Nói về các cuốn best-seller (cả ở Tây và ở ta) có dịp đọc trong khoảng một năm gần đây.
Fiction:
- The Kite Runner (tiếng Việt là Người đua diều): Tôi thích cuốn này, mặc dù nó hơi melodramatic nhưng đọc cuốn hút và gợi lại sự xót xa về một tuổi thơ bị đánh mất. Với lại sự melodramatic ở một đất nước khổ đau hàng chục năm như Afghanistan là có thể chấp nhận được.
- A Thousand Splendid Sun: Cuốn thứ 2 của cùng tác giả The Kite Runner, đang nằm trong số các top bán chạy. Không thích cuốn này, khai thác đề tài quyền phụ nữ dưới các chế độ Hồi giáo quá lộ liễu. Nhân vật mờ nhạt. Tuy trong cuốn cũng thỉnh thoảng có những chi tiết hay nhưng nhìn chung không có gì ấn tượng.
- Cuộc đời của Pi: Không hiểu sao cuốn này được mọi người ca ngợi thế. Không thích lắm. Thực ra những đoạn tôi thích của cuốn này lại là đoạn đầu, khi cậu bé chưa phiêu dạt trên biển và đang thử mình với mấy loại tôn giáo, và đoạn cuối của truyện với những chi tiết gây giật mình. Còn chuyến đi của cậu thì quá dài dòng, tới mức lắm lúc gây bực mình. Nhưng lại thích cái giọng văn lẳng lặng, trung tính nhưng ngấm ngầm xót xa của cuốn này.
- Các cuốn của Murakami: Vẫn luôn có giá trị. Hai cuốn đọc gần nhất là Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời và After Dark. After Dark giống với một kịch bản phim, có thể của David Lynch. Nhưng cũng rất gần (từ cái tên) với phim After Hour của Scorsese (một phim hay mà ít khi được nhắc tới trong sự nghiệp phim của ông này).
- Kitchen của Banana: nói chung không thích sách cô này mấy. Nhưng đọc cuốn này vẫn có thể hiểu được tại sao cô ấy được ưa chuộng.
- Thiếu nữ đánh cờ vây của Sơn Táp: Thích cuốn này một cách vừa phải. Đọc dễ thương và trôi chảy, cách kể chuyện sinh động, nhân vật cô gái hay (hay hơn nhân vật sĩ quan Nhật). Nhưng vẫn hơi công thức best-seller, chưa đủ provocative với người đọc.
- Hạt cơ bản và The Possibility of an Island (đang đọc) của Michel Houlellbeq: Sách của bạn người Pháp này gây ra cảm giác của tớ là không thích khi đọc. Nhưng đọc xong và ngẫm nghĩ thì lại cảm thấy thích.
- Human Stain của Philip Roth: Đang đọc dở. Philip Roth là nhà văn nổi tiếng nhất ở Mỹ trong vài chục năm gần đây. Thích giọng văn của ông này: sắc, mạnh, giễu cợt, provocative, các nhân vật được xây dựng rất sinh động. Một nhà văn rất thông minh.
Non-fiction (đến đây thì lười viết)
- The Tipping Point: good but forgetable
- The Blink: same same
- Súng, vi trùng và Thép: good, persuasive but a little too simplified. And overlong.
- Confession of an Economic Hitman: Fiction in the label of non-fiction. I just can’t believe him.
- Places in Between: Good account about a trip in Afghanistan after the Taliban..
- Freakonomics: Interesting and nice.
- God Delusion: Đã review.
Các cuốn best-seller dự định sẽ đọc: The Age of Turbulence- hồi ký của Alan Greenspan; Tree of Smoke- tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam đang được đánh giá rất cao (so sánh với The Quiet American) của Denis Johnson; Black Swann- hình như về rủi ro; The Road- tiểu thuyết của Cornac McCarthy được giải Pulitzer năm ngoái; Tình yêu thời thổ tả- mới leo lên best-seller do được Oprah chọn; The Assault on Reason- sách của Al Gore về chính trị, có vẻ được khen nhiều; The Lucifer Effect- sách của tác giả thí nghiệm nhà tù Stanford; tập truyện ngắn mới nhất của Murakami.
anh đọc snow falling on cedars đi. em đang đọc cũng được lắm.
