Monday, October 22, 2007

Linh tinh

Lâu lắm mới lại xem phim, dạo này khó cảm thấy đủ kiên nhẫn để xem liên tục hết một bộ phim.

Xem Fallen Angels của Vương Gia Vệ, rất thích nhạc và không khí trong phim. Phim này có thể coi là phần kế của Chungking Express. Nhưng Chungking Express nhẹ nhàng hơn, còn phim này buồn và khi xem có cảm giác mất mát. Như vậy là cũng đã xem gần hết phim của ông này, chỉ còn cái Happy Together (về gay nên không hứng xem lắm) và phim mới ra My Bluberry Nights.


Xem Ratatouille, không thấy thực sự thích như nhiều người, mặc dù đúng là hình ảnh đẹp và nội dung sáng tạo. Nhưng mình vốn ghét và sợ chuột nên vẫn cảm thấy hơi kinh kinh khi xem cả đàn chuột lổm ngổm trong hang hay trong bếp. Nội dung thì vẫn quanh quanh giống như bài hát của Backstreet Boys: I don’t care who you are, what you do, where you’re from, as long as...you can cook.

Xem phim này tự nhiên lại nhớ tới ông già James Watson từng được giải Nobel về công trình phát hiện ra cấu trúc vòng xoắn của DNA, mấy hôm trước phát biểu là bi quan về tương lai châu Phi vì các kiểm tra trí tuệ đều cho thấy họ khác người da trắng. Ông này cũng từng có các phát biểu bạt mạng không kém trong quá khứ như cho là phụ nữ có quyền phá thai nếu tìm thấy là thai nhi có mang gene của người đồng tính, hay cho là người da đen và da sẫm màu thì có nhu cầu tình dục mạnh mẽ hơn người da trắng. Ông ta cũng có vẻ là người theo thuyết Darwin cực đoan khi cho rằng genes quyết định tất, ví dụ cho rằng sự ngốc nghếch cũng là do genes.

Tất nhiên là với những phát biểu này thì ông ta bị phê phán mạnh mẽ. Nhưng chắc rằng trong số những người phê phán ông ta như thế, không ít người cũng có ý nghĩ tương tự. Nhà nhân chủng học Jared Diamond từng nhận xét là đa số người phương Tây tuy không nói ra nhưng đều ngầm cho rằng họ thông minh hơn các sắc tộc khác. Chỉ có điều là sau khi các học thuyết giả-khoa học cho rằng người da trắng và cụ thể nữa là người Aryan ưu việt hơn các dân tộc khác đã được sử dụng làm cơ sở cho chủ nghĩa quốc xã thì giờ đây những phát biểu như của James Watson đều bị coi là phân biệt chủng tộc.

Cũng nói về IQ có một công trình của một nhóm tác giả Mỹ về IQ của các sắc tộc, được xuất bản khoảng 20 năm trước trong một cuốn sách dày gần 1000 trang có tên là The Bell Curve. Theo The Bell Curve, chỉ số IQ được đo lường của các sắc dân ở Mỹ theo thứ tự từ cao xuống thấp là người gốc Á, người da trắng Caucasian, người gốc Hispanic và cuối cùng là người da đen. Cũng chú ý là thứ tự này tương tự như kết quả thi SAT của học sinh cuối cấp 3 ở Mỹ, và cũng tương tự như thang bậc thu nhập trung bình của các sắc dân ở Mỹ. Nghiên cứu này cũng bị nhiều nhà nghiên cứu cho là giả khoa học. Nổi tiếng nhất trong số những người phê bình The Bell Curve là nhà cổ sinh học Stephen Jay Gould- ông này đã viết hẳn một cuốn sách (được giải thưởng Pulitzer). Nhiều nghiên cứu đã bác bỏ kết quả của nhóm The Bell Curve, chẳng hạn như có nghiên cứu cho thấy khoảng cách giữa IQ của người da đen và da trắng đã thu hẹp rất lớn trong thế kỷ 20 và không còn khác nhau nữa, sau khi đã loại trừ các yếu tố môi trường xã hội. Hoặc có nhà bình luận nhận định rằng nếu như ngày nay, người Do Thái đạt được kết quả rất cao trong các test về độ thông minh thì hồi đầu thế kỷ 20, khi họ mới sang Mỹ, các kết quả của họ lại thấp hơn đáng kể so với người Mỹ bản xứ.

