Liệu sự mâu thuẫn giữa con số 90% đại biểu ấn nút ủng hộ và 100% các đại biểu phát biểu phản đối này là do đâu? Việc các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu như thế có chịu sức ép nào không? Chứ chẳng nhẽ ý kiến của tất cả các đại biểu phát biểu (thường là đã được thông qua trong Tổ) lại đi ngược hẳn lại với quan điểm của đại đa số đại biểu?
"Mới đây thôi, khi có gần 90% đại biểu Quốc hội “ấn nút” thông qua chỉ số tăng giá (CPI) của năm 2008 là dưới mức tăng trưởng kinh tế (GDP) thì cách đưa thông tin trên các mặt báo đã khiến nhiều người đọc ngỡ ngàng.
Họ ngỡ ngàng vì tại các phiên thảo luận của Quốc hội, gần như 100% số đại biểu phát biểu về chỉ số CPI đều đề nghị rằng chỉ số này phải cố định (ở mức 7% hoặc 8%), không đồng tình với đề nghị của Chính phủ là CPI dưới mức GDP. Vậy tại sao Quốc hội lại quyết định trái với tất cả các ý kiến đại biểu đã phát biểu?
Bài báo này của bạn Rơm Vàng cũng ngớ ngẩn ở đoạn sau:
"Nói đơn giản, Quốc hội không bao giờ có thể “quyết định” được giá dầu thế giới năm 2008 là 70, 80 hay 100 USD thì Quốc hội không thể buộc CPI của năm 2008 là 7 hay 8%." Nếu theo logic đó thì Quốc hội cũng không thể "buộc" tăng trưởng năm sau là 8% hay 9%. Vấn đề ở đây không phải là Quốc hội buộc cái này, buộc cái kia (nhà báo Rơm Vàng dùng thủ thuật lập lờ câu chữ ở đây) mà là việc đề ra một tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát có tính mục tiêu. Việc đề ra tỷ lệ lạm phát mục tiêu còn có tác động tới tâm lý người dân, tới kỳ vọng của người dân về mức lạm phát và cũng cho phép NHTW có khả năng chủ động đối với chính sách lạm phát nhiều hơn so với việc coi mục tiêu chỉ đơn giản là lạm phát thấp hơn tăng trưởng (một mục tiêu không có cơ sở gì và bị khá nhiều nhà kinh tế phê phán).Nói một cách chính xác thì việc xác định lạm phát thế nào, theo đuổi lạm phát mục tiêu hay không, ở hầu hết các nước không phải là việc của Quốc hội mà là của NHTW (và có thể thêm một ít cơ quan khác nữa) nhưng ở Việt Nam, NHTW có tính độc lập tương đối thấp nên việc này lại được coi thành việc của Quốc hội, mặc dù việc của Quốc hội về thực chất cũng chỉ là biểu quyết những cái được bên hành pháp đưa sang.
2. Bài này có một số thông tin về xuất bản sách.
"Năm 2006, theo báo cáo tổng kết của Cục Xuất bản, toàn ngành đã xuất bản được gần 25.000 đầu sách với 226,9 triệu bản. Trong đó, sách văn học là 3243 cuốn sách văn học với 4,077 triệu bản. Đây là con số mà ngành xuất bản Việt Nam chưa bao giờ đạt tới từ trước đến nay."
"Theo thống kê, ở châu Âu, trong năm 2002, nước Anh có tới 120.000 đầu sách được xuất bản; nước Đức có 80.000 đầu sách mới; Tây Ban Nha, Italia và Pháp có mức xuất bản trung bình từ 60.000 đến 70.000 đầu sách trong năm. Con số này ở thị trường Mỹ là 150.000, với doanh thu lên đến 26 tỉ USD và còn tiếp tục tăng lên đến mức chóng mặt trong những năm sau này."
Như vậy xem ra thị trường sách nước ta cũng khá sôi động, phát triển khá tốt, tính ra số đầu sách cũng đạt chừng 1/3 so với các nước châu Âu trừ Anh. Nếu so sánh về trình độ phát triển và dân trí thì đây là những kết quả không tồi.
3. Bài này của nhà báo Huy Đức nêu ra tình trạng lãng phí công sản ở thành phố Hồ Chí Minh trong khi hiện nay tấc đất tấc vàng. Tác giả nêu ra giải pháp là đấu giá các khu đất công này và sử dụng số tiền thu được vào các dự án phát triển hạ tầng.
