Tuesday, November 27, 2007

Kafka bên bờ biển và Magnolia

Nghi vấn của bạn Nam Giang về việc Magnolia và Kafka bên bờ biển - ai "ăn cắp" ai?
Magnolia và Kafka bên bờ biển - ai "ăn cắp" ai?
Quan điểm cá nhân của tớ là không có sự ăn cắp nào. Có thể hoàn toàn trùng hợp tình cờ, cũng có thể Murakami chịu ảnh hưởng của phim Magnolia nhưng ảnh hưởng đó chưa đủ lớn để coi là "ăn cắp".
Btw, chi tiết mưa cóc nhái là một điển tích trong Kinh Thánh khi Moses định đưa người Do Thái ra khỏi Ai Cập. Ý nghĩa của nó theo tôi hiểu là sự can thiệp của số phận, sự nhỏ nhoi của con người trước các thế lực siêu nhiên, một thời khắc thay đổi mạnh mẽ trong cuộc đời những người liên quan, và sự hòa hợp và thỏa ước (giữa người Do Thái với Thượng Đế, giữa các nhân vật trong cả truyện- phim).

6 comments:

  1. tấ nhiên là Nam Giang sai rùi, Marukami thể hiện sâu hơn Magnolia nhiều

    ReplyDelete
  2. Cả hai tác phẩm đều không biết. Phim sx năm 99 thì do ko biết nên không xem. Còn truyện thì do ớn lạnh với cái thứ văn học Murakami nên có biết cũng không thèm xem!

    ReplyDelete
  3. Em đồng tình với ý kiến của anh Linh rằng "Murakami chịu ảnh hưởng của phim Magnolia". Và cũng đồng ý với Thiên Minh rằng "Marukami thể hiện sâu hơn Magnolia" . Điều đó thật đúng và hiển nhiên vì tác giả đi sau chịu ảnh hưởng , rồi nâng cao và thăng hoa tài năng cũng như sự tâm huyết dồn vào trong tác phẩm cũng là chuyện thường. Nhiều vĩ nhân vẫn "đứng trên vai những người khổng lồ đấy thôi". Nhiều bác ngông ngạo hơn còn nói "Tôi thường xuyên khai thác ý tưởng mới từ những thằng ngu quanh mình!!!". Vậy ạ!

    ReplyDelete
  4. Nếu so sánh ai "thể hiện sâu hơn" thì rõ ràng là sách có lợi thế, vì người ta bỏ ra nhiều ngày, vài tuần để xem trong khi phim thì chỉ có khoảng 2 tiếng.

    ReplyDelete
  5. Em mượn đất anh Linh tí nhé, vì bạn NamGiang không cho comment.

    - Nếu so sánh phim và truyện này thì có lẽ không nên so sánh cái nào sâu hơn cái nào. Vì tinh thần của bộ phim và câu chuyện hoàn toàn khác nhau làm phim và truyện hoàn toàn khác nhau. Magnolia nói tới sự chia tách, nỗi đau khổ bí ẩn trong mỗi người và cuối cùng là sự hòa hợp của họ. Còn với Kafka bên bờ biển, nhà văn chủ yếu tập trung vào những nỗ lực thoát ra khỏi nỗi đau khổ, những ám ảnh, ràng buộc và việc tìm ra một thế giới của từng cá thể.


    Giờ nói cụ thể tới các chi tiết nhé:
    - Thứ nhất, về cấu trúc câu chuyện và cấu trúc bộ phim gần như tương ứng với nhau, chỉ khác về bối cảnh, môt ở Mỹ và một ở Nhật tuy nhiên, cả hai đều nói tới những năm 60.
    --> Trong truyện có hai câu chuyện chính, phân biệt theo các chương chẵn lẻ. Hai nhân vật chính là Nakata và cậu bé Kafka.
    Phim theo dạng multiple story line. Và có nhiều hơn hai nhân vật.
    Cấu trúc là như thế nào? Có phải là ở vấn đề emsemble này chăng? Có quá nhiều thứ tương tự nhau như thế. Thập kỷ 60 là khoảng thời gian gặp lại nhiều lần trong truyện của Murakami – có lẽ khoảng thời gian thơ ấu của ông ta có gì đó đặc biệt.

