Kế hoạch bail-out bị bác bỏ. Hai phần ba nghị sĩ Cộng hòa và 1/3 nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu chống. Các nghị sĩ Cộng hòa nổi loạn, bác bỏ kế hoạch được chính quyền Tổng thống Bush và lãnh tụ hai Đảng thông qua.
Và giờ là lúc hai đảng chỉ ngón tay đổ lỗi cho nhau. Đảng Dân chủ chỉ trích Cộng hòa, còn đảng Cộng hòa (trong phát biểu của lãnh tụ phe thiểu số đảng Cộng hòa John Boehner) lại cho rằng diễn văn của Pelosi, chủ tịch Hạ Viện và là lãnh tụ Dân chủ ở Hạ Viện, trong đó bà Pelosi đổ lỗi nguyên nhân khủng hoảng cho chính sách của Bush, đã khiến kế hoạch này không được thông qua. Phát biểu này của ông Boehner quá buồn cười, có khác nào ông Boehner cho rằng các nghị sĩ Cộng hòa là trẻ con, nghe Pelosi nói bực mình bèn bỏ phiếu chống!
Ở đây rõ ràng có sự khác biệt trong quan điểm của những người lãnh đạo hai đảng và các nghị sĩ bình thường. Với lãnh tụ hai đảng thì kế hoạch bail-out này sẽ giúp họ có một bộ mặt sạch sẽ, thậm chí còn ghi công nếu như kế hoạch thành công (và nếu thất bại thì cũng chẳng sao). Nhất là trong tình thế như ở game theory, bởi nếu 1 đảng bác bỏ (và nếu bác bỏ thì sẽ là đảng Cộng hòa với truyền thống phản đối nhà nước can thiệp vào kinh tế) thì đảng đó sẽ rất có nguy cơ mất phiếu trong đợt bầu cử Tổng thống tới (việc McCain mất điểm nhanh chóng trước Obama trong tuần vừa qua chủ yếu bởi sự phản ứng chậm chạp, mâu thuẫn và thiếu nhiệt tình của McCain trước cách thức giải quyết khủng hoảng). Do vậy, giới lãnh đạo cả hai đảng đều có động lực ủng hộ thông qua kế hoạch Paulson. Nhưng với các nghị sĩ bình thường thì không phải như thế. Thứ nhất, việc chấp nhận kế hoạch này trái với triết lý về CNTB của một số nghị sĩ có khuynh hướng tự do (libertarian) và họ không muốn chấp nhận bằng bất cứ giá nào; thứ hai, các nghị sĩ quan tâm tới quan điểm của cử tri tại khu vực bầu cử của họ và kế hoạch này bị phản đối khá gay gắt ở nhiều nơi trên đất Mỹ (các poll với cử tri cho thấy tỷ lệ phản đối nhiều hơn tỷ lệ ủng hộ một chút, nhưng phân bố không đồng đều).
Và dẫn đến một kết cục bất ngờ. Dù Tổng thống Bush tuyên bố tin chắc kế hoạch sẽ được thông qua, dù lãnh tụ hai đảng sau những màn diễn đầy chất kịch (Paulson quỳ chân, Pelosi nói mỉa, đảng Cộng hòa giậm chân bỏ đi trước khi quay lại đồng ý....) nhưng các nghị sĩ bình thường đã không tuân theo "sự nhất trí cao trong Đảng và Chính phủ" mà bỏ phiếu chống lại kế hoạch này.
Và thị trường tài chính phản ứng dữ dội. Down Jones giảm 7% trong ngày hôm nay, mức giảm trong một ngày cao kỷ lục trong lịch sử. S&P 500 giảm gần 9%, Nasdaq giảm hơn 9%, đều là mức giảm cao nhất từ năm 1987 trở lại đây.
Không biết ngày mai thị trường sẽ phản ứng thế nào?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Theo ý kiến của anh thì sao? Anh có nghĩ là kế hoạch này nên được thông qua hay không?
ReplyDelete
ReplyDeleteAbout this 700 billion "corporate welfare" check, you know where that very important $700-billion figure came from?
