Trên blog bác Felix đang đăng hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh. Tên tuổi Nguyễn Đăng Mạnh hẳn là không xa lạ với những ai đi học ở Việt Nam vì ông là một trong các tác giả chính của sách giáo khoa văn học ở bậc phổ thông. Có rất nhiều chân dung thú vị trong hồi ký này: hiện nay đã đăng ba chân dung là Tố Hữu, Nguyễn Khải và Hoài Thanh.
Trong bài về Nguyễn Khải, Nguyễn Đăng Mạnh đăng tải một số phát biểu mà ông cho rằng của Nguyễn Khải. Những phát biểu này còn ghê gớm hơn trong Tùy bút Đi tìm thời gian đã mất của ông Khải. Nguyễn Khải gọi Đảng mà ông có hơn 50 năm tuổi Đảng là "Nó" và cho rằng Đảng hèn hạ hóa trí thức, thần kinh hóa trí thức, coi văn nghệ sĩ như cỏ rác, như con hát, chỉ tìm cách đào tạo văn nghệ sĩ như gia nhân, đày tớ, bọn nịnh hót.
“Đảng không bao giờ coi trọng trí thức, biến trí thức như Hoàng Xuân Nhị thành hèn hạ. Mà bị nó khinh. Tôi từng gặp Hoàng Xuân Nhị ở nhà Tố Hữu. Tố Hữu không thèm nói chuyện với ông ta, cứ để cho ông ta ngồi một mình. Tóc bạc phơ. Tố Hữu chỉ nói với tôi là một thằng còn rất trẻ. Trần Đức Thảo thì bị biến thành một thằng thần kinh. Sang Pháp, bao nhiêu Việt kiều mời đến, không đến, cứ ở Đại sứ quán, tuy bị nó khinh như chó."
“Chúng ta thuộc lứa người bị bỏ phí cả một thời trai trẻ để học theo một cái lý thuyết vớ vẩn, chả nghĩ ra được cái gì, chẳng làm ra được cái gì trong giới hạn của chủ nghĩa Mác – Lê - một thứ triết học của người cầm quyền. Mà có hiểu Mác – Lê thực đâu. Toàn nghe lãnh tụ nói và nói theo. Trong cái khung của một ý thức hệ, còn ai nghĩ ra được cái gì nữa. Chủ nghĩa Mác thành ra một thứ tôn giáo. Tin mà không hiểu. Bao người hy sinh vì cái lý thuyết vớ vẩn ấy. Chủ nghĩa xã hội toàn đẻ ra những con người quái gở như Mao Trạch Đông, Staline, Pônpốt, rồi Nguyễn Chí Trung..., toàn lũ điên”.
"Ta có một thời cứ tin tưởng ở cái không có. Như tin ở chủ nghĩa xã hội”.
“Chính trị và quan điểm giai cấp trùm lên tất cả. Con người không có tình bạn. Bạn bè mà có vấn đề chính trị là không được quan hệ”.
“Chủ nghĩa xã hội nếu không thay đổi thì con người thành mọi rợ, rừng rú. Từ ăn, ỉa, mặc, ở... Sợ quá!”
Chân dung nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh, vị đại tướng từng thống lĩnh quân đội Việt Nam sang chinh chiến ở Campuchia, qua ngòi bút Nguyễn Đăng Mạnh và lời thuật của Nguyễn Khải:
"Nguyễn Khải nói về uy quyền ghê gớm của Lê Đức Thọ một thời. Anh chứng kiến Sáu Bắc (Lê Đức Thọ) tiếp Sáu Nam (Lê Đức Anh). Hôm ấy, Thọ gọi một số văn nghệ sĩ đến hỏi chuyện. Thọ đang tiếp khách. Bọn Khải phải ngồi đợi ở phòng bên cạnh. Lát sau, khách ra về. Hoá ra khách là Lê Đức Anh. Nguyễn Khải thấy Lê Đức Anh đi ra, cứ đi giật lùi, giật lùi ra mãi giữa sân mới dám quay đít lại. "
"“Nói chung cộng sản coi văn nghệ sĩ như rác. Lê Duẩn coi Tố Hữu cũng chỉ như một con hát. Nhưng lại sợ văn nghệ...Chỉ toàn đào tạo gia nhân, đầy tớ, bọn nịnh hót. Sợ văn học cũng vì thế. Vì văn nó nói sự thật, nó lật tẩy. Rất sợ biểu tượng hai mặt. Chỉ đề cao văn tuyên truyền, đề cao vè. "
"“ Chế Lan Viên một thời, dựa thế Tố Hữu cũng hách lắm. Tô Hoài gọi là thằng nặc nô của đảng. "
Và việc chết không chỗ chôn theo "thứ hạng" quy định bậc chết của Đảng.
