Wednesday, October 10, 2007

Entry for October 10, 2007

Comment này của bạn Le ở entry diễn đàn văn học này hay, tớ copy vào đây.

"Sống đã rồi hãy viết". Câu này có 3 hàm ý quan trọng.
- Chưa sống thì sẽ phải viết bằng trí tưởng tượng. Như thế thì có nguy cơ tưởng vậy mà chẳng phải vậy.
- Chưa sống thì cảm xúc khi tiếp xúc sự vật chưa phát triển đầy đủ. Tức là tri thức chưa chín. Rất lưu ý điều này. Ghi nhớ thông tin không có nghĩa là đã cảm nhận chính xác, khách quan.
- Chưa sống tức là chưa có nhân cách để bàn về sự sống. Kẻ chưa sống mà viết, là kẻ viết thiếu nhân cách.

Vậy tại sao người ta chưa sống mà vẫn viết? Không những thế đây còn là hiện tượng phổ biến. Vì đó là nhu cầu tâm lý. Chúng ta tập trung bàn thảo ở đây, nguyên nhân cốt lõi là vì ta bị kích thích, không muốn bị bỏ rơi ngoài cuộc. Ta muốn được chấp nhận. Được cảm thấy mình đáng kể trong mắt kẻ khác. Muốn kinh nghiệm, vốn sống của mình được kẻ khác kế thừa. Muốn tìm thấy sự đồng điệu. Tất cả những điều ấy tiềm ẩn trong mỗi người ngay từ lúc ta còn là đứa bé sơ sinh.

Điểm khác nhau giữa trẻ sơ sinh và người trưởng thành là gì? Là ý thức về nhân cách. Tuổi trẻ thì nên rèn nhân cách. Chứ đợi tới trung niên thì muộn rồi, cứ trẻ con mãi thôi :) Tản Đà nói "dân hai nhăm triệu ai người lớn", đó là ông cảm khái cho nhân cách con người.

Rèn nhân cách như thế nào? Đối với tri thức thì đừng dối mình. Cái gì biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết. Đừng cố tình bóp méo nhận thức sự vật theo cách mình thấy dễ chịu nhất, nhằm vuốt ve đề cao cái tôi nhất. Rất nhiều người thông minh giỏi giang mà tự ngủ yên trong sự dốt nát chính vì căn bệnh này. Nghĩa là đối với mình thì luôn tự soi chiếu chân thật. Nhưng đối với kẻ khác thì phải độ lượng. Độ lượng thì mới thấu nhân tình. Thấu nhân tình thì mới công bằng.

35 comments:

  1. "Song roi hay viet" la wrong, very wrong. Khong nhung sai cho van hoc ma sai het cho cac nganh sang tao!
    Muon qua em phai di ve da, mai co gi viet tiep.

    ReplyDelete
  2. Đoạn cuối cùng rất hay :) Đọc đoạn này lại nghĩ đến cái essay "Trí thức và phản trí thức" mà mình đã được đọc. Làm Trí thức đâu có đơn giản.

    ReplyDelete
  3. Ấy chết, hihi, "Cái gì biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết", mình đâu có dám ném đã bừa như vậy :) Hơn ai hết mình lại là người hiểu bối cảnh ra đời cái comment này nữa, nên mình mới không phản đối cái câu "sống đã rồi hãy viết", vì mình hiểu Le muốn nói đến việc rèn nhân cách của trí thức. Chứ còn trong sáng tạo nghệ thuật thì...ý này cũng chỉ đúng một nửa thôi :) (nhận xét trong trường hợp phi văn cảnh hóa comment này nhé - thôi chết rồi, mình nói năng bây giờ cứ toàn mắc cái bệnh phải dòm trước ngó sau hihi)

    ReplyDelete
  4. Có mỗi câu mà rao giảng đạo đức vãi linh hồn quá. Give less speeches, get more dust plz :D

    ReplyDelete
  5. @Linh: Cám ơn bác đã góp ý, ko vấn đề gì đâu. Chỉ có điều là bác có vẻ luôn obsessed với cái suy nghĩ đó (rằng tớ critical, cynic, blah blah) đâm ra nhạy cảm quá mức :)) Ở trên bác bảo các bạn cứ tự nhiên ném đá, vậy mà tớ "ném đá" rất nhẹ nhàng như thế mà bác đã ko chịu nổi nhiệt rồi, còn nói làm gì nữa.

