Saturday, April 11, 2009

100 nhà kinh tế và bánh đậu xanh Hải Dương


Bài trên Blogspot.

Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, 100 nhà kinh tế họp nhau ở Hải Dương trong một hội thảo có quy mô lớn do Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức để bàn về suy thoái kinh tế và các chính sách đối phó. Đây là một hội thảo rất có quy mô vì lần đầu tiên quy tụ được các chuyên gia kinh tế từ các viện kinh tế, các trung tâm nghiên cứu kinh tế khắp cả nước. Đọc bài tường thuật này trên VNN thì có cả Đinh Văn Ân ở Viện Quản lý Kinh tế TW, Trần Đình Thiên ở Viện Kinh tế học, Vũ Thành Tự Anh ở chương trình Fulbright, Bùi Đức Sơn ở Viện KT-CT Thế giới, Lê Đăng Doanh và Nguyễn Quang A ở Viện Nghiên cứu Phát triển, Nguyễn Đức Thành ở Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Kinh tế (theo VTV thì còn cả Trần Du Lịch ở VIện kinh tế TP HCM)... Có thể tóm lại rằng đây là một hội thảo quy mô hoành tráng. Chủ đề hội thảo cũng hết sức thiết thực, chính là những vấn đề mà hơn 80 triệu người dân Việt Nam phải đối phó, làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách bấy lâu nay (nhưng cũng có thể là không?) và được nói đến hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thế nhưng nếu đọc trên báo chí thì có thể thấy ngoại trừ VNN và SGTT, hầu như không có mấy báo nhắc tới hội thảo này cùng với ý kiến của các chuyên gia kinh tế. Trên Tuổi Trẻ, nhật báo lớn nhất Việt Nam, chỉ có vài dòng về hội thảo, lược ghi ý kiến ông Thiên và bà Susan Adams. Trên Thanh Niên (bản online) và Lao động (bản online), tôi cũng không đọc được bài nào về thông tin hội thảo. Xem ra ý kiến của 100 nhà kinh tế Việt Nam và chuyên gia kinh tế nước ngoài không hề được quan tâm.

Lý do cũng dễ hiểu khi đọc hai bài tường thuật trên hai tờ báo hiếm hoi đưa tin tương đối chi tiết về hội thảo này, không thấy nhắc tới các nhà hoạch định chính sách, ngoại trừ Bí thư tỉnh ủy Hải Dương- địa phương đăng cai hội thảo, cho dù hội thảo này là do Ủy ban Kinh tế Quốc hội chủ trì. (Phát biểu của ông Bí thư này khá thú vị, nó cho biết thêm nhiều điều về thực trạng kinh tế hiện nay). Phải chăng đây cũng là lý do khiến giới truyền thông bỏ qua Hội thảo này vì cảm thấy nó không có ảnh hưởng gì tới chính sách kinh tế trên thực tế.

Điều này hoàn toàn có lý bởi từ trước tới nay, các chính sách kinh tế được đưa ra mà người ta không thấy nhiều sự tham vấn các chuyên gia kinh tế từ trước. Trước đây còn có Ban cố vấn kinh tế cho Thủ tướng nhưng khi Thủ tướng Dũng lên cầm quyền, một trong những việc làm đầu tiên của ông là dẹp bỏ Ban này. Gần đây, trước các biến động phức tạp về tài chính-ngân hàng, Chính phủ đã thành lập Hội đồng tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia do cựu Thống đốc NHNN Lê Đức Thúy làm Chủ tịch. Nhưng rút cục, chức trách của Hội đồng này là gì, quyền lực Hội đồng ra sao thì không ai thực sự biết (có lẽ kể cả ông Thúy).

Và các "quyết sách lớn" của Đảng và Nhà nước thường được đưa ra rất đột ngột, không kèm theo các lý giải về sự cần thiết cũng như các đánh giá khách quan đầy đủ về hiệu quả của các chính sách được thực thi. Lấy ví dụ về gói kích cầu đợt 1 trị giá 1 tỷ USD và sau đó được nâng lên thành 6 tỷ USD. Gói này gồm nhiều thành phần như cho tiền Tết người nghèo, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng...Tuy nhiên cho tới nay, người ta vẫn không rõ cụ thể gói này gồm bao nhiêu phần là hỗ trợ lãi suất, bao nhiêu là các chính sách chi tiêu, bao nhiêu là giảm thuế....Cũng chưa có đánh giá nào thực sự nghiêm túc về hiệu quả của gói kích cầu này thời gian qua, chẳng hạn riêng với gói hỗ trợ lãi suất thì tỷ lệ vay để thực hiện đầu tư mới là bao nhiêu, vay để đáo nợ là bao nhiêu, bao nhiêu % cho DNNN, bao nhiêu cho DN ngoài quốc doanh, tạo được bao nhiêu việc làm mới...Ngay trong số liệu về thất nghiệp cũng đầy mâu thuẫn và mập mờ về phương pháp luận (ví dụ tính thế nào với trường hợp làng nghề?). Cũng không có công bố nào đánh giá khả năng ảnh hưởng tới lạm phát của các chính sách kích cầu này.

Thế nhưng chỉ đùng 1 cái, Chính phủ đã công bố gói kích cầu 2, lần này hướng tới đối tượng vay trung và dài hạn. Gói này còn mập mờ hơn cả gói 1 vì thậm chí không công bố số tiền mà Chính phủ định bỏ ra để hỗ trợ lãi suất. Trong khi Quốc hội Mỹ bàn bạc cả hàng tháng, đập lên đập xuống nghị sự về các gói kích cầu rồi mãi mới thông qua được thì ở Việt Nam chỉ cần Thủ tướng đặt bút ký thế là gói kích cầu được thông qua mà không gặp phải bất cứ sự phản biện nào.

Thế nên không có gì lạ khi các nhà kinh tế nói gì thì cứ nói, hội nghị cứ hội nghị còn Chính phủ thì việc mình cứ làm. Thậm chí hình như còn chẳng có vị quan chức cao cấp nào dự Hội thảo này- bởi lẽ các vị còn bận rộn trong việc hoạch định chính sách, đưa Việt Nam vượt qua khủng hoảng. Báo chí cũng chẳng buồn đưa tin. Đóng góp lớn nhất của 100 nhà kinh tế tại Hội nghị về suy thoái kinh tế ở Hải Dương, có lẽ là những gói bánh đậu xanh Hải Dương họ mua về làm quà. Như vậy âu cũng là góp phần làm tăng sức mua, đóng góp thiết thực cho chính sách kích cầu của Chính phủ.


Friday, April 10, 2009

Entry for April 10, 2009

Thiếu tướng Lê Văn Cương thực sự nói gì?

Theo bài tường thuật trên VNN, bản đã bị rút xuống bởi quá chi tiết, chú trọng tới những ý kiến phản biện (xem bản lưu ở đây, bản Google Cache ở đây), ông Lê Văn Cương, Thiếu tướng, Viện khoa học chiến lược Bộ Công an phát biểu như sau:

"Thiếu tướng Lê Văn Cương, Viện khoa học Chiến lược Bộ Công an đồng ý: Bô-xít là tài sản lớn của quốc gia, cần được khai thác nhưng nếu làm với cung cách ào ạt, làm nhanh sẽ mang đến những hậu quả khôn lường, nhất là về mặt an ninh kinh tế, an ninh xã hội.

Nhắc lại nhận định của các nhà địa chính trị quốc tế: "Tây Nguyên là nóc nhà của Đông Dương. Ai làm chủ được Tây Nguyên, sẽ làm chủ Đông Dương", TS Lê Văn Cương lưu ý cần đặc biệt coi trọng các dự báo, cảnh báo sớm về tác động đối với an ninh quốc gia của các dự án bô xít Tây Nguyên.

"Các đe doạ đối với an ninh quốc gia không diễn ra nhanh chóng và dễ nhận thấy như hiệu quả kinh tế và tai biến về môi trường. Do đó, cần đặc biệt coi trọng các dự báo, cảnh báo sớm", ông Cương nói."

Theo báo Thanh Niên trong một bài viết đúng lề bên phải thì ông Cương lại phát biểu hơi khác: "Sau khi bác bỏ quan điểm cho rằng các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên có thể tác động đến vấn đề an ninh, GS Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và khoa học - Bộ Công an nói rằng, điều làm ông lo lắng chính là dự án chưa thể hiện quan điểm phát triển kinh tế bền vững."

Vậy ông Lê Văn Cương thực sự nói gì? Cùng một tham luận mà tại sao nhà báo VNN nghe thành ông Cương lo ngại "những hậu quả khôn lường, nhất là về mặt an ninh kinh tế, an ninh xã hội" trong khi nhà báo Thanh Niên lại khẳng định ông Cương "bác bỏ quan điểm cho rằng các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên có thể tác động đến vấn đề an ninh, " mà chỉ lo về phát triển bền vững?

Hoặc là micro trên hội trường bị trục trặc nên cho ra các version trái ngược nhau của cùng một bài phát biểu, hoặc có ai đó đã bẻ cong ngòi bút, bóp mồm bóp miệng thiếu tướng Cương.

Tôi không dám khẳng định trong hai tường thật khác nhau này, bài nào đáng tin cậy hơn. Người đọc có thể tự rút ra kết luận. Nhưng nếu giả sử rằng lời tường thuật trên VNN về ý kiến ông Cương là chân thực thì đúng là sự giả dối, tráo trở đang ngự trị khi mà bài báo VNN đã bị xóa sổ trong khi ý kiến trái ngược về lời ông Cương lại được lưu hành trên bài báo Thanh Niên.

...

F... Yahoo. Vừa viết 1 entry rất dài mà nó lấy mất của mình khi chèn ảnh vào.

Thôi, coi như chấm dứt Yahoo blog ở đây được rồi. Blog mới của tôi (lại về với blogspot).
http://everywhereland.blogspot.com/

Monday, April 6, 2009

Entry for April 06, 2009

Chính sách tăng lương tối thiểu cho khu vực nhà nước mới đây theo tôi là một chính sách sai lầm không có ích lợi gì trong giai đoạn hiện nay mà còn đẩy lạm phát lên cao và tăng bội chi ngân sách. Hiện kế hoạch bội chi ngân sách năm 2009 đã lên tới 8%, nhưng theo chuyên gia ADB, thực tế tới cuối năm có thể lên tới hơn 10%.

Tại sao chính sách tăng lương tối thiểu cho khu vực nhà nước không có ích lợi gì? Thứ nhất bởi vì những người được tăng lương là những người ít chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, đứng trước các nguy cơ mất việc làm so với nhân công ở các khu công nghiệp hay các làng nghề.. Thứ hai, việc này sẽ làm tăng bội chi ngân sách* trong khi ngân sách đã bội chi nặng nề do các gói kích cầu ngày càng lớn và rất mập mờ** (hiện sẽ là 10 tỷ USD hay nhiều hơn?). Thứ ba, nó sẽ làm tăng chi phí của nhiều doanh nghiệp nhà nước vốn đã gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ suy thoái, gây cản trở cho quá trình tái cấu trúc của các công ty này. Trong khi lợi ích của nó thì không có gì nhiều nhặn. Đứng về khía cạnh kích cầu, việc tăng lương tối thiểu ít có khả năng làm tăng cầu do đây là việc tăng thu nhập một cách ổn định, và vì thế thường kéo theo tăng giá cả với tốc độ tương tự. Giá cả tăng sẽ làm lạm phát càng trầm trọng, và khiến đời sống của người dân- nhất là các đối tượng gặp nhiều nguy cơ do khủng hoảng như lao động nghèo ở thành phố, nông dân xuất khẩu, chế biến nông sản- ngày càng khó khăn.


* Lại nhớ hôm trước đi dự một hội thảo về kích cầu, diễn giả là một chuyên gia kinh tế khá có uy tín phát biểu: tăng thâm hụt ngân sách 1000 tỷ hay 2000 tỷ thì cũng vậy thôi! Được biết báo cáo của diễn giả về chính sách kích cầu là nhằm cung cấp cho Quốc hội.

**GS Trần Hữu Dũng nhận xét trên trang nhà viet-studies của ông: "Gói kích cầu của Mỹ mất gần 2 tháng, quốc hội cãi nhau ỏm tỏi, mới xong. Ở Việt Nam chỉ cần Thủ tướng ký sọet một cái, không cần hỏi ý kiến ai, sướng thiệt!".
TS Lê Đăng Doanh viết trên TBKTSG: Chính phủ đã có gói kích cầu 6 tỷ đô la Mỹ được công bố từ tháng 12-2008, song chỉ có 1 tỷ đô la trợ cấp lãi suất tín dụng để nhằm cho vay được 650.000 tỷ đồng là được công bố tường minh, còn 5 tỷ đô la còn lại bao gồm miễn giảm thuế và những ưu đãi khác chưa được công khai cả gói.

