Monday, September 29, 2008

Entry for September 29, 2008

Comment về khủng hoảng tài chính Mỹ trên forum, để tạm ở đây như note:

Nguyên nhân sâu xa vì nước Mỹ nợ nhiều quá, hình như hơn 10 ngàn tỷ, nợ nhiều quá thì kiểu gì cũng không tồn tại mãi được, nhất định sẽ có lúc vỡ. Tỷ lệ nợ trên GDP vào thời Tổng thống Bush cao nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai trở lại đây, tới gần 70%. Trong khi ở các nước khác, nợ đến 50% thì nền kinh tế đã ở trong nguy cơ khủng hoảng rồi.

Nguyên nhân trực tiếp thì vì nổ bong bóng nhà đất, do người Mỹ quá tự tin vào kinh tế phát triển nên cứ thi nhau mua nhà, mua xe, lại được sự hùng hồn của các chính trị gia dân túy cổ vũ việc bất cứ người dân nào cũng có thể mua được nhà (cái Fannie với Freddie là do chính phủ thành lập, thành một hình thức nửa nhà nước, nửa tư nhân bởi mọi người đều tin rằng chính phủ sẽ bail-out cho nó nên nó ko thể phá sản được). Và quả thật chính phủ đã bail-out cho nó. Thế nên bong bóng nhà đất cứ phình ra mãi cũng vì thế. Cũng nói thêm bong bóng này với cái dotcom crisis 2001 có liên quan với nhau, bong bóng bắt đầu phình khi dotcom crisis bắt đầu có dấu hiệu xảy ra, do nhiều người chuyển sang đầu tư (cơ) bất động sản khi thị trường dotcom sụp đổ (giống VN năm 2006-07).

Trong vụ này lỗi chính thuộc về chính quyền Bush chứ còn ai, trong 8 năm thời Bush để nợ phình ra khổng lồ, thâm hụt thương mại nặng nề, chi tiêu chiến tranh quá lớn khiến ngân sách thâm hụt nặng nề (từ mức thặng dư kỷ lục thời Clinton thành thâm hụt kỷ lục thời Bush), nợ quốc gia lớn nhất từ thời chiến tranh thế giới thứ Hai, để thị trường nhà đất bong bóng phình to mà không có động thái nào kiềm chế để có được soft landing (tất nhiên lỗi này còn của Greenspan và mấy vị Bộ trưởng Tài chính trong hai nhiệm kỳ của Bush), quá chú trọng chính sách đối ngoại mà coi thường các vấn đề về kinh tế trong nước. Chính sách kinh tế của Bush rất giản dị chỉ có 3 điều: Giảm thuế, giảm thuế và giảm thuế. Trong khi chi tiêu đạt kỷ lục mà lại giảm thuế thì tất nhiên chỉ càng chóng phá sản thôi. Cũng nói thêm, khi Bush đưa ra kế hoạch giảm thuế, hơn 100 nhà kinh tế trong đó có cả chục vị được giải Nobel đã gửi thư ngỏ phản đối kế hoạch này, nhưng cũng chẳng đi tới đâu.

(Có lần được hỏi về chính sách kinh tế, Bush lắc đầu bảo "xin mời hỏi Greenspan, tôi chỉ được điểm B trừ về kinh tế thôi'. Rồi nháy mắt, nói tiếp "nhưng tôi được điểm A cộng về giảm thuế".)

Cũng như mới đây, hơn 100 nhà kinh tế gửi thư phản đối kế hoạch cứu của Paulson, nhưng cũng chẳng đi tới đâu. Nói chung, các chính trị gia thường rất ít quan tâm tới lời khuyên của những nhà nghiên cứu, nếu như nó không phù hợp với lợi ích của họ.

