\u00f4i

N\u1eafng nh\u1eb9 nh\u00e0ng, m\u00e2y tr\u1eafng nh\u1eb9 nh\u00e0ng
H\u00e1t gi\u1ea5c m\u01a1 n\u00e0o xa l\u1eafm
Em mong ch\u1edd, m\u00e3i mong ch\u1edd
Bao nhi\u00eau v\u1eabn c\u1ee9 \u0111\u1ee3i anh

M\u01a1, em m\u01a1, m\u01a1 v\u1ec1 con \u0111\u01b0\u1eddng nh\u1ecf
Quanh co l\u1ed1i m\u00f2n hoa d\u1ea1i n\u1edf
Ch\u1ec9 m\u00ecnh em b\u00ean anh, b\u00ean anh

Nghe...
B\u00e2ng khu\u00e2ng m\u1ea5y nh\u00e0nh hoa l\u1ef1u \u0111\u1ecf
Ta chia tay nh\u1eefng ng\u00e0y xu\u00e2n \u0111\u1ec3 h\u00e1t
M\u1ed9t m\u00f9a h\u00e8, m\u00f9a h\u00e8
Th\u00e1ng t\u01b0 v\u1ec1 ...
");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Wednesday, March 28, 2007

Entry for March 28, 2007

This site is cool. A lot of e-books, from "Lĩnh Nam trích quái", "Việt điện u linh" to "Nguyễn Trường Tộ di thảo", Kim Định's books etc.

Entry for March 28, 2007

Hai bài tiểu luận rất quan trọng của Susan Sontag- một trong các gương mặt trí thức nổi tiếng nhất của Mỹ- về nghệ thuật:

Against Interpretation

On Style

Mới đọc được hết cái thứ nhất. Thấy quan điểm của bà này rất thú vị và hiện đại, dù được viết ra từ thập niên 1960s.

Trích 1 đoạn về cách các nhà phê bình "đọc" Kafka:

"The work of Kafka, for example, has been subjected to a mass ravishment by no less than three armies of interpreters. Those who read Kafka as a social allegory see case studies of the frustrations and insanity of modern bureaucracy and its ultimate issuance in the totalitarian state. Those who read Kafka as a psychoanalytic allegory see desperate revelations of Kafka's fear of his father, his castration anxieties, his sense of his own impotence, his thralldom to his dreams. Those who read Kafka as a religious allegory explain that K. in The Castle is trying to gain access to heaven, that Josepl K. in The Trial is being judged by the inexorable and mysterious justice of God. . . . Another oeuvre that has attracted interpreters like leeches is that of Samuel Beckett. Beckett's delicate dramas of the withdrawn consciousness - pared down to essentials, cut off, often represented as physically immobilized - are read as a statement about modern man's alienation from meaning or from God, or as an allegory of psychopathology. "

Entry for March 28, 2007

Vài con số về bầu cử Quốc hội kỳ này:
- Theo số liệu mới nhất, đã có hơn 1300 người nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, trong đó có 223 người nộp hồ sơ tự ứng cử.
-
TP. Hồ Chí Minh là địa phương có số người tự ứng cử đông nhất là 101 người.
- Tính đến hết ngày 27/3, đã có 21 người xin rút hồ sơ tự ứng cử tại TP.HCM.
- Chỉ có hai trong số 13 đại biểu tự ứng cử là thành công trong năm 2002.

- Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến 10% đại biểu Quốc hội sẽ là người ngoài đảng.
- Thống kê của cuộc bầu cử Quốc hội năm 2002 cho thấy tỉ lệ người ngoài Đảng đã giảm từ 14.7% (66 ghế) xuống còn 10.2% (51 ghế).


Nguồn: BBC và VNN


Entry for March 28, 2007

NGUYỄN HIẾN LÊ-NGƯỜI TỰ LÀM NÊN BẢN THÂN MÌNH

Đỗ Lai Thúy

(trích)

...Điều đập vào óc chúng ta trước tiên là thấy Nguyễn Hiến Lê giông giống với các tiền bối của ông như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh…, những học giả trước thuật nhiều với mục đích khai sáng. Họ không phải là những nhà nho thuần túy, dù ít nhiều được giáo dục Nho học một cách không truyền thống và chính thống. Bởi thế, họ có cốt cách một nhà nho. Có tâm huyết với đất nước, các nhà nho phi nho này muốn hành đạo giúp đời. Trước sự bất lực của văn hóa Nho giáo với thảm trạng đất nước, họ quay sang văn hóa phương Tây nhằm tìm kiếm một công cụ hiện đại để canh tân đất nước. Thế là họ chủ động tiếp thu Tây học, và bằng con đường tự đào tạo trở thành những trí thức Tây học đầu tiên tuyên truyền, xây dựng văn hóa mới. Họ không nề hà đóng những viên gạch móng như làm tự điển, từ điển, sưu tầm truyện cổ dân gian, ca dao tục ngữ, biên soạn các sách lịch sử, văn học, ngôn ngữ, dịch thuật sách vở nước ngoài để nâng cao kiến thức, học tập kinh nghiệm…

Sống trong một hoàn cảnh xã hội ít nhiều khác các cụ, ứng xử trước nhân tình thế thái cũng không giống hẳn các tiền nhân trên, nhưng tôi vẫn thấy Nguyễn Hiến Lê giống những người trước ông. Đó là tri thức Tây học mang cốt cách Nho gia. Điều này chi phối cách nhìn, cách ứng xử, cách hoạt động học thuật và quan trọng hơn, cơ chế tiếp thu văn hóa phương Tây nói riêng và văn hóa nước ngoài nói chung. Đó là cơ chế tiếp thu theo kiểu chủ/khách. Ta là chủ thể, là trung tâm, là cổng ngõ qui định khách nào thì được vào và vào như thế nào. Vì thế, ta chỉ tiếp thu cái gì cần cho ta trước mắt, cắt xén đối tượng cho phù hợp với tỳ vị của ta…

Kiểu trí thức này có một căn cốt rất vững. Nó liên thông với các tri thức Nho gia truyền thống như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú… Trước là tri thức Nho giáo, sau là cốt cách Nho gia, đã làm cho họ có một cái đế rất vững chắc để có thể lấy bất biến ứng vạn biến. Có thể nói, đây là kiểu trí thức đặc trưng của Việt Nam trong thế kỷ XX. Và kiểu trí thức này sẽ còn tồn tại lâu dài, chừng nào mà Việt Nam còn đi sau thế giới, còn bị chi phối bởi hai nguồn tư tưởng cổ truyền: tiểu nông và Nho giáo, tuy rằng, đóng góp của kiểu trí thức này đã rất lớn và sẽ còn rất lớn, cả về nhân cách và tri thức, mà Nguyễn Hiến Lê là một tiếp nối tiêu biểu và ngời sáng.

Hiện nay thế giới đang ở vào giai đoạn toàn cầu hoá mạnh mẽ nhờ sự phát triển bột phát của tin học. Đây là cơ hội vàng cho các nước tiền hiện đại, hoặc mới bước vào hiện đại để rút ngắn quá trình hiện đại hoá của mình. Nhằm mục đích đó, cùng với kiểu trí thức trên, Việt Nam rất cần một kiểu trí thức khác, không chỉ biết trạch tuyển, truyền bá, khai sáng, áp dụng, mà, quan trọng hơn, có tư tưởng và biết sáng tạo. Bởi lẽ, lúc này sự đối lập Ta và Thế giới không còn nhiều ý nghĩa, mà phải là Ta là Thế giới....

Entry for March 28, 2007

Cứ 6 nông dân Hàn Quốc có một người lấy vợ Việt

Theo Tin tức Trung Quốc ngày 27/3/2007, một nghiên cứu mới công bố tại Hàn Quốc của giáo sư Kim Hyun Jae cho biết, trong nghiên cứu của ông, điều tra 8027 nông dân và ngư dân Hàn Quốc kết hôn từ năm 2005 đến nay, đã có tới 2885 người lấy vợ nước ngoài, tỉ lệ 35,9%. Trong số đó có tới 1535 cô dâu người Việt Nam.

Giáo sư Kim Hyun Jae trong đề tài nghiên cứu “Phụ nữ Việt di dân sang Hàn Quốc nhờ kết hôn” của mình đã phân tích nguyên nhân của hiện tượng trên. Trong đó, đa số các cô dâu Việt gả sang Hàn Quốc đến từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Riêng trong năm 2005, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội đã đồng ý cấp Visa kết hôn cho 720 cô dâu Việt, còn Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM đã cấp tới 3853 Visa kết hôn. Năm 2006, con số đó là 13.096 Visa.

Cơn sốt “Hàn quốc” cũng đã thúc đẩy làn sóng hôn nhân Việt-Hàn với hơn 100 bộ phim truyền hình nhiều tập của Hàn Quốc chiếm lĩnh màn ảnh nhỏ Việt Nam tính riêng từ 1997 đến 2005. Thậm chí có những bộ được phát sóng tới 5 lần. Điều này làm những cô gái Việt Nam vốn sống ở các vùng quê nghèo, ít sách báo, thông tin, cảm thấy Hàn quốc rất gần gũi.

Nguyên nhân thứ ba là do chính sách hỗ trợ tiền của Chính phủ Hàn Quốc cho những người lấy vợ nước ngoài. Theo đó, mỗi nông dân cưới vợ nước ngoài được trợ cấp tới 6 triệu Won (1 USD=938,97 Won, khoảng gần 6.400 USD). Và các cô dâu nước ngoài khi đến Hàn Quốc cũng được tham gia các khoá bổ túc về văn hoá, phong tục tập quán Hàn Quốc.

