Nhà ga sân bay Nội Bài bị dột trong khoảng 3-4 năm gần đây, phải lấy xô chậu để hứng nước mưa!. Nhà ga này được đưa vào sử dụng năm 2001, tức là mới được 7 năm. Thậm chí ngay khi mới đưa vào sử dụng (tức là 2001) đã xảy ra hiện tượng dột ở đây (theo NLĐ). Ông Nguyễn Xuân Nhị, nguyên cục trưởng Cục Hàng Không cũng cho biết " nhà ga vừa khánh thành đã bị dột, hệ thống tự động cũng gặp vấn đề ngay từ khi chưa đi vào sử dụng."
Số tiền đầu tư để xây nhà ga này, theo báo Tuổi Trẻ là 70 triệu USD và 320 tỷ đồng, tức là khoảng hơn 1400 tỷ hay hơn 90 triệu USD. Tổng thầu là công ty Licogi (theo Vnexpress), thiết kế và thi công do VN thực hiện dựa trên một bản thiết kế dở dang của một nhà thầu Pháp (nhà thầu này đã tham gia công trình nhưng bị buộc phải rút về do không được giải ngân).
Ai sẽ chịu trách nhiệm trước việc công trình xuống cấp nhanh chóng như vậy. Theo nguyên cục trưởng Cục Hàng Không Nguyễn Xuân Nhị thì là Không Ai Cả (Ulysses quả là người khôn ngoan). Cụ thể, ông Nhị nói "Đề án xây dựng nhà ga T1 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm nhận và tính toán các khoản vốn. ... nếu truy cứu trách nhiệm thuộc về cá nhân đơn vị nào thì rất khó và phức tạp. "
Thật lạ, nói như ông Nhị thì phải chăng Bộ KH& ĐT (MPI) là người đứng thầu? Hay là chủ đầu tư? Chưa hiểu tại sao một cơ quan quản lý nhà nước là MPI lại có thể đóng vai trò chủ thầu hay chủ đầu tư được? Không rõ thực tế như thế nào?
Tóm lại là trong cái mớ bùng nhùng ấy, người ta kết luận là không ai chịu trách nhiệm. Và giải pháp được ông Nhị nêu ra là đập đi, xây lại. Với đề nghị này của ông Nhị- một người từng giữ chức vụ cao nhất ở Cục Hàng Không- chúng ta có thể thấy sự nghiêm trọng của việc dột nước ở đây đã tới mức rất khó sửa chữa và theo ông Nhị, công trình này có thể coi như là công trình vứt đi (dù thiết kế được giải thưởng của Hội Kiến trúc năm 2005). Và đó là gần 100 triệu đô-la tiền đóng thuế của nhân dân.
Trong khi ông cựu quan chức Nhị trả lời cần đập bỏ nhà ga đi xây mới thì ông quan chức đương nhiệm Lê Khắc Hồng, Giám đốc khai thác ga Nội Bài trả lời báo NLĐ rằng việc dột như thế là bình thường sau 8 năm khai thác! "Đây là hiện tượng bình thường vì công trình đã đưa vào khai thác 8 năm, thời gian thi công cũng kéo dài hơn 5 năm, nay đến giai đoạn xuống cấp, có hạng mục đã hư hỏng." Hay thật, giờ đến công trình 90 triệu USD xuống cấp hư hỏng, dột nát sau chưa đến 8 năm cũng là "bình thường". Không hiểu khái niệm "bình thường" theo ông Hồng là thế nào? Hơn nữa, theo báo chí thì hiện tượng dột này xảy ra từ 3-4 năm nay chứ không phải mới năm nay, còn theo ông Nhị thì dột xảy ra từ khi mới khánh thành!. Và tại sao những nhà ga sân bay quốc tế khác trên thế giới, có tuổi đời nhiều hơn cái 8 năm nhà ga của ông Hồng lại không bị dột như vậy- vì chúng không bình thường?
Thế đấy, ông quan hưu trí thì đòi đập đi, xây lại công trình 90 triệu USD như quẳng cái giẻ rách vào thùng rác. Còn ông quan đương nhiệm thì kêu rằng dột nát cũng là bình thường (và việc dùng xô chậu hứng nước mưa trong nhà ga quốc tế 90 triệu USD cũng là bình thường?)!. Và tất nhiên, theo cả hai ông thì không ai phải chịu trách nhiệm cả, vì việc quy trách nhiệm "rất khó và phức tạp".
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nếu đã toác ra rồi thì các giải pháp như bôi trét chống thấm giỏi lắm chỉ có tác dụng một đôi năm, sau đó sẽ còn toác thảm hơn. Nguyên nhân của các sự này, theo tớ, là tổng hợp của hai sự: 1 là khả năng thiết kế thi công kém, 2 là ăn nhiều. GDP thực tế của VN không cao như 7-8% hiện tại vì những công trình đang bị phá huỷ trong tương lai ngắn hạn (15-20 năm) như kiểu này cũng được tính vào tăng trưởng GDP (?).
