Sunday, November 4, 2007

Entry for November 04, 2007

Hai link về tác phẩm của Cao Hành Kiện, tạm để đây.

Thụy Khuê viết về Linh Sơn.

Đào Trung Đạo viết về Nhất Cá Nhân Đích Thánh Kinh (Kinh Thánh của một người)- vừa đọc xong cuốn này.


Lý do của văn học

Cao Hành Kiện

Diễn văn lãnh giải Nobel văn chương 2000

Nguyễn Tiến Văn dịch từ nguyên tác "Văn học đích lý do", do tác giả đọc tại Hàn lâm viện Thụy điển ngày 10.12. 2000.



Tôi không biết có phải vận mệnh đã đẩy tôi lên trên giảng đàn này hay không, cái ngẫu nhiên này do hàng bao cơ duyên tạo thành, chẳng e gọi nó là vận mệnh. Việc thượng đế có hoặc không, hãy khoan bàn; giáp mặt với điều không thể biết đó lòng tôi vốn mang niềm kính sợ, dù rằng tôi vốn tự nhận là một kẻ theo thuyết vô thần.

Một cá nhân không thể thành thần, càng không thể nói là thay mặt thượng đế, làm siêu nhân để chủ tể cái thế giới này, chỉ có thể làm thế giới này càng thêm rối loạn, bát nháo. Một thế kỷ sau Nietzsche, những tai kiếp do nhân tạo để lại trên lịch sử loài người những kỷ lục hắc ám nhất. Đủ loại hình sắc siêu nhân, tự xưng là lãnh tụ của nhân dân, nguyên thủ của quốc gia, thống soái của dân tộc, chẳng ngại vận dụng mọi thủ đoạn bạo lực gây ra hành vi tội ác, tuyệt nhiên chẳng thể so bàn với những cuồng ngôn của một triết gia cực đoan vị kỷ. Tôi chẳng nghĩ đến chuyện lạm dụng chỗ giảng đàn văn học này để rông dài về chính trị và lịch sử, chỉ xin nhân cơ hội này trình ra tiếng nói thuần túy của một nhà văn.

Nhà văn cũng chỉ là một người bình thường, có lẽ mẫn cảm hơn, mà người quá mẫn cảm thường thường lại yếu đuối hơn. Một nhà văn không lấy mình làm người phát ngôn của nhân dân, hoặc hóa thân của chính nghĩa, thì tiếng nói ấy chẳng thể nào không nhỏ nhoi yếu ớt, tuy nhiên, chính tiếng nói của loại cá nhân ấy mới lại càng chân thật.

Ở đây, tôi muốn nói là văn học cũng chỉ có thể là tiếng nói của cá nhân, mà vốn xưa nay vẫn thế. Văn học một khi uốn thành tụng ca của quốc gia, kỳ xí của dân tộc, miệng lưỡi của chính đảng, hoặc phát ngôn của một giai cấp hoặc một tập đoàn, cho dù có thể vận dụng thủ đoạn tuyên truyền, mở rộng thanh thế, rợp trời kín đất chi nữa, cái loại văn học đó cũng chôn vùi mất bản tính, không thành văn học, mà biến thành công cụ của quyền lực hoặc lợi ích.

Trong thế kỷ vừa chấm dứt, văn học đã phải đương đầu chính với bất hạnh này, mà so với bất cứ thời đại nào đã qua, nó càng in sâu những vết bỏng của chính trị và quyền lực, và nhà văn càng trải qua những bách hại ghê gớm hơn. Văn học muốn bảo vệ lý do tồn tại của chính nó và không biến thành công cụ của chính trị, thì không thể không quay về với tiếng nói của cá nhân, bởi văn học trước hết là từ cảm thụ của cá nhân mà ra, có cảm mới có phát. Nói như thế không phải bảo là văn học ắt phải thoát ly chính trị, hoặc văn học ắt phải can dự chính trị. Luận chiến về cái gọi là các khuynh hướng văn học, hoặc các khuynh hướng chính trị của nhà văn, đã là một căn bệnh lớn, tác hại văn học trong thế kỷ vừa qua. Hệ tư tưởng tác quái đã biến các khuynh hướng, truyền thống với cách tân thành bảo thủ với cách mạng, xoay vấn đề văn học ra đấu tranh giữa tiến bộ và phản động. Một khi hệ tư tưởng kết hợp với quyền lực thành thế lực của hiện thực, lúc ấy cả văn học và cá nhân đều gặp tai ương.

Văn học Trung quốc trong thế kỷ 20 gặp kiếp nạn một lần rồi hai, hai lần rồi ba, đến nỗi có hồi chỉ còn thoi thóp, chính vì do chính trị làm chủ tể văn học: cả cách mạng trong văn học và văn học cách mạng đều cùng đưa văn học với cá nhân vào chỗ chết. Lấy danh nghĩa cách mạng để thảo phạt văn hóa truyền thống của Trung quốc dẫn tới ngang nhiên cấm sách, đốt sách. Nhà văn bị sát hại, cầm tù, lưu đầy, khổ sai, trong một trăm năm qua không thể kể hết số nạn nhân, trong lịch sử của Trung quốc bất cứ triều đại vua chúa nào cũng không thể sánh bằng, tạo ra những gian nan vô cùng cho văn học viết bằng Trung văn, còn việc tự do sáng tác càng không thể bàn.

Nhà văn ví bằng muốn có được tự do tư tưởng, trừ ra câm lặng chỉ còn có cách đào thoát. Nhưng người sáng tác dựa vào chữ nghĩa mà vô ngôn một thời gian quá lâu thì chẳng khác tự sát. Nhà văn muốn tránh tự sát và buộc câm, lại muốn nói lên tiếng nói cá nhân của mình thì không có cách nào khác hơn là đào thoát. Nhìn lại văn học sử, từ phương Đông tới phương Tây đâu chẳng như thế, từ Khuất Nguyên tới Dante, James Joyce, Thomas Mann, Aleksandr Solzhenitsyn đến số đông những trí thức Trung quốc lánh nạn sau vụ thảm sát ở Thiên An Môn năm 1989. Đó là vận mệnh không thể tránh được của nhà thơ và nhà văn muốn gìn giữ tiếng nói của mình.

Trong những năm Mao Trạch Đông thực thi chế độ chuyên chính toàn diện, ngay cả việc đào thoát cũng không xong. Những chùa miếu trong rừng núi, thời phong kiến từng là nơi nương náu cho nhà văn, nay cũng bị quét sạch, và ngay việc viết lén cũng là liều mạng. Để duy trì độc lập tư tưởng chỉ còn tự nói mình nghe, mà cũng phải mười phần kín nhẹm. Tôi muốn nói, chính vào cái thời làm văn học không thể được đó, tôi mới trọn vẹn nhận thức được điều cốt yếu, ấy là văn học giúp con người bảo trì ý thức làm người.

