Sunday, March 30, 2008

Entry for March 30, 2008

Tôi là kẻ đã quen với đêm tối

Robert Frost

Tôi là kẻ đã quen với đêm tối
Tôi bước đi trong mưa-và trở lại trong mưa
Tôi đi tới nơi xa nhất có ánh đèn thành phố.

Tôi nhìn xuống những con đường buồn nhất.
Tôi vượt người gác đêm cưỡi trên con thú
Và cụp mắt xuống vì chẳng muốn giải trình.

Tôi đứng lặng và chặn âm thanh của những bàn chân
Ở xa xa, một tiếng kêu nghẹn tắc

Xuyên qua các ngôi nhà đến từ đường phố khác,

Nhưng nó không gọi tôi ở lại, cũng không nói chia tay;
Và chết lặng ở trên cao chất ngất
Chiếc đồng hồ sáng chói trên nền trời

Nó nói rằng thời gian không đúng cũng không sai.
Tôi là kẻ đã quen với đêm tối


I have been one acquainted with the night.

Robert Frost

I have been one acquainted with the night.
I have walked out in rain—and back in rain.
I have outwalked the furthest city light.

I have looked down the saddest city lane.
I have passed by the watchman on his beat
And dropped my eyes, unwilling to explain.

I have stood still and stopped the sound of feet
When far away an interrupted cry
Came over houses from another street,

But not to call me back or say good-by;
And further still at an unearthly height
One luminary clock against the sky

Proclaimed the time was neither wrong nor right.
I have been one acquainted with the night.



Không đề

Fernando Pessoa


Điều làm tôi đau buồn
Chẳng phải thứ trong tim
Mà lại là những thứ
Lẽ ra là cái đẹp…

Những hình không hình khối
Nỗi buồn chẳng nhận ra
Tình yêu không mơ tới

Cứ như thể nỗi buồn
Là một cái cây cao
Từng chiếc, từng chiếc lá
Lặng lẽ gãy, buông rơi
Nửa mình trong sương khói


Untitled
Fernando Pessoa
What grieves me is not
What lies within the heart,
But those things of beauty
Which never can be . . .
They are the shapeless shapes
Which pass, though sorrow
Cannot know them
Nor love dream them.
They are as though sadness
Were a tree and, one by one,
Its leaves were to fall
Half outlined in the mist.

Entry for March 30, 2008

Bài này có nhiều thông tin.
Thấy gì từ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam?
Dương Ngọc


Mức độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào và đầu ra.

Nghiên cứu về sự đóng góp của các yếu tố đối với tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa về nhiều mặt, không những xác định vị trí của từng yếu tố để có kế hoạch khai thác, mà còn có ý nghĩa xác định được yếu tố tiềm ẩn gia tăng lạm phát.

Tăng trưởng do các yếu tố đầu vào

Tăng trưởng kinh tế xét ở đầu vào, có ba yếu tố đóng góp. Đó là sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư, sự đóng góp của số lượng lao động và sự đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP).

Theo tính toán ban đầu, yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 57%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 20%, yếu tố TFP đóng góp 23%.

Từ sự đóng góp như trên, có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý.

Một là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu vào sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư.

Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc 40% (năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, ước năm 2007 đạt 40,4%), kế hoạch năm 2008 còn cao hơn, lên đến 42%.

Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỷ lệ trên dưới 44% của Trung Quốc - một tỷ lệ làm cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt cao nhất thế giới, đã nhiều năm liền tăng hai chữ số, hiện đang giữ kỷ lục thế giới về số năm tăng trưởng liên tục (28 năm), nhưng Trung Quốc đưa ra mục tiêu giảm độ nóng của tăng trưởng và đẩy mạnh chống lạm phát do tốc độ tăng giá tính theo năm của tháng 2/2008 đã lên đến 8,3%, cao nhất trong 12 năm qua.

Hai là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện còn dựa một phần quan trọng vào yếu tố số lượng lao động, sự quan trọng này được xét trên hai mặt.

Một mặt, do nguồn lao động hàng năm vẫn còn tăng khoảng 2%, tức là trên 1 triệu người mỗi năm. Mặt khác, do tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao.

Ba là, nếu tính cả sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư và sự đóng góp của yếu tố số lượng lao động, thì hai yếu tố này đã đóng góp trên ba phần tư tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Điều đó chứng tỏ, sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế còn nhỏ, chưa được một phần tư, thấp chỉ bằng hai phần ba tỷ trọng đóng góp của yếu tố này của các nước trong khu vực hiện nay.

Điều đó cũng chứng tỏ, nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đi theo hướng tăng trưởng về số lượng, chưa chuyển sang tăng trưởng về chất lượng, vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu.

Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao

TFP là tổng hợp của các nhân tố hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và năng suất lao động. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu. Gần đây, trên các diễn đàn hội thảo và trên một số phương tiện thông tin đại chúng, khi đề cập đến hiệu quả đầu tư các chuyên gia thường dùng hệ số ICOR.

Chỉ tiêu này được tính bằng nhiều cách, song theo cách tính đơn giản mà các chuyên gia đề cập là lấy tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho tốc độ tăng trưởng GDP. Hệ số ICOR càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại.

Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và tốc độ tăng GDP thì ICOR qua các thời kỳ như sau:

Tính chung ICOR của Việt Nam trong thời kỳ 1991-2007 là 4,86 lần, cao hơn nhiều so với 2,7 lần của Đài Loan (trong thời kỳ 1961-1980), 3 lần của Hàn Quốc (trong thời kỳ 1961- 1980), 3,7 lần của Indonesia (trong thời kỳ 1981-1995), 4 lần của Trung Quốc (trong thời kỳ 2001-2006), 4,1 lần của Thái Lan (trong thời kỳ 1981-1995); cũng cao hơn so với 4,6 lần của Malaysia (trong thời kỳ 1981-1995).

Điều đó chứng tỏ, hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn thấp.

Hiệu quả đầu tư còn được tính theo cách lấy GDP chia cho vốn đầu tư hàng năm (đều tính theo giá thực tế). Theo cách này, thì GDP/Vốn đầu tư (có nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng GDP) của Việt Nam đã bị sút giảm qua các thời kỳ: nếu thời kỳ 1991-1995 đạt 3,55 đồng/đồng, thì năm 1996-2000 còn 3,0 đồng/đồng, 2001-2005 còn 2,56 đồng/đồng, 2006-2007 còn 2,46 đồng/đồng.

Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp. Năm 2007 mới đạt 25.886 đồng/người, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp-thuỷ sản còn đạt thấp hơn chỉ có 9.607 nghìn đồng/người, ngay cả nhóm ngành công nghiệp-xây dựng cao nhất cũng mới đạt 55.072 đồng/người và của nhóm ngành dịch vụ cũng chỉ đạt 38.159 nghìn đồng/người.

Nếu quy ra USD theo tỷ giá hối đoái, năng suất lao động của toàn nền kinh tế cũng mới đạt khoảng 1,6 nghìn USD, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản chỉ đạt 0,6 nghìn USD, của nhóm ngành công nghiệp- xây dựng đạt khoảng 3.438 USD, của nhóm ngành dịch vụ đạt khoảng 2.385 USD.

Các con số trên còn thấp xa so với năng suất lao động chung của thế giới (khoảng trên 14,6 nghìn USD), còn thấp hơn cả mức bình quân đầu người của thế giới (khoảng 6,5 nghìn USD/người). Với năng suất còn thấp như trên thì giá trị thặng dư còn đang rất nhỏ nhoi.

Một nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn, mà hiệu quả đầu tư thấp, nhất là hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước còn thấp hơn; năng suất lao động thấp,... nên nhu cầu đối với tiền tệ, yêu cầu cung tiền luôn luôn cao, tạo sức ép làm tăng lạm phát.

Sức ép này cá»™ng hưởng vá»›i lạm phát trên thế giá»›i trong khi đồng Việt Nam được neo giá chặt vá»›i USD mà USD lại mất giá lá»›n so vá»›i các đồng tiền mà Việt Nam cÃ
³ quan hệ buôn bán lá»›n nhất lại càng tạo ra sÆ°c ép lạm phát tại Việt Nam lá»›n hÆ¡n các nÆ°á»›c.

Các yếu tố đầu ra

Tăng trưởng kinh tế xét ở yếu tố đầu ra có ba yếu tố đóng góp. Đó là sự đóng góp của tiêu dùng cuối cùng, của tích luỹ tài sản, của xuất khẩu ròng (xuất khẩu ròng được tính bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).

Có một số nhận xét được rút ra từ đóng góp của các yếu tố đầu ra đối với tăng trưởng kinh tế:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế chủ yếu do tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng. Điều đó được lý giải là do quy mô GDP của Việt Nam còn thấp, nên tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (trên dưới 70%); mức tiêu dùng bình quân đầu người trong nhiều năm còn thấp nên nhu cầu và tốc độ tăng thường khá cao (mấy năm liên tục tăng trên 7%, gần bằng với tốc độ tăng của GDP).

Một nét quan trọng là tiêu dùng cuối cùng thông qua mua bán trên thị trường ngày một chiếm tỷ trọng lớn, do tốc độ tăng qua các năm (đã loại trừ yếu tố giá) mấy năm nay liên tục tăng hai chữ số (năm 2002 tăng 11,2%, năm 2003 tăng 15,2%, năm 2004 tăng 10,8%, năm 2005 tăng 11,3%, năm 2006 yăng 12,5%, năm 2007 tăng 11,4%).

Khi tiêu dùng cuối cùng thông qua mua bán trên thị trường tăng nhanh và trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế thì một mặt nó hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mặt khác tạo áp lực tăng cung tiền tệ, tạo áp lực lạm phát.

Cùng với tăng trưởng tiêu dùng chung thì tiêu dùng của một bộ phận dân cư đã tăng rất cao về quy mô, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng. Cùng với xu hướng này cũng đã xuất hiện tâm lý ưa chuộng hàng hiệu, hàng ngoại, thậm chí mua bán với bất kỳ giá nào.

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế do tăng trưởng tích luỹ tài sản chiếm tỷ trọng khá cao. Đây cũng là một tín hiệu tốt thể hiện tâm lý tiết kiệm để dành cho tích luỹ của khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Tuy nhiên, bên cạnh việc trực tiếp đầu tư tăng trưởng, có một phần không nhỏ đã được để dành dưới dạng cất trữ hoặc chạy lòng vòng qua các kênh gây ra những cơn sốt nóng hoặc lạnh ở các kênh này mà không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh. Hiện có hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư đang được chôn vào bất động sản, vào vàng.

Thứ ba, tăng trưởng xuất khẩu ròng hiện đang mang dấu âm do nhập siêu gia tăng mạnh cả về quy mô, cả về tỷ lệ so với xuất khẩu. Nhập siêu cả về hàng hoá, cả về dịch vụ. Riêng về hàng hoá, năm 2007 lớn gấp 2,5 lần năm 2006, năm nay mới qua 3 tháng mà đã gấp 3,8 lần cùng kỳ, khả năng cả năm có thể gấp rưỡi hoặc cao hơn so với năm trước.

