Một tin buồn đọc được từ blog anh Như Huy. Giáo sư Cao Xuân Hạo, gương mặt trí thức hàng đầu của Việt Nam và có lẽ là một trong vài nhà ngôn ngữ học xuất sắc nhất (cùng với Nguyễn Tài Cẩn), mới qua đời.
Tin chưa thấy đăng trên các báo, chắc ngày mai các báo sẽ đưa tin.
Không chỉ là một nhà ngôn ngữ học lớn, giáo sư Cao Xuân Hạo còn là một dịch giả xuất sắc các tác phẩm văn học nước ngoài: Chiến tranh và hòa bình, Con đường đau khổ, Đèn không hắt bóng...
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Kính cẩn nghiêng mình. Thật là đáng tiếc...
ReplyDelete:|
ReplyDeleteMột hiền tài nữa khuất bóng...
Hôm trước đọc báo nghe tin ông lâm bệnh, giờ ông qua đời. Mong ông an nghỉ.
ReplyDelete- Cao Xuân Hạo là dòng dõi 'trí thức thế gia' là con trai đầu lòng của Cao Xuân Huy, cả 2 đều là gương mặt trí thức có học bậc nhất VN trong thời của họ. Ông Xuân Huy là con trai Cao Xuân Tiếu, cháu nội Cao Xuân Dục, cả hai ông Xuân Tiếu và Xuân Dục đều tững giữ chức Tổng tài Quốc sử quán triều Nguyễn.
- Một số sách tiếng Việt của Cao Xuân Hạo đã xuất bản: 'Tiếng Việt- mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa', 'Tiếng Việt, Văn Việt, Người Việt', 'Tiếng Việt-Sơ thảo ngữ pháp chức năng', ' Âm vị học tuyến tính' (dịch từ nguyên bản tiếng Pháp của chính Cao Xuân Hạo).
May he rest in peace! Saw this on Thanh Nien - http://www2.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2007/10/17/212666.tno. Could you write a 400-500 word piece for us pls?! Cheers Linh!
ReplyDelete:( :-s :(( :((
ReplyDelete@Hero: Cảm ơn bác. Có điều là em không biết gì về các công trình của ông Hạo nên chắc không dám viết. Bác thử hỏi ai học về ngôn ngữ hay sao.
ReplyDeleteTớ thấy một số bác dốt nhưng lại thích tỏ ra văn vẻ, cả đời có đọc cuốn sách nào của ông Hạo đâu mà bây giờ thấy thiên hạ mếu máo thì mình cũng lăn ra khóc thương :D
ReplyDeleteTui học Ngôn ngữ học của KHXHNV nè. Công nhận ông CXH là nhà Việt ngữ học đầu ngành, ông là ngọn cờ đầu của ngữ pháp made in VN chứ ko thèm sao chép ở đâu cả. Chán wa cách đây ko lâu là cụ Phan Ngọc bây giờ là gs Cao xuân Hạo ko bít ngôn ngữ học Vn về đâu đây
ReplyDeleteYen tam, nganh nay se song tot vi da co nguoi du kha nang di xa hon cac vi tren.
ReplyDeleteCheers Linh. We'll chasing a number of people on this and don't know who we'll end up talking to. G day!
ReplyDeleteAnh nên xem lại cái ngôn từ anh viết :"Giáo sư Cao Xuân Hạo, gương mặt trí thức hàng đầu của Việt Nam và có lẽ là một trong vài nhà ngôn ngữ học xuất sắc nhất (cùng với Nguyễn Tài Cẩn), mới qua đời."
ReplyDeleteNhắc đến GS Hạo, tôi nhớ lại có nói chuyện qua với một người bạn làm nghiên cứu ngành ngôn ngữ học về ngành này ở Việt Nam. Anh bạn tôi có nói chuyện qua với những nhà ngôn ngữ học Việt Nam có tiếng, trong đó dĩ nhiên có GS Hạo, và nhận xét rằng nghiên cứu ở Việt Nam cách quá xa với tầm biên giới khoa học, có lẽ khoảng quá nửa thế kỷ, và thậm chí không còn cùng một mối quan tâm và cách đặt câu hỏi nữa. Dĩ nhiên là những gì những nhà nghiên cứu Việt Nam đóng góp cho hiểu biết về ngôn ngữ Việt Nam vẫn rất đáng trân trọng. Tuy vậy, đã từ lâu khoa học ngôn ngữ thế giới không còn quan tâm đến những vấn đề đó nữa.
