Wednesday, September 3, 2008

Nguyễn Đăng Mạnh viết về Hồ Chí Minh

Tạm gỡ theo yêu cầu của người liên quan.
Đường link hồi ký (theo Kazenka) ở đây.
Somewhere Land Blog không chịu trách nhiệm về nội dung các trang bên ngoài, bao gồm cả các đường link do người khác công bố.

48 comments:

  1. Cụ Hồ đúng là con người tuyệt vời, khác hẳn "các chú".

    ReplyDelete
  2. Bài viết độc đáo quá, xin bác cho mang về để làm tài liệu nha. Cảm ơn nhiều lắm.

    ReplyDelete
  3. Có một điểm chung giữa các cụ nhà ta, là khi về già sắp chết, dek còn gì để mất thì mới nói thẳng nói thật. Mà cụ nào viết hồi ký thì cũng đầy tính cách mạng cả. Tóm lại là tại cơ chế thôi! :))

    ReplyDelete
  4. Rất tiếc giai đoạn trước khi Hồ Chí Minh trở thành lãnh tụ, không có ai là bạn bè thân thích viết về ông một cách khách quan để ta có thể biết con người thực của ông là như thế nào. Những bài viết sau này của cả hai phía chưa đủ khách quan để đánh giá một con người.

    ReplyDelete
  5. hay!!!
    hay nhất đoạn kết, khi ông tự chủ cái chết của mình vào ngày đọc tuyên ngôn độc lập của nước VNDCCH.

    ReplyDelete
  6. Vừa đọc qua Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh, tình cờ thấy trong đó có nhắc tới ông nội mình :) Ông nội mình với ông Mạnh là đồng nghiệp hồi đại học sư phạm Vinh. Đáng tiếc ông mình mất sớm, nếu không chắc mình cũng được nghe kể nhiều chuyện thú vị.

    ReplyDelete
  7. Đúng là NĐM có con mắt rất sắc! Cảm ơn bạn chia sẻ, cho mình xin về blog nhé!^^

    ReplyDelete
  8. Tôi không nói sự chân thật của cuốn hồi ký đến đâu nhưng cái thời "nước sôi lửa bỏng" không có nhiều người "dũng cảm" thế này! Đến khi đất nước hòa bình và có cái nhìn thông thoáng hơn thì cũng là lúc có nhiều hồi ký "nói thật"!

    ReplyDelete
  9. Tôi quan niệm ông Hồ ngoài việc là một nhà cách mạng làm chính trị rất giỏi ra thì ông cũng là một con người với đầy đủ những " hỷ nộ ái ố". Nên tất cả những câu chuyện thuộc về đời sống cá nhân của ông như chuyện vợ con hay " mỵ dân" gì đó thì cũng là bình thường. Tất cả những người làm chính trị khác nếu ở vào vị trí của ông cũng sẽ làm như vậy, có thể hình thức sẽ khác. Cái bất thường là người ta (Đôi khi cũng chính là ta) biến những cái bình thường đó thành bất thường. Chính vì thế mà giờ đây thật khó có thể nói những thông tin nào về ông là đúng sự thật nhất. Kể cả những chi tiết của hồi ký này.Đến ngày chết của ông người ta cũng đổi, di chúc cũng bị cắt xén nữa là!

    ReplyDelete
  10. Nói chung hồi ký có giá trị ở những sự kiện, chứ không phải những lời bình hoặc nhận định của tác giả. Mỗi người viết có góc độ nhìn nhận sự việc khác nhau, do vị trí, do nhận thức...Dù sao thì hồi ký này vẫn có giá trị nhất định của nó. Nhưng rất tiếc là các nhà sử học chưa có tiếng nói chính thức từ các bằng chứng lịch sử để mô tả chính xác chân dung của một nhân vật lịch sử. Có lẽ các nhà sử học cũng nên thu thập bằng chứng từ các tác giả hồi ký này.

    ReplyDelete
  11. Nói chính xác thì chương Nguyễn Đăng Mạnh viết về Hồ Chí Minh chưa hay lắm, vì thực ra ông không được tiếp xúc trực tiếp với HCM. Chương này chủ yếu có giá trị như một tham khảo về hình ảnh HCM trong mắt một lớp trí thức miền Bắc những năm 60-70, và các giai thoại về ông Hồ được giới này lưu truyền cho nhau.
    Các chương ông Mạnh viết về những nhà văn, nhà thơ mà ông có dịp tìm hiểu cặn kẽ như Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Tố Hữu, Xuân Diệu, Hoài Thanh hay và sắc sảo hơn nhiều.