Sunday, April 5, 2009

Entry for April 05, 2009


Trong nỗi đau tình cờ

TCS

Tôi đã yêu em bao ngày nắng
Tôi đã yêu em bao ngày mưa
Yêu em bên đời lặng lẽ

Tôi đã đưa em qua nhiều phố
Những sáng mênh mông tôi ngồi nhớ
Yêu em trái tim thật thà

Yêu đầy mùa nắng mùa mưa
Yêu trong nỗi vui đợi chờ
Đâu ngờ tình như lá úa
Khiến tôi chia lìa từng giấc mơ

Tôi đã yêu em trong mùa gió
Khi lá cây khô bay đầy ngõ
Yêu em không cần vội vã

Tôi đã yêu em như trẻ thơ
Đâu biết đôi khi có lìa xa
Yêu trong nỗi đau tình cờ.

Links:
Khánh Ly
Giang Trang
Thái Hòa


Saturday, April 4, 2009

Entry for April 04, 2009

Các án mạng liên tiếp xảy ra ở Mỹ trong thời gian gần đây.

Ngày thứ 6 vừa rồi, tại New York, một người Mỹ gốc Việt (nhưng có gốc Hoa) tên là Jiverly Wong hay Linh Phát Wong xả súng bắn chết 13 người trước khi tự sát. Nguyên nhân hiện nay được cho là vì anh ta bị mất việc do suy thoái kinh tế, cộng thêm cảm giác không hòa nhập được với xã hội Mỹ.

Ngày thứ bảy, tại thành phố Pittsburgh, một người có tên Richard Poplawski nằm phục đợi cảnh sát đến nhà sau khi nhận được cấp cứu 911 từ mẹ của anh ta, và bắn chết ba cảnh sát trước khi bị bắt. Gã này cũng mới bị mất việc và bức xúc trước khả năng quyền sở hữu súng bị hạn chế trong nhiệm kỳ Obama. Chỉ hai tuần trước, tại California, bốn cảnh sát bị phục kích bắn chết.

Cùng ngày, gần thành phố Seatles, bang Washington, một người đàn ông bắn chết 5 đứa con của mình trước khi tự sát. Nguyên nhân hiện nay vẫn chưa được làm rõ.

Riêng trong tháng 3, các vụ thảm sát, giết người hàng loạt đã tước đi sinh mạng của 40 người ở Mỹ. Các vụ án này đang có xu hướng leo thang trong thời gian gần đây bởi tình trạng suy thoái kinh tế, kèm theo thất nghiệp và cùng quẫn trong một bộ phận không nhỏ người dân Mỹ. Trong khi đó, người Mỹ lại có quyền sở hữu súng một cách rộng rãi.

Friday, April 3, 2009

Entry for April 03, 2009

img


Từ link trên blog Tề Phi.

The Mechanic

As an ISTP, your primary mode of living is focused internally, where you deal with things rationally and logically. Your secondary mode is external, where you take things in via your five senses in a literal, concrete fashion.

ISTPs have a compelling drive to understand the way things work. They're good at logical analysis, and like to use it on practical concerns. They typically have strong powers of reasoning, although they're not interested in theories or concepts unless they can see a practical application. They like to take things apart and see the way they work.

ISTPs have an adventuresome spirit. They are attracted to motorcycles, airplanes, sky diving, surfing, etc. They thrive on action, and are usually fearless. ISTPs are fiercely independent, needing to have the space to make their own decisions about their next step. They do not believe in or follow rules and regulations, as this would prohibit their ability to "do their own thing". Their sense of adventure and desire for constant action makes ISTPs prone to becoming bored rather quickly.

ISTPs are loyal to their causes and beliefs, and are firm believers that people should be treated with equity and fairness. Although they do not respect the rules of the "System", they follow their own rules and guidelines for behavior faithfully. They will not take part in something which violates their personal laws. ISTPs are extremely loyal and faithful to their "brothers".

ISTPs like and need to spend time alone, because this is when they can sort things out in their minds most clearly. They absorb large quantities of impersonal facts from the external world, and sort through those facts, making judgments, when they are alone.

ISTPs are action-oriented people. They like to be up and about, doing things. They are not people to sit behind a desk all day and do long-range planning. Adaptable and spontaneous, they respond to what is immediately before them. They usually have strong technical skills, and can be effective technical leaders. They focus on details and practical things. They have an excellent sense of expediency and grasp of the details which enables them to make quick, effective decisions.

ISTPs avoid making judgments based on personal values - they feel that judgments and decisions should be made impartially, based on the fact. They are not naturally tuned in to how they are affecting others. They do not pay attention to their own feelings, and even distrust them and try to ignore them, because they have difficulty distinguishing between emotional reactions and value judgments. This may be a problem area for many ISTPs.

An ISTP who is over-stressed may exhibit rash emotional outbursts of anger, or on the other extreme may be overwhelmed by emotions and feelings which they feel compelled to share with people (often inappropriately). An ISTP who is down on themself will foray into the world of value judgments - a place which is not natural for the ISTP - and judge themself by their inability to perform some task. They will then approach the task in a grim emotional state, expecting the worst.

ISTPs are excellent in a crisis situations. They're usually good athletes, and have very good hand-eye coordination. They are good at following through with a project, and tying up loose ends. They usually don't have much trouble with school, because they are introverts who can think logically. They are usually patient individuals, although they may be prone to occasional emotional outbursts due to their inattention to their own feelings.

ISTPs have a lot of natural ability which makes them good at many different kinds of things. However, they are happiest when they are centered in action-oriented tasks which require detailed logical analysis and technical skill. They take pride in their ability to take the next correct step.

ISTPs are optimistic, full of good cheer, loyal to their equals, uncomplicated in their desires, generous, trusting and receptive people who want no part in confining commitments.

Jungian functional preference ordering:

Dominant: Introverted Thinking
Auxiliary: Extraverted Sensing
Tertiary: Introverted Intuition


Inferior: Extraverted Feeling



Thursday, April 2, 2009

Entry for April 02, 2009

img

Ngày 24 tháng 10 năm 1929, phố Wall rối loạn. Gần 13 triệu cổ phiếu được các nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo trên thị trường chứng khoán New York, nhiều gấp ba lần số lượng giao dịch thông thường. Ngày này đi vào lịch sử như ngày thứ Năm đen tối (Black Thursday) mở đầu cho cuộc Sụp đổ Lớn (Great Crash) của thị trường chứng khoán Mỹ và cuộc Đại Suy thoái (Great Depression) kéo dài từ năm 1929 tới năm 1933. Chỉ số Down Jones sụt giảm từ mức cao kỷ lục 381.2 ngày 3/9/1929 xuống còn 230.1 ngày 29/10/1929. Điểm đáy của chỉ số này đạt được ngày 8/7/1932 khi chỉ số Down Jones đóng cửa ở mức 41,2- giảm gần 90% so với mức đỉnh cao nó từng đạt được ba năm trước đó. Cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính kéo theo nó là suy thoái kinh tế trầm trọng trên phạm vi toàn cầu, riêng tại Mỹ, sản xuất công nghiệp giảm 45%, GDP giảm 30%, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25% và 60% người Mỹ sống dưới ngưỡng nghèo khổ.

Gần 80 năm sau cuộc Đại Suy thoái xảy ra, thế giới lại đang phải chứng kiến sự quay trở lại của tình trạng suy thoái và khủng hoảng toàn cầu. Không khó khăn trong việc nhận ra những điểm tương đồng giữa hai cuộc khủng hoảng toàn cầu này: chúng đều bắt đầu từ những đổ vỡ trong hệ thống tài chính, do kết quả của tình trạng đầu cơ tài chính-địa ốc trong cơn lốc xoáy của tham vọng làm giàu một cách dễ dàng. Như triết gia George Santayana đã nói: “Ai không biết cách học từ lịch sử chắc chắn sẽ lặp lại những gì từng xảy ra.”

Trong khi cơn bão khủng hoảng và suy thoái, thất nghiệp và bất ổn đang lan ra khắp thế giới, có lẽ đây chính là lúc thích hợp nhất để đọc lại lịch sử cuộc đại suy thoái toàn cầu đầu tiên trên thế giới, để học được từ những kinh nghiệm quá khứ, và để thấy rằng con người ở mọi thời thật giống nhau, với những sai lầm dại dột không mấy khác biệt. Tác phẩm Đai khủng hoảng, 1929 của John Kenneth Galbraith là một tác phẩm nổi bật viết về Đại suy thoái, và hơn thế, về những sai lầm, những ngớ ngẩn của con người trong tham vọng kiếm tiền nhanh chóng.

John Kenneth Galbraith (1908-2006) là một trong những nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ông là người theo trường phái Keynes nhiệt thành, ủng hộ sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, từng làm việc trên nhiều cương vị khác nhau trong chính quyền của bốn đời tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân chủ: Roosevelt, Truman, Kennedy và Johnson. Tốt nghiệp tiến sĩ về Kinh tế Nông nghiệp tại Đại học California ở Berkeley, ông dạy tại Đại học Harvard trong nhiều năm và từng làm Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ. Nhưng John Kenneth Galbraith được biết đến nhiều nhất nhờ những tác phẩm của ông. Trong cuộc đời gần 100 năm của mình, ông viết gần 50 cuốn sách và hơn 1000 bài báo về những vấn đề khác nhau nhưng chủ yếu là về kinh tế. Nhiều cuốn sách của ông bán rất chạy, và có ảnh hưởng sâu sắc tới tư duy kinh tế của một tầng lớp trí thức Mỹ trong nhiều thập kỷ, nhất là trong giai đoạn 1950-1970. Có thể nói Galbraith là nhà kinh tế được công chúng biết đến nhiều nhất tại Mỹ trong giai đoạn hậu chiến tranh cho tới khi trường phái Keynes thoái trào và trường phái tiền tệ- với đại biểu xuất sắc là Milton Friedman- lên ngôi.

Đại khủng hoảng, 1929 (The Great Crash, 1929- bản tiếng Việt do Thanh Tâm và Hà Trang dịch) (sắp xuất bản) là cuốn sách đầu tiên thực sự đưa tên tuổi của Galbraith đến với công chúng Mỹ và cho tới nay, vẫn được coi là cuốn sách cần phải đọc đầu tiên nếu muốn tìm hiểu về nguyên nhân sụp đổ tài chính năm 1929 tại Mỹ. Trong cuốn sách này, Galbraith đã chỉ ra con đường dẫn tới đại khủng hoảng ở Mỹ. Bắt đầu từ việc đầu cơ bất động sản ở Florida những năm 1920, nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng bong bóng với việc các nhà đầu tư mua bất động sản với giá trời ơi để đầu cơ sinh lời, hy vọng rằng giá cả thị trường tiếp tục tăng. Các ngân hàng hà hơi tiếp sức cho những hành động đầu cơ bằng cách cho vay dễ dàng. Thị trường chứng khoán ngày càng phồng lên, phồng lên cho tới khi đứt phựt vào cuối năm 1929, đưa kinh tế Mỹ vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử. Đọc Galbraith dường như chúng ta bắt gặp lại những hiện tượng mới xảy ra rất gần đây ở Thái Lan năm 1998, ở Mỹ, Iceland hay ở Việt Nam thời gian gần đây.

Đại khủng hoảng, 1929 được viết bằng một ngòi bút hết sức sắc sảo và trôi chảy, đượm chất hóm hỉnh trong những quan sát của Galbraith về hành vi con người trong khi xảy ra bóng bóng đầu cơ và cuộc đổ vỡ thị trường con người. Để nói về cuốn sách có lẽ hợp lý hơn khi dùng chính lời của Galbraith kể về việc viết nó: “Tôi chưa bao giờ cảm thấy vui sướng khi viết một cuốn sách như khi viết nó. Cuốn sách này thực sự là cuốn duy nhất đọng lại trong tôi không phải là sự nhọc công lao động mà là niềm sung sướng.”

Cuối cùng, để kết thúc xin mượn lại lời của John Kenneth Galbraith trong cuốn sách như một lời cảnh tỉnh cho thói tự tin thái quá (và cả tin) của con người: “Một trong bài học quý của năm đó cho đến giờ đã trở nên rõ ràng: Tai họa cá nhân và cụ thể sẽ xảy đến với những ai muốn tin rằng họ nhìn thấy tương lai.”


* Nói thêm, tôi thấy cái tên sách này dịch ra tiếng Việt không chuẩn lắm.


Monday, March 30, 2009

Entry for March 30, 2009

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Hàng vạn công nhân Trung Quốc hiện đang có mặt ở Việt Nam.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn đặt câu hỏi: Kích cầu…hàng Trung Quốc.

Bộ trưởng Bộ Lao động và Thương binh xã hội ước tính sẽ có 300-400 nghìn người trở nên thất nghiệp chính thức do khủng hoảng kinh tế 2009. Theo viện trưởng viện Khoa học lao động-xã hội thì số người mất việc có thể lên tới 500.000, cộng thêm con số 1 triệu người thất nghiệp hiện nay đưa tổng số thất nghiệp lên tới 1,5 triệu người. Con số này hẳn không tính tới hoặc bỏ qua số liệu thất nghiệp phi chính thức, hay bán chính thức. Trong một phóng sự gần đây, VTV đưa tin có thể hàng triệu lao động ở các làng nghề có khả năng mất việc hay thiếu việc làm. Báo Tiền Phong đưa tin hai triệu công nhân ngành may mặc đứng trước nguy cơ thất nghiệp và thiếu việc làm nghiêm trọng khi mà tới đầu tháng 3, 70% doanh nghiệp trong ngành chỉ nhận được các đơn đặt hàng cho tới hết tháng ba. Thêm vào đó là hàng ngàn người Việt Nam đi xuất khẩu lao động phải trở về nước.