Saturday, March 29, 2008

Entry for March 29, 2008


Một số ảnh do bạn Le chụp trong chuyến đi tuần trước. Tớ thích nhất mấy tấm chụp hoàng hôn mà Le chụp (mà lúc đó tớ lạnh quá nên chui vào xe -cũng một phần vì máy tớ không chụp đẹp được vào trời tối)
Post liên quan "bình luận nghệ thuật" của bạn DTP:



img


Hoàng hôn

img




img




img







img



Bình minh



img



img



Thế giới sắp loạn (và đói) tới nơi

High Rice Cost Creating Fears of Asia Unrest

Vietnam and India move to limit rice exports

Giá gạo tăng kỷ lục chưa từng thấy, thế giới sắp loạn (và đói) tới nơi. Nhiều nước xuất khẩu gạo hạn chế xuất khẩu vì lý do an toàn lương thực. Việt Nam giảm lượng xuất khẩu 1/4, Ấn Độ cấm xuất khẩu hầu hết các chủng loại gạo, Ai Cập cấm xuất khẩu gạo còn Thái Lan thì đang bàn xem có nên hạn chế xuất khẩu hay không.
Trong bảy năm qua lượng tiêu thụ gạo toàn cầu đều nhiều hơn lượng sản xuất khiến cho các kho dự trữ gạo trên thế giới ngày càng cạn kiệt và gây ra một triển vọng về nạn đói và bất ổn kinh tế-xã hội ở các nước thế giới thứ Ba.

"Shortages and high prices for all kinds of food have caused tensions and even violence around the world in recent months. Since January, thousands of troops have been deployed in Pakistan to guard trucks carrying wheat and flour. Protests have erupted in Indonesia over soybean shortages, and China has put price controls on cooking oil, grain, meat, milk and eggs.

Food riots have erupted in recent months in Guinea, Mauritania, Mexico, Morocco, Senegal, Uzbekistan and Yemen. But the moves by rice-exporting nations over the last two days — meant to ensure scarce supplies will meet domestic needs — drove prices on the world market even higher this week...

“There is definitely the potential for unrest, particularly as the people most affected are the urban poor and they’re concentrated, so it’s easier for them to organize than it would be for farmers, for example, to organize to protest lower prices,” said Nicholas W. Minot, a senior research fellow at the International Food Policy Research Institute in Washington."

Thêm thông tin này:

"In Vietnam, an obscure plant virus has caused annual output to start leveling off; it had increased significantly each year until the last three years...

Retail rice prices have already jumped by as much as 60 percent in recent months in Vietnam, trailing increases in wholesale prices but leading a broader acceleration in inflation. Prime Minister Nguyen Tan Dung of Vietnam announced Wednesday that the government’s top priority now was fighting inflation. Overall consumer prices are more than 19 percent higher this month than last March. . The inflation rate has nearly tripled in the last year."

Đối với Việt Nam, việc giá gạo tăng tuy có thể giúp tăng thu nhập và cải thiện đói nghèo cho nông dân nhưng sẽ đóng góp làm tăng đáng kể lạm phát và gây khó khăn lớn cho đời sống người dân đô thị. Hơn nữa việc giá gạo hay giá lương thực tăng chưa chắc đã làm nông dân giàu hơn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trên trang web của TCTK (một trang web hiếm hoi của cơ quan nhà nước có chất lượng khá tốt) thì trong năm 2006 (chưa có số liệu 2007), giá lúa gạo mà người sản xuất nhận được tăng 3,3% nhưng giá lương thực (mà chủ yếu là lúa gạo) cùng kỳ tăng tới 14,1% (theo số liệu về chỉ số lạm phát). Như vậy bản thân người nông dân sản xuất không được nhiều lợi ích trong khi chi tiêu cho lương thực thực phẩm lại tăng nhanh chóng. Có lẽ chính phủ cần xem lại khâu lưu thông, làm sao lại có khoảng cách như thế giữa mức tăng giá sản xuất với mức tăng giá tiêu dùng?

Bức tranh kinh tế thế giới năm 2008 thật là ảm đảm.



Entry for March 29, 2008

Mấy tuần vừa rồi lướt qua báo lá cải mạng, forum hay các "hot" bloggers thấy xôn xao bàn tán về clip sex của Đan Lê. Tớ không xem vì thứ nhất không biết Đan Lê là ai, thứ hai là clip có 30 giây xem mất công mà nhìn hình ảnh chụp lại thì nhòe nhoẹt trông cũng chẳng khác gì các phim porn chất lượng thấp. Nhưng thực sự hơi ngạc nhiên vì những xôn xao đấy, tốn bao nhiêu giấy mực, thời gian đề bàn tán về cái 30 giây ấy có phải của Đan Lê hay của một ai khác?

Có phải người Việt quá obsessed (ám ảnh) với sex không? Hoặc là chúng ta có thói quen nhúng mũi vào những gì có tính cá nhân của người khác và bàn tán về những cái đó với một sự hưng phấn khác thường. Đó là hậu quả của một thời gian dài đóng kín, nói không với những gì liên quan tới sex hay là hệ quả hợp lý của một đặc tính văn hóa là tò mò nhòm ngó nhà hàng xóm?. Tò mò về sex chẳng có gì là xấu, nếu không nói là cần thiết nhưng tớ thấy cái sự xôn xao có tính cộng đồng, lan truyền và có phần khoái trá ấy như có gì hơi bệnh bệnh.

Friday, March 28, 2008

Thơ Cố Thành 2

Tiếp tục thơ Cố Thành (Gu Cheng). Thơ Cố Thành mỏng manh, trong trắng, nói như lời của Cố Thành thì giống những bông hoa dại ven đường.

Tạm biệt


Em đẩy im lặng sang bên
Khuôn mặt em hướng về đêm

Ở những nơi đêm đen hơn hết
những ngọn đèn tụ lại bên nhau

Chúng luôn ở bên nhau,
Chúng ta sẽ gặp lại, sớm hay muộn.

Tạm biệt em giờ này
Để mai sau gặp lại.


Good-bye


You turn in silence aside
your face to the night.

In the places where the night grows darkest

lamps crowd together.

They are always there together;
we will meet again, sooner or later.

Good-bye now
so that we see each other again.

translated by Gordon T. Osing and De-An Wu Swihart
________________________________________

Thế hệ này


Những đêm đen trao cho tôi đôi mắt đen
Nhưng tôi dùng chúng để kiếm tìm ánh sáng

This Generation

The dark nights gave me my dark eyes;
I, however, use them to look for light.

translated by Gordon T. Osing and De-An Wu Swihart
________________________________________

Trong ánh hoàng hôn


Trong ánh hoàng hôn
Môi em khép chặt,
Em nói, “chỉ còn mười lăm phút”,
Như thế nghĩa là nỗi đau vừa mới đến rồi.

“Chúng ta có thể xa nhau
Mười năm hay trăm năm nữa
Chúng ta có thể cách nhau
Ngàn hay vạn dặm đường”
Nhưng rồi em mỉm cười vui
Nụ cười chỉ ra tuổi tác.

Em nói “Em đã quên nói chỉ một câu”
Anh nói “Phải, em đã quên câu nói đấy”
Chúng ta đi vòng quanh một câu nói suốt cả buổi tối
Và trước khi ta kịp nhận ra,
mặt trời đã lặn trong lặng yên


In Sunset's Glow

In the evening's glow,
your lips tightly closed,
you say, "There are only fifteen minutes left,"
meaning the sorrow has already begun.

"We might be apart for ten or a hundred years;
we must be thousands, ten-thousand miles apart."
But then you smile playfully
showing your real age.

You say, "I forgot to say even the one sentence."
I say, "Yes, you seem to have forgotten that one sentence."
We never got around to that sentence all evening;
but before we'd noticed, anyway, the sun set in silence.

translated by Gordon T. Osing and De-An Wu Swihart
________________________________________


Xa và gần



Em,
Em nhìn anh trong khoảnh khắc
Và nhìn mây bay sau đấy.

Anh cảm thấy
Khi em nhìn anh, em ở thật xa
Nhưng khi em nhìn mây,
chúng mình có thể gần nhau biết nhường nào!

Far and Near

You,
you look at me one moment
and at clouds the next.

I feel
when you're looking at me, you're far away,
but when you're looking at the clouds, how could we be nearer!

translated by Gordon T. Osing and De-An Wu Swihart
________________________________________

Nguồn gốc của trăng, sao


Những cành cây muốn xẻ dọc bầu trời
Nhưng chỉ chọc được những chiếc lỗ bé xíu
Xuyên qua đấy, những ánh sáng đến từ bầu trời
Và người ta gọi chúng là Trăng, Sao

The Origins of the Moon and Stars

Branches of trees try to shred the sky
but succeed only in poking so many tiny holes,
through which pierce lights from beyond the sky
that people simply name Moon and Stars.

translated by Gordon T. Osing and De-An Wu Swihart
_____________________________

Trong chớp mắt

-trong những năm sai lầm đấy, tôi thường có “ảo giác” này

Tôi tin chắc
Tôi nhìn ngắm thế giới với sự tập trung cao nhất.
Chiếc cầu vồng
Bơi trong dòng suối,
Lặng lẽ tìm kiếm trong số những người đi qua.
Tôi chớp mắt
Cầu vồng có dáng hình của loài rắn độc

Chiếc đồng hồ
Nghỉ ngơi trên nóc nhà thờ
Đánh nhịp thời gian chắc chắn
Tôi chớp mắt
Nó biến thành giếng nước sâu thẳm.

Bông hoa đỏ nở rực rỡ
Trên màn hình chiếu phim
Mời gọi những hứa hẹn của mùa xuân;
Tôi chớp mắt
Hoa biến thành máu sáng lấp loáng.

Và để giữ vững những niềm tin của tôi
Tôi cố giữ cho mắt mình luôn mở

In the Twinkling of the Eyes

--During those wrong years I had this kind of "illusion"

I firmly believed
I watched the world with utmost concentration.

A rainbow
swam in the fountain,
searching among the passers-by silently.
I blinked my eyes
and it turned into the shape of a viper.

A clock
reposed on a church
marking the time steadily;
I blinked my eyes
and it became a bottomless well.

A red blossom
opened on the movie screen
inviting the excitements of Spring;
I blinked my eyes
and it turned to glistening blood.

Now to keep my beliefs solid
I keep my eyes wide open all the time.

translated by Gordon T. Osing and De-An Wu Swihart

Entry for March 28, 2008

Bài của GS Tương Lai, một trí thức có tên tuổi, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, phát biểu tại hội nghị UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Phát biểu của GS Tương Lai tại hội nghị Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam

Trích vài đoạn:

"Cụ Hồ chỉ rõ: "Tinh thần yêu nước, cũng như các thứ của quý, có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày…"

"Chúng ta" đây là ai? Là Đảng, là Mặt trận. Đặc biệt là Mặt trận. Chính vì thế, tôi rất băn khoăn thắc mắc và hôm nay, trên diễn đàn rộng lớn và hợp pháp này, muốn nói to lên thắc mắc băn khoăn đó để mong được giải đáp.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, chỉ theo dõi được qua báo chí và mạng internet, tôi hết sức lạ là tại sao Mặt trận Tổ quốc Việt nam chúng ta không có bất cứ một tiếng nói, một động thái nào trong vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa." Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng", như lời cụ Hồ vừa dẫn ra ở trên, đáng lý Mặt trận Tổ quốc, kế tục truyền thống của Hội nghị Diên Hồng đời Trần, truyền thống của Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng,…, phải làm sống lại tinh thần bất khuất, quật cường khắc trên cánh tay hai chữ "sát thát", làm cho tinh thần yêu nước kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. Đằng này Mặt trận tuyệt đối im lặng. Thật là lạ. Một chuyện xảy ra tận Cuba bên kia bán cầu, Mặt trận đã có ngay lời tuyên bố đanh thép. Thế mà, Hoàng Sa, Trường Sa máu thịt của Tổ quốc bị người ta mưu toan lấn chiếm, biến thành quận huyện của của họ, thì Mặt trận lại im thin thít. Vì sao? Mặt trận Tổ quốc có còn kế thừa truyền thống của Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng nữa không?