Có thể nói, rằng tự nói với bản thân là khởi nguồn của văn học, còn dùng ngôn ngữ để truyền thông là thứ yếu. C
on người đem cảm xúc và tư tưởng rót vào trong ngôn ngữ, thông qua việc viết, dựa vào văn tự, làm thành văn học. Ngay lúc viết đó không hề có bất cứ toan tính vụ lợi nào thậm chí còn không nghĩ tới một ngày nào đó có thể phát biểu, mà vẫn muốn viết, cũng bởi là vì trong lúc viết đã trải qua khoái cảm, có được đền đáp, có được an ủi rồi. Cuốn tiểu thuyết trường thiên "Linh sơn" của tôi viết ra chính là vào lúc những tác phẩm mà tôi đã nhiều phần nghiêm túc tự kiểm duyệt vẫn gặp phải xét duyệt cấm đoán. Tôi viết nó thuần chỉ vì muốn xua đi nỗi cô đơn trong lòng, viết cho riêng mình, chẳng hề mong cầu có khả năng phát biểu.

Ngoái xem lại kinh nghiệm viết của mình, tôi có thể nói: văn học xét tận cội rễ là sự xác nhận của con người về giá trị tự thân, ngay khi viết đã là khẳng định. Văn học đầu tiên nẩy sinh từ sự cần thiết của nhà văn làm tròn vẹn chính mình, còn có hiệu quả hay không với xã hội thì là chuyện sau khi tác phẩm đã hoàn thành. Thêm nữa, hiệu quả đó ra sao cũng không do ý nguyện của nhà văn mà quyết định.

Trong văn học sử, không ít tác phẩm lớn bất hủ mà chưa từng được xuất bản thời các tác giả còn sống. Nếu ngay trong khi viết không có sự tự xác nhận, thì làm sao mà cầm bút được. Trong văn học sử Trung quốc, "Tây du ký", "Thủy hử truyện", "Kim bình mai" và "Hồng lâu mộng" là những cuốn tiểu thuyết lớn nhất. Đời sống của bốn đại tài tử tác giả đó, cho tới nay còn khó mà tra khảo, chẳng khác nào như đời của Shakespeare. Duy còn sót lại là một thiên tự thuật của Thi Nại Am. Nếu không có được niềm an ủi riêng, như ông nói, "cũng đành khuây suông" (nguyên văn: "liêu dĩ tự uý"), thì làm sao có thể vắt hết hết tinh lực vào thiên cự tác kia như thế được, vì lúc sống chẳng hề có đền đáp. Tiểu thuyết hiện đại đầu mối là từ Franz Kafka. Nhà thơ thâm trầm nhất của thế kỉ 20 là Fernando Pessoa. Họ chẳng đều như thế sao? Họ trông cậy vào ngôn ngữ mà không hề nhắm cải tạo cái thế giới này. Họ biết sâu xa cái sức yếu ớt của một cá nhân, nhưng lại nói ra lời. Đó là vì ngôn ngữ vốn có thần lực quyến rủ.

Ngôn ngữ là kết tinh thượng thừa của văn minh loài người. Ngôn ngữ tinh vi như thế, khó nắm bắt như thế, thấu triệt như thế, không đâu chẳng lọt như thế, vì nó xuyên thấu cái cảm biết của con người, nó đem con người là chủ thể của cảm biết nối kết với cái nhận thức về thế giới của con người. Văn tự, thông qua việc viết ra mà lưu lại, kỳ diệu như thế, khiến cho một cá nhân cô lập vẫn có thể cảm thông với những con người, dù khác chủng tộc, dù khác thời đại. Cái hiện tại san sẻ của việc viết và đọc văn học cũng kết liền với giá trị tinh thần vĩnh hằng của văn học bằng cách như thế.

Tôi cho rằng một nhà văn ngày nay mà cố ý cường điệu một thứ văn hóa dân tộc nào đó, thì ắt là có điểm đáng ngờ. Do nơi tôi sinh ra, do ngôn ngữ tôi sử dụng, tự nhiên là truyền thống văn hóa Trung quốc có ở nơi tôi. Văn hoá nói chung, lại tương quan mật thiết với ngôn ngữ, do đó mà hình thành tình cảm và tri thức, những phương thức đặc thù khá ổn định nào đó về tư duy và biểu hiện trần thuật. Tính sáng tạo của nhà văn khởi đi từ chính chỗ cái ngôn ngữ mình sử dụng đã biểu thuật được rồi, và bằng vào chỗ cái ngôn ngữ ấy còn chưa biểu thuật trọn vẹn, để mà bồi đáp. Người làm sáng tạo nghệ thuật ngôn ngữ chẳng cần tự ban cái nhãn hiệu dân tộc rành rành liếc qua biết liền.

Tác phẩm văn học vượt trên ranh giới quốc gia, thông qua phiên dịch lại vượt trên chủng loại ngôn ngữ, tiến đến vượt qua những đặc định nào đó của tập quán xã hội và quan hệ giữa người với người, vốn hình thành theo khu vực địa lý và lịch sử, để phơi bầy sâu xa cái nhân tính phổ quát đại đồng. Thêm nữa, nhà văn ngày nay, ngoài văn hóa dân tộc của mình, ai mà chẳng đều tiếp thu ảnh hưởng của nhiều loại văn hóa khác. Cho nên cường điệu về cái đặc sắc văn hóa dân tộc của mình, nếu chẳng phải là mưu toan tiếp thị du lịch, ắt không khỏi khiến người ta sinh nghi.

Văn học vượt trên ý hệ, vượt trên ranh giới quốc gia, còn vượt trên ý thức dân tộc, cũng như đời sống cá nhân căn bản vượt trên thứ chủ nghĩa này hoặc chủ nghĩa nọ. Trạng thái sinh tồn của con người nói chung cũng lớn lao hơn những lí thuyết và biện luận về sinh tồn. Văn học là quan sát phổ quát, trước cái hoàn cảnh cùng khốn của sinh tồn con người, và không hề có cấm kỵ. Những hạn định đối với văn học đều là áp đặt từ bên ngoài, như của chính trị, của xã hội, của luân lý, của tập tục. Tất cả những thứ này đều mưu toan cắt xén văn học thành đồ trang sức cho vừa khuôn phép.