Trong khi hàng chục vạn lao động Việt Nam đang mất việc thì chúng ta lại nhập khẩu lao động hàng vạn người Trung Quốc sang Việt Nam để khai thác khoáng sản và xây dựng hạ tầng. Trong số các dự án đó có nhiều dự án nhận được hỗ trợ của Nhà nước nhằm kích cầu. Kết quả là nhiều doanh nghiệp Trung Quốc nhận được “kích cầu” của cả chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc khi đầu tư ở Việt Nam. Lao động Trung Quốc được mời chào vào Việt Nam trong khi lao động Việt Nam lại đang mất việc làm chính trên nước mình.

Thêm vào đó là tình trạng nhập siêu trong quan hệ mậu dịch với Trung Quốc sẽ càng trở nên trầm trọng. Thời báo Kinh tế Sài Gòn viết về chính sách của hai chính phủ với một mặt hàng rất quan trọng mà Việt nam nhập siêu từ Trung Quốc:

“kể từ tháng 12-2008, Trung Quốc đã hạ thuế xuất khẩu từ 15% xuống còn 0% đối với các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, đồng thời với việc nới rộng quản lý bằng giấy phép đối với xuất khẩu thép để thúc đẩy đầu ra được mạnh hơn. Đây là những chi tiết cụ thể trong chính sách hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc đối với chín ngành hàng trọng điểm năm 2009, đã được Trung Quốc công bố. Tất nhiên, thép có mặt trong danh sách.

Thép xây dựng Trung Quốc, qua một vài nhà nhập khẩu Việt Nam, đã đàng hoàng đi bằng cửa chính vào thị trường nội địa với một số lượng đáng kể mà hầu như không vấp phải một hàng rào thuế quan nào, do các nhà xuất và nhập khẩu chọn được một lỗ hổng rất lớn trong chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam.”

Hầu hết các nhà kinh tế trên thế giới đều phản đối việc áp đặt chính sách bảo hộ trong thời khủng hoảng, cho rằng nó lợi bất cập hại, và làm giảm lợi ích tổng thể. Nhưng chính sách thương mại cần đặt trên cơ sở tương hỗ và cùng có lợi. Chỉ trong sự việc nhỏ trên đã cho thấy sự bất cập trong chính sách kích cầu của Việt Nam. Trong khi chính sách kích cầu của Trung Quốc hướng về xuất khẩu, hỗ trợ các ngành công nghiệp có khả năng xuất khẩu thì kích cầu Việt Nam lại có thiên hướng gia tăng tiêu dùng nội địa, điển hình thông qua các công trình xây dựng hạ tầng và công nghiệp đồ sộ dùng vốn ngân sách mà các nhà thầu Trung Quốc thường xuyên thắng thầu do áp dụng mức giá thấp (việc tại sao họ có mức giá thấp cũng là một vấn đề cần nghiên cứu thêm) và rất có thể còn là các khoản lót tay nhẹ nhàng và dễ dàng cho các chủ đầu tư.

Ở đây tôi không muốn nhận xét gì về hiệu quả của chính sách kích cầu của Việt Nam vì không có đủ thông tin và cũng chưa đọc kỹ về nó. Nhưng quan sát trên báo chí có thể thấy rất nhiều sự bất hợp lý, lộn xộn, tùy tiện và mù mờ trong việc áp dụng chính sách này. Lấy ví dụ: căn cứ của việc hỗ trợ lãi suất là gì? Chính phủ kiểm soát nào đối với việc sử dụng tiền ngân sách (tức là tiền thuế của dân) để hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn? Tại sao có sự thiếu minh bạch trong việc công khai đối tượng được hưởng trợ cấp lãi suất cũng như những bất cập trong việc sử dụng vốn hỗ trợ này để cho các mục đích khác (như đảo nợ)? Hay các chính sách về giá điện: tăng giá điện bất chấp các phản đối của cả công chúng và nhiều nhà nghiên cứu mà không có lý do gì rõ ràng, thuyết phục.

Và cả những chuyện buồn cười, sặc mùi cơ chế xin-cho như lời ông Thứ trưởng Công thương tuyên bố sau khi tăng giá điện: “nhóm sản phẩm nào quá sức chịu đựng thì sẽ kiến nghị lên Thủ tướng xin gỡ khó". Ở đây có thể đặt ra câu hỏi: liệu doanh nghiệp nào có thể “xin” Thủ tướng gỡ khó cho? Là các tập đoàn Nhà nước hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân? Và khi đi “xin” như thế, họ có tiếp tay cho tham nhũng hay không. Tại sao cái gì cũng cần tới quyết định của Thủ tướng, phải chăng ông có trí thông minh hơn Einstein để có thể quyết định được mọi việc như thế?. Nhưng quan trọng hơn cả chuyện tham nhũng “có thể” là sự rối bung của chính sách khi một chính sách được đưa ra luôn kèm theo các ngoại lệ dành cho những ai khôn ngoan và biết “lách”.

Còn năng lực điều hành của Chính phủ. Tổng kết lại thì đó là các lời hứa thất bại. Thủ tướng từng hứa kinh tế sẽ phục hồi vào giữa năm 2009 nhưng tới tháng 3/2009 đã phải xin rút chỉ tiêu tăng trưởng từ 6,5% xuống 5%. Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng hứa hẹn kinh tế sẽ hồi phục vào tháng 5/2009, nhưng tới gần đây lại khẳng định kinh tế sẽ hồi phục vào cuối năm chứ không phải tháng 5. Cứ đà này thì rất có thể trong mấy tháng nữa, chúng ta lại được nghe các lời hứa và lời “xin” mới. Việc này có lẽ cũng không khó lắm khi mà ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã “mở đường” bằng nhận định trên Vietnamnet: “Tôi cho có lẽ giữ mức 3,5% đã là cố gắng.”

Nói ngoài lề, tôi thấy cái chỉ tiêu tăng trưởng nghe rất vô duyên. Cái cần là dự đoán tăng trưởng như các tổ chức quốc tế vẫn làm chứ không phải là đặt chỉ tiêu tăng
trưởng rồi sau đó vì lo sốt vó cho việc đạt chỉ tiêu đó mà làm những chuyện thiếu tỉnh táo như tàn phá môi trường, bán tài nguyên với giá rẻ, vay mượn tùm lum hay thậm chí biến báo số liệu…chỉ nhằm sao cho đạt được mục tiêu đó vì cho rằng nó gắn với “uy tín chính trị” của Chính phủ. Cách tư duy “chỉ tiêu tăng trưởng” cũng là sản phẩm của thời bao cấp kế hoạch hóa. Việc này khác với chỉ tiêu lạm phát (inflation targeting) vì chỉ tiêu lạm phát có thể đóng vai trò là một sự tự giới hạn, một thứ kỷ luật cho chính sách tiền tệ của NHTW. Một số nghiên cứu cũng cho thấy việc thực hiện lạm phát chỉ tiêu có thể có tác dụng kìm hãm lãm phát trong một số nền kinh tế nhất định.

Thursday, March 26, 2009

Entry for March 26, 2009

Không chốn nương thân là tên tiếng Việt của tiểu thuyết No Country for Old Men của nhà văn Mỹ Cormac McCarthy, người dịch Diệp Minh Tâm, sách do Vinabooks xuất bản. Tiểu thuyết này được anh em nhà Coel dựng thành phim và thành công vang dội trong giải Oscar năm 2007. Cormac McCarthy là một tác giả được đánh giá cực cao ở Mỹ. Ông đã giành được hết những giải thưởng danh giá nhất của văn học Mỹ như Pulitzer, National Book Awards, National Book Critics Circle Awards...Nhà phê bình Harold Bloom coi ông là một trong bốn nhà văn lớn nhất của Mỹ hiện còn sống (ba người kia là Don DeLillo, Philip Roth và Thomas Pinchon- trong số này hình như mới chỉ có Cormac McCarthy được chính thức xuất bản ở Việt Nam, với hai tiểu thuyết The Road (dịch ra tiếng Việt là Cha và con) và No Country for Old Men (Không chốn nương thân)).

Đáng tiếc là tiểu thuyết No Country for Old Men được dịch ra bằng một tiếng Việt không ai hiểu được, đọc hết sức khó chịu. Nghe nói cuốn The Road cũng chịu số phận tương tự (?). Thật sự là một điều đáng nản với cách người ta đối xử với tác phẩm của một nhà văn lớn.



Sunday, March 22, 2009

Entry for March 22, 2009

Moon Palace của Paul Auster (Cao Việt Dũng dịch) là những chuyến du hành kỳ lạ, nơi những khối cô đơn chạm vào nhau trên con đường hành trình của chúng để rồi lại tách ra. Paul Auster là nhà văn có biệt tài kể chuyện và năng khiếu đó của ông được thể hiện rất thành công trong Moon Palace. Người đọc bị cuốn vào những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của một chàng trai trẻ có cái tên kỳ quặc M.S. Fogg, cử nhân Đại học Columbia, người quyết định tách rời thế giới và sống vật vờ giữa một ngàn bốn trăm chín mươi hai cuốn sách cho tới chết, và anh ta chắc hẳn đã chết nếu như không được một cô gái dịu dàng khả ái cứu sống. Cuốn hút không kém những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Fogg, nếu không nói là còn kỳ lạ và cuốn hút hơn, là cuộc phiêu lưu giữa hoang mạc Utah của Thomas Effing, một người đã chết và tái sinh vào một cuộc đời khác. Paul Auster không chỉ thể hiện tài năng trong việc dựng lên khung cảnh và cảm giác của thành phố New York những năm 68 biến động, ông còn tỏ ra dễ dàng khi dựng lên một câu chuyện kỳ thú như trong những bộ phim cao bồi: những kỵ sĩ trên lưng ngựa vượt qua sa mạc, cảnh đấu súng trong hang đá, lòng tham và những túi tiền...

Đọng lại từ Moon Palace còn là những cảm giác buồn bã, như một ngày kia trên đường du hành, bạn nhìn ánh trăng trải rộng trên đồng trống và cảm thấy hơn lúc nào hết, sự ngắn ngủi của cuộc đời, sự vô nghĩa của những khát khao và nỗi cô đơn của mỗi con người. Như ánh trăng có thể chạm vào cánh đồng, ve vuốt nó, tạo ra cho nó màu trinh bạch và sự bí ẩn nhưng chúng không thuộc về nhau, dẫu có đến với nhau hàng đêm.

Hẳn có không ít người so sánh Paul Auster với Haruki Murakami. Ở hai tác giả này có không ít tương đồng: nghệ thuật kể chuyện, không khí siêu thực, kỹ thuật truyện trong truyện, những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của các nhân vật, các nhân vật thường xưng tôi và có dấu ấn của tác giả, ảnh hưởng của các tác phẩm noir...Nếu như Murakami tạo ra một nước Nhật kỳ lạ, vừa quen vừa không quen với các độc giả phương Tây và cả Nhật Bản thì Paul Auster tạo ra một khung cảnh New York lạ lùng, nơi màn đêm luôn hứa hẹn những gì kỳ quặc nhất và mỗi con người trong khung cảnh đó đều có thể là cả một kho chuyện hấp dẫn, cuốn hút, ám ảnh hay buồn bã tới kinh người. Không có ai tẻ nhạt ở trên đời, như thi sĩ người Nga Yevtushenko nói.

Nhưng hình như Paul Auster có phần buồn bã và nhiều ám ảnh hơn Murakami.

Tuesday, March 17, 2009

Entry for March 17, 2009

Như vậy là bất chấp ý kiến phản đối của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh- cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, của các nhà trí thức và nhà chuyên môn, việc biến Tây Nguyên thành công trường khai thác khoáng sản của nước ngoài tiếp tục được Đảng và Chính phủ triển khai.

Đầu xuân 2009, Thủ tướng Dũng lên tiếng cho biết sẽ tiếp tục triển khai dự án bauxite Tây Nguyên vì đây là "chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ". Để trấn an dư luận, ông cũng sẽ hứa hẹn tổ chức một "hội thảo" do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì để bàn về việc khai thác như thế nào để không gây tổn hại về môi trường.

Đến ngày 17.3 vừa qua thì ngay cả lời hứa hẹn một cuộc "hội thảo" hình như cũng bị Chính phủ bỏ quên. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu TKV tiếp tục chỉ đạo đầu tư các dự án bauxite để đảm bảo tiến độ. Không thấy ông Hải nhắc tới cuộc hội thảo nào. Không rõ lý do vì ông không thể tìm được đủ số các nhà khoa học ủng hộ ông tại hội thảo nên chưa tổ chức, hay vì ông cảm thấy sốt ruột trong việc bán tài nguyên cho nước ngoài nhằm thu được chút tiền còm trong thời kinh tế suy thoái. Hay vì sức ép hoặc đe dọa gì của nước "bạn" đang hung hăng khẳng định chủ quyền của họ ngoài biển Đông.

