(pic:FT)
Đề án bail-out các tổ chức tài chính của Bộ trưởng Tài chính Paulson đang bị sự chỉ trích mạnh mẽ của nhiều nhà kinh tế, nhất là những người thuộc trường phái Chicago.
Hơn 100 giáo sư kinh tế, trong đó đếm sơ sơ có 37 giáo sư Đại học Chicago đã gửi thư tới Quốc hội Mỹ bày tỏ mối lo ngại với đề án này. Thư này ở đây.
Nội dung đề án là cho phép Bộ Tài Chính Mỹ quản lý một quỹ mua lại tài sản có liên quan tới cho vay cầm cố với số tiền lên tới 700 tỷ USD. Dự thảo sơ bộ đề án ở đây.
Có thể so sánh với việc công ty SCIC của Bộ Tài Chính Việt Nam từng có kế hoạch tương tự để "vực dậy" thị trường chứng khoán Việt Nam.
Một vài phân tích liên quan
The $700 Billion Question (của hai giáo sư, một Chicago, một Harvard)
Why Paulson is Wrong (của một giáo sư Chicago)Paulson’s plan was not a true solution to the crisis (Martin Wolf trên FT)
Ngay cả nhà kinh tế neo-Keynes và là người có vẻ đặt rất nhiều lòng tin vào Paulson và Bernanke là Paul Krugman cũng tỏ ra e ngại với đề án này:
"And there’s no quid pro quo here — nothing that gives taxpayers a stake in the upside, nothing that ensures that the money is used to stabilize the system rather than reward the undeserving."
+ Câu trả lời của Chủ tịch Fed Bernanke với Chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp Kinh tế Quốc hội Mỹ Charles Schumer. Schumer hỏi Bernanke là số tiền $150 tỷ có đủ để trấn an thị trường không, từ quan điểm của nhà kinh tế?
Bernanke trả lời:"Thưa Thượng nghị sĩ, ngài hỏi quan điểm của tôi với tư cách nhà kinh tế. Thật không may, đây lại là vấn đề tâm lý."
Và số tiền 700 tỷ để làm gì? Theo Bernanke, 700 tỷ nhằm mua niềm tin của thị trường
"The key issue, Mr. Bernanke explained, is that “markets need to have confidence” the problem will be addressed. The government is essentially sending a signal to financial markets."
Và số tiền này tương đương 5% giá trị tài sản cầm cố bất động sản.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Theo em thì không thể so sánh kế hoạch giải cứu binh nhì của Mỹ với kế hoạch vực dậy thị trường CK VN của SCIC được, vì bản chất của 2 vấn đề khác nhau, và tính khả thi của 2 kế hoạch là khác nhau.
ReplyDeleteKế hoạch của SCIC nếu tính toán kỹ lưỡng cách thức thực hiện và lựa chọn thời điểm thích hợp thì nhiều khả năng mang lại thành công.
Nhưng kế hoạch của Paulson thì có tới 99% khả năng là ko thành công.
Uhm, anh Linh dịch Secretary of Treasury là Bộ trưởng tài chính ạ?
ReplyDeleteÔng này cũng là Republican mà. Cái equality chỉ là giấc mơ thôi anh nhỉ? Người giàu vẫn giàu và người nghèo thì vẫn đi cày để nuôi người giàu. Hehe, các bạn Mĩ thời bao cấp ...
Thế dịch là gì hả em: Bộ trưởng Ngân khố? Cách dịch Bộ trưởng Tài chính vẫn phổ biến ở Việt Nam mà, cũng như dịch Secretary of State là Bộ trưởng Ngoại giao.
ReplyDeleteÔng này không chỉ là Republican mà còn là cựu Chủ tịch Goldman Sachs. Trong các Bộ trưởng Tài chính Mỹ gần đây, tính từ Rubin trở lại đây, hình như chỉ có Lawrence Summers vốn là dân học thuật, còn đều là thương nhân đi làm quản lý cả.
@Sông Trăng: Tại sao theo em, kế hoạch của Paulson thất bại? Và thất bại là thất bại nào?
ReplyDeleteAnh nghĩ kế hoạch đó có thể thành công trong việc ngăn khủng hoảng nhưng cái giá phải trả với người dân là quá lớn, hơn nữa lại không giải quyết được tận gốc vấn đề solvency, như bài của Martin Wolf phân tích.