"It's not based on any particular data point," a Treasury spokeswoman told Forbes.com Tuesday. "We just wanted to choose a really large number."
http://www.forbes.com/businessinthebeltway/2008/09/23/bailout-paulson-congress-biz-beltway-cx_jz_bw_0923bailout.html
It is amazing that the Republican President, the Republican Presidential candidate, the Republican leadership in the Senate, and possibly the Republican leadership in the House wanted this bill to pass, but the Republicans couldn't get their people to produce enough votes to pass this economic crisis bill. And the market lost $1.2 trillion dollars in value in just one day.
Why does the U.S. government become socialist when times are bad and capitalist when times are good? Besides, the government got us into this mess in the first place by forcing financial institutions to give out these kinds of loans (no money down) so they should not handle the mess they helped create. Let the market work its way out on its own as it did in the past (30s and 1987, for example). More government oversight will create more problems than solve them. Chrysler in the 1970s, then the airlines, the railroads, now the banks. Have we learned nothing from history?
Đến thứ 5 tới, khi mà lệnh cấm bán khống hết hiệu lực thì không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra nữa, nếu kế hoạch bail out này tiếp tục không được thông qua.
ReplyDeleteem nói chuyện với nhiều người, họ đều phản đối kế hoạch bailout này, bởi nó chỉ phục vụ cho lợi ích của thiểu số, trong khi gánh nặng lại lên vai người dân. Những người trong nhóm thiểu số này là những bankers, brokers, họ kiếm được những khoản tiền khổng lồ trong thời gian ngắn mà những người bình thường như chúng ta cóp nhặt cả đời cũng ko bao giờ có được.
ReplyDeleteChỉ sau một đêm, những biệt thự, căn hộ, du thuyền, trang trại của họ bốc hơi, thì họ kêu lên như vạc.
Theo em, cứ để thị trường tự điều chỉnh, xuống chán thì lại lên.
Thiển ý thì thế thôi, chứ em ko dám ný nuận với PhD kinh tế đâu nhé :-P
@Hang: Chắc sẽ thông qua nhưng có lẽ phải sửa thêm một số điểm. Nếu dự án này không được thông qua thì lỗi chính là ở Paulson, đưa ra một plan cẩu thả (3 trang, không có oversight) một cách kiêu ngạo. Cũng nói thêm là 4 tháng nữa thì Paulson cũng hết nhiệm kỳ Bộ trưởng Tài chính.
ReplyDelete@cun beo: Về những cái này, anh không biết gì hơn em đâu :P. Nhưng nói chỉ phục vụ thiểu số thì cũng không đúng lắm vì nếu các tổ chức tín dụng sụp đổ thì nhiều người mua nhà, và cả người gửi tiền sẽ gặp khó khăn, bên cạnh đó là nhiều người sẽ mất việc làm. Cái đó chính là con bài mà các bên đưa ra khi "bán" kế hoạch bailout.
Hiện tiền gửi ngân hàng đã được bảo hiểm tới $100,000 nên ai gửi tiền dưới con số này thì yên tâm dù có khủng hoảng tài chính xảy ra mình vẫn không mất tiền. Ở VN có bảo hiểm tiền gửi của người gửi tiền không nhỉ?
hihi như em biết thì nhiêù người có tiền gửi quá 100,000us thì đã điều phần quá này sang các ngân hàng khác rồi. Em chưa bao giờ được nghe hình thức tự động bảo hiểm tiền gửi ở VN. Có lẽ khách hàng phải mua dịch vụ này cũng nên?
ReplyDeleteThì em cũng biết là để các định chế tín dụng này sụp đổ thì nhiều người sẽ lao đao. Nhưng anh thử so sánh xem, ở đâu lại có chính sách tiền chả có một đồng cũng đi mua nhà mua xe, thậm chí ko muốn vay ngân hàng cũng nịnh nọt mời vay như ở nước Mỹ? Đến một lúc nào đó tất nhiên thị trường ko thể hứng nổi nữa. Phình quá thì tất có lúc vỡ mà :-)
@Linh: Ở Việt Nam có bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền chứ. Nhớ ngày xưa học môn tài chính tiền tệ có nói mà. Nhưng hình như không quá 30 triệu VND/ngân hàng/người. Search trên mạng có cái này:
ReplyDeletehttp://www.ueh.edu.vn/tcptkt/ptkt2003/thang11-03/tranhuyhoang.htm