ReplyDeleteTự nhiên nhớ ra câu chuyện này, trao đổi một chút ở blog của bác Linh thôi. Tôi không có ý định hạ thấp giá trị của GS Cao Xuân Hạo, nhất là khi tôi là người ngoại đạo, và nhất là ở thời điểm này.
@Minh Minh: Các trí thức lớn luôn được người đời kính trọng dù có thể người ta chưa đọc trực tiếp các tác phẩm của họ. Tôi nghĩ đó là thái độ cần thiết của mỗi người. Người xưa có câu “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, xét ở một góc độ nào đó thì việc kính trọng những người có nhiều đóng góp cho tri thức cũng là một biểu hiện của lòng yêu nước và tôn trọng tri thức. Thế nên việc nhiều người chưa từng đọc tác phẩm chuyên môn của ông Cao Xuân Hạo (trong đó có tôi- tôi chỉ mới đọc tác phẩm dịch của ông) cảm thấy thương tiếc và muốn bày tỏ lòng thương tiếc đấy khi ông qua đời là một việc bình thường và đáng tôn trọng.
ReplyDelete@home: Mong bạn nói rõ hơn, nếu bạn bắt bẻ câu đó sai ngữ pháp hay gì gì đó thì cũng nên cụ thể hơn.
@Tề Phi: Chủ đề này hay đấy. Hay tớ mở entry mới để Quốc Anh nói về việc ngôn ngữ học Việt Nam đã lạc hậu so với thế giới thế nào?
Cái khổ thân thầy Hạo là mãi đến thứ 3 tuần sau mới đưa tang được. Vẫn lại chuỵên ngày xấu ngày tốt.
ReplyDeleteBác Minh Minh và bác Linh đều có lý. Nhưng đấy không phải là quan điểm của tôi, thành ra nếu trao đổi thì cũng chẳng có mấy để mà nói thêm. Hy vọng là có nhiều bác học ngành ngôn ngữ vào đọc blog bác Linh để bình luận thêm.
ReplyDeleteĐiều rất đáng tiếc (tôi tiếc) là ngày một ít những người như Trần Quốc Vượng, Cao Xuân Hạo, vv. Người còn thì còn có hy vọng một ngày được nói chuyện trực tiếp (dù ít thôi); người mất rồi thì hy vọng cũng hết.
Em thích mê mẩn cuốn Khải Hoàn Môn của gs Cao Xuân Hạo dịch .
ReplyDeleteLâu ko cập nhật tin tức gì, hôm nay vào blog của anh mới biết tin !
Requiem
Dĩ nhiên là tớ biết ông Hạo là dịch giả, là nhà ngôn ngữ học đáng kính vân vân. Nhưng khi ông còn sống, tớ đã chẳng đọc thứ gì ông ấy viết, nay ông ấy mất rồi, chưa chắc tớ sẽ đọc thứ gì của ông ấy - cho nên thành thật mà nói, với tớ, ông ấy rất xa lạ. Thấy một người từ trần, dĩ nhiên chả ai nhảy cẫng lên, nhưng thấy bình thường thì chả có lý do gì mà mếu máo.
ReplyDeleteÔng Hạo tỏ ra tài năng ở sự tự học, và tuy chưa đọc những gì ông ấy viết, nhưng tớ vẫn có cảm tưởng ông Hạo cũng như nhiều ông khác, mấy chục năm nay như ếch ngồi trong chum, cho nên như bác nào đấy nói những thứ ông Hạo viết đã lạc hậu so với thế giới thì cũng đâu là chuyện lạ.
Còn chuyện bác nào đó nói các tác phẩm của ông Hạo ra thế giới, thì xin hỏi là thế giới nào? Hay là tự mình nói vống lên một đột mười?
Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật: Ngày 17/10/2007 là ngày thế giới kêu gọi mọi người hãy chối từ nỗi khổ đau (LA JOURNEE MONDIALE: REFUSIONS LA MISERE). Nỗi đau khổ diễn ra mọi lúc, mọi nơi, thường hằng, trong chúng ta, không lúc nào dứt. Hik. Các bạn đừng quá đau khổ vì cụ Hạo qua đời, mà hãy suy nghĩ về nỗi khổ của chính chúng ta đi, hu hu. CHÚNG TA ĐANG ĐAU KHỔ ĐẤY. CHÚNG TA HÃY QUẰNG NỖI ĐAU KHỔ ĐÓ ĐI THÔI. CHÚC MỌI NGƯỜI MỘT NGÀY ĐẦY HOAN HỶ, THÂN TÂM AN LẠC. MÔ PHẬT.