Tuy nhiên văn học chẳng phải để làm đẹp cho quyền lực, cũng chẳng phải là món đồ thời thượng của xã hội. Văn học tự có tiêu chuẩn giá trị của nó: đó là tính chất thẩm mỹ. Thẩm mỹ tương quan mật thiết với tình tự của con người là cái tiêu chuẩn thiết yếu duy nhất của tác phẩm văn học. Thực vậy, phán đoán thẩm mỹ cũng tùy từng người mà khác nhau, bởi tình cảm vốn xuất phát từ những cá nhân khác nhau. Tuy nhiên, loại phán đoán tuy chủ quan ấy chắc chắn cũng vẫn có những tiêu mốc phổ quát được thừa nhận. Người ta thông qua sự trau giồi văn hóa mà hình thành khả năng thưởng thức, thông qua việc đọc mà tái thông cảm với cái đẹp và ý thơ, cái cao thượng và cái lố bịch, cái bi thương và cái quái đản, cái u mặc và cái trào phúng, mà nhà văn đã trút vào tác phẩm.

Ý thơ hoặc cảm xúc thẩm mỹ cũng chẳng phải chỉ do trữ tình. Một nhà văn yêu mình mà không biết tự tiết chế là mắc một thứ bệnh ấu trĩ. Thực vậy, lúc mới bắt đầu học viết, ai ai cũng khó tránh bệnh đó. Hơn nữa, trữ tình còn có bao nhiêu tầng lớp, và muốn đến cảnh giới càng cao, càng cần có cặp mắt lạnh, cái nhìn yên. Ý thơ, vốn nương náu vững chãi trong cái đăm đăm từ xa ấy. Cái tầm mắt đăm đăm kia, ví bằng lại soi chiếu vào chính bản thân người sáng tác, đồng thời lại vút bay trên cả nhân vật trong sách lẫn tác giả, thành ra con mắt thứ ba, tức tuệ nhãn của nhà văn, một cái nhìn hết sức trung tính, như thế thì những tai nạn cùng rác rưởi của nhân thế đều đáng cứu xét đúng đắn: đồng thời với sự khơi dậy thống khổ, chán ghét, ác tâm, thì cũng thức tỉnh lòng từ bi thương xót, niềm yêu tiếc cùng với tình quyến luyến cuộc sống.

Thẩm mỹ trá
»“ng gốc ở tình cảm con người cÅ©ng e rằng chẳng thế nào lá»—i thời được, dù rằng vá»›i văn học, giống nhÆ° vá»›i nghệ thuật, kiểu thời thượng má»—i năm má»—i đổi. Tuy nhiên, phán Ä‘oán giá trị về văn học khác xa vá»›i thời thượng, là ở chá»— vá»›i thời thượng chỉ có cái má»›i là tốt. Đó cÅ©ng là cái cÆ¡ chế phổ biến trong sá»± xoay chuyển của thị trường, mà chợ sách cÅ©ng không là ngoại lệ. Nếu phán Ä‘oán thẩm mỹ của nhà văn lại cÅ©ng chạy theo cái việc làm tình của thị trường thì chẳng khác nào văn học tá»± sát. Nhất là ngày nay, ở cái xã há»™i huênh hoang tá»± xÆ°ng là xã há»™i tiêu (thụ) phí (phạm) này, tôi cho rằng phải trông cậy vào má»™t thứ văn học lạnh.

Mười năm về trước, sau khi kết thúc cuốn "Linh sơn" mà việc viết tiêu phí thời gian là 7 năm, tôi có viết bài văn ngắn, chủ trương một loại văn học lạnh như thế:

"Văn học vốn không có quan hệ gì với chính trị, chỉ là sự tình thuần cá nhân, một phen quan sát, một lần ngoái nhìn lại kinh nghiệm, vài ba hồi tưởng, cùng biết bao cảm thụ để phơi bày một tâm trạng nào đó, đủ đầy cùng suy ngẫm."

"Gọi là nhà văn, chẳng khác nào một cá nhân tự mình đang nói chuyện, đang viết ra – người khác có thể nghe hoặc không nghe, có thể đọc hoặc không đọc. Nhà văn đã chẳng phải là anh hùng xin cái sứ mệnh vì dân, cũng chẳng đáng làm ngẫu tượng cho người ta sùng bái, lại càng không phải là tội nhân hoặc thù địch của dân chúng. Nhà văn, sở dĩ có lúc còn vì tác phẩm sáng tác mà chịu nạn, thì đó chỉ là vì những nhu cầu của kẻ khác. Ngay khi quyền thế cần chế tạo ra một vài thù địch để lái sức chú ý của dân chúng, nhà văn liền bị biến thành một thứ vật hy sinh. Càng bất hạnh nữa là, có những nhà văn mê lú cứ tưởng làm tế phẩm là một thứ vinh quang lớn."

"Thật ra, quan hệ giữa nhà văn và người đọc chẳng khác một cách giao lưu tinh thần, đôi bên chẳng cần gặp mặt, chẳng cần qua lại, chỉ cảm thông qua tác phẩm." Văn học thành ra một thứ hành vi không có không được trong sinh hoạt của loài người, hai bên đọc và viết đều cùng tự giác tự nguyện. Do đó, văn học không có gánh vác nghĩa vụ nào với đại chúng cả."

"Một thứ văn học khôi phục được bản tính như thế, ta không ngại gọi là văn học lạnh. Nó sở dĩ tồn tại, chỉ là vì loài người, ngoài việc theo đuổi sự đầy đủ vật chất, còn có một thứ hoạt động thuần túy tinh thần. Loại hoạt động ấy tất nhiên chẳng phải ngày nay mới bắt đầu. Chẳng qua chỉ là trong dĩ vãng nó chủ yếu ngăn trở những áp bách của thế lực chính trị và tập tục xã hội, còn ngày nay nó cần đối kháng với sự tẩm dâm của quan niệm giá trị mua bán của cái xã hội tiêu phí này. Muốn tồn tại, văn học đó trước tiên phải cam chịu cô đơn."

"Nhà văn, nếu muốn theo đòi việc viết văn loại ấy, rõ ràng không thể sống nhờ nó, không thể không mưu kế sinh nhai nào khác ngoài việc viết. Do đó, viết loại văn học ấy không thể không gọi là một thứ xa xỉ, một sự thoả mãn thuần túy trên mặt tinh thần. Loại văn học lạnh ấy may ra mà được xuất bản để lưu truyền trên đời, chỉ nhờ vào sự gắng sức của nhà văn cùng bạn bè. Tào Tuyết Cần [tác giả tiểu thuyết Hồng lâu mộng] và Franz Kafka là những thí dụ như thế. Tác phẩm của họ thậm chí còn chưa được xuất bản lúc họ còn sống, khoan nói là tạo thành phong trào văn học, hoặc trở nên lẫy lừng gì trong xã hội. Loại nhà văn ấy sống bên lề và ở chỗ cạp bịn của xã hội, chúi đầu vào thứ hoạt động tinh thần mà đương thời chẳng hề hy vọng được đền đáp, không mong xã hội thừa nhận, mà chỉ vui với thú viết của mình."

