Khi Tôi Hai Mươi tới LH phim Venice
"
Phim này sẽ được chiếu vào thứ Tư 3/9 tại cuộc thi phim ngắn Mostra để dự thi cùng các phim khác. Người thắng giải sẽ được tuyên danh vào thứ Bảy.
Ban tổ chức cho hay họ đã quyết định chiếu phim Khi Tôi Hai Mươi là bởi vì có bổn phận phải 'bảo đảm và bảo vệ quyền tự do ngôn luận'.
Khi Tôi Hai Mươi được sản xuất từ 2005 trong khuôn khổ chương trình lớp học phim ngắn do Quỹ Ford tài trợ nhưng chưa từng được công chiếu vì bị cho là 'có vấn đề'.
Trong phim, nhân vật nam thanh niên biết là bạn gái của mình phải đi làm điếm để nuôi thân và nuôi gia đình nhưng vẫn chấp nhận.
Phong cách, lối sống của nhân vật nữ bị cho là trái ngược với thuần phong mỹ tục Việt Nam, và bố phim nếu chiếu rộng rãi có thể gây ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia.
Khi Tôi Hai Mươi mới chỉ được phổ biến trong nội bộ lớp học do Quỹ Ford tổ chức để trao đổi, học tập vì cho dù đã lược đi nhiều cảnh nóng và sửa chữa, vẫn thuộc diện nhạy cảm.
Hạn chế chất lượng
Vì không được lưu hành nên chỉ có bản DVD của cuốn phim được gửi tới chiếu tại LHP Venice. Ban tổ chức nói chất lượng do vậy có thể bị hạn chế.
Giới chức trong nước nói việc đưa phim sang Ý là hoàn toàn thuộc về quyết định cá nhân của đạo diễn Phan Đăng Di.
Bản thân đạo diễn này sẽ không có mặt tại Venice.
Phan Đăng Di, sinh năm 1976, được coi là một đạo diễn trẻ có tài hiện nay ở trong nước.
Tốt nghiệp đại học Sân khấu Điện ảnh Việt Nam, anh đã làm một số phim gây chú ý với các thử nghiệm giàu ngôn ngữ điện ảnh như Sen, Khi Tôi Hai Mươi, Bi Ơi Đừng Sợ.
Bộ phim Bi Ơi Đừng Sợ đã giành giải thưởng Dự án nổi bật châu Á tại LHP Pusan, Hàn Quốc hồi tháng 10/2007.
Phan Đăng Di cũng là tác giả một số kịch bản phim được đánh giá cao như Chơi Vơi và Đi Mãi Rồi Cũng Quay Về."
Đã có đọc tin này trên BBC
ReplyDeleteHè hè, lạm phát cao, một phần cũng là do nuôi quá đông bọn tuyên huấn ăn hại, không làm được thứ mả mẹ gì hay ho, suốt ngày chỉ chực rình rập, cản trở người khác.
ReplyDeleteối giời ơi, sinh năm 76, thế mà gọi mình bằng em xưng anh miết, huhu, huhu! Kịch bản phim này hay phết cơ!
ReplyDeleteChỉ có một đoạn ngắn mà tác giả của bài trên cho thấy không biết chút gì về bạn Di:
ReplyDelete+ Tốt nghiệp đại học Sân khấu Điện ảnh Việt Nam, anh đã làm một số phim gây chú ý với các thử nghiệm giàu ngôn ngữ điện ảnh như Sen, Khi Tôi Hai Mươi, Bi Ơi Đừng Sợ. --> Bi ơi đừng sợ ĐÃ làm đâu, đang làm cơ mà?
+ Phan Đăng Di cũng là tác giả một số kịch bản phim được đánh giá cao như Chơi Vơi và Đi Mãi Rồi Cũng Quay Về." --> hai kịch bản này hình như chỉ là một, chẳng qua đổi tên đổi tới đổi lui thôi mà?
Tui không biết bạn Di, nhưng tui gặm tin này của BBC cũng hóc 2 cái sạn to tướng mà phanxine chỉ ra.
ReplyDeleteBạn Di quyết định thế này, không biết có bị khó dễ gì không. Phim này vì chuyện cấm đoán mà gây chú ý, không chừng đoạt giải cũng nên.
Biết đâu sau khi phim đọat giải, Cục Điện ảnh phân bua là cái vụ cấm đoán chỉ là chiêu PR cho phim. Ai cũng lợi, hehehe. Sao tui AQ quá trời.