Biển Đông sắp thành cái ao của riêng người Trung Quốc. Còn Tây Nguyên, liệu có thành một xứ "hoàng triều cương thổ" của người Trung Quốc trong tương lai? Thử nghĩ về một kịch bản, có thể là xấu nhất nhưng không phải không khả thi, khi các phong trào của người Chàm, người Thượng sẽ bùng nổ trong tương lai và nhận được sự ủng hộ (công khai hoặc ngấm ngầm) của Trung Quốc. Cách đây không lâu, người Nga từng tấn công Georgia, tàn phá nước này với lý do bảo vệ những người ly khai Ossetia là đồng minh của họ. Cách đây 30 năm, người Trung Quốc từng tấn công Việt Nam để trừng phạt việc Việt Nam tấn công đồng minh Cambodia của họ và "ngược đãi" người Hoa. Lấy gì để có thể khẳng định là 10-20 năm nữa, họ không tấn công và tiến chiếm một phần lãnh thổ hay lãnh hải của Việt Nam khi có căng thẳng xảy ra ở Tây Nguyên với những lý do như chính quyền Việt Nam ngược đãi người Thượng và ...người Hoa kiều sinh sống ở Tây Nguyên? Nhất là khi đó, rất có thể họ đã có được những thỏa thuận chính trị-kinh tế-quân sự với các nước Lào, Cambodia, và đã hoàn toàn làm bá chủ biển Đông. Ngay cả giờ đây, tàu tuần dương của họ đã nghênh ngang khắp biển Đông, sẵn sàng bắn chết ngư dân trên tàu đánh cá Việt Nam, gây hấn với tàu do thám Mỹ...mà không phải nể nang gì người láng giềng, người đồng chí phương Nam cùng chung vận mệnh 16 chữ vàng với họ.

Rước hổ vào nhà liệu có dễ đuổi ra?

Chính phủ yêu cầu tiếp tục dự án bô-xít Tây Nguyên


Entry for March 16, 2009

Forugh Farrokhzād, nhà thơ nữ Iran (1935-1967).


Gift

I speak out of the deep of night
out of the deep of darkness
and out of the deep of night I speak.

if you come to my house, friend
bring me a lamp and a window I can look through
at the crowd in the happy alley.


Quà tặng

Tôi nói ra từ đêm sâu tận cùng

Từ bóng tối tận cùng

Từ đêm sâu tận cùng, tôi nói.


Nếu anh đến nhà tôi, bạn hỡi

Hãy mang theo chiếc đèn lồng

Từ cửa sổ tôi có thể trông

Đám đông kia hân hoan trong ngõ hẻm



The Wind Will Take Us

In my small night, ah
the wind has a date with the leaves of the trees
in my small night there is agony of destruction
listen
do you hear the darkness blowing?
I look upon this bliss as a stranger
I am addicted to my despair.

listen do you hear the darkness blowing?
something is passing in the night
the moon is restless and red
and over this rooftop
where crumbling is a constant fear
clouds, like a procession of mourners
seem to be waiting for the moment of rain.
a moment
and then nothing
night shudders beyond this window
and the earth winds to a halt
beyond this window
something unknown is watching you and me.


O green from head to foot
place your hands like a burning memory
in my loving hands
give your lips to the caresses
of my loving lips
like the warm perception of being
the wind will take us
the wind will take us.


Gió sẽ đưa chúng tôi đi

Trong đêm nhỏ bé của tôi,

gió hẹn hò với những chiếc lá

trong đêm nhỏ bé của tôi

có nỗi đau tàn phá

hãy lắng tai

anh có nghe tiếng bóng đêm đang thổi?

tôi nhìn niềm hạnh phúc như một kẻ lạ đời

tôi nghiện ngập nỗi tuyệt vọng của riêng tôi


anh có nghe tiếng bóng đêm đang thổi?

có thứ gì đang đi giữa đêm

mặt trăng đỏ quạch bồn chồn

trên mái nhà

nơi luôn có nguy cơ đổ sụp,

những đám mây chờ đợi cơn mưa

như đoàn người đưa tang kẻ chết.

một khoảnh khắc

rồi hư vô

đêm run rẩy bên ngoài cửa sổ

và trái đất ngừng quay

có thứ gì không biết

đang nhìn anh, nhìn tôi.


anh, xanh mướt toàn thân

đôi tay anh như ký ức cháy bừng

đăt trên tay tôi, dịu dàng tha thiết

đôi môi anh ve vuốt môi tôi

như nhận ra ý nghĩa cuộc đời

rồi gió sẽ đưa chúng tôi đi

gió sẽ đưa chúng tôi đi


Wednesday, March 4, 2009

Entry for March 04, 2009

Ở Việt Nam, một trong những thứ sợ nhất có lẽ là tiếng ồn. Ở nhà cũng ồn, đi ra ngoài đường cũng ồn, vào quán cafe cũng ồn ào (thật hiếm có quán nào thật sự yên tĩnh).

Hình như nhạc sĩ Vũ Nhật Tân có nói trên SGTT là người VN nghiện tiếng ồn. Nghiện thì không dám chắc, nhưng đúng là người Việt có một độ khoan dung rất cao đối với tiếng ồn, quen với nó tới mức nhiều khi không thể chịu được nếu thiếu vắng nó.

Làm thế nào để chống tiếng ồn. Giải pháp có lẽ chỉ có cách lúc nào cũng cắm ipod vào tai, coi như lấy tiếng nhạc (cũng là một loại tiếng ồn) để chống với những tiếng ồn khác. Nhưng giờ hậu quả của việc sợ tiếng ồn và tiếng người là rất khó nghe được các thể loại nhạc có lời, càng khó nghe được rock. Giờ nghe nhạc cứ toàn nhạc cổ điển, nhạc acoustic, nếu có lời thì cũng chỉ loại thủ thỉ bên tai như Secret Garden hay Enya.

Hà Nội những ngày nồm, mưa xuân rả rích suốt cả ngày, khí trời lành lạnh, đường phố ướt át và ủ rũ. Nhưng những hàng cây lại xanh mơn mởn, lấp lánh ánh nước.

"Có đường phố nào vui cho ta qua một ngày"

sao lại nhớ thành "Có đường phố nào vui cho ta qua mỗi ngày"

Saturday, February 28, 2009

Entry for February 28, 2009

Trong khi trên blog đang sục sôi không khí phản ứng với cuốn sách Ma Chiến Hữu, buộc tội NXB Văn học tiếp tay cho ngoại bang...thì nhà xuất bản này đã tranh thủ tái bản cuốn sách này, với 1 cái bìa mới, thay cho các chiến sĩ Trung Quốc trong nghĩa trang là hai anh nông dân nghèo mặt mũi nhăn nhó. Số trang sách cũng tăng lên từ 200 lên 214 (chưa nhìn thấy sách nên không rõ là có thêm lời giới thiệu hay ghi chú gì không). Giá bán cũng tăng gấp rưỡi, từ 23.000 lên 35.000. Xem ra các tranh luận xôn xao quanh cuốn sách này đã giúp NXB này bán nốt số sách còn thừa (xuất bản từ tháng 3/2008) vẫn lay lắt, chỏng chơ ở các hiệu sách để kịp tái bản nó.

Xem cụ thể ở đây.



Sunday, February 22, 2009

Ma chiến hữu

img


Trên blog đang ồn ào bàn tán về cuốn Ma chiến hữu của Mạc Ngôn do dịch giả Trần Trung Hỷ dịch, công ty Phương Nam và Nhà xuất bản Văn học xuất bản. Có thể đọc ở trên blog Người buôn gió và blog Hoang Linh. Cũng xem thêm nhận xét của Trương Thái Du trên BBCVietnamese:

Tôi đã đọc cuốn này sau khi được biết (qua blog Trương Thái Du) rằng cuốn này đề cập tới số phận những người lính Trung Quốc trong chiến tranh Việt-Trung 1979. Tôi nghĩ một cuốn sách đề cập tới một cuộc chiến tranh với góc nhìn từ phía bên kia sẽ gợi mở nhiều điều thú vị. Tôi tìm đọc cuốn này cũng như trước kia từng tìm đọc các cuốn The Quiet American của Graham Greene, The Things They Carried của Tim O'Brien hay Tree of Smoke của Denis Johnson, hoặc xem các phim Trung Đội, Trời và Đất, Rambo, Apocalyse Now, Full Metal Jacket...

Tôi chưa đọc bản tiếng Hoa của cuốn sách (và cũng không biết tiếng Hoa để đọc) nên không thể nói về nguyên bản mà chỉ có thể nói về bản dịch của Trần Trung Hỷ. Cũng không rõ bản dịch tiếng Việt có cắt xén gì so với bản tiếng Hoa không. Nhìn chung, tôi nghĩ Ma Chiến Hữu là một cuốn sách hay. Cuốn sách đề cập tới thân phận của những người lính Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam. Họ đều là những thanh niên nông thôn nghèo thất học. Họ tham chiến mà không biết rõ lý do tại sao lại tham chiến, chỉ đơn giản là bị bắt lính và đi lính thì đỡ miệng cơm ở nhà, nếu chết trận thì gia đình ở nhà cũng được một khoản tử tuất còm. Đến khi kết thúc chiến tranh thì kẻ còn, người mất, những kẻ sống sót cũng có số phận mạt rệp, nghèo khổ, cùng quẫn, chịu ảnh hưởng bởi di chứng chiến tranh. Không những thế, họ còn bị chính quyền và nhân dân lãng quên. Trong truyện có đoạn các hồn ma tử sĩ Trung Quốc khóc than đau đớn khi biết tin Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ và họ cảm thấy rằng cái chết của họ là vô nghĩa.

Tôi nghĩ chủ đề cơ bản của cuốn sách này mà tác giả của nó là một nhà văn quân đội rất nổi tiếng của Trung Quốc là phản chiến. Đứng trên phương diện người Trung Quốc, tác giả cho rằng cuộc chiến Việt-Trung vô nghĩa và người mất mát và hy sinh, rốt cục, lại cũng chỉ là những người lính thường nghèo khổ. Trong bản dịch tiếng Việt, tôi cũng không thấy có những chi tiết nhạo báng, chửi bới, nhục mạ người Việt hay quân đội Việt Nam. Đúng là có những chi tiết những người lính Tàu chúc tụng nhau lập nhiều chiến công, giết nhiều quân địch (như trong trích dẫn trên blog Người buôn gió)...nhưng đó là những việc xảy ra ở bất cứ quân đội nào, trong bất cứ cuộc chiến nào. Tiểu thuyết này còn có sự mỉa mai châm biếm khi nhân vật được coi là anh hùng, tài giỏi nhất truyện, thượng sĩ Tiền Anh Hào- người được bạn đồng ngũ kỳ vọng sẽ lên làm Tư lệnh trong tương lai- lại chết lãng nhách, khi chưa giết được một người Việt nào chỉ bởi cái mông nhô quá cao của viên Tiểu đội trưởng khiến cả tiểu đội lính Tàu hứng trọn trận pháo Việt. Và cũng không có dòng nào mô tả ai trong các cựu chiến binh ấy đã giết được người Việt như thế nào.

Tôi có thể hiểu sự phẫn nộ của nhiều người đọc với những người chịu trách nhiệm trong việc dịch và in cuốn Ma Chiến Hữu ra tiếng Việt. Tuy nhiên, tôi không cho rằng cuốn sách này là một cuốn ca ngợi chủ nghĩa anh hùng như lời PR ngu xuẩn của nhà xuất bản Văn học ở bìa 4. Không phải là ca ngợi mà đó là sự nhạo báng, lên án của một nhà văn quân đội Trung Quốc đối với một cuộc chiến tranh vô nghĩa, vô lý và không cần thiết. Với những người lính Tàu sống hay chết tại cuộc chiến thì Mạc Ngôn có một sự cảm thông sâu sắc, nhưng cái khiến tác phẩm sống động cũng không phải là ở "chủ nghĩa anh hùng" mà là ở tình đồng đội. Đó chính là lý do khiến cuốn sách này có tên là "Chiến hữu trùng phùng" trong bản tiếng Hoa. Nhưng chính điều đó lại càng khiến lời PR trên bìa 4 của tác phẩm ("Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng") thêm phần ngu xuẩn và phản cảm. Bởi lẽ khi tán tụng chủ nghĩa anh hùng của các quân nhân Trung Quốc trong cuộc chiến chống Việt Nam thì NXB Văn học đã xúc phạm tới những người Việt đã hy sinh trong cuộc chiến đó dưới bàn tay của các "anh hùng" Trung Quốc. Hơn thế, như tôi đã nói, nó còn sai lệch so với chủ đề tác phẩm.

Dù sao, tôi nghĩ nên đón đọc cuốn sách này một cách bình tĩnh. Chúng ta có thể xem phim, đọc sách của người Mỹ về chiến tranh Việt Nam đứng trên phương diện của người Mỹ thì việc đọc sách của người Tàu viết về chiến tranh Việt Trung trên quan điểm của người Tàu cũng là chuyện bình thường, để có thể hiểu thêm những góc độ khác của chiến tranh (miễn là những tác phẩm đó không xuyên tạc, bôi nhọ một cách có dụng ý).

