Monday, November 12, 2007

Entry for November 12, 2007

1. Bài của Lương Xuân Hà trên Tia Sáng: “Sự phản tỉnh về một giải thưởng”.

Trong bài, tác giả dùng rất nhiều chữ “chúng ta”: chúng ta thế này, chúng ta thế khác, nhưng hoàn toàn không rõ chữ “chúng ta” mà tác giả sử dụng nhằm chỉ đối tượng nào: người đọc báo Tia Sáng, người đọc sách ở Việt Nam, giới nghiên cứu-dịch thuật-xuất bản sách hay chính phủ Việt Nam? Ví dụ trong câu này “Liệu trước giải Nobel, có ai trong số chúng ta biết đến Cao Hành Kiện, J.M. Coetzee hay V.S. Naipaul?”. Nếu chữ “chúng ta” đó là chỉ người đọc nói chung thì có thể nói thẳng là không chỉ người đọc Việt Nam mà cả người đọc thế giới cũng chẳng mấy ai biết tới Cao Hành Kiện, Coetzee hay Nailpaul trước khi họ có giải Nobel. Còn nếu chỉ giới nghiên cứu- phê bình-giảng dạy văn học thì chữ “chúng ta” ở đây là hơi vô duyên.

Hay câu này nữa cũng vô duyên không kém do sự lạm dụng chữ chúng ta: “Phải chăng, giải Nobel chính là dịp để chúng ta phản tỉnh? Về mối quan hệ giữa nền văn chương của chúng ta và chính chúng ta với phần còn lại của thế giới.”

Trong bài còn có một số chi tiết chưa chính xác và khá nhiều lỗi chính tả (về lỗi chính tả thì trách nhiệm phải thuộc về ban biên tập báo Tia Sáng, tờ này mệnh danh báo của trí thức mà rất ẩu trong cách trình bày):

Tác phẩm Linh sơn của ông có tới hai bản dịch, từ tiếng Pháp và từ tiếng Trung.” Chính xác thì có ba bản dịch, hai từ tiếng Trung và một từ tiếng Pháp. Chữ Linh Sơn cũng nên viết hoa cả hai chữ.

“Trái lại, việc giới thiệu những giá trị đích thực nhiều khi lại là một thứ "ăn theo", dù hết sức sang trọng: ăn theo những giải thưởng, những cuốn sách Best seller.” Chữ Best seller không viết hoa chữ best và nên để chú thích trong ngoặc bằng tiếng Việt nếu không dịch trực tiếp là sách bán chạy.

“giải Asturias của Tây ban nha, giải German Federal Republic Shakespear...” Chữ Tây Ban Nha cũng cần viết hoa đầy đủ, chữ Shakespeare sai chính tả, còn giải thưởng German gì gì đó thì tớ google ra là giải Shakespeare-Preis der Alfred Toepfer Stiftung F. V. S., Hamburg. Nếu không dịch đầy đủ tên giải thì tác giả cũng nên dịch là giải Shakespeare của Đức chứ không thể để tên giải loằng ngoằng nửa Tây nửa Việt.

“Và bao nhiêu người trong số ấy có vị trí trong trương trình giảng dạy và nghiên cứu của các đại học và các trung tâm nghiên cứu văn chương chính của cả nước?”. Chữ “chương trình” sai chính tả.


Phần chú thích:
ảnh trên cùng: Orhan Pamuk, Nobel văn chương năm 2006. Ba cuốn tiểu thuyết của ông đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản.” Nếu tớ không nhầm thì một số cuốn của Orhan Pamuk đã được dịch ra tiếng Việt nhưng chưa xuất bản.

2. Cũng trên Tia Sáng có bài điểm hai cuốn sách về Phạm Xuân Ẩn mới được dịch ra tiếng Việt: "Một người Việt Nam thầm lặng" của Jean-Claude Pomonti và “Điệp viên hoàn hảo” của Larry Berman. Bài điểm sách này viết sai tên của Graham Greene hai lần thành Green. Bài điểm sách này hầu như không đề cập tới giai đoạn hậu chiến của Phạm Xuân Ẩn ngoài câu sau “Và đặc biệt, cả hai cuốn sách đều dựng lại được những mối băn khoăn của ông Ẩn thời hậu chiến. Tất nhiên, nhiều thông tin trong đó có thể là chưa chính xác (như mối quan hệ giữa ông Ẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuốn sách của Pomonti) hoặc cần phải tiếp tục kiểm chứng.” Tất nhiên, thông tin về sự nghi kỵ của cơ quan an ninh và phần nào sự bất bình và vỡ mộng của ông Ẩn sau năm 1975 có thể là thông tin khá nhạy cảm nhưng trong khi các cuốn sách này đã được phát hành ở Việt Nam thì việc điểm sách cũng không nên lướt qua như thế.