    Bây giờ thì cụ thể, dịu dàng nhá. Câu "sống đã rồi hay viết" rất hay và hấp dẫn, nhưng nếu chỉ nhắc đơn giản như vậy rồi ... sống thì ko sao. Đằng này tác giả diễn giải ra đủ thứ linh tinh, tác giả "viết" rất nhiều theo kiểu bạn nên thế này, bạn phải thế kia. Như vậy có khác gì tự mâu thuẫn với cái khẩu hiệu đó không. Guess that explains enough :-D

    ReplyDelete
  6. :) Mình nói rồi còn gì: trong nghệ thuật thì năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ chỉ dựa một phần rất khiêm tốn vào vốn sống thôi. Đúng như một bạn nói đấy: còn sách, còn lao động nghệ thuật của cá nhân nghệ sĩ, còn kinh nghiệm sáng tác của từng cá nhân... Ui, mà thôi tớ sợ trình bày dài dòng gây tranh cãi lắm rồi, hihi, cá nhân tớ thì tớ thấy người nghệ sĩ chỉ cần dựa rất ít vào thực tế, đôi khi thực tế chỉ là cái cớ, cái gợi hứng rất nhỏ thôi, đôi khi thực tế còn chẳng thể chạm tới những rung động thẩm mỹ, đến cảm hứng sáng tác của người nghệ sĩ đâu... Tất nhiên còn tùy từng type nghệ sĩ nữa, có những type nghệ sĩ thì lại bám rất chặt vào thực tế, nhưng bám chặt vào thực tế thì cũng ... chưa hẳn là vốn sống (hehe, bực mình thật, cái gì cũng phức tạp thế không biết). Và thế nào là "sống" thì úi giời ơi, lại ngồi cãi nhau hết hơi :) Tạm thế thôi Linh nhỉ.

    ReplyDelete
  7. Hì hì, hóa ra "thoải mái ném đá" thì vẫn phải cân nhắc xem người bị ném có đau ko, vẫn cần phải thuyết phục người bị ném đá là mày xứng đáng bị ném, là tao có lí do chính đáng để ném, blah blah. Lần sau tớ sẽ rút kinh nghiệm, ném đá theo kiểu dịu dàng vậy :))

    Tớ lại diễn giải cụ thể thêm chút nữa vậy. Cái comment đầu tiên của tớ, câu đầu là nhận xét. Một bài mà tớ đọc hoa cả mắt về "nhân cách, trung thực, độ lượng", rồi "đừng, phải, nên" nhảy ra tới tấp thì tớ gọi là "rao giảng đạo đức" thôi. Bác có thể tìm được từ nào nhẹ hơn thì giúp tớ với, thx. Còn câu sau có thể tạm coi là argument. Thực chất thì câu sau ý nghĩa cũng ko khác gì so với cái khẩu hiệu "sống đã rồi hãy viết" kia, tức là "nói mấy cái thứ đó in ít thôi, hãy lăn vào đời mà sống, làm cái gì đó, tạo ra cái gì đó đi, khi đó cái speech nếu có cũng thuyết phục hơn nhiều" đại loại thế. Mk, viết ra thế này tớ cũng thấy tớ hô khẩu hiệu bà nó rồi còn đâu, chán thật! :)) Ối chết, lại ko dịu dàng rồi, sozy nhá. Nhưng khi đưa câu đó vào, theo tớ, nó chỉ ra cái tự mâu thuẫn trong bài trên của tác giả. Đại loại là thế, khẩu hiệu mà ko hẳn là khẩu hiệu ... lại phức tạp rồi.

    Vậy nhá bác.

    Btw, cảm ơn bác đã gợi ý tớ đi tiêu diệt bọn Tây. Quả thật là tớ cũng thích lắm. Nhưng tớ lại cũng thích dính bẩn nữa, tức là "get more dust" ý! Đời quả là oái oăm :(

    ReplyDelete
  8. Đấy, rất là phiền nhé! Ví dụ bài này do bác A, B, C nào đó viết trên báo X, Y, Z nào đó thì bạn Hiếu có ném thế cũng chỉ như viên sỏi rơi tõm xuống ao thôi. Nhưng mà người quen viết nên bạn Linh mới thấy ngại ngần hihi.

    Chính ra bạn Linh nên để các bạn ném vô tư, bạn Linh ko đỡ được thì để em Lê vào, chứ ai lại quy kết đấy là negative connotation ;-)

    PS: lâu lắm mới comment được 1 cái, mà là nhờ hóng hớt bạn Hiếu hihi.

    ReplyDelete
  9. À, bạn Linh, tớ thì rất dị ứng với việc ta có thể cho phép bản thân nói bất cứ điều gì về một ai đó ko quen biết hoặc với lý do vì người nào đó ko có mặt ở đây!