Cũng về IQ còn có một cuốn sách của hai giáo sư về tâm lý học và chính trị học, tìm tương quan giữa IQ và các quốc gia. Các kết quả cũng bị nhiều người phê phán là thiếu vững chắc về mặt khoa học. Theo nghiên cứu này thì dẫn đầu IQ là 4 lãnh thổ Đông Á: Hongkong, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Nước Mỹ chỉ đứng thứ 23 trong 81 nước (Anh thứ 15 và Pháp 21). Trong 16 nước cuối bảng thì 15 nước thuộc châu Phi.

Tuy nhiên cần chú ý là IQ không chỉ phụ thuộc vào genes mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố văn hóa- tâm lý-xã hội khác, kể cả động lực của người được điều tra. Người điều tra cũng sẽ dễ tìm cách khiến mình phù hợp vào cái stereotype về họ hơn. Như thế, một người Do Thái hay một người Á Đông có thể sẽ nỗ lực khi làm các test này hơn một người da đen. Với một người da đen thì việc thành công trên sân bóng rổ hay football sẽ có nhiều ý nghĩa với họ và đạt được sự ghi nhận của cộng đồng họ nhiều hơn là thành công trong lớp học.

Có một thí nghiệm nho nhỏ của một cô giáo tiểu học ở một trường tiểu học toàn da trắng thời kỳ phong trào dân quyền những năm 60 ở bang Indiana, Mỹ như thế này: tại lớp học, cô giáo chia học sinh thành hai nhóm, nhóm mắt xanh và nhóm mắt nâu. Cô giáo bảo với học sinh là những người mắt xanh có khả năng trí tuệ cao hơn và dành những ưu tiên cho nhóm này. Kết quả là nhóm mắt xanh trở thành nhóm áp đảo, và các trẻ em mắt xanh có nhiều hành động bắt nạt các bạn mắt nâu. Đồng thời kết quả học và khả năng nhận thức của nhóm mắt xanh cũng khá hơn so với nhóm mắt nâu. Sau một thời gian ngắn, cô giáo lại đổi vị trí hai nhóm này bằng cách nói ngược lại là trẻ em mắt nâu mới thực sự là ưu việt hơn trẻ mắt xanh. Và vai trò hai nhóm lại đổi ngược, nhóm mắt nâu trở thành nhóm được ưu tiên, áp chế ngược lại, bắt nạt nhóm mắt xanh và đạt được các kết quả học tập tốt hơn nhóm mắt xanh. Cũng cần nhớ là màu mắt từng được coi là một cơ sở cho chính sách
chủng tộc của Đức quốc xã: trong các trại tập trung, những người có mắt nâu thường bị đối xử nghiệt ngã và dễ bị giết hơn người mắt xanh.

Đang đọc cuốn Lucifer’s Effect của Phil Zimbardo về thí nghiệm nhà tù Stanford do Zimbardo tiến hành. Thí nghiệm này rất thú vị (nhưng cũng rất gần với khả năng phi đạo đức trong thí nghiệm) về sự tha hóa của con người trong điều kiện nhà tù. Một cậu sinh viên 18 tuổi xuất thân trong một gia đình trí thức trở thành một thứ hung thần trong nhà tù thí nghiệm với biệt danh “John Wayne”. Nhưng trong số tù nhân cũng có những người vẫn giữ được phẩm chất của mình khi bị hạ nhục với cách ứng phó theo tinh thần Ghandi. Thí nghiệm này có tính hiện thực rất cao, nhưng cũng phải nói là nó có nhiều hạn chế, do khả năng can thiệp vào hướng kết quả của người làm thí nghiệm (vai trò của Zimbardo không phải là trung tính, khách quan khi ông vừa là người quan sát vừa là “Chúa ngục”. Bản thân ông cũng trải qua quá trình biến đổi tâm lý và tính cách trong cái môi trường nhà tù đó). Những hạn chế này có lẽ cũng là hạn chế chung của khá nhiều thí nghiệm tâm lý xã hội, nhất là khi chúng được dùng để khẳng định một luận điểm đã được nghĩ tới từ trước. Tuy nhiên, với giả thuyết rằng đây là một nhà tù khắc nghiệt, Giám đốc nhà tù thiếu trách nhiệm và các cai tù được trông đợi là phải cứng rắn với tù nhân thì những tình huống xảy ra rất có tính hiện thực (và dự báo). Tóm lại là nhà tù thật là kinh khủng (hình như Foucalt có viết gì đó về nhà tù, để lúc nào đọc xem sao). Còn bản chất con người? Trong thí nghiệm của Zimbardo, các cai ngục và tù nhân được chọn ngẫu nhiên từ một số sinh viên. Nhưng hành vi của họ nhanh chóng được định hình bởi vai trò họ đảm nhận. Giống như Bob Dylan từng viết trong một bài hát của ông:
“Sometimes I think this whole world
Is one big prison yard.
Some of us are prisoners
The rest of us are guards.”