    Nhưng một trí thức sống trong nước vào thời nay (dù cũng gần đất xa trời) mà dám có những phát biểu như ông Mạnh, kể cả những chuyện về cô Xuân này nọ thì quả thật là hiếm. Ngay như Nguyễn Khải viết cũng rào đón kinh lắm, câu trước giữ cho câu sau, trong khi ở hồi ký này có vẻ như ông Mạnh tung hê gần như tất cả.

    ReplyDelete
  12. Oh, giá như không có ông Hồ nhỉ...cuộc đời của chúng ta sẽ trôi dạt về đâu? sao ông Hồ lại ra đi tìm đường cứu nước làm gì thế nhỉ?

    ReplyDelete
  13. vừa khổ cho cái thân ông vừa khổ cho con cháu :P

    ReplyDelete
  14. Đoạn hồi ký này đọc để cho biết vậy thôi. Ông Hồ dù sao cũng đã chết, hậu quả mà ông góp phần để lại cũng chả thay đổi gì được, chỉ có những giai thoại/hình ảnh/huyền thoại thực hư lẫn lộn về ông là cứ được lan truyền. Tớ là ngưới lớn nên chả (còn) muốn tin vào huyền thoại thêu dệt. Vậy mà, khi thấy đứa cháu 4 tuổi đi học về xem tivi rồi hồ hởi hỏi "phải Bác Hồ trên tivi đó không?" tự nhiên thấy nghẹn đắng trong cổ họng. Tội nghiệp cho đứa cháu như tờ giấy trắng của mình mới mở mắt chào đời đã bị cưỡng bức tin vào một huyền thoại và buộc phải yêu thương 1 người nào đó, tôn kính tưởng nhớ biết ơn 1 người nào đó... mà thực ra chẳng ai biết người đó thực sự là ai. Có những chuyện không sao tránh được. Có những chuyện không biết 'nói sao cho em hiểu' vì em mới lên 4 tuổi mà thôi. Đành buông tay... :))

    ReplyDelete
  15. Không có ông Hồ này thì cũng có ông Hồ khác! Ông Hồ lăn tăn mãi bên Pháp mới kiếm cách liên hệ được với Quốc tế Cộng sản. Mà hình như lúc đó Quốc tế cộng sản đã có mấy ông như Trần Phú đã ăn dầm ở dề ở đó rồi. Nói chung là đừng có giá như không có ông Hồ mà phải giá như không có ông Mao. Nói thẳng ra, TQ không có cộng sản thì làm sao VN cộng sản cho nổi. Chính quyền Tưởng mà thắng thế trong nội chiến TQ thì làm sao CS sống nổi ở VN.

    ReplyDelete
  16. Chương về ông Hồ thì rõ ràng sao chép từ trong giai thoại, mỗi chỗ lấy một ít. Đoạn câu đối với Hầu Chí Minh cho đến vụ bà Xuân gì gì đó lấy trong giai thoại và cả cuốn Đêm giữa ban ngày. Có đoạn nói về Nhật ký trong tù thì thú vị. Nên nhiều khi thẳng thừng đó nhưng cũng ngầm nâng ông Hồ rồi.

    Đang đọc đến chương VI, hóa ra nhiều tác phẩm văn học ở PTTH hồi thập niên 90 như của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Quang Dũng, Thâm Tâm...đều trải qua nhiều sóng gió dư luận mới được giữ lại trong SGK. :)) Thú vị thật!

    ReplyDelete
  17. @ Linh: Đúng là cũng nên viết như thế trong thời buổi thông tin toàn cầu này. Các học giả, trí thức Việt Nam thế hệ ông Mạnh quả là hiếm người có khả năng thoát ra khỏi hoàn cảnh của chính mình.

    ReplyDelete
  18. Em lại nghĩ thế hệ ông Mạnh trở về trước, nhiều người ảnh hưởng văn hóa Tây nên suy nghĩ nhiều khi cũng thoáng và có lương tâm. Những người lớn lên thời chống Mỹ mới bị tẩy não cả, ít người có được tư tưởng thoáng.