    Vậy nếu bạn Linh gặp ông Nhân thì sẽ thể hiện suy nghĩ về việc ông ấy "thiển cận, thiếu suy nghĩ, tiến sĩ Tây học mà kém" theo cách lịch sự nào?

    ReplyDelete
  10. Đêm qua đi ngủ giờ mới vào lại đây được. Nói chung qua vụ này tớ thấy là muốn ném được đá vào người khác thì phải có khả năng để người khác ném đá mình, đơn giản dễ hiểu nhỉ. Nếu đưa ra một luận điểm, người khác dùng một cái analogy để phản biện mà ko bảo vệ được thì cũng nên xem lại luận điểm đó.

    Còn chủ để chính là câu "sống đi rồi hãy viết", tớ đã nói là hay và hấp dẫn, nhưng chưa hẳn đã là đúng hoàn toàn. Nhưng câu kiểu này giống như một liều thuốc độc bọc đường, rất dễ khiến người ta tự hài lòng rồi tâng bốc một cách ko đáng có. Như nhiều bạn đã nói, thực ra thì có muốn hay ko, mỗi người viết đều đang thực hiện cả 2 việc cùng một lúc: đó là "sống" và "viết". Hay rộng hơn là "sống" và "sáng tạo". Không thể tách rời kiểu "sống" trước "viết" sau hoặc ngược lại. Những cái ý nghĩ, fantasy có thể nhìn ko giống lắm với thực tế bên ngoài, nhưng nó cũng là từ cái đầu của người viết, từ "sống" mà ra vậy. Mà cũng oái oăm là những kiệt tác vĩ đại nhất lại thường là những thứ mới nhìn chẳng thấy liên quan mấy đến "sống" (theo nghĩa cuộc sống bên ngoài, xung quanh), hoặc là có vẻ như "sống" ít quá. Nó cũng như là việc nhiều lúc thấy mấy cái câu vô nghĩa như "get a life" hoặc "làm đi sao nói lắm thế" trên các loại diễn đàn (đấy là ngày xưa, chứ bây giờ cả năm số lần tớ vào các loại forum kiểu tathy, vne nọ kia chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nên cũng ko hiểu là còn đúng nữa ko).

    Liệu có ai chưa sống mà đã viết? Cái nhu cầu viết, muốn viết thực ra lại là thứ quan trọng nhất của những người viết giỏi, chứ chưa chắc đã là người sống giỏi. Từ đâu họ có nhu cầu đó, ko biết, từ cuộc sống (nghĩa đen) của họ, hay là từ niềm đam mê, từ tiềm thức, v.v. (tức là cuộc sống theo nghĩa bóng)? Có nhu cầu viết, và cầm bút viết thì cái "sống" tự nó xuất hiện rồi - vừa là đầu vào, đầu ra, vừa là bản chất của quá trình viết đó.

    Đấy là về câu nói "sống đi rồi hãy viết", còn "sống" thế nào, đem nhân cách đạo đức nọ kia mà nhồi cả vào thì e rằng ... ờ hì hì, ko nói nữa. Mình bây giờ đâm ra lại bị obsessed vì sợ mang tiếng chửi người khác mới chết :-D

    ReplyDelete
  11. Sống đến đâu, viết đến đấy. Viết để mà còn sống tiếp chứ ạ. Nhưng đúng là cần phải hết sức thận trọng, đừng để rơi vào tình trạng "tưởng vậy mà chẳng phải vậy" mà lại vẫn cứ tưởng vậy, phải không ạ?

    ReplyDelete
  12. Song roi hay viet thi` mi`nh khong co' sach do.c !

    ReplyDelete
  13. Va^ng, mo*`i cac ban cu tu nhien ne'm dda' ban Le :D

    ReplyDelete
  14. @Thanh Phương: Bạn viết rõ ý của bạn đi, mà không phải dòm trước ngó sau đâu :P, blog này chắc không nghiêm túc bằng blog của Trần Ngọc Hiếu đâu.