Trong một bài báo viết nhân dịp này, tôi dẫn ra chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông nhắn nhủ "bọn thái bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy": "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại có thể vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di", chép rõ ràng trong Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ thực lục, Kỷ Nhà Lê, bị tòa soạn cắt mất. Thậm chí cắt cả câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh tôi dẫn ra ở trên. Tôi hỏi, Tòa soạn trả lời là có sự chỉ đạo buộc họ phải làm như vậy mặc dầu họ không muốn.

Ai mà chỉ đạo lạ vậy. Họ có còn là con cháu của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung. Hồ Chí Minh nữa không? Sao lại ngăn chặn tinh thần yêu nước của nhân dân, của thanh niên, sinh viên? Liệu Mặt trận có tham gia vào sự chỉ đạo này không? Người của tòa báo nọ giải thích với tôi, đây là sự tế nhị ngoại giao. Có thể có chuyện đó. Hoạt động ngoại giao đòi hỏi sự tế nhị, chuyện đó tôi không dám bàn. Nhưng để cho nhà ngoại giao tế nhị, thì nhân dân lại phải biểu tỏ ý chí của mình để làm hậu thuẫn cho nhà ngoại giao.

Từng tấc đất của Tổ quốc thẫm đẫm máu Việt nam không thể nào để bị cướp mất, trong đó có những tấc đất Hoàng Sa, Trường Sa. Một bà bán rau ngoài chợ hỏi một cách hồn nhiên khiến người đang cầm mớ rau ngỡ ngàng đến sững sờ: "Làm cách nào để biểu tỏ lòng yêu nước đây hở ông, con tôi nó hỏi tôi thế, liệu yêu nước có bị nhắc nhở không".

Về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị bịt mồm và TBT báo Đại Đoàn Kết bị xem xét kỷ luật do đăng bức thư của đại tướng bất chấp lệnh cấm.


" Liệu có phải vì điều mà tôi tạm diễn đạt là "hội chứng kiểm điểm để kỷ luật" TBT báo do đăng bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi các nhà lãnh đạo về quyết định đập bỏ Hội trường Ba Đình lịch sử, nơi ghi đậm dấu ấn những sự kiện lịch sử liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo khác, nơi thể hiện ý chí và sức mạnh của quân và dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước không?

Kể cũng lạ, tiếng nói tâm huyết của một vị "khai quốc công thần" mà tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử, không chỉ của Việt Nam còn là của thế giới, mà còn bị bưng bít đến như thế thì liệu làm sao để kêu gọi, động viên nhân dân phát huy tinh thần làm chủ, tham gia đóng góp ý kiến với đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước mà nghị quyết của Đại hội Đảng cộng sản Việt lần thứ X ghi rõ "không những là quyền mà còn là trách nhiệm" của mỗi công dân yêu nước.

Tờ báo của Mặt trận, vì đạo lý dân tộc, vì sứ mệnh của người làm báo mà đến xin phép Đại tướng để đăng bức thư đó lại được chỉ đạo, phải kiểm điểm và kỷ luật."

Entry for March 28, 2008

Trên blog bạn Lilia kể việc đọc truyện cổ Andersen cho cháu bé, có truyện có những chi tiết thiếu tính giáo dục.
Comment của tớ:
"Tớ nghĩ là truyện Andersen không hoàn toàn là cho trẻ con đọc, nhiều chuyện ông nhằm vào đối tượng độc giả là người lớn. Tớ nhớ hồi xưa (chắc khoảng 10-11 tuổi) đọc truyện Andersen có nhiều truyện cảm thấy shock, bên cạnh các truyện trong sáng đáng thương là những truyện đầy cay đắng, mỉa mai, lại có những truyện khá "kinh dị", không kém truyện của Poe là bao. Ví dụ có một truyện là Cu Lớn và Cu Nhỏ, có đoạn anh Cu Lớn giết chết mẹ của anh Cu Nhỏ vì ghét thằng Cu Nhỏ luôn chơi lỡm mình, sau đó bị anh Cu Nhỏ lừa phỉnh là bán bà già được nhiều tiền lắm thế là vác búa về nhà giết mẹ mình lấy xác đem bán.
Thế nên với trẻ con bé quá, tớ nghĩ không nên cho đọc Andersen đầy đủ, mà chỉ đọc một phần chọn lọc các truyện nổi tiếng, phải lớn lên một chút đọc mới hợp hơn. Cũng như Nghìn lẻ một đêm, nếu lọc ra một số truyện cho trẻ con đọc thì hợp nhưng nếu đọc đầy đủ cả bộ thì rõ ràng không hợp với một đứa trẻ, ít nhất là cho tới 13 tuổi."

Nói chung, có lẽ trẻ em từ 12 tuổi trở lên mới nên đọc Andersen bộ dầy, truyện của ông này nhiều truyện rõ ràng không phải cổ tích và rõ ràng không phải cho trẻ con. Ngay cả những truyện mà trẻ con hay đọc thì những người lớn vẫn có thể đọc và tìm ra những ý nghĩa khác, một cái cười mỉa mai hay một nỗi buồn, nỗi ám ảnh nào đó của tác giả. Nghìn lẻ một đêm thì lại càng có nhiều truyện không hợp với trẻ con, nhiều đoạn văn rất gợi tình (erotic)- đấy là đã đọc qua bản tiếng Việt từ ngày xưa, có lẽ đã bị kiểm duyệt nhiều rồi.

Thursday, March 27, 2008

Entry for March 27, 2008

Để minh họa cho việc người Việt đánh giá quá cao hạnh phúc như thế nào, trích ở đây một bài lá cải trên một tờ báo lá cải.

Cái giá của tấm bằng tiến sĩ

Bài này rất phản động, rẻ rúng phụ nữ, coi chức năng cao cả nhất của họ là làm vui lòng chồng con, để gìn giữ cái "hạnh phúc" gia đình. Nội dung bài kể về một cô vợ "rất ngoan hiền, đảm đang và rất mực yêu anh [chồng] nhưng lại… “chăm học quá”...cứ cố gắng mãi hết bằng thạc sĩ rồi lại tiến sĩ."

Và kết quả là anh chồng ngoại tình. Và đây là tâm trạng của chị vợ: "Cầm tấm bằng thạc sĩ rồi tiến sĩ trong tay chị thấy lòng mình trống rỗng. Chị thấy mình mất mát nhiều quá. Chị không trách anh, cũng không trách cô gái đó. Chị biết mình có lỗi khi không cùng anh chia sẻ niềm vui ngày nghỉ cuối tuần."

Vậy cái "bài học rút ra" của câu chuyện này là gì: là gái thì không cần học cao, chẳng có gì quan trọng bằng việc cùng chồng "chia sẻ niềm vui ngày nghỉ cuối tuần". Người chồng ngoại tình không đáng trách, có trách chăng là trách người vợ chỉ lo học hành mà không biết giữ chồng. Một thái độ rất kỳ thị giới tính.

Tất nhiên, việc chia sẻ niềm vui cuối tuần giữa vợ chồng là cần thiết và có những người phụ nữ sẵn sàng hy sinh công danh sự nghiệp sở thích tri thức tiền bạc cho việc đó. Đó là lựa chọn của họ và cần tôn trọng việc đó. Nhưng tung hô nó như một thứ chuẩn mực đạo đức xã hội thì rõ ràng là một thái độ thiếu tôn trọng phụ nữ, luôn bắt họ phải hy sinh, có khác nào một thứ tiêu chuẩn kép trong xã hội. Thay đổi định kiến về vai trò phụ nữ trong xã hội, trước hết có lẽ phải ở trong báo chí.

Và nói chung, trong xã hội mình, hạnh phúc được đánh giá quá cao còn tự do quá thấp. Nhất là với phụ nữ, người ta ngầm định rằng phụ nữ chỉ cần hạnh phúc và không cần (hoặc cần rất ít) tự do.

Ignorance is bliss

Bài này trên blog của bạn The Philosopher (dịch từ tờ Foreign Affairs) hơi buồn cười vì nói những điều ai gọi là đúng cũng đúng mà gọi là sai cũng không sai.

Dân chủ có đem lại Hạnh phúc?
Ở câu mở đầu, tác giả viết

"Trong nhiều thập kỷ qua, các chính khách và nhà khoa học chính trị đều tin vào quan điểm: những quốc gia tự do dân chủ sẽ đem lại hạnh phúc cho nhân dân nước họ. Nhưng giờ đây, một “khoa học mới về hạnh phúc” đã đảo ngược hoàn toàn “công thức” trên".

Thực ra điều này không hẳn đúng, cái niềm tin "dân chủ" đem lại "hạnh phúc" không phải là một niềm tin phổ biến. Dân chủ là một phạm trù liên quan chặt chẽ hơn với "tự do", trong khi "hạnh phúc" có tính chủ quan, trên cơ sở so sánh giữa tôi và thằng hàng xóm (vợ tôi đẹp hơn vợ nó, xe tôi mới hơn xe nó) hay giữa tôi ngày hôm nay (nhà to, sành điệu, đi xe Lexus đen) với tôi ngày hôm qua (đi xe đạp, ăn mỳ ăn liền, ngồi thư viện)... hay thậm chí còn so sánh tôi của ngày hôm nay với tôi của tương lai (những người lạc quan thường hạnh phúc hơn những người bi quan). Cái chìa khóa cho hạnh phúc là cái mà người ta vẫn muôn đời tìm kiếm và không thể tìm ra một công thức nào (nghe nói người phát minh ra dược chất ecstasy từng hãnh diện cho rằng mình đã tìm ra chìa khóa tới công thiên đường, công thức của hạnh phúc, nhưng cho dù thế thì thứ hạnh phúc do ecstasy mang lại cũng chỉ là một kiểu trong vô số kiểu hạnh phúc mà thôi). Các nghiên cứu cho thấy người dân nhiều nước nghèo tự cho mình là hạnh phúc trong khi người dân nhiều nước giàu thì không cho rằng như vậy (Việt Nam hình như đứng đầu bảng trong danh sách các nước có tỷ lệ dân cư tự hài lòng với cuộc sống nhất!). Nhưng cái "hạnh phúc" được survey đó cũng chỉ rất tương đối. Có rất nhiều người ở các nước nghèo "hạnh phúc" vẫn sẵn sàng bằng mọi giá để trở thành công dân các nước giàu "bất hạnh". Đó có phải là nghịch lý không? Hay hoàn toàn là hợp lý?* Việc đó nói lên rằng thước đo hạnh phúc là một thứ rất cảm tính và khó tin.

Trong mối liên quan giữa của cải và hạnh phúc trong một xã hội nhất định, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng hạnh phúc tỷ lệ thuận với của cải tới một mức độ thu nhập nào đó, rồi sau đó hai đại lượng này trở nên độc lập, và người giàu có không có nghĩa là hạnh phúc hơn người kém giàu. Điều này nói lên rằng có những cái ngưỡng để người dân một xã hội tự cho là mình có đủ điều kiện để hạnh phúc. Một người sống ở Hà Nội với thu nhập 500.000 VND một tháng thì khó lòng hạnh phúc như một người có thu nhập 10 triệu. Nhưng giữa người có thu nhập 10 triệu và người có thu nhập 50 triệu một tháng thì không có gì đảm bảo là người kiếm 50 triệu sẽ hạnh phúc hơn. Trong số những người thành đạt và giàu có thì hạnh phúc có lẽ phụ thuộc vào quan điểm sống của họ, vào thang bậc giá trị của họ. Một người thích làm nghệ thuật nhưng đời xô đẩy vào con đường kinh doanh và trở nên giàu có sẽ khó lòng thỏa mãn với cuộc sống đó như một người có thiên hướng và yêu thích việc kinh doanh làm giàu, ví dụ thế.

