Monday, September 29, 2008

Entry for September 29, 2008

Có một số entry về việc doanh nghiệp "mua" nhà báo mà người viết là các nhà báo.

Trên blog của Bùi Thanh, nguyên phó TBT báo Tuổi Trẻ, có sự trở lại của Bùi Thanh trong bài viết về vụ Vedan. Sau khi đề cập tới các sai phạm đã sớm được phát hiện của Vedan, bác Bùi Thanh viết về cách Vedan "giải quyết" vấn đề:

"...xem cái cách Vedan chiêu đãi các quan chức và lảnh đạo báo chí ở những khách sạn sang trọng bậc nhất, nhìn “những phong bì luôn luôn là đô la” vào dịp cuối năm, những chuyến du lịch Taiwan bằng tiền Vedan…chúng ta mới thấy đau xót và hổ thẹn cho một dòng sông đã qua đời."

Blog của Bút Lông có ít nhất hai entry có ít nhiều liên quan tới mối quan hệ giữa nhà báo với doanh nghiệp:

Trong entry "Khác biệt giữa PR và nhà báo", Bút Lông đưa ra cách phân biệt giữa PR và nhà báo là "PR thì phục vụ cho DN trả tiền thuê mình, còn nhà báo để phục vụ người trả tiền mua báo!"

Nhưng cách phân biệt này không giúp bạn đọc phát hiện được bài báo nào là của nhà báo viết "để phục vụ người trả tiền mua báo", bài báo nào là do PR (hay nhà báo kiêm nhiệm PR) viết để "phục vụ cho DN trả tiền thuê mình"?

Trả lời comment của tôi: "
Thế còn những nhà báo tình nguyện làm công tác PR cho 1 số DN thì được xếp vào nhóm nào hả bác? PR hay nhà báo?"

Bút Lông viết: " Loại 2 mang như thế BL gọi là... cave."

Bút Lông còn một entry khác "Khẩu trang… dịu êm" trong đó cho rằng nhiều nhà báo đã "ngậm tăm" không đề cập việc giá sữa ở Việt Nam cao vào loại nhất thế giới, do được trang bị "khẩu trang dịu êm". Entry này còn thú vị ở chỗ có sự tranh luận sôi nổi giữa tác giả entry với một nhân viên PR của hãng sữa Dutch Lady Vietnam, xung quanh vụ việc cụ thể được nêu ra.

12 comments:

  1. Không thể gọi loại 2 mang như vậy là cave. Sẽ xúc phạm đến cave, vì nói cho cùng thì quan hệ giữa cave - khách chơi cũng là quan hệ mua bán sòng phẳng, ko núp bóng, ko lập lờ đánh lận.

    ReplyDelete
  2. Theo tôi thì khi đã đụng đến quan chức nhà nước và lãnh đạo cấp cao của báo chí, thì chúng tôi hay gọi là Government relations, có khi tôi cũng thấy trong mô tả công việc của public affairs cũng có mảng này

    Người ta vẫn lẫn lộn giữa PR-tức Public relations và MR-tức media relations. PR bao gồm nhiều mảng như quan hệ với khách hàng,cổ đông, nhà đầu tư, các đối tác...

    Trong khi media relations chuyên biệt về báo chí và công cụ của họ chỉ là báo chí, thì PR sẽ có rất nhiều các họat động khác để truyền tải thông điệp đến đối tượng cuối cùng họ nhắm đến, ví dụ như combine trong các chiến dịch direct marketing, qua thư từ, email, điện thọai, các bảng quảng cáo ngòai trời, website etc.Như vậy, báo chí và truyền thông chỉ là một trong những lĩnh vực của họ.

    Thực ra nghề này, dù đã phát triển ở VN trên 10 năm qua, nhưng còn nhỏ lẻ và manh mún nên người ta cứ nghĩ, PR chỉ là làm việc với nhà báo, để mua chuộc nhà báo.Sự thật không phải như vậy.Đơn cử, công việc của tôi đã 2 năm nay không dính dáng gì đến báo chí, và những agency làm việc cho tôi cũng hầu như không phải làm việc với phóng viên để nhờ vả họ đăng tin. Nếu anh có ở VN, anh có thể nhận thấy rằng chúng tôi không quá khó khăn để xuất hiện trang nội dung của hầu hết các tờ báo hiện nay.Một khi chúng tôi làm việc cật lực để đưa ra các campaign có tính mới mẻ, thú vị và thực tế, xác định được những key message mà mình muốn người tiêu dùng của mình-cũng là các bạn đọc của báo-rút ra sau khi đọc những bài báo đó-chúng tôi có thể làm việc một cách danh chính ngôn thuận với người làm nội dung và cả phòng quảng cáo, thuyết phục họ rằng việc này cũng đem lại benefit cho bạn đọc của họ.Dĩ nhiên, nội dung chúng tôi sẽ cung cấp và họ kiểm sóat cũng như biên tập với tiêu chí tự nhiên, không sai sự thật, không branding quá nhiều. Tôi hòan tòan tự tin và thỏai mái khi làm việc với cách làm trên, vì nó thật sự đóng dấu ấn của lao động nghiêm túc và đầu tư chất xám, làm sao để tự nhiên,mời vẻ để khác biệt với đối thủ, để bạn tiếp cận theo đúng "level" của bạn đọc từng tờ báo...Chứ không phải chỉ là chạy theo các anh nhà báo để kỳ kèo, chúng tôi là những PR chuyên nghiệp.