    ReplyDelete
  19. À mà đọc lướt muc lục không thấy ông viêt chương nào về người nào trong Nhân văn - Giai phẩm mà chỉ thấy đề cập qua loa trong vài chương. Chắc ông Mạnh không thân cận với họ.

    ReplyDelete
  20. Bạn sirius chắc 8x nên không biết, chứ hồi bọn tôi (là lứa đầu tiên thực sự của cải cách giáo dục) mới được học Hàn Mặc Tử, Quang Dũng, Thâm Tâm...chứ trước đó họ hoàn toàn bị loại ra khỏi nhà trường. Tôi nhớ hồi nhỏ hay đọc sách giáo khoa của ông anh trai thấy toàn những văn học cách mạng thôi, mà toàn là sách viết cho những năm 70.

    ReplyDelete
  21. Về Nhân văn-Giai phẩm: ông Mạnh không phải nhà văn mà chỉ là nhà giáo- nhà phê bình. Ông cũng không thuộc lứa nhà phê bình được huy động để đánh Nhân văn-Giai phẩm (là lứa Hoài Thanh, Như Phong...) nên chắc chắn ông không biết nhiều về những người này. Còn khi ông Mạnh làm công tác nghiên cứu thì Nhân văn giai phẩm đã trở thành đề tài cấm kỵ rồi còn đâu, đến cả nghiên cứu Thơ Mới cũng còn rất khó nữa là.
    Tôi thấy hồi ký này có giá trị đáng kể ở các chân dung như Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Hoài Thanh...Trước đó có Tô Hoài cũng viết rất xuất sắc về Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng...nhưng chân dung của Tô Hoài là sự kết hợp giữa bút ký với tiểu thuyết. Trần Đăng Khoa cũng viết về những người này nhưng cái nhìn của Trần Đăng Khoa vẫn là cái nhìn của hậu bối, và cũng là người sáng tác. Trong khi cái nhìn của Nguyễn Đăng Mạnh là cái nhìn của một anh giáo dạy văn, nó có một sự phê phán của người đứng ngoài. Kể ra nếu Nguyễn Khải mà viết chân dung đầy đủ về thế hệ này thì hẳn rất hay. Nguyễn Đăng Mạnh cũng thuộc lứa Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, là lứa sinh ra vào khoảng 1930, bắt đầu biết tới CMT8 ở tuổi thiếu niên và lớn lên cùng kháng chiến, chịu ảnh hưởng một chút của Pháp, một chút của Liên Xô và Trung Quốc.

    ReplyDelete
  22. Em cùng lứa em Mất Dép...đầu 80. Ngày xưa học thơ Quang Dũng thấy có bài Đôi mắt người Sơn Tây (bài đọc thêm thì phải - lâu rồi ko nhớ). Lúc đó không nghe nhạc hải ngoại nhưng cũng biết hải ngoại có bài Đôi mắt người Sơn Tây của Phạm Đình Chương. Đọc tiểu sử thì biết ông này dân kháng chiến. Thế quái nào lại có thơ phổ nhạc ở hải ngoại! Sau này mới biết uyên nguyên vòng vo trong này. Tương tự với bài Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan. Nói chung mấy ông này hồi đó chắc bị cho là tạch tạch xòe nên không dám phổ biến tác phẩm trong SGK phồ thông. Đánh giá chung thì em nghĩ SGK của ông Mạnh biên soạn khá chuẩn, kết hợp khá hài hòa văn học cách mạng và văn học lãng mạn TTS :)).

    ReplyDelete
  23. Thì lý do em nêu Nhân văn - Giai phẩm là vì nghĩ ông này cũng thuộc lưa những nhà văn trong đó, hoặc thua vài tuổi và lại có cùng tư tưởng cấp tiến. Có lẽ đến sau năm 86 thì tư tưởng ông Mạnh mới nghiêng hẳn về cấp tiến, cùng nhóm với Nguyên Ngọc, Nguyền Quang Sáng, Nguyễn Huy Thiệp...Thời đó nói chung là khó khăn, censorship khá nặng nên mấy ổng xoay sở vậy cũng hay rồi.