"Văn học lạnh là một loại văn học chạy trốn để cầu sống còn, là một loại văn học không chịu cho xã hội bức tử, để cầu sự tự cứu trên tinh thần. Một dân tộc nếu như không dung nổi một loại văn học vô vụ lợi như thế, thì đó chẳng phải chỉ là bất hạnh cho nhà văn, mà ắt cũng là bi ai cho dân tộc ấy."

***

Tôi may sao ngay khi còn sống lại được Viện Văn học Thụy điển trao cho cái vinh dự và giải thưởng to lớn này, ấy cũng là nhờ bạn bè các nơi trên thế giới trong nhiều năm chẳng tính đền đáp, chẳng nề gian khổ, bỏ công phiên dịch, xuất bản, diễn xuất, phê bình, giới thiệu tác phẩm của tôi. Ở đây, tôi không thể cảm tạ từng vị một, bởi danh sách đó rất dài.

Tôi còn phải cảm tạ nước Pháp đã tiếp nạp tôi. Tại cái quốc gia lấy văn học và nghệ thuật làm vinh quang này, tôi đã đạt được điều kiện sáng tác tự do, mà còn có cả độc giả và khán thính giả nữa. Tôi được may không cô đơn là mấy, dù theo đòi việc viết lách khá là cô độc.

Ở đây, tôi còn muốn nói một điều, đó là đời sống không phải là lễ hội, rằng thế giới này chẳng phải đều giống như Thụy điển thanh bình cả một trăm tám mươi năm không trải qua chiến tranh như thế này. Thế kỷ mới chẳng phải chỉ vì đã kinh qua bao nhiêu là tai họa trong thế kỷ trước mà được miễn dịch đâu. Ký ức không có cách nào di truyền giống như chủng tử của sinh vật. Loài người có trí năng nhưng không thông minh tới mức hấp thu được những bài học của quá khứ. Thậm chí trí năng của con người còn có khả năng phát tác tính ác mà lâm nguy cả tới sự sống còn của con người.

Loài người chẳng phải nhất định là đi từ tiến bộ này tới tiến bộ khác. Lịch sử, ở đây tôi không thể không nói tới lịch sử văn minh nhân loại, nào đâu có đồng hành với văn minh. Từ sự đình trệ của châu Âu thời Trung cổ tới lục địa châu Á thời Cận đại suy bại và hỗn loạn, đến hai lần đại chiến thế giới trong thế kỷ 20, các thủ đoạn giết người cũng ngày càng tinh vi. Tiến bộ của khoa học kỹ thuật nào có nhất định đưa loài người ngày càng văn minh hơn đâu.

Lấy một thứ chủ nghĩa khoa học để giải thích lịch sử, hoặc là lấy sử quan xây dựng trên cái biện chứng hư huyễn để diễn dịch, đều không thể thuyết minh hành vi con người. Cái lòng cuồng nhiệt hơn một thế kỉ về một xã hội không tưởng và một cuộc cách mạng liên tục ngày nay đã tan thành tro bụi, khiến cho những ai sống sót làm sao khỏi đắng cay?

Phủ định của phủ định đâu nhất thiết dẫn tá»›i khẳng định. Cách mạng đâu có Ä‘em lại kiến thiết, vá»›i cái tiền đề cho xã há»™i không tưởng của thế giá»›i má»›i, là phế trừ cái thế giá»›i cÅ© Ä‘i. Lập luận cách mạng xã há»™i ấy cÅ©ng Ä‘em áp dụng vào văn học, mang khu vÆ
°á»n vốn là sáng tạo biến thành chiến trường, đả đảo người xÆ°a, giầy xéo văn hóa truyền thống, tất cả bắt đầu từ con số không, chỉ má»›i là tốt, lịch sá»­ văn học cÅ©ng bị giải thích là má»™t sá»± lật nhào liên tục.

Nhà văn thật sự không thể đóng nổi vai chúa tể sáng tạo thế giới, cũng chẳng thể tự mình thổi phồng làm Ki tô, như thế chỉ làm tinh thần mình thác loạn thành người điên, mà còn biến thế giới thành ảo giác, toàn thể ngoài bản thân thành luyện ngục, và tự nhiên mình cũng không sống nổi. Tha nhân cố nhiên là địa ngục: nếu bản ngã mất kiểm soát, lẽ nào chẳng thế? Khoan nói việc tự mình biến thành tế vật cho tương lai, mà còn đòi người khác theo sau làm vật hy sinh.

Lịch sử của thế kỷ 20 này chẳng cần vội vàng kết luận; không chừng còn sa vào trong cái khung mồ ma của loại ý hệ này nọ, thì lịch sử ấy đã uổng viết ra rồi, người sau ắt tự biết sửa sang cho phải.

Nhà văn cũng không phải là tiên tri. Điều quan trọng là sống trong hiện tại, không để mắc lừa, bỏ hết vọng tưởng, nhìn cho rõ giờ này phút này, đồng thời nhìn kỹ bản thân. Bản thân cũng là một mớ hỗn độn và khi tra hỏi cái thế giới này cùng là tha nhân thì đồng thời cũng không ngại mà quay nhìn chính mình. Tai nạn và áp bách thường cố nhiên tới từ bên ngoài mình, nhưng chính sự hèn nhát và hoảng loạn của con người cũng thường làm gia tăng thống khổ, mà còn tạo thêm bất hạnh cho kẻ khác.

Hành vi của loài người khó giải là như thế, hiểu biết của con người về chính mình còn chưa được tỏ tường, văn học chẳng qua chỉ là cái nhìn chăm chú của con người vào tự thân, và trong lúc xem ngắm ấy ít nhiều nẩy sinh một sợi tơ ý thức óng ánh soi rõ tự thân.

Văn học chẳng nhằm lật đổ mà quí ở phát hiện và mở phơi những gì hiếm được biết, hoặc được biết chưa nhiều, hoặc tưởng là biết nhưng kỳ thực biết chẳng rốt ráo về cái chân tướng của cõi người này. Sự chân thực e rằng chính là phẩm cách gốc rễ không thể bứng đi được của văn học.