ReplyDeleteNhắc đến GS Hạo, tôi nhớ lại có nói chuyện qua với một người bạn làm nghiên cứu ngành ngôn ngữ học về ngành này ở Việt Nam. Anh bạn tôi có nói chuyện qua với những nhà ngôn ngữ học Việt Nam có tiếng, trong đó dĩ nhiên có GS Hạo, và nhận xét rằng nghiên cứu ở Việt Nam cách quá xa với tầm biên giới khoa học, có lẽ khoảng quá nửa thế kỷ, và thậm chí không còn cùng một mối quan tâm và cách đặt câu hỏi nữa. Dĩ nhiên là những gì những nhà nghiên cứu Việt Nam đóng góp cho hiểu biết về ngôn ngữ Việt Nam vẫn rất đáng trân trọng. Tuy vậy, đã từ lâu khoa học ngôn ngữ thế giới không còn quan tâm đến những vấn đề đó nữa.
ReplyDelete--> tôi hoàn toàn đồng ý.
À thật ra là có một quyển CXH viết về ngôn ngữ học, xuất bản bằng tiếng Pháp, và được review khá tốt.
ReplyDeleteÔng Hạo.
ReplyDeleteÔng Hạo quan niệm ngữ pháp VN dạy ở nhà trường thực ra không phải là ngữ pháp VN mà là ngữ pháp Pháp, nó bỏ 70% kiểu câu trong ngôn ngữ Việt vào loại "câu đặc biệt" vì không lý giải được.
Ông Hạo cùng trường phái với ông Nguyễn Tài Cẩn: thuyết âm tiết-hình vị.
Ông Hạo phản đối "dĩ Âu vi trung" và cổ vũ cho việc dạy chữ Hán ở trường phổ thông.
Ông Hạo viết cuốn "Phonologie et linéarité. Réflexions critiques sur les postulats de la phonologie contemporaine" bằng tiếng Pháp trước (in ở Ba Lê năm 1985), dịch ra tiếng Việt sau.
Ông Hạo nói tiếng Nga rất giỏi. Irina Zisman bảo là ông nói như 1 anh Ivan chính hiệu. Có thể là khen quá lên.
Chuyện Review thì thế này. Tớ làm review cho 1 số tạp chí chuyên ngành bằng tiếng Anh ở nước ngoài nên xin chia sẻ 1 số kinh nghiệm. Khi bạn review bạn sẽ giúp cho NXB bán sách, và đổi lại bạn được sách miễn phí. Tất nhiên đó k phải là mục đích của việc review nhưng có 1 thực tế là nếu sau khi đọc mà bạn cảm thấy cuốn sách quá tồi thì bạn sẽ tránh review và từ chối NXB (mà trên thực tế sách quá tồi thì đã ko ai cho xuất bản). Còn khi đã đồng ý review thì bạn nên positive, có chê nhưng chê ít thôi. Đó là nguyên tắc "bất thành văn" của các reviewers mà tớ biết.
ReplyDeleteBook review khác với review để đăng tạp chí chuyên ngành. Lúc đó sẽ là blind review và khắt khe hơn rất nhiều.
Sách viết về VN thường dễ xuất bản vì VN là 1 unheard story đối với thế giới.
Tuy nhiên tớ nói thế ko phải là để chê cụ Hạo. Tất nhiên cụ là nhà NN học xuất sắc của VN. Nhưng đối với giới ngôn ngữ học trên thế giới, e hèm, tớ tin chẳng mấy ai biết cụ là ai trừ những người nghiên cứu tiếng Việt.
Theo bài trên Diễn đàn của Nguyễn Ngọc Giao thì ông Hạo đã gửi cuốn sách đó bằng con đường “chui” sang Pháp để xuất bản mà chưa được đồng ý của Nhà nước. Trong việc này, có lẽ ông Hạo nhận được sự giúp đỡ của ông Nguyễn Khắc Viện, lúc đó hình như là Đại sứ Việt Nam ở Pháp. Bản thảo cuốn sách này đã được ông Hạo đưa cho ông Nguyễn Khắc Viện và ông Trần Đức Thảo xem trước. Cũng trong khoảng thời gian quanh đó, nhà thơ Hoàng Hưng từng bị ngồi tù vài năm với “tội” chuyển ra nước ngoài tập thơ được giải của nhà thơ Hoàng Cầm.
