Thursday, October 11, 2007

The Geography of Thought

Tớ đang đọc cuốn The Geography of Thought: How Asians and Westerners Think Differently and Why của Richard Nisbett. Cuốn này đọc thú vị, bàn về psychology của người châu Á và người phương Tây, có nhiều ví dụ hay. Các bạn nào làm xuất bản ở Việt Nam có thể xem xét việc dịch cuốn này, thay vì cuốn Can Asians think được giới thiệu gần đây (tớ chưa đọc nhưng chỉ cái tên đã thấy bias rồi, lại do một nhà ngoại giao chứ không phải một học giả viết).

Một ví dụ trong cuốn The Geography of Thought kia: Người ta chia những đối tượng nghiên cứu gồm người Hàn và người Mỹ thành 3 nhóm gọi là nhóm A, B, và C. Nhà tâm lý học nêu ra một trường hợp sau: có một sinh viên thần học rất tốt bụng đang đi giảng bài thì giữa đường gặp một người muốn được giúp đỡ. Nếu giúp anh ta thì sinh viên này sẽ đến chậm bài giảng của mình. Nghiên cứu viên hỏi các đối tượng hai câu hỏi: 1. xác suất để sinh viên giúp người kia và 2. bạn có ngạc nhiên không nếu anh ta không giúp.

Trong 3 nhóm thì nhóm A không được biết là sinh viên có giúp hay không. Người ta nói với nhóm B là sinh viên đó đã giúp và với nhóm C là sinh viên đó không giúp trước khi đặt hai câu hỏi trên.

Kết quả thế nào?

Với người Mỹ thì kết quả trong cả ba nhóm giống nhau: Xác suất để sinh viên đó giúp là 80% và họ đều rất ngạc nhiên khi sinh viên đó không giúp.

Với người Hàn thì kết quả của nhóm A và B giông với người Mỹ. Xác suất để sinh viên đó giúp được họ ước lượng là 80% và họ sẽ ngạc nhiên nếu sinh viên đó lại không giúp. Nhưng với nhóm C người Hàn tức là nhóm được cho biết rằng trên thực tế, sinh viên đó không giúp thì kết quả lại khác. Nhóm này cho rằng xác suất để sinh viên đó giúp chỉ là 50% và họ không ngạc nhiên mấy khi sinh viên đó không giúp.

Kết quả này nói lên gì: đó là người Mỹ có tư duy ổn định và nhất quán hơn, họ có strong opinion về sự vật và ít bị tác động bởi bối cảnh. Người Hàn, trái lại, coi trọng tính động và bối cảnh hơn. Do thế giới quan có tính động (chú ý là nguyên cái tên của Kinh Dịch đã phản ánh triết lý này rồi, cả Đạo giáo nữa) nên người Hàn cũng tỏ ra ít ngạc nhiên trước các thay đổi không như dự kiến ban đầu của họ, và họ cũng nhanh chóng điều chỉnh dự kiến của mình cho phù hợp với những gì xảy ra trong quá khứ (update các belief của họ). Thế nên về mặt nguyên tắc lẽ ra nhóm C người Hàn sẽ không khác gì các nhóm khác cả Hàn cả Mỹ nhưng việc được biết trước là sự việc xảy ra theo chiều hướng anh sinh viên không giúp đã tác động tới niềm tin trước đó của họ. Ở đây có thể còn một yếu tố nữa là giữ thể diện. Người châu Á thường không muốn tỏ ra bất ngờ khi sự việc xảy ra không như ý nghĩ ban đầu của họ. Với họ, một người khôn ngoan là một người biết trước và không ngạc nhiên trước những gì sẽ đến.

Trong một thí nghiệm khác, người châu Á và người Mỹ đều được đưa ra một số biểu đồ thể hiện nền kinh tế đang tăng trưởng liên tục trong vài năm và được yêu cầu dự đoán triển vọng kinh tế trong vài năm tới bằng cách vẽ tiếp biểu đồ. Với người Mỹ, xu hướng chung là lạc quan, các biểu đồ kinh tế được người Mỹ vẽ theo chiều hướng tiếp tục tăng. Ngược lại với người châu Á, các biểu đồ được vẽ theo xu hướng tốc độ tăng chậm dần cho tới một ngưỡng, sau đó có thể là đi xuống. Đó là thế giới quan châu Á là thế giới quan vòng tròn, và theo đó sự thay đổi là nguyên tắc chứ không phải sự ổn định. Vật cùng tất biến, cực đại thì sẽ thành tiểu…Còn người Mỹ thì lại có tư duy tịnh tiến, lấy kết quả của những gì đã qua để tiếp tục dự đoán cho tương lai. Nếu ai học kinh tế thì sẽ thấy các mô hình kinh tế hầu hết đều là các mô hình tuyến tính.