(Trang Hạ biên dịch)

Entry for March 28, 2007

img

CNN

BEIJING, China (AP) -- After searching high and low, the world's tallest man has married a woman two-thirds his height, a Chinese newspaper reported Wednesday.

Bao Xishun, a 7-foot-9-inch (2.36-meter) herdsman from Inner Mongolia, married saleswoman Xia Shujian, who was 5 feet 6 inches (1.68 meters) tall, several days ago, the Beijing New reported.

Bao's 28-year-old bride is half his age and hailed from his hometown of Chifeng, even though marriage advertisements were sent around the world, it said.

"After a long and careful selection, the effort has been finally paid off," the newspaper said.

Bao was confirmed last year by the Guinness World Records as the world's tallest person.

Bao was in the news in December after he used his long arms to save two dolphins by pulling out plastic from their stomachs.

The dolphins got sick after nibbling on plastic from the edge of their pool at an aquarium in Liaoning province.

Attempts to use surgical instruments to remove the plastic failed because the dolphins' stomachs contracted in response to the instruments, Chinese media reported.


Tuesday, March 27, 2007

Entry for March 27, 2007

Mùa xuân- bắt đầu là một cơn mưa hồi chiều, mưa chứ không phải tuyết.
Đôi lúc cũng thấy nhớ những cơn mưa rào mùa hè, trời tối sập, sấm chớp ầm ầm của xứ nhiệt đới.

Tonight we'll dine in hell!

Là câu của vua Leonidas nói với 300 chiến binh Sparta trước khi vào trận đánh.
Câu này nghĩ lại thấy đúng là buồn cười, vì đã được "dịch" từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Anh. Theo sử Hy Lạp cổ (hình như Herodotus) thì Leonidas nói đại ý “tối nay chúng ta sẽ ăn tối ở thế giới bên kia”. Người Hy Lạp dùng từ “Hades” để chỉ thế giới bên kia- Hades cũng là tên vị thần cai trị thế giới người chết, và theo người Hy Lạp cổ, cũng như hầu hết các dân tộc đa thần giáo khác, thì người chết, bất kể tốt xấu, đều sang thế giới bên kia sau khi chết (người Hy Lạp cổ cũng cho là người chết phải đi qua một con sông do một ông lão chèo đò thì mới tới được thế giới bên kia- tương tự với tín ngưỡng của người Việt).

Trong khi đó từ Hell chỉ xuất hiện sau khi đạo Thiên chúa ra đời, hàm ý chỉ nơi “địa ngục” đày ải những kẻ phạm tội, hoặc vô đạo (ban đầu còn có từ limbo để chỉ trạng thái dành cho những người chết tuy không theo đạo Thiên chúa nhưng cũng là người tử tế, đứng đắn hay là trẻ sơ sinh chết khi chưa được làm lễ nhưng về sau thì giáo lý Thiên chúa giáo bác bỏ khái niệm limbo, ai vô đạo là xuống “hell” hết!).

Thế nên việc dịch từ này sang tiếng hiện đại “Tonight, we’ll dine in hell” hơi funny với ai biết từ “hell” có ý nghĩa thế nào. Các chiến sĩ Sparta anh dũng chiến đấu chống quân xâm lăng châu Á cuối cùng cũng bị vua họ rủa xuống hell hết.

Có cái comment này trên IMDB, đọc buồn cười:
Well if you ask a Christian, they all were going to hell. Cuz they beleived in false gods. Leonidas is smarter than we think

Về phim 300, vừa xem xong. Đứng trên góc độ giải trí và kỹ xảo thì là một phim hay, dù tớ thấy phim hơi lạm dụng các cảnh máu me quá, ban đầu thấy đẹp nhưng sau thấy máu chảy đầu rơi nhiều quá cũng thấy nhàm. Còn thì về nội dung thì không có gì mới cả, tớ không đánh giá cao bằng Sin City, là một phim thực sự có tính sáng tạo về mặt ngôn ngữ điện ảnh. 300 = Sin City + Lord of the Ring + The Gladiator. Nhiều đoạn trong phim hơi funny ngoài dự kiến. Các bác tư tế thành Sparta (hay đền Delphi, không rõ) thì hóa ra toàn là các bác bị hủi. Lenonidas thì phải cái bệnh hò hét hơi nhiều quá, hơi bị macho quá. Ngay từ đầu, chú này đã có biểu hiện macho quá khi giết sứ giả một cách thô bạo (không có trong lịch sử vì nó trái ngược hoàn toàn với truyền thống hiếu khách, ưa ngọai giao của người Hy Lạp). Mà xem phim này thì không hiểu sao chú ấy lại muốn đánh đến chết? Để làm người Sparta tức tối vì vua bị giết nên sẽ báo thù? Để người Hy Lạp tự hào vì tinh thần anh dũng của họ, sau này sẽ chiến đấu? Trong sử thì lý do chú đánh tới chết là để câu giờ cho người Hy Lạp và chủ yếu hơn là vì một lời sấm rằng nếu chú ấy chết thì Sparta sẽ không bị chiếm. Người Sparta tuy dũng cảm nhưng cũng rất ma mãnh trên chiến trường, sẵn sàng rút lui nếu cần thiết. Về sự thiếu chính xác trong các chi tiết lịch sử thì cũng còn có nhiều nhưng nếu coi là phim dựng trên truyện tranh chứ không phải là historical drama thì cũng không cần khắt khe lắm.

Về một số thứ khác, tớ thấy 300 hơi có xu hướng chống đồng tính. Bên cạnh câu nói của Leonidas cạnh khóe bọn Athen là “philosophers với boy lovers” (về mặt lịch sử thì Sparta nổi tiếng là boy lovers hơn là Athen), các anh hùng Sparta (bên chính) còn được mô tả là các anh chàng cơ bắp đầy người, rất chi là nam tính, trong khi đối thủ vua Xerxes (bên tà) thì như nửa nam nửa nữ, xuyên vòng xỏ đầy người, trông rất chi là “gay”.

Phim có vẻ cũng hơi thiếu nhạy cảm về mặt chủng tộc khi rất nhiều tướng sĩ của Xerxes là da đen, cái này thì không chính xác vì tuy đế quốc của Xerxes có biên giới tới tận Ai Cập nhưng thực tế thì người Ai Cập cũng không phải là người da đen. Ngược lại, trong đoàn quân viễn chinh của Xerxes còn có rất nhiều quân của chính các thành bang Hy Lạp. Nhưng mà thôi, đã bảo là ko nói tới lịch sử mà lại nói tới, do thói quen mất rồi.

Đánh giá chung: 7.2/10.

Entry for March 27, 2007

Báo Kinh tế:
Hồi sinh viên và hậu sinh viên, thỉnh thoảng cũng mua các báo về Kinh tế ở Việt Nam. Nhưng thấy các báo đều rất chán. Hồi đó ở ngòai Bắc có hai tờ là Thời báo Kinh tế Việt Nam và Đầu tư. Cả hai tớ đều siêu chán như nhau. Rất ngạc nhiên sao nó lại tồn tại, nhất là Thời báo Kinh tế, là một tờ báo của một hội chuyên ngành, bán với giá khá cao (3000 VND, bằng nửa bát phở hay 1 cái bánh mỳ ba tê hồi đó).

Đến năm thứ 4 biết thêm tờ Thời báo Kinh tế Sài gòn khi đi thực tập ở VCCI. Hồi đó rất thích tờ này vì phong cách chuyên nghiệp của nó. Sau đó mua khá thường xuyên tờ này trong suốt 1-2 năm.

Gần đây vì phong trào chứng khoán nên đôi khi cũng click vào link của Thời báo kinh tế Việt Nam trên mạng. Thấy chất lượng có vẻ khá hơn trước đáng kể, thông tin nhiều và nhanh, cũng không hiểu báo viết có tiến bộ như thế không hay chỉ là báo mạng. Nhưng xem kỹ lại thì thấy cũng có một số vấn đề. Thứ nhất, tên là Vneconomy (Thời báo kinh tế VN) nhưng các chuyên mục thì đều là Doanh nghiệp, Thị trường, Tài chính… hầu như không thấy bài hay tin nào nói về nền kinh tế (Việt Nam và thế giới). Mặc dù rất có thể là các tin về kinh tế ít người đọc, không như tin chứng khoán chẳng hạn, nhưng như thế cũng là sự lẫn lộn giữa danh và thực rồi. Nếu đổi tên thành Thời báo Kinh doanh Việt Nam (VN Business Times) thì lại khác. Thứ hai, là còn ít bài có tính chuyên sâu như một tờ báo chuyên môn về Kinh tế- Kinh doanh cần phải có, hầu hết chỉ là đưa tin, không khác gì các báo đưa tin chung khác.


Dù sao thì tờ này thế cũng là khá hơn trước nhiều, nhất là khá nhanh nhạy với tin chứng khoán. Nhưng so với Thời báo Kinh tế Sài gòn, cả trước kia và hiện nay (vừa xem lướt trang web của tờ này), thì vẫn còn một khoảng cách kha khá.

Monday, March 26, 2007

Entry for March 26, 2007

Thông tin thêm về vụ "đạo văn" của Phan Huyền Thư.
Tác giả bài báo về Ngô Kha trên báo Quân đội nhân dân mà Phan Huyền Thư lấy để viết vào "cây thơ" của mình là Hoàng Nguyên Vũ, hiện công tác ở báo An ninh thế giới.
Đây là địa chỉ blog của bạn Vũ:

Chưa biết ý định của bạn Vũ trong vụ này thế nào, có định nhắc tới trong các kênh thông tin trong nước hay không?