Thêm nữa, cuốn “Điệp viên hoàn hảo” được dịch rất tệ, có thể đọc bài bình luận trên blog bác Nghe chửa để biết thêm về việc dịch thuật cuốn này. (Tớ có đọc bản trên Vnthuquan và thấy dịch thuật rất ngớ ngẩn nhưng vì là đọc bản không chính thức và có thể do lỗi đánh máy nên không có ý kiến gì). Thế nhưng bài điểm sách chẳng hề nói nửa câu tới chất lượng bản dịch, trong khi lẽ ra với một tác phẩm được dịch từ tiếng nước ngoài thì việc đánh giá chất lượng bản dịch là rất cần thiết.

3. Tình cờ thấy bài này trong mục blog Việt của VNN, đọc buồn cười thế. Người viết là Dr. Neo, hình như cũng là một blogger có tên tuổi và không còn quá trẻ.

Trích vài đoạn thôi, khỏi cần bình luận:


“Và liệu khi được biết về Hai Bà Trưng hay Bà Triệu, người Pháp có thấy được sự tương đồng và có bị thuyết phục bởi tính bi hùng diễm tuyệt từ một dân tộc mà "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" hay không?...

Châu Âu nổi tiếng là cái nôi của chủ nghĩa tư bản qua những cuộc cách mạng tư sản Hà Lan, Anh, Pháp... Thế n
hưng, Việt
Nam chúng ta có một Hồ Quý Ly (1400s - có nghĩa là trước đó hơn 300 năm) đã nghĩ đến chuyện khuếch trương thương mại, khoa học kỹ thuật, sử dụng tiền giấy, sử dụng thuốc súng, quản lý nhà nước bằng pháp quyền hiện đại... Vậy thì người Châu Âu có đủ để "nể" chúng ta không?

Với người Anh, quân sự là cái họ rất quan tâm. Có lẽ là vì nhờ nó mà họ đã có được một đế quốc rộng lớn nhất thế giới, và góp phần giúp tiếng Anh trở thành ngôn ngữ Quốc tế. Thế nhưng, bản thân người Anh, khi đề cử ra 10 vị tướng xuất sắc nhất trong lịch sử nhân loại, họ đã đề cử 2 người: Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo. Vậy thì nếu như những người bình dân Anh họ biết về Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo, họ có nể cái dân tộc đã có thể sản sinh ra 20% những vị tướng kiệt xuất nhất hay không?”

4. Trên Wikipedia tiếng Việt có entry về lịch sử kinh tế miền Nam 1955-1975. Copy cái reference vào đây, để về Hà Nội kiếm hai quyển của Đặng Phong và Trần Văn Thọ xem sao.

17 comments:

  1. oi zoi oi...vay ma co nguoi ngu bo tien mua nhung 2 cuon Diep Vien Hoan Hao..Moi doc het 1 chuong...cung chua thay gi lam...Thinh thoang co sai loi chinh ta..((:
    Thoi doc de cho bang nguoi ta vay...

    ReplyDelete
  2. Việc bình chọn 10 danh tướng thế giới có vẻ hư hư ảo ảo không có thật lắm, hình như chỉ do một tổ chức không tên tuổi bình chọn. "Điệp viên hoàn hảo" được cái bìa đẹp,giấy đẹp,ảnh đẹp chứ đọc cũng bình thường.

    ReplyDelete
  3. Riêng về cuốn Perfect Spy, thực ra muốn dịch cho hay hoặc "dịch để người đọc cảm thấy hay" theo mình là khó. Sách được viết về Phạm Xuân Ẩn qua lời kể của 1 người thứ ba, có quá ít facts & events chi tiết hay nổi bật, ít mang tính hành động. Có cảm giác như ông Ẩn đã không nói hết.Ngay cả khi bạn đã đọc hơn 1 nửa cuốn sách, bạn vẫn rất khó hình dung ra cốt lõi câu chuyện nó như thế nào.