Như vậy, tự thân nó thì việc dịch, xuất bản và đọc cuốn sách này ở Việt Nam thực ra không có vấn đề gì cả. Nó cũng tương tự với việc ở Mỹ người ta xuất bản Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Nhưng nó chỉ là bình thường với một điều kiện: đó là sách vở, báo chí Việt Nam được tự do bàn luận tới chiến tranh biên giới, được tri ân những liệt sĩ hy sinh, được bình luận, phê phán những góc độ khác nhau của chiến tranh... Nếu điều kiện đó không được đáp ứng thì việc xuất bản cuốn sách này lại là một việc rất bất thường và phản cảm.

Nó cho chúng ta thấy sự méo mó, dị hợm, nhược tiểu, hèn nhát của chúng ta. Trong khi người Trung Quốc có thể viết sách về chiến tranh Việt-Trung, xuất bản chúng thì người Việt Nam không thể: từ tiểu thuyết của Trần Thu Trang bị yêu cầu cắt xén vài câu liên quan tới chiến tranh Việt Trung cho tới tập truyện ngắn của Vũ Ngọc Tiến bị thu hồi và nhà xuất bản Đà Nẵng bị đóng cửa bởi lý do trên. Trong khi người Việt không thể đọc được những tác phẩm của các nhà văn Việt Nam viết về chiến tranh Việt-Trung thì lại có thể dễ dàng mua được sách của người Trung Quốc viết về chiến tranh này. Trong khi báo chí Việt Nam không được đề cập tới chiến tranh Việt Trung thì lại vẫn có thể đọc thông tin từ các t
rang mạng bán chính thức của Trung Quốc về vấn đề này*.

Đó quả là nghịch lý. Và đáng buồn là cái nghịch lý ấy lại phổ biến đến mức thành chân lý, cứ như tằm ăn rỗi, nuốt trọn dần tâm thức người Việt, khi mà phim ảnh, sách báo Trung Quốc tràn ngập thị trường văn hóa Việt Nam. Rồi cứ đà này, người Việt sẽ chỉ biết Càn Long là vị minh quân thánh chúa chứ không biết y là kẻ xâm lược Việt Nam năm 1789. Sẽ chỉ biết Đặng Tiểu Bình là vị lãnh tụ xuất chúng siêu quần chứ không biết y là kẻ xua quân đánh Việt Nam năm 1979. Sẽ chỉ biết Hứa Thế Hữu là lão tướng tài năng được Mao Chủ tịch yêu dấu chứ không biết y là kẻ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, Lạng Sơn và Cao Bằng 1979 (cho dù vị "tướng tài" mà báo Hà Nội Mới ca ngợi đó đã bị quân địa phương Việt Nam gây thiệt hại nặng nề đến mức bị Đặng tước quyền Tổng tư lệnh cuộc chiến xâm lược Việt Nam năm 1979). Sẽ chỉ biết tới những anh hùng quân đội Trung Quốc như "liệt sĩ" Tiền Anh Hào trong cuộc chiến Việt-Trung chứ không thể thuộc tên một anh hùng quân đội, một liệt sĩ Việt Nam nào trong cuộc chiến này.

Và rồi cuối cùng, chúng ta sẽ nhìn lịch sử Việt Nam bằng mắt của người Trung Quốc.


*Gọi là "bán chính thức" theo nghĩa các trang này được chính phủ Trung Quốc cho phép thành lập hay trực thuộc một cơ quan của chính phủ, chịu sự kiểm duyệt về nội dung của chính quyền tuy nội dung là do các thành viên đưa lên. Có thể lấy ví dụ về sự kiện trang sina.com đưa "kế hoạch" tiến chiếm Việt Nam (mà Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối) hay gần đây hơn, việc một số trang web Trung Quốc đưa tin, bình luận về cuộc chiến "tự vệ" của Trung Quốc trước Việt Nam (gọi là "tự vệ" theo cách gọi chính thức của Trung Quốc với chiến tranh biên giới Việt-Trung)


counter widget
img

Thursday, February 19, 2009

Entry for February 19, 2009



Bộ đếm của Yahoo 360 hình như đã ngừng đếm một thời gian, không biết là tạm thời hay ngừng hẳn. Copy cái page views ở trạng thái dừng này làm kỷ niệm vậy. Tiếc là số không được đẹp lắm.

Monday, February 16, 2009

Entry for February 16, 2009

1. Nhân ngày chiến tranh biên giới, Tuần Việt Nam có một bài báo hay về các bài hát có chủ đề "biên giới". Nhưng không thấy tác giả Đoan Trang nhắc tới bài hát "Chiều mưa biên giới" của Nguyễn Văn Đông, có lẽ là bài về biên giới được nhiều người biết nhất?.

Những bài ca biên giới không thể nào quên


Chiều Mưa Biên Giới

Nguyễn Văn Đông


Chiều mưa biên giới anh đi về đâu ?
Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu
Kìa rừng chiều âm u rét mướt
Chờ người về vui trong giá buốt
người về bơ vơ

Tình anh theo đám mây trôi chiều hoang
Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn
Cờ về chiều tung bay phất phới
Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ
Bầu trời xanh lơ

Đêm đêm chiếc bóng bên trời
Vầng trăng xẻ đôi
Vẫn in hình bóng một người
Xa xôi cánh chim tung trời
Một vùng mây nước
Cho lòng ai thương nhớ ai

Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay
Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng
Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng
người tìm về trong hơi áo ấm
Gợi niềm xa xăm

Người đi khu chiến thương người hậu phương
Thương màu áo gởi ra sa trường
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi



2. Trên Viet-studies.info có một bài báo tiếng Anh đăng trên NY Times về sự lãng quên chiến tranh biên giới tại Trung Quốc. Cũng như ở Việt Nam, ký ức về chiến tranh Việt-Trung bị chính quyền Trung Quốc tìm cách xóa nhòa, cắt bỏ khỏi lịch sử, cho dù các ký ức này chưa bị xóa quyết liệt như ở Việt Nam. Cụ thể, các tiểu thuyết, hồi ức của cựu chiến binh Trung Quốc về cuộc chiến này vẫn được xuất bản tuy không được khuyến khích (một số đã được dịch ra tiếng Việt), còn ở Việt Nam thì các ca khúc chống Trung bị loại khỏi các tuyển tập âm nhạc hay bị yêu cầu sửa lại lời và đến lời dạy của cố Tổng bí thư Lê Duẩn cũng bị kiểm duyệt, tẩy xóa cho phù hợp với "nhiệm vụ cách mạng" giai đoạn mới.

Điểm khác biệt có lẽ là ở tâm lý các cựu chiến binh. Các cựu chiến binh Trung Quốc, như mô tả của NY Times, dường như vỡ mộng và bối rối khi có người hỏi tại sao họ tham chiến. Họ không tìm ra được lý do hợp lý nào cho việc Trung Quốc đưa hàng chục vạn quân sang Việt Nam. Có một số lý do được đưa ra như để Đặng hiện đại hóa quân đội, để Đặng củng cố lực lượng, thanh toán nốt tả phái trong đảng, để "vây Ngụy cứu Triệu", ủng hộ đồng minh khát máu Pol Pot, để trừng phạt người Việt tệ bạc với đồng minh cũ...nhưng dường như tất cả các lý do đó đều giả trá, hay ít nhất chỉ là các tính toán chính trị lạnh lùng, không thực sự có giá trị gì trong mắt người cựu chiến binh bình thường.

Như lời của một người được xưng tụng là anh hùng của cuộc chiến này của Trung Quốc nói: "Tuyên truyền nằm trong tay chính quyền. Một người dân thường vô dụng thì biết được gì chứ? Nếu họ muốn làm gì, họ có thể tìm ra cả ngàn lý do, nhưng tất cả
chỉ là các biện bạch. Chúng không phải những nguyên nhân thực thụ"


So với các cựu chiến binh Trung Quốc, bỏ xác hàng ngàn người trên đất Việt mà không biết vì sao họ lại chết, thì các cựu chiến binh Việt Nam vẫn có phần may mắn hơn. Ít nhất họ cũng biết rằng họ cầm súng là để bảo vệ Tổ quốc trước cuộc tấn công, lấn chiếm, tàn phá và hủy diệt của kẻ địch mạnh hơn hàng chục lần.


blog counter
img

Entry for February 16, 2009

Nguyễn Hùng của BBC viết bài này có chi tiết không chính xác. Thứ nhất, Nguyễn Hùng không hề nhắc tới bài kỷ niệm chiến tranh biên giới của Huy Đức trên Sài Gòn Tiếp Thị. Thứ hai, Nguyễn Hùng nói không chính xác khi cho rằng báo Việt Nam không đưa tin Ôn Gia Bảo bị ném giầy, chỉ dám đưa tin "lén lút" mãi mấy hôm sau rằng thủ tướng một nước bị ném giầy. Chỉ cần google là thấy ngay bản online trên báo Thanh Niên đã đăng tin Ôn Gia Bảo bị ném giầy vào ngày 3/2 (đúng ngày thành lập Đảng ta!), chỉ một ngày sau khi họ Ôn bị ném giầy ở Anh. Tôi không đọc báo Thanh Niên giấy ngày hôm đó nên không biết trên báo giấy có tin này không.

Đúng là truyền thông VN tránh né hai chữ Trung Quốc, bởi họ bị nằm trong vòng cương tỏa của chính quyền. Nhưng bài này của phóng viên BBC Vietnamese chủ quan và thiếu chính xác về mặt sự kiện đến mức người ta hồ nghi là có sự cố tình bỏ qua sự kiện của phóng viên BBC Vietnamese trong trường hợp này, nhằm gọt chân cho vừa giầy. Lấy ví dụ, Nguyễn Hùng nhắc tới "
Những bài viết công phu và có lửa về các biến cố ở biên giới phía Bắc cách đây ba thập niên đã xuất hiện nhiều trên blog và trên truyền thông ở ngoài Việt Nam" nhưng lại bỏ qua chi tiết rằng bài "Biên Giới Tháng Hai (2009-1979)" của blogger nổi tiếng Osin cũng được đồng thời đăng trên báo chính thống (Sài Gòn Tiếp Thị) vào ngày 9/2/2009 (trong khi bài của Nguyễn Hùng là ngày 13/2).


Truyền thông VN sợ hai chữ 'Trung Quốc'

"Ngày kỷ niệm 30 năm cuộc chiến Việt Trung, 17/2/2009 đang tới gần và đây là phép thử đối với sự can đảm của truyền thông Việt Nam.

Những bài viết công phu và có lửa về các biến cố ở biên giới phía Bắc cách đây ba thập niên đã xuất hiện nhiều trên blog và trên truyền thông ở ngoài Việt Nam.

Nhưng các tờ báo chính thống cho tới giờ vẫn im hơi lặng tiếng và không có cơ sở để nghĩ rằng họ sẽ thay đổi vào thứ Hai tuần sau.

Lấy một ví dụ nhỏ.

Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc bị ném giày ở Đại học Cambridge thứ Hai tuần trước, hầu như không tờ báo nào của Việt Nam đưa tin.

Cho tới cuối tuần đó mới có một bài báo nói về điều được gọi là ''văn hóa quái dị'' của chuyện ném giầy và trong đó ông Ôn Gia Bảo được nhắc tới với tên ''thủ tướng của một nước''.

Trong khi đó trong cùng bài viết, tên của một đại sứ Israel bị ném giầy và dĩ nhiên tên của Tổng thống George W. Bush được tác giả bài viết đề cập tới.

Trước đó cũng đã có nhiều cơ sở để tin rằng truyền thông Việt Nam có sự sợ hãi khi nhắc tới hai chữ Trung Quốc trong những tình huống mà họ sợ rằng Bắc Kinh có thể phật lòng..."


PS: Ở đây tôi không nhắc tới bài của Trung Bảo trên Du Lịch vì thời điểm ra đời bài này cách đây chừng hơn 1 tháng nên không nằm trong phạm vi kỷ niệm chiến tranh biên giới.

Friday, February 13, 2009

Entry for February 13, 2009

Tin này lấy từ blog của đại gia phim Hollyaput.

Đến chết mất với các bạn phóng viên văn hóa của BBC Vietnamese. Vậy mà các bạn ấy vẫn phỏng vấn Dương Thu Hương này nọ về văn học Việt Nam rất hoành tráng, trong khi dịch mấy cái tên phim Oscar thì sai không chấp nhận nổi.

"Các phim 'Political biopic and play adaptations' và 'Doubt and Frost / Nixon', nằm trong danh sách các phim hay nhất được tuyển chọn của giải SAG - tương đương giải phim hay nhất."

Dịch hai tên phim thì nối hai phim thành một và dịch thể loại phim thành tên phim.

