Thursday, July 31, 2008

Entry for July 31, 2008

Hình như hôm nay là thành Sơn Tây thuộc về Hà Nội.


Đôi Mắt Người Sơn Tây

Quang Dũng

Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

Vừng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương

Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn thôi lại nối điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ lệ chứa chan

Mẹ tôi em có gặp đâu không
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi cũng có thằng em còn bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây

Cho nhẹ lòng nhớ thương
Em mơ cùng ta nhé
Bóng ngày mai quê hương
Đường hoa khô ráo lệ

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Đã hết sắc mầu chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta



Phạm Đình Chương phổ nhạc

Thái Thanh




yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Get this widget | Track details | \t\teSnips Social DNA ");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for July 31, 2008

Trần Anh Hùng sẽ làm phim Norwegian Wood của Haruki Murakami. That's great!
Tin từ blog bạn V+
Xem thêm ở đây hay ở đây

"Norwegian Wood," the best-selling novel by Japanese writer Haruki Murakami, will be made into a film for the first time, production company Asmik Ace Entertainment Inc. advised.

The film will be directed by Vietnamese-born French director Tran Anh Hung, who will also write the screenplay. The characters have not yet been cast. Inspired by the novel translated into French, Tran proposed his idea of the film adaptation to Murakami in 2004.

Some of Murakami's novels, including his 1979 debut "Hear the Wind Sing" and the 1990 short story "Tony Takitani," have been made into films.

"Norwegian Wood" depicts the loss and rebirth of a soul through romantic relationships between the main character "I," who is a university student, and two different women. About 8.7 million copies of the novel -- including paperbacks -- have been published.

Tran is well known for his lyrical films such as "The Scent of Green Papaya" and "The Vertical Ray of the Sun." He will start shooting "Norwegian Wood" in February next year, and the film will be released in 2010."

Entry for July 31, 2008

Gọi Người Yêu Dấu

Sáng tác: Vũ Đức Nghiêm


Gọi người yêu dấu bao lần.
Nhẹ nhàng như gió thì thầm.
Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi thương người xa xôi.
Gọi người yêu dấu trong hồn.
Ngập ngừng tha thiết bồn chồn.
Kỷ niệm xưa mơ thoáng trong sương cho lòng nhớ thương.

Người yêu dấu ơi, sao lòng se sắt đầy vơi?
Người yêu dấu ơi, thu về tim vẫn đơn côi.
Người yêu dấu ơi, khi ngàn sao đêm lấp lánh.
Tâm hồn bâng khuâng, nhớ ngày vui đã qua nhanh.

Thương đôi mắt sao trời lung linh.
Thương yêu ngón tay ngà xinh xinh.
Thương yêu dáng vai gầy thanh thanh.
Thương yêu vòng tay ghi xiết ân tình
Thương yêu dáng em buồn bơ vơ.
Thương yêu nét môi cười ngây thơ.
Thương yêu tóc buông lơi dịu dàng
Thương em mong manh như một cành lan.

Gọi người yêu dấu xa vời.
Mà lòng lưu luyến bồi hồi.
Ngày biệt ly đành nhớ nhau thôi khi chiều nhẹ rơi
Gọi người yêu dấu muôn đời.
Nghẹn ngào không nói thành lời.
Tình yêu xưa ngày tháng phai phôi biết bao giờ nguôi



Vũ Khanh

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Get this widget | Track details | \t\teSnips Social DNA
Kh\u00e1nh Ly

Get this widget | Track details | \t\teSnips Social DNA
Ng\u1ecdc Lan

Get this widget | Track details | \t\teSnips Social DNA
Tu\u1ea5n Ng\u1ecdc

Get this widget | Track details | \t\teSnips Social DNA ");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Wednesday, July 30, 2008

Entry for July 30, 2008

Ngược dòng

Cố Thành

Anh đã quen sắc đẹp em
như em quen trái tim anh
dưới ánh sáng nhạt,
mình thở dài
và thắp sáng cho nhau

có lần chúng ta thở
dưới biển khơi sâu thẳm
thở thật chậm
nhưng chân mình vẫn mắc trong nước cạn
không thể biến thành những cái đuôi

ta không thể bơi đi
mùa đông cũng đang thở
trong đêm, người nào mở cửa sổ
sẽ thấy đại dương
biến thành chậu nước

chuyến diễu hành vương giả
đi từ cây cầu
ngã xuống băng
hôn những bông tuyết lạnh
và bíu lấy bờ tường

một bờ tường rất ấm
bờ tường hoang phế, ngùn ngụt, rợp nắng
thật khó tin
đó chính là em

thật khó tin
nàng là em
đã từ nhiều năm trước
trên những tảng đá sáng màu
nàng là em
nàng đứng rất thấp
bầu trời chiếu trên mặt nàng
và những giọt mưa nhiều màu sắc
nhỏ xuống từng giọt
cây đàn ống đập lên bờ biển vắng
và anh cầu nguyện.

(dịch từ Against the Current, trong tập Nameless Flowers, Selected Poems of Gu Cheng, translated by Aaron Crippen)


Miền đất trong trẻo
Cố Thành


mùa thu
có một đất nước màu xanh
che phủ đường đi là những com chim xanh lấp lánh
và những chiếc lá
những tờ tiền héo úa
phấp phới bay trên trời
con đường trước mặt sáng tươi
mặt trời hạ vành mũ xuống
con đường biến mất
đôi khi em nghe thấy tiếng rung
của những bông tuyết

ở nơi đấy, tấm biển xe của anh
tỏa sáng.

(dịch từ The Pure Land, trong tập Nameless Flowers, Selected Poems of Gu Cheng, translated by Aaron Crippen)


Mở rộng

Cố Thành



Thành phố đang đào xới
trên đất ngoại ô nhớp nháp
nó cần như vậy.

Những công trình xây dựng mới
những con thằn lằn trì độn
đang nhòm về phía trước
trên giàn giáo, những chiếc sừng nhọn
sáng lập lòe.

Thành phố đang nhìn về phía trước.

Con chim bay ngang mặt trăng
con chim xám bay ngang mặt trăng.
những cái cây, bị đẽo hết vỏ,
sạch trơn,
nhợt nhạt sáng như vợ chồng mới cưới.
những cái cây cũ kỹ
cỏ xẹp mình dưới ánh nắng mặt trời
những túp lều gỗ lúp xúp
mọc lên nơi đây
không niềm vui
và gắng không nghĩ ngợi
tới kiếp sau của chúng.

dưới những cánh tay thép no tròn,
như con tôm hùm khuấy lên bọt nước,
là những bông hoa cuối cùng
của mùa xuân cuối cùng:
tím rụt rè
vàng sầu muộn.

tôi đang nhớ đến nụ hôn đầu.

(Dịch từ Expansion, trong tập Nameless Flowers, Selected Poems of Gu Cheng, translated by Aaron Crippen)

Entry for July 30, 2008

Bài của Nguyễn Vĩnh Nguyên về "nhà văn mạng" ở Việt Nam.
Trong bài, tác giả nói ra rất nhiều điều, nhưng toàn chung chung, không chỉ ra được một ví dụ nào cả (không rõ có phải ngại các bạn "nhà văn mạng" phản đối khi bị nêu tên ra?) .

Thực ra hiểu thế nào là nhà văn mạng cũng không đơn giản. Nếu bám vào ý trong bài viết của Vĩnh Nguyên thì nhà văn mạng có thể được hiểu như những người viết hoàn thành và công bố tác phẩm mình trên mạng trước khi trên sách in. Trong trường hợp này, thì có hai dạng. Thứ nhất là các nhà văn công bố tác phẩm trên blog hay forum trước khi in. Có thể kể: Trần Thu Trang, Trang Hạ, Ha Kin, Cấn Vân Khánh, Đặng Thiều Quang, Di Li, Doãn Dũng..., gần hơn có thể kể Nguyễn Quang Lập với cả ghi chép nửa truyện, nửa chuyện. Khái niệm "nhà văn mạng" mà Vĩnh Nguyên dùng chắc để chỉ những tác giả thuộc dạng này.

Dạng thứ hai là các nhà văn công bố tác phẩm mình trên các trang web văn nghệ như Tiền Vệ, Talawas, Da Màu, Văn Nghệ Đồng Bằng Sông Cửu Long..., ví dụ như Nguyễn Viện, Như Huy, Thận Nhiên, Trấn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Thanh Phượng....Tôi không rõ những nhà văn này có được Nguyễn Vĩnh Nguyên coi là "nhà văn mạng" không?

Bài viết của Vĩnh Nguyên hơi dễ dãi, thiếu chặt chẽ và không đi vào vấn đề cụ thể, lại có quá nhiều các khái quát khó biết đúng sai. Vĩnh Nguyên cũng hơi chủ quan khi cho rằng để trở thành nhà văn mạng best-seller hay thành hot blogger là một việc dễ dàng.

Thực ra, các "nhà văn mạng" chỉ khác các nhà văn "không mạng" hay "ít mạng" (như Nguyễn Vĩnh Nguyên, hình như cũng có blog nhưng không chăm post bằng các nhà văn mạng) ở phương tiện họ sử dụng để tiếp thị tác phẩm và tiếp cận bạn đọc. Không thể quy những thuộc tính như "lảm nhảm về tình yêu" "gay, lesbian" "tự do tình dục"... như là những thuộc tính riêng của văn học mạng, bởi vì nếu đọc một số truyện ngắn 8x hay của một số tác giả văn học thị trường nhưng không phải nhà văn mạng (ví dụ Dương Thụy), cũng hoàn toàn thấy sự tương đồng về mặt chủ đề và nội dung. Nó thuộc về dòng chảy văn học thị trường hiện nay, vừa là sự đáp ứng thị hiếu người đọc (những cái nửa mới nửa cũ, những cái vừa có thể diễn ra lại vừa có hơi hướng fantasy như chuyện tình công sở, chuyện tình du học...) đồng thời cũng là một sự phản ứng, một kiểu đi ngược lại của các cây bút trẻ, khi họ muốn nói tới những vấn đề mà các thế hệ nhà văn trước họ không dám nói. Một phần đáng kể tác phẩm của các cây bút trẻ này, đúng là không có mấy giá trị văn học, chỉ đọc để giải trí theo kiểu đọc mục Tâm Sự trên Vnexpress hay diễn đàn Webtretho. Nhưng nếu phân tích thì vấn đề là vấn đề chung của văn học trẻ, chứ không phải là sự đối nghịch giữa văn học mạng với văn học không mạng, văn học ít mạng.

Khi văn mạng “đo” thị trường đọc?


" “Nhà văn mạng” đang là thứ mốt lấp lánh giữa thời blog đang ảnh hưởng nhiều đến không gian đọc của người trẻ và sách tri thức, văn chương cao cấp chỉ là thứ hình dung xa vời đối với họ; trong thời đại mà cả thứ chân, nguỵ khó lường trước đời sống thông tin bủa vây? Trở thành nhà văn mạng có dễ hay không?