Bác Linh thử tìm xem đã có bài nào so sánh 3 cách giải quyết chưa. Thứ nhất là Paulson plan, tức là mua lại bad debt. Thứ hai la Swedish plan, như Krugman và nhiều người khác đề xuất, tức là pump in capital và mua equity của balled out firms, như đã làm với Frennie và AIG. Thứ bà là đề xuất của Meltzer, là give loans to these firms & lock dividend payments (& other things) chừng nào mà loan chưa trả hết. Well-functioning market thì ba cách như nhau, nhất là cách thứ 2 & thứ 3, nhưng hiện giờ thì không phải là well functioning market tí nào, không ai value được debt & equity, thành ra ngay cả cách thứ 2 & thứ 3 cũng khác nhau. Tôi nghĩ khác nhau nhiều nhất là về scenario of defaults, nhưng mà cũng không rõ mọi thứ như thế nào.
ReplyDeleteThế còn đề xuất của TNS Dodd (http://www.politico.com/blogs/thecrypt/0908/Dodd_bill_much_more_aggressive_than_Treasury_plan.html)
ReplyDeleteđổi nợ lấy cổ phiếu, nghĩa là nhà nước mua nợ nhưng đổi với việc sở hữu cổ phiếu, có thể xếp vào cách thứ 2 không?
Tớ thấy đề án của Dodd hợp lý và dễ chấp nhận với Quốc hội và người dân. Đề án của Paulson quá kiêu ngạo, gần như tối hậu thư với Quốc hội, hơn nữa cũng không giải quyết được cái incentive cho các tổ chức tài chính kia, chỉ giúp họ bán đi được mấy khoản nợ xấu. 300 triệu dân Mỹ sẽ phải bỏ tiền để đi mua nợ xấu của vài ngàn "chuyên gia tài chính". 700 tỷ mà chỉ để kéo dài cơn ngắc ngoải liệu có đáng không?
Quanh vụ này có lắm bài viết quá, đọc ko xuể. QA thử làm 1 phân tích cụ thể đi.
Nếu nói như Bernanke số tiền đấy để mua niềm tin của thị trường thì em cho là ko nên mua vì nếu ai cũng đưa ra nhiều ý kiến mà phần ko tin tưởng nhiều hơn thì như thế quả là phí. :)
ReplyDeleteChâu Âu thì hay phê phán Mĩ và cách hoạt động (trên thị trường tài chính) của Mĩ nhưng họ cũng biết là Mĩ có khả năng vực dậy nhanh. European banking & financial system có lẽ có cái safe & sound base/ foundation hơn. Nhưng nếu nói về foundation hay truyền thống thì em cho là Mĩ active, khả năng recover cao. Cái này suy nghĩ của em nghiêng về phía Alan Greenspan (nhưng bây giờ mọi người đang phê phán ông này.) tức là tin tưởng vào thị trường và những người vận hành nó.
Việc lấy tiền từ taxpayers cũng cần nhìn theo kiểu interdependent. Nếu các FIs (financial institutions) ko ổn thì cả nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng (nhưng mức độ thế nào). Taxpayers thì sẽ mất tiền mà ko hy vọng vào return. Các bạn Mĩ trong camp cứ hay đề cập đến lòng yêu nước nên chắc chịu mất tiền để hy vọng tình hình tài chính hồi phục. A Linh cho là việc mất tiền vào thuế cho 700 tỉ này tốt hơn hay là cứ để financial crisis nhởn nhơ tí ạ? Nếu A Linh là người Mĩ thì em đoán chắc anh sẽ là Democrat nhỉ?
A`, cái Secretary kia thì em ko biết thật. Tại tiếng Việt dịch lúc này lúc kia. Như UN Secretary thì vẫn dich là thư ký mà?
Hihihi, câu hỏi của anh cũng chính là câu trả lời rùi đó. Không giải quyết được khủng hoảng bởi không giải quyết được tận gốc rễ vấn đề. Giải pháp này thực chất chỉ là giải pháp hồi sức cấp cứu, giúp con bệnh qua cơn nguy kịch, là giải pháp để ngăn chặn sự khủng hoảng niềm tin của dân chúng và giới đầu tư mà thôi.
ReplyDeleteGốc rễ của cuộc khủng hoảng này nằm ở vấn đề BĐS. Vậy thì cần phải làm thế nào để kích cầu BĐS. Muốn kích cầu BĐS thì đòi hỏi phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết nạn thất nghiệp, khi đó chỉ cần 1 vài chất xúc tác là thị trường BĐS sẽ ấm trở lại. Nhưng đó lại là bài hát khác rùi. Giờ có lẽ chính phủ Mỹ sẽ phải chấp nhận hy sinh lạm phát để cứu nền kinh tế.