Trở lại với bài báo trên, bài báo nêu ra thực tế là có nhiều nước kém hạnh phúc nhất lại là các nước mới có được dân chủ. Cụ thể "28 trong số 30 quốc gia ít hạnh phúc nhất nằm trong số những quốc gia thuộc khối cộng sản cũ." Thực ra kết luận này rất thiếu vững chắc, vì trước hết nó không so sánh giữa việc những người dân các nước này cảm thấy "hạnh phúc" hơn hay "bất hạnh" hơn từ khi có dân chủ, nên không thể kết luận là "dân chủ" không mang lại hạnh phúc được. Biết đâu, dưới thời cộng sản, họ còn cảm thấy bất hạnh hơn? Thứ hai là rất có thể hầu hết các nước này, sau khi thoát khỏi chế độ cộng sản, lại rơi vào tay các chính thể độc tài và tham nhũng (trường hợp các nước Trung Á) nên thực sự cũng không thể coi là các nhà nước "dân chủ" được.

Thực ra, đặt vấn đề mối quan hệ giữa dân chủ với hạnh phúc đã là một sự sai lầm. Dân chủ liên quan tới việc mở rộng khả năng lựa chọn, sự tự do theo đuổi ý nguyện và tri thức. Những cái đó không nhất thiết có liên quan tới hạnh phúc. Tư duy gắn việc mở rộng quyền lựa chọn với hạnh phúc có thể là tư duy phương Tây phổ biến. Tuy nhiên nếu lần về Kinh Thánh, chúng ta cũng thấy có sự đối nghịch giữa tự do và hạnh phúc. Khi Adam và Eve chưa nếm trái cấm, họ hưởng thụ hạnh phúc trong sự tối tăm. Sau khi họ biết nếm trái cấm, biết tự ý thức về mình, biết ham muốn và hổ thẹn, và thực sự có tự do thì họ cũng bất hạnh. Ở Hy Lạp cổ cũng vậy, Oedipus lẫn Promete đều là các hình tượng hướng tới tự do và đều trở thành những con người bất hạnh nhất. Chẳng thế mà trong các tiểu thuyết viễn tưởng về các xã hội utopia (1984, A Brave New World, The Giver, The Island...), những nhà viết tiểu thuyết đều có một điểm chung: đó là các xã hội hạnh phúc, yên bình nhưng ngu dốt và không có tự do. Ignorence is bliss. Ngu dốt là hạnh phúc.

Tuy vậy, nếu phải lựa chọn giữa Tự do và Hạnh phúc thì người châu Âu vẫn chọn tự do, như Adam và Eve từng chọn, hay gần hơn, như Oreste trong vở kịch Ruồi của Sartre (văn học hiện sinh, ít nhất là của Sartre, có lẽ có thể tóm lại bằng một câu: tôi là con người, và tôi chọn tự do- tự do như một sự đày ải). Trong khi đó ở phương Đông, tư tưởng phổ biến là chọn Hạnh phúc và Tự do chưa bao giờ được đánh giá cao (nếu không có người cổ Hy Lạp với các vị thần xô bồ trác táng của họ- và tất nhiên Socrates và Pericles- thì khéo trên cả thế giới này, chẳng có chỗ nào thực sự đánh giá cao tự do mất). Lão Tử dạy vứt bỏ tri thức, tô
n sùng một xã hội ngu dốt hiền hòa, Khổng Tử ủng hộ chế độ quân chủ cứng nhắc "người nào vật nào chỗ đấy", Hàn Phi Tử- Lý Tư cho rằng phải ngu dân thì xã hội mới yên bình, nhân dân mới hạnh phúc. Chưa bao giờ tự do và dân chủ được đánh giá cao ở phương Đông. Chỉ riêng Phật là hướng tới tự do, và sự tự do ấy hòa quyện không phân biệt cùng hạnh phúc, nhưng tự do đấy là tự do cá nhân, giải phóng thoát khỏi bản ngã. Trong sự lựa chọn, nếu như phương Tây cho rằng "nhiều thì tốt hơn ít", thì điều này không phải luôn đúng với phương Đông. Một số nghiên cứu tâm lý xã hội cho thấy người phương Đông cảm thấy an toàn và thoải mái khi họ có ít lựa chọn hay có ai đó chọn hộ họ, hay ít nhất chịu một phần trách nhiệm cho sự lựa chọn của họ, trái ngược hoàn toàn với người phương Tây, luôn cảm thấy thỏa mãn hơn nếu họ có nhiều lựa chọn và đựa tự do lựa chọn. .

Suy cho cùng, tự do và hạnh phúc là hai phạm trù tuy có liên quan tới nhau nhưng không phải một liên quan tuyến tính, cũng không phải là sự đánh đổi. Cả hai đều là những phạm trù trong khát khao hướng tới của con người và để khẳng định giá trị của họ. Cái mà tự do mang lại cho hạnh phúc là việc nó cho phép người ta có quyền "tự do mưu cầu hạnh phúc" chứ không áp đặt một thứ hạnh phúc dựa trên cơ sở cào bằng hay ngu dân.

Chẳng thế mà khẩu hiệu của cách mạng tháng Tám, và ngày nay vẫn là dòng ghi bắt buộc trên các văn bản giấy tờ ở dưới tên quốc hiệu là ba từ: "Độc lập- Tự do- Hạnh phúc". Đó là ba mục tiêu cần hướng đến của cộng đồng dân tộc, không thể bỏ cái nào, giữ cái nào, không thể coi cái nào là để đánh đổi cho cái nào. Trên phương diện cá nhân, tôi nghĩ những khẩu hiệu đó cũng hoàn toàn giữ nguyên giá trị: độc lập trong tư duy, tự do trong tư tưởng, hành động để hướng tới một cuộc sống và một tâm trí hạnh phúc.

Và nếu không có dân chủ, liệu chúng ta có tự do không? Tôi không muốn nói tới một mô hình dân chủ nhất định nào để có thể "du nhập" vào Việt Nam bất chấp những khác biệt về văn hóa, xã hội cũng như dân trí. Nhưng, ít nhất trên phương diện xã hội, sẽ không bao giờ có "ignorance is bliss". Các cộng đồng từng (có thể) hạnh phúc trong sự kém phát triển, như người thổ dân châu Mỹ, châu Úc... ngày nay đều đã tiêu vong khi va chạm với những nền văn hóa đề cao sự chủ động, tự do và tri thức.

*PS: Vừa sang blog bạn Saint, thấy có câu này: " Tuy nhiên, anh vẫn thèm muốn cảm giác giàu nhưng kém hạnh phúc."

Entry for March 27, 2008

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "

B\u00e0i n\u00e0y c\u00f3 l\u1eddi hay.

Nh\u1eefng m\u00f9a c\u1ee7a tr\u00e1i tim

John Denver

T\u1ea5t nhi\u00ean, ch\u00fang ta c\u00f3 kh\u00e1c bi\u1ec7t
Em ch\u1eb3ng ph\u1ea3i ng\u1ea1c nhi\u00ean
S\u1ef1 kh\u00e1c nhau l\u00e0 l\u1ebd t\u1ef1 nhi\u00ean
Nh\u01b0 \u0111\u1ed5i thay c\u00e1c m\u00f9a th\u1eddi ti\u1ebft.

C\u00f3 l\u00fac, m\u00ecnh l\u1edbn l\u00ean b\u00ean nhau
C\u00f3 l\u00fac m\u00ecnh r\u1eddi nhau tr\u00f4i d\u1ea1t
M\u1ed9t ai \u0111\u00f3 kh\u00f4n ngoan h\u01a1n anh h\u1eb3n bi\u1ebft
Nh\u1eefng m\u00f9a thay \u0111\u1ed5i c\u1ee7a tr\u00e1i tim.

Khi \u0111i d\u1ea1o v\u1edbi em
Trong bu\u1ed5i ho\u00e0ng h\u00f4n l\u1ea1nh bu\u1ed1t
M\u1ed9t \u0111i\u1ec1u c\u1ea3 hai ta c\u00f9ng y\u00eau th\u00edch
Anh bi\u1ebft
ch\u00fang ta c\u00f3 r\u1ea5t nhi\u1ec1u th\u1ee9 gi\u1ed1ng nhau
c\u00f3 nhi\u1ec1u \u0111i\u1ec1u ch\u00fang ta c\u00f9ng chia s\u1ebb
v\u00e0 anh ch\u1eb3ng th\u1ec3 tin t\u01b0\u1edfng tr\u00e1i tim m\u00ecnh
khi n\u00f3 n\u00f3i v\u1edbi anh: em kh\u00f4ng \u1edf \u0111\u00f3.

T\u00ecnh y\u00eau l\u00e0 l\u00fd do anh \u0111\u1ebfn v\u1edbi em
T\u00ecnh y\u00eau l\u00e0 l\u00fd do anh s\u1ebd ph\u1ea3i ra \u0111i
T\u00ecnh y\u00eau l\u00e0 t\u1ea5t c\u1ea3 nh\u1eefng g\u00ec anh hy v\u1ecdng th\u1ea5y
T\u00ecnh y\u00eau v\u1eabn l\u00e0 gi\u1ea5c m\u01a1 duy nh\u1ea5t c\u1ee7a anh

Anh kh\u00f4ng bi\u1ebft ph\u1ea3i n\u00f3i v\u1edbi em sao
Th\u1eadt kh\u00f3 l\u00f2ng \u0111\u1ec3 n\u00f3i
V\u00e0 ngay c\u1ea3 trong nh\u1eefng gi\u1ea5c m\u01a1 \u0111i\u00ean kh\u00f9ng nh\u1ea5t
Anh c\u0169ng kh\u00f4ng ngh\u0129 t\u1edbi \u0111i\u1ec1u n\u00e0y

Nh\u01b0ng c\u00f3 \u0111\u00f4i khi, anh kh\u00f4ng hi\u1ec3u em
C\u00f3 m\u1ed9t ai xa l\u1ea1 trong c\u0103n nh\u00e0 m\u00ecnh \u1edf
Khi anh n\u1eb1m b\u00ean c\u1ea1nh em
L\u00e0 khi anh v\u00f4 c\u00f9ng c\u00f4 \u0111\u1ed9c

V\u00e0 anh ngh\u0129 tr\u00e1i tim anh \u0111\u00e3 v\u1ee1
C\u00f3 m\u1ed9t kho\u1ea3ng tr\u1ed1ng ho\u00e1c \u1edf b\u00ean trong
C\u00f3 nhi\u1ec1u \u0111i\u1ec1u anh lu\u00f4n mong \u0111\u1ee3i
Ch\u1eb3ng th\u1ec3 \u0111\u01b0\u1ee3c g\u1eedi trao
Nh\u01b0ng anh kh\u00f4ng g\u1eafng l\u00e0m em thay \u0111\u1ed5i
Kh\u00f4ng ai l\u00e0 ng\u01b0\u1eddi c\u00f3 l\u1ed7i
Ch\u1ec9 c\u00f3 nh\u1eefng th\u1ee9 c\u00f3 \u00fd ngh\u0129a bi\u1ebft ch\u1eebng n\u00e0o
Ch\u00fang ta kh\u00f4ng c\u00f9ng nhau c\u1ea3m th\u1ea5y

T\u00ecnh y\u00eau l\u00e0 l\u00fd do anh \u0111\u1ebfn v\u1edbi em
T\u00ecnh y\u00eau l\u00e0 l\u00fd do anh s\u1ebd ph\u1ea3i ra \u0111i
T\u00ecnh y\u00eau l\u00e0 t\u1ea5t c\u1ea3 nh\u1eefng g\u00ec anh hy v\u1ecdng th\u1ea5y
T\u00ecnh y\u00eau v\u1eabn l\u00e0 gi\u1ea5c m\u01a1 duy nh\u1ea5t c\u1ee7a anh
T\u00ecnh y\u00eau th\u1ef1c s\u1ef1 v\u1eabn l\u00e0 gi\u1ea5c m\u01a1 duy nh\u1ea5t c\u1ee7a anh


