Wednesday, September 10, 2008

Entry for September 10, 2008

Sex tràn vào văn học

"Cần sự định hướng của nhà phê bình

Cái thiếu của văn học hiện nay chính là những phân tích, đào sâu vào giá trị tác phẩm của những nhà phê bình. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng cần có bài giới thiệu của nhà phê bình cho mỗi quyển sách, nhất là đối với những tác phẩm đề cập đến vấn đề nhạy cảm. Hẳn nhiên, độc giả có cách cảm nhận riêng của mình, nhưng vẫn rất cần sự định hướng, phân tích, đào sâu của những người chuyên môn. Nếu không, người đọc khó lòng nhìn thấy được đằng sau những trang viết miêu tả chuyện quan hệ tính giao là những giá trị sâu sắc nào mà tác giả muốn thể hiện qua tác phẩm. "

Như vậy tức là mỗi tác phẩm đề cập tới sex cần có bài giới thiệu của nhà phê bình, không nhỡ độc giả hiểu nhầm sex là sex, trong khi thực ra sex không phải là sex. Nhớ có hồi ầm ĩ tranh luận trên báo Rừng Na-uy sex hay không sex.

Thực ra đọc Rừng Na-uy, tớ chẳng thấy sex gì mấy, mấy đoạn ngủ với nhau cũng đâu mô tả cụ thể, còn cái đoạn cô kia giúp anh kia bằng tay cũng bình thường, dễ hiểu có gì đâu mà làm rộn hết lên. Như Hạt cơ bản thì còn có thể nói là mô tả sex khá bạo dạn, cụ thể nhưng vẫn phải tránh ra cái gì mà byte với bit, còn thua xa blog bác Nguyễn Quang Lập chẳng hạn, các bộ phận riêng tư của đàn bà đàn ông cứ là tung hô thoải mái.

Sau này giả sử bác Lập có tập hợp các bài trên blog in thành sách thì đề nghị bác Phạm Xuân Nguyên viết phê bình giới thiệu, chứng minh rằng sex trong Nguyễn Quang Lập không phải là sex mà là những giá trị sâu sắc abcstuv.

19 comments:

  1. Không biết các bác thế nào chứ em mà đọc Haruki, đến đoạn nhân vật nam nào đó gặp nhân vật nữ nào đó em lại tự hỏi "không biết chúng nó có 'ấy' nhau không?" Và câu trả lời thường là có. :-D

    ReplyDelete
  2. MK, cái éo gì cũng định hướng. Định định định...cái ccc (@bắt chước bác Trần Dần). :)) Làm như người đọc ngu lắm không bằng, không giải thích thì éo hiểu hoặc hiểu sai! (MÀ thế éo nào là sai???)

    ReplyDelete
  3. không hiểu sao em vẫn ko thoải mái với chủ đề sex trong văn học VN lắm, thấy nó cứ sao sao ấy. Nhất là một số nhà văn nữ của VN bây giờ đi theo trào lưu của văn học TQ, viết về sex bạo lực luôn, hãi lắm.
    Đọc bằng tiếng nước ngoài thấy bình thường, mà sao đọc bằng tiếng Việt nghe rùng rợn chết lên được. Hay tại là tiếng mẹ đẻ của mình nên mình cảm nhận nó sâu sắc hơn chăng?

    ReplyDelete
  4. Chắc bác Phạm Xuân Nguyên dịch cuốn Người tình Sputnik không nổi nên mới bày ra trò này để viết bài, hehe.

    ReplyDelete
  5. Nói thêm, tớ thực không có ý chê bác Phạm Xuân Nguyên, bác ấy dù gì cũng là một nhà phê bình và dịch giả có nhiều đóng góp và tớ rất coi trọng các đóng góp đó. Nhưng quan điểm độc giả cần định hướng của nhà phê bình như người cầm tay để hiểu tác phẩm theo tớ là quan điểm hơi thô thiển.

    Vai trò của nhà phê bình theo tớ là đánh giá chính xác tác phẩm và tác giả dựa trên sự cảm nhận, tri thức và kinh nghiệm của mình. Dù phê bình học thuật hay phê bình đại chúng cũng không ngoài việc đánh giá này. Nếu nhà phê bình đánh giá chính xác tác phẩm, có sự cảm nhận tinh tế thì độc giả sẽ tự tìm đến nhà phê bình đó, như trước kia người ta mua sách Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, hay những người xem phim hay đọc review của Roger Ebert hay trên trang rottentomatoes trước và sau khi xem phim. Chắc chắn Roger Ebert không dám tự nhận cho mình vai trò "định hướng người xem" dù tất nhiên những người yêu thích ông ta rất có thể sẽ bị ảnh hưởng phần nào từ cách cảm nhận và đánh giá của ông ta.



