Thursday, May 31, 2007

Cuồng Việt?

Đọc cái bài này (Nghĩ khi đọc “Totem Sói”) trên talawas buồn cười hết chịu nổi.

Ông Hà Văn Thùy này chắc bị chứng cuồng Việt. Không những người Tàu được coi là người Việt phối giống với người Mông Cổ mà đến người da đỏ châu Mỹ, ông Thùy cũng cho là người Việt di cư. Thế cái gì là Việt thì không thấy ông nói tới?

Lại còn dẫn Voltaire từ thế kỷ 18 (và vì không chắc lắm nên thêm chữ "hình như") để ca ngợi hiến pháp Trung Hoa là hoàn hảo nhất, rồi phán rằng văn hóa phương Đông đang cứu cả văn minh nhân loại.

Mà văn minh Trung Hoa từ đâu? Tất nhiên là từ văn minh Việt rồi, theo ông Thùy: “Không phải người Mông Cổ đã tạo nên văn hoá cho Hán tộc mà người Hán tiếp thu văn hoá và đất đai nông nghiệp từ tổ Viêm Việt. Văn hoá Hán từ ngôn ngữ, chữ viết đến phong tục tập quán, kinh Thư, kinh Thi, kinh Dịch, kinh Nhạc, kinh Lễ… đều nhận từ tổ Viêm Việt.” Tớ nhớ là trong một bài khác, ông này kêu chữ Viêm là nóng nên Viêm đế chính là tổ người Việt. Người Hán con cháu Hoàng-Viêm nên cũng hưởng một phần genes của người Việt. Xem ra hồ đồ hơn Khương Nhung khi bảo Hoàng-Viêm là người Khương, và người Hán là có gốc từ người Khương.

Chủ nghĩa dân tộc quá khích và sô-vanh văn hóa có thể dẫn người ta tới những chỗ hồ đồ thế nào. Thực ra giống như một đệ tử khác của Kim Định trong lĩnh vực văn hóa học là ông Trần Ngọc Thêm, ông Hà Văn Thùy dựa theo những lý luận có tính võ đoán của Kim Định. Nhưng vì ông Thêm là dân học thuật, có một nền tảng kiến thức tương đối vững nên cũng còn biết cách tiết độ trong các phỏng đoán. Chứ như ông Thùy này, hình như là nhà nghiên cứu sử nghiệp dư, nên chẳng sợ bố con thằng nào, cứ phán bừa là giỏi. Cùng nghiên cứu sử nghiệp dư, và cũng sô-vanh văn hóa như ông Thùy còn có hai ông Trương Thái Du và Hồ Bạch Thảo nhưng hai ông này có phần nghiêm túc và bám tư liệu hơn, nên cũng có nhiều bài viết có giá trị. Thế hệ trước thì có Tạ Chí Đại Trường, vốn là người giỏi giang và có phong cách làm việc khoa học nhưng cũng đã hết thời của mình, giờ đọc các bài mới của ông này thấy rất khó chịu vì toàn ăn tục nói phét, cứ nghiễm nhiên coi như mình là tiên chỉ, thích phán gì thì phán.

Về tiểu thuyết “Totem Sói” và Khương Nhung thì như bác gì người Đức Kubin Ku biếc gì đó (bác này cũng cực đoan chẳng kém gì Khương Nhung hay Hà Văn Thùy, mà hình như phát biểu cực đoan trái tai chắc là dễ nổi hơn) có nói: đó là một tiểu thuyết mang tinh thần phát-xít. Bác này nói thế không phải không có lý- những lý luận tràng giang đại hải về máu sói- máu cừu của Khương Nhung sặc mùi phát xít và phân biệt chủng tộc. Rồi việc ông ta khẳng khái đòi người Hán cần được tiếp máu sói có khác gì lập luận về sự thanh lọc chủng tộc Aryan khi xưa là mấy. Lại còn sói đồng, sói biển nữa mới lố lăng. Về mặt văn chương thì tầm thường, cuốn sách này nổi đình nổi đám chắc vì phổ biến mấy quan niệm ba-xu, giả-khoa học như thế cho công chúng. Mà chắc nó bán chạy như thế cũng là vì hợp với gu của người Tàu, nhu cầu vừa tự huyênh hoang thủ dâm truyền thống, vừa tự nhục mạ khổ dâm bản thân. Thôi chết, mình nói như thế có phải là dân tộc chủ nghĩa với phân biệt chủng tộc không nhỉ? Kệ, tội vạ đâu thì mình gọi bác Lỗ Tấn ra chịu giúp.

Thực ra bác Thùy tuy mắng bác Nhung nhưng cả hai đều cùng trường phái cả, đều Nam văn, Bắc võ, Nam trồng trọt hiền hòa, Bắc du mục dữ tợn, lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi lý giải về văn hóa của mình. Bác Nhung ít ra còn biết cách giấu lập luận đó dưới hình thức hư cấu, vào trong tiểu thuyết (nhưng như thế có khi còn nguy hiểm hơn vì khả năng phổ biến rộng rãi những lập luận ngây thơ, thiếu cơ sở khoa học cho công chúng). Bác Thùy thì rung chân ở nhà mà phán lịch sử qua các bài viết nửa ngô nửa khoai gửi đăng báo mạng. Ít cực đoan và võ đoán hơn nhưng vẫn mang tính “thánh bảo” thì có bác Kim Định ngày xưa viết sách nghiên cứu với bác Trần Ngọc Thêm ngày nay viết sách giáo khoa cho sinh viên đại học. Bác Kim Định có vẻ giỏi nhưng nói chung mình cũng chưa đọc sách của bác mà chỉ đọc những gì các đệ tử bác như Trần Ngọc Thêm hay Hà Văn Thùy dẫn nên không dám nói gì nhiều. Thôi, kính nhi viễn chi, thà đọc Nho giáo của Trần Trọng Kim còn hơn đọc về Việt Nho của bác Kim Định.

Havel và Cuộc sống của những người khác

Trích “Quyền lực của không quyền lực” của Vaclav Havel.

“Sự khủng hoảng nghiêm trọng của con người xuất hiện do sống trong dối trá, một cuộc khủng hoảng mà đến lượt nó lại làm cho một cuộc sống như vậy trở nên khả thi, chắc chắn phải mang một chiều kích đạo đức nữa: nó bộc lộ, bên cạnh những đặc điểm khác, như là một cuộc khủng hoảng đạo đức sâu sắc trong xã hội. Một người đã từng bị hấp dẫn bởi hệ thống giá trị tiêu thụ, người mà bản sắc đã bị hòa tan trong những trang phục hỗn tạp của nền văn minh đại chúng, người không có gốc rễ trong trật tự của tồn tại, không có cảm nhận trách nhiệm về bất kì cái gì ngoài sự sinh tồn của bản thân, là một người bị vô đạo đức hóa. Hệ thống dựa vào sự vô đạo đức hóa này, khoét sâu nó, và trên thực tế hệ thống ấy chính là sự phóng chiếu sự vô đạo đức lên xã hội.


Ngược lại, sống trong sự thật, như là sự nổi dậy của con người chống lại sự sắp đặt cưỡng bức, là một cố gắng giành lại quyền kiểm soát cảm nhận của cá nhân về trách nhiệm. Nói cách khác, nó hiển nhiên là một hành vi đạo đức, không chỉ vì người ta phải trả giá đắt cho nó, mà cơ bản là vì nó vô tư lợi: rủi ro có thể được đền đáp dưới hình thức chữa lành bệnh cho hiện trạng, mà cũng có thể không. Về mặt này, như tôi đã trình bày trước đây, nó là một canh bạc được tất hoặc mất tất, và thật khó mà tưởng tượng được một con người duy lý lại bước lên con đường chông gai ấy chỉ vì anh ta tin rằng hi sinh hôm nay sẽ đem lại lợi ích ngày mai - dưới hình thức sự cảm kích của công chúng. (Nhân tiện, những người đại diện cho quyền lực luôn vu khống những người sống trong sự thật bằng cách không ngừng quy kết những động cơ vị lợi cho họ - sự thèm muốn quyền lực, danh vọng, hay tiền tài - và do đó chúng đã thử, ít nhất là tìm cách dính líu những người sống trong sự thật này vào thế giới của chúng, thế giới của sự phi đạo đức tổng thể).”

----

Đoạn này rất hay. Như vậy trái với lý thuyết về một nền đạo đức khắc khổ mang tính Thanh giáo như là phẩm chất của “con người mới” sống trong hệ thống hậu toàn trị, trên thực tế, hệ thống này khuyến khích sự tôn thờ chủ nghĩa tiêu thụ và sự vô trách nhiệm với bất cứ cái gì ngoài sự sinh tồn cá nhân. Bởi lẽ, đó là các yếu tố đảm bảo cho các cá nhân trong xã hội sẽ tiếp tục yên ổn “sống trong dối trá”, chấp nhận tính hợp lý trong sự tồn tại của hệ thống.

Điều tưởng như nghịch lý đó lại hóa ra là hợp lý, cần thiết cho sự vận hành của hệ thống. Chứ hoàn toàn không phải là sự tha hóa, vô trách nhiệm, chạy theo chủ nghĩa tiêu dùng ấy là do “tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, của lối sống phương Tây chạy theo giá trị vật chất tầm thường”. Hệ thống hậu toàn trị (dùng từ của Havel) có khả năng dung hợp được những chủ nghĩa tiêu thụ và hưởng thụ một cách rất dễ dàng, thậm chí còn ngầm khuyến khích nó. Nói cách khác, hệ thống khuyến khích sự vô đạo đức hóa xã hội. Như Havel nói, “Hệ thống dựa vào sự vô đạo đức hóa này, khoét sâu nó, và trên thực tế hệ thống ấy chính là sự phóng chiếu sự vô đạo đức lên xã hội.”

Hãy liên tưởng tới bộ phim mới đoạt giải Oscar gần đây “Cuộc sống của những người khác”. Có trùng hợp không mà một tác phẩm khác về cuộc sống dưới một chế độ hậu toàn trị cũng có tên là “Cuộc sống không ở đây”. Đó hẳn là bi kịch của những cá nhân bị sự vô đạo đức hóa của hệ thống tìm cách làm tha hóa, sống trong một hệ thống mà giá trị đạo đức được chấp nhận, khuyến khích và tán dương nhiều nhất là sự tuân thủ với các lẽ dối trá (và các mỹ từ che đậy cho cơn khủng hoảng đạo đức: thức thời, nhẫn etc.)

Bi kịch cuộc đời của những người chưa hòan toàn bị vô đạo đức hóa bởi hệ thống chính là chính là “cuộc sống không ở đây”, “cuộc sống của những người khác”. Giống như một câu hát của ca sĩ Charlene: I’ve been to “paradise” but I’ve never been to me*

Trong “Cuộc sống của những người khác”, lý giải thế nào về hành động của Wiesler. Tất nhiên, có thể hiểu đó là chiến thắng của lương tâm con người và cái thiện. Những cuộc đấu tranh như thế sẽ xảy ra ở bất kỳ thời nào, chế độ nào. Nhưng hiểu theo một góc hơi khác, gắn với bối cảnh của bộ phim thì đó chính là hành động tìm lại đạo đức như Havel nói, là cố gắng sống trong sự thực, giành lại quyền kiểm soát cá nhân về trách nhiệm. Wiesler là một nhân vật rất đẹp vì anh ta đi từ chỗ bị vô đạo đức hóa triệt để bởi hệ thống, sống cuộc đời của một cái máy, một mắt xích vận hành hoàn hảo đúng như hệ thống mong muốn, chấp nhận tất cả những gì hệ thống mong đợi tới việc anh ta giành lại cảm nhận về trách nhiệm bản thân. Đó là sự chuyển biến từ sự mất ý thức về cá nhân và trách nhiệm cá nhân tới sự tự do (người ta chỉ có thể tự do khi người ta có thể lựa chọn và cảm thấy trách nhiệm cá nhân cho các lựa chọn của mình). Vì thế người xem hiểu được nụ cười của Wiesler ở cuối phim cùng lời nói của ông “It’s for me”. Câu nói này không chỉ thể hiện niềm tự hào với việc tốt trong đời mà ông làm được, nó còn là ý thức về sự tự do và trách nhiệm cá nhân và sự tự giải phóng bản thân mình khỏi vai trò một công cụ vô cảm và chính xác của hệ thống.