Giữ được nhân phẩm và lòng nhân đạo trong điều kiện nhà tù (hay những cái tương tự thế), dù là ở vị trí kẻ áp bức hay người bị áp bức đều khó cả.


- Blog public và nhiều người đọc có một hạn chế là khó viết được cái gì riêng tư, hay chỉ cho một ít bạn bè đọc. Blog mình càng ngày càng có dấu hiệu giống báo tường. Hay bắt chước bạn Phanxine (và bạn Lilia) thỉnh thoảng đóng blog lại?.

PS: Có bài này có vẻ hay hay "Language Is a Human Instinct"

25 comments:

  1. Theo tớ thì các nhân vật xuất sắc thường là những người cực đoan.

    Về khả năng trí tuệ bẩm sinh của mỗi cá nhân, tớ nghĩ rằng không có sự chênh lệch lớn lao giữa người các châu lục, môi trường giáo dục mới chính là nhân tố quyết định. Nhiều người Việt Nam xuất thân từ Bến Tre, Cà Mau, An Giang - là những nơi không có truyền thống học vấn ở quê nhà - nhưng sau 1975, vượt biên sang Mỹ, vẫn trở thành các khoa học gia xuất sắc, đóng góp tài năng trí tuệ cho sự hùng mạnh của Hoa Kỳ, trong khi những người khác thì cũng có thể hoàn thành chương trình đại học, hoặc cao hơn. Người Á hay Phi, nếu được sinh ra và lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt, họ không hề tỏ ra thua kém so với người da trắng bản địa. Trí tuệ hay nhân cách không hoàn toàn là thứ có sẵn hay bẩm sinh, mà còn được hình thành và vun bồi qua môi trường sống.

    Về chuyện riêng tư trên blog, tớ nghĩ vẫn viết được thôi, nhưng vừa viết vừa nên "tự kiểm duyệt", có những thứ có thể chia sẻ cùng đại đồng năm châu, nhưng có những thứ phải giữ lại cho riêng mình.

    Do vậy, khi tán gái nào, nên đọc blog của thị, để biết được tâm trạng nắng mưa của gái, đặng tùy cơ ứng biến. Ví dụ, khi người tình cũ của người ta mới lấy vợ, người ta đau khổ bực dọc rồi trở nên chẳng thiết tha bất cứ thứ gì, thế mà mình lại vác mặt mo đến tỏ tình -, thì kiểu gì không thảm bại? Nói là nói lý thuyết vậy, chứ lúc tán gái, mình chẳng để ý đến họ lắm. Đến bản thân mình, mà mình chẳng để tâm lắm, thì nói gì đến chuyện ăn ị mưa nắng của những kẻ khác.

    ReplyDelete
  2. Sorry, viết nhầm 'yếu tố' thành 'nhân tố' :D

    ReplyDelete
  3. Chính ra Yahoo nên cải tiến, để mỗi entry có thể đặt được chế độ cho public, friends hay chỉ mình mình đọc thôi thì tốt nhỉ. Hay Linh kiến nghị với Yahoo đi! :)

    ReplyDelete
  4. Cong nhan, minh ngoi xem cai phim do nhu bi tra tan. Ghe het ca nguoi :))