"Ngay sau khi Nguyễn Khải mất, tôi có anh bạn (Hoàng Dũng) trong Nam ra Hà Nội, nói Nguyễn Khải chết không có đất chôn. Đúng ra là không được chôn ở nghĩa địa Sài Gòn (tại Thủ Đức), phải đưa lên nghĩa địa Củ Chi rất xa. Tiêu chuẩn được chôn ở Thủ Đức, ngoài những ông thành uỷ viên hay trung ương uỷ viên không kể, phải có 65 năm tuổi đảng. Trần Duy Châu, nguyên hiệu phó Đại học Sư phạm Sài Gòn, khi chết mới có 58 tuổi đảng, không đủ tiêu chuẩn, phải đưa đi Củ Chi. Nguyễn Khải tất nhiên cũng phải đưa đi Củ Chi.
Võ Văn Kiệt thấy thế chắc lấy làm xấu hổ, nên can thiệp. Ông tuyên bố nhường suất chôn ở Thủ Đức của ông cho Nguyễn Khải."
Không rõ sau khi nhường suất chôn Thủ Đức ấy cho ông Khải thì ông Kiệt lúc chết có còn được chôn ở Thủ Đức không?
Một nhận định của Nguyễn Đăng Mạnh về cách đối xử của cộng sản với trí thức:
"Tôi cứ nghĩ mãi, không hiểu sao, đối với trí thức, các ông cộng sản lại hẹp hòi và ngu xuẩn đến thế. Chính các ông ấy, đã làm hại cách mạng nhiều lắm."
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Hồi ký viết kiểu này có tiếng vang nhưng có khi phản tác dụng, big words nhiều quá. Còn thắc mắc như ở đoạn cuối chứng tỏ bác này cũng chưa hiểu CS lắm ^^
ReplyDeleteCác bác nhà văn nhà thơ mình, tháng tháng nhận lương của Đảng, nên viết như Đảng bảo là đúng rồi. Cãi gì nữa.
ReplyDeleteNhưng sống mà quỵ lụy sợ sệt thế thì nhục như trùng trục quá, thà bỏ về quê cày ruộng như Hữu Loan còn sướng hơn.
Con chim sắp chết cất giọng bi thương, bác Khải sắp mất thì lời nói thành thực, ghê thiệt!
ReplyDelete“Chủ nghĩa xã hội nếu không thay đổi thì con người thành mọi rợ, rừng rú. Từ ăn, ỉa, mặc, ở... Sợ quá!”
ReplyDeletekinh khủng, văn nghệ sĩ như bọn con hát, đầy tớ, bọn nịnh hót, chuyên bưng bô chính quyền...
bọn nì bắt chước trong 1984 nhưng wá yếu, chả làm dc j
ReplyDeleteHix bác xem ở đâu có bản full rồi post lên cho em đọc với
ReplyDeleteConfirm: Ông Kiệt vẫn đc chôn ở Nghĩa trang TP - Thủ Đức thôi. Mộ ngay hàng đầu gần cửa ra vào, kế bên các đ/c khác như Nguyễn Văn Linh, Trần Văn Trà, Nguyễn Thị Định...
ReplyDelete@Thiên Minh: Cái đấy em phải hỏi bác Felix, anh thử google nhưng chưa thấy có trên mạng.
ReplyDeletekhông nhầm là câu cuối bài là câu hỏi không cần trả lời (rhetorical question)
ReplyDeleteTên cuốn hồi kí của bác Khải là "Đi tìm cái tôi đã mất" chứ không phải là "Đi tìm thời gian đã mất" bác Linh ạ. Từ "cái tôi" gợi nhiều trắc ẩn hơn nhiều.
ReplyDeleteTheo tôi hiểu, cái tôi ở đây là cái Tôi, cái độc lập, cái cá nhân chứ! Rõ chán!
ReplyDeleteBác nào vào Nghĩa trang TP (Thủ Đức) sẽ thấy có rất nhiều người chả phải ủy iếc gì, lại không thọ tới 50 tuổi, huống gì là đòi 65 năm tuổi Đ.
ReplyDeleteTuy nhiên hiện nay ở TĐ hết chỗ rồi, chắc chỉ còn vài chỗ cho các vị nói tên ai cũng biết, còn lại thì ai cũng lên Củ Chi hết.
Vì vậy nói Nguyễn Khải chết không có đất chôn thì tội cho cụ quá.