Đối ngược với Wiesler thì hành động của Christina-Maria trong phim lại là một bi kịch hiển hiện của sự vô đạo đức hóa do hệ thống khuyến khích. Buồn thay, đó lại là một bi kịch rất phổ biến trong các xã hội hậu toàn trị, dù trong hầu hết các trường hợp, nó có hình thức êm ả và khó nhận thấy hơn nhiều so v
ới trường hợp của
Christina-Maria. Cách khai thác, nô dịch hóa con người của hệ thống với Christina-Maria rất tinh vi. Mồi lợi và sự đe dọa của nó là những quyền lợi và ưu đãi về nghề nghiệp, vị trí, tiền bạc. Và nó tìm cách làm mất trách nhiệm cá nhân của đối tượng bằng cách chỉ ra rằng xung quanh ai cũng làm thế, làm như thế là bạn đã thực hiện nghĩa vụ công dân tốt, và là một hành vi đạo đức, hay là một sự hy sinh vì lợi ích chung. Và thế nên quá trình tha hóa của Christina-Maria cũng được thực hiện từng bước. Ban đầu là làm tình với viên Bộ trưởng để giữ vị trí và việc làm cho cô và người tình. Dần dần, hệ thống dẫn dắt, ép buộc cô phải phản bội người tình, trở thành một công cụ của hệ thống. Đó là quá trình đi ngược lại chiều của Wistler, từ một nghệ sĩ (mà nghệ sĩ thì thường được coi là người khá tự do trong xã hội) trở thành kẻ bị nô dịch về tinh thần (và cả thể xác). Ngay cả cái chết của cô cũng là một tai nạn, chứ không phải một hành vi có tính toán thể hiện trách nhiệm cá nhân như cái chết do tự tử của Jerska. Đó là vì Jerska là người tự do tinh thần còn Christina-Maria thì không. Jerska là nạn nhân của hệ thống còn Christina-Maria vừa là nạn nhân vừa là công cụ của hệ thống. Cái chết của Jerska là bằng chứng về sự đàn áp của hệ thống, còn cái chết của Christina-Maria tố cáo sự vô đạo đức hóa, phi cá nhân hóa của hệ thống với con người.

Nhưng tôi vẫn nghĩ, hơn mọi yếu tố khác, chính sự chứng kiến việc
Christina-Maria bị hệ thống “vô đạo đức hóa” là nguyên nhân chủ yếu khiến những người như Wiesler thức tỉnh trong quá trình hướng tới việc tìm lại trách nhiệm cá nhân. Cũng như những người vô danh nào đó có thể sẽ thức tỉnh phần nào khi đọc bài báo của Dreyman về những cái chết do tự tử của rất nhiều người Đông Đức- những bi kịch cuộc đời của những người có “cuộc sống không ở đây” từng bị hệ thống đàn áp, khinh miệt và rồi dửng dưng, cố tình lãng quên họ, gạt họ ra khỏi sổ sách như thể họ chưa từng tồn tại trong cõi đời. Và chắc đó là lý do tại sao bức tường Berlin cuối cùng cũng sụp đổ sau hơn 40 năm. Người ta không thể nào tiếp tục sống mãi bằng “cuộc sống của những người khác”. Rồi cũng có lúc họ phải nói Goodbye Lenin **.


* Lời trong bài hát nổi tiếng I’ve never been to me của Charlene, được giễu nhại trong phim Shrek 3 mới ra.

** Tên một phim khác của Đức về thời kỳ trước và sau bức tường Berlin sụp đổ.

(Nhân đọc Havel và tán chuyện về phim Cuộc sống của những người khác ở chỗ này)

(Đã sửa lại tên nhân vật. Cảm ơn hoaianh).

Entry for May 31, 2007

Việt Nam công bố kết quả bầu cử

Đấy, thế mà báo chí trước kia cứ làm ầm ĩ chuyện tự ra ứng cử, nghe có vẻ hồ hởi lắm
như nước ta sắp dân chủ tới nơi rồi (đấy là giả sử có cứng đầu mà cho rằng hiện nay chưa dân chủ lắm).

Báo chí và nhân dân lại còn vụ thắc mắc tại sao ông hội đồng Khoa rút đơn ra ứng cử. Nhưng mà như lời ông Phó chủ tịch Quốc hội nói ấy, Việt Nam không có lệ tranh cử. Chỉ có lệ toàn dân đi bầu thôi. Bầu cử, giống như đóng thuế, là quyền lợi và trách nhiệm của toàn dân.

Vẫn cứ là Đảng cử, dân bầu thôi. Quan trọng là Đảng cử, và dân thì phải đi bầu, còn bầu ai hay không thì chả quan trọng vì Đảng cử rồi. À nhưng mà vẫn có một người tự ứng cử trúng cử cơ mà. :D


"
Trong số 150 ứng viên không phải đảng viên Cộng sản, chỉ có 43 người trúng cử.

Trong số 30 người tự ra ứng cử thì chỉ có một người trúng.

Số ứng viên trúng cử còn lại bao gồm 153 người do Trung ương giới thiệu và 340 người do địa phương đề cử.

Như vậy, hơn 90% đại biểu trúng cử là người của đảng cộng sản cầm quyền - là điều mọi người đã biết từ trước.

...
Vào cuối ngày bầu cử, 20/5, báo chí trong nước cho hay có hơn 56 triệu cử tri đi bầu cử, đạt tỉ lệ trên 99.6%."

Entry for May 31, 2007

Vào esnips của em GT, nghe bài này, thấy cũng có câu "tháng sáu". Nhớ hồi trước thỉnh thoảng vào vov.vn nghe bài này phổ thơ Trần Đăng Khoa. Thơ cũng hay mà nghe cái giọng Nam Định quê quê của em bé hát xướng và tốp ca (giờ chắc mình phải gọi là cô hay ít ra là chị hết) thấy cảm động gần chết.

Nghe nhạc

HẠT GẠO LÀNG TA

Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...

Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...

Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất

Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta...


1969

Thơ Trần Đăng Khoa xưa hay nhỉ, chẳng trách được tụng xưng thần đồng.

Có bài “Em đi giữa biển vàng” này nghe cũng hay. Thỉnh thoảng đổi sang nghe nhạc mono trên radio thời xưa cho nó khác, nghe mãi âm thanh stereo cũng nhức đầu. Nhớ Kundera nói, thời hiện đại, người ta không nghe nhạc nữa, ở bất cứ chỗ nào cũng có tiếng nhạc đập vào tai họ, từ nhà ga, bến tàu cho tới quán café, hiệu sách. Thế nên chẳng có gì lạ khi Joshua Bell (tên đúng không?) ra nhà ga kéo violin cũng chẳng có ai thèm nghe. Paul Simon không biết có từng đi hát ở ga tàu điện ngầm không nhưng cũng than vãn “People hearing without listening”


Entry for May 31, 2007

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Powered by eSnips.com


Th\u1ebf l\u00e0 h\u1ebft th\u00e1ng 5.

Mai l\u00e0 th\u00e1ng 6.

C\u00f3 bao nhi\u00eau b\u00e0i h\u00e1t, b\u00e0i th\u01a1 v\u1ec1 th\u00e1ng 6? Kh\u00f4ng bi\u1ebft, ch\u1eafc l\u00e0 nhi\u1ec1u, t\u1ea5t nhi\u00ean kh\u00f4ng nhi\u1ec1u b\u1eb1ng m\u00f9a thu nh\u01b0ng nhi\u1ec1u h\u01a1n th\u00e1ng n\u0103m hay th\u00e1ng b\u1ea3y.

Nh\u1edb v\u00e0i c\u00e2u:

\u201cTh\u00e1ng s\u00e1u, m\u01b0a, m\u01b0a. Gi\u00e1 tr\u1eddi \u0111\u1eebng m\u01b0a v\u00e0 anh \u0111\u1eebng nh\u1edb. Tr\u1eddi kh\u00f4ng m\u01b0a v\u00e0 em kh\u00f4ng nh\u1edb, anh c\u00f2n bi\u1ebft l\u00e0m g\u00ec.\u201d Anh c\u00f2n bi\u1ebft l\u00e0m g\u00ec?

Nh\u1edb m\u1ea5y c\u00e2u n\u00e0y c\u00f2n l\u00e0m t\u1ef1a \u0111\u1ec1 cho b\u00e0i Jazz cho m\u1ed9t ng\u00e0y m\u01b0a c\u1ee7a b\u1ea1n Pagoda TTVNOL x\u01b0a.

L\u1ea1i m\u1ed9t c\u01a1n m\u01b0a th\u00e1ng s\u00e1u kh\u00e1c \u201c\u201cTh\u00e1ng s\u00e1u nh\u1ea1t m\u01b0a, m\u01b0a \u01b0\u1edbt m\u1ec1m vai em. Tr\u1eddi m\u00eanh mang x\u00f5a k\u00edn b\u1edd mi ngoan\u201d.

L\u00e3ng m\u1ea1n v\u00e0 \u01b0\u1edbt \u00e1t t\u1edbi s\u1ea7u ng\u01b0\u1eddi. Nh\u01b0ng m\u00e0 d\u1ec5 th\u01b0\u01a1ng. Nh\u1eefng b\u00e0i hay nh\u1ea5t c\u1ee7a Ng\u00f4 Th\u1ee5y Mi\u00ean ho\u00e0n to\u00e0n c\u00f3 kh\u1ea3 n\u0103ng g\u00e2y nghi\u1ec7n, ng\u1ecdt ng\u00e0o qu\u00e1 ng\u1ecdt ng\u00e0o kh\u00f4ng ch\u1ecbu n\u1ed5i. N\u1ebfu y\u00eau m\u1ed9t c\u00f4 n\u00e0o gi\u1ed1ng m\u1ea5y c\u00f4 trong nh\u1ea1c Ng\u00f4 Th\u1ee5y Mi\u00ean li\u1ec7u c\u00f3 th\u00edch kh\u00f4ng nh\u1ec9? V\u1eeba ngoan, v\u1eeba l\u00e0nh, v\u1eeba xinh?

Th\u00e1ng s\u00e1u h\u00ecnh nh\u01b0 trong Nam c\u00f3 r\u1ea5t nhi\u1ec1u m\u01b0a, \u1edf ngo\u00e0i B\u1eafc c\u0169ng nhi\u1ec1u nh\u01b0ng kh\u00f4ng \u0111\u1ebfn m\u1ee9c th\u1ebf. M\u01b0a th\u00e1ng s\u00e1u h\u00ecnh nh\u01b0 l\u00e0 m\u00e1t, d\u1ec5 ch\u1ecbu, hay c\u00f3 s\u1ea5m, ch\u1ee9 kh\u00f4ng d\u1ea7m d\u1ec1 \u0111\u1ebfn s\u1ed1t ru\u1ed9t nh\u01b0 m\u01b0a xu\u00e2n. C\u00f2n nh\u1edb c\u01a1n m\u01b0a th\u00e1ng s\u00e1u n\u00e0o n\u0103m ngo\u00e1i ch\u0103ng? M\u1ed9t c\u01a1n m\u01b0a ban s\u00e1ng, tr\u1eddi t\u1ed1i s\u1eadp l\u1ea1i, m\u01b0a ch\u1ee3t \u0111\u1ebfn r\u1ed3i ch\u1ee3t \u0111i, \u0111\u1ec3 l\u1ea1i m\u1eb7t \u0111\u01b0\u1eddng Gi\u1ea3ng V\u00f5 loang lo\u00e1ng n\u01b0\u1edbc. M\u1ed9t c\u01a1n m\u01b0a kh\u00e1c \u0111\u1ebfn trong c\u01a1n b\u00e3o, k\u1ecbp qu\u1eadt ng\u00e3 m\u1ea5y c\u00e2y l\u1edbn ven h\u1ed3 Ng\u1ecdc Kh\u00e1nh trong m\u1ed9t bu\u1ed5i t\u1ed1i ng\u1ed3i m\u1ed9t m\u00ecnh tr\u00e1nh m\u01b0a \u1edf Li\u1ec5u Giai caf\u00e9. M\u1ed9t c\u01a1n m\u01b0a r\u00ec r\u1ea7m su\u1ed1t bu\u1ed5i t\u1ed1i n\u01a1i g\u00e1c hai m\u1ed9t qu\u00e1n nh\u1ecf ven h\u1ed3 Gi\u1ea3ng V\u00f5. Hay \u0111\u00f3 l\u00e0 th\u00e1ng b\u1ea3y nh\u1ec9, ch\u1eb3ng nh\u1edb n\u1eefa. D\u00f9 sao, nh\u01b0 th\u1ebf tr\u00ed nh\u1edb suy t\u00e0n th\u1eadt nh\u01b0ng c\u0169ng kh\u00f4ng \u0111\u1ebfn n\u1ed7i t\u1ed3i qu\u00e1, ch\u01b0a \u0111\u1ebfn m\u1ee9c ph\u1ea3i nh\u01b0 anh g\u00ec trong Memento x\u0103m kh\u1eafp ng\u01b0\u1eddi cho kh\u1ecfi qu\u00ean. C\u0169ng kh\u00f4ng \u0111\u1ebfn n\u1ed7i ph\u1ea3i h\u1edbt h\u1ea3i l\u1eadt \u0111\u1eadt nh\u01b0 anh Jim Carrey trong Eternal Sunshine t\u00ecm n\u01a1i n\u00e0o \u0111\u1ec3 gi\u1ea5u k\u00fd \u1ee9c.