1. Quốc Hội của chúng ta chưa thật sự chuyên nghiệp,cũng chưa có kiến thức về kinh tế và quản lý do vậy việc biểu quyết của Đại Biểu QH (có lẽ) chưa phản ánh đúng quan điểm của Quốc Hội. Tôi nghĩ rằng nhiều Đại Biểu phát biểu có khi lại là người "ấn nút" biểu quyết phản đối lại lời phát biểu của mình, và có lẽ nhiều Đại Biểu vào tháng 12-2008 cũng chẳng nhớ năm trước mình biểu quyết theo quan điểm nào. Việc Quốc Hội biểu quyết như vậy nghe ngớ ngẩn quá.
ReplyDelete2. Kết quả thống kê về sách thì không thể tin tưởng là chính xác được, khái niệm thế nào là sách Văn Học ở Việt Nam cũng chưa rõ ràng nên con số 3243 đầu sách khó tin lắm.
Bỏ qua chuyện bạn Rơm Vàng có ngớ ngẩn hay không, nhưng cái lô gích của Rơm Vàng và lô gích của "buộc tăng trưởng năm sau là 8% hay 9%" là 2 thứ khác nhau. Nhà nước (và do đó trên lý thuyết là quốc hội) có thể "buộc" tăng trưởng ở bất kỳ mức độ nào, vì điều đó hoàn toàn nằm trong khả năng của nhà nước: Chỉ cần khâu kinh tế nhà nước chi tiêu nhiều thêm thôi, là thêm tăng trưởng (fiscal policy).
ReplyDeleteTrong khi đó, những loại phương tiện mà các nước khác dùng để điều chỉnh lạm phát thì VN không (chưa) làm được vì hạ tầng cơ sở trong lãnh vực tiền tệ chưa mạnh.
Theo tôi thì đặt chỉ tiêu CPI thấp hơn mức tăng trưởng là tạm chấp nhận được (một lần nữa bỏ qua chuyện điều đó có phải là ý của các đại biểu ko) vì nếu không thì VN cứ bơm lạm phát để nuôi tăng trưởng (thí dụ như in tiền cho nhà nước tiêu).
Nếu trừ đi tất cả công ty tư nhân (vì dù họ có được xuất bản thì số sách xuất bản vẫn được tính vào của NXB Nhà nước) thì số lượng NXB còn lại không nhiều. Không hiểu trung bình mỗi nhà xuất bản hàng năm in ra được bao nhiêu cuốn? Trong số sách được xuất bản trên, có tính các đầu sách giáo khoa, giáo trình là những thứ bắt buộc in hàng năm với số đầu và số lượng rất lớn không??
ReplyDeleteNhưng dù sao thì nghe con số này cũng thấy có đôi chút vui.:)
@Hao Nhien: Thế nào là Nhà nước? Ở đây bác hiểu đơn giản Nhà nước là Chính phủ với công cụ là chính sách tài khóa (fiscal policy), trong khi trên thực tế ở Việt Nam, NHTW cũng thuộc Chính phủ và cả chính sách tiền tệ và tài khóa đều do Nhà nước thực hiện.
ReplyDeleteTăng trưởng nhiều hay ít hoàn toàn không chỉ dựa vào fiscal policy chi tiêu nhiều hay ít.
Tôi không rõ bác nói Việt Nam chưa điều chỉnh được lạm phát bằng chính sác tiền tệ là từ đâu?
Việc Việt Nam bơm lạm phát để nuôi tăng trưởng là rất khó xảy ra, vì ký ức người Việt vẫn rất ám ảnh bởi lạm phát phi mã những năm sau Đổi mới, nhưng nêu so sánh thì một chính sách lạm phát mục tiêu (6%, 8%...) và một chính sách lạm phát thấp hơn tăng trưởng chẳng dựa trên cái gì cả thì cái thứ nhất được rất nhiều nước áp dụng trong khi cái thứ hai là một thứ rule of thumb khá mù mờ. Và nếu áp dụng cái thứ nhất sẽ có tác dụng tạo ra tính kỷ luật trong chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn, trong khi chính cái thứ hai mới tạo ra nguy cơ lấy lạm phát để nuôi tăng trưởng (vì chỉ cần lạm phát thấp hơn tăng trưởng là đạt mục tiêu)
@ Vâng, cũng gọi được là vui mừng nếu ta tin được vào những tổng kết chịu "nói không với thành tích" của Cục Xuất bản!