ReplyDeleteÔng Hạo có nhiều quan điểm có lẽ hơi cực đoan như phủ nhận việc sử dụng ngữ pháp phương Tây cho tiếng Việt, muốn đưa tiếng Hán vào dạy ở trường phổ thông…và hoàn toàn có thể hiểu được khi có nhiều người, trong số đó có các đồng nghiệp hay học trò cũ của ông, cho ông là lập dị, lạc hậu hay bảo thủ. Nhưng tôi nghĩ những đóng góp của ông vẫn là rất đáng kể và tấm gương của một trí thức dám nói thẳng, nói thật chủ kiến của mình là rất đáng để học tập.
Trên talawas thấy cũng có một số bài của ông Hạo cũng như các tranh luận của ông với một số người như Trịnh Hữu Tuệ (con trai dịch giả Trịnh Lữ, hiện đang là nghiên cứu sinh về ngôn ngữ học ở MIT). Chưa có thời giờ đọc kỹ nhưng lướt qua thì có vẻ như Trịnh Hữu Tuệ theo thuyết ngữ pháp phổ quát của Noam Chomsky (hiện đang là giáo sư trường MIT, bên cạnh lĩnh vực học thuật thì còn rất nổi tiếng vì quan điểm chính trị cánh tả vô chính phủ) còn ông Hạo thì không đồng ý với thuyết này.
@Hana: Theo tớ hiểu thì book review là do các tạp chí chuyên ngành thực hiện, về tính chất thì nó sẽ giống như một bài article, và sẽ được đăng ở các tạp chí chuyên ngành. Tất nhiên thường thì book review sẽ nhẹ nhàng hơn article review, chủ yếu là để giới thiệu một cuốn sách với người đọc quan tâm.
ReplyDeleteBạn Hana nói: “Nhưng đối với giới ngôn ngữ học trên thế giới, e hèm, tớ tin chẳng mấy ai biết cụ là ai trừ những người nghiên cứu tiếng Việt.” Theo tớ điều này hoàn toàn bình thường. Mỗi nhà nghiên cứu sẽ tập trung trong chuyên ngành hẹp của họ, và chuyên ngành hẹp của ông Hạo là tiếng Việt chứ không phải tiếng Nga, tiếng Anh hay một vấn đề chung gì đó của ngôn ngữ thế giới. Thế thì việc ông chỉ được biết tới trong giới nghiên cứu tiếng Việt là điều hoàn toàn bình thường, nó không nói lên được việc ông không có tầm cỡ quốc tế vì tầm cỡ quốc tế ở đây là tầm cỡ quốc tế đối với những người cùng làm chuyên ngành hẹp với ông- tức là tiếng Việt.
Đấy là tớ hiểu sơ sơ như vậy còn bạn Hana là người trong ngành (nếu tớ không lầm thì là tiến sĩ ngôn ngữ học) có thể giải thích cụ thể hơn được không? Ví dụ ông Hạo có đóng góp gì và có những sai lầm nào, theo quan điểm của Hana.
Linh: Book review là do các tạp chí chuyên ngành thực hiện trong sự liên kết với NXB (ít ra là trong ngành tớ thì tớ thấy như vậy). Các tạp chí chuyên ngành ko có biên chế, thường những người làm editors là công việc tình nguyện. Ai cũng có thể nộp đơn làm book reviewer hoặc editor nếu đã là doctor và có 1 proven record of publications. Người làm review có 2 thuận lợi. 1 là được sách miễn phí. 2 là có bài đăng báo mặc dù loại bài này ko được tính điểm khi phong GS nhưng ít ra thì cũng có evidence là bạn có đọc rộng hiểu nhiều hehe.
ReplyDeleteKhác với đăng articles thường được peer review và rất khắt khe, có khi phải sửa đi sửa lại khá nhiều lần theo yêu cầu của các reviewers, các bài dạng như book review không qua peer review mà chỉ cần người phụ trách mảng book review của tạp chí đó đọc và thông qua là được. Mục đích vẫn là giới thiệu sách và reviewers được khuyến khích focus vào những cái positive. Tất nhiên vẫn có thể chê, nhưng chê rất ít, thường là ở 1-2 câu cuối.