    Bác Hiếu (không phải họ Trần) có vẻ hơi critical quá. Anyway, cái này ngoài rìa, nhưng tớ nghĩ chính ra người như bác Hiếu sống ở Việt Nam có lẽ không hợp, cái critical của bác nhiều khi tới gần mức cynic (cái này là bạn bè thử trao đổi với nhau thôi, nếu không phải hay gây phật lòng thì bỏ qua nhé)

    ReplyDelete
  15. Hehe, sao bạn Linh lại lôi anh BP của tớ vào hàng ngũ Bush với Putin thế? (j/k. Ko cần trả lời, tớ biết bạn sẽ nói gì rồi ;-)

    Hãy kết luận là tớ chưa hiểu rõ ý bạn Linh, chứ ai lại quy kết bẻ cong với bẻ thẳng, nhỉ! Hay là mình cũng lây bệnh nhạy cảm đây? :))

    ReplyDelete
  16. À ý tớ là ném đá thì thoải mái nhưng bảo người đối thoại là "rao giảng đạo đức vãi linh hồn" thì theo tớ nó đã có một cái connotation nào đó hơi negative. Mà những cái negative connotation đó rất dễ sẽ làm lệch hướng các cuộc tranh luận dù bất kỳ chủ đề nào. Cũng có thể là tớ hơi nhạy cảm hay obsessed quá, but arguments, not prior judgement.

    ReplyDelete
  17. Đấy giời ơi, ngay từ đầu tớ đã nói là "tớ rất hiểu câu nói này của Le vì tớ hiểu contexte của nó mà", hik, bây giờ bóc hết contexte đi và lại tranh cãi thế này thì có mà cả ngày không hết chuyện. "Sống rồi hãy viết" cái viết này bạn Le đâu có hướng hoàn toàn đến sáng tác nghệ thuật cơ chứ, bạn ý có những góp ý nhẹ nhàng về nhân cách của những "trí thức" tham gia đối thoại thôi, huhu. "sống" phải hiểu một cách mềm dẻo mà, như bạn nào đó đã nói, thế thì thôi, tranh cãi nữa làm gì, khổ quá. Kiểu như: "sống" = tôi dấn thân vào thực tế hay "sống" = tôi sống phong phú trong tri thức của nhân loại hay "sống" = tôi sống với đầy đủ trải nghiệm trong sáng tạo nghệ thuật.... Có mà hàng tỉ cách hiểu về sống, tuy nhiên, dù "sống" thế nào thì cũng phải cố gắng "cảm thông, độ lượng, chia sẻ, hiểu..." người khác, và sống thật với chính mình và thật với tha nhân, chứ không nên ngụy biện, bóp méo, hiểu sự việc theo cách có lợi cho mình... Đó là cái ý chung tớ hiểu trong comment của Le. Và đó là một thái độ thực sự trí thức đấy. Tớ giới thiệu các bạn đọc tham khảo một essay về "trí thức và phản trí thức"

    http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=662

    ReplyDelete
  18. "Sát khí" trong đoạn viết trên khá nặng, nên không có gì lạ khi nó làm một số bác thấy dị ứng. Sở dĩ có sát khí này vì nó là một comment đáp lại một comment khác. Khi viết nó tôi chỉ hình dung là mình đang đối thoại với một người, và hình dung nên tổ chức thế nào cho hiệu quả nhất trong phạm vi cuộc đối thoại đó mà thôi.

    Thực ra viết rất cần thiết. Vì nó rèn luyện khả năng suy nghĩ, khả năng tổ chức logic. Qua đó ít nhất thêm một lần nữa khám phá sự vật, trong đó có cả nội tâm của mình.

    @Hiếu: Không mâu thuẫn. Vì những điều được viết đó, người viết cảm thấy chúng là kết quả cảm nhận trực quan sau một quá trình "sống". Tất nhiên, suy cho cùng thì cái cảm nhận này vẫn là chủ quan, nhưng điều ấy về mặt logic thì không can hệ.

    ReplyDelete
  19. @Hiếu: Chắc là tớ vẫn không quen được với cách tranh luận vỗ mặt người đối thoại dù đã vào ra các forum hàng 5-6 năm rồi. Nói theo ví von của các bạn Thăng Long rằng Thăng Long là trường ĐH thì mãi tớ vẫn chưa tốt nghiệp. Nhưng nguyên nhân chính khiến tớ không thoải mái lắm với cách tranh luận đó là nó sẽ dễ dẫn tới chệch hướng, vì động chạm nhiều về cá nhân và trong hầu hết các trường hợp, sẽ chỉ loanh quanh chẳng đến đâu hoặc người thắng không phải là người thực sự có lý. Hay lại sử dụng từ hay dùng của các bạn TL là thường thì nó sẽ chỉ dẫn tới hiện tượng thủ dâm bằng miệng (và đôi khi còn là bạo dâm bằng miệng). Tôi thủ dâm, anh thủ dâm, cô ta/ anh ta thủ dâm, chúng nó thủ dâm. Thế là hết chuyện.