    Dĩ nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều những media relations gọi điện kỳ kèo hỏi bài xin tin, nhưng, tôi tin chắc rằng một khi đã có đam mê nghề nghiệp, có tham vọng thăng tiến, làm việc có suy nghĩ, thì vị thế làm việc như một nguồn tin độc lập với nhà báo theo cách chúng tôi đang vận hành là điều mong muốn của hầu hết những người làm PR

    ReplyDelete
  3. Còn government relations, hiện nay, những người làm PR trong các doanh nghiệp lớn thường không với tới đâu.Sẽ có 1 người rất đặc biệt là chuyên biệt làm chuyện này.Họ chắc chắn không phải là PR, mà ở vị trí cao lắm, ít nhất cũng nằm trong dàn Management team, tức những ông chóp bu có vị trí rất quan trọng trong công ty, có quyềt đưa ra những quyết định lớn, ít nhất là với những cty lớn mà tôi biết tại VN, cho đến giờ này là như vậy

    ReplyDelete
  4. - Có rất nhiều loại, tại sao lại phải đóng khung vào một số loại nhất định? Tôi còn biết có nhiều cây bút tên tuổi đi làm nghề đâm thuê chém mướn nữa. Chỉ đâu đánh đó. Dùng kỹ xảo ngôn ngữ để biến trắng thành đen.
    - Còn có loại vỗ mông ngựa nữa.

    ReplyDelete
  5. Ý kiến bác Mr. Do hay đấy. Bác giải thích rõ hơn cụm từ "vỗ mông ngựa" đi, như thế là sao, tôi chưa hiểu?

    ReplyDelete
  6. Bác Mr. Do cứ viết tiếp đi, entry này không giới hạn trong phạm vi "nhà báo và doanh nghiệp".

    ReplyDelete
  7. Chết, tôi lại xóa quá mất rồi. Yahoo dạo này lởm quá :(.
    May còn giữ lại post của bác Mr. Do
    Mr Do: Tôi không chắc mình sử dụng ngôn từ đúng, vì cái thế giới chữ nghĩa nó không "ưa" tôi. Nhưng ở đây ý tôi muốn đề cập tới các "nịnh ký giả" ấy, viết bài ca ngợi lãnh đạo (lãnh đạo báo hoặc lãnh đạo chính quyền), đánh những kẻ mà lãnh đạo ghét, tâng bốc những thứ mà lãnh đạo thích, ca ngợi những doanh nghiệp, tổ chức có quan hệ với lãnh đạo, đập những tổ chức, doanh nghiệp "gai mắt" lãnh đạo... Tôi biết nhiều người loại này, cũng như loại đâm thuê chém mướn ở trên.

    (Hic, có vẻ tôi hơi lạc đề, vì entry của bạn thiên về NHÀ BÁO và DOANH NGHIỆP.)

    ReplyDelete
  8. Hic, tôi nghĩ, tay Hải Bánh đâm thuê chém mướn bằng dao, súng, lựu đạn, cùng lắm làm chết vài người. Còn những nhà báo đâm thuê chém mướn bằng cây bút (hay 10 đầu ngón tay lả lướt trên bàn phím) có thể giết chết vạn người, giết chết cả một thế hệ. Nhất là, khi tên tuổi họ được nhiều người ngưỡng mộ.

    ReplyDelete
  9. Mr Do: làm gì đến mức độ giết một thế hệ. Bác bức xúc quá. Việt Nam có mấy trăm tờ báo, hàng nghìn phóng viên cơ mà. Không phải ai cũng có tầm ảnh hưởng.

    ReplyDelete
  10. Mr Do quá lời, hơn chứ làm gì đến...hê hê!

    ReplyDelete
  11. Hehe, bác Mr. Do cho ví dụ cụ thể về những kẻ đâm thuê chém mướn đồng thời là các nhà báo nổi tiếng đi

    ReplyDelete
  12. E có điều khó nói bạn Linh ạ, kekekekeke!!!!!!!!!!!

    ReplyDelete