Entry for March 26, 2007

Nhặt cái hình này của bạn Mưa

The image “http://farm1.static.flickr.com/156/435638750_1d8479379b_o.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

Sunday, March 25, 2007

Minneapolis, March 25, 2007

Sáng chủ nhật đi dự Hội thảo ở Trung tâm Minneapolis, tiện thể chụp mấy kiểu ảnh downtown. Trời ấm áp, nắng hiền hòa, thấy Minneapolis cũng không đến nỗi xấu như mình vẫn nghĩ. Các tòa nhà kính xanh biếc lấp lánh nắng. Các tòa nhà ở Minneapolis không có được sự cổ kính hay vẻ hoành tráng choáng ngợp ở các tòa nhà những thành phố lớn nhưng vẫn có được sự duyên dáng riêng và tiện dụng.
Các tòa nhà

img


img

Bầu trời

img


Một đường trong downtown

img

Minneapolis có rất nhiều các con đường nói các tòa nhà với nhau, gọi là Skyway.

img

Bóng

img

Cổng một tòa nhà hơi cổ hiếm hoi
img



Saturday, March 24, 2007

weekend chat-chit

Bạn: ve VN cho co nhieu choices nhi
Bạn: khong con gai VN bi korean voi chinese lay het mat
Tớ: các em con nông dân mới lấy Korean với Chinese thôi
Tớ: ở VN ấy
Tớ: các em có học thì nhiều em lại lấy Tây
Tớ: nên về VN phải cạnh tranh với các anh Tây là chính
Bạn: con gai lay tay chac la cung ko kiem duoc anh VN nao moi danh vay thoi
Bạn: chu con gai nao chang thich lay chong gan nha
Tớ: ừ, nói chung thường các cô ấy vẫn prefer VNmese hơn
Tớ: nhưng mà nhiều cô lại hợp Tây hơn
Tớ: hoặc tính cách độc lập nhiều anh VN cũng sợ
Bạn: vang, cung dung
Tớ: thế mới bực chứ
Tớ: mình ở Tây đã bị cướp trên giàn mướp đã đành
Tớ: về VN cũng phải cạnh tranh với Tây
Tớ: img

Friday, March 23, 2007

Entry for March 23, 2007

My esnips mix for a quiet Friday night.


yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Powered by eSnips.com ");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Talawas và Phan Huyền Thư

Vì Talawas bị chặn ở Việt Nam nên tớ đăng lại 1 số bài trên đó quanh vụ việc Phan Huyền Thư và poster thơ Thanh Tâm Tuyền và một số thứ liên quan:

12.3.2007

Hoàng Ngọc-Tuấn

Vài suy nghĩ về “cây thơ” Thanh Tâm Tuyền trên sân Văn Miếu

Đọc bài "Những cây thơ ở sân thơ trẻ, Văn Miếu, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ V" (talawas.org, 5.3.2007), óc tò mò của tôi được khêu gợi bởi những lời giới thiệu của talawas:


Năm nay, ý tưởng "cây thơ" được phát triển hoành tráng và hoàn chỉnh, tạo thành một cảnh tượng thu hút đông đảo người đến dự Ngày Thơ Việt Nam lần V [...]. Khá nhiều bất ngờ ở vẻ "ít chính thống" của những gương mặt được chọn (trong đó có cả Thanh Tâm Tuyền, nhà thơ Sài Gòn trước 1975, người không thể nào lọt vào các tuyển tập thơ Việt Nam trong nước, ngay cả tuyển mới nhất vừa công bố trong Đêm Thơ Nguyên tiêu là tuyển 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX do Trung tâm Văn hoá Doanh nhân chủ trương, NXB Giáo dục ấn hành), hay trong lời lẽ của người viết giới thiệu.


Tôi bấm vào “Cây thơ” Thanh Tâm Tuyền, đọc, và phát hiện một vài điều mà tôi nghĩ tôi cần phải nêu ra đây để mọi người cùng xem xét và suy gẫm.

*



“Cây thơ” Thanh Tâm Tuyền do Phan Huyền Thư viết, và cô đã ký tên đến 2 lần trên bài viết (1 lần ở đầu bài, 1 lần ở cuối bài). Dưới cái nhan đề THANH TÂM TUYỀN – “Ta hai mươi tuổi như nhân loại”, trước hết là một vài đoạn văn ngắn giới thiệu tiểu sử của Thanh Tâm Tuyền:


Sinh ngày 13.3.1936 tại Vinh, ngay từ 16 tuổi, Thanh Tâm Tuyền đã đi dạy học tại Hà Đông và viết truyện đăng trên báo Thanh Niên tại Hà Nội.

18 tuổi, ông đã hoạt động trong Tổng Hội Sinh Viên Hà Nội, chủ trương nguyệt san Lửa Việt, rồi vào Nam. Tại Sài Gòn, ông làm cho các báo Dân Chủ, Người Việt và tham gia trong ban biên tập tạp chí Sáng Tạo.

26 tuổi, ông bị động viên vào quân lực Việt Nam Cộng Hòa với công tác huấn luyện văn hóa. Sau 1975 Thanh Tâm Tuyền sang định cư tại Hoa Kỳ.


Tôi phát hiện ngay rằng Phan Huyền Thư đã lược thuật thông tin từ bài "Dòng thơ văn Thanh Tâm Tuyền" do Đặng Tiến viết ngày 1 tháng 4 năm 2006. Cô lược thuật tiểu sử Thanh Tâm Tuyền cho ngắn gọn thì cũng được, nhưng tôi không khỏi nhíu mày khi thấy cô đã cắt bỏ 7 năm Thanh Tâm Tuyền bị bắt đi học tập cải tạo (1975-1982), và xoá mất khoảng thời gian hơn 15 năm Thanh Tâm Tuyền còn ở Việt Nam, từ 1975 đến đầu thập niên 90, trước khi nhà thơ sang định cư tại Mỹ.

Đặng Tiến đã giới thiệu tiểu sử của Thanh Tâm Tuyền như thế này:


Thanh Tâm Tuyền tên thật là Dzư văn Tâm, sinh ngày 13 (có nơi ghi 15) tháng 3 năm 1936, tại Vinh, Nghệ An. Học hết trung học tại Hà Nội. Trong bài “Thơ mừng năm tuổi”, làm năm Nhâm Tý 1972, ông đã kể chi tiết tiểu sử. Từ 1952, ông đã đi dạy học, trường Minh Tân, Hà Đông và có truyện đăng báo Thanh Niên, Hà Nội.

1954 vào Nam, hoạt động trong Tổng hội Sinh viên Hà Nội di cư, cùng với những người sẽ trở thành bạn văn nghệ về sau: Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, cùng chủ trương nguyệt san Lửa Việt. Tại Sài Gòn, 1955, ông viết cho các tuần báo Hoà Bình, Dân Chủ, Người Việt và nổi tiếng từ những tác phẩm đầu tay, tập thơ Tôi không còn cô độc, 1956, và truyện Bếp lửa, 1957. Thời điểm này, ông tích cực tham gia biên tập báo Sáng Tạo (1956-1959) do Mai Thảo đứng tên, và ông thường được xếp vào “nhóm” Sáng Tạo, có ảnh hưởng lớn trên văn học miền Nam suốt một thập niên. Ngoài nhật báo Tiền Tuyến của quân đội, ông viêt thường xuyên cho nhiều tạp chí văn học, như Văn, Bách Khoa, Vấn Đề.

1962, bị động viên vào Trường Sĩ quan Thủ Đức, được giải ngũ, rồi tái ngũ trong Quân lực Việt Nam Cộng hoà, phụ trách chủ yếu việc huấn luyện văn hoá, và làm báo quân đội, “tám năm quân ngũ chưa nổ một phát súng với địch” (1972), cấp bực cuối cùng là đại uý. Sau 1975, bị bắt đi học tập, trong 7 năm, tại nhiều trại cải tạo từ miền Nam ra miền Bắc. Cuổi cùng sang định cư tại Hoa Kỳ từ đầu thập niên 1990. Ông qua đời vì ung thư phổi, tại nơi cư ngụ.



*



Sau phần giới thiệu tiểu sử của Thanh Tâm Tuyền, Phan Huyền Thư bắt đầu đưa ra những câu nhận định của cô về nhà thơ. Tuy nhiên, tất cả những câu nhận định ấy hầu như hoàn toàn giống từng chữ với những câu nhận định của Đặng Tiến. Tôi xin xếp song song từng đoạn văn để độc giả tiện đối chiếu:

Đặng Tiến:


Thanh Tâm Tuyền là một tác gia chính yếu đã làm mới nền văn học miền Nam, trước 1975, và góp phần tạo nên một khúc quành cho văn học Việt Nam nói chung trong nửa sau thế kỷ 20. Ông đã làm mới câu thơ, bài thơ, ý thơ và quan niệm thi ca Việt Nam. Ông cũng làm mới câu văn xuôi, cách kể chuyện bắt đầu từ truyện Bếp lửa.


Phan Huyền Thư:


Từ những năm 20-30 tuổi, ông đã là một tác gia làm mới nền văn học miền Nam trước 1975, và các tác phẩm của ông đã tạo nên một lối rẽ cho văn học Việt Nam nói chung trong nửa sau thế kỷ XX, bằng cách làm mới câu thơ, bài thơ, ý thơ và quan niệm thi ca Việt Nam.