Cái thế kỷ mới kia đã tới rồi, nó có mới thực hay chẳng mới hãy khoan bàn, cách mạng văn học và văn học cách mạng cùng theo với sự băng hoại của ý hệ nói chung cũng nên chấm dứt luôn. Cái ảo ảnh về xã hội không tưởng giam hãm hơn một thế kỷ cũng đã tan thành mây khói. Văn học sau khi cởi hết sự trói buộc của chủ nghĩa này hoặc chủ nghĩa kia, còn phải quay về với cảnh ngộ khốn khổ của đời người, mà cái cảnh khổ của đời người nào có thay đổi là bao, vẫn rành rành là chủ đề muôn thuở của văn học.

Thời đại này chẳng có tiên tri cũng chẳng có hứa hẹn, và tôi cho như thế đâu phải là tồi. Nhà văn sắm vai tiên tri hay quan tòa cũng nên chấm dứt thôi. Một thế kỷ vừa qua, bao nhiêu tiên tri đều thành ra lừa đảo. Lại đi chế tạo mê tín mới đối với tương lai, chẳng bằng chùi mắt mà chờ xem. Cũng chẳng bằng nhà văn quay về với địa vị chứng nhân, hết sức trình ra cái chân thật.

Nói thế không phải là muốn văn học ngang hàng với ghi chép hiện thực. Ta nên biết, những chứng từ thực lục cung cấp rất ít sự thật như thế, mà lại thường che giấu những nguyên nhân và động cơ gây thành sự kiện. Còn khi văn học tiếp cận sự thật, từ nội tâm con người đến quá trình của sự kiện đều mở phơi không sót. Đó là sức mạnh vốn có của văn học, chừng nào nhà văn khai mở trạng huống chân thực của đời sống con người mà không lăng nhăng bịa đặt.

Nhà văn tùy sức thấu triệt nắm bắt được sự thật sẽ quyết định phẩm cách cao thấp của tác phẩm. Đó là điều mà sự chơi văn giỡn chữ cũng như kĩ xảo viết lách không thay thế được. Nói cho ngay, sao gọi là sự thật, cũng có nhiều ý kiến chẳng ai chịu ai, còn phương pháp tiếp cận sự thật thì người này khác với kẻ kia. Tuy nhiên, nhà văn đối với chúng sinh tướng của nhân sinh là phấn son lòe loẹt hay là thẳng bày không sót, thì chỉ liếc qua là thấy ngay. Biến chân thật với không chân thật thành tư biện về từ nghĩa, chẳng qua chỉ là một thứ phê bình văn học của một thứ ý hệ. Những kiểu nguyên tắc và giáo điều như thế đối với sáng tác văn học chẳng có quan hệ bao nhiêu.

Nói về nhà văn, có giáp mặt với sự thật hay không, đó không phải chỉ là vấn đề phương pháp sáng tác, nó còn có tương quan mật thiết với thái độ viết nữa. Cầm bút lên có chân thật hay không đồng thời cũng có ý nghĩa là nhà văn khi bỏ bút xuống có chân thật hay không. Ở đây, chân thật không chỉ là phán đoán về giá trị văn học, mà đồng thời cũng bao hàm ý nghĩa đạo đức nữa. Nhà văn không gánh vác sứ mạng giáo hóa về đạo đức, khi mở phơi rốt ráo con người muôn vẻ trong thế giới ngàn cõi bao la, đồng thời đem bản thân trần trụi trình ra không sót, luôn cả phơi bày những núp che trong nội tâm. Đối với nhà văn, chân thật trong văn học cơ hồ tương đương với đạo đức, mà còn là đạo đức tối thượng của văn học nữa.

Ngay cả hư cấu văn học, dưới ngòi bút của một nhà văn có thái độ viết nghiêm túc, cũng đặt tiền đề là bày ra sự thật của đời người. Đó chính là sức sống của những tác phẩm bất hủ từ xưa tới nay. Chính vì thế mà bi kịch Hi lạp và Shakespeare vĩnh viễn không bị lỗi thời.

Văn học không phải chỉ là mô tả hiện thực, nó ăn sâu qua tầng ngoài để vào cõi đáy thẳm của hiện thực; nó mở tung những lớp vỏ giả, lại vút bay cao trên những biểu tượng của đời thường để tầm mắt rộng nhìn hình sông thế núi của toàn thể sự tình.

Dĩ nhiên, văn học cũng cầu đến tưởng tượng. Tuy nhiên, cuộc ngao du tinh thần ấy chẳng là nói nhăng nói cuội. Tưởng tượng mà tách lìa với cảm thụ chân thật, hư cấu mà từ bỏ nền tảng của kinh nghiệm đời sống, thì chỉ rơi vào chỗ nhạt thếch yếu ớt. Tác phẩm mà ngay chính tác giả cũng chẳng tin tưởng thì chắc chắn không làm độc giả xúc động được. Đúng là văn học chẳng phải chỉ dựa vào kinh nghiệm sống thường ngày, nhà văn cũng chẳng phải giam mình trong những gì bản thân đã trải qua. Tai nghe mắt thấy, cả đến những gì trong tác phẩm văn học của người xưa kể lại qua ngôn ngữ làm vật chở đều có thể hóa thành cảm thụ của bản thân, đó cũng là sức thần của ngôn ngữ văn học.

CÅ©ng nhÆ° lời nguyền rủa vá»›i lời chúc phúc, ngôn ngữ vốn có sức mạnh làm lay Ä‘á»™ng thâm tâm con người. Nghệ thuật của ngôn ngữ là ở chá»— người kể chuyện có thể Ä‘em cảm thá
»¥ của mình truyền đạt cho kẻ khác, chứ không phải là má»™t thứ hệ thống ký hiệu, má»™t thứ cấu trúc ngữ nghÄ©a riêng bằng kết cấu ngữ pháp mà làm thỏa mãn được. Nếu bỏ quên con người sống thật ở đằng sau ngôn ngữ, diá»…n dịch trên ngôn ngữ rất dá»… biến thành trò chÆ¡i của trí xảo.

Ngôn ngữ không phải chỉ là vật chở của khái niệm và quan niệm, nó đồng thời còn xúc động cả cảm giác và trực giác. Đó cũng là lý do tại sao ký hiệu và thông tin không cách gì thay thế cho ngôn ngữ của con người sống thực. Đằng sau ngôn ngữ nói ra, ý nguyện, động cơ, thanh điệu cùng tình tự của người nói không cách nào bầy hết ra được, nếu chỉ dựa vào từ nghĩa và tu từ. Hàm nghĩa của ngôn ngữ văn học phải do người sống cất lên âm thanh nói ra mới được thể hiện trọn vẹn, nên cũng dựa vào thính giác, chứ không phải chỉ làm công cụ cho tư duy mà đầy đủ được. Con người cần ngôn ngữ không phải chỉ để truyền đạt ý nghĩa, mà còn để nghiêng tai lắng nghe và xác nhận chính mình.