C\u00f2n b\u00e0i n\u00e0o n\u1eefa v\u1ec1 th\u00e1ng s\u00e1u? \u201cC\u01a1n m\u01b0a \u0111\u01b0a m\u00ecnh v\u00e0o th\u00e1ng S\u00e1u. Th\u1eddi gian tr\u00f4i theo ti\u1ebfng ve k\u00eau\u201d Th\u00e1ng S\u00e1u m\u00f9a thi, l\u00e0 th\u1ee9 th\u00e1ng s\u00e1u c\u1ee7a m\u01b0\u1eddi n\u0103m tr\u01b0\u1edbc, m\u01b0\u1eddi hai n\u0103m tr\u01b0\u1edbc. B\u00e0i n\u00e0y c\u00f3 m\u1ea5y c\u00e2u d\u1ec5 th\u01b0\u01a1ng, \u00fd h\u01a1i l\u1ea1 \u201cTh\u00e1ng S\u00e1u m\u00f9a thi. Anh hi\u1ec3u l\u1eafm, c\u00e1i nh\u00edu m\u1ea7y ch\u00e2n th\u1eadt\u201d- L\u00ea Tu\u1ea5n h\u00e1t, c\u00f3 c\u00e1i kh\u00f4ng kh\u00ed c\u1ee7a c\u00e1i th\u1eddi \u201cch\u00f9m ph\u01b0\u1ee3ng v\u0129 em c\u1ea7m l\u00e0 tu\u1ed5i t\u00f4i m\u01b0\u1eddi t\u00e1m\u201d.

C\u00f2n m\u1ed9t c\u00e2u n\u1eefa \u201cNh\u1eefng con \u0111\u01b0\u1eddng ngo\u1ea1i \u00f4 n\u1eafng ch\u00f3i. Nh\u1eefng con \u0111\u01b0\u1eddng \u0111\u1ea7y hoa th\u00e1ng s\u00e1u h\u00e8 r\u01a1i\u201d. Ti\u1ebfp theo m\u1ea5y c\u00e2u n\u00e0y t\u1ea5t nhi\u00ean s\u1ebd l\u00e0 \u201cT\u00f4i mong v\u1ec1 H\u00e0 N\u1ed9i, \u0111\u1ec3 nghe gi\u00f3 s\u00f4ng H\u1ed3ng th\u1ed5i\u201d. H\u00e0 N\u1ed9i th\u00e1ng s\u00e1u c\u00f3 hoa g\u00ec? Ch\u1eafc l\u00e0 b\u1eb1ng l\u0103ng, cu\u1ed1i th\u00e1ng 5 n\u0103m ngo\u00e1i v\u1ec1 th\u1ea5y t\u00edm s\u1eabm kh\u1eafp ph\u1ed1 ph\u01b0\u1eddng. Sau \u0111\u00f3 ch\u1eafc l\u00e0 l\u00e1c \u0111\u00e1c ph\u01b0\u1ee3ng.

\u201cTh\u00e1ng s\u00e1u, m\u01b0a, m\u01b0a. Gi\u00e1 tr\u1eddi \u0111\u1eebng m\u01b0a v\u00e0 anh \u0111\u1eebng nh\u1edb. Tr\u1eddi kh\u00f4ng m\u01b0a v\u00e0 anh kh\u00f4ng nh\u1edb, anh c\u00f2n bi\u1ebft l\u00e0m g\u00ec.\u201d \u1eea, gi\u1edd tr\u1eddi kh\u00f4ng m\u01b0a v\u00e0 anh kh\u00f4ng nh\u1edb n\u00ean anh c\u0169ng ch\u1eb3ng bi\u1ebft l\u00e0m g\u00ec n\u1eefa. Anh \u0111i ng\u1ee7 v\u1eady.

Ch\u00fac m\u1eebng ng\u00e0y Qu\u1ed1c t\u1ebf thi\u1ebfu nhi (cho c\u00f3 c\u00e1i m\u00e0 ch\u00fac m\u1eebng ch\u1ee9).
");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Wednesday, May 30, 2007

Airline ticket

Hic, sao bất công thế. Tớ check trên mạng thấy vé từ châu Âu sang Mỹ lại rẻ hơn nhiều lần so với vé từ Mỹ sang châu Âu. Cụ thể, vé từ Paris sang NY chỉ có chừng $550!
Có bạn nào có tip mua được vé rẻ từ Mỹ sang châu Âu thì bảo tớ chứ giờ toàn thấy vé $1200 trở lên, tương đương về VN. Cách đây 3 tuần mình check thì mới chỉ có 850. Đau lòng quá :(

Update:

My travel plan

22/6 Stockholm
26/6 Halle
29/6 Berlin
01/7 Vienna
04/7
Paris
7/7 Stockholm
11-Jul
USA




Tuesday, May 29, 2007

Entry for May 29, 2007

Đọc "Quyền lực của Không quyền lực" của Vaclav Havel trên talawas thấy quả là xuất sắc. Havel là người đưa ra khái niệm "hậu toàn trị" để chỉ về thời kỳ sau toàn trị. Rất nhiều điều Havel nói là những điều nhiều người cũng nghĩ tới nhưng không hệ thống hóa và biện luận chặt chẽ như ông. Rất đáng đọc.



Entry for May 29, 2007

Tiếp tục post và dịch nhạc sến. Bài này vốn của Ian Tyson nhưng version nổi tiếng nhất là của Neil Young cover. Bài hát là tâm sự của những người làm thuê nông nghiệp ở Canada, nay đây mai đó, dẫu muốn giữ tình yêu nhưng cũng thật khó khăn. Nhưng tâm trạng trong bài hát cũng có thể gặp ở bất cứ một giai đoạn nào đó trong cuộc đời mỗi người, gặp gỡ rồi chia ly trong tương lai bất định. Bài này hơi khó dịch, thử mãi mà vẫn thấy trúc trắc, nhưng vì mình thích bài hát này nên cứ post ở đây.


Four strong winds

Neil Young
Ian & Sylvia Tyson

Think I'll go out to Alberta
Weather's good there in the fall
I got some friends that I could go to working for.

Still I wish you'd change your mind
If I ask you one more time
But we've been through this a hundred times or more.

Four strong winds that blow lonely
Seven seas that run high
All those things that don't change come what may.

If the good times are all gone
Then I'm bound for movin' on
I'll look for you if I'm ever back this way.

If I get there before the snow flies
And if things are lookin' good
You could meet me if I send you down the fare.

But, by then it would be winter
Not too much for you to do
And those winds sure can blow cold way out there.

Four strong winds that blow lonely
Seven seas that run high
All those things that don't change come what may.

The good times are all gone
So I'm bound for movin' on
I'll look for you if I'm ever back this way.


------

Bốn gió mạnh

(for someone in a far-away land, yet so close)

Có thể anh sẽ tới Alberta
Mùa thu nơi đó thời tiết đẹp
Bạn bè sẽ giúp anh tìm được việc

Nhưng sao anh vẫn mong em thay đổi
Nếu hỏi lại em, chỉ một lời thôi
Dù ích chi, mình đã bàn trăm bận.

Bốn gió mạnh thổi trong đơn côi
Bảy biến lớn nước dâng ngang trời
Có những thứ chẳng bao giờ thay đổi
Đến hay không, ta mặc kệ thôi.

Niềm vui đôi ta giờ đã xa xôi
Anh sẽ phải đi tiếp đường đời
Anh sẽ gắng tìm lại em, em ạ
Nếu một ngày kia, anh quay trở lại.

Nếu anh tới đó trước mùa tuyết rơi
Và nếu mọi sự đều như mong đợi
Anh sẽ gửi em chiếc vé tàu
Và hai ta sẽ sớm bên nhau

Nhưng sau đó sẽ là mùa đông
Sẽ chẳng còn gì cho em làm cả
Chỉ những cơn gió thổi làn hơi lạnh giá.

Bốn gió mạnh thổi trong đơn côi
Bảy biến lớn nước dâng ngang trời
Có những thứ chẳng bao giờ thay đổi
Đến hay không, ta mặc kệ thôi

Niềm vui đôi ta giờ đã xa xôi
Anh sẽ phải đi tiếp đường đời
Anh sẽ gắng tìm lại em, em ạ
Nếu một ngày kia, anh quay trở lại.

Entry for May 28, 2007

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Get this widget | Share | Track details
Get this widget | Share | Track details




D\u1ecbch th\u1eed 2 b\u00e0i h\u00e1t c\u1ee7a Neil Young.

1. Harvest Moon

Come a little bit closer
Hear what I have to say
Just like children sleepin
We could dream this night away.

But theres a full moon risin
Lets go dancin in the light
We know where the music's playin
Lets go out and feel the night.

Because Im still in love with you
I want to see you dance again
Because Im still in love with you
On this harvest moon.

When we were strangers
I watched you from afar
When we were lovers
I loved you with all my heart.

But now its gettin late
And the moon is climbin high
I want to celebrate
See it shinin in your eye.

Because Im still in love with you
I want to see you dance again
Because Im still in love with you
On this harvest moon.


Tr\u0103ng r\u1eb1m m\u00f9a g\u1eb7t

H\u00e3y l\u1ea1i g\u1ea7n b\u00ean anh
\u0110\u1ec3 nghe \u0111i\u1ec1u anh n\u00f3i
Nh\u01b0 l\u0169 tr\u1ebb \u0111ang ng\u1ee7 say
M\u00ecnh c\u00f3 th\u1ec3 m\u01a1 h\u1ebft \u0111\u00eam nay

Nh\u01b0ng ngo\u00e0i kia tr\u0103ng r\u1eb1m \u0111ang l\u00ean
H\u00e3y c\u00f9ng anh nh\u1ea3y d\u01b0\u1edbi \u00e1nh tr\u0103ng
K\u00eca ti\u1ebfng nh\u1ea1c t\u1eeb \u0111\u00e2u \u0111\u01b0a t\u1edbi
Ch\u00fang m\u00ecnh h\u00e3y b\u01b0\u1edbc ra ngo\u00e0i
V\u00e0 c\u00f9ng c\u1ea3m nh\u1eadn \u0111\u00eam nay

B\u1edfi anh v\u1eabn \u0111ang y\u00eau em
Anh mu\u1ed1n nh\u00ecn th\u1ea5y em nh\u1ea3y
B\u1edfi anh v\u1eabn \u0111ang y\u00eau em
Trong \u0111\u00eam nay, m\u00f9a g\u1eb7t tr\u0103ng r\u1eb1m

Khi ch\u00fang ta c\u00f2n l\u00e0 ng\u01b0\u1eddi l\u1ea1
Anh l\u1eb7ng l\u1ebd ng\u1eafm em t\u1eeb xa
Khi ch\u00fang ta tr\u1edf th\u00e0nh \u0111\u00f4i l\u1ee9a
Anh y\u00eau em b\u1eb1ng t\u1ea5t c\u1ea3 t\u00e2m h\u1ed3n

Nh\u01b0ng gi\u1edd th\u00ec c\u0169ng mu\u1ed9n r\u1ed3i
Ngo\u00e0i kia tr\u0103ng l\u00ean cao
Anh mu\u1ed1n k\u1ef7 ni\u1ec7m t\u00ecnh y\u00eau m\u00ecnh
\u0110\u01b0\u1ee3c th\u1ea5y n\u00f3 b\u1eebng l\u00ean trong m\u1eaft em

B\u1edfi anh v\u1eabn \u0111ang y\u00eau em
Anh mu\u1ed1n nh\u00ecn th\u1ea5y em nh\u1ea3y
B\u1edfi anh v\u1eabn \u0111ang y\u00eau em
Trong \u0111\u00eam nay, m\u00f9a g\u1eb7t tr\u0103ng r\u1eb1m

-------

2.Helpless

There is a town in north Ontario,
With dream comfort memory to spare,
And in my mind I still need a place to go,
All my changes were there.