Xin trả lời: quá dễ. Và đây là công thức đúc kết được từ những hiện tượng văn học mạng trong thời gian gần đây mà chúng tôi quan sát được: Chỉ cần vốn liếng là chiếc máy tính nối mạng và khả năng siêng blogging, chịu khó kể những câu chuyện lảm nhảm về tình yêu, công việc, nhớ pha thêm một số cảnh sex nóng bỏng, lãnh cảm hay bất lực; thủ dâm hay cuồng loạn vũ trường quán xá; gay, lesbian hay ngoại tình; phơi bày bản thân; phản ánh những mốt chơi thời thượng như vespa, chụp ảnh hay ngồi nhìn mưa và nói chuyện đi du học… Tất cả cứ trắng phớ ở tầng nghĩa thứ nhất để đỡ mất công suy nghĩ hay thao thức. Chẳng cần bút pháp thủ pháp gì mất công, chỉ cần đừng quên chua vào một số câu cảm thán triết lý về sự đời bế tắc, cô đơn, tuyên bố tự do tình dục, tỏ vẻ sâu sắc và to tiếng phản kháng... Chắc chắn những entry ấy sẽ đắt comment và bạn sẽ trở thành một hot blogger."

Thêm một người ra đi

Thành thật chia buồn với anh Bùi Thanh và báo Tuổi Trẻ.

Như vậy sau việc anh Hoàng Hải Vân, Tổng Thư ký báo Thanh Niên bị cách chức, giờ đến lượt anh Bùi Thanh, Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ. Theo thông tin trên blog nhà báo Tuấn Ngọc, báo Pháp luật thì án kỷ luật với anh Bùi Thanh còn nặng hơn với anh Hải Vân: không những anh Bùi Thanh bị cách chức mà còn bị tước thẻ nhà báo và không được phép làm các việc liên quan tới báo chí. Tức là cả cuộc đời sự nghiệp làm báo hàng chục năm của anh bị cắt đứt một cách thô bạo, khi đang ở đỉnh cao nghề nghiệp, làm phó Tổng biên tập ở tờ báo có lượng độc giả lớn nhất nước. Hình như ngoài công việc ở báo Tuổi Trẻ, anh Bùi Thanh còn tham gia giảng dạy ở trường báo chí, và việc cấm anh làm các công việc báo chí cũng có nghĩa là anh sẽ không được phép đứng trên bục giảng nữa. Một sự trừng phạt (hay trả thù?) thật thô bạo và hằn học.

Khi đọc những dòng đó, tự nhiên tôi hình dung tới một cảnh trong phim Cuộc sống của những người khác, khi viên sĩ quan an ninh bị kỷ luật vì việc tốt anh làm khi cứu một người vô tội khỏi hiểm họa tù đày, bất chấp nguy hiểm cá nhân. Anh ta bị cắt khỏi tất cả các công việc nghiệp vụ và phải tiêu tốn những ngày tháng còn lại trong công việc mở thư từ cho Stasi (cơ quan an ninh Đông Đức).


Án kỷ luật của anh Thanh thật nặng nề, và tôi không rõ tại sao án ấy lại nặng như thế, bởi vì nếu so sánh thì các bài báo của báo Tuổi Trẻ về việc hai nhà báo bị bắt có phần nhẹ hơn các bài trên báo Thanh Niên, nhưng án kỷ luật anh Bùi Thanh lại nặng hơn anh Hoàng Hải Vân.
Không rõ việc này có liên quan tới các bài viết của anh Thanh về Trường Sa, hay các ý kiến trên blog của anh Bùi Thanh (một trong số ít các nhà báo giữ trọng trách có blog riêng), mà sau đó được truyền đăng và trích dẫn nhiều trên blog và BBC, RFA...?

Với việc xử lý anh Hoàng Hải Vân và anh Bùi Thanh, các cơ quan an ninh và kiểm soát báo chí ở Việt Nam đã đưa ra một tín hiệu rõ ràng: không có tự do báo chí ở Việt Nam, và tất cả những phản ứng nhỏ nhất, lệch ra khỏi "lề đường bên phải" hẹp hòi đều sẽ bị trừng phạt nặng nề.
Sau vụ việc này, còn có nhà báo nào dám viết chống tiêu cực, còn có tờ báo nào dám bảo vệ phóng viên mình nếu như họ bị đánh đập, tù đày?

Trong khi đó, hai nhà báo của Tuổi Trẻ và Thanh Niên vẫn tiếp tục nằm nhà giam, dù hai tháng đã trôi qua.

Tuesday, July 29, 2008

Entry for July 29, 2008

Hehe, câu nói hay nhất trong tuần của ông Vũ Văn Ninh.

Giá xăng "nội" và bẽ bàng chuyên gia "ngoại"

"
"Không nên hỏi rất nhạy cảm, tác động đến xã hội"

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trả lời như vậy trước câu hỏi "Tác động của tăng giá xăng lần này đến chỉ số giá tiêu dùng?" (VTC News, 21/7).

Với phát biểu này, vô hình chung ông Ninh thể hiện quan điểm của ông là sự bưng bít thông tin về các tác động của chính sách tới nền kinh tế là cần thiết. Kể ra câu nói của ông Ninh tuy "ấn tượng" nhưng chưa đúng như tinh thần văn kiện Đại hội. Lẽ ra nên bổ sung thành:

"Không nên hỏi rất nhạy cảm, tác động đến xã hội, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá chính quyền".

Hay gọn hơn theo tinh thần Mỹ: Shut up!.


Entry for July 29, 2008

Tờ Vietimes nói chung vẫn là một tờ lởm khởm, nhưng có loạt bài dịch về Gia Cát Lượng và những người cùng thời như Quan Vũ, Ngụy Diên khá hay. Các bài này chủ yếu dịch từ cuốn "Đưa Gia Cát Lượng rời khỏi thánh đàn" của Chu Tử Ngạn với lập luận rằng Gia Cát Lượng là kẻ gian hùng, mưu toan cướp ngôi Thục Hán và mưu hại Quan Vũ, Ngụy Diên trong khi Ngụy Diên là trung thần và tướng giỏi nhất Thục Hán vào thời điểm Khổng Minh ra Kỳ Sơn.

Các lập luận có phần hơi suy diễn nhưng cũng khá chặt chẽ, và sử dụng một số nguồn sử, chủ yếu là Tam Quốc Chí của Trần Thọ- là nguồn sử chính cho bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. Trần Thọ là người thời Tấn, có cha từng làm tướng cho Thục. Cuốn này tiếc thay lại chưa được dịch ra tiếng Việt, trong khi rất nhiều sách "ăn theo" Tam Quốc được dịch ra.

Kể ra nếu đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng cảm thấy cái chết của Ngụy Diên có phần oan và Gia Cát Lượng đối với Ngụy Diên có phần hẹp hòi. Nếu so Gia Cát Lượng với Lưu Bị thì vẫn phải thấy là Lưu Bị biết nhìn người hơn Khổng Minh, rất tinh tường trong việc hiểu người và dùng người, ràng buộc người với mình. Có lẽ chính vì khả năng đó, cùng với sự kiên trì và ý chí bền bỉ, không bao giờ chịu khuất phục của ông ta mà Tào Tháo nhận định rằng trong thiên hạ, anh hùng chỉ có Tháo và Bị. Lưu Bị làm tướng bất tài, hủ nho, đạo đức giả...nhưng cái tài phát hiện ra ngọc trong đá, cũng như hiểu được năng lực, sở đoản của những kẻ dưới quyền thì quả là hơn người. Tuy Bị không có được cái hào sảng trong việc dùng người như Tào Tháo nhưng lại có cái nghiêm cẩn, nhũn nhặn, khiêm tốn trước người tài. So cách đánh giá của Gia Cát Lượng và Lưu Bị với Mã Tốc là một ví dụ cho thấy tầm nhìn người của Lưu Bị vẫn có độ khái quát và chính xác cao hơn Khổng Minh.

Khổng Minh dùng người vẫn có phần nặng cảm tính cá nhân: thích Mã Tốc vì gã này có vẻ thông minh, học rộng hiểu nhiều lại là em trai bạn mình là Mã Lương (Mã Tốc có phần hơi giống Triệu Quát nước Triệu), không ưa Ngụy Diên vì gã này kiêu ngạo, không sùng bái Thừa tướng như những viên tướng khác và thường có những chiến lược riêng. Ngay như việc Khổng Minh trọng dụng Khương Duy cũng có phần hơi thiên lệch quá, Khương Duy có tài nhưng không có đủ tài xuất chúng để có thể mở mang bờ cõi trong khi việc nội chính của nước Thục sau khi Lượng chết lại khá rối rắm (kể cả khi Lượng còn sống, do mải đưa quân ra Kỳ Sơn, việc nội chính đã gặp nhiều chuyện bê bối như Lý Nghiêm tâu dối, Hoàng Hạo gièm pha..). Duy chỉ là một viên võ tướng, không có khả năng bao quát xử lý như Gia Cát Lượng (nhưng cũng vì thế quá ham xử lý cả việc lớn lẫn việc nhỏ mà Lượng chết sớm trong khi Tư Mã Ý thì sống thọ), cũng không hiểu việc nội chính như bọn Tưởng Uyển, Phí Vĩ. Lẽ ra nếu hiểu tài Khương Duy có hạn thì Khổng Minh nên di chúc để Khương tập trung vào việc củng cố đất nước chứ không để Khương chín lần đánh Ngụy, khiến nước Thục Hán đã nhỏ bé, dân ít lại càng thêm suy kiệt, để cuối cùng chỉ một đạo kỳ binh của Đặng Ngải đã khiến tâm huyết hàng chục năm của Lưu Bị-Gia Cát Lượng tiêu vong, riêng họ Gia Cát cả con trai lẫn cháu nội Khổng Minh đều lấy thân đền nợ nước. Tất nhiên, cũng có phần lý do khách quan do chắc Lượng không thể ngờ rằng bọn Tưởng Uyển, Phí Vĩ, Đổng Doãn lại chết sớm như vậy. Ngụy Diên bị giết, Dương Nghi bị bãi quan rồi tự sát, Lý Nghiêm buồn rầu mà chết, bọn Tưởng- Phí theo nhau qua đời, khiến nước Thục đã khan hiếm nhân tài trở thành cạn kiệt tài năng chỉ một thời gian ngắn sau khi Khổng Minh qua đời.


Trẻ con không được xem kịch cổ điển

Sao lại cấm trẻ em xem kịch cổ điển? Ở tuổi từ 10-15 là tuổi bắt đầu có sự định hình nhân cách, lẽ ra cần khuyến khích trẻ em tìm đọc/xem các tác phẩm cổ điển thì Nhà hát Tuổi Trẻ lại cấm trẻ em vì lý do tự cho rằng khán giả dưới 15 tuổi không đủ hiểu biết để cảm nhận những lời thoại trong kịch cổ điển.