    Bạn FR: Tất nhiên nếu nói về ông XYZ nào đó trên báo thì chẳng có vấn đề gì, vì không có mặt người đó. Nhưng nếu bạn gặp mặt và tranh luận thì rõ ràng phải có sự khác biệt, vì đó là quy tắc đối xử thông thường. Ví dụ như tớ có thể chửi ông Nhân trên blog tớ là thiển cận, thiếu suy nghĩ hay tiến sĩ Tây học mà kém, nhưng nếu tớ nói chuyện với ông ấy thì tớ chắc chắn sẽ không nói như thế vào mặt ông ấy. Tớ cũng không nghĩ vì thế mà tớ trở thành người kém thật thà hơn hay ăn nói nước đôi hơn.

    ReplyDelete
  20. Ở trên Lê đã có ý kiến về ngữ cảnh của comment trên rồi, mình không có ý kiến gì ngoài việc nghĩ rằng đó là những lời thực thà của Lê với bạn kia thôi.
    Tuy vậy, mình muốn nói thêm (tán chuyện thôi) khi đọc câu "Sống đã rồi hãy viết", thế này thì lại phải định nghĩa như thế nào là "Sống"? Mức độ dấn thân cho "Sống" thế nào được cho là đủ? Hỏi vậy là thấy phức tạp rồi.
    Một đứa trẻ sống trên tầng 17 ở thành phố nhìn cái cây qua cửa sổ nó tả: "Đó là một chấm nhỏ sẫm màu", đứa trẻ khác sống ở nông thôn sẽ bảo "Cây có nhiều cành lá xanh tốt và có cả những cái tổ chim..."
    Liệu có thể nói những người khiếm thị không "thấy" nếu họ vẫn có thế giới mà họ có thể thấy được trong tâm tưởng?

    Trí tưởng tượng của nhà văn đóng vai trò gì trong các tác phẩm văn học? Nguyễn Du không phải đàn bà "thanh y hai lượt thanh lâu hai lần" sao hiểu lòng Kiều thế?


    ReplyDelete
  21. @FR: Nếu bạn nghĩ một ai đó vô học, bạn có nói thẳng vào mặt người đó là anh ta vô học không?
    Những đánh giá của tớ về ông Nhân như thế, ví dụ thôi, là những đánh giá trên cơ sở các việc làm của ông ấy, nó là chủ kiến của tớ về một nhân vật của công chúng (cũng như quan điểm của tớ về Bush, Putin, Brad Pitt và những người khác...). Nó hoàn toàn không phải là "có thể cho phép bản thân nói bất cứ điều gì về một ai đó ko quen biết hoặc với lý do vì người nào đó ko có mặt ở đây! " như bạn nói. Bạn bẻ cong context của tớ rồi.

    Việc tớ nhận xét tiêu cực về ông Nhân, Lê Duẩn, Bush, Putin tiêu cực là lựa chọn của tớ trong việc phát biểu chính kiến của mình. Bạn không chọn như thế, không “nói xấu người không quen biết” như tớ thì đó là lựa chọn của bạn. Nhưng tớ ngạc nhiên vì bạn lại dị ứng trước việc đó (liệu tớ có bẻ cong context của bạn khi nói thế này không thì tớ không rõ?).

    Còn nếu tớ gặp ông Nhân, BUsh, Putin và cũng nói vào mặt họ rằng ông Nhân là thiển cận, Bush ngu dốt và Putin phát xít thì lúc đó không còn là chính kiến mà là cá nhân rồi, hai sự việc này khác xa nhau, bạn không nên nối kết như thế.

    ReplyDelete
  22. Mình xin nói tiếp, mình có một thằng cu năm nay nó 12 tuổi, những thứ xung quanh nó là Tivi, máy tính. Nó hiểu chiến tranh qua phim ảnh và qua lời bố mẹ nó kể, bố mẹ nó thì chủ yếu là nghe từ những người lớn hơn và sách vở ở trường học, hồi ký Võ Nguyên Giáp, tiểu thuyết Bảo Ninh, nhật ký chị Trâm... Giả sử bây giờ nó phải viết một bài luận về chiến tranh, nó cảm thấy cái mớ hổ lốn nó nhận được là không đủ, nó mở máy tính vào Gúc gờ gõ từ chiến tranh, nó đọc, đọc, đọc... và nó viết. Những cái nó viết dựa trên những điều nó được nghe, đọc, và kết dính bởi chính trí tưởng tượng của nó. Nếu nó không tưởng tượng ra được thì làm sao nó có thể viết được?
    Tất nhiên đấy chỉ là ví dụ về một bài luận của trẻ con, nhưng mình cho rằng, nhiều nhà văn có được tác phẩm rất hay dựa trên kiến thức chung của nhân loại chứ không phải chính bản thân anh ta phải "sống" thực từ đầu đến cuối.
    Càng về sau người ta lại càng phải tưởng tượng nhiều, nhiều loài động vật, cây cối quý hiếm dần tuyệt chủng, lối sống con người cũng bị thay đổi, đồng hóa nhau, mất đi những nét riêng biệt văn hóa, chỉ bằng cách dựa vào kiến thức đã có và trí tưởng tưởng để làm tái hiện lại thôi. Cho nên cái khái niệm "sống" kia cần hiểu rất mềm dẻo.