Blue, blue windows behind the stars,
Yellow moon on the rise,
Big birds flying across the sky,
Throwing shadows on our eyes.
Leave us

Helpless, helpless, helpless
Baby can you hear me now?
The chains are locked and tied across the door,
Baby, sing with me somehow.

Blue, blue windows behind the stars,
Yellow moon on the rise,
Big birds flying across the sky,
Throwing shadows on our eyes.
Leave us

Helpless, helpless, helpless.



R\u00e3 r\u1eddi

C\u00f3 m\u1ed9t th\u1ecb tr\u1ea5n nh\u1ecf \u1edf B\u1eafc Ontario
N\u01a1i c\u00f3 gi\u1ea5c m\u01a1, n\u1ed7i nh\u1edb, ni\u1ec1m an \u1ee7i
Nh\u01b0ng t\u00f4i mu\u1ed1n t\u1edbi m\u1ed9t n\u01a1i xa x\u00f4i n\u00e0o \u0111\u00f3
\u1ede n\u01a1i \u0111\u00f3, t\u1ea5t c\u1ea3 s\u1ebd \u0111\u1ed5i thay.

Khung c\u1eeda s\u1ed5 xanh, xanh d\u01b0\u1edbi \u00e1nh sao
M\u1eb7t tr\u0103ng v\u00e0ng v\u01b0\u01a1n d\u1ea7n l\u00ean cao
L\u0169 chim l\u1edbn bay ngang b\u1ea7u tr\u1eddi
Th\u1ea3 b\u00f3ng t\u1ed1i v\u00e0o m\u1eaft ch\u00fang t\u00f4i
Khi\u1ebfn t\u00f4i c\u1ea3m th\u1ea5y
R\u00e3 r\u1eddi, r\u00e3 r\u1eddi v\u00e0 y\u1ebfu \u0111u\u1ed1i

Em y\u00eau \u01a1i, em c\u00f3 nghe l\u1eddi anh n\u00f3i?
Nh\u1eefng chi\u1ebfc x\u00edch kh\u00f3a, gi\u0103ng ngang khung c\u1eeda
Em y\u00eau \u01a1i, d\u00f9 sao xin h\u00e3y h\u00e1t v\u1edbi anh.

Khung c\u1eeda s\u1ed5 xanh, xanh d\u01b0\u1edbi \u00e1nh sao
M\u1eb7t tr\u0103ng v\u00e0ng v\u01b0\u01a1n d\u1ea7n l\u00ean cao
L\u0169 chim l\u1edbn bay ngang b\u1ea7u tr\u1eddi
Th\u1ea3 b\u00f3ng t\u1ed1i v\u00e0o m\u1eaft ch\u00fang t\u00f4i
Khi\u1ebfn t\u00f4i c\u1ea3m th\u1ea5y
R\u00e3 r\u1eddi, r\u00e3 r\u1eddi v\u00e0 y\u1ebfu \u0111u\u1ed1i

R\u00e3 r\u1eddi, r\u00e3 r\u1eddi v\u00e0 y\u1ebfu \u0111u\u1ed1i. <");To view this multimedia content, please enable Javascript./embed>

Monday, May 28, 2007

Entry for May 28, 2007

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "

Clip cu\u1ed1i c\u00f9ng t\u1eeb youtube trong ng\u00e0y h\u00f4m nay (h\u00f4m nay flood blog h\u01a1i b\u1ecb nhi\u1ec1u). Nghe l\u1ea1i Bon Jovi. C\u00e1c fan nh\u1ea1c rock \u201cch\u00e2n ch\u00ednh\u201d c\u00f3 th\u1ec3 c\u01b0\u1eddi khi nghe n\u00f3i t\u1edbi Bon Jovi, v\u00e0 c\u00f3 th\u1ec3 k\u1ebft lu\u1eadn nh\u1ea1c anh n\u00e0y l\u00e0 th\u01b0\u01a1ng m\u1ea1i h\u00f3a, l\u00e0 s\u1ebfn, nh\u1ea1c \u0111\u01a1n \u0111i\u1ec7u, l\u00e0 rock cho g\u00e1i hay cho teen etc. M\u00e0 c\u0169ng \u0111\u00fang th\u1eadt (n\u00f3i cho ch\u00ednh x\u00e1c th\u00ec m\u00ecnh c\u0169ng ch\u01b0a bao gi\u1edd th\u1ef1c s\u1ef1 l\u00e0 fan c\u1ee7a Bon Jovi), m\u1ea5y c\u00e2u nh\u01b0 \u201cI'll be there for you. I'd live and I'd die for you. Steal the sun from the sky for you\u201d th\u00ec c\u0169ng s\u1ebfn v\u00e0 cheesy th\u1eadt. V\u00e0 r\u1ea5t nhi\u1ec1u kh\u00e1n gi\u1ea3 n\u1eef h\u00e2m m\u1ed9 Bon Jovi kh\u00f4ng ch\u1ec9 v\u00ec anh \u1ea5y h\u00e1t nhi\u1ec1u b\u00e0i rock s\u1ebfn m\u00e0 c\u00f2n v\u00ec anh \u1ea5y \u0111\u1eb9p trai baby face n\u1eefa, ki\u1ec3u n\u1ed5i lo\u1ea1n nh\u01b0ng v\u1eabn c\u00f3 th\u1ec3 thu\u1ea7n h\u00f3a- \u0111\u00fang m\u1eabu nhi\u1ec1u ph\u1ee5 n\u1eef th\u00edch. Anyway, chuy\u1ec7n \u0111\u00f3 \u0111\u1ec3 ra ri\u00eang, th\u1ec9nh tho\u1ea3ng c\u00f3 nh\u1eefng l\u00fac m\u00ecnh c\u0169ng th\u00edch nghe nh\u1eefng b\u00e0i v\u00f4 t\u01b0 ki\u1ec3u Bon Jovi ca ng\u1ee3i th\u1ee9 t\u00ecnh y\u00eau c\u00f3 th\u1ec3 h\u01a1i c\u00f4ng th\u1ee9c v\u00e0 clich\u00e9- nh\u01b0ng m\u00e0 trong \u0111\u1eddi n\u00e0y c\u00f3 th\u1ee9 t\u00ecnh y\u00eau n\u00e0o l\u00e0 kh\u00f4ng c\u00f4ng th\u1ee9c v\u00e0 clich\u00e9 nh\u01b0 Umberto Eco t\u1eebng n\u00f3i trong c\u00e1ch t\u1ecf t\u00ecnh h\u1eadu hi\u1ec7n \u0111\u1ea1i. Ho\u1eb7c l\u00e0 c\u00f3 nh\u1eefng c\u00e2u th\u1ec9nh tho\u1ea3ng t\u1ef1 nhi\u00ean l\u1ea1i g\u1ee3i ra g\u00ec \u0111\u00f3 trong \u0111\u1ea7u m\u00ecnh, v\u00ed d\u1ee5 nh\u01b0 c\u1ea3 b\u00e0i Bed of Roses, m\u00ecnh nh\u1edb m\u1ed7i c\u00e2u \u201cI want to lay you down on a bed of roses\u201d, c\u00e2u n\u00e0y \u0111\u00f4i khi khi\u1ebfn m\u00ecnh li\u00ean t\u01b0\u1edfng t\u1edbi phim American Beauty trong \u0111\u00f3 nh\u00e2n v\u1eadt ch\u00ednh m\u01a1 t\u01b0\u1edfng t\u1edbi h\u00ecnh \u1ea3nh c\u00f4 g\u00e1i tr\u1ebb kh\u1ecfa th\u00e2n n\u1eb1m tr\u00ean nh\u1eefng c\u00e1nh h\u1ed3ng. So, it\u2019s still something, after all, however cheesy it is.

I want to lay you down in a bed of roses
For tonite I sleep on a bed of nails
I want to be just as close as the Holy Ghost is
And lay you down on a bed of roses

(Bed of Roses)

I'll be there for you
These five words I swear to you
When you breathe I want to be the air for you
I'll be there for you
I'd live and I'd die for you
Steal the sun from the sky for you
Words can't say what a love can do
I'll be there for you

(I'll be there for you) <");To view this multimedia content, please enable Javascript./embed>

Entry for May 28, 2007

Hallelujah, các version trên YouTube. Nghe một hồi loạn hết cả lên, không còn biết version nào hay hơn version nào nữa.
Leonard Cohen có phong cách của vị trưởng lão, hát bài này cùng với một tập thể hát phụ họa, bài hát của ông cũng có hơi hướng tôn giáo nhiều hơn cả. Bài này ban đầu nghe version của ông thấy khá khó chịu nhất là nếu nghe lần đầu version của Jeff, đầy cảm xúc có thể sẽ thấy khó chịu trước cách hát thong thả của Leonard. Nưng càng nghe lại càng thấy hay, có một cái gì đó là lạ, một chẩt rất riêng không thể lẫn của Leonard Cohen trong bài hát này mà các version cover sau này dù hay đến mấy cũng không có được.
Jeff Buckley là version có lẽ dễ chinh phục người nghe nhất, đặc biệt là nếu nghe lần đầu. Giọng Jeff khắc khoải, buồn đau, nghe như có tiếng nức nở, cách trình bày của Jeff cho thấy anh có một sự nhạy cảm đặc biệt. Version của Jeff rất đơn giản, chỉ có guitar đệm cho giọng hát nức nở như từ một cõi sâu thẳm của anh.
Rufus Wainwright thì chọn piano đệm cho bài này, version của Rufus là version mới nghe lần đầu thì thấy hơi đơn điệu nhưng càng nghe càng thấy hay, giọng dấm dẳng, day dứt, như vừa níu vừa buông.

John Cale cầu kỳ hơn cả, chọn hát bài này với cả một dàn nhạc đệm gồm cello, violin và piano. Giọng Cale khỏe, vững chãi và cân bằng, thêm vào nữa vai trò của tiếng cello cũng tạo nên một cảm giác khác cho bài này.

Version của ca sĩ đồng quê K.D. Lang, có lẽ là version của phụ nữ hay nhất. K.D. Lang cũng hát cùng piano, cello và guitar đệm. Cũng là một version rất hay, đặc biệt là nhớ chất giọng của K.D. Lang, có thể so sánh với chất giọng của Jeff Buckley, giọng cô khỏe, có thể lên cao xuống thấp một cách dễ dàng và có một sự nhạy cảm trong giọng hát.

Một giọng hát nữ khác chọn bài này là ca sĩ trẻ Allison Crowe. Giọng của Allison nhẹ nhàng, nữ tính, rất dễ thương. Version của cô cũng là một version hay. Giống như Rufus, cô hát cùng với piano đệm.




Leonard Cohen yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", " Jeff Buckley ");To view this multimedia content, please enable Javascript. Rufus Wainwright yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", " John Cale K.D. Lang Allison Crowe ");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for May 28, 2007

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "


V\u00e0 l\u1ea1i tr\u1edf v\u1ec1 v\u1edbi b\u00e0i h\u00e1t melancholy v\u1edbi lyrics hay \u0111\u1ebfn l\u1ea1nh ng\u01b0\u1eddi c\u1ee7a Simon & Garfunkel. Ch\u1ee3t ngh\u0129 c\u00f3 hai ch\u1ee7 \u0111\u1ec1 l\u1edbn trong nh\u1ea1c c\u1ee7a Simon & Garfunkel: m\u1ed9t l\u00e0 s\u1ef1 c\u00f4 \u0111\u01a1n v\u00e0 \u0111\u01a1n \u0111\u1ed9c, hai l\u00e0 nostalgia- m\u1ed9t n\u1ed7i nh\u1edb dai d\u1eb3ng v\u1ec1 m\u1ed9t n\u01a1i n\u00e0o \u0111\u00f3, m\u1ed9t th\u1eddi n\u00e0o \u0111\u00f3.