ờ, đang định vào đính chính hai quả lỗi thì bác Phan Xi Nê đã nêu cao tính chính xác của thông tin, khà,
ReplyDeleteTheo chỗ tớ được biết thì Bi ơi đừng sợ còn chưa bấm máy, vẫn đang giai đoạn "tiền" cả mấy nghĩa,
"Đi mãi rồi cũng quay về" là tên gốc, rồi sang tên “Tận cùng là biển”, “Mắc kẹt”... cuối cùng dừng ở tên “Chơi vơi”,
"Chơi vơi" hiện đã tìm được nhà sản xuất, sẽ được làm dưới tay đạo diễn Bùi Thạc Chuyên,
Vụ "Tôi hai mươi" này không nắm được thông tin gì, nhưng được chiếu thì cũng đã xem như cơ hội, còn tranh giải nữa thì hay quá,
"Tôi hai mươi" có ảnh hưởng nhiều phong cách nhắm,
Đính chính gì mà cũng không chính xác nữa :)
ReplyDeleteTên ban đầu của kịch bản Chơi vơi là: Tận cùng là biển.
1. Việc cho là trái thuần phong mỹ tục là do trong luật điện ảnh có 1 điều khoản như vậy. Nên họ phải tìm ra để mà chỉ cho phép "lưu hành nội bộ" chứ không ai coi phim mà nghĩ ngu như vậy hết.
ReplyDeleteChuyện ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia là do BBC tưởng tượng ra, chuyện có khi lại đơn giản hơn nhiều, anh cu Sài (Di) nhà ta sau khi rời Cụ ĐIện ảnh cứ tung tăng đi hết LHP này đến LHP khác, mà những LHP đó nếu chờ vào sự giúp đỡ của Cục Điện ảnh thì VN chắc chắn giờ này chưa có ai được mời!
Việc Ban tổ chức cho hay cũng nghi lắm (nghi BBC bia thêm cho cái cớ đưa tin này hợp lệ)
2. Bản thân DVD được dùng chiếu không phải do Phan Đăng Di gửi tới, đó chỉ là một bản DVD chất lượng không cao do Di mang theo để tặng mọi người khi Di đến Cannes tháng 5 vừa rồi mà thôi.
3. Em rất ghét câu đạo diẽn có tài! Hehe, đạo diễn là phải có tài, lôi thôi gì? Chỉ có đạo diễn nhưng mà ngu, đạo diễn nhưng mà bất tài thôi chứ? Dùng cái cụm từ đạo diễn có tài nghe mà tức!
Có khi chuyện này lại không hay. Nếu có được giải có khi miệng lưỡi thiên hạ sẽ cho rằng vì bị ngăn cấm nên mới được giải, hay như bạn ở trên nói, chuyện ngăn cấm là một chiêu PR. Nhưng qua chuyện này tôi thấy có một vấn đề: phim thuộc sở hữu của ai. Tôi đọc trên An ninh Thủ đô thấy có viết: "Ông Nguyễn Văn Tân, Chánh văn phòng Hội Điện ảnh VN cho biết: “Cho tới thời điểm này, không ai trong BTC LHP Venice liên lạc với Hội Điện ảnh VN cũng như Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển tài năng điện ảnh về việc mời bộ phim "Khi tôi 20" dự LHP. Việc giới thiệu bộ phim đến BTC LHP hoàn toàn do cá nhân đạo diễn Phan Đăng Di”. Trong khi đó bộ phim "Khi tôi 20" thuộc dự án "10 tháng ,10 phim ngắn" của Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển tài năng điện ảnh, do Hội Điện ảnh VN quản lý."
ReplyDelete(nguồn: http://www.antd.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=30908&ChannelID=8 )
Tôi nghĩ rằng nếu không có thỏa thuận khác từ đầu thì phim chắc không thuộc quyền sở hữu của đạo diễn, mà thuộc quyền sở hữu của nhà sản xuất. Trong trường hợp này, có thể quyền sở hữu phim thuộc về TT Hỗ trợ và Phát triển tài năng điện ảnh. Nếu chủ sở hữu phim không muốn gửi phim đi tham dự thì phải tôn trọng quyết định của họ. Nếu đạo diễn không phải là chủ sở hữu phim mà cứ tự tiện đem phim đi công chiếu hay tham dự liên hoan là không tôn trọng quyền sở hữu, là một hành vi rất xấu và đáng lên án. Tuy nhiên nếu đạo diễn là chủ sở hữu phim thì không có vấn đề gì.
mình cũng mới nghe nhắc tới bộ phim này trong... thông báo của Ban tư tưởng gửi các báo. Chẳng hiểu rõ lắm về vấn đề này, nhưng tự thấy càng cấm cái gì đó, càng muốn xem nó như thế nào mà bị cấm...