    ReplyDelete
  23. Về chuyện nhân cách của nhà văn thì theo mình cũng cần phải suy nghĩ thấu đáo chứ không chỉ phát biểu một cách khe khắt Lê ạ. Có những nhà văn viết văn có tác phẩm rất hay nhưng bị người đời chê bai về nhân cách, vậy ở đây phải đánh giá như thế nào? Tác phẩm hay con người?

    ReplyDelete
  24. Các điểm mà HY đều có sự hợp lý trong một số hoàn cảnh cụ thể. 3 hàm ý phía trên có thể cũng có sự hợp lý của nó trong một số hoàn cảnh cụ thể. Nếu chúng ta định nghĩa chính xác các khái niệm, và miêu tả cặn kẽ, xác đáng các hoàn cảnh cụ thể này, thì thấy rằng không có mâu thuẫn nào ở đây cả.

    ReplyDelete
  25. Cả cái đoạn của bạn Le có cái ý "cư kính hành giản". Chính ra nói ngắn như các cụ có cái lợi là đỡ bị ném đá (vì có ném cũng chả biết ném vào đâu :)

    ReplyDelete
  26. Trí tuệ dân gian uyên thâm theo kiểu khác. Nhớ hồi bé thấy bọn trẻ con cãi nhau:
    - Mày im mồm đi!
    - Tao không im. Tao có miệng thì tao nói, ờ!!!
    Nghe xong dù biết là cùn nhưng vẫn thấy hay hay. Lớn lên những chuyện như vậy xếp vào dạng nhảm nhí, không để ý nữa. Đến giờ mới nghiệm ra cái uyên thâm của nó. Cây có lá để hô hấp và chuyển hóa năng lượng. Người có miệng người nói. Đạo trời là thế, cãi làm sao được :)

    ReplyDelete
  27. Hic, đáng tiếc là lại phải tiếp tục đính chính, dù đã đính chính rồi. Cái câu "sống đã rồi hãy viết" tất nhiên không phải của tôi. Tôi thường rất tránh phát ngôn những câu mập mờ về context như thế. Tình huống chỉ là có người đưa ra câu nói này và tôi phân tích thêm các ý mà tôi thấy hữu ích đối cho cuộc đối thoại đó. Ngay bản thân cái comment đăng ở đây cũng có những phần đã lược bỏ đi.

    Tôi không ngại bị ném đá, nhưng phải là cuộc đấu logic chặt chẽ sòng phẳng. Việc bóc hoàn cảnh của câu nói đi rồi tập trung phê phán mệnh đề là điều tuyệt đối ngớ ngẩn. Chẳng khác gì "đau bụng uống nhân sâm".

    ReplyDelete
  28. Với chuyện viết văn thì tớ nghĩ kinh nghiệm sống của bản thân tất nhiên là cần thiết, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì quá hạn hẹp. Kiến thức của một người cũng có thể được thu lượm gom góp tích luỹ qua việc "nhai lại" từ lời kể người khác, hoặc qua sách vở - đại khái là các nguồn gián tiếp... Trong văn chương, người ta không phải lúc nào cũng kể câu chuyện của chính mình, mà còn kể cả câu chuyện của những người khác. Hề hề, post đến đây mới nhận ra ý kiến của mình hết sức vớ vẩn ngẩn ngơ chẳng ăn nhập gì cả.

