Saturday, November 24, 2007

Entry for November 24, 2007

Đọc bài này của bạn Phanxine, thấy Liên hoan phim nước mình quả là hề. Còn hài hơn truyện cười của Azit Nezil hay truyện Tinh thần Thể dục của cụ Nguyễn Công Hoan!.

Trích đoạn:

"Trong cuộc họp báo sáng 21/11, khi báo chí hỏi lãnh đạo tỉnh Nam Định về lý do tại sao buổi chiếu phim hoạt hình lại vắng đến thế, một đồng chí trong BTC lại để… “bại lộ” một thông tin không biết nên vui hay nên buồn, rằng: “Không biết trường nào được phân công xem phim này mà lại để báo chí kêu vắng thế?” (?!).

http://netlife.vietnamnet.vn/vn/machleo/12137/index.aspx

Trong tọa đàm ngày 22.11 với chủ đề “Để phim VN đến với khán giả” đã có một quan chức trong hệ thống phát hành phim của một tỉnh mạnh miệng tuyên bố: “Tôi có thể gọi điện thoại cho chủ tịch tỉnh để huy động một trường học đi xem phim”."


2. Bài này trên VNN đề nghị tăng lương tự động theo giá. Chính sách như thế sẽ rất rủi ro trong việc làm lạm phát gia tăng. Bài học "bù giá và lương" và lạm phát phi mã những năm 1987-88 tới giờ chắc nhiều người đã quên?

Chống tăng giá? Nên áp dụng chính sách tăng lương tự động!
Trích:

"Cách thức để giảm thiểu sự kỳ vọng này của công chúng là Chính phủ nên áp dụng chính sách tăng lương tự động hàng năm với tỷ lệ bằng tốc độ tăng chỉ số giá cộng với một con số cố định nào đó (3% hay 5% chẳng hạn). Ngoài ra, để cho công chúng bớt có cảm giác, có thể áp dụng chính sách một năm tăng lương 2 lần. Khi đó, mỗi lần chỉ khoảng 5% sẽ không có tác động lớn."

3 comments:

  1. Anh Linh hôm nào rảnh phân tích cụ thể lạm phát CPI ở nhà cho dân tình hiểu với. Em không hiểu cái này lắm, nhưng đoán rằng CPI tăng vùn vụt thì nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là cung tiền tăng nhiều quá mà cung hàng không tăng kịp.

    Có ba nguồn cung tiền lớn là xuất khẩu, FDI+ODA, và kiều hối (đều là tăng cung ngoại tệ) nhưng Ngân hàng NN lại muốn giữ tỷ giá hối đoái VND thấp để tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu nên phải tung VND ra mua ngoại tệ (thế mới có chuyện mấy ngân hàng quốc doanh bị bắt giữ ngoại tệ, không được bán ra dù giá giảm). Do lượng cung VND quá nhiều trong khi cung hàng hóa tiêu dùng không theo kịp, hệ quả CPI mới nhảy cao đến vậy.

    Tình hình này khá giống với Trung Quốc nên bên họ cũng lo lạm phát tăng cao (tuy có thể chưa bằng Việt Nam). Một nguyên nhân nữa là Việt Nam có hàng rào ngăn nhập hàng tiêu dùng khá cao nên bên cung càng bị hạn chế (em ở Sing mà thấy thực phẩm cơ bản nhiều thứ còn rẻ hơn ở nhà).

    Về chuyện tăng lương thì em nghĩ Việt Nam hiện nay tăng lương chậm hơn GDP và CPI tăng. Nên GDP tăng thực ra là tiền rơi vào thiểu số. Còn đa số nông dân, người làm công ăn lương khi thu nhập tăng chậm hơn giá cả thì chất lượng đời sống giảm, chỉ có thiểu số rất nhỏ thu nhập tăng cao hơn lạm phát mới là thu nhập tăng thực sự.
    Đề nghị tăng lương tự động em thấy cũng nên suy nghĩ. Nếu em không nhầm thì Singapore cũng có chính sách xem xét tăng lương định kỳ hàng năm (cả khu vực quốc doanh và tư nhân) với điều kiện tăng lương không cao hơn tăng trưởng GDP năm đó.

    Em không học về kinh tế nên nhiều phân tích bên trên có thể sai, nhưng do rất quan tâm đến việc tăng giá quá mức ở nhà mà ít có lý giải nên phân tích sơ bộ xem có đúng không.

    ReplyDelete
  2. http://blog.360.yahoo.com/blog-JF75Ql8_fKmgSap5bWs0gBLfoQKG29T8
    Đọc cái này ... tự dưng em lại nhớ lúc đọc Đặng Thuỳ Trâm ... hồi xưa bác ấy cũng từng có những cảm giác y hệt vậy sau bao năm chờ đợi để được kết nạp Đảng ...

    Đôi khi em thấy, cái xã hội và mọi thứ chuẩn mực theo kiểu của cái xã hội này thật làm người ta không còn thấy cuộc đời này còn tí gì thú vị để sống một cách nhiệt thành ...

    ReplyDelete