    ReplyDelete
  5. Dân nào cũng có ngoại lệ cả thôi, da đen ở Mỹ đến mấy chục triệu nên tất nhiên cũng phải có người làm đến luật sư, bác sĩ, thậm chí ngoại trưởng, nhưng tỉ lệ này là bao nhiêu? Số người thành đạt có lai không? Do Thái ở Mỹ có mấy triệu người và họ đạt đến những gì?
    Quan niệm tổng quát về khác biệt trí tuệ giữa các sắc dân là có nhưng trong quan hệ cá nhân với các bạn Á Phi thuộc thế giới thứ 3 (bao gồm cả chúng ta) các bạn Tây phải nói là fair và tolerant quá rồi, cứ làm được việc và đàng hoàng là sẽ được đối xử đàng hoàng. Vì số lượng đàng hoàng /tổng đân số quá lèo tèo nên được xếp vào ngoại lệ, còn nhận định chung (ngầm) về cộng đồng vẫn không thay đổi.
    Judgement về trí tuệ bẩm sinh dẫn đến khác biệt về phát triển thật là chuyện nhạy cảm, thí nghiệm khảo sát XH nào mà chả dễ bị argue là có sai số với cả misleading còn tìm cách giải thích khác như Diamond thì cũng không thuyết phục vì bi simplified. Thế là lại tuỳ quan điểm cá nhân. Nhà khoa học về DNA không khỏi bị ảnh hưởng bởi các kết quả nghiên cứu về gene của ông ta nên mới có một câu phát biểu quá politically incorrect :( Người phương Tây nhìn quanh thấy bản thân phát triển vượt trội so với các sắc dân Á Phi sao có thể nhịn được phân biệt. Nhật Bản làm cho Tây sợ xanh mặt rồi, châu Á nhờ thế mà cũng được tôn trọng hơn. Châu Phi cứ cố mà sinh ra vài Nhật Bản với Hàn Quốc là cách tốt nhất để cho Tây nó sáng mắt ra, theo tình hình hiện nay thì chuyện này có vẻ vô vọng, but who knows?

    ReplyDelete
  6. Trong Ratatouille canh dan chuot bo lom ngom trong nha bep qua cung rung ron, em van xem duoc va van thich :), tuy vay em dong y la phim nay cung khong phai la hay dac biet gi.

    ReplyDelete
  7. Ai kia đã là xây một cái quán rồi một hôm chợt nhận ra rằng mình cũng cần phải được phục vụ. Hờ hờ

    ReplyDelete
  8. buồn cười, vừa đọc cái thí nghiệm IQ thì em đã nghĩ ngay tới cái thí nghiệm nhà tù, quả nhiên phía dưới anh viết về cái này.
    đúng đấy, nên thi thoảng đóng blog lại, cho nó có vẻ siêu sao :P

    ReplyDelete
  9. Thế blog bị bỏ bê có được tính là siêu sao không vậy?

    ReplyDelete
  10. chị 2_4_6 ơi, em nghĩ, bỏ bê cũng là thuộc tính của... siêu sao :P

    ReplyDelete
  11. uh thi y minh la hay nhung cung khong den noi hay lam lam, thi goi la khong hay mot cach dac biet thoi chu biet noi sao day :P, dao nay xem phim doc truyen it khi bi striked nhu hoi xua nen danh chiu thoi.
    Nhung cung phai cong nhan la ky thuat ve cang ngay cang di xa :D Nhin no render cai ong nuoc thoi ma minh cung them chay nuoc mieng, hichic.

    ReplyDelete
  12. "Nhưng mình vốn ghét và sợ chuột nên vẫn cảm thấy hơi kinh kinh khi xem cả đàn chuột lổm ngổm trong hang hay trong bếp." ---> Hahaha, hóa ra bác cũng bị "rodent syndrome" giống em thế này :)). Ratatouille đúng là một phim kinh dị :).

    ReplyDelete
  13. Trẻ em VN sang tây học từ nhỏ hoặc sinh ra ở tây thường học hành rất tốt. Có trường hợp con trai một người mà tớ biết, là cậu bé đi học ở VN thì cũng bình thường thôi, không có gì hay ho vượt trội, nhưng sang Mỹ, tự nhiên học giỏi kinh khủng, được Bush tặng bằng khen. Ở Đông Âu cũng thế, trẻ em gốc Á thế hệ thứ nhất học hành rất tốt. Về động lực thì dẫu lao động khó khăn cực nhọc đến đâu, người Việt Nam đều có ý thức tạo mọi điều kiện cho con cái học hành tử tế, đỗ đạt. Nhiều nhà lại quan tâm quá mức, dẫn đến việc can thiệp khá thô bạo vào cách học của con cái, tây nó dạy kiểu khác, lại không chịu, bắt con cái học theo kiểu mình - điều này có tác động rất tiêu cực.