I touch no one and no one touches me. I am a rock, I am an island. I am a Rock
Simon & Garfunkel

A winters day
In a deep and dark December;
I am alone,
Gazing from my window to the streets below
On a freshly fallen silent shroud of snow.

I am a rock,
I am an island.
I've built walls,
A fortress deep and mighty,
That none may penetrate.
I have no need of friendship; friendship causes pain.
Its laughter and its loving I disdain.
I am a rock,
I am an island.

Dont talk of love,
But I've heard the words before;
It's sleeping in my memory.
I won't disturb the slumber of feelings that have died.
If I never loved I never would have cried.
I am a rock,
I am an island.

I have my books
And my poetry to protect me;
I am shielded in my armor,
Hiding in my room, safe within my womb.
I touch no one and no one touches me.
I am a rock,
I am an island.

And a rock feels no pain;
And an island never cries ");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for May 28, 2007


yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", " Memorial Day, \u1edf nh\u00e0 c\u1ea3 ng\u00e0y xem video tr\u00ean youtube. H\u1ebft folk v\u1edbi oldies gi\u1edd t\u1edbi rock. This song rocks!

Goodbye to Romance
Ozzy Osbourne
Nghe \u1edf \u0111\u00e2y

Yesterday has been and gone
Tommorow will I find the sun?
Or will it rain?
Everybody's having fun
Except me, I'm the lonely one
I live in shame

I say goodbye to romance, yeah
Goodbye to friends, I tell you
Goodbye to all the past
I guess that we'll meet
We'll meet in the end

I've been the king, I've been the clown
Now broken wings can't hold me down
I'm free again
The jester with the broken crown
It won't be me this time around
To love in vain

I say goodbye to romance, yeah
Goodbye to friends, I tell you
Goodbye to all the past
I guess that we'll meet
We'll meet in the end

And I feel the time is right
Although I know that you just might say to me
What'cha gonna do
What'cha gonna do
But I have to take this chance goodbye
To friends and to romance
And to all of you
And to all of you
Come on now

I say goodbye to romance, yeah
Goodbye to friends, I tell you
Goodbye to all the past
I guess that we'll meet
We'll meet in the end

And the weather's looking fine
And I think the sun will shine again
And I feel I've cleared my mind
All the past is left behind again

I say goodbye to romance, yeah
Goodbye to friends, I tell you
Goodbye to all the past
I guess that we'll meet
We'll meet in the end
");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for May 28, 2007

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "



It ain't me, baby


Music by Bob Dylan
Version covered by Joan Baez
Version by Bob Dylan
Version by Johnny and June Carter Cash

Go 'way from my window,
Leave at your own chosen speed.
I'm not the one you want, babe,
I'm not the one you need.
You say you're lookin' for someone
Never weak but always strong,
To protect you an' defend you
Whether you are right or wrong,
Someone to open each and every door,
But it ain't me, babe,
No, no, no, it ain't me, babe,
It ain't me you're lookin' for, babe.

Go lightly from the ledge, babe,
Go lightly on the ground.
I'm not the one you want, babe,
I will only let you down.
You say you're lookin' for someone
Who will promise never to part,
Someone to close his eyes for you,
Someone to close his heart,
Someone who will die for you an' more,
But it ain't me, babe,
No, no, no, it ain't me, babe,
It ain't me you're lookin' for, babe.

Go melt back into the night, babe,
Everything inside is made of stone.
There's nothing in here moving
An' anyway I'm not alone.
You say you're looking for someone
Who'll pick you up each time you fall,
To gather flowers constantly
An' to come each time you call,
A lover for your life an' nothing more,
But it ain't me, babe,
No, no, no, it ain't me, babe,
It ain't me you're lookin' for, babe.

\u0110\u1ecdc trong Hard-boiled wonderland c\u1ee7a Murakami th\u1ea5y \u00f4ng n\u00e0y v\u00ed gi\u1ecdng h\u00e1t c\u1ee7a Bob Dylan nh\u01b0 m\u1ed9t c\u1eadu nh\u00f3c \u0111\u1ee9ng b\u00ean c\u1eeda s\u1ed5 nh\u00ecn tr\u1eddi m\u01b0a, c\u0169ng th\u1ea5y th\u00fa v\u1ecb. B\u00e0i n\u00e0y th\u1ec3 hi\u1ec7n b\u1eb1ng ba gi\u1ecdng h\u00e1t n\u1ed5i ti\u1ebfng (\u00e0 \u0111\u00fang ra l\u00e0 b\u1ed1n) trong 3 version tr\u00ean. Gi\u1ecdng Bob Dylan kh\u00e0n kh\u00e0n nh\u01b0 ng\u01b0\u1eddi nghi\u1ec7n thu\u1ed1c l\u00e0o, kh\u1eafc kho\u1ea3i nh\u01b0ng t\u1ef1 do. Gi\u1ecdng Joan Baez nh\u01b0 angel, trong su\u1ed1t, cao v\u00fat. Gi\u1ecdng hai v\u1ee3 ch\u1ed3ng Johnny Cash v\u00e0 June Carter Cash th\u00ec l\u1ea1i g\u1ea7n g\u0169i, \u1ea5m c\u00fang. N\u00f3i th\u00eam l\u00e0 t\u1edb r\u1ea5t th\u00edch ch\u1ea5t gi\u1ecdng c\u1ee7a June Carter, nghe r\u1ea5t \u0111\u1eb7c bi\u1ec7t. Trong c\u00e1c version h\u00e1t chung v\u1edbi Johnny th\u00ec gi\u1ecdng June Carter kh\u00f4ng \u0111\u01b0\u1ee3c th\u1ec3 hi\u1ec7n nhi\u1ec1u l\u1eafm, nh\u01b0ng nghe c\u00e1c b\u00e0i h\u00e1t solo c\u1ee7a b\u00e0 th\u1ea5y r\u1ea5t th\u00edch. ");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Sunday, May 27, 2007

Entry for May 27, 2007

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Get this widget | Share | Track details

Ai b\u1ea3o l\u00e0 Pink Floyd ch\u1ec9 c\u00f3 Roger Waters m\u1edbi vi\u1ebft b\u00e0i h\u00e1t hay? Poles Apart, A Great Day for Freedom, High Hopes, Coming Back into Life... c\u1ee7a David Gilmour \u0111\u1ec1u r\u1ea5t tuy\u1ec7t, h\u00e0i h\u00f2a trong c\u1ea3 nh\u1ea1c v\u00e0 l\u1eddi. Nghe nh\u1ea1c trong album Division Bell, c\u00f3 l\u1ebd th\u00edch nh\u1ea5t l\u00e0 khi t\u1eaft \u0111\u00e8n, nh\u1eafm m\u1eaft, \u0111\u1ec3 gi\u1ecdng h\u00e1t c\u1ee7a David Gilmour v\u00e0 ti\u1ebfng nh\u1ea1c lan t\u1ecfa nh\u01b0 ti\u1ebfng th\u1edf d\u00e0i, nh\u01b0 m\u1ed9t l\u1eddi t\u1ef1 s\u1ef1 tr\u1ea7m bu\u1ed3n. Kh\u00f4ng g\u00f3c c\u1ea1nh, c\u00f4 \u0111\u01a1n v\u00e0 chua x\u00f3t t\u1edbi m\u1ee9c \u0111au \u0111\u1edbn nh\u01b0 The Wall hay The Final Cut th\u1eddi c\u1ee7a Roger Waters, The Division Bell gi\u1ed1ng nh\u01b0 ti\u1ebfng th\u1edf d\u00e0i trong \u0111\u00eam v\u1eafng. Kh\u00f4ng ph\u1ea3i ti\u1ebfng k\u00eau th\u00e9t c\u1ee7a ni\u1ec1m c\u00f4 \u0111\u01a1n tuy\u1ec7t v\u1ecdng m\u00e0 l\u00e0 ti\u1ebfng th\u1edf d\u00e0i c\u1ee7a khao kh\u00e1t h\u00e0n g\u1eafn, c\u1ee7a m\u1ed9t n\u1ed7i ni\u1ec1m c\u00f4 \u0111\u01a1n nh\u01b0ng tha thi\u1ebft k\u1ebft n\u1ed1i v\u1edbi cu\u1ed9c \u0111\u1eddi. \u0110ang nghe ti\u1ebfng \u0111\u00e0n intro trong Coming Back into Life, sao m\u00e0 ng\u1ecdt ng\u00e0o th\u1ebf! Nh\u01b0ng nghe Pink Floyd c\u0169ng c\u00f3 c\u00e1i nguy hi\u1ec3m, n\u00f3 d\u1ec5 khi\u1ebfn ta y\u00eau s\u1ef1 c\u00f4 \u0111\u01a1n.



A Great Day For Freedom


Pink Floyd


On the day the wall came down
They threw the locks onto the ground
And with glasses high we raised a cry for freedom had arrived
And on the day the wall came down
The ship of fools had finally run aground
Promises lit up the night like paper doves in flight

I dreamed you had left my side
No warmth not even pride remained
And even though you needed me
It was clear that I could not do a thing for you

Now life devalues day by day
As friends and neighbours turn away
And there's a change that, even with regret, cannot be undone

Now frontiers shift like desert sands
As nations wash their bloodied hands
Of loyalty, of history in shades of grey

I woke to the sound of drums
The music played, the morning sun streamed in
I turned and I looked at you
And all but the bitter residue slipped away... slipped away


\"B\u00ean s\u00f4ng chi\u1ec1u m\u01b0a t\u1edbi\/ B\u00ean ta c\u1ee5m kh\u00f3i r\u1eddi\/ Nghe b\u00ean ng\u00e0y n\u1eafng m\u1edbi\/ Em \u0111i b\u1eb1ng b\u01b0\u1edbc ch\u00e2n vui\"");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Pirates 3 and Shrek 3

Chiều nay ra rạp xem liền hai phim Pirates of the Caribbean 3 và Shrek the Third. Lúc xem mới nghĩ hình như đây là lần đầu tiên mình đi xem phim một mình. Ấn tượng chung là mùa sequence năm nay chán quá, từ Spider-man cho tới Pirates và Shrek. Cũng nói thêm là mình không phải là fan của Pirates, mặc dù thích Shrek 1 và 2.

Lười không review, với lại mấy phim này cũng nhiều blog review rất tốt rồi, ví dụ em Mất dép. Chỉ nói qua vài cảm nhận.

img


Pirates 3 có nội dung chằng chịt, tiếng Anh thì khó nghe nên nói thực là tớ chỉ hiểu lờ mờ. Nhưng nội dung hơi boring, ngoài 30 phút cuối ra thì toàn thấy nói là nói, người nọ lừa người này liên minh với người kia, lằng nhà lằng nhằng. Có một em gái Mỹ ngồi cạnh mình còn ngủ gật trong khi xem nữa chứ (cũng xin thú nhận là mình cũng xem đồng hồ hơi bị nhiều). Cũng rất hiếm đoạn thấy khán giả phá lên cười như các phần trước. Anh Jack Sparrow thì vẫn điệu bộ nhí nhố như trước nhưng cũng hơi lạm dụng quá, với lại cái điệu đà của anh hồi mới xem phần 1 thì khoái chứ sau này xem nhiều cũng thấy nhàm. Vai trò của anh này cũng càng ngày càng kém quan trọng, người chỉ huy trận thủy chiến chống lại Jones không phải Jack mà là Barbarosa. Anh Will Turner thì vẫn có husband qualities (đến phát ngán) như các phần trước, tuy phần này cũng trí trá hơn nhưng cái mặt trông vẫn nghệt nghệt tội nghiệp thế nào ấy. Em Elizabeth thì lần này còn được đảm nhận trọng trách lớn lao của hội cướp biển, có điều nhân vật em này chẳng thuyết phục được gì về khả năng lãnh đạo của em. Vai của em hơi buồn cười, dù em cũng có cố gắng. Việc em được Châu Nhuận Phát truyền y bát cho sau khi cố hôn em một lần rồi chết cũng hơi bị lãng nhách (à còn một anh nữa cũng hôn em một lần rồi chết- xem ra em này có nụ hôn tử thần- thảo nào chú Jack Sparrow tuy có crush với em này nhưng vẫn cưỡng mình không hôn em). Nhân vật Sao Feng thì thừa thãi, chết cũng vô duyên. Chuyện giữa Calipso với Davy Jones thì huyễn hoặc quá, mà nữ thần Calypso nổi tiếng xinh đẹp là thế hóa ra lại là bà da đen môi thâm xịt nói tiếng Anh giọng Lào, chưa kể lại có liên quan tới loài cua biển! Vai diễn tốt nhất trong phim có lẽ không phải là Jack Sparrow mà là thuyền trưởng Barbarosa, rất cuốn hút.