Có lẽ các phóng viên văn hóa của báo chí Việt Nam là tệ hại nhất trong số tất cả các phóng viên về mặt nghiệp vụ bởi họ có những lỗ hổng trầm trọng về mặt bằng văn hóa, cẩu thả, lười nhác, hồ đồ trong đưa tin. Những tưởng các bạn Việt Nam làm báo BBC phải hơn những đồng nghiệp trong nước, ai ngờ cũng không kém phần dốt, và trong một số trường hợp như trường hợp này thì còn dốt nát muôn phần hơn.

Cũng trên blog Hollyaput và blog Phanxine đưa tin về việc báo Tuổi Trẻ hồn nhiên cho phim Inception là phần tiếp của The Dark Knight.




Entry for February 13, 2009

Như vậy chỉ chưa đầy 2 tháng sau khi phi công Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật vì mang lậu hàng, lại tiếp tục có chuyện buôn lậu trên máy bay của Vietnam Airlines. Hải quan sân bay Nội Bài đã phát hiện 6,5 kg vàng được giấu ở ghế của một cơ phó người Việt trên chuyến bay hành trình Hongkong- Hà Nội. Hiện số vàng này được coi là "vô chủ". Báo chí chưa đưa tin gì về tên của viên cơ phó này là gì, và về việc cảnh sát điều tra hay hải quan đã tiếp tục làm rõ vụ việc hay chưa, đã chất vấn đội ngũ phi công và tiếp viên bay hay chưa?.

Hãng hàng không Việt Nam quả là hãng hàng không ô uế, khi trong vòng 1 năm qua, liên tiếp các phi công của hãng bị bắt với tội mang lậu: từ mang tiền lậu ở Úc
, mang hàng ăn cắp ở Nhật. Và giờ là vận chuyển lậu vàng từ Hongkong về Việt Nam.

Thursday, February 12, 2009

Chiến tranh và sự lãng quên

img
(Hình: Lạng Sơn sau chiến tranh 1979. Nguồn).

Tôi nghĩ tới những cuộc chiến tranh. Và những người lính từng tham gia những cuộc chiến ấy.

Có những cuộc chiến mà quốc gia tham dự luôn muốn lãng quên. Thường thì đó là những nỗi hổ thẹn, những cuộc chiến thất bại. Các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam khi về nước trở về đã gặp phải sự đón tiếp lạnh lùng từ đa số đồng bào họ. Thậm chí một số người còn bị khiêu khích bởi một số người phản chiến cuồng nhiệt bằng những câu hỏi như "mày đã giết bao nhiêu đứa trẻ rồi?". Trong khi các cựu chiến binh Thế chiến thứ Hai từ châu Âu trở về Mỹ được đón chào như những người anh hùng thì các cựu binh Mỹ tại chiến trường Việt Nam gặp phải sự nghi ngờ, giễu cợt, nhưng phổ biến nhất là sự thờ ơ của đồng bào mính khi trở về sau chiến tranh.

Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến nước Mỹ muốn lãng quên bởi những sai lầm và ngộ nhận của nó. Cho dù, trong diễn văn mới đây (được dịch một cách có chọn lọc trên báo chí trong nước), ông Obama, Tổng thống mới của nước Mỹ đã nhắc tới Khe Sanh, tới chiến thắng chống chủ nghĩa cộng sản như để nhắc tới những hy sinh của người Mỹ trong quá khứ mà họ không muốn lãng quên.

Còn trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường muốn quên những cuộc chiến nào? Mang trong mình cái mặc cảm của một dân tộc thường xuyên bị hăm dọa, xâm lược và thôn tính, nhiều người Việt Nam thường cảm thấy hơi xấu hổ khi nhắc tới quá trình bành trướng đất đai về phương Nam của tổ tiên, chinh phục Chăm-pa, lấn chiếm Chân Lạp, can thiệp quân sự tại vương quốc Chân Lạp trong quá khứ. Dưới thời cộng sản, những trang sử này càng bị cố tình lãng quên, bởi nó mâu thuẫn với hình ảnh huyền thoại được tích cực xây dựng về một dân tộc yêu hòa bình, chống chiến tranh và thường chỉ cầm vũ khí khi bị xâm lược. Trong khi người Mỹ vẫn nhắc tới Alamo* như một niềm tự hào to lớn, nhắc tới những người mở đất, chinh phục miền Tây, đánh đuổi người bản xứ như các tổ tiên đáng khâm phục, thì người Việt mỗi lần nhắc tới tổ tiên mở đất của mình đều dường như có vẻ thẹn thùng. Chính sử hiện đại nhắc tới những người mở nước như là những người mở nước chỉ bằng lưỡi cày chứ không phải bằng lưỡi gươm. Cho dù có một vị tướng đã viết hai câu thơ ca ngợi những người mang gươm đi mở nước "Từ thuở mang gươm đi mở nước. Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long".

Trong thế kỷ 20, Việt Nam đã trải qua ít nhất 4 cuộc chiến tranh có yếu tố nước ngoài: Chiến tranh Đông Dương (1946-1954), Chiến tranh Việt Nam (1960-1975), Chiến tranh Cambodia (1977-1989) và chiến tranh Việt-Trung (1979-1989). Trong khi hai cuộc chiến tranh ban đầu thường được nhắc tới như những trang sử hào hùng chống ngoại xâm (mặc dù tính chất chiến tranh Việt Nam 1960-1975 có sự phức tạp hơn nhiều, và theo tôi về bản chất thiên về nội chiến hơn là chiến tranh chống ngoại xâm), thì người ta đang cố tình quên lãng hai cuộc chiến tranh sau đó với Cambodia và Trung Quốc, và nhất là cuộc chiến với Trung Quốc.

Sự cố gắng quên lãng cuộc chiến Cambodia xuất phát từ nhiều yếu tố. Thứ nhất, nó gắn với mặc cảm của một nước mang quân sang lãnh thổ nước khác. Người Việt chưa bao giờ tự hào về những chiến thắng chiến tranh như vậy, kể cả khi những vị được coi là minh quân như Lý Thánh Tông cướp phá kinh đô Chăm hay Lê Thánh Tông thiêu trụi thành Đồ Bàn. Thứ hai, cuộc chiến đó gắn với rất nhiều sai lầm chính trị của chính quyền Việt Nam giai đoạn đó, với những tổn thất nặng nề về nhân mạng, chính trị, ngoại giao và kinh tế cho Việt Nam. Vì chính thể hiện nay chỉ là sự tiếp nối của chính thể thời chiến tranh Cambodia nên người ta tránh nhắc tới nó cũng là tránh nhắc tới những sai lầm trong quá khứ, nhất là với chân lý "Đảng và lãnh tụ không bao giờ sai". Thêm nữa, với việc Việt Nam phải "buông" Cambodia và chính thể nước này trở thành một chính thể dân chủ, đa đảng (dẫu còn rất nhiều khiếm khuyết) cùng với việc ảnh hưởng của Việt Nam tại nước này ngày càng suy yếu càng khiến cho chính quyền không muốn nhắc tới cuộc chiến này.

Nhưng dẫu chiến tranh Cambodia (được gọi tên chính thức là chiến tranh biên giới Tây- Nam và chiến tranh giải phóng nhân dân Campuchia khỏi ách diệt chủng Pol Pot) có không ít những sai lầm, song hành với thói kiêu ngạo và những tham vọng điên rồ của một số ai đó thì người Việt vẫn có thể tự hào vì đã có công diệt trừ một trong những ách cai trị khủng khiếp nhất, dị dạng nhất trong lịch sử, và chặn đứng tệ diệt chủng ở nước láng giềng này- kể cả khi kết quả đó không thực sự là mục đích của cuộc chiến này.

Dù sao, với chiến tranh Cambodia, ngày nay người ta không muốn nhắc nhiều tới nó nhưng người ta cũng không dùng mọi biện pháp để cấm đề cập tới nó, cũng không tô vẽ cho nó một cái tên khác, hay xóa hẳn nó trong ký ức lịch sử của dân tộc. Những việc như thế được áp dụng cho một cuộc chiến diễn ra gần như cùng thời gian với một nước hàng xóm khác: chiến tranh Việt Nam- Trung Quốc.

Sắp tá»›i ngày ká»· niệm 30 năm cuá»™c chiến Việt-Trung, má»™t cuá»™c chiến "nÆ°á»›ng mạng" vá»›i tổn hại nhân mạng hai bên lên tá»›i hàng vạn người trong vòng má»™t tháng ngắn ngủi, nhÆ°ng ở Hà Ná»™i hình nhÆ° không có bất cứ hoạt Ä‘á»™ng gì (nếu không tính tá»›i lá»… há»™i hoa đăng của người Trung Quốc được bế mạc đúng vào ngày mà 30 năm trÆ°á»›c, tiếng pháo Trung Quốc nổ vang trên bầu trời biên giá»›i). Trên tất cả báo chí chính thống, mọi sá»± đều im ắng-má»™t sá»± im lặng đáng ngờ, khác hẳn vá»›i những bài tÆ°ng bừng ká»· niệm chiến thắng 30/4 hàng năm. Trừ má»™t ngoại lệ: bài báo "Biên giá»›i tháng Hai (2009-1979) của nhà báo Huy Đức đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị viết về cuá»™c chiến biên giá»›i 1979 và tình hình biên giá»›i hiện nay. Bài báo của Huy Đức trên Sài Gòn Tiếp Thị đề cập tá»›i hai thá»±c tế đáng buồn. Thứ nhất, bài báo hé lá»™ về khả năng má»™t số vùng đất của Việt Nam bá
»‹ Trung Quốc chiếm trong thời gian chiến tranh giờ đây trở thành đất hợp pháp của Trung Quốc theo hiệp định biên giá»›i.

Cụ thể, cao điểm 1509, mà người Trung Quốc gọi là đỉnh Lão Sơn, nơi diễn ra những trận đánh cực kỳ ác liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm 80 mà nghe nói có tới hàng ngàn binh sĩ hai bên thiệt mạng. Theo tài liệu phía Trung Quốc thì phía Việt Nam đã tổn thất rất nặng nề trong trận chiến nhằm chiếm lại đỉnh cao này, nếu tôi nhớ không lầm thì vào năm 1984. Cao điểm này trước thuộc Việt Nam nhưng bị phía Trung Quốc chiếm và tới giờ đã chính thức thuộc về tay họ sau hiệp định biên giới. Theo nhà báo Huy Đức, phía Trung Quốc vẫn giữ nguyên pháo đài trên cao điểm 1509 "để làm du lịch". Không rõ họ làm du lịch như thế nào, để khách du lịch chiêm ngưỡng chiến công chiếm đất và giữ đất của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc chăng? Hay để khách du lịch có thể từ pháo đài chĩa ống nhóm quan sát thị xã Hà Giang trong sương sớm?

Từ câu chuyện về cao điểm 1509, có thể hình dung về những cao điểm khác, hay những vùng đất khác có thể đã bị phía Trung Quốc lấn chiếm và giờ đây chính thức thành đất đai của họ.

Thực tế thứ hai được nhà báo Huy Đức đề cập là cách đối xử với những ký ức chiến tranh của chính quyền Việt Nam. Trong khi ở bên kia biên giới, người Trung Quốc vẫn kỷ niệm cuộc chiến tranh bằng "đài chiến thắng" thì ở Việt Nam, những di tích còn lại của chiến tranh đã bị đem bán sắt vụn, phá hủy, hay lãng quên. Dường như có một cố gắng lãng quên cuộc chiến tranh khốc liệt ấy.

Bản online bài báo "Biên giới tháng Hai" đã nhanh chóng bị rút lại, chỉ vài giờ sau khi được đưa lên mạng. Và dường như đã có một cái lệnh yêu cầu báo chí không nhắc tới cuộc chiến 30 năm trước với người láng giềng núi liền núi, sông liền sông cho dù cuộc chiến ấy đã khiến hàng vạn chiến sĩ và nhân dân Việt Nam bỏ mạng, nhiều thị xã bị san phẳng hoàn toàn sau khi quân Trung Quốc rút đi. Đáng nói hơn là nỗ lực xóa nhòa ký ức chiến tranh này trong sử sách. Người ta không nhắc tới chiến tranh biên giới Việt-Trung trong sách lịch sử cho học sinh nữa còn nếu chẳng may có bắt buộc phải nhắc đến nó, họ sẽ tìm cách lấp liếm, giảm thiểu nó như là xung đột biên giới giữa những người anh em hiểu nhầm nhau và không có gì là nghiêm trọng. Thật là mỉa mai khi mà trước đây, lúc cần huy động sức quân dân vào cuộc chiến, họ gọi đó là chiến tranh chống xâm lược, chống bá quyền, bảo vệ Tổ quốc...Để rồi 30 năm sau, khi tình hình chính trị thay đổi thì tính chất cuộc chiến cũng biến đổi và máu của bao liệt sĩ trở thành cái giá phải trả cho một sự "hiểu nhầm" giữa "hai người đồng chí".

Nhưng kể cả như thế vẫn là quá sức với họ. Bởi họ coi mình là người nắm chân lý nên không thể có cái gì như là "hiểu nhầm" được. Một kịch bản hoàn hảo hơn là xóa sạch ký ức.