    ReplyDelete
  14. Nguoi Khon con mat den xi,
    Ke Dai con mat nua chi nua thau.(ca dao Viet Nam)
    Mat tui mau Nau va song duoc toi gio nay nho co nhg nguoi tin vao hai cau ca dao do.

    ReplyDelete
  15. hehe, em lại thấy Ratatouille là một phim hay, nội dung lạ. Phim hoạt hình cho con nít xem thì cần gì phải triết lý cao siêu nhỉ ? Phim này nội dung nhẹ nhàng nhưng cũng mang tính giáo dục cao, hình vẽ Paris quá đẹp. Có đoạn luận giữa thân phận của người và chuột khá hay.

    ReplyDelete
  16. Cứ ngập ngừng mãi không viết Fallen Angels thì anh Linh viết rồi - Huhu :((

    Còn Ratatouille em cũng viết rồi, em không nghĩ câu chuyện chỉ dừng ở câu mà anh Linh viết, hoặc như bạn hoaianh nói là "không phải là hay đặc biệt" (oops, really?). Kĩ xảo rõ ràng là thượng thừa, câu chuyện thì nhân bản, nhất là mối quan hệ giữa chuột và người. Em cũng không đồng ý với bác Siriusstar nốt (hiếm hoi nhá, hehe) là phim này là hoạt hình dành cho hội con nít :D Em là thuộc loại tiền mãn teen, nít không phải, trưởng thành cũng chưa xem vẫn rất thích và ngẫm ra được nhiều điều lắm - hehe

    Ngoài lề luôn, trong khoảng hơn một năm vừa rồi, em thấy có mỗi Ratatouille của Pixar và The Girl Who Leapt Through Time (2-D) của Nhật là hai phim hoạt hình thỏa mãn nhất. Paprika của Satoshi Kon cũng hay nhưng em không thích bằng hai phim trên!

    ReplyDelete
  17. Mà em nghĩ anh nên xem nốt Happy Together cho đủ bộ. Em cũng sợ phim gay lắm (chỉ thích lesbian thôi :">), còn chưa xem hết quả Brokeback Mountain cơ hoặc như ngó qua vài cảnh extreme của Bad Education thì thôi rồi, ngán tận cổ.

    Còn Happy Together xem lại thấy rất thoải mái, dễ chịu, cảm động nữa. Và nhất là xem xong không có ý trở thành gay. Haha...

    Tò mò hỏi anh Linh luôn xem trong mấy phim của Vương Gia Vệ anh thích phim nào nhất? Em thì cũng có may mắn được xem hết rồi, em thích Chungking Express/Fallen Angels nhất. Em xếp hai cái ngang nhau, Fallen Angels em thích hơn một chút bởi nó có chút gì đấy hơi fantasy. Bởi em thấy bản thân câu chuyện anh sát thủ Vương Chí Minh và gã khùng Hà Chí Vũ là một cái gì đấy không thực trong đời rồi. Rõ ràng là hai anh cảnh sát trong Chungking thì còn có thể bắt gặp ở ngoài, chứ hai anh ở Fallen Angels thì hơi khó, gần như không thể. Sau bộ đôi này thì là "loose trilogy" Days of Being Wild - In The Mood For Love - 2046. Hơi lạ là ban đầu em rất thích phim ở giữa. Tới 2046 thì Vương Gia Vệ hơi lạm dụng chi tiết nói vào cái lỗ. Sau xem Wild, thì lại thích Wild nhất trong ba phim này.

    Hì hì

    ReplyDelete
  18. Hoài Anh: Xét một cách trung bình thì các khảo nghiệm IQ đều cho thấy người gốc Đông Á có điểm cao hơn người da trắng. Hay như trong cái trắc nghiệm IQ của các nước mà anh trích ở trên thì những nước dẫn đầu cũng đều là các nước Đông Á. Như vậy, anh nghĩ về trí thông minh của đa số nhân dân thì người châu Á không kém cạnh gì người da trắng cả, nếu không nói là có thể còn nhỉnh hơn.

