Monday, October 1, 2007

Entry for October 01, 2007

Một thập kỷ sau Vòng đàm phán Uruguay, hơn 2/3 thu nhập nông nghiệp ở Nauy và Thụy Sĩ đến từ các khoản trợ cấp. Con số này là hơn một nửa ở Nhật Bản và một phần ba ở EU. Với một số ngành trồng trọt như đường và lúa gạo, trợ cấp chiếm tới 80% thu nhập nông nghiệp. Tổng số trợ cấp nông nghiệp của Mỹ, EU và Nhật (kể cả trợ cấp ẩn như trợ cấp về nước), nếu không nhiều hơn tổng thu nhập của châu Phi hạ Sahara, cũng chiếm ít nhất 75% thu nhập của khu vực này khiến việc các nông dân châu Phi cạnh tranh trên thị trường thế giới là hầu như không thể. Một con bò ở châu Âu trung bình nhận được trợ cấp $2 mỗi ngày (tương đương tiêu chuẩn ngưỡng nghèo của World Bank); hơn một nửa người dân các nước đang phát triển sống với mức thu nhập thấp hơn thế. Dường như là bò ở châu Âu vẫn tốt hơn là người nghèo sống ở một nước đang phát triển.

Một nông dân trồng cotton Burkina Faso sống ở một quốc gia có thu nhập bình quân hàng năm hơn $250 chút ít….Khoảng 25.000 nông dân trồng cotton rất giàu có ở Mỹ chia nhau từ 3 tới 4 tỷ đôla tiền trợ cấp nhằm khuyến khích họ tiếp tục sản xuất. Sự gia tăng cung ứng này tự nhiên sẽ làm giàm giá cả toàn cầu, khiền đời sống 10 triệu nông dân Burkina Faso và ở những nơi khác tại châu Phi càng trở nên khốn khó…

(Making Globalization Work- Joseph E. Stiglitz).


10 comments:

  1. Thanks anh! Đây cũng là vấn đề em quan tâm, toàn cầu hóa, kinh tế, môi trường và phát triển bền vững...

    ReplyDelete
  2. Anh chưa nhắc đến đoạn các bạn châu Á vẫn gắng gỏi được trong globalization.

    ReplyDelete
  3. Quay đi quay lại sẽ về cái policy của các nước đang phát triển có hỗ trợ tốt cho nông nghiệp hay một sector nào đó. Nên em thích kiểu so sánh South-South, nhìn tương đối hơn. Về các nước phương Tây, em chỉ nhìn họ hỗ trợ organic farming với industrial farming có gì làm mọi người lăn theo các mô hình sustainability.

    Cái này nghĩ lung tung (giống em) sẽ về logic con nhà giàu cho học trường tốt, trường chuẩn không mất tiền; con nhà nghèo đi học trường tồi mà phải đóng tiền; hay con nhà nghèo nào có thể gắng gỏi học hành trong điều kiện nào.

    ReplyDelete
  4. Anh đang đọc dở cuốn đó thôi, thấy cái đoạn về nông nghiệp có mấy con số thực sự bất ngờ, vì không nghĩ là trợ cấp nông nghiệp ở EU và Mỹ lại lớn thế nên mới chép vào đây.

    ReplyDelete
  5. À bác Linh thử tính statistical value of life thêm xem con bò ở châu Âu thì có giá trị ngang với người nông dân ở đâu. Có khi còn bằng giá trị statistical của công nhân viên chức Việt Nam ấy chứ :)).

    ReplyDelete
  6. Vân Nguyệt: Vấn đề ở đây không chỉ là trợ cấp nông nghiệp của các nước mà là mâu thuẫn giữa trợ cấp nông nghiệp và tự do hóa thương mại. Các nước phát triển mở cửa thị trường nông sản nhưng lại trợ cấp khủng khiếp cho nông nghiệp của mình, trong khi đó chỉ hơi động một tý là dọa đánh thuế phá giá với các nước đang phát triển. Đó là sự bất hợp lý trong cơ chế tự do hóa thương mại hiện nay.
    Trong cuốn sách này, Stiglitz cũng nhắc tới trường hợp vụ kiện cá basa Việt Nam như là một ví dụ điển hình của tính bất bình đẳng trong tự do thương mại như hiện nay.

