Monday, October 29, 2007

Người vọng phu trong lúc gió mưa

Có ai xuôi vạn lý nhắn đôi câu giúp nàng,
Lấy cây hương thật quý, thắp lên thương tiếc chàng.
Thôi đứng đợi làm chi, thời gian có hứa mấy khi sẽ đem đến trả đúng kỳ
Những người mang mệnh biệt ly
(Hòn Vọng Phu- Lê Thương)


Bài hát này tớ nghĩ có lẽ là bài trường ca nhạc Việt hay nhất.

Nhớ có lần trong một post tớ có nói là ở Việt Nam, không có tragic hero theo đúng nghĩa, nếu có thì chỉ có phụ nữ đóng vai trò này. Chị 2 4 6 cũng có một post rất hay về vấn đề này.

Các tragic heroines thì ở Việt Nam chắc không thiếu: từ Mỵ Châu cho tới người con gái Nam Xương, Thúy Kiều.

Nàng Tô Thị cũng là một tragic heroine như thế. Chuyện nàng Tô Thị có gì đó giống với bi kịch Oedipus của Hy Lạp (bi kịch này có thể là tác phẩm đỉnh cao nhất của văn hóa Hy-La sau Homer).

Cả chuyện Tô Thị và Oedipus đều có sự trêu đùa của số phận dẫn tới sự loạn luân trong gia đình. Nhưng nhân vật bi kịch của Hy Lạp là đàn ông. Anh ta cũng tự trừng phạt mình.

Còn nàng Tô Thị? Trong câu chuyện Tô Thị thì nhân vật bi kịch trung tâm là phụ nữ. Bi kịch của nàng không dừng ở chỗ loạn luân. Đó còn là bi kịch của nàng Penelope không bao giờ thấy lại được Odyssey. Đó còn là bi kịch của sự ngây thơ, của sự không biết.

Bi kịch nào là đau buồn hơn? Của Oedipus, của cặp anh em trong Lôi Vũ hay của Tô Thị? Có phải Tô Thị và sự ngây thơ của nàng phản ánh một tâm thức của người Việt, một cái gì đó rất khác với tư duy của người Hy Lạp. Oedipus quyết tâm tìm ra sự thật, và khi tìm ra, anh ta tự chọc mắt mình để tự trừng phạt. Chồng Tô Thị tình cờ tìm ra sự thật và anh ta chọn cách bỏ đi không trở về để trốn chạy nỗi tủi hổ của mình và tránh cho vợ cả nỗi đau khổ về sự thật phũ phàng. Hai cách hành xử khác nhau của hai người đàn ông ở hai nền văn hóa khác nhau.


Còn Tô Thị? Nàng vẫn là người đàn bà ngây thơ, phạm tội với những quy ước đạo đức của xã hội loài người mà không biết là mình phạm tội. Hình như một điểm chung trong khá nhiều nhân vật bi kịch nữ Việt Nam là sự ngây thơ. Bi kịch của họ là bi kịch do người khác gây nên. Điều này rất khác với các bi kịch phương Tây trong đó những nhân vật bi kịch đóng vai trò chủ động, và hành động của họ đưa lại bi kịch cho họ một cách trực tiếp hay gián tiếp (Macbeth, vua Lear…).


yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Get this widget | Track details | \t\teSnips Social DNA ");To view this multimedia content, please enable Javascript.

9 comments:

  1. hình như cái thói của dân Việt mình là bị và động anh nhỉ?

    ReplyDelete
  2. Ngây thơ thật hay ngây thơ như HTL?

    ReplyDelete
  3. có mấy hòn vọng phu, theo mình nghĩ hòn vọng phu trong bài hát này của người phụ nữ chờ chồng đi đánh giặc

    Ngày nào tròn trăng lại nhớ đến tích xưa..
    Khi tướng quân qua đồi, kéo quân, quân theo cờ,
    Đoàn cỏ cây hãy còn trẻ thơ
    cho đến bây giờ đã thành đoàn cổ thụ già

    Mong bạn kiểm nghiệm lại!
    hì hì , vì mình thích cả 3 bài Hòn Vọng Phu luôn!

    ReplyDelete
  4. Bạn anh có ai có nhiều ca trù ở dạng mp3 không ạ, anh mách em với. :)

    ReplyDelete
  5. Tôi thấy khối bi kịch đàn ông: từ Trương Chi, Từ Thức, Trầu cau không có thực đến Vũ Như Tô, Nguyễn Trãi có thực 100%.