Nói đi thì cũng nói lại, có chừng 30-45 phút cuối của phim hấp dẫn, cảnh quay chiến trận trên biển hoành tráng. Nhưng khán giả phải ngáp 2 tiếng mới tới đoạn climax đấy. Đoạn cưới nhau giữa Will và Elizabeth cũng nhạt, hôn nhân do tình thế cưỡng bách chứ không thấy có sự thay đổi về cảm xúc tiến tới hôn nhân. Xem phim tới đoạn này mình nghĩ hay gái là thế, có thể không chắc là mình yêu người kia nhưng khi nghe chú ấy cam đoan “Now may be the only time! I love you. I made my choice” là đồng ý.

Phần 3 này thực ra cũng không phải dành cho trẻ con. Ngay đầu phim đã có cảnh treo cổ cướp biển trong đó có cả một đứa trẻ. Khác với các phần trước, phần này cũng rất nhiều cái chết, đoạn cuối phim có cảnh tàu của quân đội Anh bị bắn tan nát, nhiều người chết. Hơn nữa xem phim cũng chỉ thấy vinh danh cướp biển mà không thấy được việc quân đội dẹp cướp biển có gì sai trái thì liệu có phần hơi quá không? Kể ra cũng chỉ thấy phần 1 là một câu chuyện đúng truyền thống Disney, vui vẻ và hấp dẫn với cả trẻ em và người lớn.

Shrek 3 cũng không hay và buồn cười như hai phần trước. Shrek lần này đóng vai trò rất lờ mờ, ngòai việc giảng đạo đức cho một anh loser là phải tự tin vào bản thân mình thì chẳng làm được gì đáng kể cả. Tất cả đều trông cậy vào girl power, phụ nữ vùng lên, giải thoát nhân loại, đặc biệt là bà hoàng hậu đột nhiên có cái đầu rất cứng. Cốt truyện nhạt, ít chi tiết buồn cười. Cũng không có nhân vật nào gây buồn cười như Donkey phần 1 và Puss in Boots trong phần 2. Câu chuyện trong phim cũng không đến nỗi tệ nhưng không có gì mới mẻ cả. Những thứ giễu nhại như nỗi lo sợ con cái của các ông bố hay một chú nhóc bị coi là loser và bị bắt nạt cũng khá nhạt. Có một vài chi tiết khá mới mẻ như khi Prince Charming kêu gọi các villains trong truyện cổ tích làm cách mạng, vì người ta chỉ biết đến một phía trong các câu chuyện cổ tích. Nhưng các ý tưởng đó được khai thác nửa vời, và các villains kia dễ dàng bị thuyết phục, buông vũ khí khi nghe một câu rất sáo từ một anh loser khác “chúng ta là losers là bởi vì chính chúng ta (là losers)”.

http://tepasmas.com/img/shrek3/teaser_poster_shrek_3.jpg

Cũng có vài điểm vẫn tốt: hình ảnh phim rất đẹp và sống động, vừa gợi nên một thế giới cổ tích far and away vừa giống như thế giới mà chúng ta đang sống (chính xác hơn là giống nước Mỹ), các giễu nhại trên các pop culture references (hình như là xu hướng gần đây của hoạt hình Pixar?). Nhưng nói chung là kém nhiều hơn hẳn so với hai phần trước. Shrek 1 và 2 hoàn toàn mang tinh thần phi chính thống, rất sáng tạo về mặt ý tưởng, đi ngược lại cách kể chuyện xưa cũ của Holywood (ví dụ: cuộc hôn nhân giữa beauty và the beast nhưng không phải the beast biến thành prince charming mà beauty lại trở thành orge), thêm vào đó rất nhiều reference hiện đại và humor dành cho người lớn. Shrek the Third thì lại đi vào con đường kể chuyện chính thống, xấu tốt rõ ràng. Giống như Shrek bắt đầu cuộc sống với vai trò người đàn ông gia đình, người cha của những đứa trẻ, Shrek 3 cũng lại trở về với tính chính thống.


The image “http://www.themovieblog<br/>.com/archives/Shrek-3-Princesses.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

Girl power hay The Princess Squad.



Top các vị tướng mọi thời đại, mọi dân tộc !

Bust of Julius Caesar.

Caesar

Image:Napoleon4.jpg

Napoleon Crossing the Alps by Jacques-Louis David



Nhân đọc ở blog bác Hiếu về chuyện Top 100 với Top 10 vị tướng trong lịch sử thế giới, tớ có vài ý nghĩ thế này:

1. Tớ không tin là có những tổ chức hay viện nghiên cứu lịch sử nghiêm túc và có uy tín nào lại làm cái công việc bình bầu Top 10 hay Top 100 vị tướng hàng đầu thế giới. Cái này khác với việc người ta có thể bình bầu 100 bộ phim xuất sắc nhất thế kỷ 20 hay 100 tiểu thuyết vĩ đại nhất trên cơ sở phỏng vấn các nhà điện ảnh hay các nhà văn. Việc đánh giá tướng nào giỏi hơn tướng nào bản thân nó đã là một việc bất khả, chưa kể sự thiên kiến trong quan niệm và các nguồn tài liệu mà người ta có thể có được. Thế nên bảo Napoleon giỏi hơn Alexander hay là Caesar giỏi hơn Gia Cát Lượng hay là ngược lại thì quả là việc hơi hoang đường.Vì thế có thể chắc chắn rằng chuyện Việt Nam có tên 2 vị tướng trong danh sách 10 vị tướng giỏi nhất mọi thời đại theo bầu chọn của Hội đồng Hoàng gia Anh tất nhiên cũng là chuyện hoang đường, chẳng cần mất công bàn cãi.

2. Có thể có nhiều list do các cá nhân lập ra, nhưng tớ cũng không tin là có những sử gia nghiêm túc nào lại công khai những list như thế. Đó chỉ là các list của những người nghiền lịch sử quân sự và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư liệu cũng như truyền thống giáo dục mà họ có. Tức là nếu list đó do một người phương Tây lập thì sẽ bị ảnh hưởng bởi truyền thống Judeo-Christian-Greek-Roman-Europe của họ, trong đó sẽ thấy khong chỉ vô số vị tướng thời Trung cổ, La Mã, Hy Lạp mà có thể còn một số vị trong Kinh Thánh nữa! Nếu list của một người Tàu lập thì tất nhiên dễ thấy các tên như Tôn Tử, Gia Cát Lượng hay Tào Tháo. Và một người Việt Nam hẳn sẽ khó lòng biết được các chiến công của Grant hay Robert Lee trong khi lại biết rõ về Trần Hưng Đạo. Ở đây không chỉ do tính dân tộc mà còn do những tư liệu mà người ta được đọc. Những list này xem cho vui và để biết thêm về một số vị tướng thôi chứ mất công tin làm gì, nhất là lại những list do một số chú ất ơ nào đó trên các forum lập ra.


3. Có thể tham khảo hai list này trên Wikipedia, có tính trung lập cao, đề cập tới tất cả các vùng địa lý chứ không bị Eurocentric. Nó cũng không có tính thương mại hóa ông số 1 đè ông số 2 như trong các list Top 10, Top 100. Trong đó Trần Hưng Đạo được đưa vào cả hai list Famous military Commanders và Undefeated Military Commanders. Võ Nguyên Giáp thì có trong list Famous Military Commanders (ông bị De Latte đánh thua ở Vĩnh Yên, Mạo Khê, thua về quân sự trong Mậu Thân):

Undefeated Military Commanders

Famous Military Commanders

Saturday, May 26, 2007

Jesus Christ Superstar

Image:JCSdvd.jpg

Xem lại Jesus Christ Superstar (lần thứ 3) thấy phim này vẫn là phim musical mà mình thích nhất, chứ không phải là West Side Story, The Sound of Music hay Phantom of the Opera. Kể ra còn có The Wall của Pink Floyd nhưng The Wall chặt chẽ mà nói không phải là musical, là music video thì đúng hơn. Jesus Christ Superstar có thể coi là một phim ca nhạc vừa mẫu mực vừa có tính cách mạng khi đưa rock opera vào musical. Các bài hát rất hay, câu chuyện hay, nhân vật sinh động, nhất là nhân vật Judas, và ở mức độ ít hơn một chút là nhân vật Jesus. Hai nhân vật này đụng độ nhau mà gần gũi nhau, tương tác giữa họ làm thành xương sống của cả bộ phim.

Xem xong phim này xong thấy muốn đọc lại Nghệ nhân và Margarita của Bulgakov trong đó cũng có phiên tòa Pilate xử Jesus và xem lại Life of Brian- một comic version của Jesus.

Judas:

Tell me what you think about your friends at the top.
Who'd you think besides yourself's the pick of the crop?
Buddha, was he where it's at? Is he where you are?
Could Mohammed move a mountain, or was that just PR?
Did you mean to die like that? Was that a mistake, or
Did you know your messy death would be a record breaker?
Don't you get me wrong.
I only want to know.

(Superstar)

Entry for May 26, 2007

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Get this widget | Share | Track details

And if I show you my dark side
will you still hold me tonight
and if I open my heart to you
and show you my weak side
what would you do
would you sell your story to rolling stone
would you take the children away
and leave me alone
and smile in reassurance
as you whisper down the phone
would you send me packing
or would you take me home

(Roger Waters- The Final Cut)

N\u1ebfu anh cho em th\u1ea5y kho\u1ea3ng t\u1ed1i trong anh
Li\u1ec7u em c\u00f3 c\u00f2n \u00f4m anh \u0111\u00eam nay
V\u00e0 n\u1ebfu anh m\u1edf l\u00f2ng v\u1edbi em
Cho em th\u1ea5y nh\u1eefng g\u00ec anh y\u1ebfu \u0111u\u1ed1i
Em s\u1ebd l\u00e0m g\u00ec?

Em c\u00f3 b\u00e1n c\u00e2u chuy\u1ec7n cho t\u1ea1p ch\u00ed
Em c\u00f3 d\u1eaft b\u1ecdn tr\u1ebb r\u1eddi b\u1ecf anh
M\u1eb7c anh c\u00f4 \u0111\u01a1n m\u1ed9t m\u00ecnh
V\u00e0 m\u1ec9m c\u01b0\u1eddi v\u1ed7 v\u1ec1
Khi th\u00ec th\u1ea7m qua \u0111i\u1ec7n tho\u1ea1i
Li\u1ec7u em s\u1ebd b\u1eaft anh ph\u1ea3i ra \u0111i
Hay s\u1ebd \u0111\u01b0a anh tr\u1edf v\u1ec1?

(Ti\u1ebfc qu\u00e1, cu\u1ed1i th\u00e1ng 6 c\u00f3 show c\u1ee7a Roger Waters \u1edf \u0111\u00e2y m\u00e0 l\u00fac \u0111\u00f3 ch\u1eafc m\u00ecnh \u1edf ch\u00e2u \u00c2u r\u1ed3i.)

Nh\u00e2n \u0111\u1ecdc blog em Moony c\u00f3 m\u1ea5y c\u00e2u th\u01a1 trong b\u00e0i th\u01a1 d\u01b0\u1edbi \u0111\u00e2y. L\u01b0u Quang V\u0169 l\u00e0 nh\u00e0 th\u01a1 c\u00f3 nh\u1eefng b\u00e0i th\u01a1 c\u00f3 t\u00ednh t\u1ef1 th\u00fa b\u1ea3n th\u00e2n (confessional) b\u1ed9c l\u1ed9 c\u1ea3 nh\u1eefng nh\u01b0\u1ee3c \u0111i\u1ec3m, nh\u1eefng y\u1ebfu \u0111u\u1ed1i c\u00e1 nh\u00e2n. C\u00f3 l\u1ebd l\u00e0 m\u1ed9t c\u00e1ch vi\u1ebft th\u01a1 h\u01a1i l\u1ea1 l\u00f9ng so v\u1edbi nh\u1eefng nh\u00e0 th\u01a1 Vi\u1ec7t Nam c\u00f9ng th\u1ebf h\u1ec7. \u0110\u1ecdc th\u01a1 L\u01b0u Quang V\u0169 lu\u00f4n c\u00f3 c\u1ea3m gi\u00e1c th\u01a1 l\u00e0 ng\u01b0\u1eddi, con ng\u01b0\u1eddi c\u1ee7a \u00f4ng c\u0169ng gi\u1ed1ng nh\u01b0 trong th\u01a1.