Đây chính là hậu quả của chính sách duy trì lãi suất thấp trong một thời gian khá dài của Alan Greenspan.
Tuy nhiên, trong trước mắt, gói giải pháp đó kiểu gì cũng sẽ được thông qua, nhưng có thể là sẽ giải ngân từng phần để câu giờ trong lúc tìm ra giải pháp nào khác tốt hơn.
Mãi mới thấy có bài ủng hộ Paulson plan, mà lại là bài khuyết danh, Mankiw đăng trên blog và nói là của bạn am hiểu về vấn đề. Trong đấy có đúng cái luận điểm dùng định lý Modigliani-Miller mà tôi nói qua ở comment trên, tức là finance bằng equity hay debt đều có tác động y hệt nhau đối với mỗi công ty. Nhưng tôi nghĩ đấy là khi thị trường hoàn thiện và ổn định, còn nếu thị trường bấp bênh gần đổ thì cũng sẽ khác nhau lớn. Cách 2 hay 3 thì kiểu gì Chính phủ cũng nắm đằng chuôi, trừ phi tất cả cùng sập hết (kể cả chính phủ). Còn cách 1 (Paulson plan, hay là Hanky Panky như Alan Blinder gọi) thì chính phủ không nắm được đằng chuôi đối với công ty nợ. Cái lợi của cách 1 có lẽ là chính phủ tổ chức nhanh và hiệu quả việc đấu giá nợ. Nếu chỉ thêm liquidity vào balance sheet của các công ty nợ rồi để họ tự renegotiate nợ thì thực tế chắc sẽ mất công và không hiệu quả bằng chính phủ trong thời điểm này. Tuy nhiên, chính phủ vẫn có thể tổ chức các chương trình đấu giá nợ hộ các con nợ, đồng thời giữ equity trong các công ty đấy để điều khiển. (Kết hợp kế hoạch của Dodd với việc đấu giá nợ của Paulson.)
ReplyDeleteCó 2 quan tâm khác về kế hoạch của Paulson, yêu cầu có oversight và giảm CEO compensation. Quan tâm thứ 2 tôi nghĩ là không relevant ở thời điểm hiện tại, ngoại trừ chuyện tạo signal để các công ty cùng tiết kiệm (cũng giống như tạo signal để các công ty cùng issue equities). Quan tâm thứ nhất cũng có trade-off: thị trường tin Paulson hơn Congress, nên nếu có thêm oversight thì thị trường giảm confidence đi.
Hồi những năm 80s có vụ chính phủ Pháp khoán bổ đầu mỗi hộ gia đình chịu tax $2K để cứu Credit Lyonná Bank (defeasence structure)cũng vì solvency problem của balance sheet. Lần này nếu Mỹ bỏ ra $700 tỷ kể cũng quá chát mà chưa chắc đã thành công vì đến giai đoạn này khó khăn hơn nhiều do các problems của derivative contracts đã đến thời điểm phát tác một cách trầm trọng
ReplyDeleteCái ý CEO compensation thì hơi mang tính populist, nhằm tới voters là chính thôi.
ReplyDeleteCái ý này "Quan tâm thứ nhất cũng có trade-off: thị trường tin Paulson hơn Congress, nên nếu có thêm oversight thì thị trường giảm confidence đi." chắc cũng là quan điểm của Paulson, nhưng tôi không nghĩ hợp lý lắm. Cái thị trường đnag mong có là một hứa hẹn với bail-out còn có oversight hay không không phải quá quan trọng. Trong khi nếu không có oversight thì không khác nào một blank check và trao sự độc tài kinh tế cho Paulson, tạo ra tín hiệu rất xấu đối với người dân, và cũng đi ngược lại quan điểm vai trò của chính phủ. Tất nhiên là trong tình thế emergency thì có thể cần các biện pháp cực đoan nhưng biện pháp của Paulson thiếu đi những thứ "râu ria" có tác dụng để tạo nên niềm tin của thị trường. Ông ta hành xử như một vị CEO trong một hãng tư nhân chứ không phải với tiền của Chính phủ (và của người đóng thuế).
Anyway, Paulson's plan cũng đã được thông qua về cơ bản, dầu gì thì cả hai đảng đều muốn có một cái gì đấy được thông qua sớm trước kỳ bầu cử và không muốn chống đối Paulson's plan quá, e có hại tới phiếu bầu. Nếu plan này được đưa ra ở đầu hay giữa nhiệm kỳ Tổng thống thì kết quả có lẽ khác.