Seasons of the Heart

Words and music by John Denver

Of course we have our differences
You shouldnt be surprised
Its as natural as changes
In the seasons and the skies
Sometimes we grow together
Sometimes we drift apart
A wiser man than I might know
The seasons of the heart

And Im walking here beside you
In the early evening chill
A thing weve always loved to do
I know we always will
We have so much in common
So many things we share
That I cant believe my heart
When it implies that youre not there

Love is why I came here in the first place
Love is now the reason I must go
Love is all I ever hoped to find here
Love is still the only dream I know

So I dont know how to tell you
Its difficult to say
I never in my wildest dreams
Imagined it this way
But sometimes I just dont know you
Theres a stranger in our home
When Im lying right beside you
Is when Im most alone

And I think my heart is broken
Theres an emptiness inside
So many things Ive longed for
Have so often been denied
Still I wouldnt try to change you
Theres no one thats to blame
Its just some things that mean so much
And we just dont feel the same

Love is why I came here in the first place
Love is now the reason I must go
Love is all I ever hoped to find here
Love is still the only dream I know
True love is still the only dream I know

");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Wednesday, March 26, 2008

Entry for March 26, 2008

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "

D\u01b0\u1edbi ch\u00e2n c\u1ea7u Mirabeau

Guillaume Apollinaire

D\u01b0\u1edbi ch\u00e2n c\u1ea7u Mirabeau
Tr\u00f4i d\u00f2ng n\u01b0\u1edbc s\u00f4ng Seine
V\u00e0 t\u00ecnh y\u00eau ch\u00fang m\u00ecnh.
Anh v\u1eabn nh\u1edb
Ni\u1ec1m vui lu\u00f4n k\u1ebf ti\u1ebfp n\u1ed7i \u0111au.

H\u00e3y \u0111\u1ec3 \u0111\u00eam \u0111\u1ebfn
H\u00e3y \u0111\u1ec3 ng\u00e0y \u0111i
Anh s\u1ebd \u1edf l\u1ea1i.

Tay trong tay,
Ch\u00fang m\u00ecnh nh\u00ecn v\u00e0o m\u1eaft nhau
nh\u1eefng c\u00e1nh tay l\u00e0 c\u1ea7u,
\u1edf d\u01b0\u1edbi \u0111\u1ea5y,
nh\u1eefng \u00e1nh m\u1eaft v\u0129nh h\u1eb1ng
tr\u00f4i tr\u00ean d\u00f2ng n\u01b0\u1edbc ch\u1eadmH\u00e3y \u0111\u1ec3 \u0111\u00eam \u0111\u1ebfn
H\u00e3y \u0111\u1ec3 ng\u00e0y \u0111i
Anh s\u1ebd \u1edf l\u1ea1i.

V\u00e0 t\u00ecnh y\u00eau tr\u00f4i
Nh\u01b0 d\u00f2ng n\u01b0\u1edbc ch\u1ea3y
T\u00ecnh y\u00eau tr\u00f4i
Nh\u01b0 cu\u1ed9c \u0111\u1eddi ch\u1eadm ch\u1ea1p
Nh\u01b0 hy v\u1ecdng cu\u1ed3ng say.
H\u00e3y \u0111\u1ec3 \u0111\u00eam \u0111\u1ebfn
H\u00e3y \u0111\u1ec3 ng\u00e0y \u0111i
Anh s\u1ebd \u1edf l\u1ea1i.

Ng\u00e0y tr\u00f4i qua v\u00e0 tu\u1ea7n tr\u00f4i qua
Th\u1eddi gian \u0111\u00e3 m\u1ea5t,
t\u00ecnh y\u00eau \u0111\u00e3 m\u1ea5t
kh\u00f4ng th\u1ec3 tr\u1edf l\u1ea1i.
D\u01b0\u1edbi ch\u00e2n c\u1ea7u Mirabeau
Tr\u00f4i d\u00f2ng n\u01b0\u1edbc s\u00f4ng Seine

H\u00e3y \u0111\u1ec3 \u0111\u00eam \u0111\u1ebfn
H\u00e3y \u0111\u1ec3 ng\u00e0y \u0111i
Anh s\u1ebd \u1edf l\u1ea1i.


Le Pont Mirabeau

Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Et nos amours
Faut-il qu'il m'en souvienne
La joie venait toujours apr\u00e8s la peine

Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure

Les mains dans les mains restons face \u00e0 face
Tandis que sous
Le pont de nos bras passe
Des \u00e9ternels regards l'onde si lasse

Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure

L'amour s'en va comme cette eau courante
L'amour s'en va
Comme la vie est lente
Et comme l'Esp\u00e9rance est violente

Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure

Passent les jours et passent les semaines
Ni temps pass\u00e9
Ni les amours reviennent
Sous le pont Mirabeau coule la Seine

Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure



Mirabeau Bridge

Under Mirabeau Bridge runs the Seine
with all our loves,
which I must recall,
joy forever following pain.

Night sounds the hours, days depart, I remain.

Hand in hand let us stand face to face
while under
the bridge of our arms pass
our time-locked eyes in a lazy wave.

Night sounds the hours, days depart, I remain.

And love runs like this running water,
love runs,
sure as life drags,
sure as hope forces.

Night sounds the hours, days depart, I remain.

Days pass into weeks that pass.
Neither times passed
nor my love return.
Under Mirabeau Bridge runs the Seine.

Night sounds the hours, days depart, I remain.
");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for March 26, 2008

Đọc qua bài này về Nguyễn Việt Tiến, nói chung tớ không có ý kiến vì không thể biết rõ được tội trạng thực và phạm vi trách nhiệm của bác Tiến thế nào. Nhưng đọc đoạn này ""Ngày 4/4/2006, ông Tiến bị bắt tạm giam. Cơ quan điều tra khởi tố với 3 tội danh. Ngày 3/10/2007 Viện kiểm sát đồng ý cho tại ngoại." thì thấy thời gian tạm giam của bác Tiến là 18 tháng!. Một năm rưỡi trong tù mà chưa được xét xử. Làm sao lại có thể có thời hạn tạm giam dài thế chứ, có khác nào bỏ tù không xét xử đâu.
Hình như tòa án Việt Nam còn có một số trường hợp sau khi xử thì thẩm phán tuyên án có số tháng tù bằng thời hạn tạm giam và có thể được tính ngay thời gian chấp hành hình phạt vào thời gian tạm giam, và người bị kết tội được thả ngay sau đó. Như thế là thời gian bị tạm giam có thể được tính vào thời gian chịu án phải không?
Ở bên Mỹ thông thường những trường hợp như bác Tiến sẽ chỉ phải đóng tiền thế chấp để "bail out" (đóng tiền tại ngoại) trong thời gian chờ tòa kết án, chỉ ai không có tiền (hoặc có nhiều khả năng bỏ trốn) mới phải chịu tạm giam nhưng thời gian tạm giam cũng không thể dài quá như thế.
Việt Nam có nên học tập hình thức bail-out không nhỉ? Và phải làm thế nào để rút ngắn thời gian các bị cáo phải chờ đợi trước khi có phiên tòa?

Tuesday, March 25, 2008

Entry for March 25, 2008

Phim xem gần đây (ghi cho khỏi quên).
1. Paradise Now (Palestine): Phim về hai anh chàng đánh bom tự sát người Palestine, là phim đầu tiên của Palestine đi tranh Oscar và được Nominate. Xem cũng hay, hiểu thêm về tâm lý của những người đánh bom tự sát, và cuộc sống của người Palestine. Nhiều khi cái đúng và cái sai, cái hữu lý và cái vô lý chỉ cách nhau một sợi chỉ. Trong phim có đoạn khi anh chàng đánh bom tự sát kể về các lý do để đánh bom tự sát (ta yếu, địch mạnh, chúng nó không cho ta con đường sống...) rồi thêm lý do bonus nữa (ngoài ra, còn có cả thiên đường sau đấy nữa), một cô gái không đồng tình với chủ trương này bèn nói "chỉ có thiên đường trong đầu anh thôi". Anh ta trả lời "Thà có thiên đường trong đầu còn hơn sống trong địa ngục như thế này".

2. Before the Devil Knows You Dead: Một trong những phim đáng xem của Mỹ năm 2007. Phim kể về một tình huống kiểu Fargo, khi một vụ cướp tiền trở thành bi thảm. Với cái vỏ của một thriller, bộ phim khai thác cá tính nhân vật và mối quan hệ của các thành viên trong một gia đình có bề ngoài tưởng như yên ổn mà ở bên trong có quá nhiều thứ rất wrong, không biết từ lúc nào. Đạo diễn phim Sidney Lumet cũng là người từng thành công với những bộ phim sắc lạnh, căng thẳng kịch tính từ những năm 50 với 12 Angry Men, những năm 80 với Dog Day Afternoon và giờ đây là Before the Devil. Ba diễn viên chính đóng xuất sắc.

3. The beat that my heart skipped (Pháp). Phim được khá nhiều giải Cesar cách đây 2 năm, kể về việc một anh chàng làm nghề buôn nhà đất bán hợp pháp (vì buổi sáng thì mặc complet cà vạt họp hành, buổi tối thì vác chày đi đập phá dọa dẫm những người thuê nhà, chủ yếu là người nhập cư, để đuổi họ đi) đứng trước một cơ hội đổi đời khi tham dự một buổi audition cho nghệ sĩ piano. Phim có sự góp mặt của Phạm Linh Đan, nữ diễn viên gốc Việt hai lần được giải Cesar trong vai một cô pianist người Tàu (nhưng trong phim Linh Đan đều nói với anh Pháp kia bằng tiếng Việt). Phim hay, có sự tiết chế đúng mực, diễn viên nam chính đóng rất tốt (vai của Phạm Linh Đan cũng được giải Cesar diễn viên nữ triển vọng nhưng tôi thấy không có gì đặc biệt cả). Nghe nói phim này là remake lại một phim của Mỹ tên là Fingers do
Harvey Keitel đóng hồi những năm 80s nhưng tôi chưa được xem. Phim gợi nên một cảm giác "xa lạ", alienation của một thanh niên bị lost trong một cuộc sống nửa sáng nửa tối. Nhân vật chính có phần nào giống với Mersault- kẻ xa lạ- của Camus nhưng là một Mersault ở Paris những năm 2000. Chán ghét cuộc sống xung quanh, anh ta tìm tới âm nhạc, coi đó vừa là tương lai một cách sống khác, vừa là nơi để dồn tụ cảm xúc, nhưng cũng quá muộn, như tên bộ phim (nhịp đập mà trái tim tôi để lỡ).


Poets On poetry

Theo nhà phê bình văn học Harold Bloom thì hai nhà thơ tiêu biếu nhất thế kỷ 20 đều là hai nhà thơ Latin: Fernando Pessoa người Bồ Đào Nha và Pablo Neruda người Chile (viết bằng tiếng Tây Ban Nha). Neruda thì đã có nhiều người biết còn Fernando Pessoa thì không nhiều lắm, nhất là ở Việt Nam. Người ta nói rằng trong thế kỷ 20, Fernando Pessoa là bốn thi sĩ lớn nhất Bồ Đào Nha- sở dĩ như thế vì Pessoa lấy bốn cái tên để viết thơ (và cả tiểu thuyết) với các phong cách riêng biệt, khác hẳn nhau và ông cam đoan rằng đó là bốn người chứ không phải riêng ông.

Nhưng phong cách giữa Neruda và Pessoa khác hẳn nhau, trong khi Neruda nồng nhiệt, say sưa với mọi thứ thì Pessoa viết có tính mỉa mai, phân tích và lý tính.