(Phan Huyền Thư chép nguyên văn, nhưng bỏ bớt việc làm mới văn xuôi của Thanh Tâm Tuyền.)

*



Đặng Tiến:


Ông du nhập nghệ thuật phương Tây bằng cách đọc trực tiếp, không kinh qua trường học Pháp thuộc như các nhà văn nhà thơ lúc trước. Ảnh hưởng phương Tây do đó có tính cách trực tiếp, tự do và sáng tạo. Ngược lại, ông có khả năng thiết lập quan hệ hữu cơ và mật thiết giữa các bộ môn văn học và nghệ thuật: Thơ, Văn, Nhạc, Hoạ, như ở các nước phương Tây.


Phan Huyền Thư:


Thanh Tâm Tuyền du nhập nghệ thuật phương Tây bằng cách đọc trực tiếp, không kinh qua trường học Pháp thuộc như các nhà văn nhà thơ lúc trước. Ảnh hưởng đó có tính cách trực tiếp, tự do và sáng tạo, thiết lập quan hệ hữu cơ và mật thiết giữa các bộ môn văn học và nghệ thuật: Thơ, Văn, Nhạc, Hoạ, như ở các nước phương Tây.


(Phan Huyền Thư chép nguyên văn.)

*



Đặng Tiến:


Về nội dung chính yếu, chất liệu trong thơ văn Thanh Tâm Tuyền là ý thức thất bại. Thất bại của con người trước định mệnh nói chung, cụ thể là sự bất lực của giai cấp trí thức tiểu tư sản Việt Nam trước thời cuộc. Viết văn, làm thơ, làm nghệ thuật nói chung, là cố gắng vượt qua sự thất bại đó, biến nó thành nghệ thuật. Thanh Tâm Tuyền là người sâu sắc, uyên bác, tài hoa, nghiêm túc, tư cách và tiết tháo.


Trong bài "Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền qua đời", Đặng Tiến cũng đã viết:


Ông là một gương mẫu của trí thức giữa một thời đại nghiệt ngã, đầy những biến động tàn nhẫn.


Phan Huyền Thư:


Chất liệu trong thơ văn Thanh Tâm Tuyền là ý thức thất bại. Thất bại của con người trước định mệnh nói chung, cụ thể là sự bất lực của giai cấp trí thức tiểu tư sản Việt Nam trước thời cuộc. Viết văn, làm thơ, làm nghệ thuật nói chung, là cố gắng vượt qua sự thất bại đó, biến nó thành nghệ thuật. Thanh Tâm Tuyền có sự sâu sắc, tài hoa và nghiêm túc của trí thức - nhất là trí thức trẻ - giữa một thời đại nghiệt ngã, đầy những biến động tàn nhẫn.


(Phan Huyền Thư chép nguyên văn, nhưng xoá đi sự uyên bác, tư cách và tiết tháo của Thanh Tâm Tuyền.)

*



Sau đó, để kết luận bài giới thiệu Thanh Tâm Tuyền, Phan Huyền Thư viết:


Từ khi sang Mỹ, ông không làm thơ nữa. Ông làm đúng như một câu ông nói năm 1975: tôi là người làm thơ Việt Nam, tôi ở với xứ sở của tôi.


Tiếc thay, câu này lại là câu của Bùi Bảo Trúc. Trong bài tưởng niệm Thanh Tâm Tuyền, Bùi Bảo Trúc viết:


Từ khi sang Mỹ, ông không làm thơ nữa. Ông làm đúng như một câu ông nói năm 1975: tôi là người làm thơ Việt Nam, tôi ở với xứ sở của tôi.

Ông ở lại, trải qua nhiều năm tù, bị bắt giam nhiều lần. Khi không còn ở được với cái xứ sở ấy, ông không viết nữa.

Sự từ bỏ thơ của ông rất là thi sĩ, cũng hệt như khi ông đến với thơ lần đầu...

...Xin trao thi sĩ vòng hoa tặng
Chúng ta đã thắng giữa cuộc đời...


Tôi không biết Bùi Bảo Trúc dựa trên tài liệu nào để ghi lại câu nói này của Thanh Tâm Tuyền. Tôi thắc mắc liệu có thật rằng Thanh Tâm Tuyền đã nói riêng với Bùi Bảo Trúc điều ấy trong những ngày Sài Gòn sắp thất thủ và nhiều người đang băn khoăn với câu hỏi “có nên bỏ xứ sở ra đi hay không?”.Thế nhưng, trong cuốn Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà (Montréal: Tủ sách Nghiên Cứu Sử Địa, 1979), Nguyễn Khắc Ngữ có ghi rằng Bùi Bảo Trúc, với chức vụ Trưởng Cơ Quan Thông Tin Quốc Ngoại, đã đi công tác ở nước ngoài trước khi bộ đội Bắc Việt bắt đầu tấn công vào miền Nam. Và trong những ngày Sài Gòn sắp thất thủ, Bùi Bảo Trúc đã chạy sang Canada, chứ không hề trở lại Việt Nam!

Cũng có thể Thanh Tâm Tuyền đã nói câu này với một người khác, và Bùi Bảo Trúc được nghe kể lại. Tuy nhiên, cái sai lầm của Bùi Bảo Trúc là ở chỗ ông dám khẳng định rằng từ khi sang Mỹ, Thanh Tâm Tuyền “không làm thơ nữa”. Có lẽ ông không thật sự lưu tâm đến thơ, không tìm đọc, nên không hề biết rằng Thanh Tâm Tuyền từ khi sang Mỹ vẫn làm thơ. Có thể ít hơn trước, nhưng vẫn làm. Trong mười mấy năm qua, thỉnh thoảng tôi lại đọc được một bài thơ mới của Thanh Tâm Tuyền trên những tạp chí văn học Việt Nam xuất bản ở Mỹ. Tôi vừa trao đổi với Nguyễn Hưng Quốc về điều này, thì anh nói rằng anh cũng đã đọc được một số thơ Thanh Tâm Tuyền viết ở Mỹ. Chúng t
ôi vừa đăng lại vài bài trên trang Tiền Vệ, mời độc giả vào xem.

Tôi đoán có lẽ Bùi Bảo Trúc chỉ muốn lãng mạn hoá hình ảnh Thanh Tâm Tuyền khi nhà thơ vừa qua đời. Thế nhưng, khi câu văn sai sự thật của Bùi Bảo Trúc được “nhặt” vào để làm câu kết luận cho bài giới thiệu Thanh Tâm Tuyền trong Ngày Thơ Việt Nam ở Văn Miếu (03.03.2007), thì khán giả có thể đọc ra một ý nghĩa khác, rất phù hợp với chiến dịch kiều vận “khúc ruột ngàn dặm”!

*



Ở đây, tôi không muốn đưa ra bất cứ lời phán xét nào về công việc ấy của Phan Huyền Thư. Tôi chỉ ghi lại một loạt câu hỏi lan man nẩy sinh trong óc tôi:

Tại sao Phan Huyền Thư không tự viết ra những suy nghĩ của mình về Thanh Tâm Tuyền, người đã “ảnh hưởng” đến cô, đã “dắt dẫn” cô “đến với văn chương” (như cô đã phát biểu trước báo chí)? Suy nghĩ của cô, dù có thiếu sâu sắc đi nữa, vẫn đáng quý, vì đó là tấm lòng chân thành của cô đối với nhà thơ quá cố, phải thế không? Nếu cô không đủ tự tin để đưa ra lời nhận định của mình về Thanh Tâm Tuyền, thì cô có thể trích lại lời của người khác (dù số lượng văn trích chiếm gần như toàn bài!), nhưng đã làm thế, tại sao cô lại không ghi xuất xứ? Có phải cô không muốn, hay không dám, công khai ghi tên các nhà văn Đặng Tiến và Bùi Bảo Trúc vào cây thơ? Nếu cô ghi “trích Đặng Tiến và Bùi Bảo Trúc”, thì cô có bị ai khiển trách không? Có ai cấm cô ghi ra như thế không? Có phải nhà nước cho phép nhắc đến tên những nhà văn, nhà thơ “Việt kiều” đã chết, và nghiêm cấm việc nhắc đến tên những nhà thơ, nhà văn “Việt kiều” còn đang sống ở nước ngoài? Có phải cô đem Thanh Tâm Tuyền ra làm “cây thơ” là để được tiếng độc đáo? Hay cô dùng Thanh Tâm Tuyền như một chút son phấn để tô điểm cho chính sách “cởi mở” và chiến dịch kiều vận của chính quyền? Tại sao cô phải cắt bỏ những năm tháng tù đày trong tiểu sử của nhà thơ? Cô không dám hay không muốn công nhận sự uyên bác, tư cách và tiết tháo của nhà thơ? Nếu cô giữ nguyên những điều đó trong bài giới thiệu thì cô có bị phiền hà gì không, hay có ai cảm thấy khó chịu không? Cô tự ý làm thế, hay có người đã bảo cô phải làm thế?

“Cây thơ Thanh Tâm Tuyền” có ý nghĩa gì, khi tiểu sử của nhà thơ bị cắt xén, bóp méo? Khi những phẩm tính đẹp đẽ của nhà thơ bị gọt bỏ? Khi người đứng ra giới thiệu nhà thơ lại không nói từ ý nghĩ của chính mình, mà “nhặt” những câu nói từ những người mà chính mình không muốn hay không dám công khai thừa nhận? Khi nhà thơ bị sử dụng như son phấn để trang điểm tạm bợ cho một đường lối chính trị mà suốt đời nhà thơ đã không hề thoả hiệp?