Đấy, một mặt thì người ta vẫn kêu than là sao trẻ con bây giờ chỉ cắm đầu vào truyện tranh mà không chịu đọc/xem các tác phẩm "đích thực", mặt khác lại cấm trẻ em xem kịch cổ điển vì cho rằng dưới 15 tuổi thì không cảm nhận được ngôn ngữ tác phẩm (và sau ngày sinh nhật thứ 15 thì bọn trẻ sẽ cảm nhận được?).

Đúng là việc để trẻ quá nhỏ xem kịch có thể không tốt tới không khí chung, như việc bọn trẻ khóc hay đòi cái này, cái kia. Nhưng hoàn toàn có thể cho phép trẻ trên 10 tuổi đi cùng bố mẹ hay người lớn đến xem kịch cổ điển, cũng là một cách để chúng làm quen với tác phẩm. Nếu cấm trẻ em dưới 15 tuổi đi xem kịch cổ điển thì liệu sắp tới, chúng ta có nên cấm luôn trẻ em dưới 15 tuổi đọc Schiller, Goethe, Shakespeare, Moliere... không, với lý do chúng không thể "cảm nhận" lời thoại trong tác phẩm? Và khi vở diễn này được chiếu trên TV, liệu truyền hình có nên gắn nhãn là cấm trẻ em dưới 15 tuổi xem, cho phù hợp với tinh thần khi công diễn?

Vở kịch Âm mưu và tình yêu: Vì sao cấm khán giả dưới 15 tuổi?

"Ông Trương Nhuận - Phó GĐ NH Tuổi trẻ cho biết, vở diễn không dành cho khán giả dưới 15 tuổi. Nếu như trước đây, NH Tuổi trẻ cũng từng “đóng” cho vở diễn “mác”: cấm khán giả vì nhiều lý do (với kịch thơ Hàn Mặc Tử là vì những cảnh “nóng” khỏa thân dưới ánh trăng, với kịch Quỷ nhập tràng là vì những màn diễn ma quỷ…) thì lần này, lý do lại thuần túy nghệ thuật: Tập cho khán giả thói quen thưởng thức những vở cổ điển đúng tính chất nghiêm túc của những vở diễn! Ông Trương Nhuận cho rằng, khán giả dưới 15 tuổi không đủ hiểu biết để cảm nhận những lời thoại trong kịch cổ điển, hơn nữa, sự có mặt của các em nhỏ trong rạp có thể ảnh hưởng tới việc thưởng thức những vở kịch này."

Entry for July 29, 2008

img


Một trong những mùa xuân

Cố Thành

Bên ngoài cửa sổ gỗ

Của tôi những luống cày

Con trâu

Và chiếc cày

Những tia sáng mặt trời

Chiếu lấp lánh qua hàng rào gỗ mỏng

Những cánh hoa xanh biếc

Bắt đầu uốn lượn

Giọt sương sợ hãi

Làm ướt cánh đồng ký ức

Bầy chim sẻ hoảng hốt

Nhìn chân trời xa xôi

Tôi sẽ làm việc

Chọn hạt giống từ giấc mơ

Để chúng lấp lóe trên tay

Và ném chúng xuống nước.

(Dịch từ One of My Springs, trong tập Nameless Flowers, Selected Poems of Gu Cheng”, translated by Aaron Crippen).




Tôi thở như cỏ xanh

Cố Thành

Tôi thở như cỏ xanh

Trên bờ sông cao ngất,

Hố nước thẳm dưới chân

Đen như lưng cá mực.

Dòng sông khe khẽ lượn

Tới những đụn cát xa

Những gợn sóng mỏng mềm

Ru mặt trời ngủ yên

Cánh rừng xanh lung linh

Đánh dấu đường của gió

Những bông hoa bé nhỏ

Tím ngắt những vành khăn

Lũ kiến chở theo cát

Chẳng muộn phiền vì yêu

Những chú ong dễ dãi

Hát vì những bông hoa.


Tôi thở như cỏ xanh

Mơ cho tới mùa xuân.

Tôi mong mình sẽ hát

Để nụ cười không tắt

(dịch từ I Can Breathe Like the Green Grass, trong tập Nameless Flowers, Selected Poems of Gu Cheng, translated by Aaron Crippen).

Entry for July 29, 2008



Không hiểu tờ Nhịp sống Trẻ là tờ báo nào mà nhố nhăng thế này!. Copy lại từ blog bác Rau Đắng.

Hichic, sao nhà văn Trang Như này vừa làm kế toán lại viết được 1 tập truyện ngắn mỗi tuần, kiếm 10-20 triệu mỗi tháng từ tiền viết văn mà mình lại chưa từng nghe đến tên của nàng nhỉ!. Ngưỡng mộ!

img
Photobucket


Monday, July 28, 2008

Entry for July 28, 2008

Năm nay (hay ngoái) có hai phim Tam Quốc: Tam Quốc Xích Bích và Tam Quốc Triệu Tử Long. Xích Bích thì chưa xem, chỉ đọc điểm phim ở một số blog thấy khen chê lẫn lộn, nhưng có vẻ vẫn đi vào con đường các phim chiến tranh hoành tráng và tình cảm sên sến (yêu hòa bình, ghét chiến tranh, làm tình trong chiến tranh....) như các phim chiến tranh cổ điển của Tàu khác (à mà gần đây có phim về chiến tranh của Phùng Tiểu Cương xem khá hay, nhưng chỉ thích đoạn đầu thấy bắn giết man rợ và rất thực, còn đoạn sau sên sến).
Phim Triệu Tử Long thì chán, mình vừa xem vừa phải tua cho nhanh, bỏ bớt những đoạn nhàm nhàm, vô nghĩa. Ghét nhất là cách các bác Tàu thích giáo dục trong phim, cứ lồng ý nghĩa này, ý nghĩa kia một cách thô thiển.
Phim Xích Bích của Ngô Vũ Sâm nghe nói thực ra chỉ là tiền Xích Bích, vì mới là tập 1, kết thúc phim khi trận chiến còn chưa diễn ra. Dù đọc review có lẽ không hay lắm nhưng vẫn cứ chờ xem trên mạng bao giờ có để download, hehe.
Hình như chưa có phim nào dựng từ Tam Quốc hay. Hồi xưa xem phim truyền hình Tam Quốc cũng chán chết. Trong khi Tam Quốc là một tiểu thuyết vào loại đỉnh nhất trong tiểu thuyết lịch sử.
Riêng về trận Xích Bích thì đây là một chiến dịch được mô tả đầy đủ, rõ nét, sinh động nhất trên các phương diện chính trị, ngoại giao, quân sự...với đầy đủ tất cả những gì có thể có từ chiến tranh: đấu trí, đấu mưu, đấu sức, Chu Du lừa Tào Tháo, Khổng Minh lừa Chu Du, Hoàng Cái khổ nhục kế với Tào Tháo, Tào Tháo nhũn nhặn kế với Quan Công...
Xem lướt qua truyện Tam Quốc trên mạng vnthuquan hay dactrung thấy bản đăng trên Net bị thiến hết thơ ca, quả là một sự chán. Hình như cả Tam Quốc tái bản ở hiệu sách bây giờ cũng bị cắt hết các phần thơ ở trong đó, và còn lược đi nhiều đoạn văn.
Đợt vừa rồi về VN, mình cũng định mua Đông Chu Liệt Quốc vì lâu không đọc cũng quên (Tam Quốc thì đọc nhiều quá nên vẫn nhớ tương đối) nhưng thấy chỉ có bản dịch của Mộng Bình Sơn, không thấy bản của Nguyễn Đỗ Mục, nên không mua. Thay vào đấy, mua cuốn Sử ký Tư Mã Thiên, bản bổ sung của Phan Ngọc, do NXB Lao Động và Trung tâm Đông Tây xuất bản. Bản này so với bản trước đó được bổ sung một số truyện như Hán Văn Đế Thế gia, Hung Nô Liệt truyện...Nhưng đến khi đọc thì cực kỳ khó chịu vì in sai tùm lum, trang nào cũng chi chít lỗi typo, mất đoạn này, thiếu đoạn kia, đến mức ảnh hưởng tới cả việc hiểu nội dung và diễn tiến câu chuyện.



Saturday, July 26, 2008

Entry for July 26, 2008

Cơn mưa lao xao
Nguyễn Ngọc Thiện

Cơn mưa lao xao đến bên dòng đời thì thào
Ta về nghe mưa khát khao
Bao năm qua đi ngỡ như mộng về thầm thì
Giọt mưa rơi rơi ướt mi

Ngày xưa có nhau trong đời
Làm đôi cánh chim tung trời
Uớc mơ, ôi sao đầy vơi !
Người nay cách xa muôn trùng
Từng đêm gối chăn lạnh lùng
Mưa đến khóc tình cay đắng.

Muốn nhờ cơn mưa che dấu trái tim tội tình,
Lối về trăm năm còn ai đi về với ai.
Nắng còn nơi đâu xin đến xóa tan đêm sầu
Có hạt mưa bay vương mãi trên bờ mi ai.
Muốn nhờ cơn mưa che khuất dấu xưa muôn trùng
Có hạt mưa bay vương vấn trên bờ mi ai.



yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Get this widget | Track details | \t\teSnips Social DNA ");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Friday, July 25, 2008

Entry for July 25, 2008

Tranh Tam Quốc tại Long Corridor (?) tại Di Hòa Viên, được vẽ thời vua Càn Long nhà Thanh.
Xem thêm các tranh khác về Nhạc Phi đại chiến quân Kim, cảnh Đào Nguyên, Trúc Lâm Thất Hiền ở đây.

Tam Anh chiến Lữ Bố

Image:3 heros - Lv Bu.jpg

Triệu Tử Long cứu Chúa tại Đương Dương, Trường Bản

Image:Zhaoyunfightsatchangban.jpg

Ải Hà Manh, Trương Phi đại chiến Mã Siêu

Image:Zhangfeifightsmachao.jpg

Nhạc Phi đại chiến quân Kim

Image:Battleofzhuxiancounty.jpg

Entry for July 25, 2008

Bác Tô Nhuận Vỹ đăng đàn trên talawas, gom chung bác Nguyễn Quang Lập vào với Nhã Ca, đảng Thăng Tiến...trong việc "DỰNG ĐỨNG những sự kiện của cuộc đời và hoạt động của các nhà văn nhà thơ" "... ở Huế như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Vàng Sao, Tô Nhuận Vỹ và ở Quảng Trị, Quảng Bình".

Bác Lập có vẻ rét nên hôm nay treo blast "Những entry nào trong blog của tôi đã bị xóa bỏ, đề nghị các blog khác nếu lỡ post lên thì xóa đi ngay cho, không có chuyện gì hết, chỉ vì tôi muốn thế."

Đây là mấy đoạn bác Lập mô tả bác Vĩ (bản gốc đã bị xóa, xem cache ở đây).