Hai bài sau nói về Thi ca của hai nhà thơ lớn này. Bài của Pessoa riêng trong tiếng Anh đã có không dưới 13 bản dịch khác nhau, xem ở đây.



Thơ

Pablo Neruda


Và thế là ở tuổi đó… thơ đến
tìm kiếm tôi. Tôi không biết, tôi không biết
nó đến từ đâu, từ mùa đông hay dòng sông.

Tôi không biết làm thế nào hay khi nào,
không, chúng không phải là tiếng nói, chúng chẳng phải
từ ngữ, hay sự yên lặng,
từ một góc đường, tôi được gọi đến,
từ những cành cây của đêm,
xuất hiện trong đám đông,
giữa những ngọn lửa bùng cháy,
hay trở lại một mình,
tôi ở đó, không có khuôn mặt,
và nó chạm vào tôi.

Tôi không biết nói gì, miệng tôi
không thốt
nên lời
mắt tôi mù lòa,
có cái gì đó đến trong hồn tôi,
là cơn sốt hay đôi cánh bị bỏ quên,
và tôi tìm đường đi của mình,
giải nghĩa về
ngọn lửa.

Và tôi viết dòng thơ đầu tiên nhợt nhạt
nhợt nhạt, vớ vẩn, toàn những điều
vô nghĩa,
với trí tuệ thuần chất
của ai đó mà tôi không hiểu gì,
rồi đột nhiên, tôi thấy
thiên đường
mở cửa
các hành tinh,
run rẩy xói mòn,
bóng tối bị khoan thủng,
bí hiểm,
cùng những mũi tên, lửa và hoa,
đêm lượn quanh, vũ trụ.

Và tôi, tạo vật vô cùng nhỏ bé,
say sưa với khoảng trống vĩ đại đầy sao,
hình ảnh của
bí ẩn,
tôi cảm thấy mình là một phần thuần khiết,
của vực thẳm mênh mông,
tôi lăn tròn theo những vì sao,
trái tim tôi vỡ tràn trong nền trời thăm thẳm




Poetry


And it was at that age...Poetry arrived
in search of me. I don't know, I don't know where
it came from, from winter or a river.
I don't know how or when,
no, they were not voices, they were not
words, nor silence,
but from a street I was summoned,
from the branches of night,
abruptly from the others,
among violent fires
or returning alone,
there I was without a face
and it touched me.
I did not know what to say, my mouth
had no way
with names
my eyes were blind,
and something started in my soul,
fever or forgotten wings,
and I made my own way,
deciphering
that fire
and I wrote the first faint line,
faint, without substance, pure
nonsense,
pure wisdom
of someone who knows nothing,
and suddenly I saw
the heavens
unfastened
and open,
planets,
palpitating planations,
shadow perforated,
riddled
with arrows, fire and flowers,
the winding night, the universe.
And I, infinitesmal being,
drunk with the great starry
void,
likeness, image of
mystery,
I felt myself a pure part
of the abyss,
I wheeled with the stars,
my heart broke free on the open sky.



Tự phân tích

Fernando Pessoa

Nhà thơ là kẻ giả mạo
Và thành công trong việc làm đấy
Thậm chí hắn còn giả nỗi đau
Của nỗi đau hắn thực sự cảm thấy.

Và những người đọc tác phẩm của nhà thơ
Sẽ cảm thấy trong những trang giấy
Không phải nỗi đau nhân đôi của nhà thơ
Mà một nỗi đau chẳng phải là của họ.

Và t
rên đường ray chạy vòng
Một con tàu di chuyển vòng quanh
Khiến trí óc phải lầm đường, lạc lối
Trái tim là tên con tàu đấy


Autopsychography

The poet is a fake.
His faking seems so real
That he will fake the ache
Which he can really feel.

And those who read his cries
Feel in the paper tears
Not two aches that are his
But one that is not theirs.

And so in its ring
Giving the mind a game
Goes this train on a string
And the heart is its name.

Entry for March 25, 2008

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", " D\u1ecbch th\u1eed Guns N' Roses cho vui. H\u01a1i th\u00f4 nh\u01b0ng k\u1ec7.

November Rain

When I look into your eyes
I can see a love restrained
But darlin' when I hold you
Don't you know I feel the same

'Cause nothin' lasts forever
And we both know hearts can change
And it's hard to hold a candle
In the cold November rain

We've been through this such a long long time
Just tryin' to kill the pain

But lovers always come and lovers always go
An no one's really sure who's lettin' go today
Walking away

If we could take the time
to lay it on the line
I could rest my head
Just knowin' that you were mine
All mine
So if you want to love me
then darlin' don't refrain
Or I'll just end up walkin'
In the cold November rain

Do you need some time...on your own
Do you need some time...all alone
Everybody needs some time...
on their own
Don't you know you need some time...all alone

I know it's hard to keep an open heart
When even friends seem out to harm you
But if you could heal a broken heart
Wouldn't time be out to charm you

Sometimes I need some time...on my
own
Sometimes I need some time...all alone
Everybody needs some time...
on their own
Don't you know you need some time...all alone

And when your fears subside
And shadows still remain
I know that you can love me
When there's no one left to blame
So never mind the darkness
We still can find a way
'Cause nothin' lasts forever
Even cold November rain

Don't ya think that you need somebody
Don't ya think that you need someone
Everybody needs somebody
You're not the only one
You're not the only one


M\u01b0a th\u00e1ng M\u01b0\u1eddi m\u1ed9t


Nh\u00ecn v\u00e0o m\u1eaft em
Anh th\u1ea5y t\u00ecnh y\u00eau k\u00ecm n\u00e9n
Nh\u01b0ng khi anh \u00f4m em, em y\u00eau c\u00f3 bi\u1ebft
Anh c\u0169ng c\u00f3 chung c\u1ea3m x\u00fac v\u1edbi em.

B\u1edfi ch\u1eb3ng c\u00f3 g\u00ec tr\u00ean \u0111\u1eddi n\u00e0y l\u00e0 m\u00e3i m\u00e3i
V\u00e0 ch\u00fang ta \u0111\u1ec1u bi\u1ebft
Con tim c\u00f3 th\u1ec3 \u0111\u1ed5i thay
L\u00e0m sao m\u00ecnh gi\u1eef \u0111\u01b0\u1ee3c ng\u1ecdn n\u1ebfn
trong m\u01b0a th\u00e1ng M\u01b0\u1eddi m\u1ed9t l\u1ea1nh bu\u1ed1t

\u0110\u00e3 t\u1eeb l\u00e2u l\u1eafm
Ch\u00fang ta tr\u1ea3i qua \u0111i\u1ec1u n\u00e0y
C\u1ed1 s\u1ee9c h\u1ee7y di\u1ec7t n\u1ed7i \u0111au

Nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi t\u00ecnh \u0111\u1ebfn r\u1ed3i \u0111i
N\u00e0o c\u00f3 ai bi\u1ebft ch\u1eafc
Ai s\u1ebd b\u1ecf ta h\u00f4m nay
B\u01b0\u1edbc \u0111i kh\u00f4ng ngo\u1ea3nh m\u1eb7t

N\u1ebfu hai ta b\u00ecnh t\u00e2m suy x\u00e9t
Anh c\u00f3 th\u1ec3 thanh th\u1ea3n
Bi\u1ebft r\u1eb1ng em c\u1ee7a anh
t\u1ea5t c\u1ea3 em c\u1ee7a anh.

V\u00e0 n\u1ebfu em mu\u1ed1n y\u00eau anh
Em y\u00eau, \u0111\u1eebng ng\u1ea1i ng\u1ea7n
B\u1eb1ng kh\u00f4ng, anh s\u1ebd ra \u0111i
Trong m\u01b0a th\u00e1ng M\u01b0\u1eddi m\u1ed9t l\u1ea1nh bu\u1ed1t

Em c\u00f3 c\u1ea7n l\u00fac n\u00e0o \u0111\u00f3\u2026 \u1edf m\u1ed9t m\u00ecnh
Em c\u00f3 c\u1ea7n l\u00fac n\u00e0o \u0111\u00f3\u2026ch\u1ec9 ri\u00eang em
Ai c\u0169ng c\u1ea7n l\u00fac n\u00e0o \u0111\u00f3\u2026ch\u1ec9 c\u00f3 m\u00ecnh
Em c\u00f3 bi\u1ebft em c\u1ea7n l\u00fac n\u00e0o \u0111\u00f3\u2026ch\u1ec9 ri\u00eang em.

Anh bi\u1ebft kh\u00f3 l\u00f2ng \u0111\u1ec3 gi\u1eef \u0111\u01b0\u1ee3c bao dung
Khi ngay b\u1ea1n b\u00e8 c\u0169ng t\u00ecm \u0111\u01b0\u1eddng h\u00e3m h\u1ea1i
Nh\u01b0ng n\u1ebfu em c\u00f3 th\u1ec3 g\u1eafn m\u1ed9t tr\u00e1i tim r\u1ea1n n\u00e1t
Th\u00ec th\u1eddi gian h\u1eb5n s\u1ebd \u01b0u \u00e1i v\u1edbi em ch\u0103ng

\u0110\u00f4i l\u00fac, anh mu\u1ed1n ch\u1ec9 c\u00f3 \u2026 m\u1ed9t m\u00ecnh
\u0110\u00f4i l\u00fac, anh mu\u1ed1n ch\u1ec9 c\u00f3 \u2026 ri\u00eang anh
Ai c\u0169ng c\u1ea7n l\u00fac n\u00e0o \u0111\u00f3\u2026ch\u1ec9 c\u00f3 m\u00ecnh
Em c\u00f3 bi\u1ebft em c\u1ea7n l\u00fac n\u00e0o \u0111\u00f3\u2026ch\u1ec9 ri\u00eang em.

V\u00e0 khi c\u00e1c n\u1ed7i s\u1ee3 c\u1ee7a em tan bi\u1ebfn
Ch\u1ec9 c\u00f2n l\u1ea1i b\u00f3ng t\u1ed1i v\u00e2y quanh
Anh bi\u1ebft em c\u00f3 th\u1ec3 y\u00eau anh
Khi ch\u1eb3ng c\u00f2n ai cho em h\u1eddn tr\u00e1c
h

V\u00ec th\u1ebf, em \u01a1i, m\u00ecnh s\u1ee3 g\u00ec b\u00f3ng t\u1ed1i
Ch\u00fang ta s\u1ebd t\u00ecm th\u1ea5y \u0111\u01b0\u1eddng \u0111i m\u00ecnh
B\u1edfi ch\u1eb3ng c\u00f3 g\u00ec tr\u00ean \u0111\u1eddi l\u00e0 m\u00e3i m\u00e3i
Ngay c\u1ea3 c\u01a1n m\u01b0a th\u00e1ng M\u01b0\u1eddi m\u1ed9t l\u1ea1nh bu\u1ed1t

Em c\u00f3 bi\u1ebft em c\u1ea7n c\u00f3 m\u1ed9t ai
Em c\u00f3 bi\u1ebft em c\u1ea7n c\u00f3 m\u1ed9t ai
T\u1ea5t c\u1ea3 m\u1ecdi ng\u01b0\u1eddi \u0111\u1ec1u c\u1ea7n c\u00f3 m\u1ed9t ai
Em kh\u00f4ng ph\u1ea3i l\u00e0 ng\u01b0\u1eddi duy nh\u1ea5t

");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for March 25, 2008

Thị trường chứng khoán ngắc ngoải, xuống quá hầu hết mọi dự đoán. Ủy ban chứng khoán quyết định cho đóng băng thị trường sau khi SCIC can thiệp không có hiệu quả.
Thôi thế là đi đời con Lexus (đỏ) của mình rồi.