ReplyDeleteLời nói của Mr Nhị sao mà nhẹ nhàng quá, vứt bỏ cái Nhà Ga Nội Bài hệt như vứt bỏ một bịch rác vậy.
ReplyDeleteKhâm phục.
Lạy Phật cho con nghĩ tu 5 phút, chữi một phát. Dcm thối nát.
ReplyDeletehì, còn vụ hầm Thủ Thiêm lún nứt cũng vứt đi như vứt 1 túi rác, rồi làm lại.
ReplyDeletemẹ kiếp !
ReplyDeleteđập đi, đập đi, hehe, có lắm thằng điên
ReplyDeleteTặng bạn Linh đoạn cache này, có vài nhời của bác Khải nói về sân bay Nội Bài rất thú vị đấy.
ReplyDeletehttp://72.14.235.104/search?q=cache:2jeNwe4f5MsJ:www.ketcau.com/forum/attachment.php%3Fattachmentid%3D592%26d%3D1104713718+%22T%E1%BA%A1i+l%E1%BB%85+kh%E1%BB%9Fi+c%C3%B4ng+x%C3%A2y+d%E1%BB%B1ng+nh%C3%A0+ga+qu%E1%BB%91c+t%E1%BA%BF+-+s%C3%A2n+bay+T%C3%A2n+S%C6%A1n+Nh%E1%BA%A5t,+Th%E1%BB%A7+t%C6%B0%E1%BB%9Bng+Phan+V%C4%83n+Kh%E1%BA%A3i:+%C4%90%E1%BB%ABng+l%E1%BA%ADp+l%E1%BA%A1i+b%C3%A0i+h%E1%BB%8Dc+%C4%91au+%C4%91%E1%BB%9Bn+%E1%BB%9F+nh%C3%A0+ga+s%C3%A2n+bay+N%E1%BB%99i+B%C3%A0i%22&hl=vi&ct=clnk&cd=1&gl=vn
Tóm lại là đập đi xây lại, GDP có cái thêm sản phẩm để tính, công nhân có việc làm, phụ trách có hoa hồng, mọi người đều được lợi. (trừ người đóng thuế).
ReplyDeleteMà tại sao mấy ông quản lý ở Sân bay kém thế nhỉ, không treo xô hứng nước ở trên cao, hoặc làm hệ thống hứng nước, thay vì để xô ở dưới. Treo trên cao bố thăằngnào biết.
ReplyDeleteGa T1 Nội Bài ngày đấy (TKTC quãng năm 99-2000) là 1 trong những công trình sớm nhất ở VN sử dụng mái giàn không gian nút cầu . Toàn bộ (hoặc gần hết?) giàn mái nhập khẩu nên chi phí cũng cao . Thể loại kết cấu mới nên cán bộ thực hiện ng VN chắc vẫn còn nhiều cái ko hiẻu rõ mặc dù công trình sau khi ng Phá bỏ đi đã đc giao cho 1 dơn vị tư vấn uy tín của VN thực hiện . (Các bạn hiền lưu ý . Năm 2003 khi VN ta tổ chức SEAGAMES , gối tựa giàn mái không gian nhà thi đấu Phú Thọ , Sài gòn khi lắp ráp còn lệch tim cột cỡ 1 mét cơ ;))
ReplyDeleteNhìn chung đã yếu còn cố (phải) tự tin gồng mình trc gió thi ko tránh khỏi những sai sot như vậy. Có thể sau này sẽ còn tiếp tục có những bài báo rút kinh nghiệm về Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Nhà Quốc hội, TP bên Sông Hồng , vv....
Các bạn hiền tha hồ có chuyện mà buôn, hị hị
các bác này không hiểu học lý luận ở trường chính trị (ai cũng biêt là trường nào :D) nào mà phát biếu
ReplyDelete"ông trình 90 triệu USD xuống cấp hư hỏng, dột nát sau chưa đến 8 năm cũng là "bình thường"
chả trách hầm chui văn thánh, hầm thủ thiêm vừa thi công xong đã nứt ...
công nhận mấy thằng tư bản ngu thật, xây 1 công trình mà vài trăm năm không thấy suy xuyển gì, ..lấy gì mà ăn nhỉ ...
http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/2008/09/3BA064BB/
ReplyDeletelạ thật, sao không có tên sân bay nội bài nhỉ :D
1. Sân bay Hong Kong, Trung Quốc.
Sân bay này có tới 7 lần giữ ngôi vị số một trong 10 năm
=> sân bay này tuổi thọ ít nhất >= 10 năm
2. Sân bay Changi Singapore
Kể từ khi Skytrax bắt đầu xếp hạng các sân bay năm 1999, phi trường Changi Singapore đã từng hai lần leo lên vị trí số một của Top 10. Sân bay xây từ năm 1981
3. Sân bay Incheon Seoul, Hàn Quốc.
Sân bay có 7 năm tuổi này của xứ sở Kim chi tạo cho hành khách cảm giác thư giãn và thích thú,
4. Sân bay Kuala Lumpur, Malaysia
Phi trường này từng nhận một số giải thưởng kể từ khi khánh thành năm 1998
....