Yếu tố tâm lý có ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi kinh tế. Chẳng hạn tại sao kinh tế Nhật lại trì trệ trong suốt thập kỷ 1990. Tất nhiên có nhiều nguyên nhân nhưng tôi nghĩ có thể có nguyên nhân là do chính tư duy Á Đông. Bất chấp các nỗ lực của chính phủ, tâm lý người Nhật vẫn tin là trì trệ kinh tế là tất yếu xảy ra vào lúc này hay lúc khác (cái này không phải vì họ học về chu kỳ kinh tế mà với quan điểm phương Đông thì có thịnh tất phải có suy), và khi nó đã rơi vào trì trệ rồi thì nó phải đi tới cùng thì mới ra được. Do đó họ không tin tưởng vào tương lai kinh tế của Nhật trong ngắn hạn, khiến cho các biện pháp kích cầu của chính phủ trở nên không có mấy tác dụng. Ngược lại, ở Mỹ chẳng hạn, các cuộc trì trệ kinh tế hầu hết đều ngắn, với tư duy tịnh tiến, người Mỹ thường có một sự lạc quan về kinh tế hơn người Á Đông – ảnh hưởng của văn minh nông nghiệp luôn lo lắng, dự phòng tới những trường hợp xấu nhất.

Việc nhanh chóng update niềm tin và chuẩn bị cho các tình huống xấu của người châu Á có thể còn dễ dẫn tới các hiện tượng khủng hoảng tự thực hiện (self-fulfiling crises) hơn. Ví dụ khi thị trường chứng khoán xấu, người châu Á sẽ dễ đổ xô rút tiền của họ do họ trù bị cho trường hợp xấu và họ tự justify hành vi của mình bằng thay đổi trên thị trường (thị trường chứng khoán suy yếu-> tôi vẫn tin là nó suy yếu-> tôi không ngạc nhiên nếu nó sụp đổ-> tôi cần rút ra để tránh khỏi sự sụp đổ đó). Hành vi của người châu Á chịu ảnh hưởng phức tạp bởi bối cảnh nhiều hơn người phương Tây. Điều này có cả điểm hay và điểm dở. Điểm hay vì nó có thể giúp họ linh hoạt hơn với cuộc sống và có thể điều chỉnh mình cho phù hợp với hoàn cảnh một cách dẻo dai (Lão Tử hình như có ví người quân tử với nước và cho rằng không có gì cao quý bằng nước). Nhưng điểm dở là họ cũng dễ có tâm lý bầy đàn và tự bào chữa cho mình, và bị ảnh hưởng nhiều bởi ngoại cảnh trong việc theo đuổi các mục tiêu của mình.

13 comments:

  1. hi`, buo^`n nhi?, 1 bai viet rat hay ve van de cung rat hay ma toi gio` tinh luon em la co comments.

    So can asian think?

    Trong quyen nay tac gia hay lay dan chung la hau het (neu khong noi la tat ca) cac phat minh co* ba?n deu do nguoi phuong tay phat trien.

    Co le cot loi cua van de la` Da.o Kho^?ng?

    ReplyDelete
  2. bài này hay quá, cuốn này hay ghê, phải đi kiếm đọc. dạo này đồng chí Linh productive quá hehehe

    ReplyDelete
  3. He he, thanks anh Linh da review cuon nay. Co cuon khac cung thu vi dang duoc suggest doc la "Deep Economy". Khong phai chuyen mon cua em nhung nghe doc vai doan cung thay hay hay.

    ReplyDelete
  4. Thanks Lien P. Để anh thử check cuốn kia.

    ReplyDelete
  5. Hê hê, bác Linh lúc đang đọc có nghĩ là bác cũng đang "conform" với nội dung tâm lý học xã hội của Nisbett, giống như các đối tượng của thí nghiệm không :)?