Về việc này, George Orwell đã viết rất hay trong tiểu thuyết 1984 của mình. Bắt đầu tiểu thuyết 1984, nước Oceania đang liên minh với nước Eastasia để đánh nhau với Eurasia. Đến giữa tiểu thuyết, Oceania chuyển sang liên minh với Eurasia để đánh Eastasia. Và lập tức, bộ máy tuyên truyền của Oceania vận động hết công suất nhằm tái tạo lại lịch sử, sửa đổi tên kẻ thù từ Eurasia thành Eastasia. Các sách vở, báo chí... lập tức khẳng định Eurasia là kẻ thù truyền kiếp, còn Eastasia là đồng minh truyền đời.

Và ở Việt Nam hiện nay, thế hệ 9x hẳn không ít người lờ mờ không hiểu, thậm chí không biết gì về một cuộc chiến Việt-Trung khốc liệt xảy ra 30 năm trước. Chẳng có điều gì là ngạc nhiên khi mà sách vở, báo chí...trong và ngoài nhà trường lảng tránh nó. Nước Trung Quốc trở thành người bạn lớn. Người ta tránh không nhắc tới hải chiến Hoàng Sa 1974, chiến tranh biên giới 1979, hải chiến Trường Sa 1988. Cứ như thể hàng ngàn người ngã xuống trong các trận chiến này chỉ là những người bị "tai nạn", và nhắc tới các liệt sĩ đó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao Việt-Trung.

Thật là kỳ quặc bởi lẽ khi VIệt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ và đích thân Tổng thống Mỹ Bill Clinton tới Việt Nam theo lời mời chính thức của Chủ tịch nước Việt Nam thì Tổng Bí thư ĐCS lúc đó là ông Lê Khả Phiêu cũng không ngần ngại khi dạy cho nước Mỹ một bài học về thế nào là chiến tranh xâm lược trong bài phát biểu của mình. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, mỗi khi có đợt kỷ niệm gì đó là người ta lại không ngần ngại nhắc tới chiến tranh chống Mỹ với thái độ nhiều khi kẻ cả. Với người Mỹ, chúng ta "hùng hồn" là thế. Vậy tại sao vì sợ mất lòng người Trung Quốc, chúng ta lại không có cả quyền nhắc tới các liệt sĩ đã ngã xuống, tới những mảnh đất, những vùng biển đã in máu của bao người?

Trên trang BBC Vietnamese có bài của nhà nghiên cứu Trương Thái Du về tên gọi cuộc chiến Việt-Trung. Trong bài viết, Trương Thái Du nhắc tới cuốn tiểu thuyết Ma Chiến Hữu của nhà văn Mạc Ngôn với những thông điệp "phản chiến" của ông. Tiểu thuyết đề cập tới những cựu binh trong chiến tranh Trung-Việt, hầu hết họ đều là những nông dân nghèo thất học và không hề có oán thù gì với Việt Nam, chỉ đi lính vì nghĩa vụ hay để kiếm cơm. Cuốn tiểu thuyết cho ta một góc nhìn khác về những người lính Trung Quốc, và tôi nghĩ cũng đáng đọc. Nhưng mỉa mai thay, trong khi Việt Nam dịch và xuất bản một cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc về chiến tranh 1979, Việt Nam lại cấm đề cập tới những cuốn sách về chiến tranh 1979. Lấy ví dụ, gần đây một tập truyện ngắn của một tác giả bị thu hồi vì có ba truyện ngắn "nhạy cảm" trong đó có một truyện ngắn đề cập tới chiến tranh biên giới. Nghiêm trọng hơn, nhà xuất bản Đà Nẵng- đơn vị xuất bản cuốn sách này- bị đình chỉ hoạt động.

Theo blog cavenui, trích lời của nhà văn Trần Thu Trang thì khi Trần Thu Trang xuất bản cuốn Phải lấy người như anh "“đến một vài câu trong tiểu thuyết tình cảm giải trí Phải lấy người như anh nói động đến người Trung Quốc (Hoa kiều) và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 cũng được đề nghị lược bỏ đi”.

Thậm chí- cũng theo cavenui- thì lời nói
của cố Tổng bí thư Lê Duẩn in trong Văn kiện Đảng toàn tập cũng bị "kiểm duyệt đục bỏ" khi đề cập tới Trung Quốc bằng những lời lẽ thiếu thân thiện theo ngôn ngữ thời đó.

Cụ thể, trong “Bài nói của đ/c Lê Duẩn tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương Đảng” có những đoạn sau (trích lại từ blog cavenui).

"“Hiện nay, đất nước ta tuy có hòa bình, song phải luôn luôn chuẩn bị chống chiến tranh xâm lược của bọn phản động…” (tr.308, dòng 3-4 từ trên xuống).

“Mặc dầu việc chủ nghĩa đế quốc và… xúc tiến liên minh với nhau đang gây ra một tình hình nguy hiểm trong nền chính trị thế giới, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội vẫn tiến bước vững chắc với thế mạnh, thế thắng ngày càng rõ rệt”. (tr.309, dòng 5-10 từ trên xuống). "

Vậy là độc giả Việt Nam chỉ có thể đọc sách về chiến tranh Việt-Trung bằng con mắt của người Trung Quốc. Trách gì anh Trương Thái Du chẳng bất bình vì cảm thấy người Việt không có những nhận định rộng rãi hơn về cuộc chiến Việt-Trung. Họ làm gì có quyền phát biểu về cuộc chiến, viết sách về nó (như Bảo Ninh viết về chiến tranh chống Mỹ trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh mà anh Du lấy ra làm ví dụ). Chỉ vài câu động tới nó cũng đã bị cắt rồi. Nói chi tới những thảo luận lành mạnh, những nghiên cứu thích đáng, những tưởng niệm nghiêm trang về cuộc chiến này.

Trong khi đó, hơn một ngàn ngôi mộ các liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ biên giới ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Vị Xuyên vẫn nằm đó, như lời chú thích ảnh trên báo Sài Gòn Tiếp Thị "Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên những ngày này quạnh quẽ, chỉ trơ trọi bóng ông Nguyễn Thanh Loan người trông giữ." Đành rằng sự hy sinh của các anh không vô ích, nhưng vẫn thấy nghiệt ngã làm sao những cố gắng của ai đó cấm không cho tên các anh được nhắc đến, chỉ để cho họ không đắc tội với ai đó. Và cũng nghiệt ngã thay khi một dân tộc khi phải cố quên đi một cuộc chiến tranh trong đó họ đã chiến đấu kiên cường để giữ toàn vẹn đất đai và đã gây thiệt hại nặng nề cho kẻ địch mạnh hơn mình nhiều lần. Một cuộc chiến không đáng và không nên bị lãng quên dù ai đó đang tìm mọi cách để nó bị lãng quên. Cố tình lãng quên nó là có tội với đất nước, với những người đã mất và thân nhân của họ.


*Cứ điểm tại Texas trong cuộc chiến bắt đầu bởi việc Texas ly khai khỏi Mexico và (sau đó) xin sát nhập vào Mỹ, mở đường cho chiến tranh Mỹ- Mexico. Kết quả là Mỹ sát nhập thêm rất nhiều đất đai trước đó thuộc Mexico.


web counter
img

Wednesday, February 11, 2009

Entry for February 11, 2009

Nói chung các bác nào cho thuê nhà nên cẩn thận.

+ Nếu đi biểu tình chống Trung Quốc và cãi nhau với công an phường, có thể mắc tội: trốn thuế thu được từ tiền cho thuê nhà. Tù mút mùa, đặc xá nhân ngày Tết cũng chẳng tới phiên.

+ Nếu nhận hối lộ chừng 800 nghìn USD gì đó thì có thể mắc tội: lợi dụng chức vụ để cho đối tác thuê nhà.

Tóm lại là khi cho thuê nhà cần hết sức cẩn thận, nhất là nếu bạn có ý định đi biểu tình phản đối nước ngoài.

Nhưng nếu bạn nhận hối lộ 800.000 USD từ nước ngoài thì việc cho thuê nhà lại là một việc rất nên làm. Kinh nghiệm này cần được học tập và phổ biến rộng rãi, nhân rộng thành phong trào trong hệ thống chính quyền các cấp. Nghe nói một số kẻ giết người thoát tội đã thoát tội bằng cách sau khi giết người, bọn chúng sẽ cố tình đi ăn cắp bị bắt quả tang để "được" vào tù vì tội ăn cắp vặt. Trong khi đó, ở ngoài, cảnh sát cứ việc truy tìm.

Có tin rằng mấy hôm nay, giá thuê nhà ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang hạ chóng mặt vì các quan chức mang bao nhiêu villa, biệt thự, chung cư được âm thầm tích lũy bao năm để cho thuê. Cái đó gọi là bảo hiểm phòng tránh rủi ro.

Monday, February 9, 2009

Entry for February 09, 2009

Chắc phải sớm đi Tây Nguyên thôi.

Trước khi hàng ngàn người lính Trung Quốc mang thường phục tràn ngập xứ cao nguyên này. Lấy cuốc xẻng thay súng trường, máy ủi thay xe tăng, lời ngọt ngào, phủ dụ thay lời hung hăng, đe dọa, "lợi ích kinh tế" thay cho câu "đánh dập đầu tiểu bá".

Trước khi núi và rừng bị cày nát để tìm tài nguyên cho nhu cầu công nghiệp và phát triển của người hàng xóm vĩ đại.

Trước khi những dòng suối đỏ ngầu màu bùn và chất thải từ công trình quặng bô-xít thế kỷ mà Nông Tổng Bí đã thỏa thuận cùng Hồ Tổng Bí.

Trước khi những cánh đồng cafe khát cháy vì nguồn nước khan hiếm được "ưu tiên" cho bô-xít. Trước khi những cánh rừng không còn màu xanh mà chỉ còn màu bùn đỏ.

Trước khi người dân các dân tộc Tây Nguyên học nói tiếng Tàu thay cho tiếng Việt, để có thể "giao thương" với các binh sĩ Tàu sẽ sinh sống và làm việc cho đại dự án bô-xít khổng lồ. Trước khi những người dân này bất mãn trước cảnh núi rừng tổ tiên ngàn năm của họ bị chia xẻ, đào bới, xẻ nát mà họ không hề được hỏi ý kiến, được tham khảo hay được quyền phát biểu.

Trước khi mảnh đất giữa lòng Việt Nam bị một nhát dao xé nát ngang hông, chia Nam Bắc thành hai nửa. Xưa kia, những binh đoàn Bắc Việt từ cao nguyên lao xuống đồng bằng, khí thế như chẻ tre, giải phóng (hay chiếm trọn) miền Nam trong một thời gian ngắn kỷ lục. Thử hỏi giờ đây, chuyện gì có thể xảy ra nếu sau này, các binh đoàn Hoa lục cũng tiến theo con đường như thế?.

Trước khi Tây Nguyên trở thành một đặc nhượng kinh tế của người Hoa, nơi họ tiến hành chủ nghĩa thực dân mới, bóc lột khoáng sản, vơ vét tài nguyên như họ đã và đang làm ở Congo, ở Chad và những nơi khác tại châu Phi. Để bù lại, các quan chức và chính quyền sẽ nhận được những khoản tiền dễ dàng, không phức tạp khi giải ngân, không đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ hiệu quả sử dụng và phòng ngừa tham nhũng như với các nguồn ODA của các quốc gia phát triển.

Phải sớm đi Tây Nguyên thôi.

Saturday, February 7, 2009

Entry for February 07, 2009

img

Buổi tối xem TV có tin 100 người dân ở một xã ven đô, thuộc địa giới Hà Nội, chặn xe cướp gà chờ tiêu hủy vì không rõ nguồn gốc. Thật đáng sợ. Chưa tính tới khía cạnh vệ sinh phòng dịch mà thử nhìn ở góc độ luật pháp, điểm lại trong lịch sử có những lần nào dân chúng tụ tập để cướp của như vậy.
Chỉ nhớ được năm 1945, trước nạn đói lịch sử và khi quân Nhật suy yếu, có chuyện người dân (với sự yểm trợ hay lãnh đạo của Việt Minh) cướp phá kho thóc Nhật để chống đói. Sự so sánh tất nhiên là khập khiễng, vì một đằng là con đường chính nghĩa, cướp của quân xâm lược cái mà nó đã tước đoạt của ta, còn một đằng thì...Ngoài ra, còn có trường hợp nào cả trăm người dân rủ nhau đi cướp của chính quyền như thế?

Các cụ nói bần cùng sinh đạo tặc. Người dân ở xã trên chẳng nhẽ đã bần cùng đến mức thành đạo tặc sao? Hẳn là không phải vậy, vì dẫu lạm phát trong nửa năm đầu và khủng hoảng kinh tế trong nửa năm cuối 2008 có làm xói mòn đi phần nào thu nhập của người dân Việt Nam thì cũng chưa tới mức khiến họ rơi vào tình trạng khốn cùng phải đi "cướp" bất chấp pháp luật như thế. Đó không phải sự bần cùng kinh tế, mà là sự bần cùng nhân cách, sự nhởn nhơ coi thường luật pháp và công lý.