    ReplyDelete
  6. hôm trước em mò ra hàng sách quen ở Đinh Lễ, thế quái nào lại vớ đúng cuốn tiểu thuyết mới của bác Dương Kỳ Nhông nhà mình. Trộm vía vì em cũng hay hãi những cụm từ mà em đọc ko hiểu nên em cầm ngay cuốn "cõi ta bà" của bác Dương lên, giở đúng cái trang có mấy dòng tả thực ghê gớm, 1 phát lên cõi bồng bềnh luôn:D. Thế là em đặt xuống, à lố cho bạn em, bảo mua về đọc và bình cho em nghe vì em ko dám đọc trực tiếp nữa. Haizz, coi như em mượn đất của anh Linh có đôi lời quảng cáo giúp sách của bác Dương ạ. Nếu ai đọc mà thấy ko có sex, mà chỉ có những cái giá trị sâu sắc thì làm ơn giảng cho em mí, đầu óc em giờ đọc chỉ thấy chuyện...trên giường thôi ạ:D

    ReplyDelete
  7. Đọc bài báo thấy chán vãi, nội dung cũ rích, có lẽ là nhà báo Tiểu Quyên thiếu đề tài, tới hạn rồi nhưng thiếu bài nộp cho chủ báo đâm ra phải mần một bài như rứa.

    ReplyDelete
  8. Cái vụ định hướng này mệt nhỉ, đã có Ban Văn hóa tư tưởng lại còn thêm ông Nhà phê bình, theo mình thì ông Nhà phê bình chỉ nên là một người đọc như tất cả các người đọc, có điều ông ấy tài hơn là biết cách diễn đạt/viết ra những gì ông ấy thấy ở cuốn sách,(cũng có thể ông ấy thấy nhiều hơn mình:)) coi như "tám" với nhau, ai "tám" hay thì bà con đọc.

    ReplyDelete
  9. Khán giả là người sáng tạo thứ hai của tác phẩm. Vì mỗi người cảm nhận ở góc độ khác nhau. Phê bình cũng vậy, mỗi nhà phê bình nhìn nhận tác phẩm khác nhau. Vậy chọn nhà phê bình nào cho mỗi tác phẩm, ai chọn. Hoàn toàn chủ quan và thiếu tôn trọng tác giả và bạn đọc về quyền tự do ngôn luận.

    Mình thấy nhiều bài phê bình của Phạm Xuân Nguyên rất hay. Nhưng ở đây ông hơi chủ quan.

    ReplyDelete
  10. "...tớ chẳng thấy sex gì mấy..." --> anh Linh cứ quen chơi hàng khủng, hàng nặng đô nên anh không thấy chứ người ta thì người ta thấy. Hehe...

    ;P

    ReplyDelete

  11. Đọc bài này, khiến tui nhớ tới phim Ratatouille, nhớ tới vai trò của “nhà phê bình món ăn”
    Nhắn bác PXN nhớ coi phim này nhé, quyền lực đúng là có sức hấp dẫn ghê gớm.

    ReplyDelete
  12. Không bao giờ đọc bất kỳ cái gì mà các bạn dâm sĩ VN nhà mình viết. Vì các bạn ý hình như tuyền mua phim hard-core về xem rồi mô tả theo phim, nên đọc vào thấy sống sượng mà chả có thông điệp mịa gì đằng sau những cái xxx nhầy nhụa đấy. Thế thì thà mua phim của anh Tinto về xem còn sướng hơn, vì anh Tinto dùng sex để nói về những thứ không liên quan đến sex.

    ReplyDelete
  13. Em đồng ý với quan điểm anh Linh. Nhưng em thấy dù sao thì bác Nguyên cũng có ý tốt khi muốn định hướng cho độc giả, nhằm tránh đi cái nhìn thô tục trong những chi tiết đáng ra là rất nhân văn.

    Em cũng thấy sex trong Rừng Nauy cũng không có gì đáng kể lắm để báo chí nước ta hồi đó òm tỏi cả lên. Thậm chí em còn thấy chi tiết sex ở cuối truyện khá bất ngờ và thú vị: giữa anh chàng Toru và chị bạn. Sex ở chi tiết đó chỉ như là một sự chia-sẻ-sâu-sắc giữa 2 người bạn. Những gì họ không nói được bằng lời thì qua sex họ chia sẻ được với nhau. Và không phải vì một lần quan hệ mà tình bạn đó mất đi vẻ đẹp trong sáng của nó mà thậm chí, nó còn trở nên sâu sắc hơn.