Ở đây xin mượn một câu của Descartes, để nói về nhà văn: "Tôi nói vậy tôi tồn tại". Mà cái tôi của nhà văn, có thể là bản thân nhà văn, hoặc tương đồng với người kể chuyện, hoặc biến thành các nhân vật trong sách. Đó có thể là nhà văn, cũng có thể là bạn, chủ thể người kể chuyện đó một chia thành ba. Xác định chủ ngữ nhân xưng là khởi điểm cho việc biểu đạt cái cảm biết, do đó mà hình thành các phương thức tự thuật khác nhau. Chính trong quá trình kiếm tìm phương thức tự thuật riêng mà nhà văn thực hiện cái cảm biết của mình.

Trong tiểu thuyết, tôi lấy nhân xưng đại danh từ thay cho các nhân vật thông thường, lại lấy tôi, bạn, y… những nhân xưng đại danh từ khác nhau để kể về, hay chú mục vào một vai chính. Dùng những nhân xưng dại danh từ khác nhau để kể về một nhân vật tạo nên một cảm xúc về khoảng cách. Điều này cũng cung cấp cho diễn viên trên sân khấu một không gian tâm lí càng mở rộng, nên tôi cũng đưa các nhân xưng đại danh từ chuyển hoán vào trong phương pháp dựng kịch.

Việc viết tác phẩm tiểu thuyết hoặc kịch chưa và cũng không thể chấm dứt. Tuyên bố nông nổi của cái chết của dạng thức văn học và nghệ thuật nào đó cũng chỉ là một thứ sai lầm vô lối.

Sinh ra đồng thời với văn minh loài người, ngôn ngữ cũng như đời sống, kỳ diệu biết bao, sức biểu hiện cũng vô cùng tận. Công việc của nhà văn là phát hiện cùng khai thác cái tiềm năng còn cất giấu đó của ngôn ngữ. Nhà văn không phải là chủ tể của tạo vật, lại chẳng thể phế trừ được cái thế giới này, dù cho cái thế giới này đã cũ mục đến thế. Nhà văn cũng bất lực trong việc thiết lập một thế giới lý tưởng mới, cho dù cái thế giới hiện thực này quái đản đến thế, mà cũng chẳng ai đủ trí tuệ để lý giải. Tuy nhiên, nhà văn chắc chắn có thể ít nhiều làm ra vài truyện kể mới mẻ, hoặc nói thêm vào chỗ người trước đã nói, hoặc lại mở đầu nói ở chỗ người trước đã ngưng nói.

Lật nhào đối với văn học chỉ là lối nói rỗng tuếch của cách mạng văn học. Văn học không chết đâu, và nhà văn có đả cũng không đảo được. Mỗi nhà văn trên giá sách đều có một vị trí của mình, chỉ cần vẫn có độc giả tới đọc là nhà văn lại sống. Nếu một nhà văn có thể lưu lại một quyển sách sau này còn có thể đọc lại trong cái kho văn học đã phong phú như thế của loài người, thì cũng đã là một niềm an ủi không gì lớn lao bằng.

Thế nhưng, văn học chỉ thành hiện thực và thú vị trong khoảnh khắc thời gian nhà văn viết và độc giả đọc. Viết cho tương lai, nếu không phải làm dáng, thì cũng chỉ là dối mình lừa người. Văn học là vì người sống, hơn nữa, là khẳng định cái hiện tại đối với người sống. Cái hiện tại vĩnh hằng này, xác nhận đối với đời sống cá nhân, đó mới là lí do không thể lay chuyển được để văn học là văn học, nếu như ta khăng khăng tìm kiếm một lý do cho cái tự tại lớn lao này.

Khi không lấy việc viết làm kế mưu sinh, hoặc là lúc hứng thú viết đến quên cả vì sao mà viết và viết cho ai, viết như thế mới biến thành cái cần thiết trọn vẹn, không viết không được, văn học từ đó mới ra đời. Văn học không vụ lợi như thế chính là tính gốc của văn học. Viết văn biến ra một nghề là kết quả chẳng đẹp gì của phân công trong xã hội hiện đại, và đối với nhà văn, là một trái đủ đầy đắng cay.

Nhất là ngày nay, giáp mặt với thời đại mà kinh tế thị trường không còn lỗ nào không vào, và sách đã thành hàng hóa. Giáp mặt với cái thị trường mù lòa không biên giới, không khe hở kia, khoan nói một nhà văn một mình lẻ loi, ngay các văn xã và phong trào thuộc các trường phái văn học cũng không còn đất đứng. Nhà văn nếu không muốn chịu ép theo áp lực của thị trường, không rơi vào chỗ sáng tác sản phẩm văn hóa để thỏa mãn khẩu vị thời thượng, thì không thể không tự tìm đường sống. Văn học chẳng phải là sách bán chạy, hoặc danh sách sắp hạng, và những nhà văn trên truyền hình là làm quảng cáo chứ không phải viết văn. Tự do sáng tác không phải là ơn ban xuống, mua cũng không được, mà trước hết đến tự cần thiết nội tâm của chính nhà văn.

Bảo rằng Phật tại tâm không bằng bảo tự do tại tâm, và tùy bạn có dùng nó hay là không dùng. Nếu như bạn đem tự do đổi lấy bất cứ một cái gì khác, thì con chim tự do bay đi mất, đó là cái giá của tự do.

Nhà văn, sở dĩ chẳng màng đến đền đáp mà viết điều mình muốn viết, không phải chỉ khẳng định đối với bản thân, mà tự nhiên còn là một lối khiêu chiến với xã hội. Nhưng lối khiêu chiến này không phải là làm dáng và nhà văn không cần tự thổi phồng thành một anh hùng hoặc đấu sĩ. Anh hùng hoặc đấu sĩ sở dĩ phấn đấu, nếu không vì một sự nghiệp vĩ đại, thì là muốn một áng công huấn, đó là những việc bên ngoài tác phẩm văn học. Nhà văn nếu đối với xã hội cũng có lối khiêu chiến của mình, thì đó chẳng qua chỉ là một áng ngôn ngữ, và lại gửi gấm trong nhân vật và tình tiết của tác phẩm mình, bằng không thì chỉ có thể làm hại cho văn học. Văn học chẳng phải là tiếng la hét giận dữ, lại càng không thể đem cái phẫn khái của cá nhân biến thành lời buộc tội. Tình cảm cá nhân của nhà văn chỉ có hoá giải trong tác phẩm thành ra văn học, mới kinh qua được sự hao mòn của thời gian mà sống dài lâu.