Quái sao ko có cái nào bị dột nhỉ ...
Đang định đâm mấy lời phát biểu này vài câu thì đã thấy anh viết rồi. Nghe các bố ấy nói mà phát chán. Nhưng có một điều đúng: sửa không nổi thì cuối cùng vẫn phải đập đi xây lại (bằng tiền thuế của dân).
ReplyDeleteLúc còn đương chức thì phải thủ thế thôi, với lại có phải tiền của các bác ấy đâu mà các í xót
ReplyDeletethì chuyện cũng bình thường mà, truyền thống của cả nước, bạn Linh cứ thắc mắc chứng tỏ bạn bất bình thường
ReplyDeletecông trình T1 này đã nghiệm thu đâu anh
ReplyDeleteơ hay, dột từ nóc trở xuống là chuyện bình thường, thế bạn Linh muốn dột ở đâu, bạn này toàn câu PV ;)
ReplyDeleteLinh: "Chưa hiểu tại sao một cơ quan quản lý nhà nước là MPI lại có thể đóng vai trò chủ thầu hay chủ đầu tư được?"
ReplyDeleteChuyện bình thường! Các cơ quan nhà nước đều làm chủ đầu tư được. Ví dụ họ xây trụ sở cơ quan, thì chính họ làm chủ đầu tư chứ sao? Nếu dự án lớn thì họ lập ra một ban quản lý dự án để đảm nhiệm công việc.
Trường hợp sân bay Nội Bài thì chủ đầu tư đáng lẽ là Cụm cảng Hàng không sân bay miền Bắc, nhưng dự án này rất lớn nên rất có khả năng chủ đầu tư là cấp trên của Cụm cảng, tức là Cục Hàng không dân dụng mà ông Nguyễn Hồng Nhị là nguyên Cục trưởng đấy.
He he, bây giờ ông đề nghị xây lại để tạo điều kiện cho người kế nhiệm có quả ngọt!!
Yahoo Q&A
ReplyDeleteQ: Phó thường dân:
Nhà ga của sân bay Nội bài ngày xưa xây hết bao nhiêu tiền có ai biết không ?
Bây giờ người ta đòi đập đi xây lại kìa
http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/09/3BA06494/
Không thể quy được ai chịu trách nhiệm. Bó tay
A: phung p:
Dạ thưa anh, ai xây và bao nhiêu thì em không biết nhưng không phải là em xây, em chỉ là chủ đầu tư mà gọi nôm na là PMU.
Thì dột quá thì phải đập đi xây lại mới chống dột tận gốc được thưa anh. Còn tiền bạc anh đừng lo, có cái nguồn ODA lo dùm rồi, miển sao trích 15% lại quả cho em thì em duyệt tất. Nhờ sự xuống cấp nhanh chóng các công trình mà nhân dân giao cho em quản lý đầu tư ( em là PMU) nên tiến độ giải ngân vốn ODA năm sau luôn luôn cao hơn năm trước, góp phần kích cầu làm mổi năm kinh tế xứ ta tăng trưởng trên dưới 10%- có điều em kích hơi quá mạnh tay nên gây ra lạm phát cao làm bà con hơi khó khăn một chút.Cái nầy em xin nhận lổi và " quyết liệt" rút kinh nghiệm để tương lai em kích nhẹ hơn.
Bao nhiêu lời xin báo cáo anh Phó thường dân.
Câu hỏi trên trang Yahoo đã bị xoá. Xem bằng cache của Google: http://209.85.173.104/search?q=cache:L98a2hRgV64J:vn.answers.yahoo.com/question/index%3Fqid%3D20080909230321AAYSgma+%22s%C3%A2n+bay+n%E1%BB%99i+b%C3%A0i%22+%22ch%E1%BB%A7+%C4%91%E1%BA%A7u+t%C6%B0%22&hl=vi&ct=clnk&cd=4&gl=vn
Tôi có ý kiến: cố định hàng xô lại, lấy đất đổ vào trồng hoa, trông sẽ rất đẹp, biết đâu nhận giải thưởng kiến trúc độc đáo Á đông đấy, rất thân thiện với môi trường.
ReplyDelete