    ReplyDelete
  29. 29 comment rồi, nhanh quá, ặc ặc... Bây giờ không nói ra những điều chưa biết để người ta nói cho mình biết thì sao biết là mình không biết, nên thôi vẫn viết vậy :D

    Câu "Sống đã rồi hãy viết" là một câu nghe thì có vẻ đúng và hay ho nhưng vô nghĩa đối với người làm công việc có ít nhiều gọi là kiến tạo. Các bạn có thể tranh cãi đòi định nghĩa thế nào là "sống", và cứ như thế dẫn đến rất nhiều wordplay vô bổ. Ấn tượng sau khi đọc gạch đầu dòng đầu tiên là Sống trong câu này có vẻ nghiêng về trải nghiệm. Vì thế đọc tiếp thì thấy mấy gạch đầu dòng đều có vấn đề:
    - Rất tiếc là kinh nghiệm chả giúp sáng tạo ra cái gì vượt trội. Kết quả tốt nhất là đạt đến một standard sẵn có. Phải làm bằng trí tưởng tượng là chuyện tất yếu. Thế giới người sáng tạo và thế giới họ sáng tạo ra trong hầu hết trường hợp đâu có trùng hợp. Kết quả tốt là do tư duy trừu tượng và tưởng tượng tốt chứ mấy kỹ năng này đã yếu thì có đến cả đời cũng thế thôi. Ý này em nghiêng về ý chị HY. Thậm chí nếu nhìn đi nhìn lại kể từ sáng tác âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc và nghiên cứu khoa học cơ bản... thì lại càng thấy trí tưởng tượng quan trọng bậc nhất.
    - Nói chuyện cảm nhận chưa đầy đủ với tri thức chưa chín là vô cùng. Điểm này thật ra rất khó phản bác nên em cũng không phủ nhận. Tuy vậy không ai có thể biết được tri thức của mình thế nào là đủ, thế nào là chín. Quyết định làm là quyết định tự coi như là đủ trong thời điểm viết thôi vậy chứ nếu không thì bao giờ mới viết, mới làm? Cũng không thể biết đủ thế nào là khách quan, chính xác. Và tại sao lại phải khách quan và chính xác, các bác định sáng tác theo trào lưu hiện thực thôi hay sao?
    -Chưa sống mà đã viết là thiếu nhân cách, híc, thật là nghiêm trọng, và vô lý. ý này anh Hiếu đã nhận xét rồi. Bây giờ nếu bảo Sống là thu thập kiến thức suy nghĩ chín chắn ...thì OK, cái này ai chả làm. Lại quay về ý anh Hiếu. Cứ hiểu theo ý càng ngày càng mềm dẻo thế này thì thành ra cái gì mà chả là sống, trong trường hợp này câu này vô dụng.

    Những đoạn còn lại nghe rất nghiêm trọng và có tính giáo dục cao :), em thấy không relevant với bản chất công việc sáng tạo nên em chả ý kiến gì.

    ReplyDelete
  30. @Le: xin lỗi vì tớ lấy comment ở bên đó đăng lại ở đây (và lược đi vài câu đối thoại cá nhân với người khác) mà chưa hỏi ý kiến. Nếu Le thấy cần, tớ sẽ remove cái entry này đi.
    Sở dĩ tớ copy vì thấy đoạn phân tích về rèn nhân cách và trí thức hay.

    Bác Hiếu, nếu có thể thì bác vào link ở trên để hiểu rõ hơn về context. Bởi cái câu “Sống đã rồi hãy viết” nên hiểu theo context đó thì tranh luận với tác giả sẽ chặt chẽ hơn. Nếu bỏ context ra thì vẫn có thể tranh luận và nêu ý kiến nhưng không thể giả định là tác giả hiểu câu đó như mình hiểu, giống như cách chị HY làm.
    Mà tớ thấy hình như bác cũng bị lây cái sự obsessive và nhạy cảm quá của tớ (và có thể cả sự dịu dàng?)

    ReplyDelete
  31. @Linh: Không sao bác ạ, để ở blog bác thì mới xôm trò thế này ;) Công kích mệnh đề là chuyện rất bình thường. Nhưng ít ra phải biết giả thiết nền tảng của mệnh đề đó là gì. Đặc biệt là khi có ngụ ý công kích cá nhân thì càng cần chắc chắn hơn nữa.

    ReplyDelete
  32. Cai gach dau dong dau tien cua Le van lam minh buc xuc nhat vi ban viet nhu the viec dung den tri tuong tuong la do thieu thon mot thu khac (song). Quan diem cua minh thi nguoc lai, thieu von song khong phai la su nguy hiem cho sang tao vi no la cai ai cung thieu, tu luc bat dau lao dong cho den luc chet, chu thieu tri tuong tuong thi khong the viet, ve, sang tac, nghien cuu duoc cai gi goi la co sang tao ca. Bao rang lao dong sang tao la cong viec doi hoi commitment cao do chu khong tu do de dai muon lam gi thi lam thi van dung thoi, nhung neu noi ve yeu cau dung den tri tuong tuong (hay la su tu do trong tu duy) thi lao dong sang tao la lao dong doi hoi tu do o muc do cao nhat. Quy mo cang lon, cong trinh cang vuot troi cang doi hoi tri tuong tuong kinh khung vuot tren cac quan sat tu thuc te. Co the thay ro trong toan hoc (chac la khong ngac nhien lam). Dieu truoc day minh khong biet la cac ly thuyet vat ly lon cung duoc construct tu cac thi nghiem tuong tuong (choang!), va sau khi nhin lai am nhac, hoi hoa, hay kien truc thi cang thay ro rang tri tuong tuong la ky nang (hay thien khieu chi co o mot so nguoi thoi nhi:() hang dau cho moi sang tao.