ReplyDeleteEm thích Cuộc đời của Pi, vì cách miêu tả tâm lý thằng bé nhân vật chính và này rất lý thú. Có một cuốn sách tương tự như thế là Water for elephants cũng đang bán rất chạy.
ReplyDeleteẶc, bổ sung "cách miêu tả tâm lý thằng bé nhân vật chính và mấy con thú trong tác phẩm"
ReplyDeleteTình yêu thời thổ tả rất thích, nói chung là sau Remarque, Faulkner thì có lẽ Marquez là tác giả yêu thích nhất. Hình như hơi chút tự hào là mình có gần đầy đủ các tác phẩm của bác này bằng tiếng Việt, có một số cuốn nói tên ra mà ai cũng bảo hay là mình nhầm :P
ReplyDeleteKhông biết ở nước ngoài thì thế nào nhưng thời điểm "Cuộc đời của Pi" xuất hiện ở Việt Nam thì nó đúng là một cuốn tiểu thuyết được những người sành đọc săn lùng nhiều nhất. Cái này có nguyên nhân sâu xa của nó. Anh chị em đi du học hoặc ở nước ngoài cập nhật đời sống văn học hơn trong khi ở VN vào thời điểm đó làm gì có nhiều lựa chọn mà đọc. Chẳng riêng gì "Cuộc đời của Pi" mà bất cứ cuốn gì Nhã Nam xuất bản sau đó như "Kitchen" hay "Thiếu nữ đánh cờ vây" đều gây nên cơn sốt cả. Là vì có đọc rộng được đâu mà so với chẳng sánh.Là vì lần đầu tiên được tiếp xúc với cái mới mà. Với lại, thiết kế khổ sách như của Nhã Nam vừa tạo được ấn tượng lại vừa tiện dụng mang vác đi theo mình rất tốt....Nhất là trường hợp của Murakami, báo chí rồi giới phê bình văn học quảng bá ầm ĩ lắm. Hồi đó, sống chết gì cũng phải đọc ông này, không đọc lại sợ bị nói là "lạc hậu" ...Hơ hơ...Nhưng đọc xong thì thích thật sự....
ReplyDeleteNhưng bây giờ thú thật là cơn sốt đọc ở VN đã dịu lắng và người đọc cũng đã bắt đầu lựa chọn theo "gu" của riêng mình. Tuần nào cũng có sách mới ra để lựa chọn vì thế người đọc bi giờ cũng thận trọng và điềm tĩnh hơn.
Trong số những cuốn tiểu thuyết mà bạn kể trên mình thích nhất cuốn "Hạt cơ bản", vì nó làm mình bị chấn động. Không thích Banana dù đã đọc cả Vĩnh biệt, N.p và Kichen. Thích Sơn Táp, vì lí do nghiên cứu riêng. Và thực sự thích Murakami vì trong cả ba cuốn tiểu thuyết của ông mà mình đã đọc, nỗi ám ảnh của quá khứ, những sai lầm của tuổi trẻ và những cách con người ta vượt qua nỗi đau luôn hấp dẫn mình....
Bạn thử đọc "Con nhân mã ở trong vườn" đi. Cuốn này mình cũng rất thích.
Lạ thật, cứ "chui" sang đây là lại nói nhiều...Sorry...
Bác Linh đọc nhiều thật. Bác có thể viết một entry giới thiệu qua lý do đọc những cuốn sách đấy được không?
ReplyDeletekeke, thấy cái gì liên quan tới mình là sáng mắt lên, lại vào đây nói. Thực ra thì việc quảng cáo sách tại VN tính cho tới thời điểm này đã góp được nhiều công. Vì như Rừng Nauy trước đây đâu có ai biết tới, nhưng khi Nhã Nam thò mặt vào, nó đột ngột trở nên hot. Bởi vì trước đây có ai biết tới đâu mà đọc.
ReplyDeleteNhưng không phải khi nào quảng cáo cho sách cũng đạt được kết quả. Người đua diều là cuốn sách bán không thực sự đắt hàng, tuy không phải là ế. Nhưng có lẽ người VN hơi ngại khi nghe chữ Afghan.