"Về khoản sến, Chu Lai còn gọi anh Tô Nhuận Vĩ bằng ông nội. Anh cứ nói đi nói lại mỗi công thức trời Huế trong mắt em, ôi... Núi Ngự trong mắt em, ôi... Sông Hương trong mắt em, ôi... Thế mà gái chết như rạ. Tài. Anh có bài lết bằng đầu gối rất kì khu. Một hôm mình thấy anh lết từ đầu hành lang đến cuối hanh lang, hai đầu gối nhoay nhoáy, mắt ngước lên đầy thành kính như ngước lên tượng thánh, nói những lời rên rỉ với cô kế toán cơ quan anh mà anh là thủ trưởng. Anh lết 10 cô nhất định có cô động lòng....

Cô T. muốn có con với anh. Anh viết thư cho cô: anh hình dung con chúng mình sẽ..ôi!, con chúng mình sẽ...ôi! Đến khi cô T. có chửa, anh lết cả chục lần xin cô bỏ cái thai đi.

Cô T. bỏ cái thai và coi anh là kẻ thù. Anh đập đầu khóc lóc rồi gạt nước mắt đi vào hội thảo, đọc một bài tham luận về đổi mới văn chương, ai cũng xót xa về thực trạng văn học nước nhà, tất nhiên trừ cô T.

Năm 1989 chia tỉnh, mình ra Quảng Trị. Chẳng ngờ cái bàn làm việc của mình lại là cái bàn làm việc của anh Vĩ trước đây. Mình lôi trong học bàn ra, đầy thư cô T. gửi cho anh. Lá thư cuối cùng là một mảnh giấy gói một nhúm lông cô T. đã cạo hết của cô gửi anh trước khi bỏ Huế đi Sài Gòn, kèm theo dòng chữ: Đời tôi, tôi chỉ căm thù hai kẻ: Đế quốc Mỹ và Tô Nhuận Vĩ! Mình điện gọi cho anh, anh nói: Ây ây đừng vứt, kỉ niệm đấy, kỉ niệm đấy! Ngày sau anh ra liền. Mình đưa nhúm lông cho anh. Anh cầm, không nhắc gì đến cô T., sôi nổi nói các vấn đề tồn tại của chia tỉnh và nhập tỉnh, sai lầm xét về phương diện kinh tế, sai lầm xét về phương diện văn hoá...

Anh nói say sưa như không hề nhớ trên tay anh đang cầm nhúm lông! "


Tô Nhuận Vỹ
Tính trung thực của nhà văn


"Từ cuối tháng 6 /2008, trên mạng Internet, cùng lúc có những bài viết về nhiều nhà văn, nhà thơ ở Huế như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Vàng Sao, Tô Nhuận Vỹ và ở Quảng Trị, Quảng Bình. Các bài viết được đăng tải trên các báo điện tử nước ngoài (hoặc sách in ra được các tờ báo đó đưa lên mạng), cả trên tờ báo của một tổ chức chống nhà nước Việt Nam cực đoan nhất. Và trên blog của một số nhà văn trong nước (được một số báo điện tử nước ngoài nối mạng sau đó). Mục đích khác nhau nhưng các bài đó, tạm xếp vào hai loại, có một điểm giống nhau: DỰNG ĐỨNG những sự kiện của cuộc đời và hoạt động của các nhà văn nhà thơ này.

Loại thứ nhất: Loại này công khai thái độ chống cộng cực đoan, bịa đặt một cách “đàng hoàng”, với cả sự “hãnh diện” không giấu diếm khi tạo ra, khi dựng đứng từ lý lịch cá nhân, từ quê quán, từ giọng nói, từ thời gian, từ hoạt động trong quá khứ… của đối tượng bị dựng đứng. Đó là Nhã Ca tiếp tục bịa đặt, dựng đứng về Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân về “vụ Mậu Thân” ở Huế (xem website http://www.nhandanvietnam.org/view.php?storyid=642). Đó là sự bịa đặt, dựng đứng về Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Vàng Sao trên website của cái gọi là Đảng Thăng Tiến khi họ chống loạt bài tôi trao đổi về nhà văn Việt Nam trong và ngoài nước cần hợp sức, cần đồng tâm góp phần vào hoạt động hoà giải hoà hợp dân tộc đăng trên talawas cuối năm 2007.

Thái độ chính trị có thể khác nhau, thậm chí chống đối nhau, nhưng sự bịa đặt, dựng đứng, không nói thành có, trắng nói ra đen, cho dù là ở lãnh vực chánh trị, về cá nhân con người, là quá chừng xa lạ với phẩm chất trung thực của người cầm bút.

Loại thứ hai: Những nhà văn này công khai và vui vẻ nhận rằng “thêm bớt cho sinh động thôi mà” khi viết bất cứ chân dung nào. Công khai, vui vẻ “bịa cho vui thôi mà” nên một suýt thành trăm, không nói thành có và thậm chí trắng biến thành đen. Họ không có ác ý nhưng hậu quả là cực kỳ ác đối với gia đình và xã hội mà “người bạn thân thiết” của họ đang sống. Bởi vì chuyện họ đem ra chế biến, làm xiếc bằ
ng chữ nghĩa và tài hài hước sẵn có, toàn là chuyện liên quan tới phẩm chất và cuộc sống riêng tư của con người mà gần như những chuyện họ dựng đứng đều có thể kiện ra toà án dân sự. Khi gặp phản ứng thì họ cũng vui vẻ, chân thành nữa, nhận lỗi. Nhận lỗi nhiều lần. Nhưng ngay sau đó lại tiếp tục bịa chuyện một cách ngon lành, khiến người đọc ớ ra: a, cha ni hết khả năng trung thực rồi ư? Nếu quả thật tài năng biến báo và hài hước của họ không đem ra thi thố thì quá phí và quá ngứa ngáy trong người họ thì lẽ ra họ nên học dân Vĩnh Hoàng và dân Gabravo tự trào mình. Nhưng việc đó thì họ không bao giờ làm. Họ chỉ đùa cho vui trên đau buồn của người khác thôi.

Đó là một thói quen quá xa lạ với phẩm chất trung thực của một nhà văn.

Cả hai loại kể trên, dù mục đích khác nhau, đều là thói quen mà người Huế nói là THÓI QUEN VÔ HẬU.

© 2008 talawas"



Entry for July 25, 2008

Lạ thật. Báo CAND lại có bài tóm tắt biên khảo của Lâm Lễ Trinh về ông Diệm. TS. Lâm Lễ Trinh từng là Bộ Trưởng Nội vụ dưới chính quyền ông Diệm, sau này ra hải ngoại hay viết các bài biên khảo về chiến tranh Việt Nam trên báo chí hải ngoại. Ông này nhìn chung viết được hơn so với đa số người cùng thời, tuy chống cộng nhưng vẫn khá tôn trọng lịch sử, ít bóp méo nó như một số tác giả hải ngoại viết biên khảo chính trị- lịch sử khác.

Nhưng việc báo CAND đăng lại những ý lượm từ biên khảo của ông Lâm Lễ Trinh này thì hơi lạ bởi ông ta là một gương mặt chống cộng khá quyết liệt. Ông Trinh cũng nằm trong số những người trung thành với ông Diệm và có lẽ vì thế, từng bị trang Giao Điểm tấn công (người Hòa Hảo chắc cũng ghét ông này vì ông ta từng giữ quyền công tố trong phiên tòa kết án tử hình tướng Ba Cụt Lê Quang Vinh). Bài báo trên CAND không nêu rõ thân thế ông này mà chỉ nói "tác giả Lâm Lễ Trinh".

Bài trên CAND:
Ngô Đình Diệm trong mắt những người cùng thời: Quan lại cực đoan.

Có lẽ CAND căn cứ vào bài này (có thể bị firewall).

Chín Năm Bên Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Thursday, July 24, 2008

Entry for July 24, 2008

Sách đọc gần đây.

1. Đọc Mở rộng phạm vi đấu tranh của bác Houlebecq (chắc chắn viết sai, không bao giờ nhớ được tên bác này) do Thuận dịch, cứ hình dung ra Thuận. Hoặc cũng có thể giọng văn bác H. cuốn này cũng tưng tửng như giọng văn Thuận. Cuốn này có thể đổi tên là Nhật ký một ca trầm cảm.
Nghi bác H. viết cuốn này theo lời khuyên bác sĩ tâm lý để chữa bệnh trầm cảm lắm. Hình như cuốn Zeno's Conscience của bác Italo Sveno cũng được viết theo cách đó. Cuốn Mở rộng phạm vi đấu tranh này mỏng, đọc vèo một buổi chiều là hết. Nội dung là nhật ký của một anh trầm cảm, một công chức chán chường, chẳng có gì nổi bật, và hai năm không có sex. Và cái đau lòng của anh ta, nói theo cách của tác giả, là cái đau lòng một con đực tầm thường và bị loại ra khỏi cuộc cạnh tranh tình dục là nhìn cảnh các con đức hấp dẫn khác roạp hết các con cái ngon lành. Nhưng anh ta còn chưa đến nỗi bĩ cực như gã bạn đồng hành, xấu giai khủng khiếp, đến nỗi gái nhìn vào là kinh tởm và đến 28 tuổi vẫn còn tân vì anh ta không muốn sex phải trả tiền (khi đọc đoạn này tự nhiên nhớ tới một vài cô gái xấu kinh khủng mà mình từng gặp và nghĩ đời thật bất công với một số người). Cuốn này khá hay nhưng không sâu lắm, chỉ như bản phác các ý tưởng của tác giả.

2. Tập truyện ngắn Lần đầu tiên của Nguyễn Nguyên Phước. Tôi thích cuốn này hơn tập truyện ngắn trước của Phước, thấy cuốn này viết chặt chẽ và gọn gàng hơn, nhiều truyện hay (nhưng cũng có nhiều truyện đọc lên chả hiểu gì). Truyện của Phước cũng có thể gọi là Những câu chuyện về những ca trầm cảm- có thật và tưởng tượng. Trong tập truyện này có sự ám ảnh của cái chết. Cái chết có mặt ở hầu hết các truyện: cái chết của người thân (nhiều nhất), của người lạ hay người không thân nhưng không lạ, và cả cái chết tưởng tượng của mình- hay là sự đánh mất bản thể, ví dụ như trong một truyện cực ngắn, nhân vật tôi mơ thấy mình có quyền năng siêu phàm trong giấc mơ, muốn làm gì cũng được nhưng chỉ với điều kiện, đó là không thể ra khỏi giấc mơ- chi tiết này làm tôi nhớ tới phim Waking Life, một bộ phim về những giấc mơ bất tận (hoặc là về cái chết). Chẳng phải Hamlet cũng từng bảo cái chết chỉ là ngủ thôi, chỉ có điều mình sẽ không biết có giấc mơ không, và không thể thoát khỏi giấc mơ ấy (đoạn này Shakespeare nếu thức khỏi giấc mơ có lẽ sẽ mắng mình vì nhét lời vào miệng ông ấy, hay miệng Hamlet qua miệng ông ấy. Hay thực ra là Hamlet đã nhét lời vào miệng Shakespeare chứ không phải ngược lại?).