H\u00ecnh nh\u01b0 trong \u00e2m nh\u1ea1c Vi\u1ec7t Nam kh\u00f4ng c\u00f3 nh\u1eefng b\u00e0i h\u00e1t mang t\u00ednh t\u1ef1 th\u00fa nh\u01b0 Bob Dylan, Joni Mitchell trong Blue hay Roger Waters trong The Final Cut v\u00e0 The Wall. C\u00f3 th\u1ec3 ph\u1ea7n n\u00e0o c\u00f3 \u1edf Tr\u1ecbnh C\u00f4ng S\u01a1n v\u00e0 \u0110o\u00e0n Chu\u1ea9n?.
Th\u01a1 g\u1eedi ng\u01b0\u1eddi t\u00ecnh cu\u1ed1i c\u00f9ng - L\u01b0u Quang V\u0169

M\u1ea5y \u0111o\u1ea1n th\u01a1

T\u1eb7ng Q.

M\u00f9a v\u1ea3i thi\u1ec1u \u0111\u00e3 h\u1ebft
M\u00f9a nh\u00e3n c\u00f2n ch\u01b0a sang
T\u00f4i \u0111i nh\u1eefng v\u00f9ng n\u1eafng h\u1ea1n chang chang
Nh\u1eefng ng\u1ea3 \u0111\u01b0\u1eddng nhi\u1ec1u m\u01b0a th\u00e1ng B\u1ea3y
B\u00f9n l\u1ea7y
b\u00f3ng t\u1ed1i
\u0110\u00eam nay
Th\u1ecb x\u00e3 \u01b0\u1edbt \u0111\u1ea7m c\u1ecf l\u1ea1
Nh\u1eefng tr\u00e1i d\u00e2u da tr\u00ean th\u1ec1m kh\u00f4ng ai nh\u1eb7t
Nh\u01b0 nh\u1eefng tr\u1ebb con b\u1ecb b\u1ecf r\u01a1i l\u0103n l\u00f3c
\u0110\u00eam nay t\u00f4i ch\u1eb3ng bi\u1ebft l\u1ed1i v\u1ec1
Ph\u00eda n\u00e0o c\u0169ng h\u00e0ng r\u00e0o tr\u01b0\u1edbc m\u1eb7t
Th\u1ebf gi\u1edbi c\u00f3 bao nhi\u00eau t\u01b0\u1eddng v\u00e1ch
Ng\u0103n c\u1ea3n con ng\u01b0\u1eddi \u0111\u1ebfn v\u1edbi nhau

Sao t\u00f4i l\u1ea1i mu\u1ed1n em tin
Khi ch\u00ednh t\u00f4i c\u0169ng ch\u1eb3ng tin ai c\u1ea3
T\u00f4i l\u00e0 \u0111\u1ee9a con c\u00f4 \u0111\u01a1n ngay khi ng\u1ed3i c\u1ea1nh m\u1eb9
Th\u1eb1ng b\u00e9 l\u1ebb loi gi\u1eefa l\u1edbp h\u1ecdc \u1ed3n \u00e0o
B\u00e0n ch\u00e2n h\u1ed3 nghi gi\u1eefa \u0111\u01b0\u1eddng ph\u1ed1 x\u00f4n xao
Gi\u1eefa s\u1ef1 th\u00f4ng minh c\u1ee7a \u0111\u00f4ng vui b\u00e8 b\u1ea1n
V\u1ee9t s\u00e1ch xu\u1ed1ng g\u1ea7m b\u00e0n \u0111i ra m\u1eb7t tr\u1eadn
T\u00f4i l\u00e0 ng\u01b0\u1eddi l\u00ednh c\u00f4 \u0111\u01a1n \u1edf gi\u1eefa trung \u0111o\u00e0n
Bao l\u00e2u r\u1ed3i v\u1eabn ch\u1ec9 c\u00f3 th\u1ebf th\u00f4i
N\u1ed7i c\u00f4 \u0111\u01a1n ho\u00e0n to\u00e0n n\u1ed7i c\u00f4 \u0111\u01a1n kh\u1ee7ng khi\u1ebfp
Tr\u01b0\u1edbc v\u00e0 sau trong v\u00e0 ngo\u00e0i cu\u1ed9c \u0111\u1eddi v\u00e0 trang s\u00e1ch

T\u00f4i g\u1ee5c xu\u1ed1ng tay em
Trong c\u00e1i \u0111\u00eam l\u1eb7ng l\u1ebd n\u00e0y
Gi\u1eefa run r\u1ea9y nh\u1eefng h\u00e0ng c\u00e2y
Gi\u1eefa b\u00f3ng t\u1ed1i v\u00e0 g\u1eadp gh\u1ec1nh b\u00e3i \u0111\u00e1
Em mang g\u00ec cho t\u00f4i
M\u1ed9t bao thu\u1ed1c l\u00e1 m\u1ed9t b\u00e0i th\u01a1 v\u1ec1 n\u01b0\u1edbc Ar\u1eadp b\u1ea1i tr\u1eadn
M\u1ed9t b\u1ee9c tranh c\u1ed5 x\u01b0a trong vi\u1ec7n b\u1ea3o t\u00e0ng

N\u1ebfu b\u00e2y gi\u1edd \u0111ang m\u00f9a h\u00e8
T\u00f4i s\u1ebd v\u00e0o r\u1eebng \u0111an cho em chi\u1ebfc m\u0169 m\u1ec1m b\u1eb1ng c\u00f3i
N\u1ebfu qu\u00ean m\u00ecnh kh\u00f4ng c\u00f2n \u00edt tu\u1ed5i
T\u00f4i s\u1ebd h\u00e1i cho em ch\u00f9m hoa xoan t\u00e2y
Nh\u01b0ng em \u01a1i \u0111\u00e2y ch\u1ec9 c\u00f3 gi\u00f3 may
L\u00f2ng t\u00f4i tr\u1eafng m\u00e0 m\u00f9a thu gi\u00f3 \u0111\u1ed9c

Em s\u1eadp c\u1eeda l\u1ea1i r\u1ed3i
T\u00f4i \u0111\u00e3 nh\u1eadn bao c\u00e1i t\u00e1t
C\u1ee7a \u0111\u1eddi c\u1ee7a b\u1ea1n th\u00e2n
Em s\u1eadp c\u1eeda l\u1ea1i r\u1ed3i
T\u00f4i c\u00f2n g\u00ec m\u00e0 \u0111au kh\u1ed5 n\u1eefa
Ch\u1ec9 bi\u1ebft t\u1ef1 m\u1ec9m c\u01b0\u1eddi
\u201cChuy\u1ec7n nh\u01b0 trong ti\u1ec3u thuy\u1ebft\u201d
Nh\u01b0ng gi\u1edd \u0111\u00e2y m\u1ed9t m\u00ecnh
Nh\u01b0 k\u1ebb y\u1ebfu h\u00e8n t\u00f4i b\u1ed7ng kh\u00f3c
Ngo\u00e0i kia s\u00f4ng H\u1ed3ng m\u00eanh m\u00f4ng n\u01b0\u1edbc xi\u1ebft
Nh\u1eefng c\u00e1nh \u0111\u1ed3ng n\u1eb1m trong l\u0169 l\u1ee5t
Nh\u1eefng x\u00f3m l\u00e0ng tan hoang
Nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi ch\u1ebft \u0111u\u1ed1i
Nh\u1eefng \u0111\u00ea cao t\u01b0\u1edfng kh\u00f4ng g\u00ec ph\u00e1 n\u1ed5i
B\u00e2y gi\u1edd tan v\u1ee1 trong \u0111\u00eam

T\u00f4i c\u00f2n g\u00ec m\u00e0 \u0111au kh\u1ed5 n\u1eefa em

1971


\u00d4i, ph\u1ea3i nghe l\u1ea1i The Final Cut v\u00e0 The Wall th\u00f4i. So haunting music.
");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for May 26, 2007

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Get this widget | Share | Track details T\u1eeb ng\u00e0y c\u00f3 esnips l\u00fac n\u00e0o th\u00edch nghe b\u00e0i n\u00e0o l\u00e0 l\u00ean \u0111\u00f3 search v\u00e0 nghe online, c\u0169ng ti\u1ec7n gh\u00ea.

You Don't Bring Me Flowers
Barbra Streisand & Neil Diamond
Written by Neil Diamond, Alan Bergman and Marilyn Bergman

You don't bring me flowers
You don't sing me love songs
You hardly talk to me anymore
When you come through the door
At the end of the day

I remember when
You couldn't wait to love me
Used to hate to leave me
Now after lovin' me late at night
When it's good for you
And you're feeling alright
Well you just roll over
And you turn out the light
And you don't bring me flowers anymore

It used to be so natural
To talk about forever
But 'used to be's' don't count anymore
They just lay on the floor
'Til we sweep them away

And baby, I remember
All the things you taught me
I learned how to laugh
And I learned how to cry
Well I learned how to love
Even learned how to lie
You'd think I could learn
How to tell you goodbye
'Cause you don't bring me flowers anymore.");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Friday, May 25, 2007

Entry for May 25, 2007

Xin Còn Gọi Tên Nhau

Nhạc: Trường Sa

Versions
Lệ Thu (my definite version!).
Khánh Ly
Bằng Kiều
Nguyên Khang
Xuân Phú
Instrumental

Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng
Chiều đong đưa những bước chân đau mòn
Chợt nghe mùa thu bay trên trời không
Còn ai giữa mênh mông đời mình
Nỗi đau mù lấp trên tuổi thơ...

Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Rồi trong mưa gió biết ai vỗ về
Bàn tay nào đưa em trong lần vui
Bằng những tiếng chim non thì thầm
Cho ngày tháng ưu phiền em quên...

Tình trong cơn ngủ mê
Rồi phai trên hàng mi
Chợt khi mình nhớ về
Mộng thành mây bay đi
Còn gì trên đôi tay
Nên thầm hờn dỗi mình
Cho tình càng thêm say

Tiếng hát ru em còn nuối trên môi
Lời nào gian dối cũng xin qua rồi
Để lỡ ngày sau khi ta cần nhau
Còn nuôi chút êm vui ngày đầu
Cho mình mãi gọi thầm tên nhau...!

Entry for May 25, 2007

Nhân trong post trước thấy YoutaM và hoaianh nhắc tới "suffering artist:


"Eveyone knows that we have a different, much more emphatic view of love between the sexes than the ancient Greeks and the Orientals, and that the modern view of love is an extension of the spirit of Christianity, in however attenuated and secularized a form. But the cult of love is not, as Rougemont claims, a Christian heresy. Christianity is, from its inception (Paul), the romantic religion. The cult of love in the West is an aspect of the cult of suffereing- suffering as the supreme token of seriousness (the paradigm of the Cross). We do not find among the ancient Hebrews, Greeks, and the Orientals the same value placed on love because we do not find there the same positive value placed on suffering. Suffering was not the hallmark of seriousness; rather, seriousness was measured by one's ability to evade or transcend the penalty of suffering, by one's ability to achieve tranquillity and equilibrium. In contrast, the sensibility we have inherited identifies spirituality and seriousness with turbulence, suffering, passion. For two thousand years, among Christians and Jews, it has been spiritually fashionable to be in pain. Thus it is not love which we overvalue, but suffering- more precisely, the spiritual merits and benefits of suffering.


The modern contribution to this Christian sensibility has been to discover the making of works of art and the venture of sexual love as the two most exquisite sources of suffering."

(Susan Sontag- The artist as exemplary sufferer).