Entry for March 25, 2008

Review Mãi đừng xa tôi (Never let me go) trên Nhã Nam's blog:
"là câu chuyện mang tính khoa học giả tưởng, lấy bối cảnh nước Anh cuối thế kỷ 20. Câu chuyện xoay quanh Hailsham, một ngôi trường nội trú kỳ lạ nơi người ta nuôi dạy những đứa trẻ vốn là bản sao vô tính, cũng như số phận một số nhân vật chính vốn là học sinh trường này khi họ trưởng thành. Số phận những đứa trẻ này đã được định đoạt: khi đến tuổi trưởng thành, họ sẽ hiến nội tạng cho những người bị bệnh; họ sẽ làm việc đó kỳ đến khi kiệt sức mà chết. Xã hội nhắm mắt làm ngơ, coi như không biết đến sự tồn tại của Hailsham và bản thân những đứa trẻ này - đối với họ, những cơ quan nội tạng kia dường như “sinh ra từ chỗ chân không”. "

Cái review này làm mình nhớ tới một truyện ngắn (hay vừa) khoa học viễn tưởng hình như của Nga, đọc trong một tập truyện khoa học viễn tưởng hồi nhỏ. Truyện kể về một bệnh viện chuyên bắt cóc người để lấy nội tạng thay thế cho các bệnh nhân giàu có.
Đặc biệt viên bác sĩ giám đốc bệnh viện còn nuôi một cậu thanh niên rất giống với ông ta và cậu thanh niên này vẫn nghĩ mình là con rơi của ông ta. Cho đến gần cuối mới biết rằng cậu thanh niên ấy là phiên bản vô tính của viên giám đốc bệnh viện và y nuôi để đến ngày nào đó khi già sẽ lắp bộ não y với thân thể tươi trẻ của cậu thanh niên ấy.
Ngoài ra viên bác sĩ giám đốc bệnh viện còn tiến hành các thử nghiệm lắp ghép người với động vật, tạo ra các nhân sư (nửa người nửa sư tử), nhân mã (nửa người nửa ngựa) và y mơ mộng về những người siêu nhân trường tồn với thời gian nhờ sự giúp đỡ của các phiên bản vô tính- những siêu nhân đó sẽ cưỡi trên các nhân mã và đi săn nhân sư trên sa mạc.
Viên bác sĩ có người yêu là cô y tá trưởng cho bệnh viện - chính xác thì cô ta yêu và ngưỡng mộ y. Vì y không thể tự phẫu thuật cho mình nên y giao việc lắp não của y vào thân thể cậu thanh niên cho cô này. Và cô y tá phải đứng trước sự lựa chọn giữa hai người đàn ông và cũng là lựa chọn của lương tâm.
Nói chung, truyện này đọc rất ấn tượng và ám ảnh, khiến mình không quên được dù đọc khi còn bé, và lúc đó tất nhiên là chưa có cừu Dolly. Không rõ tác giả là ai.
Gần đây ở Mỹ có truyện House of Scorpions kể về số phận một cậu bé sinh sản vô tính cũng rất nổi, đoạt một số giải thưởng về văn học cho bạn đọc trẻ và tiểu thuyết viễn tưởng.

Monday, March 24, 2008

Entry for March 24, 2008

Một bài hát
Joseph Brodsky

Anh ước có em ở đây, em yêu
Anh ước có em ở đây
Anh ước em ngồi trên ghế đệm
Và anh ngồi ở kế bên.
Chiếc khăn tay có thể của em,
Giọt nước mắt có thể của anh, trên má.
Dù tất nhiên, có thể là ngược lại

Anh ước có em ở đây, em yêu
Anh ước có em ở đây
Anh ước chúng ta ngồi trên xe
Và em sẽ nhấn ga.
Chúng ta sẽ nhận ra mình
ở một nơi xa xôi nào đấy.
Hoặc chúng ta sẽ quay trở lại
Những chốn xưa mình từng đến thủa nào

Anh ước có em ở đây, em yêu
Anh ước có em ở đây.
Anh ước gì anh không biết thiên văn
Khi các vì sao xuất hiện,
Khi mặt trăng lướt qua bóng nước
Khẽ thở dài và trằn trọc ru mình.
Anh ước gì vẫn chỉ mất hai nhăm xu
Để gọi điện thoại cho em.

Anh ước có em ở đây, em yêu,
Trên bán cầu này,
Trong lúc anh ngồi trước cổng
Nhấm nháp ly bia.
Trời tối rồi, mặt trời đang xuống,
Trẻ con la hét, lũ hải âu cất tiếng kêu than
Sự quên lãng có nghĩa gì đâu nhỉ
Nếu theo sau nó là cái chết


A Song

I wish you were here, dear,
I wish you were here.
I wish you sat on the sofa
and I sat near.
The handkerchief could be yours,
the tear could be mine, chin-bound.
Though it could be, of course,
the other way around.
I wish you were here, dear,
I wish you were here.
I wish we were in my car
and you'd shift the gear.
We'd find ourselves elsewhere,
on an unknown shore.
Or else we'd repair
to where we've been before.
I wish you were here, dear,
I wish you were here.
I wish I knew no astronomy
when stars appear,
when the moon skims the water
that sighs and shifts in its slumber.
I wish it were still a quarter
to dial your number.
I wish you were here, dear,
in this hemisphere,
as I sit on the porch
sipping a beer.
It's evening, the sun is setting;
boys shout and gulls are crying.
What's the point of forgetting
if it's followed by dying?

Entry for March 24, 2008

Một bài dịch và hiểu sai trầm trọng trên VNN


Những bộ phim giả tưởng "kinh dị" nhất

Đọc bài này tôi quá ngạc nhiên vì những bộ phim được đề cập trong bài viết như The Matrix, Brazil, Blade Runner, The Clockwork Orange, Back to the Future... đều là các phim sci-fi hoặc dystopia (giả tưởng/tương lai) được đánh giá rất cao, trong khi Entertainment Weekly là một tạp chí có uy tín, làm thế nào lại xếp chúng vào những bộ phim sci-fi "kinh khủng" nhất được. Ngay cả I Am Legend tuy không phải là xuất sắc nhưng cũng là một phim khá, ngoại trừ cái kết hơi mơn trớn Holywood.
Tìm đến trang Entertainment Weekly mới thấy là bài báo trên VNN đã hiểu sai trầm trọng. Bản gốc như sau:

21 Horrible Sci-Fi Futures

Như vậy danh sách này đề cập tới các phim viễn tưởng có bức tranh xã hội tương lai khủng khiếp đáng sợ. Ngay trong lời đề tựa, các tác giả viết

"Our future is screwed, people! Robots run rampant, the sun don't shine, and quaint town gatherings resemble S&M conventions. Or at least that's how our 21 favorite dystopian movies see it..."

Tóm lại đó là danh sách các phim dystopian (đề nghị bạn phóng viên H.P. của VNN tra từ này) được các tác giả trên EW yêu thích. Tiêu đề bài báo có thể dịch thành: 21 tương lai khủng khiếp trong phim giả tưởng, chứ không phải là "
Những bộ phim giả tưởng "kinh dị" nhất" để rồi tán phét thành:
"
Mặc dù vậy, doanh thu cao không đồng nghĩa với sự thành công của mỗi bộ phim. I Am Legend, bộ phim giả tưởng đình đám nhất mùa Giáng sinh 2007 lấy bối cảnh của năm 2012 với sự tham gia của Will Smith đã thu về 582,5 triệu USD trên toàn cầu. Song, bộ phim này lại bị Entertainment Weekly xếp đầu bảng trong danh sách những bộ phim khoa học viễn tưởng "kinh khủng nhất". Metropolis, The Matrix (Ma trận)... cũng cùng chung số phận.

Nói chung làm phóng viên văn hóa cũng phải có phông kiến thức nhất định. Chừng nào chẳng thấy ngạc nhiên gì khi The Matrix hay Blade Runner được xếp là những phim kinh khủng nhất thì không nên viết hay dịch cái gì về phim ảnh nữa.
Nhân đây cũng để một cái danh sách Top 25 phim và TV show
Sci-fi hay nhất của EW trong 25 năm qua, trong đó The Matrix được xếp ở vị trí số 1.

Entertainment Weekly's Top 25 Sci-Fi Movies & TV Shows from the Past 25 Years

Link trên EW

25. "V: The Miniseries" (1983)
24. Galaxy Quest (1999)
23. "Doctor Who" (1963-present)
22. "Quantum Leap" (1989-1993)
21. "Futurama" (1999-2003)
20. "Star Wars: Clone Wars" (2003-2005)
19. Starship Troopers (1997)
18. "Heroes" (2006-present)
17. Eternal Sunshine of the Spotless Mind (2004)
16. Total Recall (1990)
15. "Firefly" (2002) & Serenity (2005)
14. Children of Men (2006)
13. The Terminator (1984) & Terminator 2: Judgment Day (1991)
12. Back to the Future (1985)
11. "Lost" (2004-present)
10. The Thing (1982)
9. Aliens (1986)
8. "Star Trek: The Next Generation" (1987-1994)
7. E.T.- The Extra-Terrestrial (1982)
6. Brazil (1985)
5. Star Trek II: The Wrath of Khan (1982)
4. "The X-Files" (1993-2002)
3. Blade Runner (1982)
2. "Battlestar Galactica" (2003-present)
1. The Matrix (1999)

Entry for March 24, 2008

1. Như vậy là mặc dù có các phản đối của các ông Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, phương án xây dựng nhà Quốc hội vẫn được Chính phủ thông qua.
Đọc mấy bài báo liên quan tới xây dựng nhà Quốc hội, lạ cái là hầu hết đều không hề nhắc tới tên của nhóm KTS được lựa chọn.

Quyết định của Thủ tướng về phương án Nhà Quốc hội
KTS Nguyễn Trực Luyện góp ý mẫu Nhà Quốc hội mới
Hình ảnh 17 phương án thiết kế kiến trúc nhà Quốc hội mới
"Nên xây Nhà Quốc hội tại đô thị mới Tây Hồ Tây"

Tìm mãi mới thấy có bài này:
Thứ trưởng Bộ XD nhận xét về thiết kế Nhà Quốc hội

nhắc tới phương án được lựa chọn là "của Công ty GPM international GmbH (Cộng hòa Liên bang Đức)" nhưng cũng không nhắc tới kiến trúc sư chính là ai, trong khi theo thông lệ, vai trò của kiến trúc sư là rất quan trọng khi đề cập tới các công trình kiến trúc.

Xem qua ảnh của các mẫu thiết kế trên báo thấy mẫu được giải cũng chả đẹp lắm, cứ tủn mủn thế nào ấy.

2. Một vấn đề xôn xao dư luận thời gian qua là sát nhập Hà Tây vào Hà Nội. Tớ thì chẳng thấy có vấn đề gì trong việc sát nhập này, càng tốt chứ sao. Nhưng không rõ thế thì phương án xây dựng thành phố hai bên bờ sông Hồng có còn tiếp tục hay không?
Thực ra không hiểu mọi người phản đối vì sao, chứ ngày xưa những huyện như Mê Linh (Vĩnh Phúc) hay Ba Vì (Hà Tây) cũng từng thuộc Hà Nội. Cái chính là phải làm sao để phát triển Hà Nội mới như một metropolitan với trung tâm -phần city- là Hà Nội hiện nay.
Thôi có khi phải lên Hòa Bình hay sang Hà Tây mua đất thôi.

Mở rộng Hà Nội: Đô thị hiện đại ở Châu Á?

"Hà Nội không chỉ bó gọn trong không gian thủ đô, mà được xem xét như là tâm điểm của một vùng thủ đô rộng lớn gồm Hà Nội và 7 tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hoà Bình, với diện tích tự nhiên khoảng 13.436km2, bán kính ảnh hưởng từ 100-150km.
Riêng không gian Hà Nội được mở rộng bao gồm ranh giới TP.Hà Nội hiện tại, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), diện tích của 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn (Hoà Bình)."