    Tôi chưa đọc cuốn này nên không nói kỹ được. Đọc bài bác viết gợi lại một trong hai nguyên tắc bất dịch của thí nghiệm kinh tế (các nhà kinh tế học học tập từ các nhà tâm lý học), là phải có đủ động lực để người tham gia trả lời đúng (incentive for truthful responses).

    Ngạc nhiên đầu tiên của tôi là ở chỗ sự tương đồng trong thí nghiệm A và B. Cảm giác là trước những thí nghiệm (tôi đoán không có động lực) như thế này, phần lớn mọi người "make a wild guess", thực sự là wild, và khó có thể xác định phân bổ của niềm tin của các đối tượng (distribution of belief trong những trường hợp này rất phân tán). Nhất là phần lớn các thí nghiệm về tâm lý đều dùng khá ít đối tượng. Do thế, con số 80% không rõ là mang ý nghĩa như thế nào, và sự khác nhau giữa 80% và 50% của 2 nhóm người này ý nghĩa ra sao? Hơn nữa, sự khác nhau này có thể attribute vào rất nhiều yếu tố tình huống của thí nghiệm ("framing effect"). Nếu không có sự chuẩn bị thí nghiệm tốt để bóc tách các khía cạnh của vấn đề thì cho dù tìm thấy sự khác nhau cũng khó mà đưa ra kết luận về tâm lý đối tượng. Nói tóm gọn là có vấn đề về internal consistency, không biết bác Nisbett giải quyết đến đâu (bác là cây đa cây đề thì tất nhiên là có nghĩ qua rồi).

    Nói tiếp về internal consistency, nếu giải thích là update belief thì cũng phải giải thích tại sao nhóm người Hàn không update tăng cao hơn cái số 80% đó: ở đây một lần nữa vấp phải vấn đề thống kê, vì số đối tượng ít mà 80% lại khá gần 100% rồi. Cũng có những cách giải thích khác nhau nữa, ví dụ như cách hiểu về các khái niệm "sinh viên thần học", "rất tốt bụng", "cần giúp đỡ" vv. của mọi người rất khác nhau. Một lần nữa, để khẳng định mọt cách khoa học thì phải có chuẩn bị đầy đủ, và cần khá nhiều đối tượng. Tôi không rõ bác Nisbett làm cụ thể thế nào, cái này chắc phải check bài nghiên cứu chứ trong sách chắc chẳng ghi.

    Hê hê, lại hơi đi lan man rồi. Tôi định nói đến vấn đề quan trọng hơn, là external validity của những thí nghiệm thế này. Vận dụng suy luận từ một thí nghiệm ra để giải thích hiện tượng xã hội bản thân không phải là sai, nhưng phải đảm bảo rất tốt cái tính external validity của nó. Ví dụ: chọn mẫu thí nghiệm, đảm bảo hiện tượng trong phòng thí nghiệm giống hiện tượng ngoài đời, được lặp lại nhiều, vv. Hầu hết các thí nghiệm không đảm bảo được những yêu cầu này, vì thế hầu hết các thí nghiệm tâm lý, kinh tế có nhiều tác dụng về mặt đưa ra những hiện tượng đặc biệt hơn là đưa ra các quy luật chung để khái quát hóa. Khi đó, những người tổng quát hóa từ những thí nghiệm thế này thực chất là đã có sẵn một lý thuyết xã hội (trong trường hợp này là Đông Tây suy nghĩ khác nhau như thế, như thế), sau đó lựa chọn những thí nghiệm để củng cố lý thuyết này. Nhờ thế, hầu hết thí nghiệm của họ thành công. Tôi nghĩ không khó có thể xây dựng một thí nghiệm đưa ra kết quả đối lập hoàn toàn đâu :) (cái này chắc cũng có người làm rồi). Nhất là với con số 80%, có thể xây dựng thí nghiệm để nó bằng bao nhiêu cũng được :). Do đó tôi nghĩ ngành "social psychology" không có cơ sở vững như những ngành psychology khác nghiên cứu trực tiếp hành vi con người.

    Hê hê thôi dừng, chẳng biết hôm nay sao mà vào ném đá cuốn sách tôi chưa đọc bao giờ thế này, không có cơ sở quá :)).