    Giờ đọc đến chương Tố Hữu, nhiều người thù ông Tố Hữu thì ít mà hùa theo phê bình, mắng chửi Tố Hữu này kia thì nhiều nhưng ông Mạnh viết về Tố Hữu rất công bình nhưng cũng rất tình cảm. Ông Tố Hữu dưới lòng đất đọc được chắc cũng cảm động :)) hehe.

    ReplyDelete
  24. Bác Linh hoặc bác nào có thể up file hồi ký lên một trang khác được không ạ. Tải file theo đường link của bác Linh toàn thấy báo "The bandwidth or page view limit for this site has been exceeded". Em cảm ơn.

    ReplyDelete
  25. Off topic một chút, mới nghe tin trên Tuổi Trẻ Online, GS Dương Thiệu Tống vừa qua đời.

    ReplyDelete
  26. Bản điện tử của cuốn hồi ký này mình xin từ một anh, sau đó chuyển bảng mã của nó sang Unicode, lưu dưới dạng PDF, upload lên Google Pages nhưng chắc là nhiều người download nên giờ die mất rồi. Các bạn có thể download ở link dưới:

    http://www.box.net/shared/955pft6fxj

    Nhờ bác Linh cập nhật hộ đường link nhé. Cảm ơn bác.

    ReplyDelete
  27. He he chính ra tính kỹ khéo bác Sirius comment ở blog bác Linh còn nhiều hơn là viết ở blog nhà ấy chứ nhỉ. Làm em nhớ câu thơ của Trần Đăng Khoa. Ngôi nhà chú Diệu đây rồi, hàng cây xuân với khoảng trời cũng xuân he he.

    ReplyDelete
  28. Hoc khong biet bao lan ve HCM, nhung day la lan thay Bac' Ho ngoi canh mi`nh nhat.

    ReplyDelete
  29. Em bàn quanh sang cái SGK 1 chút. Các bác có thấy quyển sách SGK văn cũ (dùng khoảng 2000) rất là hay không. Công nhận cách tuyển chọn vừa khoa học vừa sư phạm lại còn vừa chính trị nữa. Cái quyển mới bây giờ như shit ấy.
    Đồng chí Nguyễn Đăng Mạnh này cũng kiểu như bác Nguyễn Khải, gần đất xa trời mới dám xung phong lên mạng nói thật. Hẹ hẹ sao đồng chí Mạnh không cho đoạn này vào SGK mục tác gia Hồ Chí Minh, Chê ông Hồ nhưng đồng chí Mạnh cũng phải "diễn" trên SGK đó thôi
    Em tiếp xúc với cụ Mạnh rồi, có vẻ hiền và trầm lắm, không tỏ vẻ sắc sảo như trong hồi kí này

    ReplyDelete
  30. Kính thưa anh/chị
    Tôi là một học trò của GS Nguyễn Đăng Mạnh. Thầy Mạnh vừa điện thoại cho tôi, tỏ ý không bằng lòng vì hồi ký của thầy (bản thảo, đang sửa chữa), không biết cách nào mà đến tay anh/chị và những người khác (như anh Trần Lê Quỳnh chẳng hạn) và bị các anh/chị tự tiện đưa lên mạng, mà không hỏi thầy lấy một lời. Đành rằng bài đã lên mạng là khó ngăn nó lan truyền, nhưng nếu anh/chị là người tử tế, thì nên gỡ entry này đi khi chưa được phép của thầy Mạnh.
    Nếu anh/chị có liên hệ với anh Trần Lê Quỳnh, thì xin chuyển lời này đến anh Quỳnh.
    Xin cảm ơn.

    ReplyDelete
  31. @Anh Hoang: Tôi đọc được toàn văn hồi ký này (bao gồm chương về Hồ Chí Minh) theo link của bạn Kazenka công bố trên blog bạn ấy (đường link cũ đã die, link mới có ghi ở trên ), chứ không phải từ Trần Lê Quỳnh.
    Nếu bạn cần nhắn gì với Trần Lê Quỳnh, tôi nghĩ bạn có thể liên hệ trực tiếp với anh ấy chứ nhỉ.
    Thực ra nếu chính xác là ông Mạnh chưa muốn công bố thì tôi sẽ gỡ ngay entry này, nhưng hiện giờ mới chỉ có lời của bạn.
    Anyway, với giả thiết tạm thời là lời bạn chính xác, tôi sẽ tạm gỡ entry này cho tới khi mọi sự việc được sáng sủa hơn.
    Cảm ơn bạn và thầy Mạnh có quan tâm.