Và, cuối cùng, điều này có ý nghĩa gì: nhà thơ Thanh Tâm Tuyền — một tác gia làm mới nền văn học miền Nam trước 1975, và các tác phẩm của ông đã tạo nên một lối rẽ cho văn học Việt Nam nói chung trong nửa sau thế kỷ XX, bằng cách làm mới câu thơ, bài thơ, ý thơ và quan niệm thi ca Việt Nam — khi từ trần, cách đây gần đúng một năm (22.03.2006), đã không hề được bất cứ ai và bất cứ một tờ báo nào ở Việt Nam nhắc đến, nay lại được/bị đem ra giới thiệu trên một tấm poster ngoài sân Văn Miếu, qua vài hàng chữ vay mượn theo lối chắp vá và cắt xén như thế, chỉ trong một ngày thôi, rồi bị gỡ xuống, vất đi...?

11.03.2007

Bài xin lỗi của Phan Huyền Thư

13.3.2007

Phan Huyền Thư

Lời xin lỗi

Hà Nội, ngày 12-3-2007

Thưa anh Đặng Tiến,
Thưa ông Bùi Bảo Trúc,
Thưa anh Hoàng Ngọc-Tuấn,
Thưa các anh chị trong ban biên tập talawas,
Thưa các bạn yêu thơ và những người kính trọng nhà thơ Thanh Tâm Tuyền,

Tôi là Phan Huyền Thư,

Tôi xin phép được nhờ các anh chị trong ban biên tập talawas cho tôi chính thức gửi lời xin lỗi đến anh Đặng Tiến, ông Bùi Bảo Trúc và tất cả những độc giả yêu thơ và kính trọng nhà thơ Thanh Tâm Tuyền. Tất cả những chi tiết mà anh Hoàng Ngọc-Tuấn phát hiện ra (tôi tin rằng không chỉ riêng anh Hoàng Ngọc-Tuấn mà tất cả những ai đã từng yêu mến và kính trọng tài năng của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền cũng sẽ nhận ra những điều tương tự) khi anh đọc nội dung hai tấm poster của tôi giới thiệu về tuổi trẻ của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền trong Ngày Thơ Việt Nam lần thứ V tại Sân Nhà Thái học - Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa qua đều rất chính xác. Thậm chí, chính xác từng câu từng chữ, như quí vị đã thấy.

Việc làm của tôi thật đáng xấu hổ, qua đó quí vị có thể thấy rằng nó đã làm tổn hại đến tư cách đạo đức của một nhà thơ (lẽ ra phải tự biết cách bảo vệ hình ảnh của mình trước đám đông) như tôi.

Tôi xấu hổ vì mình đã không đủ bản lĩnh cũng như hiểu biết thật sự để đánh giá về một nhà thơ mình vốn ngưỡng mộ.

Tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành nhất đến nhà phê bình Đặng Tiến, người đã giúp tôi có thêm rất nhiều thông tin và hiểu biết về Thanh Tâm Tuyền, cũng như cảm ơn ông Bùi Bảo Trúc, nhờ có những thông tin của ông mà tôi biết thêm về tiểu sử, cuộc đời của Thanh Tâm Tuyền, một nhà thơ sống cách xa tôi hơn nửa thế k
ỷ và không chỉ hàng ngàn cây số địa lý…

Trong thâm tâm tôi, tôi muốn hiểu biết nhiều hơn nữa, và có nhiều cơ hội hơn nữa để giới thiệu về nhà thơ Thanh Tâm Tuyền với những độc giả yêu thơ mà chưa có dịp hiểu biết về Thanh Tâm Tuyền. Cũng chính vì vậy, tôi thấy những nhận xét của anh Hoàng Ngọc-Tuấn về tôi trong việc chọn lựa Thanh Tâm Tuyền và tìm chỗ cho sự xuất hiện của ông trong Ngày Thơ Việt Nam vừa qua là xác đáng, và tôi xin chân thành nhận lấy những điều hổ thẹn ấy về mình.

Thưa nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nếu có thể, mong anh linh của ông hãy mỉm cười và gật đầu tha thứ cho kẻ hậu sinh của ông về những điều kẻ hậu sinh ấy rất khó có thể giải thích “tại sao” trong hoàn cảnh riêng của mình.

Xin cảm ơn ban biên tập talawas đã làm cầu nối cho tôi đến với những ai quan tâm đến Thanh Tâm Tuyền và sự phát triển của thi ca Việt Nam.

Trân trọng,

Phan Huyền Thư

© 2007 talawas

Phạm Xuân Nguyên “phê” lại Hoàng Ngọc Tuấn

Phạm Xuân Nguyên

Một đính chính cho Hoàng Ngọc-Tuấn

Việc Hoàng Ngọc-Tuấn chỉ ra lỗi của Phan Huyền Thư trong vụ “poster thơ” Thanh Tâm Tuyền ở sân Văn Miếu, là cần thiết.

Việc Phan Huyền Thư xin lỗi, là cần thiết.

Và cũng là cần thiết, việc đính chính cho Hoàng Ngọc-Tuấn một lỗi trong bài viết đó của anh.

Cái lỗi đó ở cuối bài, khi anh viết: “Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền... khi từ trần, cách đây gần đúng một năm (22.03.2006), đã không hề được bất cứ ai và bất cứ một tờ báo nào ở Việt Nam nhắc đến...”.

Xin thưa, Tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, số 3/2006, từ trang 76 đến trang 80 đã đăng 4 bài thơ của Thanh Tâm Tuyền: “Tình cờ”, “Liên những bài thơ tình thời chia cách” (đoạn I và IV), “Đỉnh non xa” và “Phục sinh”, kèm theo bài giới thiệu ngắn như sau:

NHÀ THƠ THANH TÂM TUYỀN


Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền tên thực là Dzư Văn Tâm, sinh ngày 13.3.1936 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Ông bước vào văn học rất sớm. Năm 1952, trên tuần báo Thanh Niên, xuất bản ở Hà Nội, đã in những sáng tác đầu tay của Thanh Tâm Tuyền.

Với tiểu luận “Nỗi buồn trong thơ hôm nay” (1955) và sau đó là hai tập thơ Tôi không còn cô độcLiên đêm mặt trời tìm thấy (1964) - cùng những hoạt động tích cực ở nguyệt san Sáng Tạo, Thanh Tâm Tuyền đã có những đóng góp rất đáng ghi nhận trong tiến trình thay đổi, hiện đại hóa thơ Việt Nam.

Nhà nghiên cứu văn học Đặng Tiến đã viết: “Thanh Tâm Tuyền phá vỡ cái vỏ ngữ âm của câu, hay bài thơ: loại trừ vần, không theo nhịp của ngôn ngữ, xáo trộn thanh điệu bằng trắc; muốn như thế, ông phải sắp xếp lại ý tưởng, hình ảnh, để làm mới ngôn ngữ... Thanh Tâm Tuyền tháo gỡ guồng máy ngôn ngữ ra từng bộ phận rồi lắp ghép lại thành những chức năng mới, trong văn bản mới.

Thơ Thanh Tâm Tuyền, tự nó, là một thế giới, và đồng thời một không gian nhìn ra thế giới”. Chắc chắn sẽ còn nhiều điều cần được trao đổi, tường giải, song thơ Thanh Tâm Tuyền cùng những quan niệm về thơ của ông giữa cuối những năm năm mươi và đầu những năm sáu mươi thế kỷ trước là một hiện tượng tạo được nhiều quan tâm, là một bước ngoặt đáng trọng. Thơ Thanh Tâm Tuyền có sức ám ảnh và không dễ cắt nghĩa được hết.

Là một tài năng khá đa dạng, ngoài thơ, là điều tâm huyết nhất, Thanh Tâm Tuyền còn cho xuất bản nhiều tác phẩm văn xuôi mang theo một cá tính sáng tạo độc đáo: Bếp lửa (truyện, 1957); Khuôn mặtBa chị em (kịch, 1965); Cát lầy (tiểu thuyết, 1966), Dọc đường (truyện 1966); Mù khơiTiếng động (tiểu thuyết, 1970), Tạp ghi (phiếm luận, 1970)... Văn xuôi Thanh Tâm Tuyền cũng mang đậm chất thơ với một phong cách không dễ trộn lẫn.

Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền vừa qua đời ngày 22/3/2006.

Để tưởng nhớ một tài năng có nhiều tâm huyết đóng góp cho quá trình hiện đại hóa thơ, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu lại một số sáng tác tiêu biểu của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền.

TẠP CHÍ THƠ



Tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam ra mắt đầu năm 2006 (tiền thân là tờ báo Thơ, phụ trương của báo Văn Nghệ) do nhà thơ Hữu Thỉnh làm Tổng biên tập, ra hàng tháng. Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền mất cuối tháng 3/2006. Số 3/2006 Tạp chí Thơ phát hành vào tháng 4 đã có ngay trang dành cho Thanh Tâm Tuyền. Tên của nhà thơ được đưa ra ngoài trang bìa cùng các tác giả khác. (Xem ảnh bìa và trang thơ kèm theo). Điều đáng chú ý là những người làm Tạp chí Thơ đã cập nhật rất nhanh (không biết từ những nguồn nào) bài viết của Đặng Tiến về Thanh Tâm Tuyền, vì cuối bài đó có ghi Ngày giỗ Trịnh Công Sơn, Orléans, 01-4-2006. [1]

Vậy, một đính chính cho Hoàng Ngọc-Tuấn là cần thiết.

Bởi không ai tự mình đọc được hết mọi thứ, mọi điều.