Thế thì việc ông chỉ được biết tới trong giới nghiên cứu tiếng Việt là điều hoàn toàn bình thường, nó không nói lên được việc ông không có tầm cỡ quốc tế vì tầm cỡ quốc tế ở đây là tầm cỡ quốc tế đối với những người cùng làm chuyên ngành hẹp với ông- tức là tiếng Việt.
ReplyDelete-->tất nhiên rồi mà nhưng ý tớ ở đây là cụ Hạo chỉ là người áp dụng lý thuyết phương Tây chứ không phải là pioneer như Chomsky hay Halliday chẳng hạn.
Cụ Hạo phản đối "dĩ Âu vi trung" gì gì đó nhưng dùng chính lý thuyết phương Tây (NP chức năng của Halliday) để giải thích TV (tuy về ý kiến cá nhân thì tớ thấy giải thich như vậy có vẻ như hợp lý - nhưng tất nhiên k nên consider ý kiến của tớ vì tớ ko phải là chuyên gia về tiếng Việt :p)
Đính chính tớ làm về Ngôn ngữ học ứng dụng, cụ thể là các lý thuyết về dạy và học ngôn ngữ 2.
Tranh luan cua anh Tue voi ong Hao chinh la mot vi du cua khoang cach ve nghien cuu khoa hoc xa hoi cua Vietnam so voi the gioi day thoi. Khoa hoc tu nhien co the lac hau 50 nam ( cac de tai NCKH tu nhien trong chuyen nganh cua ba em hien la de tai bon Tay nghien cuu tu dau nhung nam 60 ... the ky truoc), khoa hoc xa hoi, van hoc nghe thuat chac con cach xa hon nua.
ReplyDeleteplease read the discussion :)
ReplyDeleteTranh luan cua anh Tue voi ong Hao chinh la mot vi du cua khoang cach ve nghien cuu khoa hoc xa hoi cua Vietnam so voi the gioi day thoi. Khoa hoc tu nhien co the lac hau 50 nam ( cac de tai NCKH tu nhien trong chuyen nganh cua ba em hien la de tai bon Tay nghien cuu tu dau nhung nam 60 ... the ky truoc), khoa hoc xa hoi, van hoc nghe thuat chac con cach xa hon nua.
ReplyDelete--> nếu đúng như Linh nói, Trịnh Hữu Tuệ và cụ Hạo tranh luận về Chomsky và Halliday thì bạn hoaianh kết luận như thế là chưa chính xác.
Chomsky và Halliday là 2 trường phái NP khác nhau. Trường phái NP chức năng của Halliday mà cụ Hạo theo còn xuất hiện sau trường phái Ngữ pháp tạo sinh của Chomsky. Mĩ phần lớn theo Chomsky. Còn Anh Úc thì nhiều ng theo Halliday (Halliday là ng Anh, dạy ở McQuarie, Úc)
Hoài Anh nói thế liệu có bias không? Đúng là cụ Hạo không thể có điều kiện tiếp xúc nhiều với các tri thức mới nhất trong ngôn ngữ học như Trịnh Hữu Tuệ, hơn nữa nhiều cái cụ học từ khi còn trẻ sẽ có thể tạo thành cái nếp trong cách nghĩ, cách tiếp cận vấn đề của cụ. Nhưng nói thế không chắc là cụ không có điều kiện đọc các tác phẩm của các nhà ngôn ngữ học hàng đầu như Chomsky chẳng hạn.
ReplyDeleteViệc Hoài Anh cho rằng tranh luận của anh Tuệ và ông Hạo phản ánh sự lạc hậu của KHXH ở Việt Nam có căn cứ cụ thể vào gì không, hay chỉ là cảm nhận của người đọc (và liệu cảm nhận ấy có bị ảnh hưởng bởi định kiến từ trước đó hoặc một định kiến khác- vì biết Tuệ rất giỏi nên sẽ nghĩ rằng anh ấy có lý hơn?).
Anh nghĩ KHXH ở VIệt Nam lạc hậu thật nhưng cũng không quá lạc hậu đến thế, nhất là trong chừng 15 năm gần đây.
Trong tranh luận đó, có vẻ như Trịnh Hữu Tuệ hiểu rõ hơn nhiều so với Cao Xuân Hạo chính ở vai trò của nhà ngôn ngữ học chân chính: không phải nhăn mày cau mặt vì các lỗi, cũng không phải đưa ra các quy tắc bắt người khác phải theo, cái gì không theo được thì xếp vào ngoại lệ, mà là mô tả chính xác và giải thích thuyết phục các hiện tượng.