ReplyDelete@ Chịu khó làm phép tính ta thấy 4.077.000 bản sách chia cho 3.243 đầu sách văn học, hóa ra mỗi đầu chỉ in 1.257 bản? In ấn như vậy thì các lò sách, kể cả quốc doanh lẫn tư doanh, đóng cửa bỏ trốn từ lâu rồi. Hay là in ít vậy để tạo điều kiện cho dân in lậu phát triển ngành nghề ngõ hầu phục vụ nhu cầu người đọc?
Đấy là còn chưa kể không ít đầu sách không sợ phải trả nhuận bút và quản lý phí cao, dám công khai số bản in là 1500, 2000, thậm chí 3000... vậy thì số đầu sách còn lại kia chỉ in dăm ba trăm cuốn thôi ư?
Vui mừng hay không?
Hix dùng lạm phát để bơm tăng trưởng á. Nghe chối quá
ReplyDeleteCÒn vụ sách thì chỉ buồn thôi. Toàn sách giáo khoa với sách rẻ tiền cả, giá sách thì thằng em cứ è cổ ra mà chịu có NXB nào thương đâu
Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bạn Long, chưa thấy ai "phản biện" êkíp mới này cả,mặc dù nhiều nhân vật chưa thể hiện tài năng lắm.
ReplyDeleteTôi đồng ý với hầu hết ý của bạn, ý tôi chỉ nói là tôi khác bạn ở tôi tạm chấp nhận được chỉ tiêu "lạm phát thấp hơn tăng trưởng" còn bạn thì có vẻ muốn có chỉ tiêu chặt chẽ hơn.
ReplyDeleteVới câu bạn hỏi "Tôi không rõ bác nói Việt Nam chưa điều chỉnh được lạm phát bằng chính sách tiền tệ là từ đâu?" - ý tôi là ảnh hưởng của NHTW VN không mạnh như ảnh hưởng NHTW các nước khác. Những công cụ thường thấy như thay đổi lãi suất của NHTW (discount/window rate) hay thay đổi lãi suất trái phiếu, đối với nền kinh tế nước khác là chuyện ảnh hưởng lớn, chứ đối với VN thì có vẻ như các doanh gia ... coi như pha! Thị trường mua bán trái phiếu chính phủ VN, chẳng hạn, coi như ko có. (Chỉ có khoảng 700-800 triệu USD đang trade ở ... New York!) Bạn có thấy vậy ko?
Với lại thế nào đi nữa thì hai cái lô gích cũng khác nhau. Câu của Rơm Vàng (đúng sai tính sau) là về khả năng của nhà nước (trong đó có NHTW) thực hiện các chính sách tiền tệ một cách có ảnh hưởng. Câu của bạn là về chính sách tài khóa.
Có một bài của ông Nguyễn Thành Tự Anh trên báo Tuổi trẻ về tăng trưởng ở Việt Nam khá hay. Tóm tắt là: tăng trưởng không bền vững, chỉ có một bộ phận nhỏ dân số (tầng lớp tư sản, đảng viên va quan chuc) được lợi, trong khi toàn bộ các tầng lớp chính của xã hội: nông dân, công nhân, trí thức đều giảm thu nhập tương đối, cuộc sống khó khăn hơn. Hiệu quả đầu tư quá thấp. Điều này có nghĩa là thế hệ 7x và 8x trong tương lai sẽ là người đổ vỏ cho thế hệ 5x va 6x hiện nay. (10-20 năm nữa khi các khoản nợ đến hạn, khi tài nguyên kiệt quệ). Lúc đấy 9x va 0x sẽ chạy loang quoang ngoài đường :D
ReplyDeleteKết quả của tăng trưởng này khỏi phải bàn, nhìn ví dụ của Tháilan, Indo hay Philipin sẽ biết Việt Nam hồi sau ra sao.
Mình thấy từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng lên, báo chí toàn khen, chưa có báo chí nào đặt câu hỏi ngược lại: khả năng quản lý nhà nước của ông này thế nào? Mà chính xác hơn, của ông Dũng và nhóm điều hành ekip của ông.
Mình không có thiện cảm lắm với nhóm ekip quản lý hiện nay. các bộ trưởng mới lên (như bộ trưởng bộ tài chính, giao thông, công thương hay thống đốc NHNN) chưa thấy có tiếng nói thuyết phục, đăng đàn trả lời chất vấn toàn thấy "hứa để làm gì". Thủ tướng đã kém thì không sao, nhưng chọn người thi hành kém thì càng tồi tệ hơn nữa. Cứ nhìn cung cách quản lý tiền tệ, quản lý thị trường chứng khoán, quản lý giá cả, quản lý hành chinh.
Việt Nam sắp toi rồi ông Linh ạ, ở Mỹ đi.