Hà Nội 18.3.2007

(1956) và (truyện, 1964); (tiểu thuyết, 1970);


[1]Bài viết của Đặng Tiến nguyên dành cho tạp chí Văn, số đặc biệt về Thanh Tâm Tuyền, tháng 5 & 6.2006. Bản đăng trước trên talawas ngày 04.4.2006.

Hoàng Ngọc Tuấn nói dỗi

21.3.2007

Hoàng Ngọc-Tuấn

"Bởi không ai tự mình đọc được hết mọi thứ, mọi điều"

Đúng thế. Cảm ơn anh Phạm Xuân Nguyên. Nhờ anh mà lần đầu tiên tôi được nhìn thấy cái Tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, một tạp chí mà ngay cả các bạn thi sĩ của tôi ở Sài Gòn hầu như cũng chỉ "văn kỳ thinh", chứ không biết tìm mua ở đâu để đọc thử cho biết. Còn tôi thì vừa ở xa, lại vừa quá bận bịu, nên tôi cũng chỉ tập trung theo dõi những thứ đáng đọc. Ai mà tự mình đọc được hết mọi thứ, mọi điều! Thật vậy. Cảm ơn anh.

Trần Trọng Hoàng Bách tiếp chiến, tấn công tiếp Phan Huyền Thư sau khi có một số ý kiến bênh vực và thông cảm với cô.

23.3.2007

Trần Trọng Hoàng Bách

Lại xin lỗi nữa hay đã hết thuốc chữa?

1.

Đọc "Lời xin lỗi" của Phan Huyền Thư trong vụ "cây thơ Thanh Tâm Tuyền", tôi tò mò đảo chuột sang một cây thơ khác, cũng do nhà thơ nữ nặng lòng với sự nghiệp của một số bậc đàn anh này giới thiệu: "cây thơ Ngô Kha".

Quái lạ! Trí nhớ tôi lộn tùng phèo hết cả, hay cái tiếng hô của ông Hoàng Ngọc-Tuấn khiến đầu óc tôi mụ mẫm, nhìn đâu cũng thấy phường đạo tặc chăng? Cái nội dung mà tôi đọc được trên poster Ngô Kha của Phan Huyền Thư sao mà quen quen, nhưng lục lại bộ chứa thượng vàng hạ cám của mình từ hàng chục ngàn bài báo đã đọc cũng đâu phải dễ. Thú thật với các vị là trong tinh thần "quyết tử cho óc tò mò", sau một buổi sáng ròng rã tìm kiếm, cuối cùng tôi cũng đã tìm ra hòn đảo mà mình đã từng ghé qua rồi lại quên đi, vì thực ra nó cũng không có gì đặc biệt đến mức phải lưu vào máy. Nó ở địa chỉ này: http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37⊂=50&article=49588, đề ngày 16/12/2005, với tiêu đề "Ngô Kha - ngụ ngôn một thế hệ", không đề tên tác giả. Bài của báo Quân đội Nhân dân đăng lại trên website báo Nhân dân.

Ta hãy lần lượt xem từng đoạn trong poster Ngô Kha của Phan Huyền Thư và so sánh chúng với bài trên website báo Nhân dân.

  1. Bài trên Nhân dân: "Người thắp lửa sân trường"

    Phan Huyền Thư: “Người thắp lửa sân trường"
  2. Bài trên Nhân dân: "tốt nghiệp thủ khoa khóa I (ĐH Sư phạm Huế 1958-1959), Ngô Kha theo học tiếp Luật khoa và từ năm 1962, anh dạy Văn và đạo đức tại các trường Quốc học, Hàm Nghi, Nguyễn Du, Hưng Đạo của Huế."

    Phan Huyền Thư: “tốt nghiệp thủ khoa khóa I (ĐH Sư phạm Huế 1958-1959), Ngô Kha theo học tiếp Luật khoa và từ năm 1962, anh dạy Văn và đạo đức tại các trường Quốc học, Hàm Nghi, Nguyễn Du, Hưng Đạo của Huế.”
  3. Bài trên Nhân dân: “Ngô Kha luôn dạy cho học trò ý thức tự tôn của một dân tộc. Ông Nguyễn Công Thắng- người học trò của Ngô Kha nhớ lại: '… thầy Kha hầu như chỉ bình luận thời sự, biến giờ học thành một cuộc đối thoại sinh động về ý thức công dân trong một xã hội nhiễu nhương, về dân chủ và cách mạng dân tộc, về chiến tranh và hòa bình.”

    Phan Huyền Thư: “Ngô Kha luôn dạy cho học trò ý thức tự tôn của một dân tộc. Một học trò của anh nhớ lại: "Thầy Kha hầu như chỉ bình luận thời sự, biến giờ học thành một cuộc đối thoại sinh động về ý thức công dân trong một xã hội nhiễu nhương, về dân chủ và cách mạng dân tộc, về chiến tranh và hòa bình."
  4. Bài trên Nhân dân: "Những thanh niên Huế tính cách vốn phẳng lặng như dòng sông Hương, nhưng sống trong ngục trần gian Mỹ-ngụy, trái tim và tâm hồn họ nổi sóng. Quán Bạn-một hội quán của văn nghệ sĩ, trí thức ngày ấy, là nơi tụ hội của văn chương thơ phú, âm nhạc, nhưng cũng là nơi tụ hội của những trái tim yêu nước..."

    Phan Huyền ThÆ°: "Những thanh niên Huế tính cách vốn phẳng lặng nhÆ° dòng sông HÆ°Æ¡ng, nhÆ°ng khi cần, trái tim và tâm hồn họ sẵn sàng ná
    »•i sóng. Quán Bạn-má»™t há»™i quán của văn nghệ sÄ©, trí thức do Ngô Kha và Trần Quang Long lập nên năm 29 tuổi, là nÆ¡i tụ há»™i của văn chÆ°Æ¡ng, âm nhạc, nhÆ°ng cÅ©ng là nÆ¡i tụ há»™i của những trái tim yêu nÆ°á»›c."
  5. Bài trên Nhân dân: "Năm 1964, địch đàn áp nhóm Quán Bạn. Cùng với nhà thơ Trần Quang Long, Ngô Kha bị địch bắt giam và được ghi vào sổ đen của những người bị chúng để mắt thường xuyên. Học sinh, sinh viên biểu tình đòi chính quyền "trả lại thầy giáo Kha cho chúng tôi", "Đả đảo bọn cướp thầy".


    Phan Huyền Thư: "Năm 1964, địch đàn áp nhóm Quán Bạn. Ngô Kha bị bắt giam và được ghi vào sổ đen của những người bị chúng để mắt thường xuyên. Học sinh, sinh viên biểu tình đòi chính quyền "trả lại thầy giáo Kha cho chúng tôi", "Đả đảo bọn cướp thầy".
  6. Bài trên Nhân dân: "Hai năm sau, vào năm 1966, quân đội Sài Gòn đẩy anh vào lực lượng động viên trù bị... Ngô Kha hụt hẫng đến tột độ, anh giam mình trong cô đơn và tự giết mình bằng nỗi cô đơn ấy. Những vần thơ của anh như là tiếng gào thét từ khước của những người bị đày vào cuộc:


Con đã đi bao năm
mẹ không rời ngưỡng cửa
và nay
gió cũng tang bồng
nhưng thi sĩ vẫn nằm im trong nhà tù vĩnh cửu


Phan Huyền Thư: "Hai năm sau, 31 tuổi, quân đội Sài Gòn đẩy Ngô Kha vào lực lượng động viên trù bị. Ngô Kha hụt hẫng đến tột độ, anh giam mình trong cô đơn và tự giết mình bằng nỗi cô đơn ấy. Những vần thơ của anh như là tiếng gào thét từ khước của những người bị đày vào cuộc:


Con đã đi bao năm
mẹ không rời ngưỡng cửa
và nay
gió cũng tang bồng
nhưng thi sĩ vẫn nằm im trong nhà tù vĩnh cửu
"

*



Thiết nghĩ không cần dẫn ra thêm nữa, chỉ cần tổng kết ngắn gọn rằng những chữ duy nhất thuộc sở hữu trí tuệ của Phan Huyền Thư trên tấm poster này là: (Ngô Kha) "Sinh năm 1935" và "Phan Huyền Thư giới thiệu". Tất cả các chữ khác thuộc bản quyền của tác giả bài trên báo Nhân dân. Tại đây, nữ sĩ của chúng ta đã không cần mất chút ít công sức như ở poster Thanh Tâm Tuyền, cô bệ nguyên xi cái của người khác vào làm cái của mình, như thể của... chùa vậy.

Câu chuyện này khiến tôi phải nhìn nhận vụ "cây thơ Thanh Tâm Tuyền" cũng như "Lời xin lỗi" của Phan Huyền Thư và những ý kiến chia sẻ cảm thông, thậm chí ca ngợi cô, dưới một ánh sáng khác.

Ở đây khó có lý do gì "nhạy cảm" để biện bạch hay cảm thông: Ngô Kha được "toàn Đảng toàn dân ta đồng tâm nhất trí" vinh danh là nhà thơ liệt sĩ với biết bao là phẩm chất cực kỳ an toàn cho người giới thiệu nhà thơ này trên sân Văn Miếu. Bài viết mà Phan Huyền Thư nhỡ tay cầm nhầm được đăng trên hai tờ báo thuộc loại "bố của chính thống", là báo Nhân dân và báo Quân đội Nhân dân. Mà nhân đây, cũng phải hỏi ngược lại về vụ Thanh Tâm Tuyền: Nếu tờ Tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam sẵn sàng trích dẫn đích danh ông Đặng Tiến trong lời giới thiệu về Thanh Tâm Tuyền thì làm sao Phan Huyền Thư lại phải... giấu ông Đặng Tiến đi nhỉ?