    ReplyDelete
  6. @Quốc Anh: Thí nghiệm đó không trình bày chi tiết trong sách, chắc là vì đối tượng của nó là công chúng chứ không phải là những người nghiên cứu.
    80% chỉ là wild guess và tớ cũng hơi băn khoăn về điều đó, nhưng tớ nghĩ là nếu số mẫu đủ lớn thì có thể 80% sẽ là tỷ lệ trung bình trong nhóm. Còn về việc tại sao người Hàn không update 80% thành 100% thì có thể là vì người Hàn chỉ update khi mà sự việc diễn ra trái chiều dự kiến ban đầu của họ còn khi sự việc đúng chiều dự kiến thì họ sẽ tiếp tục theo cái reasoning và rationality ban đầu của họ vì chưa xảy ra sự mâu thuẫn giữa fact and assumption. Tuy nhiên cái này có thể là vấn đề về thống kê mà vì mình không biết cụ thể bác ấy làm trên mẫu có size bao nhiêu, rồi kiểm soát sự khác biệt các nhóm thế nào thì cũng khó nói được.

    Ý thứ hai của QA cũng có lý. Nhưng đó là bản chất của khoa học xã hội nói chung, nó không rõ ràng rành mạch và chịu nhiều tác động của chủ đích nghiên cứu. Nhưng việc kết luận là lựa chọn thí nghiệm để củng cố lý thuyết thì có thể sẽ đi hơi xa, vì trên nguyên tắc (nhưng không phải trên thực tế) người ta sẽ không làm điều này. Các thí nghiệm là nhằm kiểm chứng lý thuyết mà thôi. Tớ không rõ trong kinh tế học thì experimental economics có vai trò thế nào, mấy năm trước cũng có mấy người được giải Nobel về ngành này, QA có quan tâm tới mảng này không?
    Btw, nói “social psychology” không có cơ sở vững như các ngành psychology nghiên cứu trực tiếp hành vi con người thì sẽ tương tự như nói khoa học xã hội không có cơ sở vững như khoa tự nhiên. Tức là có thể nó đúng nhưng nó không giải quyết được điều gì.

    ReplyDelete
  7. Bác Linh ơi, cái 80% là 80% số người, tức là vẫn có những người nghĩ việc giúp đỡ không xảy ra. Đối với 20% ấy, sự kiện diễn ra trái với dự kiến, tại sao họ không conform với chuẩn trong thí nghiệm B? Vì thế sự khác nhau (nếu công nhận là có khác biệt về mặt thống kê) có thể đánh dấu một khác biệt khác (optimism, cynism hay cái gì gần giống thế chẳng hạn), chứ không nhất thiết là vấn đề conformity và update belief. Thực ra, ý này cũng có thể dùng để "refine" kết quả thí nghiệm này, nhưng vấn đề là bác Nisbett phải có model đằng sau đấy thì mới rõ cái gì refutable, cái gì không.

    Ý sau về khoa học xã hội thì từ từ sẽ comment lại.

    Về thí nghiệm trong kinh tế, nhờ vào sự phê bình và kiểm sát rất gắt gao của những người làm kinh tế chính thống (kể cả neoclassical hay không), tôi nghĩ là kết luận của các nhà kinh tế học thí nghiệm (experimental economist) cẩn trọng và ít "tham vọng" hơn kết luận của các nhà tâm lý xã hội học rất nhiều. Với giải Nobel năm 2002 cho Kahneman và Smith: 2 ông này thực ra chứng mình 2 việc hơi ngược nhau. Nôm na, Kahneman chứng minh hành vi con người thực tế (đơn lẻ) rất khác với giả thiết trong kinh tế, còn Smith chứng minh rằng chỉ cần một mẫu hình cơ chế thị trường rất đơn giản là cũng dẫn đến hiệu quả kinh tế (giống dự đoán của lý thuyết kinh tế). Vì thế, câu hỏi dành cho các nhà tâm lý xã hội học là: tại sao ở tầm cá nhân thì người ta có hành vi bất định (không duy lý), nhưng về tập thể thì vẫn có những quy luật xã hội được kiểm chứng tốt (bác có thể tìm 2 bài: một bài của Matt Rabbin (European Econ Rev) nôm na là ủng hộ psych, một bài của Ed Glaeser (tên là Economics & Psychology) ủng hộ econ - 2 bài này đủ thấy rõ cái debate này).