    ReplyDelete
  33. Chúng ta ở đây nhiều người là dân du học, hoặc cách đây chưa lâu vẫn đang du học. Vì được tiếp xúc với các môi trường văn hóa cởi mở nên phấn khích và dễ nghĩ là lao động sáng tạo (trong đó có sự viết) là một công việc tự do, ít chịu những ràng buộc. Tất nhiên nếu chỉ sáng tạo với quy mô nhỏ, một thú vui nhằm giải tỏa nhu cầu tâm lý, chẳng hạn như ngồi viết những điều vô thưởng vô phạt như thế này, thì muốn sao cũng được. Còn để tạo ra cái gì đó đáng kể, hiện hữu có trọng lượng trong đời sống, thì đòi hỏi phải có sự dấn thân. Dấn thân ở đây nghĩa là thực sự sống trong công việc sáng tạo ấy. Xã hội càng phát triển văn minh thì điều ấy càng đúng. Người nghiên cứu khoa học muốn có công trình đăng trên tạp chí uy tín, hay người nghệ sĩ muốn có tác phẩm để đời, đều phải "sống" hết mình trong công việc của họ. Tất nhiên, "sống" đó bao gồm cả nhiều lần thử làm nhưng không thành.

    ReplyDelete
  34. Hoàn toàn đúng vậy. Trí tưởng tượng là yếu tố quan trọng nhất trong công việc sáng tạo. Thực ra, "sống" là một quá trình thu nhận các tín hiệu, một cách để được gợi ý từ thế giới quan sát bên ngoài. Các tín hiệu ấy có công dụng giúp con người tưởng tượng tốt hơn trong sáng tạo. Tốt hơn là như thế nào? Điều này phụ thuộc với mục đích của sáng tạo. Mà nếu bàn sâu và nghiêm túc về mục đích của sáng tạo này thì không tránh khỏi dẫn tới đao to búa lớn trong ngôn từ. Và tôi nghĩ đa số chúng ta ở đây không thấu dễ chịu khi bị lên lớp, ngay cả khi người đối thoại thực ra không chủ tâm lên lớp. Như bác Hiếu là một ví dụ :P

    Quay lại nói về các tín hiệu thu nhặt từ đời sống. Mật độ tín hiệu càng nhiều thì càng có thêm chất liệu để người sáng tạo phát huy trí tưởng tượng của mình. Tuy nhiên nhiều chất liệu thì công việc thẩm thấu, chiêm nghiệm cũng đòi hỏi phức tạp thêm. Điều này không phải khi nào cũng tốt.

    Ngược lại, nếu mật độ tín hiệu thưa quá thì con người bị thiếu chất liệu. Trong trường hợp đó người ta phải phát huy cao độ cảm nhận từ tiềm thức. Điều này chính ra có thể lại rất hay. Các thần đồng đều sáng tạo trên cơ sở này. Tuy nhiên, cái vốn từ tiềm thức thì có hạn, và phải biết cách phát huy thì mới không chai mòn đi. Các thần đồng thui chột cũng vì họ được công nhận sớm quá, dẫn tới thiếu động cơ để tiếp tục dấn thân về sau.

    ReplyDelete
  35. Cai buon cuoi nhat o bai bac Le la o cau nay nay: "Rèn nhân cách như thế nào? Đối với tri thức thì đừng dối mình. Cái gì biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết."
    Cau tren cua bac Le dung la mot cau kieu hoc sinh di hoc, co giao bao ca lop dong thanh thi bac Le cung ho that to.
    Van de cua cau tren: Rat hiem nguoi biet la minh khong biet. Cho nen, dai da so nhung thang bao minh biet la noi lao ca. Nhieu khi su tu lua doi chinh minh nay khong the tu nhan ra duoc.

    Bac Le tuoi con tre, khong biet so la gi moi di day di lam tinh nhu the. Bac biet dech gi ve viet Van ma mo mom ra day nha van viet van.

    ReplyDelete