Tuesday, October 9, 2007

Entry for October 09, 2007

Như vậy là tính từ năm 2000 thì năm nay là năm đầu nước Mỹ mất trắng giải Nobel Vật lý khi giải này năm 2007 được trao cho một người Pháp và một người Đức.

Đáng chú ý nữa là trong hai công trình làm căn cứ để trao giải Nobel thì công trình tập thể của GS. Albert Fert của trường Đại học Paris-Sud và đồng sự có một đồng tác giả là người Việt có tên là Nguyen Van Dau (thông tin này ban đầu được biết từ blog bác Dong A).

Giải Nobel Vật lý có lẽ là giải Nobel khoa học duy nhất mà có sự tham gia thực sự, tuy còn ít ỏi, của người gốc Á. Đầu tiên là công trình của hai giáo sư người Trung Quốc giành được giải Nobel ở độ tuổi 30 là Chen Ning Yang và Tsung-Dao Lee (cả hai người đều sinh ra và theo học tới bậc đại học ở trong nước trước khi học Ph.D. ở Mỹ). Năm 1976, một người Trung Quốc đoạt giải Nobel (cho Mỹ) là Samuel C.C. Ting. Năm 1997 và 1998, lại có hai người Hoa nữa là Steven Chu và Daniel C. Tsui đoạt giải này. Trong số 5 người này thì chỉ có Steven Chu là người Mỹ gốc Hoa thực sự, sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Những người còn lại đều sống ở Trung Quốc hay Hongkong trước khi sang Mỹ học Đại học hoặc Ph.D. Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ (1983, công dân Mỹ), Pakistan (1979) và Nhật Bản (1965, 1973, 2002) cũng từng đoạt được giải này.

Đang chờ đón kết quả của giải Nobel Văn học vào ngày 11/10 và giải Nobel Kinh tế 15/10. Giải Nobel Văn học có thể gây thất vọng nếu được trao cho một tác giả không ai biết tới, một nhà thơ Hàn Quốc hay Syria nào đó. Giải Kinh tế thì năm nay không biết sẽ được trao cho ai đây?

12 comments:

  1. Em nghĩ kết quả của Nobel vật lý năm nay là một dấu hiệu đáng mừng, nó cho thấy những dòng chất xám trong lĩnh vực nghiên cứu, phát minh không đổ hết về Mỹ. Và Nobel cũng không còn là sân chơi riêng của người (mang quốc tịch) Mỹ nữa.

    ReplyDelete
  2. Nếu giải Nobel văn học trao cho 1 nhà thơ Hàn Quốc (chắc là Ko Un) hay nhà thơ Syria (chắc là Adonis) thì độc giả VN đã có cơ may tiếp cận với tác phẩm của họ từ trước khi họ nhận giải này. KO Un đã dược giới thiệu trong tuyển tập "Năm nhà thơ hiện đại Hàn Quốc" còn Adonis đã có tập "Trí nhớ của gió" được Diễm Châu dịch đăng trên Tiền vệ.

    ReplyDelete
  3. @Hiếu: Vậy à, tình hình sách văn học của Việt Nam giờ cũng ổn quá nhỉ.
    Sức dịch của bác Diễm Châu quả là đáng khâm phục. Nhìn danh sách các tác phẩm dịch của bác ấy thấy thật đáng nể.
    @Viettory: Ừ, nhưng đây cũng mới chỉ là hiện tượng của năm nay chứ chưa thể nói là một sự thay đổi trong xu hướng.

    ReplyDelete
  4. Bác Linh có biết cái poll giải Nobel Kinh tế có thưởng không? David Romer lập ra từ đầu những năm 1980 (hồi còn là grad student) ở Harvard/MIT, mỗi người bỏ một ít tiền đoán ai thắng, người trúng sẽ ẵm số tiền đấy. David Romer thường đoán trúng rất nhiều (tất nhiên một phần là mỗi năm bác này đoán cả 10 người :D).

    Dự đoán năm nay có khả năng giải rơi vào international (đợi lâu quá rồi): nếu thế có lẽ là Helpman, Bhagwati, Dixit. Thực ra Krugman rất xứng đáng, có điều ông này bây giờ viết báo nên controversial quá rồi.

    Ngoài ra có thể vẫn là "the usual suspects": finance thì chắc là Fama, French, econometrics chắc là Hansen, có thể Hausman. Macro mấy năm được liền, năm nay chắc nghỉ. Micro theory năm ngoái cũng vừa được rồi (nếu được tiếp thì có lẽ là Wilson, Roberts, có thể Milgrom, Hart).

    ReplyDelete
  5. Thế còn industrial organizations, lâu cũng có ai được đâu nhỉ. Còn environmental economics, cũng có thể là vấn đề nóng do global warming.
    Thế QA đã thắng bet lần nào chưa?

    ReplyDelete
  6. Nếu bác Linh tìm hiểu kỹ sẽ thấy một người Ấn Độ xịn (không phải gốc Ấn, quốc tịch Mỹ) đoạt giải Nobel Vật lý từ năm 1930 (Venkata Raman), còn Nhật Bản có từ năm 1949 (Hideki Yukawa).