    Nhưng để thành công thì còn nhiều yếu tố khác, chứ không chỉ là trí thông minh: ví dụ óc phân tích, khả năng tập trung, tính kỷ luật, các yếu tố về văn hóa- xã hội. Cũng rất có thể là phân phối trí thông minh của người da trắng lệch chuẩn hơn phân phối của người Á (tức là sẽ có nhiều người thông minh kiệt xuất hơn). Nhưng ở đây cũng có cả yếu tố văn hóa nữa: các nước phương Tây đánh giá cao sự thành đạt trên phương diện cá nhân trong khi phương Đông thì coi trọng sự hài hòa và đồng thuận của tập thể. Một người như Einstein tuy lên tới đỉnh cao rực rỡ nhất của khoa học nhưng lại tống con vào trại trẻ và cả đời gần như chẳng bao giờ thèm thăm nom thì rất có thể sẽ bị bỉ bai rất nhiều ở phương Đông.
    Trong cuốn sách Geography of Thought, tác giả Nisbett cũng so sánh trường hợp Nhật Bản với Mỹ và châu Âu. Nhật Bản chi tiêu cho khoa học bằng một nửa của Mỹ, nhưng số người Nhật được giải Nobel ít hơn nhiều lần so với Mỹ. Đức chi tiêu cho khoa học bằng nửa Nhật và Pháp còn ít hơn cả Đức nhưng số người được giải Nobel của hai nước này đều nhiều hơn Nhật. Ở đây, có thể có người sẽ giải thích là do genes. Nhưng Nisbett thì cho rằng do văn hóa. Nhật Bản không có truyền thống tranh luận khoa học, và tài trợ của nhà nước cho khoa học được dành phần nhiều cho các trưởng lão già cả trong ngành, cho dù những người này có thể không còn nhiều năng lực sáng tạo. Các tranh luận khoa học, phản bác hầu như vắng bóng. Do đó không có nhiều sự cạnh tranh khoa học dẫn tới việc khoa học Nhật Bản không đạt tới những thành tựu đỉnh cao như ở Mỹ hay châu Âu. (cũng có thể có lý do khác là Nhật Bản không đầu tư nhiều vào các nghiên cứu đỉnh cao, đột phá mà chú ý hơn tới các nghiên cứu có tính ứng dụng). Dù sao thì cùng một hiện tượng, có thể có những cách giải thích khác nhau về nó. Cách giải thích do genes có những cái nguy hiểm: thứ nhất, vì nó tuyệt đối hóa một số yếu tố sinh học và cho rằng không có, hoặc có rất ít, khả năng biến cải; thứ hai, nó sẽ rất dễ bị lợi dụng cho các mục đích xấu và trở thành những thứ quái thai (ví dụ việc Đức quốc xã triệt sản người bị bệnh tâm thần, giết người Do Thái, người Slav...hay các chính sách phân biệt chủng tộc ở Mỹ, ở Nam Phi đều xuất phát từ cơ sở cho rằng có những sắc tộc kém hơn các sắc tộc khác trên phương diện sinh học).

    ReplyDelete
  19. Nhưng IQ cũng chỉ là một phần thui! Theo tui trí tưởng tượng mới là cái đưa con người tiến vào tương lai. Nếu Einstein không chịu khó tưởng tượng, biết đâu đã không có thuyết tương đối?

    ReplyDelete
  20. tui dong blog la vi tui bi nghien internet, nghien blog, neu mo public thi se spend too much time for it, nen phai dong lai de tap trung hoc hanh.... hehehehe