Về chuyện oversight, lần đầu đọc proposal thì tôi hiểu đoạn nói về immunity của Paulson là để tránh rủi ro cho người phải đưa quyết định nhanh trong những trường hợp thông tin thiếu thốn. Cũng giống như immunity của chính phủ trong chiến tranh (cf. vụ chất độc da cam), tướng ngoài biên ải quyết không phải báo với vua. Đành rằng một mặt nó tạo ra khả năng Paulson làm việc bất cẩn. Nhưng nhìn mặt kia, trong thời điểm nhậy cảm, Paulson chỉ cần quyết định đúng được 80% đã là thành công rực rỡ rồi - mà thực tế có lẽ khó có ai đúng được đến 80%. Vấn đề là sau khi mọi sự đã xong xuôi, ex post người ta sẽ mang cái 20% quyết định sai ra để mổ xẻ, phần nhiều vì mục đích chính trị. Mà xét về kích thước thì 20% của số tiền khổng lồ cũng đủ hủy hoại cuộc sống của tất cả những người thực hiện công việc rồi. Vì thế, nếu không có immunity thì người cầm lái trực tiếp sẽ bị sức ép về rủi ro ex post, dẫn đến việc cẩn trọng quá mức, không làm được gì nữa. Thị trường dĩ nhiên là dự đoán được hiện tượng ấy, và như thế plan mất hoàn toàn khả năng vực dậy niềm tin của thị trường. Điều này đúng, kể cả khi Paulson là người liều lĩnh dám làm dám chịu.
ReplyDeleteTớ thì nghĩ oversight ở đây không phải vấn đề trách nhiệm cá nhân, đã có vị Bộ trưởng nào của Mỹ bị truy tố vì công vụ bao giờ đâu, mà chủ yếu Paulson muốn rảnh tay và độc quyền trong việc quyết định mua. Với kinh nghiệm thương trường trên thị trường tài chính, có lẽ Paulson coi yếu tố thời điểm và hành động quyết đoán lúc đó là tối quan trọng, trong khi với oversight, ông ta sẽ phải dè chừng và có thể tiến trình ra quyết định sẽ bị chậm chạp bởi bureaucracy.
ReplyDeleteNhưng dù gì thì cũng không thể để Paulson có một quỹ như thế mà không có ràng buộc gì cả, thiếu minh bạch chẳng kém SCIC ở Việt Nam.
@no9Blue: Anh nghĩ cần phải cứu nhưng không thể để 1 đề án như của Paulson được, ít nhất phải bổ sung các điều khoản như Dodd.
ReplyDeleteAnh đúng là gần gũi với Democrat hơn, nói chung không ưa Republican, nhất là Republican kiểu Bush với Palin. Nhưng trong chính sách kinh tế thì Democrat có phần hơi dân túy quá.
@Sông Trăng: Thực ra anh thấy lạm phát Mỹ không đến nỗi nào, nhưng Fed vẫn không hạ lãi suất, cái chính là việc hạ lãi suất bây giờ hay không cũng chẳng giúp gì cho cuộc khủng hoảng trước mắt. Những cái em nói đều đúng, nhưng đó là dài hạn, còn bây giờ thì như lời của một chú nào trên blog Mankiw, là cách đây mấy hôm thị trường suýt nữa sụp. Hình như Paulson cũng dọa là nếu không thông qua 700 tỷ thì tuần sau thị trường sụt thì phải.
Fed chưa hạ lãi suất là đúng, bởi tại thời điểm đó, thị trường cần một liều thuốc rất mạnh để cầm máu, chứ không phải là một liều thuốc để điều trị.
ReplyDeleteThời gian rất gấp gáp nên việc đưa ra gói giải pháp một cách mau lẹ và quyết đoán như vậy, em cho rằng là việc làm cần thiết để ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường.
Tuy nhiên, thời gian tới, song song với việc thực hiện các giải pháp ngắn hạn, có thể Fed sẽ phải xem xét việc cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế tăng trưởng
Bác Linh thử kiểm tra lịch sử xem, chẳng nhẽ chưa có vụ nào. Tổng Thống bị impeach cũng có một vài vụ rồi mà.
ReplyDeleteDù sao, Paulson cũng chỉ có quyền cho đến tháng 1 này thôi, vì thế cũng không hẳn là câu chuyện cá nhân của anh này, mà là chuyện giải pháp cho cả hệ thống vận hành kiểu nào thôi.