    ReplyDelete
  32. Nhìn thấy có bác Anh Hoang ở đây, biết bác là tác giả vụ "tố cáo" NQN đi Tây làm nhục học giới VN. Lại thấy bác vào nói hộ thầy là NĐM. Tôi chỉ lẩn thẩn tự hỏi không biết bác AH có biết GS NĐM cũng đã từng có lần rơi vào tình huống rất giống với NQH, thậm chí ở một nơi còn uy tín và đông người hơn chưa nhỉ.

    ReplyDelete
  33. Nếu anh giả thiết đúng là hồi ký này được lưu truyền chưa có sự đồng ý của GS Nguyễn Đăng Mạnh và đã gỡ entry xuống thì anh còn để link làm gì?

    ReplyDelete
  34. Vì link là do người khác cung cấp, tôi chỉ trách nhiệm với nội dung trên blog của mình, còn các link ở bên ngoài là để người đọc tham khảo, tôi không chịu trách nhiệm.

    ReplyDelete
  35. Cái đọan cho rằng Cụ Hồ chủ động chết ngày 2/9 thật là xằng bậy, là cách nói lấp lửng, không đàng hòang, 'có thể' nói 'có thể' một cách 'khẳng định' là một cách nói xằng bậy, hiệu quả ngay tức thì (như SS khen hay nhất ấy!) giờ thì người ta chỉ nhớ "Cụ Hồ chủ động chết ..vv" chứ có nhớ chữ "có thể" đâu !!!!!!

    ReplyDelete
  36. Xin lỗi vì cứ quay lại chuyện này. Tất nhiên là anh chỉ chịu trách nhiệm với nội dung trên blog của anh và cái câu "Đường link hồi ký (theo Kazenka) ở đây." nằm trong nội dung của entry này.

    Nếu link anh đưa là official link của GS Nguyễn Đăng Mạnh thì chẳng sao cả, nhưng có người nói, và anh đã giả thiết là ông Mạnh chưa muốn công bố hồi ký thì cái link ở trên, theo giả thiết của anh, là một cái unauthorized link. Giống như anh có cửa hàng sách và anh không bán/chứa sách lậu, nhưng lại treo một cái biển "Muốn xem sách lậu, qua hàng ông XYZ ở phố ABC".

    Anh đã có ý tôn trọng quyền tác giả/riêng tư của ông Mạnh, tại sao lại công bố một đường dẫn mà anh biết sẽ xâm phạm mấy quyền đó?

    Xin lỗi anh lần nữa! Đây chỉ là thắc mắc (nhấn mạnh chữ thắc mắc) và ý kiến cá nhân của tôi. Tôi không có ý định áp đặt hay xâm phạm đến việc anh viết gì và link đến đâu trên blog của anh.

    ReplyDelete
  37. @TNMH: Thứ nhất, tôi không chắc chắn lời phát biểu của Anh Hoàng là đúng sự thật và giáo sư Mạnh quả thực có yêu cầu như thế. Tất cả cho đến nơi mới chỉ là một lời phát biểu của Anh Hoàng. Tôi rút entry chẳng qua là để cẩn tắc và trên tinh thần tôn trọng GS Mạnh, vì thế đã rút ngay cả khi chưa có gì chắc chắn là GS Mạnh nói vậy. Việc tôi rút entry đó không có nghĩa là tôi cho rằng chính xác GS Mạnh yêu cầu như vậy, mà chỉ là một khả năng.

    Thứ hai, giả sử GS Mạnh có yêu cầu thế thật và cái link đó là unauthorized link thì đúng là tôi cung cấp unauthorized link. Nguyên nhân vì tôi cảm thấy người ta cần đọc cái link đó, kể cả khi nó unauthorized vậy thôi. Trong comment của Anh Hoàng cũng chỉ yêu cầu tôi rút entry xuống chứ không yêu cầu tôi gỡ bỏ tất cả những đường link tới hồi ký này. Nếu GS Mạnh trực tiếp lên tiếng một cách chính thức (qua thư hay trên Net) yêu cầu gỡ bỏ tất cả những gì liên quan tới hồi ký của ông, kể cả đường link thì tôi sẽ làm như vậy, còn nếu không thì thôi.