Cho nên, bảo rằng nhà văn khiêu chiến với
xã hội không bằng nói tác phẩm mới là khiêu chiến. Những tác phẩm bất hủ có thể dài lâu đương nhiên là một sự trả lời mạnh mẽ đối với thời đại và xã hội của nhà văn. Nhà văn ấy, việc làm ấy, rầm rĩ thì cũng đã tiêu ma ngậm ngùi, chỉ còn tiếng nói của tác phẩm kia, chỉ cần có người đọc là lại cất lên.

Đúng là, lối khiêu chiến ấy chẳng thay đổi được xã hội. Đó chẳng qua chỉ là một mong mỏi cá nhân muốn vượt qua một loạt những hạn định của sinh thái xã hội, làm ra một thế đứng nhỏ nhoi, nhưng thế đứng đó rốt ráo ít nhiều chẳng phải là tầm thường, đó cũng là chút kiêu hãnh làm người. Lịch sử loài người nếu chỉ do những qui luật không thể biết điều động bên trái bên phải, những trào lưu mù loà đến rồi lại đi, mà chẳng nghe ra tiếng nói khác nhau của cá nhân thì thật là buồn. Theo nghĩa đó, văn học chính là bổ sung cho lịch sử. Những qui luật lớn lao của lịch sử khi không thể giãi bày loài người được, thì con người cũng có thể lưu lại tiếng nói của chính mình. Loài người không phải chỉ có lịch sử, mà còn lưu lại văn học. Ấy cũng là con người phí không còn gìn giữ được chút tự tin thiết yếu.

***

Thưa các viện sĩ tôn kính, tôi cảm tạ quí vị đã đem giải Nobel kia cho văn học, cho văn học không tránh né khổ nạn của loài người, không tránh né áp bách của chính trị mà lại chẳng chịu làm đầy tớ cho chính trị, cho văn học độc lập không dời đổi. Tôi cảm tạ quí vị đem giải thưởng danh dự bậc nhất đó cho tác phẩm cách xa thị trường lao xao chẳng được chú ý nhưng lại đáng đọc qua. Đồng thời, tôi cũng cảm tạ Viện Văn học Thụy điển cho phép tôi bước lên giảng đàn được cả thế giới ngó vào này, nghe tôi nói chuyện một lần, cho phép một cá nhân yếu ớt giáp mặt với thế giới cất lên tiếng nói nhỏ nhoi thường chẳng được nghe trước công chúng mà cũng chẳng đáng nghe. Tuy vậy, tôi ngỡ, đó chính là tông chỉ của giải Văn học Nobel. Xin cảm ơn quí vị cho tôi một cơ hội như thế.



Dịch xong ngày 24.1.2001 tại Toronto, Canada. Bản dịch phổ biến tự do.

18 comments:

  1. Anh Linh chắc đọc One man's Bible bản tiếng Anh? Chờ nghe anh review. Bản Tiếng Việt cũng đã có, Thái Nguyễn Bạch Liên dịch, NXB Công an nhân dân. (Từng được đăng từng kỳ trên Tạp chí Thế giới mới nhưng rồi bị...cấm) ;)

    ReplyDelete
  2. Anh đọc tiếng Việt, trong Tuyển tập Cao Hành Kiện của Đông Tây và NXB Công an nhân dân, bản dịch của Thái Nguyễn Bạch Liên. Truyện này dễ đọc, anh chỉ đọc trong hai ngày cuối tuần cũng hết, chẳng bù cho Linh Sơn đọc lay lắt cả hai tháng. Sách tiếng Tàu thì anh vẫn thích đọc bằng bản tiếng Việt, gần gũi với mình hơn, mà các dịch giả tiếng Trung ở Việt Nam có vẻ cũng khá nhiều người giỏi. Cuốn này Thái Nguyễn Bạch Liên dịch cũng khá tốt, dù có một số lỗi về cách xưng hô không hợp lý lắm.
    Anh dạo này lười review các thứ lắm, để lúc nào có hứng xem sao. Mà không rõ bản tiếng Việt liệu có bị cắt bớt không vì bản tiếng Việt in trong sách chưa đến 300 trang trong khi bản tiếng Anh là khoảng 464 trang. Mặc dù bản tiếng Việt là sách khổ lớn 16 *24 (hardcover) nhưng thông thường thì sách tiếng Anh thường ít trang hơn sách tiếng Việt, chênh lệch như thế kể ra hơi nhiều. Hy vọng không bị cắt.
    Anh cũng ít đọc truyện Tàu, đúng ra là gần đây mới bắt đầu quan tâm, nhưng sự tàn nhẫn của cách mạng văn hóa thì ở cuốn này anh thấy thể hiện mạnh mẽ, xót xa hơn cả. Khác với các cuốn “tố khổ” thường đi sâu vào đào xới nỗi khổ nạn của nhân vật do Văn cách gây ra, cuốn này của Cao Hành Kiện có một tư duy khác, và có cả chiều tư tưởng riêng. Nói chung đọc tiểu thuyết với kịch của Cao Hành Kiện thì có thể thấy việc ông nhận giải Nobel là hoàn toàn xứng đáng, và so với các nhà văn khác của Trung Quốc mà anh từng đọc thì Cao vượt hơn một tầm đáng kể (có thể do sự tiếp cận văn hóa phương Tây từ rất sớm của ông-từ nhỏ đã đọc rất nhiều văn học cổ điển phương Tây và bản thân Cao cũng có bằng tiến sĩ về văn chương Pháp).

    ReplyDelete
  3. Không phải là cắt bớt, mà bản tiếng Việt của Thái Nguyễn Bạch Liên chưa hoàn thiện, bác ấy mất trước khi dịch xong. Bản dịch này đang dở dang, còn mấy chương cuối, nhưng vẫn in.
    Vừa đọc xong cuốn "Ác quỷ trên thiên đường" của Henry Miller, có hơn 100 trang mà rất sảng khoái. Ông này quả là hay ho, có vẻ anti châu Âu. Bạn Linh có đọc nhiều về ông này?

