Saturday, September 13, 2008

Entry for September 13, 2008

Bài trả lời phỏng vấn hay của Phạm Xuân Nguyên trên Vietimes.

Các nhà văn Việt Nam: “Tắc đẻ”-vì đâu nên nỗi?

"
PXN: Đó là cái lười biếng và thụ động của nhà văn Việt Nam. Đúng hơn nữa, các nhà tri thức, văn nghệ sĩ, khi viết văn phục vụ cho cộng đồng dân tộc chứ không phải phục vụ cho thể chế nào cả. Anh luôn luôn phải gây hấn với cộng đồng mình – đánh thức họ dậy và gây hấn với chính mình – không bằng lòng với chính mình. Chúng ta không có tinh thần đó.

Họ đã thoả nguyện ngay từ đầu. Bây giờ nếu cho họ ngồi trò chuyện với những người “đang có vấn đề”, họ lại lảng tránh. Họ đồng cảm nhưng họ không dám nói lên điều đó, thậm chí không dám đi cùng (ở mặt ý nghĩ) chứ chưa nói đến ủng hộ.

Tôi từng suy nghĩ: Tại sao thời Mở cửa văn học Việt Nam không có bản thảo nào trong ngăn kéo cả? Nhà văn Việt Nam không dám viết chỉ để đó. Dù ngay cả ghi nhật ký cũng không dám. Năm 1987 tôi đã viết một bài phê bình nhỏ, mấy ông bạn tôi hầm hừ ngay: đang lúc mở cửa, đổi mới tại sao mày lại quay đầu ra nói anh em? Nhưng rõ ràng đó là cái Hèn.

Nhà văn phải là nhà phản biện của xã hội. Không nhà văn nào của chúng ta làm được điều đó. Trong nhiều bài viết tôi hay nhắc lại câu của văn hào Nga Phêđô Đốtxtôiépxki: thưa quý vị cả đời tôi tôi chỉ làm một việc, đó là đẩy đến tận cùng cái mà quý vị dừng lại.

PV: Vậy thì giả sử nhé: Nếu chúng ta có một môi trường tự do hơn để viết thì các nhà văn sẽ chữa được bệnh “tắc đẻ”?

PXN: Nhiều người cũng hỏi tôi câu này. Họ nói: Ông cứ kêu gọi tự do. Nhưng nếu có tự do thì sẽ làm được gì? Tôi trả lời: Đó mới là điều kiện cần. Cho nên ở đây bài học của nhà thơ Trần Dần rất hữu ích. Tai nạn đã có thể không cho ông lên tiếng, để cho ông, như trong bài viết của Phạm Thị Hoài, là “thủ lĩnh trong bóng tối”. Ông vẫn làm, tìm tòi, miệt mài, thúc đẩy, hô hào bạn bè làm trong âm thầm, trong lặng lẽ, trong khổ nhục để đến 30 năm sau ông vẫn không lạc hậu. Ông không bị thời gian, hậu sinh qua mặt.

....

PV: Theo ông, phải chăng vì số đông người đọc không - biết - đọc, hời hợt nên đã đẩy những nhà văn đích thực rơi vào sự buồn chán - mầm mống của căn bệnh “tắc đẻ”?

PXN: Không. Nhà văn thế nào thì người đọc thế đấy và ngược lại. "


Trong bài này, người phỏng vấn Xuân Anh hơi muốn "trộ" kiến thức khi nói về Nam Le (nhưng lại nhầm thành Nam Lee- chắc nhầm vì Lee's Sandwich mới mở ở Việt Nam). Nam Le là người Úc chứ không phải người Mỹ.

6 comments:

  1. Cả Nguyên lẫn Anh tất nhiên là chưa đọc truỵện ngắn nào của Nam Le (Nam Lê - Lê Hữu Phúc Nam), nhưng vẫn liều mình như chẳng có phát biểu như đúng zồi qua việc đọc lỏm một số bài điểm sách, nhưng có lẽ đọc quá qua loa đại khái nên tưởng Nam Le là người Mỹ gốc Việt, mặc dù chi tiết bố Nam Le vượt biên định cư ở Úc, Nam Lê sinh ra ở Úc và lúc lớn sang Mỹ học lớp viết văn là chi tiết quan trọng, gắn bó với khởi nghiệp văn chương của anh, chi tiết này thường được nhấn đi nhấn lại trong các bài điểm sách hay phỏng vấn liên quan tới Nam Le.

    Mình không thú lắm với mấy chuyện nhận xét phê bình nhưng cũng đôi lúc cũng thử đọc bài của nhiều bạn và cảm thấy nhiều người rất hay nói liều, amateur. Trong số bọn hay nhận xét thì bài của Cao Việt Dũng là còn đọc được.


    ReplyDelete
  2. Nam Le có phải người viết cuốn The Boat nổi nổi gần đây không bác ?

    ReplyDelete
  3. Bài này cũ kỹ lắm rồi (ý tưởng ấy). Em Xuân Anh thì thôi không nói, nhưng các bác cũng không nên nói về chuyện chưa đọc: tôi có thể chứng nhận đã thấy bác PXN tay cầm đúng quyển The Boad bìa đen, và nói rất chính xác là được gửi về từ Úc.

    ReplyDelete
  4. Đã có một bản dịch truyện của Nam Le:

    http://lethieunhon.com/read.php/3188.htm

    Tôi chưa kịp đọc, nhưng thấy bị chê kinh lắm (bản dịch).

    ReplyDelete