ReplyDeleteNếu có bản nào đó của phim này, gửi tớ xem với nha!
Các bạn BBC đưa tin cũng sai lè giống hệt các bạn báo trong nước. Lèo, sao ở đâu cũng thế nhể.
ReplyDelete@Dong A: TPD phụ thuộc vào Hội điện ảnh về mặt quản lý Nhà nước.
ReplyDeletePhan Đăng Di làm phim là nhờ vào dự án được trúng tuyển khoá Master Class do anh Trần Anh Hùng trực tiếp đứng lớp. Tiền của dự án do quỹ Ford rót vào qua TPD.
Phim xong, Hội điện ảnh giữ bản phim nhưng quyền quyết định với bộ phim đó hoàn toàn thuộc về đạo diễn.
Ông Nguyễn Văn Tân trả lời vì nhà báo hỏi chứ không phải vì Hội có quyền với phim đó. Và ngay cả sản xuất, Di cũng tự lo tất cả (anh trai của Di là người phải đi mua cơm cho đoàn làm phim mỗi ngày luôn!)
Hội điện ảnh muốn tránh cái tiếng là phim lưu hành nội bộ nên họ phải trả lời thế thôi:)
@Nhị Linh:
ReplyDeleteChép của nhau mà không hỏi trực tiếp thì thế chứ sao nữa?
Đất Việt còn đăng một bài mà Di rú lên là không hề trả lời, không hiểu tại sao. NHưng Di lành tính quá nên cũng cho qua!
ReplyDelete1. Phim này cho đến giờ phút này thuộc quyền sở hữu của ai? Nếu nó thuộc về một tổ chức đã đứng ra tài trợ, mà đạo diễn Di mang gửi bản DVD (trong trường hợp đó có thể là bản screen, cái điều mà ai cũng có thể làm được)thì Di trước mắt đã phạm phải luật bản quyền của chính cái quốc gia mà phim được làm ra. Còn nếu phim thuộc quyền sở hữu của Di thì bên Venice có yêu cầu như thế nào về chứng nhận và công nhận của hệ thống pháp quyền ở VN hay không?
2. Liên hoan Venice có chấp nhận phim chưa từng được công chiếu hay không. Điển hình là phim KT20 này. Nếu bên Venice chấp nhận cả những phim mà ở nước sở tại, các bộ chưa hề phê duyệt, chưa hề cho công chiếu. Thì phim KT20 này chả khác vì phần Bonus của Nhật Ký Vàng Anh là mấy.
@Cát_Khuê: "2. Bản thân DVD được dùng chiếu không phải do Phan Đăng Di gửi tới, đó chỉ là một bản DVD chất lượng không cao do Di mang theo để tặng mọi người khi Di đến Cannes tháng 5 vừa rồi mà thôi."
ReplyDeleteGửi tới qua đường bưu điện hay là đưa trực tiếp, cái đấy được coi là bản phim (DVD, VHS) được dùng để đăng ký với LHP. Trong trường hợp bất khả kháng như bản phim nhựa không đến kịp hay không được gửi đi, phim sẽ được chiếu bằng bản DVD hay VHS này, tất nhiên với sự đồng ý của nhà sản xuất/đạo diễn.
@XiaßaChao: "2. Liên hoan Venice có chấp nhận phim chưa từng được công chiếu hay không..."
Bạn hỏi câu này buồn cười quá.
Tôi lý giải điều này vì hiện tại trong nước những người có quyền đang cố gắng gán cho Di tội cố tình mang phim đến LHP nước ngoài mà chưa được phép.