    ReplyDelete
  6. hihi anh Linh, cuoc doi xo day the nao ma anh Linh lai hoc kinh te nhi :P

    ReplyDelete
  7. oh em cũng băn khoăn giống chị hoaianh từ lâu :P

    ReplyDelete
  8. Nàng Tô Thị chờ chồng mà hóa đá nếu xét từ chính bản thân nàng thì không phải bi kịch, vì Tô Thị không hề biết người chồng là anh trai mình. Bản thân nàng cùng lắm chỉ cảm thấy đau khổ như nhiều người phụ nữ có chồng đi chiến tranh không trở về. Trong truyện cũng không đề cập đến một bên thứ ba nào biết được sự thật này. Chỉ có từ người chồng mới thấy là bi kịch. Liệu có thể gọi lỗi lầm mình phạm phải mà không hề biết, không gây ảnh hưởng đến người khác (trừ người chồng), có nghĩa là không có một thông tin feedback nào là bi kịch được không. Chỉ có thể gọi là sự đau khổ của nàng Tô Thị mà thôi, bi kịch là dành cho người chồng (lại là nhân vật phụ) nên tích truyện không giống ý nghĩa bi kịch như Vua Lear, Hamlet của Shakespeare.
    Tuy vậy, truyện nhà mình lại có cái aspect hay là không phải tất cả các party trong play biết hết mọi thông tin, không phải ai trước khi chết cũng biết rõ truth. Nếu Shakespeare "học" được tích nàng Tô Thị của Việt Nam, có lẽ ông phải thêm chi tiết: người tẩm thuốc độc vào đầu mũi kiếm đâm Hamlet là ...nàng Ophelia, Hamlet ngã xuống mộ mà không biết em Ophelia "yêu" mình đến mức nào.

    ReplyDelete
  9. @di tim loi ru: Nàng Tô Thị trong truyện và trong trường ca chỉ là một thôi bạn à. Lê Thương có lẽ vì cảm thương nàng Tô Thị trong truyện nên mới viết ra tuyệt phẩm Hòn Vọng Phu. Tác phẩm của ông bắt đầu từ đoạn "người chồng đăng lính và đi biền biệt không trở về" :-)

    Theo tớ nghĩ thì nàng Tô Thị đúng là một "tragic hero", xét theo các tiêu chuẩn của nhân vật bi kịch:

    The women in Hamlet and King Lear seem incapable of acting in such a way as to produce any good results. The active women bring destruction by their manipulation and usurpation, and the good women are inactive victims. While women can have a part in causing tragic events and circumstances, and can even be the primary source of the tragedy of a play, they are incapable of doing the opposite. While women can be the most purely good characters in a tragedy, the most innocent victims, they are incapable of bringing that goodness to action. Women in these plays are unable to bring resolution to conflicts or prevent tragedy. Whether they are active evil characters or inactive good characters, the women in these two tragedies are destroyed. The active women act only in destructive ways, and are ultimately destroyed by the consequences of their actions. The good women, in contrast, are ultimately destroyed by the consequences of their inability to act and their passiveness.


    Tuy nhiên, như Mujika nói, sự "inactive" của Tô Thị khác với các nhân vật nữ trong bi kịch phương Tây, lấy ví dụ như Cordelia trong King Lear:

    When she re-enters the play, she is inactive. She does nothing constructive, though at this point it must be conceded that she no longer occupies a position of any influence in the kingdom. She is still an unmistakably good character, unwavering in her goodness to the end. She remains loyal to her father throughout the play, but that loyalty is not manifested in any action. Cordelia's death comes as a result of her inaction because, if she had only asserted herself more in the opening scene and argued her case to her father, she may have had a chance to prevent the destruction caused by her sisters. She could have persuaded her father to re-evaluate his rash, thoughtless, and prideful decision to disown her. She could have inherited a third of the kingdom and had the power to prevent Regan and Goneril from initiating the tragedy that proceeds after they inherit the kingdom. She could have saved herself and most of the other characters destroyed in the play, just by being a more active character from the beginning of the play.

    (link tham khảo - bài này phân tích khá đầy đủ các nhân vật bi kịch của Shakespeare: http://www.helium.com/tm/267107/women-tragedythe-women-hamlet )


    Mặt khác, Tô Thị cũng đáp ứng các tiêu chuẩn của nhân vật bi kịch mà Aristotle đã đề cập trong tác phẩm Poetics:

    Characters in tragedy should have the following qualities (context):

    - “good or fine.” Aristotle relates this quality to moral purpose and says it is relative to class: “Even a woman may be good, and also a slave, though the woman may be said to be an inferior being, and the slave quite worthless.”

    - “fitness of character” (true to type); e.g. valor is appropriate for a warrior but not for a woman.

    - “true to life” (realistic)

    - consistency” (true to themselves). Once a character's personality and motivations are established, these should continue throughout the play.

    - “necessary or probable.” Characters must be logically constructed according to “the law of probability or necessity” that governs the actions of the play.

    - “true to life and yet more beautiful” (idealized, ennobled).

    (link tham khảo: http://www.cnr.edu/home/bmcmanus/poetics.html )

    Mặt này mặt nọ mà nói thì có lẽ nàng Tô Thị là một "tragic hero" kiểu Việt Nam :-)





    (link tham khảo: http://www.helium.com/tm/267107/women-tragedythe-women-hamlet )






    ReplyDelete