    Chẳng hạn, trong 1 cuốn biography của cựu gián điệp George Tenet ( At the CENTER of the STORM - My years at the CIA) có thể tìm thấy đầy ắp suy nghĩ, sự kiện, chiến thuật, phương cách hành động, hoàn cảnh nhân vật, động cơ mục tiêu và bối cảnh chính trị. Sách được viết gần giống với phong cách báo chí - rõ ràng, chi tiết và kịch tính (bằng chính sự kiện có thật). Còn cuốn Perfect Spy mình có cảm giác không gần với phong cách báo chí mà nhiều chỗ đan xen hơi hướng văn chương - tác giả cố làm cho một chuyện "thiếu sự kiện và chi tiết" trở nên văn hoa và mù mờ. Có cảm giác như đây là 1 bức tranh có nhiều nét mơ hồ.Có lẽ mình đã quá kỳ vọng với tựa dề "Perfect Spy" chăng?Hay là vì hành nghề spy ở VN thật khó khi mà ở đó có quá nhiều người spy bạn và người ta spy lẫn nhau rất kỹ?

    Phần đáng đọc nhất cuốn sách có lẽ là từ trang 229 trở đi (Từ chương "In his father's shadow"). Có những câu bộc lộ quan điểm của ông Ẩn: "One thing that An learned from observing his unified country was that Vietnamese leaders' adherence of the Soviet model was doomed to fail. "Everything was burned after the fall of Saigon - medical books, government documents - now they regret it - it's too late - everything (is now) from Russia - so naive," An told Sheehan. "I was depressed by what they did; I couldn't stop it - maybe because I was on this side too long I knew the value; they were so badly indotrinated, like a horse with blinders; if you talk to them they think you're a reactionary and that's a big crime, even now. I'm born in Vietnam, I'm Vietnamese, but civilization I learned from the Americans. This is my problem".

    ..."You see how stupid they were. When the Berlin Wall fell and then the Soviet Union crumbled, the United States finally won the war. It is easy to see...IF I HAD KNOWN DURING THE WAR THAT WE WOULD JUST BE TRADING THE AMERICANS FOR THE RUSSIANS, I'D HAVE STUCK WITH THE AMERICANS".

    Những câu như vậy không biết có bị cắt xén/loại trừ trong bản dịch?Nếu chúng bị cắt, thì đúng là cuốn sách chẳng còn gì nhiều để đọc nữa :))

    ReplyDelete
  4. Doc cai bai cua Dr. Neo ma ngua mat va ngua mom, nhung luoi, cha muon type gi ca!!

    ReplyDelete
  5. Dr. Neo ten hay qua - giong nhu ky su ban banh my`, tiec la ko co original!

    ReplyDelete
  6. Bạn Neo này chắc xem Matrix nhiều quá nên đầu óc tưởng tượng phong phú.

    Về giọng văn "hào hùng" cùng từ ngữ "bi hùng diễm tuyệt" của bạn ấy thì chả phàn nàn gì, cái đấy là characteristics từng người. Nhưng bạn ấy có mấy so sánh hai chân không đều nhau cho lắm, cùng một vài thông tin không chính xác.

    Ví dụ so sánh Quang Trung với Napoleon, Napoleon tuy có chiến bại thật nhưng hắn chơi bời khắp Châu Âu và Bắc Phi còn cụ Nguyễn Huệ dù sao cũng chưa kịp oánh sang Trung Quốc. Phạm vi như vậy là không so sánh được. Nói vậy không phải phủ nhận tài năng của Nguyễn Huệ.

    Còn cái thông tin Việt Nam chiếm 20% trong 10 vị tướng giỏi nhất thế giới thì được nghe gossip từ khuya rồi (mặc dù tìm trên wiki mỏi mắt không thấy). Quang Trung còn chưa được vào cái list cao quý đấy, thế thì Napoleon có mà đi xách dép cho cụ Hưng Đạo và bác Giáp nhà mình.

    Lại còn nữa, Hồ Quý Ly mà không bị mấy thằng con cháu Chu Nguyên Chương mất dạy bắt về làm pháo (thực ra là Hồ Nguyên Trừng) thì nước mình đã tiến lên kinh tế tư bản chủ nghĩa từ thế kỷ 14 rồi, đâu để cái lợi đó rơi vào bọn Châu Âu mông muội. Ôi thật là một sai sót nhỏ mà làm thay đổi cả lịch sử Việt Nam ta, Châu Á ta.

    Mệt quá, mới điểm qua vài đoạn trong bài của bạn Neo mà hết cả sức. Thiết nghĩ nếu trẻ con Việt Nam được học sử theo cách bạn đề nghị thì có lẽ độ cực đoan của mấy anh chiến binh Hồi giáo còn kém xa.