ReplyDeleteThêm nữa, khi Di thông báo sự thể đang diễn ra ở VN, họ liền đề nghị chiếu bằng chính bản DVD đó như là một sự thông cảm với hoàn cảnh mà đạo diễn đang lâm vào :)
bạn gì gì ở trên nói chuyện lạ thật!
http://sgtt.com.vn/Detail6.aspx?ColumnId=6&newsid=39801&fld=HTMG/2008/0902/39801
ReplyDelete"Đã mấy năm nay, Hùng theo sát một số bạn trẻ tuy chưa có cơ hội làm phim dài nhưng trong kịch bản của họ đã có những hứa hẹn lớn. Thế hệ mới này không quá đặt nặng tư tưởng lên tác phẩm. Điều làm cho họ muốn trở thành đạo diễn chính là những cảm xúc mà đời sống đương đại mang lại, sự đụng chạm của giác quan với cuộc sống mỗi ngày. "
"Vấn đề làm họ phải dám đi đến cùng con đường họ chọn, và đừng làm cho họ sợ hãi, họ đang cần được lòng tin."
"Điện ảnh Việt Nam nên đặt mục đích với những phim nghệ thuật, vì chỉ với dòng phim này mới có thể đi đến những liên hoan phim lớn và đại diện một cách xứng đáng cho điện ảnh Việt Nam."
Việc gì cũng có hai mặt của nó.
ReplyDeleteBạn Cát Khuê quen Di , nên bênh Di là điều đương nhiên.
Tôi cũng quen anh Di nhiều năm nay, và cũng rất thông cảm với hoàn cảnh hiện nay.
Nhưng khổ nỗi là Cát khuê, và cả những nhà báo khác nữa, dù chưa hiểu nội tình bên trong, mà chỉ nhìn sự việc theo một phía mà đã vội lên án Điện ảnh nước nhà.
Ừ, công nhận ĐAVN còn nhiều bất cập, nhưng bạn cũng nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và nhìn sự việc từ cả hai phía rồi hẵng kết luận.
Bạn Cobain, tôi lên án điện ảnh nước nhà bao giờ?
ReplyDeleteHóa ra với bạn Cục điện ảnh, Hội điện ảnh chính là "điện ảnh nước nhà" phải không?
Tôi chê trách sự cá nhân và ấu trĩ của một số người đang tâm cố ý giữ phim lại đấy chứ nhỉ?
Thêm nữa, tôi cũng ở trong "nền điện ảnh nước nhà" mà bạn nói đã 11 năm trước khi đi làm báo đấy bạn ạ.
Chả hiểu tại sao bạn này lại nói như thế nữa!!!
Hình như bạn phuongcobain làm ở Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển tài năng điện ảnh (trong profile của bạn có ghi). Bạn có thể cho biết quan điểm của bạn và/hay của TPD về việc này không? Tức là chính cái "nội tình bên trong" mà bạn cho rằng nhiều nhà báo không chịu tìm hiểu đó.
ReplyDeleteChậc!
ReplyDeleteEm chỉ đơn giản thấy: Thật khổ thân cho anh Di và lo lắng cho việc sắp tới của anh: sản xuất Bi ơi đừng sợ.
Hóa ra em đã xem phim này rồi. Hình như được chiếu lần đầu cùng một đêm tại 51 Trần Hưng Đạo với phim "Kiến lửa" cho một người đã comment trong entry này đóng vai nữ chính, cách đây khoảng 2-3 năm gì đấy. Không nhớ tên 2 diễn viên chính, nhưng nhớ là có diễn viên Mai Châu đóng vai bà của nhân vật nữ và HS Đào Anh Khánh đóng vai một khách chơi. Phim có rất nhiều cảnh nóng bỏng, không kém những cảnh sex không bị cắt trong Sắc, Giới. Không nói về thuần phong mỹ tục (những cảnh sex hay việc người con trai biết bạn gái mình làm điếm mà vẫn chấp nhận, hay việc người bà không thèm tìm hiểu xem cháu gái mình là sinh viên kiếm tiền từ đâu), nói chung em không hiểu phim định nói gì.
ReplyDelete"Khi tôi 20" ngoài việc gây được chú ý do có cấm đoán từ Việt Nam, đã bị chê khi trình chiếu sáng nay ở Venice. Phim không sexy và không hay là nhận xét của đa số người xem.
ReplyDeletePhim Mexico "Tierra y Pan" (Đất và Bánh mỳ) đã giành giải Leon cho phim ngắn tại Venice năm nay.
Em thì thấy phim vờ vờ vật vật trong một mớ các ý tưởng. Xem cả phim, em không thể nhớ nỗi một cảnh quay, một nét diễn xuất nào ngoài vài scence sex.
ReplyDelete