    ReplyDelete
  21. Em cung nhan xet la phat bieu cua nha khoa hoc kia la politically incorrect, con factually incorrect that khong thi khong biet vi day la van de chua co ket luan, nen nguoi ta se dua theo kinh nghiem ca nhan. Neu anh cung xet mot cach nghiem chinh thi IQ khong phai la yeu to day du de danh gia tri thong minh, do vay cung khong the ket luan la vi test IQ cua chau A cao nen tri thong minh cua dan chau A khong thua kem cac sac dan khac. IQ test, SAT results hay la bang thu nhap ca nhan cung chi la mot vai khao sat nguoi ta co^´ lam de chung minh mot thuc te ma nguoi ta nhan thay. Ai cung biet tri tue co nhieu khia canh va la chu de phuc tap cho nen cac thi nghiem cung nhu khao sat thi nguoi ta cu lam, tim ra duoc chung nao hay chung day, con ket luan cuoi cung thi lam gi da co, ma chac cung khong bao gio dat duoc nhat tri ca.
    Ve tri tue cua dan chau A thi co le chinh nguoi chau A cung nhan thay roi, co le chung ta van thieu mot cai gi do de co the sinh ra cac hoc thuyet lon. Van de co the nam o cach tiep can tri thuc tao hinh boi xa hoi lau doi, cach giao duc, hay la do bam sinh thi cung khong the biet duoc. Muon che Nhat gi thi che, nhung nuoc Nhat cung da co ten tuoi lon trong khoa hoc co ban it nhat co toan hoc la cai ma em da doc duoc, em chac rang cac nganh khac ho chua co cao thu thi cung co nguoi nam day trong cac department cua cac dai hoc lon, cong nghe thi khong phai ban nua, nghe thuat thi ho hoan toan co the tu hao, noi chung la Nhat chua co cao thu hang dau trong tat ca cac nganh lam dai dien nhung da co trong mot so nganh goi la co dau oc. Tay co the ngam ngam khong phuc Nhat Ban vi ho chua sinh ra duoc cai gi nhu thuyet tuong doi nhung nhin tinh hinh kinh te, nhin khoa hoc cong nghe, nghe thuat la biet nguoi Nhat (hay la chau A) co it nhieu tri tue roi, phan biet cung vi the ma giam han. VN muon duoc coi trong cung cha co cach nao khac cach cua Nhat, chu cu nhu hien nay song o dau mot thoi gian la nhech nhac hoa cai khu day, so thanh dat van la thieu so so voi so dong ma cu doi duoc no coi ngang hang la the nao? Neu vai/ vai chuc the he nua chung ta thanh cong thi ta co the dang hoang bao tri tue ta khong he thua kem, dam bao khong dua racist nao dam noi la may thanh cong chang qua vi may co dieu kien tot chu chang qua tri tue may cung thuong thoi.
    Y cua em la muon dep di cai nhin phan biet thi chi co the dua vao ban than, chau Phi lai cang khong the lam khac. Noi thang ra la dan da trang no nhin thay tinh hinh chau Phi be bet, nguoi da den o My ca tram nam cung van di det, sang cac nuoc van minh roi van song nhech nhac thieu common sense, thieu ton trong cong dong, cu chieu theo standard cua no thi no coi dan chau Phi dang nam o mot muc khac ve civilization nen no phan biet. Nhung nguoi thuoc sac dan day, lai mang dung nhung dac tinh negative ma nguoi ta van thuong nhin thay o cong dong day cu nhan nhan khap noi thi chang cach nao khac duoc se cang cung co them quan diem cua nhung nguoi phan biet chung toc ma thoi.
    Ban than em thi em co the noi em o Duc va co kha nang suffer racism nhieu hon cac ban o My nhung nhin lai thuc te vi sao thi cung khong the trach duoc bon Duc ma chi co the trach chinh dan minh. Tay trong the chu qua la fair, o pham vi ca nhan thi cho di cai gi se nhan lai cai nay.

    ReplyDelete
  22. huhu em khong ngo la dai the nay, ma em lai khong duoc load bo go tieng Viet o may nay, xin loi anh Linh :(

    ReplyDelete
  23. 1. James Watson noi rat dung.
    2. James Watson de nghi nhu the moi that ra la Fair cho dan da den.
    3. Dan chau A co tri thong minh trung binh tot, nhung khong co cuc it nhung tay co tri thong minh sieu viet nhu Tay.

    ReplyDelete

  24. @Hisashi: Có lẽ anh vẫn thích In the mood for love nhất. Có thể nó hợp tuổi anh hơn, hehe. Em còn trẻ nên thích Wild nhất là đúng rồi. Nhưng chính ra anh thấy Wild không hợp theme của In the Mood lắm, có phần lại hợp với Chungking Express với Fallen Angels hơn.