ReplyDeleteCòn việc ngưỡng mộ bác CXH lại là một điều khác hẳn. Không thể mong các cụ già hiểu sâu sắc được những thứ hiện đại. Cái đó là nhất định không thể.
Các bác có link bài thảo luận giữa Trịnh Hữu Tuệ với Cao Xuân Hạo không ạ, tôi xin với. Tôi không biết đường đi lối lại trên talawas mấy.
ReplyDeleteChưa nói về mặt phương pháp luận, một câu hỏi của tôi ở đây là "nghiên cứu về tiếng Việt", vốn là một ngành rất quan trọng đối với người Việt, không rõ có một vị trí nào trong ngành ngôn ngữ học không? Suy diễn từ những ngành khoa học xã hội tôi biết rõ hơn, thì hoàn toàn có thể coi tiếng Việt là một đối tượng nghiên cứu hay, nếu như nó hợp để minh họa một chủ thuyết ở tầm lớn hơn. Còn nghiên cứu theo kiểu ứng dụng vể giải thích tiếng Việt, thì sẽ chỉ có ảnh hưởng đến giới khoa học và người Việt.
Tôi có đọc một số bài giải thích quan điểm của giáo sư Hạo về ngữ pháp tiếng Việt, chưa có điều kiện đọc nguyên tác. Tôi không đồng ý với nội dung kết luận về mô hình ngữ pháp, có lẽ vì tôi có cách nhìn khác về mô hình hóa trong khoa học xã hội (Chỉ nhìn về mặt xã hội học, không nói đến mặt triết học của ngôn ngữ học). Tuy vậy, khi đọc thì luôn thấy sự đặc biệt trong suy nghĩ của giáo sư Hạo, suy nghĩ của người đặt ra câu hỏi, đặt ra vấn đề mới nhiều hơn người trả lời. Tôi rất thích cách tiếp cận này. (Ngoài khía cạnh khoa học, tôi cũng nghĩ đây là việc nhà trí thức đáng quan tâm hơn, so với việc phản đề như anh Nhị Linh có nói.)
Trong ngành rộng của tôi, cũng chia ra những người làm nghiên cứu về chính sách công, những người làm nghiên cứu về kinh tế học, và những người (tham mưu) thực hiện chính sách công (chưa nói đến quản trị kinh doanh ở đây). Theo tôi biết, ở Viẹt Nam thì nhóm người thứ nhất có tiếng nói hơn cả, mang danh hiệu trí thức nhất, và cũng thu hút lượng chất xám đáng kể; nhóm thứ hai ít hơn, không tiếng nói, nhưng có khả năng trao đổi xuất bản với nền khoa học thế giới tốt hơn; nhóm thứ ba trao đổi hạn chế, có thu hút chất xám tốt, nhưng không có tiếng nói, chỉ có quyền. Không hiểu trong ngôn ngữ học thì có một sự so sánh tương tự không, và ngôn ngữ học ở Việt Nam hiện giờ trong mỗi ngạch có mấy phần?
Nhị Linh + hoaianh: cho tớ cái link với, quả thật tớ chưa đọc cái debate đó
ReplyDeleteTớ chỉ đọc tranh luận giữa Nguyễn Nhật Anh (CT Nhã Nam) và cụ Hạo về cụm từ "Địa đàng trần gian". Thấy giống cái ý mà Nhị Linh nói ở trên về debate giữa THT và CXH. Có liên quan gì ko?
BTW, trong cuộc tranh luận giữa NNA và CXH tớ nghiêng về NNA. Trên thực tế các nhà ngôn ngữ trên thế giới từ lâu đã chuyển sang xu hướng descriptive grammar (mô tả ngôn ngữ như nó đc sử dụng trong đời sống thực tế) thay vì prescriptive grammar (đưa ra quy tắc để áp đặt lên ngôn ngữ). Cụ Hạo có vẻ vẫn stuck trong cái gọi là prescriptive grammar trong cuộc tranh luận với NNA.