    ReplyDelete
  8. Vừa đọc lại bài Cái ác cũng thường của bác Linh, lại thấy có hứng viết nốt chút comment. Nhìn từ góc độ thí nghiệm kinh tế, thì tôi thấy những thí nghiệm tìm ra phát hiện mới để phản bác lý thuyết mô phạm còn quan trọng hơn là thí nghiệm để kiểm chứng (nói cách khác, thiết kế đi theo hướng refutation hơn là hướng verification). Kahneman-Tversky rõ ràng như vậy. Vernon Smith thì bắt đầu theo hướng kiểm chứng, nhưng chỉ thực sự có tiếng nói khi chỉ ra được phát hiện bất ngờ trong đấy (kiểm chứng với điều kiện tối thiểu). Tôi nghĩ là vì thiếu tính external validity, nên nó phải nghiêng về khía cạnh phản bác, tìm ra ý mới hơn. Hiện giờ đến các field experiment mới có phần lớn thiết kế là để kiểm chứng lý thuyết, vì field experiment dù sao cũng có nhiều external validity hơn, tuy nhiên cũng bị chỉ trích nặng vì khả năng khái quát hóa này. Bài viết của bác về Cái ác cũng có yếu tố ấy: hai thí nghiệm nổi tiếng này của ngành tâm lý học là thí nghiệm về hành vi cá nhân, không có sự suy rộng ra xã hội (các đối tượng không có khác biệt a priori), và quan trọng nhất là nó đưa ra lời cảnh báo với mainstream nhiều hơn là kiểm chứng. Về việc "có thể kiểm chứng mọi thứ", mới đây, John List có làm một series các thí nghiệm với framing khác nhau về chợ trời và thấy là kết quả phụ thuộc kinh khủng vào cách frame.

    ReplyDelete
  9. Bai Quoc Anh nhieu y quan trong, de to doc them may bai QA recommend xem sao. Thanks!

    ReplyDelete
  10. anh ơi làm thế nào có dc cuốn này :(

    ReplyDelete
  11. Chào Linh, Mình là Chung hiện đang làm biên tập cho Nhà Xuất bản Công an nhân dân. tình cờ đọc bài viết của Linh về cuốn sách này, bên mình đã tìm và mua bản quyền cuốn sách này và muốn xuất bản nó tại Việt Nam. Để hiểu hơn và cũng muốn Linh cho ý kiến thêm về cuốn sách này nên mình rất muốn gặp Linh để trao đổi thêm. Số điện thoại của mình là 0912013958 - 069.42726. Mình rất mong sớm nhận được tin của Linh.

    ReplyDelete
  12. Cái thí nghiệm trên đúng là một dạng thí nghiệm mơi người ta trả lời phù hợp với mô hình lý thuyết có trước của tác giả như bạn QA đã nói. Chỉ cần bỏ 3 chữ "rất tốt bụng" trong mệnh đề chính đi là tình huống sẽ trở nên khách quan hơn (một chút). Tức là ít nhất thì ý kiến của các sinh viên Mỹ ở nhóm C có thể sẽ không nhất quán như nhóm A và B nữa, có thể lệnh nhau xa hơn (divergent), có thể đến mức không thể đưa ra kết luận nào chung (convergent) make sense cho cả nhóm người Mỹ.

    Nguyên nhân là khi thấy chữ "rất tốt bụng" - nhóm sinh viên Mỹ C sẽ tư duy thuận lý và cho rằng khả năng anh ta - một người học thần học và rất tốt bụng (chứ không nhất thiết rất kỷ luật, rất coi trọng công việc .v.v.) - không đứng lại giúp người khác là nhỏ hơn nhiều so với việc bỏ mặc người ta, dù cho thực tế xảy ra là anh ta đã không giúp mâu thuẫn với tính cách "rất tốt bụng". ( "rất tốt bụng" --> "sẽ giúp người" sai vì "sẽ giúp người" đã sai, nhưng "rất tốt bụng" là mệnh đề chính được đưa ra - tức là được coi là phải đúng, nên việc cả phép suy luận sai sẽ làm cho một người có tư duy logic sáng sủa thấy khả năng "sẽ giúp người" sai là nhỏ hơn nhiều so với việc nó đúng, dù thực tế nói khác. Trong trường hợp này nhóm sv Mỹ có lẽ có xu hướng cho rằng tác giả thí nghiệm cố tình đưa ra kết quả sai, nên họ giữ vững lập trường quan điểm vốn phù hợp với logic của họ.)
    Con số 80% cũng là một con số rất dễ được "buột miệng nói ra" - dù nó không quá phổ biến như 70%.

    ReplyDelete