    Tôi nghĩ trả lời bạn như thế cũng đủ rồi.

    ReplyDelete
  38. Hi Linh,
    Rất biết ơn bạn (hy vọng mình đủ tư cách để gọi như vậy, vì mình sinh 1976) đã cố gắng duy trì đường link cho đến lúc mình tải được tài liệu này về.
    Đối với mình, tài liệu này không có giá trị lịch sử, mà chỉ có giá trị tham khảo về lý luận và cảm nhận phổ biến trong một thời kỳ, nhất là của các vị "trụ cột lý luận". Mình đang đọc Tố Hữu, thấy quả có nhiều cái để hiểu về ông "nhà thơ làm quản lý kinh tế" này.
    Một lần nữa xin cám ơn.
    Mai Quang Huy

    ReplyDelete
  39. À, theo mình thì Linh nên đổi cả tựa đề của bài viết này lại, vì mình nghĩ Linh cũng có cảm nhận về tài liệu này giống mình.
    Trân trọng.
    Mai Quang Huy

    ReplyDelete
  40. À, theo mình thì Linh nên đổi cả tựa đề của bài viết này lại, vì mình nghĩ nghĩ Linh cũng có cảm nhận về tài liệu này giống mình.
    Trân trọng.
    Mai Quang Huy

    ReplyDelete
  41. Qua ý kiến của bác An Hoang, tôi đã gỡ đường link download cuốn hồi ký xuống. (theo thống kê của box.net thì đã có khoảng 1700 lượt download)

    ReplyDelete
  42. TNMH khoái nhắng lên thế nhỉ??? Hix, em chậm chân, link die mất rồi. Nhờ bác nào up lại hộ :D

    ReplyDelete
  43. muộn rồi vì rất nhiều người có nó rồi, và theo quy luật càng cấm thì càng nhiều người tò mò muốn đọc, bây giờ thì đúng là im lặng là vàng

    ReplyDelete
  44. Link download đây:
    http://namdatviet.com/download_monthly/Hoi_ky_Nguyen_Dang_Manh.pdf
    http://depositfiles.com/files/8130727
    http://www.box.net/shared/6rbtbq2x14
    cảm ơn đã xem.

    ReplyDelete
  45. Đang đọc phần ông HCM thì hết :( Nhưng tiếc không nói về ông Lê Duẩn và Lê Đức THọ :(

    Nhưng dù sao đi nữa, ai muốn biết thêm, nen đọc thêm Đêm giữa ban ngày của Vũ THư Hiên, cũng đáng đọc

    ReplyDelete
  46. Tôi đã đọc hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh. Thật vớ vẩn và thương thay cho ông một người thầy, một nhà giáo nhân dân. Không biết ông có gì hận đời không mà lại tuôn ra những dòng chữ bỉ ổi đến như vậy. Ông chỉ được đứng từ xa nhìn Bác có hai lần mà lại có những đánh gía hết sức hỗn xược với Bác. Tôi không thể hiểu nổi ông, đất nước Việt Nam nếu không có Đảng và Bác lãnh đạo thì ai đây chẳng lẽ trông chờ vào bọn đầu trộm đuôi cướp, bọn rước voi về dày mả tổ....

    ReplyDelete
  47. thật đáng thương cho một con người khổ cả đời vì hạnh phúc của người khác để rồi khi chết đi vẫn bị người ta soi mói vạch lá tìm sâu

    ReplyDelete
  48. không biết ai đúng sai cả... chỉ wan tâm 1 điều, con người ai cũng có 2 mặt cả. chỉ là mặt nào đc bik đến nhiều mà thôi.các bạn 7x thì chưa đủ khả năng nói đến 3x, nhưng 3x cũng chưa đủ để nói 18xx đâu nhé.và hồi kí này tui thấy cũng ko có chứng cứ lịch sử gì đó rõ ràng, chỉ trích dẫn này nọ, cũng khó xem nó như 1 tài liệu tham khảo.

    ReplyDelete