Sunday, October 7, 2007

Entry for October 07, 2007

Bài này, và chi tiết quan trọng trong bài là do bạn Hana phát hiện ra. Hiệu trường Ngoại thương GS TS gì mà ăn nói chợ búa, như con buôn. Đem cả chuyện ngã giá, trả lương 8 triệu một tháng để ông trưởng khoa cũ nghỉ, ra để kể. Thế hóa ra trường Ngoại thương bố trí cán bố không phải là theo năng lực phù hợp mà là đổi chác, ngã giá thành tiền hết à? Hồi trước tớ được nghe một số bạn giáo viên trường này kể chuyện là ở trường Ngoại thương mua chức nọ, chức kia ở trung tâm nọ, trung tâm kia giá là bao tiền, nghe phát sợ. Lúc đó cũng nửa tin nửa ngờ nhưng giờ đọc chuyện ông Hiệu trưởng tâm sự trên báo chí vì đồng chí kia không chịu thôi chức dù đã được trả lương 8 triệu thì thấy chắc là các chuyện kia không phải là không có.

"
Thiếu cán bộ đủ tiêu chuẩn nhưng chính ông đã “loại” ban chủ nhiệm khoa tiếng Anh (cũ), trong đó có một tiến sỹ là đương kim chủ nhiệm khoa Nguyễn Đức Hoạt?

Tôi nói thật là anh Hoạt với tôi hoàn toàn bình thường, và tôi cũng rất trân trọng, mặc dù anh Hoạt không đủ phiếu tín nhiệm vào khoa mới, nhưng tôi vẫn muốn để anh tham gia vào công việc của nhà trường, tôi cũng dự định có thể bố trí anh ấy làm giám đốc Trung tâm Việt - Nhật. Làm giám đốc Trung tâm này lương cũng 8 triệu đồng/tháng. Tôi nói mấy lần nhưng anh Hoạt không đồng ý."


bài này trên Vietimes (cũng do bạn Hana cho link) có ý kiến của du học sinh về việc các trường đánh thuế họ trên học bổng du học thì mới cho đi. Nghe cay đắng nhỉ, các trí thức trẻ đi du học của chúng ta cứ phải gò lưng chịu nộp thuế cho quan thầy thì mới được cho đi học, một hình thức bóc lột trắng trợn và thản nhiên một cách đáng xấu hổ. Như tớ biết thì ít nhất ở Hà Nội có trường ĐHKTQD và trường ĐHBKHN là có những lệ này, ít nhất cũng là có ở một số khoa, còn ở quy mô toàn trường hay không thì tớ không rõ. Bản thân những giáo viên trẻ chưa thực sự vào nghề mà đã bị bóc lột thế thì sao họ không khỏi có cảm giác khó chịu, hoài nghi, làm sao sau này khi trở lại trường có thể có tâm trạng tốt và thái độ lạc quan, chuyên nghiệp trong nghề nghiệp được? Một nền giáo dục mục ruỗng từ trong thế mà các vị quan chức giáo dục chỉ lo chạy theo chỉ tiêu nhằm tăng gấp đôi, gấp ba số lượng sinh viên đại học?

(hôm nay là ngày blogging kỷ lục, hehe).


8 comments:

  1. Ôi Mr.Châu. Lâu nay đã nghe nhiều chuyện không hay trong nội bộ trường Ngoại Thương từ khi Mr.Châu đắc cử. Nạn phe cánh hoành hành và nhiều người đã phải ôm hận ra đi. Nay mọi việc bung bét lên báo thế này. Chắc là "tức nước vỡ bờ".

    ReplyDelete
  2. Nguoi lai nhieu giao vien di hoc ve la bien ngay khoi truong thi sao? Noi di thi cung phai noi lai. Nen coi day la khoan vay hoac it nhat cam ket sau khi tot nghiep lam viec o truong bao nhieu nam, neu khong se boi thuong toan bo chi phi dao tao.

    Nuc cuoi, tien nay cung la mo hoi nuoc mat cua nhan dan chu co phai tien chua dau ma co nguoi nghiem nhien lay roi beo minh`.

    ReplyDelete
  3. -Một mảng màu tối trong một bức tranh tối của nền giáo dục Viêt Nam!Buồn!
    -Theo tôi biết, ngoài chuyện giảng viên sau khi đi du học về phải "đóng thuế" cho trường, còn có chuyện nhà trường buộc các giáo viên nộp hộ chiếu cho trường, muốn đi đâu phải được sụ đồng ý của trường thì mới được đi! Tôi có người bạn, sau khi học xong MA, xin được học bổng PhD , nhưng trường không cho đi và không trả hộ chiếu nên phải ỏ nhà! Khóc không thành tiếng :(!

    ReplyDelete
  4. Oach, dang noi la hoc bong NSNN ay chu, ngoai giao vien ra thi ai la nguoi co kha nang hon de dat duoc hoc bong nay? Thanh ra co rat nhieu vi chay nguoc chay xuoi de lam duoc giao vien, xong duoc hoc bong la mot di khong tro lai. Ma neu co quay ve thi cung khong lam cho truong.

    Ma thoi chuyen giao vien bay gio vua tieu cuc vua kem thi la chuyen binh thuong roi. Khong di giang, khong nhan tien cua sinh vien thi lay gi ma song? Ma neu di giang nhieu thi thoi gian dau ma trau doi chuyen mon? Tat nhien khong phai quy chup tat ca, nhung ma khong phai la nho.

    ReplyDelete
  5. @Delete: Có hai nguồn học bổng cho các giáo viên đi học. Thứ nhất là học bổng của Chính phủ và với học bổng Chính phủ, những giáo viên nhận học bổng Chính phủ đã phải cam kết là sẽ quay trở về làm việc rồi, do đó trường ĐH không có quyền và cũng không cần thiết yêu cầu họ ký quỹ.
    Nguồn học bổng kia do cá nhân tự xin hay do chính phủ hay tổ chức nước ngoài, và với các học bổng này thì trường lại càng không có bất kỳ lý do gì để bắt họ đóng tiền thế chân cả. Kể cả trong trường hợp học bổng đó do sự hợp tác của trường với một trường Đại học nước ngoài chẳng hạn thì việc cấp học bổng đó cũng trên cơ sở là cấp cho người đi học.
    Chỉ trong trường hợp người đi học là từ học bổng của trường ĐH trong nước (mà hình như tớ chưa thấy) thì họ mới phải cam kết bồi thường chi phí nếu không quay lại làm việc.

    ReplyDelete
  6. Đọc bài này thật buồn! Cả khoa tiếng Anh trường Ngoại Thương thì thầy Hoạt là người thầy được cả Đức lẫn Tài, sinh viên thật lòng kính trọng. Vụ này là do đồng chí giáo viên gái Loan xinh và đọc tiếng Anh như cún Tokyo dựa thế đấu đá thôi. Nhưng nó là hệ quả của suốt 2 đời Hiệu trường (từ thời bà Mơ) muốn lật ngôi thầy Hoạt do thầy có uy tín quá cao mà lại không chịu lồng vào một rọ với các bạn miền trung cục bộ!!!

    ReplyDelete
  7. đúng là anh viết entry kỷ lục thật

    ReplyDelete
  8. Ở ĐH BK HN thì đúng là ngày xưa, GV đi du học về phải đóng % cho nhà trường nhưng mấy năm nay đã bỏ rồi, chỉ có đi làm post doc thì vẫn phải đóng thì phải, còn chuyện thu hộ chiếu thì chỉ là đối với hộ chiếu công vụ thôi!

    ReplyDelete