Lại một lời xin lỗi nữa chăng? Hay cái bệnh chung của toàn xã hội Việt Nam hiện nay: "tăng xin, giảm mua, tích cực cầm nhầm" đã ngấm đến xương tuỷ của cả tầng lớp trí thức tinh hoa - giới văn nghệ sĩ – và đã hết thuốc chữa? Câu chuyện Phan Huyền Thư với hai tấm poster nói trên chắc chắn chỉ là phần nổi của tảng băng. Vì thế khi phải nêu trường hợp của cô ra đây, xin được hiểu là tôi không có cắc cớ gì riêng với cá nhân cô cả.

Cũng nhân đây, xin được mách rằng đoạn sau đây của bài trên báo Nhân dân mà Phan Huyền Thư đã "trích dẫn không thương tiếc":

"xuất hiện như một ngọn cờ đầu, hô hào bãi khóa, xuống đường và khởi thảo các bản tuyên ngôn tuyên chiến với chế độ độc tài Mỹ-ngụy. Giọng thơ của Ngô Kha cũng thay đổi theo tư tưởng và hành động của anh, từ "Bài ca tự quyết" đến "Cho những người nằm xuống" rồi "Trường ca Hòa bình".

lại có nguồn gốc từ một bài báo khác, đăng trước đó 8 tháng:

"xuất hiện như một ngọn cờ, hô hào bãi khóa, xuống đường và khởi thảo các bản tuyên ngôn, tuyên chiến với chế độ Mỹ ngụy. Những bài thơ mới của Ngô Kha lúc này là những khúc tráng ca mang đầy dấu ấn của thời cuộc: Bài ca tự quyết, Cho những người nằm xuống, Trường ca hòa bình..."

(Thái Ngọc San, Thanh niên 01/3/2005:
http://www.thanhnien.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=78355)

Ai "đạo" ai, thiết nghĩ đã rõ. Điều đáng lưu ý là hiện tượng đồ ăn trộm, nếu không bị phát hiện, cứ thế mà vô tư tuồn từ tay người này sang người khác.


2.

Cuối cùng là một điều không trực tiếp liên quan đến Phan Huyền Thư nhưng có thể là một câu hỏi về tư cách, quan điểm, thái độ của các nhà thơ được coi là trẻ và cấp tiến khi “có lòng” giới thiệu các nhà thơ đàn anh trên sân Văn Miếu vừa rồi.

Trong poster giới thiệu Hoàng Hưng, nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tiến cho biết về lối rẽ trong cuộc đời của ông Hoàng Hưng như sau: “… ông không nhìn đời toàn mầu hồng nữa, ông kết bạn với những thành phần ‘phức tạp’, và đến năm 1982, vì một lý do ‘đáng tiếc’, ông phải bước vào trại cải tạo.”

Đọc đoạn ấy, một độc giả trong trắng có cách nào hiểu khác hơn hiểu rằng ông Hoàng Hưng đáng trách kia đã sa vào một môi trường “phức tạp” của những kẻ phạm pháp (cờ bạc nghiện hút chẳng hạn), rồi dĩ nhiên vì thế mà “đáng tiếc” phải đi cải tạo (nhân phẩm?).

Đoạn
sau, như Nguyễn Vĩnh Tiến miêu tả tiếp, cho thấy ông Hoàng Hưng đã học tập cải tạo tốt, đạt được nhiều tiến bộ trong tù ra sao, rồi từ đó được ra tù và cuộc đời lại đẹp làm sao!

Không nói thì thôi, nói ỡm ờ như thế thì hỏi ích lợi gì, hỡi các nhà thơ trẻ và cấp tiến?

© 2007 talawas

Thursday, March 22, 2007

Entry for March 22, 2007

Câu blog bằng cách copy có modify comments của mình ở post này trong blog em Minh Diệu (a very talented young girl).



READING MILAN KUNDERA


... as for me, I think the story (The Unbearable Lightness of Being) is more as a story about the contradictions inside ourselves, our concepts of love, of life, and of freedom. We long for freedom but never can be really free because we are always tied by our concepts. So the husband betrays because he believes that in betraying, he's freer, happier and truly himself. In other words, the tragedy is not the tragedy of individuals versus society. It's a tragedy of being individual: we are trapped in this life, we have only one life, we never know who we really are and which "version" of us is better. Being is light, because after all, nothing is really important, everyone only has one life and no-one knows better than others. But on the other hand, this lightness is also unbearable because of utterly the same reason.

Anyway, I consider "The Unbearable Lightness" is his best work, in fact, I believe it as one of the most beautiful and insightful works in several decades. For Kundera's other works, I suggest trying "The Joke" and "The Laughable Loves". Most of the rest are kitsch, Kundera-imitating-Kundera :D.

In a second thought (under the influence of the great thinker today20 and under her heavy pressure for crediting her influence!), I think calling Kundera's works as a tragedy perhaps is too much a word. It should be called tragic-comedy. Or not really so, because they are not tragedy or comedy in the old serious meaning (perhaps he would call these words "kitsch"). His works are both a laugh and a sigh. But that's true for most of us. For most of us, life is both a laugh and a sigh, neither comedy nor tragedy. Or in that way, perhaps it's a real tragedy, the tragedy of banality (the word borrowed from Hannah Arendt's "the banality of evil"). Remember the story of Stalin's son and shit?

Tuesday, March 20, 2007

Tào Tháo

Nói tới Tào Tháo, người đọc Tam Quốc diễn nghĩa hẳn nhớ hình ảnh của ông như một kẻ tài giỏi nhưng gian trá, đa nghi. Những điều đó có thể có thực vì suy cho cùng, Tào Tháo là một nhà chính trị ở một quốc gia mà trong việc tranh bá đồ vương, người ăn thịt người là chuyện bình thường. Nhưng nhìn nhận một cách khách quan thì Tào Tháo là nhân vật tài giỏi nhất thời Tam Quốc, văn võ toàn tài, trị dân giỏi. Nếu so sánh với các vị vua sáng nghiệp khác của Trung Quốc thì Hán Cao Tổ cũng trí trá nhưng kiểu bịp bợm và lưu manh, Tống Thái Tổ thì mờ nhạt, may nhờ thời vận, Minh Thái Tổ thì cũng không khác với Hán Cao Tổ là mấy, đến bọn cùng thời Lưu Bị, Tôn Quyền thì lại càng kém xa vậy. Xem ra chỉ còn có Đường Thái Tông, có lẽ là vị vua tài giỏi nhất trong toàn bộ lịch sử 5000 năm của Trung Quốc, là có thể so sánh được với Tào Tháo (tất nhiên công nghiệp của Đường Thái Tông vượt xa Tào Tháo, nhưng đó là chuyện khác).

Về võ nghiệp thì Tào Tháo không những thống nhất phương Bắc mà còn đánh tan người Khương, người Hung Nô, và dùng chính sác ngoại giao mềm dẻo để ổn định biên giới. Nhưng cũng có người cho rằng chính vì họ Tào không cương quyết trong cuộc tranh đấu với các tộc Hồ thành ra dị họa sau này, tới thời Tây Tấn, mới xảy ra hiện tượng Ngũ Hồ loạn Hoa.

Về văn học thì Tào Tháo cũng rất xuất sắc. Cùng với hai con là Tào Thực và Tào Phi tạo thành Tam Tào, ba nhà thơ xuất sắc nhất thời Tam Quốc. Thơ Tào Tháo hào sảng, đầy khí phách của một kẻ hùng tài, đảm lược, các bài thơ thường làm theo lối “hành”. Nhặt lấy 3 bài thơ của Tào Tháo trên trang annonymous.fr.

img

(hình trên wikipedia)

Đoản ca hành kỳ 1 (bài này có được nhắc tới trong Tam Quốc, đoạn trong trận Xích Bích)

Đối tửu đương ca,
Nhân sinh kỷ hà:
Thí như triêu lộ,
Khứ nhật khổ đa.
Khái đương dĩ khảng,
Ưu tư nạn vong.
Hà dĩ giải ưu:
Duy hữu Đỗ Khang.
Thanh thanh tử câm,
Du du ngã tâm.
Đãn vi quân cố,
Trầm ngâm chí kim.
U u lộc minh,
Thực dã chi tần.
Ngã hữu gia tân,
Cổ sắt xuy sinh.
Hạo hạo như nguyệt,
Hà thời khả chuyết ?
Ưu thung trung lai,
Bất khả đoạn tuyệt.
Việt mạch độ thiên,
Uổng dụng tương tồn.
Khế khoát đàm yến,
Tâm niệm cựu ân.
Nguyệt minh tinh hy,
Ô thước nam phi,
Nhiễu thụ tam tạp,
Vô chi khả y.
Sơn bất yếm cao,
Thuỷ bất yếm thâm.
Chu Công thổ bộ,
Thiên hạ quy tâm.

Bài hát ngắn kỳ 1 (Người dịch: Lệ Chi Sơn). Bản dịch này tớ không thích bằng bản dịch của Phan Kế Bính trong Tam Quốc, không hiểu sao các bản Tam Quốc trên Internet bây giờ đều tóm tắt, bỏ hết thơ phú trong đó).