Câu hỏi của Quốc Anh:
ReplyDeleteChưa nói về mặt phương pháp luận, một câu hỏi của tôi ở đây là "nghiên cứu về tiếng Việt", vốn là một ngành rất quan trọng đối với người Việt, không rõ có một vị trí nào trong ngành ngôn ngữ học không? Suy diễn từ những ngành khoa học xã hội tôi biết rõ hơn, thì hoàn toàn có thể coi tiếng Việt là một đối tượng nghiên cứu hay, nếu như nó hợp để minh họa một chủ thuyết ở tầm lớn hơn. Còn nghiên cứu theo kiểu ứng dụng vể giải thích tiếng Việt, thì sẽ chỉ có ảnh hưởng đến giới khoa học và người Việt.
Tớ nghĩ nghiên cứu về TV cũng quan trọng như nghiên cứu về các ngôn ngữ ít phổ biến khác (không quan trọng hơn) ở chỗ nó cung cấp thông tin để hiểu thêm về các ngôn ngữ tự nhiên , vì từ trước đến nay lý thuyết về phổ quát ngôn ngữ (Chomsky) mới chỉ dựa trên các ngôn ngữ phổ biến.
Nhưng cho đến nay tớ chưa thấy có người Việt nào đạt được cái tầm mà QA nói. Vẫn mới chỉ dừng lại ở giải thích TV. Do đó tớ mới nói mặc dù cụ CXH rất nổi tiếng ở VN, rất xuất sắc giữa những ng Việt nhưng cụ chưa có tầm vóc QT.
Không hiểu trong ngôn ngữ học thì có một sự so sánh tương tự không, và ngôn ngữ học ở Việt Nam hiện giờ trong mỗi ngạch có mấy phần?
ReplyDelete--> Những người làm về ngôn ngữ thì có thể đi theo 2 con đường: nghiên cứu ngôn ngữ học lý thuyết (kiểu của cụ Hạo, cụ Cẩn vv) và nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng (language planning, translation, language pedagogy, speech therapy vv). Và có thêm cả một bộ phận practitioners (biên phiên dịch, giáo viên ngôn ngữ vv). Những người làm về nghiên cứu (cả ngôn ngữ lý thuyết lẫn ngôn ngữ ứng dụng) là những ng (supposed to) có "có khả năng trao đổi xuất bản với nền khoa học thế giới tốt hơn" nhưng những ng thực hiện lý thuyết của các nhà nghiên cứu là các practitioners cũng quan trọng vì họ có thể inform lại cho các nhà nghiên cứu xem lỳ thuyết work đến đâu. Trên thực tế trong ngành tớ (language pedagogy) tiếng nói của practitioners ngày càng có trọng lượng hơn đối với việc xem xét lại/ xây dựng lại/ điều chỉnh lại các lý thuyết. Trong ngành ngôn ngữ ai có quyền nhất, tớ ko biết, chắc là các đ.c làm về language planning?
Ve chuyen co bias khong thi em khong chac chan, khong the phu nhan minh khong co ti bias nao. Em hoc va lam viec trong linh vuc can nhieu rationality nen em thich cai gi sang sua ro rang co le la chuyen tu nhien. Rieng trong cac bai anh trich, ong Hao co kieu tranh luan cam tinh, co cho noi bua bai de noi duoc y minh, tren vai tro cua nha nghien cuu thi nhu the la khong khoa hoc. Ngoai ra thi it nhat em nghe truc tiep 2 cau phat bieu bua bai lam cho em rat la chan roi, (rat giong nhung quan diem cuc doan khac ma ong da phat bieu va kieu viet nhu bai tranh luan voi Tue noi tren). Theo em thi nhung cai em da biet ve ong (cung co the goi la bias) chi giup minh danh gia suy luan cua ong thoi chu khong anh huong gi den chuyen ong co dang kinh hay khong va tat nhien cung khong quyet dinh chuyen ong co lac hau hay khong (vi bai viet cua ong quyet dinh dieu nay). Neu em nho khong nham thi chi Hana noi dung nhung nhan xet anh Tue da tung noi ve xu huong cua ngon ngu hoc hien nay vs. o VN. Bon em con gap mot nguoi lam nghien cuu khac ve ngon ngu tu XH - NV Ha Noi va cung duoc biet cac xu huong nghien cuu hien nay o VN, dung la ve prescritive grammar, cung duoc biet ho dang lung tung nhu the nao, voi mot tradition va mot luc luong mong manh nhu the nao.
ReplyDeleteEm vua doc comment cua anh TP ve chuyen dat ra cac cau hoi, co le ong Hao co kieu character who provokes, cung la mot tac nhan co loi cho khoa hoc.