There are certain eras which are too complex, too deafened by contradictory historical and intellectual experiences, to hear the voice of sanity. Sanity becomes compromise, evasion, a lie. Ours is an age which consciously pursues health, and yet only believes in the reality of sickness. The truths we respect are those born of affliction. We measure truth in terms of the cost to the writer in suffering- rather than by the standard of an objective truth to which a writer’s words correspond. Each of our truths must have a martyr. …such writers as Kierkegaard, Nietzsche, Dostoevsky, Kafka, Baudelaire, Rimbaud, Genet- and Simone Weil- have their authority with us precisely because of their air of unhealthiness. Their unhealthiness is their soundness, and is what carries conviction.

Perhaps there are certain ages which do not need truth as much as they need a deepening of the sense of reality, a widening of the imagination… The need for truth is not constant; no more than is the need for repose. An idea which is a distortion may have a greater intellectual thrust than the truth; it may better serve the needs of the spirit, which vary...

…with Kierkegaard and Nietzsche most of their modern admirers could not, and do not embrace their ideas. We read writers of such scathing originality for their personal authority, for the example of their seriousness, for their manifest willingness to sacrifice themselves for their truths, and- only piecemeal- for their “views”.

…Some lives are exemplary, others not; and of exemplary lives, there are those which invite us to imitate them, and those which we regard from a distance with a mixture of revulsion, pity, and reverence… In the respect we pay to such lives, we acknowledge the presence of mystery in the world- and mystery is just what the secure possession of the truth, an objective truth, denies….

(Susan Sontag- Simone Weil)

Entry for May 25, 2007

Một trong các mailing list tôi tham gia (thực ra chỉ để thỉnh thoảng đọc) là Vietnamese Studies Group, gồm những người làm việc liên quan hay quan tâm tới Vietnamese Studies.
Địa chỉ list này ở đây.
List này hiện đang nóng với những tranh cãi quanh Hồ Chí Minh giữa một số bác Việt kiều (anti- Hồ) và một số bác học thuật Mỹ. Thậm chí hai bên còn xỏ xiên, nhạo báng nhau đủ kiểu. Thế mới biết Hồ Chí Minh vẫn còn là một nhân vật nhạy cảm thế nào, không chỉ với người Việt.
Bài này không liên quan tới cụ Hồ mà là về cải cách ruộng đất, tớ thấy có nhiều tư liệu mới nên copy ra đây:
-----
Dear list,

Just to piggyback on the comments from my dear
Mongolian comrade Balazs, I have run into two recently
released Party documents which are relevant to the
topic. Before I discuss these documents, let me say
that I am focusing on the particular issue of executed
and persecuted people during the land reform. I am not
trying to assess all the good and bad things about the
land reform, which is a different topic.

1) “Chi Thi Cua Bo Chinh Tri Ve May Van De Dac Biet
Trong Phat Dong Quan Chung” (Political Bureau’s Decree
on Special Issues in Mobilizing the Masses), May 4,
1953. Van Kien Dang Toan Tap v. 14 (2001), 201-206,
wrote:

Quote—

“In this campaign, [we] will have to execute [xu tu] a
number of reactionary or evil landlords. In our
current situation, the ratio of executions [xu tu] of
these landlords to the total population in the free
areas is fixed at the rate of 1/1000 in principle.
This ratio will be controlled by the leadership and is
to be applied for the rent and interest reduction
campaign this year and next year; it does not mean
only for this year, and it does not mean that every
village will execute landlords according to this
ratio. (Thus there may be communes that execute 3-4
people, others that execute only one or none at all).

The lives of people are an important matter. It is not
that we don’t want to execute those who deserve
execution. But the number of executions should not be
too many; if so, it would be difficult [for us] to win
popular support.

[The document went on to mention several mitigating
factors (such as “dia chu tre tuoi co hoc thuc va co
hy vong cai tao duoc”) and special cases such as
Catholic priests that require special treatment].

“[The executions of] criminals [pham nhan, referring
to landlords to be executed] who were local cadres
from district level up, who were soldiers from the
company level up, must be approved [in advance] by
central leaders [Trung Uong]. [The executions of]
local cadres at the commune level [and below] must be
approved by Interzone Party Committee. [The executions
of] soldiers from the platoon level [and below] must
be authorized by the Central Party Committee of the
Army [Tong Quan Uy].

At the central level, an executive committee will be
formed....This Committee is authorized to collect and
protect information about criminals, make
recommendations to the Chairman of the Government [Chu
Tich Chinh Phu—Ho Chi Minh himself, who was also a
member of the Politburo which issued this decree] for
approval, and deliver the decision to the special
people’s court for ruling on the cases.”

Unquote—

I am not sure if this document had ever been released
before—I would appreciate any information on this. In
all the five volumes that contained documents on the
land reform (1953-1957), this was the only document
that mentioned the issue of executions in specific
terms. Now what is the value of this document?

First, one often hears the argument that the central
government did not intend to kill so many people
during the land reform. This happened only during the
implementation of the policy and was the acts of some
zealous low-level cadres. Perhaps this was true to
some extent. The question is how much of the mistake
was the responsibility of the central government?

On the one hand, the document shows that Politburo
members (or at least some of them) were concerned
about indiscriminate killings. This caution, if not
for humanitarian reasons, was driven by political
concerns for popular support for the policy as the
document explicitly mentioned. The Politburo also
suggested that the ratio or quota was to be applied in
a flexible manner depending on local situations.

On the other hand, the Politburo had calculated and
decided in advance, before launching the campaign, a
targeted ratio of 1/1000, or 0.1% of the total
population, to be executed. If we take the population
of North Vietnam in 1955 to be 13.5 million (Nguyen
Tien Hung, Economic Development of Socialist Vietnam,
1955-1980, Praeger 1977, p. 98), about 13,500 people
were to be executed. The population in “the free
areas” that this execution ratio was meant for were in
fact much fewer, perhaps about 10-11 million people.
In this case, the number of executions planned for for
1953-1954 was 10,000-11,000. But after 1954 the
campaign was extended to most of North Vietnam, so the
figure of 13,500 was perhaps within the expectation of
the Politburo.

The document (together with many others in the same
volume) also demonstrates the careful planning of the
campaign. There was a clear process of required
approval for executions that could go all the way up
to the Chairman of the Government. I am sure that
there were many cases (persecutions out of personal
revenge) in which local committees did not report the
executions (against central order), but I doubt that
this was widespread. It seems more plausible that
those local committees would rather fabricate crimes
to get their requests for executions approved than to
kill people without approval from above. I am also
aware that the campaigns moved left and right a few
times during 1953-1956, but the dominant trend was the
fear of committing rightist rather than leftist
errors. Given this fear, and the way these political
campaigns were run in North Vietnam (read To Hoai’s
new novel Ba Nguoi Khac [Three Different Characters]
for a sense of campaign-style politics; To Hoai served
as a land reform cadre), local committees must have
had greater incentives to over-report than
under-report executions. The central government, and
its Chairman, must have approved most, if not all,
executions. Central leaders could blame local
officials for fabricating
charges and for
overreporting, but it was they who gave the final
approval to most executions. At the very least, the
document suggests that, besides the fact that the
central government was responsible for the overall
supervision of the campaign, it must bear sole
responsibility for at least 10,000-11,000 deaths that
it planned to carry out.

To be sure, this was the number planned for, not the
actual number of executions. But the intention to kill
was there, and the percentage of the population to be
killed was calculated and fixed in principle, before
any verdict had been made on those to be executed.
Furthermore, there is no reason to expect, and no
evidence that I have seen to demonstrate, that the
actual executions were less than planned; in fact the
executions perhaps exceeded the plan if we consider
two following factors. First, this decree was issued
in 1953 for the rent and interest reduction campaign
that preceded the far more radical land redistribution
and party rectification campaigns (or waves) that
followed during 1954-1956. Second, the decree was
meant to apply to free areas (under the control of the
Viet Minh government), not to the areas under French
control that would be liberated in 1954-1955 and that
would experience a far more violent struggle.

Thus the number of 13,500 executed people seems to be
a low-end estimate of the real number. This is
corroborated by Edwin Moise in his recent paper “Land
Reform in North Vietnam, 1953-1956” presented at the
18th Annual Conference on SE Asian Studies, Center for
SE Asian Studies, University of California, Berkeley
(February 2001). In this paper Moise (7-9) modified
his earlier estimate in his 1983 book (which was
5,000) and accepted an estimate close to 15,000
executions. Moise made the case based on Hungarian
reports provided by Balazs, but the document I cited
above offers more direct evidence for his revised
estimate. This document also suggests that the total
number should be adjusted up some more, taking into
consideration the later radical phase of the campaign,
the unauthorized killings at the local level, and the
suicides following arrest and torture (the central
government bore less direct responsibility for these
cases, however).

Second, the decree suggests that the campaign in
Vietnam was proportionally just as murderous as the
one launched in China after 1949. Viviene Shue
(Peasant China in Transition, University of California
Press 1980, 80) who is very sympathetic to the Chinese
revolution quotes Benedict Stavis, who estimates the
number of executions in China during 1949-52 based on
official sources to be between 400,000 and 800,000
(These executions may also have come from other
campaigns besides the land reform in the same period,
and if unofficial deaths are added, the total number
could reach more than a million). If 500,000 deaths
(officially and unofficially) can be assumed to be
specifically related to land reform, then the
proportion was also about 0.1% in the total population
of 572 million Chinese in 1952 (Dwight Perkins, ed.
China’s Modern Economy in Historical Perspective,
Stanford University Press 1975, 122). Given that
Chinese advisors were heavily involved in the
Vietnamese campaign, a relationship may have existed
between this Chinese ratio and the Vietnamese decree,
but this hypothesis needs further research to confirm.

2) “De cuong bao cao cua Bo Chinh tri” (Draft Report
of the Politburo), Van Kien Dang Toan Tap v. 17
(2001), 432-474.
(This was Party Secretary General Truong Chinh’s
report at the Tenth Central Committee Plenum, August
25-October 5, 1956, which ordered the Error
Rectification Campaign [Sua Sai]. Truong Chinh was to
resign from his post after this Plenum). I am very
certain this document had never been released before.
This document offers the most details as yet about the
number of punished cadres but unfortunately it
contains no information on those who were executed (or
the number may have been removed before publication).

In this document, Truong Chinh cited statistics about
the land reform “yet to be confirmed.” He said that
three-quarters (2,876) of all Party cells (3,777) in
16 provinces had been rectified in the rent reduction
and land reform campaigns by the time these campaigns
were suspended (some time in May 1956). 84,000 members
in these cells were punished [xu tri] among the total
of 150,000, or 56%. “Punishment” usually meant being
expelled from the Party after torture, and could
amount to execution. As Truong Chinh (ibid., 435)
frankly but belatedly admitted, “most cadres and party
members who were arrested were subject to brutal and
barbaric torture [nhuc hinh rat tan khoc, da man].”
The goal of the Party was to purge only members of
exploitative class backgrounds but in practice those
of working classes were purged as well. In the Ta Ngan
Zone (provinces to the left of the Red River), it was
found out that 7,000 of the total 8,829 persecuted
party members belonged to “peasants and other
[non-exploitative] classes.” While the persecutions of
these working-class cadres based on fabricated charges
were clearly not intended by central leaders, they
could not have been carried out without their prior
approval.

According to the same document, in the 66 districts
and seven provinces where the party rectification
campaign was carried out (the campaign at the
provincial level was directed by none but the Party’s
Central Organizational Department headed by Le Van
Luong), 720 were “punished” out of 3,425 cadres and
employees (80% of these 3,425 were party members). The
ratio was 21%. If only cadres from provincial
department level up were counted, 105 were punished
out of 284, or 37%. Among 36 incumbent members of
provincial party committees who were subjects of the
campaign, 19 (or 57%) were persecuted. Among 61 former
members of provincial party committees who were
subjects of the campaign, 26 were punished. At the
district level, 191 out of 396 district party
committee members were punished, or 48%. In an extreme
case (Ha Tinh province), all 19 members of the
provincial party committee, police department, and
district militia commanders were branded
“counter-revolutionaries” and purged during the
campaign (all were later found to be innocent by
central authorities).

To conclude, both documents are not to be taken as
truths but they seem to be the best available sources
about this complex topic. I expect documents to be
released in the future will improve substantially on
what we know. Also it should be reiterated that,
whether some of those executed landlords deserved to
die, and whether the benefits of the campaign for the
peasantry justified or outweighed the sacrifice of
these landlords, are questions that require a
different debate.

Tuong Vu
Naval Postgraduate School