3. Nhà hát Tuổi Trẻ trúng lớn. Thế này thì có đủ công ăn việc làm cho tới năm 2020 rồi. Với quy mô đầu tư này, thì trung bình mỗi năm phải dựng khoảng 8 vở theo đơn đặt hàng của Nhà nước, với kinh phí trung bình 400 triệu cho một vở. Với số lượng các vở kịch như thế thì nhà hát này khỏi cần phải lo tới các sáng tác khác cho công chúng. Nhưng chỉ một nhà hát với dàn diễn viên không đa dạng mấy mà dựng 8 kiệt tác mỗi năm từ những Macbeth, Hamlet cho tới Vườn anh đào, Nhà búp bê, Ruồi, Caligula, Chờ đợi Godot, Tây Sương Ký, Tuyết tháng Tám... thì có phải là quá sức không? Còn đâu cảm hứng với các kiệt tác đối với cả diễn viên lẫn người xem? Và nói chính xác thì khá nhiều vở trong danh sách 100 kiệt tác này cũng không phải nhiều giá trị, còn khá cổ lỗ- đó là nhiều vở thời Nga Xô viết. Nói chung vẫn cơ chế bao cấp với chiếc bánh ngon về tay một số người, còn những người khác thì thòm thèm, tức giận.

100 kiệt tác sân khấu thế giới: Không nên tùy tiện!

"Dự án dàn dựng 100 kiệt tác sân khấu thế giới đã được Bộ trưởng Bộ VH - TT - DL Hoàng Tuấn Anh chính thức giao cho Nhà hát Tuổi trẻ vào chiều 3/3/2008. Dự án sẽ kéo dài đến năm 2020, với tổng kinh phí khoảng 40 tỷ đồng.

Sự kiện này đã gây xôn xao trong giới sân khấu suốt những ngày qua: Đây có phải thời điểm hợp lý để khởi động một dự án quá quy mô? Một dự án lớn như thế mà chỉ giao về cho riêng Nhà hát Tuổi trẻ liệu có hợp lý?"



Sunday, March 23, 2008

Thơ Cố Thành

Cố Thành (Gu Cheng) (1956-1993) là một trong những nhà thơ quan trọng nhất của Trung Quốc hiện đại, thuộc thế hệ lớn lên trong Cách mạng văn hóa. Tị nạn ở New Zealand sau sự kiện Thiên An Môn, năm 1993 ông giết chết vợ trước khi tự sát.


Trở về

Cố Thành (Gu Cheng)

Đừng ngủ, đừng, em
Em yêu, con đường còn dài
Đừng đến quá gần cạm bẫy của rừng xanh
Đừng mất hy vọng

Hãy viết địa chỉ
Lên tuyết ướt trên tay
Hay dựa vai anh
Khi mình đi qua buổi sáng nhiều sương sớm

Vén bức màn bão giông trong suốt
Mình sẽ đến nơi mình từ đó ra đi
Một vạt đất xanh
Bao quanh ngôi chùa cổ

Ở nơi đấy, anh sẽ đứng gác
Cho giấc mơ em ưu phiền
Xua đi những bầy đêm
Chỉ giữ lại những trống đồng và mặt trời

Ở bên ngoài ngôi chùa
Những con sóng nhỏ xíu
Lặng lẽ bò lên bờ biển
Rồi run rẩy rút về.




The Return


don’t go to sleep, don’t
Dear, the road is long yet
don’t go too near
the forest’s enticements, don’t lose hope

write the address
in snowmelt on your hand
or lean on my shoulder
as we pass the hazy morning

lifting the transparent storm curtain
we’ll arrive at where we are from
a green disk of land
around an old pagoda

there I will guard
your weary dreams
and drive off the flocks of nights
leaving only bronze drums, and the sun

as beyond the pagoda
tiny waves quietly
crawl up the beach
and draw back trembling



Đó là một con đường hoàng thổ mùa đông

Đó là một con đường hoàng thổ mùa đông
hai bên đường dải đá
Bụi đất nghỉ ngơi dưới ánh mặt trời dửng dưng,
giữ lấy hơi ấm trong mùa đông lạnh giá.

Mệt mỏi vì dạo bước,
em nói “Không thấy ngôi nhà trống đấy.
Có thể nó không còn. Hãy nghỉ một lát

chỗ lề đường này”

Anh biết những chiếc lá chết khô trên lề đường.
Những cọng lá gãy là tất cả những gì chúng có,
là tất cả cảm xúc của chúng.
Chúng nói với anh:
“Trong đêm, mọi thứ đều thay đổi.
Làn gió mềm mại nhất có thể biến thành thú dữ,
cất lên những tiếng gào mất mát, man dại.
Chúng nói: “Đừng ngồi quá lâu”.
Nhưng em đang ngủ,
dựa nhẹ vào vai anh.
Mái tóc nâu của em vắt ngang ngực anh
rất đỗi yên bình,
quá mỏi mệt chẳng thể lay động trong gió.
Và mặt trời chẳng thể đợi chờ.
Khi con mắt cảm thông của nó đã mờ,
anh đánh mất ngôn từ để lay em trở dậy

Đó là một con đường hoàng thổ mùa đông.
Đêm lớn lên trong bóng tối.
Ngôi sao đầu tiên không khóc;
Nó nuốt lại những giọt nước mắt ánh vàng.
Em dựa nhẹ vào vai anh,
trong hơi thở anh ấm áp.
Môi em khẽ rung, nói điều gì trong mộng.
Anh biết, em đang cầu xin mẹ tha thứ cho em.




It was a loess road in winter

It was a loess road in winter,
lined with stones.
The dust lay at rest in the indifferent sun,
keeping warm in winter’s cold.
Tired of walking,
you said: “Don't see that empty house.
Maybe it's gone. Let's sit a while
on this embankment.”

I knew the dried grass on this embankment.
With their broken blades offering
all that they had, their feelings,
they said to me:
“In the night, everything can change.
The gentlest breeze can turn into a beast,
loosing howl after wild howl.”
They said: “Don't sit too long.”
But you were sleeping
lightly against my shoulder.
Your brown hair spread across my chest
so placidly,
too tired even to stir in the breeze.
And the sun couldn’t wait.
As its sympathetic eye dimmed
I lost the language to wake you.

It was a loess road in winter.
Night was growing in the shadows.
The first star didn’t cry;
it held back golden tears.
Lightly you leaned on my shoulder,
in the warmth of my breathing.
Your lips quivered, talking in a dream.
I know, you were asking your mama's forgiveness.



Mùa hè ngoài khung cửa

Tiếng khóc kéo dài suốt cả đêm
khi mặt trời thức dậy
những giọt mưa lấp lánh
trước khi kịp bay hơi
Tôi không lau cửa kính
tôi biết bầu trời màu xanh
và những cây ngoài kia, đang đua nhau khoe tóc
khua những chiếc phách
vờ như là những côn trùng phá hại khổng lồ

Tất cả xa cách thế
Chúng ta từng yếu đuối như những con ve sầu buổi sớm
với đôi cánh ẩm ướt
những chiếc lá dầy, chúng ta còn trẻ
không biết điều gì và cũng không muốn biết
chỉ biết rằng những giấc mơ sẽ trôi đi
và đưa chúng ta tới ban ngày
Những đám mây có thể bước đi trong gió
mặt nước hồ gom góp ánh sáng
thành một chiếc gương lấp lánh

Chúng ta nhìn vào những chiếc lá xanh, xanh
Tôi vẫn không muốn biết
Tôi chưa lau cửa kính
Những ngọn sóng
màu xanh xám mùa hè chồm lên rồi hạ xuống,
mái chèo khua đập,
con cá chia tách dòng nước bạc,
tiếng cười của một bộ đồ tắm màu đỏ nhạt dần

Tất cả xa cách thế
mùa hè vẫn còn vương
tiếng khóc mới ngưng.



Summer Outside the Pane

the crying lasted long through the night
when the sun rose
the raindrops glittered
before steaming away
I didn't wipe the glass
I knew that the sky was blue
and the trees were out there, comparing their hair
clacking their castanets
pretending to be huge predatory insects

it all is so distant

once we were weak as morning cicadas
with wet wings
the leaves were thick, we were young
knowing nothing, not wanting to know
knowing only that dreams could drift
and lead us to the day
clouds could walk in the wind
lakewater could gather light
into a glinting mirror
we looked at the green green leaves
I still don't want to know
haven't wiped the glass
ink-green waves of summer rise and fall
oars knock
fish split the shining current
a red-swimsuit laughter keeps fading

it all is so distant
that summer still lingers
the crying has stopped



Những bông hoa nhỏ bé không tên

Khi tôi trở về nhà sau khi cắt cỏ, một cơn mưa nhẹ rơi.
Tôi nhìn thấy những bông hoa bên đường sáng lấp lánh với những hạt sương
Và tôi viết bài thơ này.

Hoa dại
Ở đây, ở kia
Như những nút bấm bị đánh mất
Rải rác trên lề đường.

Chúng không có những búi xoăn vàng óng
Của hoa cúc
Cũng không có vẻ rực rỡ huy hoàng
Của những cành mẫu đơn.
Chúng chỉ có những bông hoa bé xíu
Và những chiếc lá mỏng manh yếu ớt
Nhưng mùi hương của chúng
Tan lẫn trong ngày xuân đẹp ngọt ngào

Những bài thơ của tôi
Cũng giống những bông hoa nhỏ không tên đó
Đi theo mưa và gió của mùa xuân
Lặng lẽ nở hoa
Trong thế giới cô độc.






Nameless Little Flowers

As I was returning home from cutting grass, a light rain
was falling. I saw flowers by the roadside glistening with
dewdrops and wrote this poem.

Wild flowers
Hither and thither
Like lost buttons
Scattered by the roadside.

They do not have Chrysanthemums'
Gold curls
Nor peonies'
Dazzling looks
They have only small flowers
And thin weak leaves,
Yet their faint fragrance
Is dissolved into the beautiful spring day.

My poems
Are like these nameless little flowers,
Following the wind and rain of the season
Quietly blooming
In this lone
ly world.





Sơ yếu lí lịch của tôi


Tôi là một đứa trẻ buồn thương
Chưa bao giờ kịp lớn
Từ những lề đường đầy cỏ của miền đất Bắc phương
Tôi đến, đi theo một con đường màu trắng,
Và bước chân vào
Thành phố của những bánh lái, bánh răng;
Bước vào một con đường nhỏ hẹp
Một túp lều gỗ,
Bước vào mỗi trái tim buồn mỏi mệt
Giữa những làn khói mịt mù
Tôi tiếp tục kể câu chuyện có màu xanh
Tôi tin vào những thính giả của tôi
Là bầu trời, và
Những giọt nước rẩy mình đến từ biển cả,
Chúng che phủ tất cả tôi
Che phủ cả nấm mộ không-bao-giờ-tìm-thấy
Tôi biết
Giờ khắc đấy, tất cả cỏ và hoa
Sẽ vây quanh tôi,
và trong một khoảnh khắc
dưới ánh đèn mờ
sẽ hôn nhẹ lên nỗi buồn tôi.


My Curriculum Vitae

I'm a child of sorrow;
I've never grown up.
From the grassy banks of the northland
I came, along a
White road,* and walked into
A city full of gears and wheels;
Walked into a narrow lane,
A wooden shed, and to every downcast heart,
In the midst of hazy smoke
I continue to tell my green-colored story.
I trust my audience —
The sky, and
The water droplets splashing from the sea;
They'll cover up all of me,
Cover up that never-to-be found
Grave. I know
At that time, all the grass and little flowers
Will crowd around me, at
An instant of dim lamplight
Gently kiss my sorrow.