Quay lại tập truyện của Nguyên Phước thì như đã nói, cái chết là một nhân vật trong tập truyện này (hình như tôi có đọc thấy ý như vậy ở blog bạn Nhị Linh). Cùng với cái chết là ám ảnh về sự đánh mất ký ức. Những điều nhàn nhạt trong cuộc sống trong truyện của Phước cũng trở thành những ám ảnh mệt mỏi, chỉ như sự chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của cái chết. Nhân vật chính trong truyện Hội thảo ở đảo... đối mặt với cái chết, và tỉnh dậy với quyết tâm mạnh mẽ để sống cho ra sống, nhưng rồi lại tiếp tục trôi theo sự nhàn nhạt của cuộc sống, như thể không còn khả năng sống thực sự. Truyện ngắn của Phước cũng có thể gọi là vật vã tuổi 30, nhất là tuổi 30 cô độc- sự cô độc phần nhiều do bản tính, như là một sự tự kết án. Phước viết về cuộc sống nghiên cứu sinh ở nước ngoài cũng rất hay, từ truyện ngắn đầu tiên "Tâm trạng khi điên" cho tới truyện "Hội nghị ở đảo...." này.

Truyện ngắn được lấy tên làm tên chung cho cả tập- Lần đầu tiên- kể về lần đầu tiên làm tình của một nhân vật với một cô gái điếm. Mọi sự không có gì đặc biệt, đúng như cái thông lệ trong văn học về lần làm tình đầu tiên: cô gái nhàu nhĩ, bụng dưới hơi xệ, phòng trọ tối tăm bẩn thỉu, lần đầu tiên xuất tinh rất nhanh....Cái khác biệt là sau đó anh chàng khóc, khi cô gái hỏi tại sao thì anh nói "Bố tôi mới mất". Đó là chi tiết khiến cho lần đầu tiên ấy khác với rất nhiều lần đầu tiên khác, và tạo ra một ấn tượng khó quên với người đọc.

3. Tập truyện ngắn của 4 cây bút nữ: Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ. Nói thật là tuy nghe danh các cây bút này từ lâu nhưng mình gần như chưa đọc tác phẩm của họ bao giờ, ngoài vài truyện ngắn của Vàng Anh đọc từ lâu lâu. Giờ mới đọc tuy sách có trong nhà từ lâu rồi. Đọc truyện ngắn của Vàng Anh thấy thật sự thán phục chị này, cảm giác là một người rất thông minh, tinh tế, sắc sảo nhưng cũng rất nữ tính. Tiếc là Vàng Anh giờ không còn viết truyện ngắn nữa mà chuyển sang viết tản văn và thơ. Nói thực đọc tản văn của Thảo Hảo, tuy vẫn thấy tác giả thông minh, sắc sảo nhưng vẫn cảm thấy nó thiếu hơi, vẫn những chuyện ai cũng biết và cách kể kiểu ngụ ngôn của chị có thể khiến nó hấp dẫn và được nhiều người ưa chuộng nhưng chẳng mới mẻ gì về nội dung và sức khơi gợi cả. Ví dụ cái tản văn Thỏ Bông Thỏ Biếc gì của Vàng Anh cứ 8/3 nào là thấy được post đầy chỗ nhưng đọc mãi mình vẫn chẳng hiểu bài đấy có gì hay ho cả.
Ba chị kia thì chưa đọc đến phần truyện của họ nên miễn bàn.

4. How Fiction Works, tập tiểu luận (chính xác hơn thì là 1 tiểu luận chia thành nhiều đoản văn) của James Wood, nhà phê bình văn học phụ trách mục Sách trên tờ New Yorker (trước đó ở New Republic). Cuốn này rất đáng đọc, nếu được dịch ra ở VN thì cũng rất hay. James Wood viết cô đọng, dễ hiểu nhưng vẫn rất sắc sảo. Bạn nào quan tâm có thể đọc các bài điểm cuốn này (bằng tiếng Anh) trên rất nhiều báo chí nước ngoài. James Wood cho rằng văn học hư cấu hiện đại được bắt đầu từ Flaubert (so sánh với Kundera: Kundera cho rằng bắt đầu tất tần tật là ở Cervantez), và tất cả những người khổng lồ khác từ cuối thế kỷ 19 tới nay đều đứng trên vai Flaubert hết, kể cả Tolstoy, Dostoevsky... James Wood cũ
ng tỏ ra không mấy ưa văn học hậu hiện đại, cho rằng nó chẳng có gì mới mẻ, những ý tưởng tương tự đã có trong văn học thế kỷ 17-18, và ít tác giả hậu hiện đại thực sự viết hay. Nói chung James Wood có phần ưa thích văn học hiện đại hơn là hậu hiện đại. Trong các tác giả gần đây, ông ca tụng Saul Bellow nhất, Philip Roth, Cornac McCarthy và Ian McEwan cũng được khen ngợi, còn các bác như John Updike (là đồng nghiệp điểm sách trên New Yorker, hehe) thì còn được lấy ra để làm ví dụ cho việc viết văn tồi.

Entry for July 24, 2008

Xung quanh chuyện tăng giá xăng, có bài này của Phương Loan (một nhà báo trẻ nhưng viết sắc sảo) trên Tuanvietnam là đáng đọc hơn cả. Trong khi hầu hết các bài báo khác chỉ xoay quanh việc cố lý giải tại sao cần phải tăng (vâng, và họ chỉ hăm hở lý giải như thế sau khi giá xăng đã tăng) thì bài này đặt vấn đề về lòng tin của người dân. Đáng chú ý là các ý kiến của ông Quang A thẳng thắn đặt vấn đề là lòng tin của người dân đã bị xói mòn bởi "những chính sách thiếu nhất quán của Chính phủ trong thời gian gần đây".

Tuy không có báo nào dám nói tới việc Chính phủ thay đổi chính sách không một lời giải thích và âm thầm xóa dấu vết của các tuyên bố không giữ được trước đây, nhưng hình như đây là bài duy nhất trên báo chí chính thống (mà tôi biết) có ý kiến rằng Chính phủ đang làm xói mòn lòng tin nhân dân bởi các chính sách thiếu nhất quán (nói nôm na là bội tín) của mình. Ngay đoạn sa-pô của bài báo cũng có tính phê phán các động thái mâu thuẫn của chính phủ.

"
Tuy nhiên, mức tăng khá mạnh tới 31%, trong bối cảnh Chính phủ vừa tuyên bố giữ giá các mặt hàng thiết yếu đến hết 2008 lại một lần nữa, đặt ra thách thức đối với các nhà điều hành làm sao giữ được lòng tin của người dân và DN, thuyết phục họ cùng chia sẻ, hợp lực với Chính phủ vượt qua khó khăn "

Thực ra tôi không phản đối tăng giá xăng. Ngay cả việc Chính phủ từng hứa không tăng giá nhưng rồi lại buộc phải tăng giá cũng còn có thể chấp nhận được (như việc nhiều Chính phủ từng hứa hẹn không phá giá rồi sau đó phải phá giá) cho dù việc đó nên hết sức tránh vì nó làm xói mòn giá trị lòng tin vào sự nhất quán của chính sách. Nhưng việc thay đổi chính sách không một lời giải thích lý do, và âm thầm xóa bỏ những dấu vết của những tuyên bố chính sách trước đó thì thật quá tệ và đáng xấu hổ. Và tôi nghĩ bản thân việc đó mới thực sự đánh dấu mức độ bất tín về chính sách, khi bất cứ những gì từng phát biểu đều có thể nhào nặn, xóa sổ như chưa từng có (tự nhiên liên tưởng tới dịch vụ vá trinh, hình như khá tấp nập trong thời gian gần đây).

Và một lần nữa, chúng ta lại có niềm tin rằng việc tăng giá xăng là cần thiết và đúng đắn, đúng với bản chất một nền kinh tế thị trường, cũng như cách đây nửa tháng chúng ta từng tin rằng việc không tăng giá xăng là cần thiết và đúng đắn trên mặt trận cam go chống lạm phát. Hoan hô thứ trưởng Bùi Xuân Khu, một người Việt điển hình.


Giá xăng tăng và thách thức lòng tin

"Theo ông Quang A, "lúc này, vấn đề tâm lý, niềm tin trở thành một nhân tố quyết định đến việc hình thành giá cả hàng hóa và mục tiêu chống lạm phát của Chính phủ".

"Chính phủ nên có những lí giải minh bạch về bước đi vừa rồi của mình để nhằm "cứu vãn" và "củng cố" niềm tin của người dân, DN và người tiêu dùng, vốn bị những chính sách thiếu nhất quán của Chính phủ trong thời gian gần đây làm xói mòn".

Ông đơn cử, Chính phủ cần làm rõ, việc tăng giá xăng 31% như vậy sẽ tác động như thế nào đến giá thành vận tải, ảnh hưởng ra sao đến giá lương thực thực phẩm và các mặt hàng khác? Nêu biểu tính toán, cung cấp con số và giải thích cho người dân, để họ có lòng tin và có cơ sở soi chiếu vào DN, không để họ nhân cớ tăng giá xăng dầu mà "tát nước theo mưa".

"Minh bạch thông tin là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để giữ lòng tin", ông A nói.

Nhà nước cũng cần minh bạch các chính sách và cơ chế hỗ trợ cho người nghèo, người yếu thế... để họ vượt qua khó khăn. Ông Tuyển khẳng định, việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn là chủ trương của Nhà nước và Nhà nước dành túi tiền cho việc đó. Vấn đề còn lại là cơ chế thực thi ở các cấp địa phương, để người dân tiếp cận dễ dàng hơn.

Và khi đó, người dân, doanh nghiệp sẽ cảm thông và chấp nhận chịu đựng khó khăn, hợp lực cùng Chính phủ vượt bão."

Wednesday, July 23, 2008

Entry for July 23, 2008

Khó chịu với các bạn evan quá.

Hôm trước, tờ này đăng tin "50 sách văn học dịch hay nhất nửa thế kỷ qua tại Anh", người đăng tin là Thoại Hà và tương ngay câu này ở sapo:

"Trong danh sách 50 tác phẩm văn học nước ngoài dịch sang tiếng Anh được bình chọn là hay nhất trong 50 năm qua vừa được Hiệp hội Dịch giả (thuộc Hội nhà văn Anh) công bố, "Nỗi buồn chiến tranh" của Việt Nam đứng thứ 37."
Nhưng nếu chỉ cần xem lướt nội dung list thì sẽ thấy ngay danh sách 50 cuốn này được xếp theo thứ tự thời gian xuất bản của bản tiếng Anh, chứ không phải theo thứ tự cao thấp.



Nếu đọc cách các bạn dịch list thì còn thấy nhiều cái sai, ví dụ ngay từ cuốn đầu: Exercises in Style
của Raymond Queneau được chú thích là tập sách bàn về kỹ thuật viết văn; Discipline and Punish của Michel Foucault được chú thích là tiểu thuyết, trong khi chỉ cần google là cũng ra thể loại chính xác của các cuốn này.