Trước ly rượu ta nên ca hát
Một đời người thấm thoát là bao ?
Khác chi mấy hạt sương mai,
Ngày qua sầu tủi hỏi ai không buồn ?
Vụt đứng dậy, lòng thêm khảng khái
Nhưng cái buồn đeo mãi không tha
Giải sầu chỉ một chăng là
Mượn đôi ba chén cửa nhà Đỗ Khang
Tuổi đi học, áo xanh cổ cứng
Mà lòng ta bịn rịn hôm mai
Nhưng thôi nhắc mãi làm chi
Tuổi xanh quá vãng vì mi ta buồn
Con hươu lạc kêu trên đồng vắng
Chân ngẩn ngơ mồn gặm cỏ non
Nhà ta khách quý rộn ràng
Đàn ca sáo phách bập bùng thâu đêm
Mảnh trăng nọ treo trên trời rộng
Biết bao giờ hết sáng ngàn cây ?
Nỗi buồn ập đến ai hay
Lòng ta vương vấn khi đầy khi vơi
Xông pha mãi một đời gió bụi
Uổng công ta lui tới đeo đai
Bi hoan ly hợp một đời
Mong người tri kỷ đứng ngồi chẳng an
Trăng vằng vặc sao ngàn thưa thớt
Quạ về nam thảng thốt kêu thương
Liệng quanh cây những mấy vòng
Mà không tìm được một cành nương thân
Chẳng quản ngại ta tìm tri kỷ
Dù núi cao, biển cả sâu nông
Một đời nghiền ngẫm Chu công
Làm sao thiên hạ dốc lòng về ta.

.

Hao lý hành



Quan Đông hữu nghĩa sĩ,
Hưng binh thảo quần hung;
Sơ kỳ hội Mạnh Tânimg,
Nãi tâm tại Hàm Dươngimg;
Quân hợp lực bất tề,
Trù trừ nhi nhạn hành;
Thế lợi sử nhân tranh,
Tự hoàn tự tương tường;
Hoài Namimg đệ xưng hiệu,
Khắc tỷ ư bắc phương;
Khải giáp sinh kỷ sắt,
Vạn tính dĩ tử vong;
Bạch cốt lộ ư dã,
Thiên lý vô kê minh;
Sinh dân bách di nhất,
Niệm chi nhân đoạn trường.

Bài ca về làng Hao (Người dịch: Nguyễn Bích Ngô)


Quan Đông có nghĩa sĩ,
Dấy binh dẹp nhiễu nhương.
Bắt đầu họp Mạnh Tân
Lòng vẫn ở Hàm Dương.
Quân hợp sức không đều
Ngần ngừ rồi chia đường.
Thế lợi bắt người tranh
Giết nhau co như thường.
Hoài Nam em xưng đế
Khắc ấn ở Bắc phương.
Giáp trụ sinh chấy rận,
Muôn dân bị tử thương!
Xương trắng phơi ngoài nội
Tiếng gà vắng dặm trường
Trăm người còn sống một,
Ai nghĩ chẳng đoạn trường.

Khổ hàn hành

Bắc thượng Thái Hàng sơnimg,
Nam tai hà nguy nguy!
Dương trường bang khúc chuyết.
Xa luân vị chi tồi,
Thụ một hà tiêu sắt!
Bắc phong thanh chính bi.
Hùng bi đối ngã tôn.
Hổ báo hiệp lộ đề.
Khê cốc thiểu nhân dân,
Tuyết lạc hà phi phi,
Diêu canh trường thán tức
Viễn hành đa sơ hoài
Ngũ tâm hà phẫn uất ?
Tá dục nhất đông quy.
Thủy thâm cảo lương tuyệt.
Trường lộ chính bồi hồi.
Mê hoặc thất cố lộ,
Mạc mộ vô túc lâu.
Hành nhật dĩ viễn chí.
Nhân mã đồng thời cơ.
Đảm nang thành thủ tân,
Phụ băng trì tác mễ.
Bi bi "Đông Sơn" thị,
Du du linh ngã ai!

Khổ hàn hành

Phía Bắc Thái Hàng sơn,
Vòi vọi lên gian nan.
Đường ruột dê uống khúc,
Làm bánh xe vỡ tan.
Cây cối sao hiu hắt.
Gió bắt rít trên ngàn.
Gấu ngồi xổm ngó khách;
Hổ bên đường gầm vang.
Tuyết rơi sao phơi phới,
Hang hốc ít nhân dân,
Đi xa dạ ngùi ngùi.
LÒng ta sao buồn bực
Về đông mong tới ngày.
Nước sâu cầu lại gãy.
Giữa đường dạ bồi hồi.
Mê hoặc quên đường cũ
Tối mịt trọ nhà ai ?
Đi ngoài bao ngày tháng,
Đói cả ngựa lẫn người.
Quảy gói đi kiếm củi,
Lấy gia để thổi cơm.
Dằng dặc một nỗi buồn...

Monday, March 19, 2007

Washington DC- Spring Break

Rất tiếc lại chưa phải là mùa hoa anh đào nở. Nghe nói là đẹp lắm. Sang năm nhất định phải đi (nếu lúc đó còn ở Mỹ)

Đường

img


Tại khu tưởng niệm F. Rooservelt
\
img


Tòa án tối cao

img

Khu tưởng niệm Lincohn

img

Khu tưởng niệm Jefferson

img

Nhà Trắng


img

Nhà Quốc hội

img

Nhà Quốc hội từ đại lộ Pensylvania


img


Tưởng niệm chiến tranh Việt Nam



img



Viên kim cương Hope


img


Nothing


img


Hoa Virginia


Nụ
img

Nụ và hoa
img

Trắng
img

Hồng


img


Vàng
img




Tam quốc chí vs. Tam Quốc diễn nghĩa

Từ Wikipedia. Một số chi tiết về thời Tam quốc.

- Chúng ta biết Ngũ hổ tướng của Thục là Quan, Trương, Triệu, Mã, Hoàng. Thế còn các tướng Nguỵ thì các tướng nào là giỏi nhất. Theo Tam quốc chí của Trần Thọ là người sống thời cuối Tam Quốc- đầu Tấn, thì Ngũ hổ tướng của Ngụy là Trương Liêu, Từ Hoảng, Trương Cáp, Vu Cấm, Nhạc Tiến chứ không phải những cái tên như Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Tào Nhân là những tướng thường chỉ huy hẳn một đạo quân. Ngòai Trương Liêu- tướng rõ ràng xuất sắc nhất của Ngụy- thì danh sách này hơi đáng ngạc nhiên vì các tướng đó đều khá tầm thường trong Tam quốc diễn nghĩa. Từ Hoảng chỉ nổi lên như một vị võ tướng dạng Hứa Chử, thế nên đến trận Phàn Thành thì lại bùng phát một cách đáng ngạc nhiên như một vị tướng xuất sắc khi chặn được Quan Vũ khi Quan Vũ đánh lên phía Bắc. Vu Cấm, Nhạc Tiến đều có vai trò khá lờ mờ, Vu Cấm còn bị Quan Vũ bắt sống. Trương Cáp cũng chỉ được nhắc tới như một tướng khá của nước Ngụy trong giai đoạn sau mà thôi. Trong khi trái ngược lại, Ngũ hổ tướng của Thục thì được mô tả như thần thánh.

- Trận Xích Bích được ước lượng trên wikipedia gồm 200.000 quân Tào và 50.000 quân Tôn-Lưu. Số 5 vạn quân thì giống như trong Tam quốc diễn nghĩa còn số quân Tào trong truyện thì lên tới 80 vạn. Trong trận này thì vai trò của Chu Du là chủ yếu còn Gia Cát Lượng thì mờ nhạt không đáng kể. Trong chiến dịch trừng phạt Ngô của Thục do Lưu Bị thân chinh thì quân mỗi bên được ước khoảng 5 vạn (truyện hình như là 50 vạn quân Thục?). Gia Cát Lượng không tham dự chiến dịch (quân sư của Lưu Bị chiến dịch này là Mã Lương) nhưng không phản đối nó như ở trong truyện.

- Nhiều chi tiết trong truyện không được coi là đúng ví dụ như cái chết của Thái Sử Từ, Hoàng Trung, Từ Hoảng hay Cam Ninh đều không phải là tử trận mà là chết do bệnh tật. Quan Hưng, Trương Bào cũng không tham gia chiến trận gì cho bên Thục. Cũng không có chuyện tướng Phan Chương bên Ngô bị Thục giết hay bọn My Phương bị Thục đem tế Quan Vũ mà My Phương về sau vẫn tiếp tục làm tướng Ngô.

- Cả nhà Quan Vũ về sau bị con trai Bàng Đức giết sạch khi Ngụy chiếm được Thục. Chi tiết này không nhớ có ghi trong Tam quốc diễn nghĩa không.

- Thống kê dân số thời Tam Quốc ghi trong Tam quốc chí: Ngụy 4.4 triệu, Thục 940.000 người và Ngô 2.3 triệu người. Thống kê dân số cuối thời Đông Hán, toàn đế quốc là 56 triệu trong khi thống kê thời Tây Tấn sau khi mới thống nhất đất nước, là 16 triệu dân. Chứng tỏ các cuộc chiến thời nay tiêu hao nhân lực các nước như thế nào.

- Tiếc là ở Việt Nam người ta dịch rất nhiều sách Tàu và rất nhiều người say mê Tam quốc diễn nghĩa mà không biết tại sao vẫn chưa dịch cuốn Tam quốc chí của Trần Thọ, một cuốn sách sử chính thức về giai đoạn này (được kể trong 24 pho sử chính thức của Trung Quốc, xếp thứ 3 về thứ tự thời gian sau Sử ký của Tư Mã Thiên và Hán thư của Ban Cố).