    Đúng là Fallen Angels fantasy hơn, nếu nhìn cả cách quay phim cũng thấy Vương Gia Vệ làm phim này rất phóng túng, không bị câu thúc bởi yếu tố gì. Các nhân vật của Fallen Angels cũng weird hơn. Nhưng có lẽ anh vẫn thích Chungking Express hơn vì thấy cái không khí của nó gần gũi hơn: ví dụ nó khiến mình tưởng tượng, một đêm nào đó khi cả thành phố đều đi ngủ, mình lang thang đến một cái quán ăn đêm, và gặp gỡ những con người ở đó, mỗi người là một cuộc đời riêng với những bí ẩn mà mình sẽ chẳng bao giờ biết; hoặc là phim này còn có những chi tiết rất dễ thương khi cô Vương Phi trưa nào cũng vào nhà anh cảnh sát dọn dẹp. Và ca khúc California Dreaming là ca khúc chủ đề của phim nữa, nó là cái gì đó hopeful, với hy vọng con người sẽ thoát khỏi những ngõ cụt và những nỗi đau khổ (vì cái gì cũng có exprired date cả, kể cả đau khổ). Fallen Angels xem buồn và không có lối thoát. Những nhân vật trong phim đều tìm kiếm, đều muốn vươn tay ra nắm lấy một ai đó nhưng đều thất bại và bị từ chối.
    Tóm lại anh thích In the mood sau đó là Chungking, Fallen Angels và Being Wild.

    ReplyDelete
  25. Hê hê, chẳng hiểu các bác bàn về câu hỏi gì cụ thể. Nature vs. Nurture? Hay là khác biệt giữa các dân tộc về khả năng Trí tuệ lúc trưởng thành/bẩm sinh? Hay là về khả năng làm IQ tests (trưởng thành/bẩm sinh)?

    Về nature vs. nurture thì trong một số trường hợp cụ thể có câu trả lời khá rõ. Nhưng nói chung về khả năng tư duy thì phải biết rõ nó là cái gì đã, rồi mới bàn được. Nó là một khái niệm rất nhiều chiểu, mà lại nhét hết vào cái chỉ số IQ thì cũng mệt.

    Về so sánh giữa các dân tộc: trí tuệ trưởng thành dĩ nhiên là kết quả rất nhiều của nurture. Nature có khác nhau không, tôi nghĩ là một câu hỏi không trả lời được (tôi agnostic). Theo cơ sở tiến hóa thì có lẽ là không khác biệt, vì thời gian tính từ lúc phân chia các chủng tộc đến nay quá ngắn để có ảnh hưởng lên hoạt động của não. Theo cơ sở thực nghiệm có lẽ là không thể trả lời, vì không thể có thí nghiệm đủ chính xác (loại thí nghiệm chính xác như twins separated at birth thì không ứng dụng được trong trường hợp này).

    Tiếp theo, là lấy gì để xác định mốc dân tộc nói chung. Genes? Nhưng sự khác biệt genes là rất ít, giữa người với khỉ chứ chưa nói đến người với người. Gốc chủng tộc? Người Do Thái chẳng hạn, cùng một Đạo nhưng có thể có gốc vô cùng khác nhau: như người Do Thái Askenazy với người Do Thái từ Ethiopia thì tính sao? Ở Pháp chẳng hạn, có rất nhiều người gốc Do Thái, dòng dõi sinh sống ở Bắc Phi (Do Thái Maghrebin), và thành đạt: coi họ là người Do Thái, người châu Phi, hay là người Pháp/Tây Âu?

    Cuối cùng, nhận xét của tôi là cái sự "quan tâm đến nhân dạng" như là đặt ra identity Tây, Tầu, Á, Âu vv. bản thân cũng đã xác định rất rõ tư tưởng chính trị xã hội rồi. Chẳng hạn, ở môi trường Đại học phương Tây thì vấn đề này rất ít được nói đến, vì người ta không quan tâm. Chưa hẳn thế đã là tốt, hay xấu. Nhưng từ đó, nhìn vào cách người châu Á chú ý vào nhân dạng thì có thể thấy phần nhiều người châu Á có quan điểm cánh hữu.

    ReplyDelete