    - Thứ hai, những chi tiết trong phim và trong truyện tương ứng nhau. Nếu trong truyên là những trận mưa cá hồi mưa đỉa thì trong phim là mưa ếch nhái, trong truyện và phim đều có chi tiết nhân vật bị sét đánh, các nhân vật trong phim gần đoạn kết cùng ngồi ở những vị trí khác nhau để cùng suy nghĩ về môt bài hát, thì trong truyện, bài hát cũng là sợi chỉ xuyên suốt để gắn các nhân vật vào nhau.
    --> Về trận mưa ếch thì anh Linh đã nói. Nếu ai đó đã xem cả phần documentary của phim này thì sẽ thấy họ đã cân nhắc khá nhiều thứ rơi xuống, nhưng cuối cùng chọn ếch. Không biết có phải như anh Linh đã giải thích không, hay chỉ đơn giản là vì ếch giả dễ mua hơn. Trong truyện, chính Murakami nói: đó là một dạng ẩn dụ. Hẳn là ẩn dụ cho những điều siêu nhiên (thứ mà truyện này đầy rẫy).
    Bài hát trong phim được xuyên suốt về mặt tinh thần, và nó không mang tính liên kết chi tiết. Hơn nữa, đó là bài hát đã tạo cảm hứng cho đạo diễn viết ra bộ phim. Còn trong truyện, đó là một chi tiết móc nối các nhân vật, đặc biệt là với bức tranh treo tại thư viện - nơi Kafka và Miss Saeki không phân biệt nổi họ thuộc quá khứ hay hiện tại.

    - Thứ ba, các nhân vật trong truyện và phim cũng rất giống nhau.
    Nếu như trong phim là chuyên môt ông trung niên đi làm thuê dở hơi giấu diếm tình yêu đồng tính đã từng môt thời là môt đứa trẻ cực kỳ thông minh thì trong truyện là ông già có khả năng nói chuyện với mèo trước khi xảy ra sự cố cũng là môt đứa trẻ cực kỳ thông minh.
    Trong phim là môt chàng trai căm ghét cha mình vì ông bỏ rơi vợ và con thì trong truyện là một chàng thanh niên từ bỏ cha mình vì cha anh chưa bao giờ tỏ ra yêu thương anh. Cả hai ông bố đều là người nổi tiếng kiếm ra tiền và cả hai người con đều ám ảnh bởi tình dục, ở phim là người dạy về xử sự giới tính, trong truyện là những ám ảnh trong các giấc mơ của tuổi mới lớn.
    --> Cho dù có sự tương đồng về chuyện tuổi thơ này, nhưng rõ ràng lý do khiến họ trở thành những người hoàn toàn ngược lại trong phim và truyện khác nhau. Trong phim, nhân vật người đàn ông đó còn mang nghĩa báo hiệu tương lai tới câu chuyện về một đứa trẻ được cha đưa đi thi một chương trình như ông ta từng thi.
    Cho dù Kafka và anh chàng Frank trong Magnolia đều bỏ cha ra đi. Nhưng cuối cùng, khi người cha chết, Frank đã quay trở lại. Còn Kafka thì không. Việc Frank nói tới giới tính và hạ thấp phụ nữ là để che giấu con người yếu ớt của mình. Còn Kafka chưa từng không hề có điều này, đó chỉ đơn thuần là nhu cầu giao nối với hai con người không rõ hình: mẹ và chị.

    ReplyDelete
  6. => Kết luận: Thực ra thì cả phim và truyện đều có những cái bên ngoài sự giống nhau đó. Những chi tiết tương tự trong phim – phim, truyện – truyện và truyện – phim là rất nhiều. Nhưng riêng hai tác phẩm này, tôi không cảm thấy chúng quá trùng hợp.

    Ngoại đề một chút với NamGiang. Không biết NamGiang có cố tình không, nhưng tôi nghĩ chữ Hàn Quốc là 韓國,và nó không có nghĩa là nước lạnh.

    ReplyDelete