Sách ở VN bây giờ như một làn sóng vậy. Bây giờ tất cả các món đều được sắp ra, và người ta có cơ hội lựa chọn. Và rồi tới lúc người ta sẽ chán ngấy những món tạp nham và chọn món tinh. Chao ôi, vấn đề ở chỗ, làm sao sống nổi tới ngày những món tinh được chọn đây.
Đâu có phải là khi Nhã Nam thò mặt vào thì RNU mới được biết tới. Nó được biết tới từ trước đó rất lâu, thậm chí có tới vài bản dịch và những ai yêu thích văn học hoặc có gout đọc đều đã đọc nó lâu rồi. Nhã Nam chỉ làm bùng lên cơn sốt Murakami với quá nhiều các tranh cổ động thôi :P
ReplyDeletetrong so fiction anh liet ke thi co Human Stain, va After dark em chua doc .
ReplyDeleteem moi doc xong a thousand splendid suns..Doan la cuon nay so luong doc gia nu se thich nhieu hon doc gia nam....Noi chung neu ong nay viet them quyen thu 3 cung voi de tai Afghanistan thi chac se khong the thanh best seller duoc nua.
Doc fiction nhieu khi khong hop gu thi cam giac doc xong cau chuyen troi tuot di mat..((:
@Moonie: Dang buon la Nguuoi Dua Dieu nam chong cho tren ke ...Con chuyen tinh NY cua HaKin lai hoanh tranh ngay cho gioi thieu sach hot...shit
ReplyDeleteNghe don 2 em Hakin va Trang hehe kinh nghiem tinh truong khong co may...Hieu biet ve dan ong cung so sai ..hichic..vay ma bay dat viet chuyen tinh yeu ....Khong phuc chut nao (((: Minh tám qua...
Cam nhan cua anh ve hai cuon Cuoc doi cua Pi va The kite runner cung giong em. Cuon the kite runner em doc tren may bay, thay hay, nhung cung nhieu cho hoi qua sen. Con cuon Cuoc doi cua Pi em thich doc, nhung ma doc lau roi den gio nho lai thi van la nho nhung doan thang be nay chay het vao nha tho nay den giao duong no de thu nghiem moi ton giao, voi ca doan cuoi len bo` va duoc may thang Nhat phong van. Hehe.
ReplyDeleteLạ nhỉ, anh không thích Cuộc đời của Pi ( cho lắm :P ). Em thì thấy cuốn đó quá hay đi. Thông minh, dí dỏm và rất cảm động đấy chứ.
ReplyDeleteSao nhiều người nghĩ The kite runner sến thế nhỉ? Em thấy cuốn đó rất thú vị, hấp dẫn. Em thích nhất là tác giả cho nhân vật chính của mình là một người rất "người". Trong nhân vật đó có rất nhiều mâu thuẫn, day dứt rất thật. Em nghĩ cái hay của truyện ấy là sự chân thực và giản dị. Tác giả không hề thần tượng hóa một nhân vật nào, ngôn từ được sử dụng trong truyện giản dị mà câu chuyện cũng rất đơn giản, không có gì phức tạp nhưng có gì đó rất "quen thuộc", nên em thấy cảm động. :)
Em can anh Linh đừng đọc tập truyện ngắn mới của Murakami, nó cứ y như 1 tập bản thảo ấy (bác ấy cũng tự claim mà ko nghe), các câu chuyện lỏng lẻo không ra cái đầu cua tai nheo gì (mostly), tuy là vẫn gợi lên cái không gian vốn có trong văn Murakami. Em bực nhất là đọc cái truyện mà bác ấy dùng làm demo để viết Norwegian Wood, hầu như chẳng khác mấy mà bị chặt ngang hông, nếu ai chưa đọc NW qua thì chắc chả hiểu các tình tiết là thế nào (hic.. đã dại dột đọc lại rồi còn kêu! :P Tại thực ra title đặt cũng khác :) Em nhớ mang máng cả quyển có được mỗi truyện New York Mining Disaster là có ấn tượng một chút.
ReplyDelete