    ReplyDelete
  14. đề nghị bác Phạm Xuân Nguyên đào sâu phân tích về sex trong "Sự bất tử" đê, chắc chắn là dễ đào bới hơn các entry phồn thực của Nguyễn Quang Lập :))

    ReplyDelete
  15. Bác Linh nói về phê bình là "đánh giá chính xác tác phẩm và tác giả" thì cũng là "định hướng" chứ khác gì ? Đình hương để người đọc biết sex mà không phải sex thì rõ là buồn cười, nhưng "định hướng" là nhiệm vụ quan trọng của phê bình, độc giả/khán giả đều có cảm nhận riêng nhưng thường tản mạn, chủ quan, không có hệ thống ... người phê bình đích thực hệ thống lại cảm nhận, đưa ra nhận xét mang tính học thuật/ khoa học, để sau đó độc giả/khán giả không chỉ cảm nhận chính xác về 1 tác giả/tác phẩm cá biệt mà còn làm tiếp thu được thêm kiến thức, tiến tới cảm nhận chính xác cả nhưng tác giả/tác phẩm khác mà nhà phê bình chưa kịp phê, biết phân biệt những ý kiến đúng/sai trong một rừng các nhà phê bình , và nếu độc giả/khán giả đó muốn trở thành nhà nghiên cứu/phê bình thì việc được "đinh hướng" giúp họ tiếp cận nhanh với các khái niệm học thuật, dẽ dàng tìm kiếm các tác giả/tác phẩm cùng loại .

    ReplyDelete
  16. P.S: quên, không chỉ "Sự bất tử" mà cả 2 tác phẩm xuất bản cùng lượt của Kundera do bác P.X.Nguyên dịch là "Chậm rãi" và "Bản nguyên" cũng đều viết về sex một cách độc đáo và hài hước. Khi đọc những tác phẩm dạng đó thì quả thực tớ cũng muốn đọc bài của nhà phê bình để hiểu rõ hơn những gì mình chưa hiểu hết (những thứ không quá lộ liễu). Khi sex là khoái lạc/khoái cảm/giải tỏa bản năng hay là sự thăng hoa của tình yêu, đúng là chả cần giải thích. Nhưng khi sex được bày tỏ vượt ra khỏi khuôn sáo thông thường hay bày tỏ trong một lối diễn đạt mới mẻ/lạ lùng/sáng tạo, thì nhu cầu đọc phê bình là có thực. Vì con người vẫn có xu hướng lý giải những gì liên quan đến "cái tôi" sâu thẳm và tận cùng của họ, nếu có ai đó sáng suốt cùng lý giải giúp mình thì cũng tốt thôi :P

    Tớ vốn ghét tuyên truyền và bị tuyên truyền, ghét bị nhồi sọ hay áp đặt suy nghĩ. Nhưng trước những vấn đề phức tạp, vượt quá nhận thức hay lối suy nghĩ thường trực của mình, tớ vẫn thấy cần nhà phê bình. Tất nhiên phải là nhà phê bình chất lượng. Vì thế, vấn đề không nằm ở việc bị "định hướng", mà ở chính nhà phê bình đó. Nhà phê bình giỏi giúp mở mang suy nghĩ cho mình thì cũng giống như 1 người thầy giỏi vậy :))

    ReplyDelete
  17. P.S 2: thêm nữa là tác phẩm phải có giá trị hay có chút trí tuệ nào đó, đáng để nhà phê bình thọc bút vào (tác phẩm như hạch hay sex chay kiểu porno thì định hướng với phân tích làm gì cho mệt). Tác phẩm chứa sex cỡ Rừng Na-Uy, Xin lỗi em chỉ là con Đ, Điền cuồng như Vệ Tuệ, Búp bê Thượng Hải...hay Chú Kim, Cô giáo Thảo...thì thôi, khỏi cần nhà phê bình hay định hướng gì sất :P

    ReplyDelete
  18. mình cũng đồng ý chuyện đọc xong "biên niên ký" thì thấy chuyện "Rừng Nauy" chả là cái đinh gì hì hì

    ReplyDelete
  19. Đây bài vỗ mông ngựa của báo TP cho anh Dê Kỳ Nhông đây:

    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=133945&ChannelID=7

    ReplyDelete