    ReplyDelete
  7. À bác nói đúng, IO cũng không được giải gì từ thời Stigler. Nhưng đấy là IO nghĩa hẹp, còn nếu tính rộng ra cả các loại micro theory thì cũng có thể kể đến mấy bác theorists, mà gần đây nhất là Akerlof Spence Stiglitz. Rộng hơn nữa thì tính cả 2 bác game theorists năm kia :). Kể ra IO bây giờ cũng khó trao giải: thời cũ đến giờ chỉ còn IO theory sống sót, mà như thế thì phải trao cho mấy bác thực sự theorist kiểu Wilson, Roberts, Hart, Milgrom vv. chứ cũng chưa đến các bác chuyên làm IO (Tirole, Bresnahan vv.?) Còn cái IO đương thời chủ yếu là thực nghiệm (Berry Levinsohn Pakes vv.) thì có rất nhiều thứ đáng trao, nhưng còn quá sớm :D.

    Environment thì chắc không được đâu bác, cái đó còn quá là ngoại đạo, cũng không có nhiều cống hiến cho kinh tế học. Ngay đến political economics chắc cũng còn lâu mới được.

    ReplyDelete
  8. Hinh nhu luan an cua QA la political economics phai khong. Co khi 20 nam nua se co Nobel prize for Do Quoc Anh for his work on the economics of corruption ;).
    Nhung to khong biet political economics bay gio thi ve cai gi, pham tru cua no co ve rong qua va khong co mot cai core thong nhat. Vi du o cac nuoc dang phat trien, no se khac gi voi development economics? Con o cac nuoc phat trien thi cung de lan voi public economics, welfare economics, social choice hay legal economics.
    Political economics co le o My chi co Harvard la manh. Voi lai may truong ben Anh chac van thich lam ve cai nay.

    Ah, ma con economic growth nua, rat quan trong ma hinh nhu chua co Nobel nao (Nobel cua Lucas thi chu yeu la ve methodology mac du Lucas cung co lam ve growth). How about Paul Romer?

    QA biet nhieu ten tuoi the nhi, cac ong ma QA ke ten, QA deu doc papers cua ho roi chu?

    ReplyDelete
  9. @Phuoc: Cam on bac. Hom viet bai nay toi cung chua xem ky danh sach lam.
    Ma dao nay ban Phuoc quy a^?n giang ho lau the. Ban Phuoc co khi se tro thanh mot hien tuong giong Kafka, tien si viet van, ban ngay di lam thue cho tu ban, to^'i to^'i ve viet van.

    ReplyDelete
  10. Đính chính tí là bạn "..." trên không phải bạn Phước. Công nhận cái ký tự "..." nó tân hình thức vãi hàng. Hẹ hẹ.

    ReplyDelete
  11. Sorry bạn ba chấm và bạn Phước.

    ReplyDelete
  12. Hê hê dạo này vào comment blog bác Linh nhiều quá, mà vẫn còn chưa comment xong mục Lạm phát của bác.

    Bác nói về growth cũng phải, nhưng mà dạo này macro được nhiều quá rồi, mà growth cũng tính là macro được. Năm ngoái tôi đoán Romer thì Phelps được, năm kia đoán Phelps thì 2 bác già game theorists lại được. Mà growth ngày xưa có Solow rồi, còn cái new growth kể ra vẫn còn hơi trẻ (Romer: 1985).

    Đoán giải Nobel kinh tế có thể dựa khá tốt vào Huy chương Clark: http://en.wikipedia.org/wiki/John_Bates_Clark_Medal. Xem danh sách các bác chưa được giải, chưa chết, và nghiên cứu chưa lỗi thời thì có khi có bác Feldstein (public econ) hay Hausman (econometrics) được, hoặc là Sanford Grossman (bác này được thì Oliver Hart hay mấy bác theorists tôi nói lúc trước cũng phải được). Có bác Jorgenson, thầy của bác Khương, từ lâu đã được người ta tip là sẽ được Nobel, nhưng đến giờ tôi nghĩ đã quá thời rồi (vì không mấy ai cite nghiên cứu của bác ấy nữa - không giống trường hợp Aumann & Schelling). À, trong list còn có bác Nerlove, chịu không biết bác làm gì từ hồi đấy :).

    Political econ đúng là không có core, vì nó cũng không có khám phá nổi trội nào từ sau cái median voter theorem. Có một nội dung nghiên cứu có lẽ tạm gọi là có hệ thống, là về political cycles ở các nước phát triển. Nói chung cái ngành này trẻ, còn lâu mới được giải. Liên quan đến nó thì ngày xưa bác Buchanan được giải về Public choice, nhưng mà lâu quá rồi. Social choice/welfare cũng được kha khá (Arrow, Sen), nhưng cái đấy chắc không tính vào political econ đâu bác. Nói chung kiểu political econ nếu muốn được thì chắc phải kết hợp với một cái gì đấy hardcore, giống 2 bác Heckman McFadden mang giải về cho labor econ nhờ vào làm econometrics.

    Cái ngành này ở Mỹ cũng chỉ có mấy trường to + trường public policy, business school là có (VD: Stanford GSB mạnh), market rất hẻo, thế mới khổ thân tôi :)). Hiện giờ ngành này người Ý chiếm đến 1/3 :D, ở châu Âu ngoài Ý có Thụy Điển cũng có nhiều người làm ngành này. Hê hê, mấy ông tôi biết tên một phần là nghe kể, một phần là có học/đọc qua papers. Học 1 lớp grad 1st year một ngành nào đấy thì chắc là đoán được ông nào đứng trong hàng đợi Nobel. Khó là không biết người ta trao cho ngành nào thôi. (Thành ra cứ kể hết lấy may :P)

    ReplyDelete