Ngay cả cái tiêu đề bài viết cũng sai, chính xác là 50 tác phẩm văn học nước ngoài dịch sang tiếng Anh xuất sắc nửa thế kỷ qua(bản gốc ở đây) chứ không phải "
50 sách văn học dịch hay nhất nửa thế kỷ qua tại Anh". Tiếng Anh chứ không phải ở Anh.

Thôi cũng là một lần sai, nhưng sai trong báo chí Việt Nam là chuyện quá phổ biến rồi, cũng tặc lưỡi bỏ qua được. Nhưng đến bài này thì lại thấy các bạn lặp lại cái sai đó một cách rất hùng hồn. Người viết bài này ký tên là Lưu Hà chứ không phải bạn Thoại Hà ở bài viết kia (nhưng thực ra là mấy người thì cũng chịu, báo chí Việt Nam củ chuối nhất ở đoạn thoải mái bút danh trong khi nhà báo Tây, ai cũng viết bài bằng tên thật mình.)

'Nỗi buồn chiến tranh' được Mỹ mua bản quyền dựng phim

"Mới đây, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh cũng lọt vào top 50 tác phẩm văn học nước ngoài dịch sang tiếng Anh hay nhất trong nửa thế kỷ qua. Ở vị trí thứ 37, cuốn sách được đứng chung với những kiệt tác lớn của thế giới như Cái trống thiếc (Günter Grass), Nghệ nhân và Margarita (Mikhail Bulgakov), Chiến tranh và Hòa bình (Leo Tolstoy), Trăm năm cô đơn (Gabriel Garcia Marquez)."

Tờ evan càng ngày càng chán, giờ toàn khai thác các chuyện rẻ tiền kiểu Salman Rushdie đang cặp với em nào, Naipaul phụ bạc tình nhân ra sao trong khi những bài bình luận nghiêm túc về tác giả, tác phẩm thì hầu như không có (mà các bài đó thiếu gì trên Net nếu muốn dịch ra, chẳng qua vì các bạn lười, dịch đoạn tin về người tình của Salman Rushdie sẽ dễ hơn và ít sai hơn nhiều so với việc dịch một bài điểm sách hay phê bình của James Wood trên New Yorker hay Michiko Kakutani trên New York Times.

Entry for July 23, 2008

Bài của anh Giang Lê trên Minh Biện, trong đó anh tính toán ảnh hưởng của giá xăng tới việc tăng giá một số ngành hàng có tỷ lệ tiêu dùng xăng cao và đưa ra kết luận việc tăng giá xăng sẽ làm tăng CPI thêm 1.47% trong tháng mấy. Tỷ lệ này cũng gần giống với con số ước tính của ông Lê Đăng Doanh là 1.5%.
Cũng cần nói thêm là mức tăng này còn chưa kể tới yếu tố tâm lý và yếu tố tâm lý lại chịu ảnh hưởng từ lòng tin của người dân và lòng tin thì cũng bị hao hụt đi khá nhiều quanh những nhập nhằng quanh chuyện tăng giá xăng này.

Tuesday, July 22, 2008

Đạo đức báo chí

Shame, shame, shame, shame!
Sao một số tờ báo có thể vô đạo đức như thế. Khi đọc bài trên blog của bác Dong A có nhắc tới việc một số tờ báo sửa bài viết trong đó xóa lời khẳng định không tăng giá xăng của Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu, tôi còn chưa thực sự tin lắm, thử tìm thì thấy đúng là như vậy. Mới kiểm tra bài trên Vnexpress, không biết có hiện tượng tương tự ở các tờ khác như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VNN không.

Đây là một bài trên Vnexpress bản ban đầu, Google vẫn còn lưu cache ở đây.

Ảnh chụp
img



Đây là bản hiện tại

Đoạn ý kiến của ông Khu đã bị cắt bỏ.

img




Sự dối trá này là từ đâu, do Chính phủ bắt các báo sửa tin hay do các báo sợ nên tự sửa. Dù sự dối trá và vô sỉ này từ đâu thì đó cũng là sự dối trá và vô sỉ có phần đóng góp của báo chí, cụ thể ở đây là tờ Vnexpress.
Chưa có thời gian kiểm tra xem có hiện tượng sửa bài này ở các báo lớn khác không?.

Ở đây đặt ra hai vấn đề: thứ nhất là sự bất tín của Chính phủ khi không giữ cam kết đưa ra, sự bất tín này còn có phần gần với sự lừa dối nhân dân bởi chỉ trước thời điểm tăng giá hai tuần, thứ trưởng Bộ Công thương vẫn khẳng định không tăng giá; thứ hai là sự vô đạo đức nghề nghiệp, lừa dối bạn đọc của tờ Vnexpress (và có thể không chỉ Vnexpress) khi trí trá, sửa tin, xóa đi phát biểu không tăng giá của ông Khu. Thật đáng xấu hổ khi tờ báo điện tử lớn nhất Việt Nam lại làm một việc như vậy. Còn nhớ cách đây không lâu, mục poll về sát nhập Hà Nội của tờ này đã thành một trò hề thảm hại, một ví dụ thô bạo về việc thao túng dư luận thông qua phương tiện truyền thông.

Nhân vật chính
Winston Smith i trong tác phẩm 1984 của George Orwell làm ở Bộ Sự thật. Công việc hàng ngày của anh là sửa chữa văn kiện, báo chí, gạch xóa các thông tin không hợp thời để "làm lại lịch sử" cho phù hợp định hướng hiện tại của Đảng, kiểu như tên Emmanuel Goldstein (hay Hoàng Văn Hoan, hay Trosky) luôn là tên phản bội, hay nước Eastasia hôm trước vừa chiến tranh với ta, thực ra từ xưa tới nay vẫn là hàng xóm môi hở răng lanh, láng giếng hữu hảo, cùng chung vận mệnh hướng đến tương lai. Trong xã hội ta, nghề này hẳn vẫn còn đắt hàng lắm.

Tìm bài gốc trên website chinhphu.vn không còn, chỉ có bài trên trang Web Bộ Ngoại giao, không biết sắp tới có bị xóa nốt không.

img

Bản đã sửa trên website Chính phủ.


Chú ý đoạn này "
Từ đầu cầu Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bùi Xuân Khu khẳng định, trong 6 tháng cuối năm 2008, không tăng giá các mặt hàng xăng dầu, điện, than, sắt thép và phân bón; đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp đủ phân bón, điện, than, giấy, thép cho thị trường để không gây sốt giá, hàng hóa vào cuối năm."

đã được sửa thành:

"
Từ đầu cầu Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bùi Xuân Khu yêu cầu, trong 6 tháng cuối năm 2008, các doanh nghiệp cung cấp đủ phân bón, điện, than, giấy, thép cho thị trường để không gây sốt giá, hàng hóa."


img


+ Update: Nội dung trên link ở trang web Bộ Ngoại giao cũng đã bị đưa vào hòm, chỉ còn lại bản cache trên Google ở đây.


Entry for July 22, 2008


Uống rượu
Wislaswa Szymborska


Chàng nhìn tôi, trao cho tôi cái đẹp
và tôi lấy nó của riêng mình.
Hạnh phúc, tôi nuốt một vì sao.

Tôi để chàng tạo ra tôi
từ phản ảnh bóng tôi trong mắt chàng.
Tôi nhảy, tôi nhảy
với đôi cánh bất chợt thênh thang.

Chiếc bàn là chiếc bàn, rượu là rượu
ở trong ly, và ly là ly
nằm trên bàn,
nhưng tôi là một bóng ma,
bóng ma không thể tin được,
bóng ma tới tận cội rễ.

Tôi nói với chàng điều chàng muốn nghe
- về những con kiến
chết bởi tình yêu
dưới chùm bồ công anh.
Tôi thề rằng nếu được vẩy rượu,
bông hồng bạch sẽ cất tiếng hát.

Tôi cười, và xoay khẽ đầu
như đang thử tạo vật mới sinh.
Tôi nhảy, tôi nhảy
với làn da kinh ngạc, trong vòng ôm
đã tạo ra tôi.

Eve sinh từ xương sườn
Venus hiện hình từ bọt biển
Minerva đến từ đầu của Zeus
Họ đều có thật hơn tôi.

Khi chàng không nhìn tôi,
tôi tìm kiếm bóng hình mình trên tường.
Tất cả những gì tôi thấy
là một chiếc đinh
trên đó từng có một bức tranh.


Drinking Wine

Wislaswa Szymborska

Translated from the Polish by Joanna Trzeciak

He looked at me, bestowing beauty,
and I took it for my own.
Happy, I swallowed a star.

I let him invent me
in the image of the reflection
in his eyes. I dance, I dance
in an abundance of sudden wings.

A table is a table, wine is wine
in a wineglass, which is a wineglass
and it stands standing on a table
but I am a phantasm,
a phantasm beyond belief,
a phantasm to the core.

I tell him what he wants to hear—
about ants dying of love
under a dandelion's constellation.
I swear that sprinkled with wine
a white rose will sing.

I laugh, and tilt my head
carefully, as if I were testing
an invention. I dance, I dance
in astounded skin, in the embrace
that creates me.

Eve from a rib, Venus from sea foam,
Minerva from the head of Jove
were much more real.

When he's not looking at me,
I search for my reflection
on the wall. All I see
is a nail on which a painting hung.


DRINKING WINE

Wislawa Szymborska

translated by Grazýna Drabik and Sharon Olds

He looked, and gave me beauty,
and I took it as if mine.
Happy, I swallowed a star.

I allowed myself to be
invented in the likeness
of the reflection in his eyes.
I am dancing, dancing
in the flutter of sudden wings.

A table is a table,
wine is wine in a glass
that is just a glass and stands
standing on a table. While
I am imaginary
to the point of no belief,
imaginary
to the point of blood.

I am telling him
what he wants to hear: ants
dying of love under
the constellation of the dandelion.
I swear that a white rose,
sprinkled with wine, sings.

I am laughing, tilting
my head carefully
as if checking an invention.
I am dancing, dancing
in astonished skin, in
an embrace that creates me.

Eve from a rib, Venus from sea-foam,
Minerva from Jove’s head —
all were more real than I.

When he stops looking at me
I search for my reflection
on a wall. And I see only
a nail from which a picture
has been removed.

Entry for July 22, 2008

Theo bài này của Giám đốc Thương mại và Nông nghiệp tổ chức OECD thì việc sản xuất bio-fuels (nhiên liệu sinh học được làm từ cây nông nghiệp) đóng góp tới 60% lượng tăng tiêu dùng ngũ cốc và dầu thực vật trên thế giới, và vì vậy đóng góp đáng kể tới khủng hoảng lương thực.
Theo một báo cáo nội bộ của World Bank được tờ The Guardian đưa tin thì sản xuất biofuels đóng góp hơn 70% mức tăng giá lương thực thời gian qua. Trong khi đó chính phủ Mỹ thì chỉ cho rằng việc nước này trợ cấp cho sản xuất ethanol từ ngũ cốc chỉ đóng góp chừng 3% cho cuộc khủng hoảng lương thực vừa qua.
Trong khi đó theo Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) thì biofuels đóng góp chừng 30% mức tăng giá lương thực.
Như vậy, có thể thấy trách nhiệm của nước Mỹ là rất đáng kể trong cuộc khủng hoảng lương thực thời gian qua, trong việc trợ giá để nông dân trồng ngô nhằm sản xuất nhiên liệu.