    Thực ra mình nghĩ thế hệ trẻ bây giờ không phải không tự hào về lịch sử dân tộc, có điều nếu chúng nó đem khoe với các bạn nước ngoài nghèo nàn lịch sử (230 năm như bọn Mỹ chẳng hạn) thì làm các bạn ấy tự ti đi mất. Các bạn ấy sẽ về nước tung hê lên rằng giàu nhất thế giới làm quái gì, chẳng thà nghèo như Việt Nam nhưng có nhiều "nhân vật lịch sử", nhiều "anh hùng" há chẳng hơn ru.

    Thế mới biết, vị trí của một nước hiện tại không quan trọng, kinh tế cũng tầm thường thôi, chủ yếu là phải có nhiều danh nhân lịch sử thì thế hệ trẻ một nước mới ngẩng đầu lên được. Giống như bạn Neo đang ngắm mặt trăng vậy.

    ReplyDelete
  7. Ôi giời ơi, anh Linh bội thu mùa gặt :P

    ReplyDelete
  8. Đặt vấn đề kiểu báo Tia Sáng nghe thì tưởng provocative nhưng lại không hề provocative, nghe tưởng hiểu biết nhưng hóa ra lại không phải. Bác nào từng làm việc trực tiếp với TS thì biết. Chuối cả lải.

    Philip Roth thì thiếu gì dự định xuất bản.

    Chính mấy bác kiểu thế này mới hay chăm chăm Nobel nô bủng. Một dạng complex.

    ReplyDelete
  9. Bà con gọi Tia sáng thành Tia sữa lâu rùi mà

    ReplyDelete

  10. Chết thật, cái bác Neo nào đó viết theo kiểu vậy thì các độc giả (nhẹ dạ) của giới blog lại hình dung ra rằng cụ Hồ Quý Ly "khuếch trương thương mại" theo kiểu mở các cty chứng khoán, "sử dụng thuốc súng" dạng như đại bác của châu Âu, rồi quản lí nhà nước "bằng pháp quyền hiện đại" với cả một Tòa án tối cao....Dùng ngôn từ đến hay ho. Dưng mà rất muốn biết là bác í có thật sự hiểu cái gọi là "pháp trị" mà Hồ Quý Ly sử dụng là cái gì không?....

    Kêu gọi lòng tự hào dân tộc kiều này...Chịp chịp...

    ReplyDelete
  11. Quang Trung mất sớm nên không tỏ được nhiều điều trong mối quan hệ với Tây phương. Nhưng lúc còn sống, Nguyễn Huệ đối với Tây phương còn khắc nghiệt hơn cả Nguyễn Ánh, cấm chữ quốc ngữ, cấm đạo Kito và rất miệt thị với người phương Tây.

    ReplyDelete

  12. Thỉnh thoảng hãy "nhặt sạn".
    Đồng tình.

    ReplyDelete
  13. Còn thêm 1 câu này nữa cũng của ông Ẩn nói - nếu không bị cắt chết liền:

    "

    ReplyDelete
  14. Còn thêm 1 câu này nữa cũng của ông Ẩn nói - nếu không bị cắt chết liền:

    "WHY DID WE FIGHT A WAR JUST TO REPLACE AMERICANS WITH RUSSIANS?" (P.246)

    ReplyDelete
  15. Minh nghe Diep vien hoan hao thay sot cung muon doc. Nhung ma gia nhu no duoc dich chuan va khong bi cat xen chac minh cung ham ho lam. Dang nay so doc xong lai thay toan mau hong nhu thien than thi khong doc cho khoi that vong. Nen doc nhung tac pham Hot nhung ma khong duoc phep xuat ban o Viet nam thi chan thuc va co nhieu niem tin hon.

    ReplyDelete
  16. Mọi người đừng phí tiền mua bản dịch của "Perfect Spy". Sách này dịch ngây ngô và nhiều chỗ còn cắt mất (kiểm duyệt) của người ta nữa chứ.

    ReplyDelete
  17. @pink: Như lời của Larry nói lúc đầu thì ông Ẩn không muốn tiết lộ hết những chi tiết, sự kiện, thân phận của những người related to his job vì có thể sẽ làm họ nguy hiểm. Cuốn Perfect Spy này chỉ là nét chấm phá những highlights trong đời ông Ẩn. Hay theo như kiểu châu Á mình thì "thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý" (lời GS Trần Quốc Vượng). :))

    ReplyDelete