    ReplyDelete
  4. Hic, hóa ra là thế à, sao Trung tâm Đông Tây không giải thích gì trong Lời giới thiệu. Thảo nào đoạn cuối tự nhiên thấy kết thúc hẫng. Thôi, thế là lại phải đọc nốt đoạn cuối bằng tiếng Anh rồi. Mà đúng ra nên mời một người dịch nốt phần còn lại rồi mới đem in thì sẽ hay hơn (để tên hai dịch giả và nêu rõ ai dịch phần nào).
    Bác hollyaput, ông Miller ấy tớ cũng chỉ nghe nói thôi, chưa đọc bao giờ, nghe nói ổng cuồng loạn lắm, mà mình dạo này ngại đọc những thứ "tâm trạng khi điên" ;).

    ReplyDelete
  5. Ông ấy chết sớm quá, chưa kịp xong. Tôi cũng giở quyển sách mới in ra (mỏng dính trong khi bản tiếng Pháp của tôi dày cộp), chả thấy phân bua trần tình gì cả. Mà quyển này có vấn đề về bản quyền đấy. Hic.

    ReplyDelete
  6. Henry Miller khinh bọn khác lắm. Ở Paris (phố Montparnasse thì phải) bao lâu mà có thèm chơi với ai đâu. Mà bác holly gì pút pút đọc quyển đó là sách mới in lại à?

    ReplyDelete
  7. Ờ, đúng đó. Trong cuốn tiểu thuyết nói trên, bác ấy chứa chấp một thằng cha chiêm tinh người Thụy Sĩ, một lão yếm thế, bủn xỉn, cô độc, tự kỷ, duy ý chí, kiêu ngạo, lánh đời, chưa kể ghẻ lở hắc lào tùm lum. Rồi bác í gọi mấy thằng bạn Mẽo của bác đến chơi, cho tiếp xúc rồi hùa nhau chửi cái thằng châu Âu kia, kiểu đánh hội đồng í, gọi nó là "ác quỷ trên thiên đường" (của nhà bác). Mà bác í ghét bọn châu Âu ra mặt ấy, ghét không dấu giếm.

    Cuốn này mới in, cùng với một cuốn của bác người Mỹ cùng thời với Henry Miller, "Người có trái tim trên miền cao nguyên" (quên mịa tên), đọc cũng quái đản không kém. Người dịch 2 cuốn này là Huy Tưởng (bạn của Cao Xuân Hạo, Trịnh Công Sơn), một dịch giả, nhà thơ nổi tiếng trước 75, cũng ẩn dật, lánh đời. Không biết dịch lâu chưa, nhưng có cảm giác là như đọc bản dịch trước 75 của miền Nam í (kiểu Balê tức là Paris, là Lục Xâm Bảo tức là... Luxembourg). Nhị Linh thẩm định thử xem, nhưng có vẻ là dịch tốt. Nhã Nam thấy cần contact với ông ấy thì thuê tui... dắt mối!

    ReplyDelete
  8. Hehe deal. Chính xác tên quyển mới in là gì để tôi đi tìm mua. Trước Nguyễn Hữu Hiệu đã dịch rất nhiều Miller rồi đúng không bác? Không biết loạt "Sexus", "Plexus" các thứ đã xong hết chưa?

    ReplyDelete
  9. Theo con trai của Thái Nguyễn Bạch Liên, cuốn Kinh Thánh của một người đã được ông dịch xong từ năm 2001, một số NXB đã không được in quyển này cho đến khi NXB Công an Nhân Dân in trong tuyển tập CHK và trong tập sách mới ra cách đây khoảng một tháng. Quyển mà ông dịch dở dang là Phượng hoàng lửa, tác phẩm này chưa có ai dịch tiếp và cũng chưa in.
    Về Henry Miller, em nghĩ anh Linh nên đọc ông này ;) Qua những gì em đã đọc thì không thấy ông cuồng lọan mà ngược lại minh triết nữa, nhất là trong đề tài về "giải thoát".

    ReplyDelete
  10. Sẵn em comment tiếp, "Người có trái tim trên miền cao nguyên" của William Saroyan ;)

    ReplyDelete
  11. À thì ra bác ấy. Thần tượng một thời của văn nhân Sài Gòn đây.

    ReplyDelete
  12. Tớ cũng mới đọc Henry Miller lần đầu, thấy mê liền. Cầm bút cứ gạch chi chít ấy. Tên chính xác là "Ác quỷ trên thiên đường" - NXB Văn nghệ in (xấu thôi zồi). Cuốn kia là "Người có trái tim trên miền cao nguyên" của William Saroyan (hình như thế).
    Mà sorry bạn Linh nhé, tự nhiên nhảy vào comment tùm lum, chả liên quan gì đến chủ đề.

    ReplyDelete
  13. @ Cỏ nâu: Tớ nhớ không nhầm thì chính Phạm Xuân Nguyên có nói bản dịch "Kinh thánh của một người" đang dang dở, thiếu hơn 10 chương cuối. Bản in của NXB CAND ra cách đây một tháng là bản dang dở này. Cỏ nâu check lại xem nhé, có thể NXB sau khi xin được giấy phép, liền in luôn bản...cũ, hoặc là con trai của TNBL nhầm? Mà không nữa thì tớ... nhầm.

    ReplyDelete
  14. @ hollyaput: Em cũng có nhớ đọc đâu đó nói về việc quyển này bị dang dở, nhưng không đến nỗi thiếu cả 10 chương. Vậy mình check lại chỗ PXN vậy. Hình như PXN là người chuyển giao bản thảo?

    P/S: Em vào phát hiện ra hollyaput là người quen, hihi. Yahoo 360 nhỏ bé thiệt! ;)

    ReplyDelete
  15. Các bác đọc nhiều sách thật. Đến tuổi này, tớ nghĩ nên viết sách cho những thằng khác đọc, thay vì đọc sách của chúng nó :D :D :D

    ReplyDelete
  16. @ cỏ nâu: hẹn hò mãi nhỉ, hôm nào phải càphê chứ nhỉ?
    Hôm qua về check lại sách, không phải thiếu 10 chương mà những 15 chương cơ. Cuốn này 60 chương, sách chỉ dừng lại sau chương 45. Thiếu 1/4 cơ đấy.

    ReplyDelete
  17. ui, thế holly... biết em là người quen mà giả lơ hè!
    Theo em biết thì bác TNBL dịch cuốn này với mục đích ban đầu là in báo. Em nghĩ những chương (nếu) bị thiếu chắc cũng là lựa chọn của ông, vì "nhạy cảm" chăng...
    Mà đúng là có một đoạn trong KTCMN Đào Trung Đạo trích dẫn, em thấy ko có trong sách, hic.
    P/S: sogy anh Linh vì spam :">

    ReplyDelete
  18. Huhu, why do you ignore your fan 's invitation

    ReplyDelete