Sunday, July 20, 2008

Entry for July 20, 2008

Không che đậy

Wislawa Szymborska


Chúng ta ở đây, đôi tình nhân trn trung,

Đẹp trong mắt nhau- và thế là đủ-

Những chiếc lá trên mi mắt

Là tất cả những gì che đậy

Chúng ta nằm, giữa đêm thăm thẳm.

Nhưng chúng biết về hai ta, chúng biết,

Bốn góc tường, và lò sưởi kế bên

Bóng tối biết, chiếc bàn cũng biết

Cho dù chúng giữ lại lặng yên.

Những chiếc tách đều hiểu

Tại sao trà lại lạnh

Và ông già Swift biết

Sách ông đang để lật.

Ngay cả những con chim cũng biết:

Em thấy chúng viết trên bầu trời

Rõ ràng và lảnh lót

Cái tên em vẫn gọi anh.

Còn những cái cây? Anh hãy kể em nghe

Những lời chúng thì thào bất tận?

Ngọn gió cũng có thể biết

Nhưng sao gió biết là điều bí mật

Con bướm đêm ngoài rèm khiến chúng ta ngạc nhiên

Đôi cánh nó vẫy nhẹ. Anh hãy nhìn

Chặng đường bay lặng lẽ của nó

Uốn thành những đường viền bướng bỉnh

Có thể nó thấy những gì mắt chúng ta không thể nhìn

Bằng giác quan côn trùng bẩm sinh

Em không cảm thấy, anh cũng không thể biết

Phải trái tim chúng mình tỏa sáng trong đêm?



OPENNESS

by Wislawa Szymborska img

translated by Joanna Trzeciak


Here we are, naked lovers,
beautiful to each other—and that's enough.
The leaves of our eyelids our only covers,
we're lying amidst deep night.

But they know about us, they know,
the four corners, and the chairs nearby us.
Discerning shadows also know,
and even the table keeps quiet.

Our teacups know full well
why the tea is getting cold.
And old Swift can surely tell
that his book's been put on hold.

Even the birds are in the know:
I saw them writing in the sky
brazenly and openly
the very name I call you by.

The trees? Could you explain to me
their unrelenting whispering?
The wind may know, you say to me,
but how is just a mystery.

A moth surprised us through the blinds,
its wings in fuzzy flutter.
Its silent path—see how it winds
in a stubborn holding pattern.

Maybe it sees where our eyes fail
with an insect's inborn sharpness.
I never sensed, nor could you tell
that our hearts were aglow in the darkness.




Entry for July 19, 2008

Trong khi xem phim The Dark Knight, tôi hầu như hoàn toàn bị cuốn hút bởi nhân vật The Joker với diễn xuất xuất sắc của Heath Ledger. Nhưng đến khi nghĩ lại thì nhân vật thực sự của phim vẫn là Batman, chàng hiệp sĩ của bóng tối.

Điều khiến Batman khác hẳn các superhero khác có lẽ là ở một niềm tin vào sứ mệnh của anh. Và đó cũng là điều khiến hai tập phim Batman của Nolan đi ra ngoài phạm vi của một phim giải trí superhero để thành những bộ phim có ý nghĩa triết lý về cuộc sống, về con người, về những tình thế con người phải lựa chọn. Batman là một superhero đặc biệt hơn cả, ở anh không có khả năng gì siêu nhiên, anh chỉ là một con người bình thường và trở thành siêu nhân từ những nỗ lực của mình, sự run rủi của số phận (trong đó là cả những bất hạnh).

Càng nghĩ càng thấy Batman giống với hình tượng Jesus, cả ở những niềm tin (conviction) của anh, ở ước mong cứu vãn Gotham, thành phố bệnh tật và tối tăm, ở cả niềm tin không bao giờ lấy đi tính mạng người khác cho dù đó là ai, và sẵn sàng hy sinh vì người khác. Batman có lẽ là superhero duy nhất không bao giờ giết người. Và cũng như Jesus Christ, Batman hoàn toàn cô đơn, luôn bị hiểu lầm, và bị người đời đối xử tệ bạc. Cuối phim là cảnh anh bị chính quyền thành phố Gotham săn đuổi như người Do Thái từng săn đuổi Jesus. Khuôn mặt khắc khổ của Chritian Bale, ánh mắt cô độc, u buồn của anh này lại càng gợi ra hình ảnh này.

Trong Batman Begins, đối thủ của Batman là người thầy của anh, Ra's al Ghul, thủ linh Liên đoàn bóng tối. Ra's al Ghul tự cho mình sứ mệnh phải hủy diệt Gotham, vì thành phố này đã trở nên nhơ nhuốc và tội lỗi. Chi tiết này dễ gợi nhớ tới việc các thiên sứ được Thượng đế phái tới Sodom và Gomorrah để hủy diệt hai thành phố tội lỗi này.
Ra's al Ghul và Liên đoàn bóng tối cũng tự cho mình quyền và nhiệm vụ tương tự các vị thiên sứ đó. Gotham chỉ được cứu nhờ Batman, the Dark Knight. Cũng như trong Kinh Thánh, Jesus đã cứu chuộc tội lỗi của thế giới, và trở thành Christ. Và nhà tỷ phú Bruce Wayne thì trở thành Batman.


Trong The Dark Knight, đối thủ chính của Batman là The Joker. Trái ngược hoàn toàn với hình ảnh u ám của Batman, The Joker là một kẻ hay đùa, và với những trò đùa của y, thường thi người bị y đùa sẽ phải trả giá bằng cái chết, hoặc của mình, hoặc của người khác, và thường thì y cho phép kẻ đó có thể chọn.
I started a joke, which started the whole world crying. Nếu Batman có hình ảnh của Christ thì the Joker có hình tượng gần gũi với quỷ Mephistopheles trong huyền thoại Faust. Mephistopheles luôn xuất hiện, đùa cợt với những dục vọng của con người, ban cho họ lựa chọn, và tạo cơ hội cho họ bộc lộ những hèn hạ, thấp kém nhất của mình, và kết cục luôn là hủy diệt. Đó cũng là những gì The Joker đã làm, y đùa cợt với cả thế giới, chứng minh rằng loài người ti tiện, hèn hạ và ích kỷ và tất cả (chỉ trừ Batman) đều có thể trở nên đồi bại.

Ở một góc độ khác, The Joker là một kẻ hư vô (nihilist) tuyệt đối. Y chối từ đạo đức, giá trị cuộc sống, lòng tốt, vị tha, tình yêu...Khuôn mặt của The Joker giống như nhân vật Người đàn ông mang bộ mặt cười trong tiểu thuyết cùng tên của Hugo, với chiếc miệng ngoác rộng như kẻ lúc nào cũng cười. Trong The Dark Knight, y xuất hiện như một thứ biếm họa về loài người, nhưng là một thứ biếm họa khiến người ta phải sợ hãi. The Joker là đỉnh cao của cái ác, là cái ác ở mức độ hoàn hảo của nó, đã hoàn toàn loại trừ mọi cảm xúc như sợ hãi, mặc cảm, tội lỗi..., chỉ còn là một khoái cảm, một sự ham thích khiến cho con người trở nên suy đồi.

Nhân vật quan trọng thứ ba trong The Dark Knight hẳn là Two-Face. Nếu như Batman là Dark Knight, là hiệp sĩ của bóng tối thì Two-Face từng là hiệp sĩ của ánh sáng (White Knight) trước khi sa đọa thành kẻ xấu. Tính cách của cả Dark Knight và Two-Face đều xảy ra quá trình biến chuyển bởi các bi kịch cá nhân (với Dark Knight, đó là cái chết cha mẹ và với Two-Face là cái chết của một người mà anh ta yêu quý nhất), nhưng đó là quá trình ngược nhau. Batman đi từ ý định trả thù, máu đền máu, từ kẻ luôn sợ hãi bóng tối và lũ dơi trở thành người chấp nhận hy sinh, không bao giờ lấy tính mạng người khác, và đồng hành cùng bóng tối để làm việc thiện. Two-Face thì ngược lại, từ kẻ không bao giờ chấp nhận hai mặt của cuộc sống (đến đồng xu cũng chỉ có một mặt) đến quan niệm sống rằng tất cả mọi thứ, tốt và xấu, may mắn và bất hạnh, sống và chết đều thuần túy chỉ là cơ hội (chance), là xác suất.

Ở cuối phần 2 có cái chết của Two-Face nhưng rất có khả năng là Two-Face chưa chết (như trong comic book thì hình như Two-Face không chết dễ dàng thế?).

Trong con mắt của đạo diễn Nolan, những người bình thường trong phim nhìn chung khá tồi tệ. Cư dân thành phố Gotham hèn nhát, thụ động và ích kỷ. Họ e sợ Batman bởi vì Batman không giống họ. Đối với họ, Batman cũng không khác The Joker là mấy, đều xa lạ như những sinh vật ở thế giới khác. Người hùng của họ phải là Two-Face, kẻ có hai bộ mặt tốt xấu như những người bình thường khác, chứ không thể là một Người Dơi (và dơi thì không phải chim cũng không phải thú). Ở đây, sự đón nhận của công dân thành Gotham với Batman khác hẳn những gì người dân đối với Spiderman. Spiderman là con người của công chúng, còn Batman thì không. Anh chỉ là con người của công chúng khi khoác bộ dạng của một nhà tỷ phú trẻ, đến dự dạ tiệc bằng trực thăng với các cô nàng diễn viên xinh đẹp. Trong xã hội hiện đại, trong những thành phố Gotham với những tòa nhà chọc trời phủ kính vô hồn, nhà tỷ phú Bruce Wayne mới thực sự là siêu anh hùng, chứ không phải gã Batman, với gã này thì họ cần lùa chó săn đuổi và sẵn sàng hy sinh ngay khi gặp nguy hiểm đầu tiên để bảo vệ cuộc sống "yên bình" của họ.

Tuy nhiên, Nolan cũng chứng tỏ rằng con người có thể suy đồi, có thể hèn nhát, có thể ích kỷ nhưng không phải lúc nào cũng vậy, và ngay cả khi suy đồi thì
họ cũng không hề dễ đoán như The Joker, nhà lập kế hoạch hoàn hảo và vĩ đại nhất, vẫn tưởng. Trong phim, the Joker chỉ gặp phải hai bất ngờ duy nhất trong chuỗi kế hoạch siêu việt của y: bất ngờ thứ nhất là Dark Night thực sự là kẻ không thể sa ngã, luôn luôn chính trực và có lòng nhân. Bất ngờ thứ hai là sự lựa chọn của một số công dân thành phố Gotham khi y đưa ra cho họ một bài toán lựa chọn, liên quan tới tính mạng của họ.




http://www.toxicshock.tv/news/wp-content/uploads/poster_dark_knight_joker.jpg


The Joker

Saturday, July 19, 2008

Entry for July 19, 2008

Mấy hôm nay thấy các báo và các blog nhà báo nói nhiều tới vụ một anh nhà báo đưa tin Hoa hậu Hoàn vũ bị anh con rể bà Tư Hường đấm chảy máu cam. Có vẻ các nhà báo hết sức bất bình, từ đó còn lôi ra một loạt vụ làm ăn "có vấn đề" của nhà tư sản Tư Hường như việc thông đồng với chính quyền Khánh Hòa cướp đất của dân để xây khu du lịch với giá đền bù vài trăm đồng/ m2.

