Friday, September 12, 2008

Entry for September 12, 2008

Trên Tiền Vệ đăng bản dịch tiếng Việt TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS của Ludwig Wittgenstein, do Nguyễn Quỳnh dịch. Các bác giỏi triết và từng đọc Wittgenstein như Tào Lao, Xốt, Quốc Anh... thử vào đọc rồi nhận xét xem bản dịch này thế nào nhé.
Link đây:
http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=7574

(chẳng hiểu sao cài Firefox hôm nay của mình không đặt được link)

1 comment:

  1. Hôm qua em ngồi ở cafe internet và viết một bài dài, nhưng sau hết gio không kịp gửi.
    Em chỉ đọc được Dẫn nhập, chưa đọc bản dịch, nhưng thấy câu trích nào cũng có vấn đề hết. Giờ em thử dịch lại, bác nào cần giải thích thì em sẽ viết tiếp bài nữa giải thích sau.

    Nguyễn Quỳnh dịch:
    " 2.06 Das Bestehen und Nichtbestehen von Sachverhalten ist dies Wirklichkeit.
    (Das Bestehen von Sachvertehen nenen wir auch positive, das Nichtbestehen eine negative Tatsache)

    2.06 Có và không đều là lẽ trên đời.
    Tôi bỏ đoạn văn trong ngoặc vì thấy không cằn thiết.


    Die Wahrheitsoperation ist die Art und Weise, wie aus den Elementarsätzen die Wahrheitsfunktion.

    Theo cách này (die Art und Wise) thì vận-hành đúng khi có đạo-hàm đúng đến từ mệnh-đề cơ-bản.

    5.442 Wenn uns ein Satz gegeben ist, so sind mit ihm auch schon die Resultate aller Wahrheitsoperation, die ihn zur Basis haben, gegeben.

    Câu trên dịch sát từ tiếng Đức sang tiếng Việt như sau:
    5.442 Khi ta có một mệnh-đề, thì cùng với mệnh-đề ấy ta cũng có những kết quả vận-hành đúng của mệnh-đề ấy có nó như nền-tảng của những vận-hành.

    Người Việt đâu có ăn nói như thế. Cho nên tôi đề-nghị thay điều-kiện cách bằng xác-định cách, mà vẫn ngụ-í điều-kiện:
    5.442 Có một mênh-đề là có tất cả kết-quả đúng của vận-hành nằm ngay tại cơ-sở của chính những vận-hành ấy. "

    Em thử dịch lại như sau:

    2.06 Sự có và không của các tình huống (Sachverhalte) chính là thực tại (Wirklichkeit).
    (Chúng ta gọi tình huống có là thực trạng tích cực, tình huống không có là hiện trạng tiêu cực).

    Thao tác chân trị (Wahrheitsoperation) là cách thức tạo ra một hàm chân trị (Wahrheitsfunktion) từ các câu cơ sở (Elementarsätze).

    5.442 Khi chúng ta nhận được một Câu, thì cùng với Nó, chung ta nhận được mọi kết quả của các thao tác chân trị có Nó làm cơ sở.

    Nguyên nhân: Ưittgenstein đưa ra 1 mô hình song ánh (qua thuyết ánh xạ - Abbildtheorie) giữa thế giới và ngôn ngữ, theo lược đồ phân bậc sau:
    Thế giới (Welt) --- Ngôn ngữ (Sprache)
    Các thực trạng (Tatsachen) --- các Câu (Sätze)
    Các tình huống (Sachverhalten) --- các câu cơ sở (Elementarsätze)
    Các vật thể (Gegenstände) --- các tên (Namen)
    Trong đó bậc trên là tổng hợp của toàn bộ bậc dưới.

    Dù không định nghĩa các khái niệm trên, nhưng ý của Wittgenstein là: các câu cơ sở là những câu như "Linh", "Tôi là Linh" hay "p". Các câu là những dạng câu kết hợp từ câu cơ sở lên dần, được kết nối bởi các hàm tử chân trị (Wahrheitsfunktor như và, hoặc ..). Ví dụ: "Tôi là Linh và tôi 32 tuổi" - có hình thức logic là "p /\ q".

    Nếu các bác không hiểu, em sẽ viết thêm giải thích tại sao bản dịch của bác Nguyễn Quỳnh tối.

    ReplyDelete