    @Quốc Anh: Giá trị của công nhân viên chức Việt Nam chắc chắn là thấp hơn giá trị của nông dân rồi, tám tiếng vàng ngọc toàn ngồi uống nước chè với tán gẫu. Nên một con bò châu Âu ít ra cũng phải có giá trị tương đương hai ông viên chức Việt Nam.

    ReplyDelete
  7. Hê hê đúng rồi, bây giờ bác lại tính tiếp tỷ lệ trợ cấp con bò với tỷ lệ trợ cấp công nhân viên chức xem cỡ chừng thế nào (kể ra hơi khó, vì phải tính giá thực nếu không trợ cấp của con bò, và giá thực không trợ cấp của anh viên chức). Con bò châu Âu dù là làm xã hội yếu kém ghê gớm, nhưng chắc vẫn chưa bóp méo thị trường thịt như anh kia bóp méo thị trường lao động.

    ReplyDelete
  8. Em hiểu ý của anh và cuốn sách này, em theo chủ nghĩa fair trade và utopia trong lý tưởng về Sustainability mà!

    Nhưng trong khi không/chưa chống được bóng của cây đa cây đề, thì tìm những gì vẫn "chạy" được. Tại sao các nước châu Á (East Asia) vẫn đi tiếp tốt hơn các nước châu Phi (SSA) - ý của em là như vậy.

    Em lại có câu hỏi lung tung tiếp, trợ cấp cho nông nghiệp của các nước mạnh này xuất phát (ban đầu, và hiện tại) là do:

    (1) muốn bảo trợ nhóm nông dân trong nước trước sự cạnh tranh của nhóm nông dân từ các nước nông nghiệp khác;
    (2) muốn bảo trợ nhóm nông dân trước sự dịch chuyển mạnh mẽ ngành nghề sang nhóm công nghiệp và thương mại trong nước

    ReplyDelete
  9. @Vân Nguyệt:
    East Asia đâu có đi theo đường phát triển nông nghiệp? Ở đây vấn đề là về nông nghiệp mà. Còn tất nhiên East Asia phát triển hơn SSA (nhiều lần) thì có nhiều nguyên nhân. WB, IMF cũng chẳng rao giảng suốt còn gì. Mà để tiến tới Fair trade thay vì free trade thì việc các nước giàu mở cửa thị trường nông sản và ngừng trợ cấp nông nghiệp là rất quan trọng.

    Cả hai câu của em đều đúng, trợ cấp nông nghiệp vì cả hai lý do trên. Ban đầu là lý do 2, nhưng với tiến trình tự do hóa thương mại hiện nay thì lý do 1 lại càng được áp dụng. Gần đây, Mỹ còn lấy tiền thắng kiện khi kiện các nước đang phát triển bán phá giá để tài trợ cho chính các nhà sản xuất nội địa, như vụ cá basa thì lấy tiền phạt mà Việt Nam phải trả để trao lại cho các nhà sản xuất catfish ở Mỹ.

    Cái tai hại của các cuốn sách như Thế giới phẳng là nó gây ảo tưởng về tính tất yếu và lợi ích của tự do hóa. Nói thực là anh chẳng thể nào đọc hết cuốn đó dù viết dễ đọc, khá cuốn hút bởi sự lan man và lạc quan thái quá của Thomas Friedman.

    ReplyDelete
  10. Em cũng chưa đọc hết Thế giới phẳng. Các quyển khác cũng thế. Càng ngày càng ngại các chủ đề to to :P

    ReplyDelete