Về nguyên nhân trực tiếp khủng hoảng, Paul Krugman có tóm tắt 4 điều. Xem đại ý trên minhbien, trong post của Dự Trần, Ph.D. Texas Austin:

http://www.minhbien.org/

"Điểm qua về khủng hoảng: Theo tóm lược của Krugman, có thể chỉ ra 4 điểm cơ bản:

1. Bắt đầu là việc nổ bong bóng nhà đất, dẫn tới tình trạng default và foreclosure(trốn nợ) tăng vọt. Điều này làm các chứng khoán có bảo chứng của các khoản vay bất động sản (mortage backed securities – MBS) mất giá trị.

2. Việc MBS mất giá trị lại làm cho khu vực tài chính thiếu vốn vì mức leverage (tỉ lệ nợ trên vốn) trước đây OK bây giờ trở nên quá cao.

3. Khu vực tài chính buộc phải giảm mức leverage, vì thế đẩy các con nợ vào tính trạng căng thẳng.

4. Vòng luẩn quẩn của giảm tỉ lệ nợ trên vốn: khi các tập đoàn tài chính tìm cách giảm tỉ lệ nợ trên vốn (một phần bằng cách bán tháo các MBS), họ lại làm giá trị của các MBS giảm sâu hơn, việc này lại làm cho tỉ lệ nợ trên vốn thêm xấu đi, tăng thêm áp lực phải cải thiện tỉ lệ nợ trên vốn."

Có một bài rất hay của Tề Phi, Ph.D. Harvard, trên blog (bằng tiếng Anh) ở đây.

"
The Nation In Debt

Granted, this entry has deviated from the traditionally obscure content I have strived to maintain on this blog. Indeed, it has lately begun to show that it is way harder (for me, at least) to write nonsensical, or more precisely, arbitrarily comprehensible content, rather than mundane claims. Thence goes the no-information principle: the blog is now becoming a mere display of common sense.

In this first attempt at common sense, I will talk about the very lively financial crisis at Wall Street. Boasting absolutely no competence on any of the relevant issues, including market finance, international finance, corporate finance or any kind of finance, I have been captivated by the amazing animation on Wall Street since the fall of Lehman Bros. In brief, as a consequence of the mortgage market bubble explosion last year, investment banking is now in big troubles, the next victim is insurance, and the whole modern financial system is on the verge of a major overhaul. In this entry I will present an explained history as I see it, surely romanticizing certain parts while omitting others that might refute my supposedly coherent story.

As most has been said on major journals and blogs, I am adding only two minor comments. First, where does everything come from? So far, Ben Bernanke and Henry Paulson seem to have done a relatively good job of damage control, but are they barely touching the superficial layers of a deep-rooted problem with the US economy? Many recognize such a problem; and argue either for or against a more and better regulated system. I abstract mostly from that debate, or any debate regarding “policy solutions”, and instead just discuss the deep root.

The root, as economists have talked about for two decades, is the indebted nation. At the end of the Cold War (with an all-powered tour de force campaign against Iraq) confidence raised markedly as no visible Armageddon was in sight, Americans started to consume and consume. They quickly depleted their own saving, and still remained hungry for more. The American current account was exhausted, before turning deeply negative until now, and possibly in years to come. Such would have been unbearable for any country, save the US: at the pole position of World Economic, Political, Military and Technology Power, Americans could keep on borrowing and borrowing from the rest of the world without fear or concern to repay. The American debt financing mechanism is indeed
a perpetual machine that finances itself, as long as the green paper is still accepted around the world. And in the lending business, making more money breeds the making of more money.