Thực sự mình chẳng lấy làm bất bình gì lắm cho anh nhà báo bị đấm, dù có thể anh bị đấm oan và thằng cha đấm anh đúng là một thằng trọc phú rất láo. Nhưng các anh nhà báo ở đâu khi bà Tư Hường mới cướp đất của dân? Các anh nhà báo ở đâu khi người dân bất bình vì bị chính quyền cướp đất làm thơ vè "nói xấu cán bộ", rồi bị bắt và xử tù treo? Cú đấm vào miệng và mũi của anh nhà báo có so sánh với những việc như thế này: công an bắn chột mặt một người dân chỉ vì anh này dám cãi lại công an khi bị đuổi về nhà? Hay một con mắt chột của người dân thường không có giá trị bằng vài giọt máu mũi của nhà báo? Và chả nhẽ đến bây giờ các nhà báo mới biết có nhiều doanh nhân giàu có là trọc phú, vô văn hóa và vẫn coi nhiều người trong nghề báo như những kẻ viết thuê? Tại sao họ cứ làm như họ đang sửng sốt?

Cái sự việc ầm ĩ của các nhà báo khi đồng nghiệp bị đánh phải chăng là phản ứng khi họ cảm thấy cái quyền lực thứ tư của họ chỉ là quyền lực giấy. Họ không chỉ phải sợ hãi, câm lặng khi chính quyền quyết định bắt người, và ngoan ngoãn nộp phạt khi bị phạt tiền. Giờ đến cả giới doanh nhân cũng coi họ chẳng ra gì, khi một thằng oắt con 16 tuổi cũng có thể dí cái thẻ tác nghiệp vào mặt họ mà bảo rằng
: “Mày phải biết rằng có cái thẻ này là do tiền của gia đình tao bỏ ra”. Vâng, ngòi bút là sức mạnh, ngòi bút là quyền lực nhưng là khi ngòi bút được tự do. Chứ còn khi ngòi bút bị chi phối quá nhiều bởi những sức mạnh thực sự, như cây roi của ông Doãn, cái gậy của ông Hồng Anh, như đồng tiền của bà Hường, thì xin đừng ảo tưởng rằng ngòi bút cũng là quyền lực. Tất nhiên một số người trong số họ vẫn có quyền lực, như khi ông gì nhà báo bụng phệ có quyền tham gia quyết định ẻm nào trúng hoa hậu và được chụp ảnh ôm eo các em thí sinh trên bãi biển. Nhưng đó là thứ quyền lực có điều kiện, trên cơ sở thỏa thuận ngầm giữa các bên. Và cả cái quyền lực đó cũng run rẩy như lá tre trong gió, rất dễ bị tước đi nếu họ vi phạm những nguyên tắc bí ẩn nào đó, động chạm tới các quyền lực thực sự kia.

Thỉnh thoảng đọc blog một số nhà báo, lại thấy các nhà báo bàn nhau về chuyện các nhà báo đồng nghiệp của họ, anh A, chị B, ông C, định bỏ nghề. Khi đọc thế, tự nhiên tôi có ý nghĩ: so pathetic, so self-pitious. Thậm chí có nhà báo còn tự giễu bằng cách ví nghề nhà báo với một số nghề không lành mạnh (và các chị em làm nghề này vẫn hay kêu là: em sẽ bỏ nghề khi nào em đủ tiền lấy chồng và lo cho bố mẹ ở nhà bị bệnh). Nếu họ cảm thấy thực sự nghề của mình ngày càng chật chội, mất tự do, hạ nhân phẩm, phải thỏa hiệp quá mức thì họ cứ bỏ nghề đi, việc gì mà cứ phải hễ ai động vào là lại than vãn là đến bỏ nghề mất thôi? Nhưng nếu thống kê thì tôi nghĩ chắc khó tìm ra được trường hợp nhà báo nào thực sự bỏ nghề (chứ không phải chỉ nói suông) vì những việc như anh Hải, anh Chiến bị bắt, anh gì đưa tin hoa hậu bị đấm sưng miệng?

Entry for July 19, 2008

Vài nhận xét về Dark Knight.
- Phim này có phần hơi bị đánh giá quá cao khi trên IMDB đang ở vị trí số 3, với 9.6/10 (hơn 7000 votes).
- Nhưng nếu so sánh các phim dựa trên comic book thì Dark Knight vẫn là phim hay nhất, có lẽ là phim comic book đầu tiên khiến người xem thực sự xem như một phim drama chứ không phải thuần túy như một phim giải trí về các vị siêu nhân tung hoành trên thế giới.
- Diễn xuất của Heath Ledger rất xuất sắc, nhân vật Joker của Ledger cũng rất hay, vừa khiến người xem sợ hãi trước Joker đáng sợ nhưng vẫn tạo ra được một sự gần gũi nào đó, như thể đó là phần u tối của mỗi người, với ham muốn tàn phá, hủy diệt đi tới tận cùng, chứ không chỉ là một tên siêu tội phạm. Tham vọng của y là muốn lột mặt nạ của thế giới, cho thấy bản chất ích kỷ, hèn hạ của con người. Và y cũng khoái chơi game như lão già trong phim Saw.
- Nhân vật Joker của Ledger khiến cho vai Batman của Christian Bale, cũng là một diễn viên tài năng hàng đầu của Holywood có phần nào bị mờ nhạt trong phần này. Batman trong phần này đã trở thành một biểu tượng, những dằn vặt riêng tư và các mối quan hệ cá nhân của anh không còn thực sự đáng chú ý và khơi gợi quan tâm nữa.
- Hai nhân vật Dent và Rachel khá mờ nhạt, không thuyết phục. Rachel giống như một tấm bưu thiếp, phẳng phiu, với câu chữ rõ ràng trên đó. Dent thì có quá trình phát triển tâm lý hơi là lạ, không thuyết phục lắm, một tín đồ mới cải đạo của chủ nghĩa hư vô nhưng mình vẫn khó hiểu tại sao chú này lại cải đạo, đang từ hiệp sĩ thánh chiến sang thành kẻ hư vô chủ nghĩa, gặp việc gì cũng tung đồng xu lên giống như chú sát thủ trong No Country for Old Man.
- Cốt truyện hơi rối, trùng trùng điệp điệp, hơi tham quá khiến khán giả xem nhiều khi hơi mệt. Có thể nếu xem lại lần hai mới hiểu kỹ được nội dung hơn.
- Gotham City không còn là thành phố của bóng tối và tội lỗi, đầy tính huyền bí như bước chân từ trong Kinh Cựu ước ra,
như trong phần Batman Begins. Gotham giờ là bãi chiến trường, có phần nào như Chicago của Al Capone hay New York của The Godfather.
- Không hiểu sao nhiều người thích Iron Man, mình cảm thấy phim đó rất chán.


Entry for July 19, 2008

After Love

Jak Gilbert

He is watching the music with his eyes closed.

Hearing the piano like a man moving

through the woods thinking by feeling.

The orchestra up in the trees, the heart below,

step by step. The music hurrying sometimes,

but always returning to quiet, like the man

remembering and hoping. It is a thing in us,

mostly unnoticed. There is somehow a pleasure

in the loss. In the yearning. The pain

going this way and that. Never again.

Never bodied again. Again the never.

Slowly. No undergrowth. Almost leaving.

A humming beauty in the silence.

The having been. Having had. And the man

knowing all of him will come to the end.


Sau tình yêu

Anh ngắm âm nhạc bằng đôi mắt nhắm.

Nghe tiếng dương cầm như một người

đi qua khu rừng, nghĩ bằng xúc cảm.

Dàn nhạc ở trên cây, trái tim bên dưới,

từng bước một.

Đôi khi, tiếng nhạc nhanh hơn,

Nhưng rồi luôn trở lại với tĩnh lặng,

Như một người nhớ và hy vọng.

Điều đó ở trong ta, hiếm khi được để ý.

Có lẽ đó là khoái cảm trong mất mát.

Trong khao khát. Nỗi đau đi qua.

Không bao giờ trở lại.

Không bao giờ hiện hình nữa.

Không bao giờ lần nữa.

Chậm chạp. Không bụi cây. Gần ra đi.

Cái đẹp ngân nga trong tĩnh lặng.

Cái đã từng là. Từng có. Và người biết

tất cả về anh sẽ tới kết thúc.



Courting Forgetfulness

Robert Bly


It’s hard to know what sort of rough music

Could send our forgetfulness back into the ground,

From which the gravediggers pulled it years ago.


The first moment of the day we court forgetfulness.

Even when we are fully awake, a century can

Go by in the space of a single heartbeat.


The life we lose through forgetfulness resembles

The earth that sticks to the sides of plowshares

And the eggs the hen has abandoned in the woods.


A thousand gifts were given to us in the womb.

We lost hundreds during the forgetfulness of birth,

And we lost the old heaven on the first day of school.


Forgetfulness resembles the snow that weighs down

The fir boughs; behind our house you’ll find

A forest going on for hundreds of miles.


Robert, it’s to your credit that you remember

So many lines of Rilke, but the purpose of forgetfulness

Is to remember t
he last time we left this world.



Tỏ tình với quên lãng


Thật khó biết thứ âm nhạc thô ráp nào

Có thể đưa quên lãng của ta trở về mặt đất

Nơi những phu đào mộ lôi nó ra từ nhiều năm trước.


Khoảnh khắc đầu tiên trong ngày chúng ta có thể lãng quên

Ngay cả khi ta thức, thế kỷ có thể trôi đi

Trong một nhịp đập của trái tim.


Ta đánh mất cuộc đời bằng lãng quên

Giống như mảnh đất bám vào rìa lưỡi cày

Và những quả trứng con gà mái bỏ rơi trong rừng.


Ta nhận một nghìn quà tặng thuở lọt lòng

Ta đánh mất hàng trăm thứ trong sự lãng quên tại khoảnh khắc sinh,

Và đánh mất thiên đường xưa ngày đầu tiên đi học.


Lãng quên giống như bông tuyết trĩu nặng cành linh sam;

Sau nhà mình, bạn sẽ thấy

Một cánh rừng trải dài hàng trăm dặm.


Robert, bạn may mắn khi nhớ những câu thơ của Rilke

Nhưng mục đích của lãng quên

Là nhớ tới lần cuối cùng chúng ta rời xa thế giới.