Một người dân có thể thành kẻ cướp, điều đó hiểu được. Nhưng 100 người dân tụ tập cướp đường trong thời "thái bình thịnh trị" dưới sự lãnh đạo của một nhà nước luôn tự xưng "của dân, do dân, vì dân" thì thật là không hiểu được. Sự thoái hóa đạo đức trong xã hội đã tới mức khiến người ta nghiễm nhiên cho rằng ăn cướp của Nhà nước không phải là ăn cướp, ăn cắp "của chùa" không phải là ăn cắp. Biết nói làm sao khi ở trên, có những người ăn cắp tiền triệu USD mà vẫn rao giảng chống tham nhũng, thượng tôn pháp luật...Vậy thì ở dưới, những nông dân xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội hồn nhiên rủ nhau đi cướp gà cũng là hợp logic.

Cũng hợp logic như việc cách đây không lâu, người dân Hà Nội hồn nhiên cướp hoa, bẻ hoa cho dù hoa đó là hoa nội của các nghệ nhân Việt Nam được trưng bày ở phố hoa Hồ Gươm hay hoa anh đào do các nghệ nhân Nhật Bản kỳ công vượt biển mang sang...Có gì đâu, vốn ODA Nhật Bản bị các quan xà xẻo thì dân chúng cũng phải tranh thủ ngắt chút ít hoa anh đào ODA Nhật Bản chứ. Có xá gì thể diện quốc gia, tự hào dân tộc, nhân cách con người - những mỹ từ đã bị lợi dụng quá nhiều, bị người ta làm cho trơ tráo và tầm thường hóa không biết từ bao lâu, khiến giờ đây chúng không có giá trị bằng con gà nghi mắc dịch.

Saturday, January 31, 2009

Entry for January 31, 2009

(Thông tin này biết được từ blog Dong A, lấy từ trang viet-studies.info của GS. Trần Hữu Dũng).

Lần đầu tiên có một bài báo công khai lên tiếng ủng hộ cuộc biểu tình của một số thanh niên Việt Nam phản đối Trung Quốc vào cuối năm 2007 (mà dư âm của nó từng tạo ra một topic với số comment kỷ lục- hơn 300 comments trên blog tôi).
Bài của tác giả Trung Bảo đăng trên số Xuân báo Du lịch với nhan đề "Tản mạn cho đảo xa".

Không chỉ lên tiếng ủng hộ những người đi biểu tình, tác giả còn giễu cợt luận điểm "sinh viên bị kẻ xấu xúi giục" được các cơ quan công quyền đưa ra vào thời điểm đó. Liệu bài báo này có chứng tỏ một sự thay đổi chính sách nào đối với Trung Quốc từ phía chính quyền hay không, hay chỉ là sự dũng cảm của một cá nhân, một ban biên tập và một tờ báo? Nếu chỉ là do tờ báo này thì đó là một sự dũng cảm đáng ngạc nhiên sau một năm sóng gió với sự áp chế báo chí quyết liệt của các cơ quan an ninh và kiểm duyệt báo chí.

Đáng chú ý là vào thời điểm này, người phụ trách Ban Tuyên giáo là ông Tô Huy Rứa vào Bộ Chính trị và VNN đăng bài viết có tên "Bảo vệ chủ quyền đất nước: Điểm tựa là dân tộc", phỏng vấn Thứ trưởng Ngoại giao thường trực Phạm Bình Minh, con trai cựu Bộ trưởng Ngoại giao, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Cơ Thạch. Ông Thạch từng được coi là nhân vật chống Trung Quốc trong những năm 70, 80, và có lập trường khá mềm dẻo, ủng hộ bình thường hóa quan hệ đối với Mỹ trong thời gian sau chiến tranh. Có tin cho rằng trước đây ông Thạch bị thôi chức Bộ trưởng Ngoại giao là do sức ép của Trung Quốc, khi Việt Nam và Trung Quốc tiến hành bình thường hóa quan hệ.

Đại sứ quán Trung Quốc hẳn cũng đã phản ánh về bài báo này với chính quyền Việt Nam. Chúng ta chờ xem phản ứng của chính quyền sẽ ra sao.

Tản Mạn Cho Đảo Xa

Trung Bảo


"Một năm với đời người đã ngắn; đối với đất nước, với dân tộc chỉ như một cái chớp mắt. Có khi người ta không đo một năm bằng 12 tháng, bằng một vòng luân chuyển của đất trời … người ta đo một năm bằng những sự kiện diễn ra. Có những sự kiện đậm trong trí nhớ con người đến độ một năm trôi qua mà như thấy mới chỉ hôm qua.

Những ngày cuối năm 2007 đầu năm 2008, lần đầu tiên kể từ sau ngày thống nhất đất nước, thanh niên Việt Nam đã xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước khi Trung quốc công khai thể hiện dã tâm trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Dẫu rằng vì nhiều lý do, những lần xuống đường đó không được báo chí trong nước thông tin rộng rãi. Dẫu rằng những tấm lòng yêu nước trong sáng, sự hiên ngang khí phách kia không được ngợi ca công khai… nhưng người ta sẽ phải nhớ rằng tấm lòng nhiệt tình với đất nước của thanh niên trí thức trẻ sẽ không bao giờ thay đổi.

Một năm sau, tờ giấy khổ A4 với dòng chữ vi tính: “Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu là của Việt Nam” cùng vài chữ viết tay nguệch ngoạc: “9.12, ngày lịch sử” giờ đây đã ngả màu. Tờ giấy này của một bạn trẻ nào đó, tôi nhặt được trên lề đường Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 1. Tp. HCM), đối diện lãnh sự quán Trung quốc, trong những ngày đẹp trời cuối năm 2007. Tôi đem nó về dán lên tường nhà mình như một kỷ niệm đẹp. Cái ngày 9.12.2007 có lẽ chẳng bao giờ khiến tôi quên được. Quên sao được cái không khí bừng bừng khí thế. Quên sao được khi tình cờ, tôi được đứng lẩn vào cùng những người đã tạo nên những ngày lịch sử.

Tôi chưa có dịp đến Trường Sa, Hoàng Sa lại càng quá xa xôi mịt mờ… dù hòn đảo này là một huyện của thành phố nơi tôi sinh ra. Thỉnh thoảng khi đắm mình trorng làn nước biển trong veo giữa những buổi trưa hè chói chang, tôi nhìn ra phía khơi và dường như thấy thấp thoáng lá cờ phần phật của những hải đội lĩnh ấn vua ban đang vượt sóng ra trấn thủ đảo xa. Vậy nên tôi biết mình sẽ lại sẵn sàng đứng cùng những người bạn chưa từng quen để lại được hô to “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Và tôi cũng biết còn có rất nhiều người luôn đau đáu trong tim mình về nhũng phần lãnh thổ đang còn xa tay mẹ tổ quốc.

Nếu có “kẻ xấu” nào đó “kích dộng” người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những “kẻ xấu” này. Ngược lại, khi “người tốt” tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng “người tốt” này cần phải được xem lại. Khi mà kẻ tham lam ở phương Bắc không chỉ thể hiện sự bá quyền trên các văn bản tuyên bố mà chuyển qua hành động đầu tư, khai thác dầu khí ngay trong khu vực lãnh hải của chúng ta thì sự sát cánh của nhân dân và Nhà nước lại càng cần kíp hơn bao giờ.

Lịch sử do chính chúng ta làm nên. Do chính những người đã bất chấp sợ hãi thường nhật, bất chấp thói quen trì trệ để kẻ khác quyết định thay mình… để bước xuống đường giương cao lá cờ Việt Nam, hô to: “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam”. Lịch sử cũng sẽ không bỏ qua cho chúng ta khi cứ giả như không có, không biết một phần đất nước vẫn đang còn bị xấm lấn. Vậy thì thật tự hào, vô tình tôi đã được đứng về phía mặt sáng của lịch sử."

[Du lịch (Cơ quan của Tổng cục Du lịch ­– ­ Bộ Văn hoá, Thể thao, Du lịch), số Xuân Kỷ Sửu 2009, trang 23]

Tuesday, January 27, 2009

Entry for January 27, 2009

- Tết là dịp hiếm hoi nghe tiếng gà gáy trong thành phố- những con gà chờ bị giết thịt cho những mâm cơm ngày Tết. Giờ là 2h sáng mà đã văng vẳng tiếng gà.

- Đêm giao thừa, trời lạnh ngắt, màn pháo hoa xem trên nóc thượng cũng buồn tẻ. 1h30 sáng mùng 1 đã nghe tiếng người rao bán muối trong cái lạnh 8 độ C đêm mùa đông.

- Cũng khá lâu rồi (4 năm có lẽ) mới lại có một cái Tết ở Hà Nội, nhưng hầu như không cảm thấy không khí Tết. Chỉ là những ngày mùa đông lạnh giá kéo dài. Năm nay trời lạnh nên ngoài đường cũng thưa thớt, không đông đúc như những cái Tết trong ký ức. Lại nghĩ, giá đường phố Hà Nội lúc nào cũng như mấy ngày Tết, không quá đông đúc, chật chội tới mức ngột thở như hàng ngày. Nhưng đó là một trong những cái "giá mà" chắc không bao giờ thành hiện thực.

- Hà Nội quen thuộc đến phát chán. Một câu hỏi thường xuyên nhận được là có thấy Hà Nội thay đổi gì không. Câu trả lời có thể là có, có thể là không, tùy hứng, nhưng luôn phải kèm theo lời giải thích.

- Lại bắt đầu chặng đường mới. A long winding road/ that leads me to your door.


- "Nước Mỹ, nước Mỹ" của Phan Việt là một tập truyện ngắn hay (tuy mới đọc được khoảng 1/2), viết khá đều tay. Chúc mừng Phan Việt. Tuy nhiên tôi không cảm thấy thuyết phục lắm ở những đoạn "chửi bậy" trong truyện, có cảm giác nó không phù hợp lắm với tâm lý của nhân vật chính.

Có thể coi "Nước Mỹ, nước Mỹ" là sự tiếp tục của "Tiếng Người" với hai nhân vật chồng-vợ với cá tính khá nhất quán (nhất là nhân vật "chồng"). Trong "Nước Mỹ, Nước Mỹ" hiển hiện sự cô đơn của những người xa xứ, như trong "The Interpreter of Maladies". Nước Mỹ đã mất sự hào nhoáng, chỉ còn tiện nghi, những người Việt trong "nước Mỹ" cũng không còn sự háo hức với những giấc mơ, chỉ còn thói quen và nơi trú ẩn. Và họ lại mơ về "Canada, Canada"!

Còn Việt Nam? Những bế tắc của các du học sinh nước ngoài trở về hội nhập với cuộc sống Việt Nam chính là chủ đề trong tiểu thuyết "Tiếng Người" của Phan Việt. Trong tập truyện ngắn này cũng có một truyện ngắn mang tên "những ngày ở Việt Nam" kể về tâm trạng của một cô gái trở về nhà ăn Tết cùng gia đình. Chép vài đoạn:

"Còn lạ gì? Biết rồi, còn lạ gì? Tại sao ai cũng nói câu này với tôi? Tại sao ai cũng đủng đỉnh, ai cũng bảo họ biết mọi thứ, họ đang sống bình thường hơn tôi. Vậy mà cứ động vào đâu cũng thấy rơi, thấy vỡ, thấy nổ, thấy sập, thấy chen lấn xô đẩy, thấy thấp thỏm cuống cuồng, thấy khó hiểu mất lòng. Và chết."


"Sáu năm trước, tôi rời Hà Nội, Khi tôi đi, mọi thứ ở đây đều rõ ràng và chắc chắn. Anh trai tôi mới cưới vợ, lúc nào cũng cười. Em trai tôi mới vào đại học, vẫn còn là một thằng nhóc 17 tuổi đáng yêu vừa rời chuyên toán cùng một lũ bạn lúc nào cũng xộc xệch quần áo vì đá bóng;...Lúc tiễn tôi ra sân bay, ai cũng mừng cho tôi, ai cũng tự hào vì tôi. Còn tối hôm qua, ai cũng nói rằng họ lo lắng vì tôi."


Và trong đầu cô gái chập chờn một hình ảnh: "Trong đầu tôi chỉ có một hình ảnh duy nhất: cái bàn gỗ sồi lớn, nằm gần cửa kính trong thư viện trường ở Boston. Cái bàn ở góc trong cùng, ngay bên dưới bức tượng bằng đồng tạc những hình người trần trụi vươn lên cao."


Đó là "giấc mơ Mỹ" của cô? Hay đó là nơi trú ẩn khỏi những bất an và ồn ào, những đủng đỉnh, những rơi, vỡ, nổ, sập, chen lấn, xô đấy, thấp thỏm cuống cuồng...?

Cuối truyện cũng là hình ảnh một dáng người vươn lên cao "Người thợ điện đang trèo lên những nấc thang đầu tiên. Anh ta đang lên cao dần, cao dần trên đỉnh cột điện cạnh đống rác nơi tôi đang đứng." Dưới chân cột điện là hoa đào, túi nilong rác và lông gà.

hit counter
img