So the financial system reached out to the grassroots, consumption-starving consumers, by extending credit cards for small purchases, before devising mortgage plans for larger and larger goods: vacation, cars, and houses. Normal debt requires repayment; yet since every bank works with the perception that there would always be enough funding in the future, risk and solvency was eclipsed by sales. In this greedy process, aggressive profit maximizing lenders either passively overlooked or actively hid and covered immense risks, wishfully thinking that all is well would end well. It is safe and sound, they thought, as long as the economy goes on well. And well the economy was doing a helluva good job, propelling the American example of growth in a period where Japan struggled with a liquidity crisis while Europe shivered from unemployment. It did experience a couple of hiccups, such as the bail-out of LTCM or the 2001 internet bubble burst. None was of a fundamental nature though, and regulators (yes, Mr. Greenspan included) did not care enough about the huge debt Americans bear, to the world and now also among themselves, in the most opaque manner possible. The system, well covered and disguised, resembles a sand-castle built solely on over-optimistic expectations of the power of debt.

The consequences are dire. The collapse started where it could hit the easiest: the housing market that had been heavily transformed, if not deformed, by complicated financial products that hid the true risks from everybody. While several went under, others tried to play hardball, like Lehman Bros, gambling on the possibility to harvest big when the system is back to work. And now, their heads and souls are harvested. The whole system punishes risky behavior, and mere size: Fanny Mae and Freddy Mac did not take as excessive risks as many others (i.e. they did not do ‘subprime’, by definition), yet they failed for being too cumbersome to dodge the meteoric arrays of quickly-vaporizing assets. The worst with a complicated, opaque debt system is that nobody really know the risk until they are hit.

Back in the days when he was a prominent academic, one important contribution by Ben Bernanke was the stress on the imperfect substitutability between bonds and credit: he (together with Alan Blinder) insisted that shocks in credit demand and bond demand should be treated very differently. Ironically, it seems to be playing out similarly in his now prominent position in the real (oh well, financially real) world. So far, the measures taken by the Fed and the Department of Treasury have been rather good, for damage-control standards. Will they be able to guarantee that another crisis, of this nature or another, would not come back anytime soon? It is tempting to say no. The root of the problems, as I see it, still lies with the huge current account deficit, which cannot be improved by erratic government spending, wasted in military adventures, agricultural subsidies as well as other political mishaps. Is any of the incoming presidential candidates promising in delivering a financially sounder economy? I am skeptical. But let us all keep our fingers crossed: after all, all of that is happening a hemisphere away from our hometown, thus has no consequence whatsoever on our humble lives in South East Asia.

Or is it? What consequences would this crisis have on Asia, South East Asia, and the poor in the world? It is easy to say that the poor are always those hit the hardest. But a soporific stroke has just suddenly hit me equally hard, so much that I need to postpone this entry.

Until next time. Good bye, for now."

1 comment:

  1. Em không nghĩ rằng người ta có thể đổ hết lỗi lên đầu Bush. Thực tế là những chính sách về nhà đất đã có từ thời các tông thống trước. Có một bài báo trên tờ NYT năm 1999 trong đó có nói bọn Fannie Mae đã chịu khá nhiều áp lực từ chính phủ Clinton trong việc nới lỏng việc cho vay mua nhà. Link bài báo ở đây:

    http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9C0DE7DB153EF933A0575AC0A96F958260&sec=&spon=&partner=permalink&exprod=permalink

    Tất nhiên là cuối thời Clinton thì nước Mĩ đang có thặng dư thương mại (dự tính tới năm 2002 sẽ là khoảng hơn 1000 tỉ) nên không ai ngờ tình hình có thể tồi tệ tới mức này.

    Theo bác Greg Mankiw thì sai lầm trong chính sách nhà đất bắt đầu từ thời tổng thống Johnson. Cuốn Liar poker (a Wall Street demystified book published in 1988) có nói tới công việc của bọn chuyên làm trong mortgage trading department ở Solomon Brother. Ngay từ thời đó, bọn nó đã kiếm được rất nhiều $$$ từ những giao dich nhà đất thế này.

    Mấy bác minhbien đưa slides mà không đưa video. Nếu chỉ xem slides thôi thì khó hiểu lắm. Video của mấy bác ở princeton trên youtube ở đây:

    http://www.youtube.com/watch?v=Wj_JNwNbETA

    ReplyDelete