Wednesday, November 21, 2007

Tập trung dân cư, tham nhũng và dân chủ.

Liệu trong các chế độ phi dân chủ thì sự tập trung dân cư ở đô thị sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới các chế độ này?

Bài JMP của bạn Quốc Anh, nghiên cứu sinh TS trường Harvard, đề cập tới vấn đề này. Chưa đọc kỹ bài này vì dài tới gần 70 trang nhưng lướt qua thấy ý chính như sau: Với các điều kiện khác không đổi, các chế độ độc tài sẽ có quản trị tốt hơn (thể chế tốt hơn, thu nhập phân phối công bằng hơn, tham nhũn ít hơn…) ở những nước có mật độ tập trung dân cư cao tại thủ đô hay các đô thị lớn. Một ý nữa liên quan là các cuộc cách mạng thường xảy ra ở những nơi có dân số tập trung.
Đây là phần Abstract:

Abstract: In order to explain the apparently paradoxical presence of acceptable governance in many non-democratic regimes, economists and political scientists have focused mostly on institutions acting as de facto checks and balances. In this paper, we propose that population plays a similar role in guaranteeing the quality of governance and redistribution. We argue and demonstrate with historical evidence that the concentration of population around the policy making center serves as an insurgency threat to a dictatorship, inducing it to yield to more redistribution and better governance. We bring this centered concept of population concentration to the data through the lenses of four natural axioms, prove the existence and uniqueness of its measure, and show its empirical superiority to existing measures. The evidence supports our predictions: only in the sample of autocracies, population concentration around the capital city is positively associated with better governance and more redistribution (proxied by post-tax inequality), in OLS and IV regressions. Finally, we provide arguments to dismiss possible reverse causation as well as alternative, non-political economy explanations of such regularity, discuss the general applicability of our index and conclude with policy implications.

Nhìn chung tớ thấy lập luận của Quốc Anh có lý (bỏ qua các khía cạnh kỹ thuật vì không hiểu/đọc hết). Nhưng cũng thử suy luận ngược lại nhé (dù nói thực là chưa đọc hết bài này).

- Dân số tập trung ở đô thị tuy có thể gây ra biến loạn nhưng các nhà độc tài có thể counter bằng cách gia tăng thu nhập cho dân cư đô thị, như kiềm chế giá cả lương thực, áp dụng lương tối thiểu, áp dụng các chính sách populist cho dân cư đô thị, hỗ trợ các công ty quốc doanh... Những biện pháp này sẽ làm méo mó động lực kinh tế, gây chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn và càng khiến làn sóng di cư vào đô thị càng tăng, và do đó lại càng khiến nền kinh tế trở nên bị bóp méo, tham nhũng tăng, các thể chế hoạt động kém hiệu quả. Như vậy tác động này sẽ ngược với tác động mà QA cho là có tác dụng. Đây là trường hợp các nhà độc tài populist như Peron ở Argentina. Hoặc Stalin ở Nga. Bằng cách thỏa hiệp hoặc đàn áp các công đoàn lớn, các thể chế độc tài hoàn toàn có thể làm dịu áp lực tới chế độ và trì hoãn việc cải cách thể chế. Ngay cả khi thỏa hiệp với công đoàn và chia bớt quyền lợi cho người nghèo thì những biện pháp ấy hoàn toàn có tính populist như kiểu Peron hay Chavez và khó có thể nói các thể chế trong các chế độ của Peron hay Chavez lại là các thể chế “tương đôi” tốt.

- Liệu có đúng cách mạng hay xảy ra ở các nơi có tập trung dân số đô thị? Cái này thì hơi khó nói. Ví dụ theo Marx thì sẽ nói là nguyên nhân vì giai cấp công nhân ở những nơi này trưởng thành về cả số lượng và chất lượng, và có ý thức giai cấp rõ rệt. Luận điểm này tương đối khó chứng minh nếu chỉ dựa vào các ví dụ trong lịch sử tại các nước có trình độ phát triển không tương đương nhau. Ví dụ châu Âu thế kỷ 19 có nhiều cách mạng ở các nơi đô thị cao nhưng trong thế kỷ 20, các cuộc cách mạng lại hay xảy ra ở các nước có trình độ phát triển thấp và thành thị không thực sự phát triển (Nga, Trung Quốc…).

Một vài yếu tố có thể xem xét (không biết QA đã đề cập chưa):

- Vai trò sự cạnh tranh của các trung tâm khác, không phải thủ đô (trung tâm chính trị)?. Rất có thể sự tập trung dân cư ở các thành thị khác sẽ khiến chế độ phải dân chủ và quản lý thể chế tốt hơn, do áp lực cạnh tranh từ các trung tâm khác. Ví dụ trường hợp TP HCM và HN. Gần đây đọc báo có thấy việc TP HCM đòi Trung ương phải để lại nhiều tiền hơn cho thành phố này (hiện nay tỷ lệ được giữ đâu như 17% ngân sách thành phố thu được). Ở đây, nếu đơn giản có thể coi trong trường hợp này TP HCM như là thủ đô nhưng nếu thế sẽ không phản ánh được sự cạnh tranh của các trung tâm quyền lực, và sự khác biệt giữa các chế độ đa trung tâm hay chỉ một trung tâm. Tớ nghĩ ảnh hưởng của việc tồn tại các trung tâm quyền lực khác ngoài thủ đô thường có tác dụng khiến các thể chế trở nên tốt hơn so với việc tập trung dân cư ở thủ đô, nơi nhà cầm quyền có thể dễ kiểm soát hơn, cho dù kiểm soát bằng thỏa hiệp hạn chế hay bằng “bàn tay sắt”. Một ví dụ khác, cách mạng “da cam” ở Ukraine xảy ra có phần rất lớn do sự đối kháng giữa hai trung tâm quyền lực ở miền Tây và miền Đông.

- Không rõ trong bài QA có control ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế tới chất lượng thể chế?

Trong phần kết luận, QA có mấy ý rất hay như việc các thể chế độc tài có khuynh hướng chuyển thủ đô tới các vùng thưa thớt dân cư. Đoạn này làm mình nhớ tới thời ông Lê Duẩn định chuyển đô tới Xuân Mai :D

7 comments:

  1. Kết luận cuối của bạn Quốc Anh (nick Tề Phi thì phải) thú vị ghê. Tỷ như chính quyền quân sự Myanmar vừa chuyển thủ đô khỏi Rangoon.

    Còn việc ông Lê Duẩn đã từng định chuyển thủ đô về Xuân Mai, Hà Tây cũng "hay" không kém, may mà Việt Nam vẫn còn nhiều người sáng suốt.

    ReplyDelete
  2. Em nghi hai diem tren cua anh Linh deu dang luu y ca. Nhung trong bai nay, em thay la anh QA chi tap trung vao giai thich tai sao mot so nuoc phi dan chu lai quan ly nen kinh te hieu qua hon nhung nuoc phi dan chu khac qua viec phan tich anh huong cua su tap trung dan cu o thanh thi.

    Muc dich cua paper ko phai la de danh gia viec dan so tap trung o do thi la tot hay xau, gay tac dung nguoc nhu the nao toi cac chinh sach, hay dua ra ket luan la dao chinh chi xay ra o nhung noi dong dan.

    Em chi moi doc luot qua paper, ko hieu policy implications la gi? Cac nuoc dang phat trien nen bo qua dan chu, ung ho mot dang, va day nhanh qua trinh do thi hoa?

    ReplyDelete
  3. @PA: Thực ra anh cũng chỉ đọc lướt thôi nên chắc nói cũng không chính xác. Mối quan hệ giữa cách mạng/đảo chính với tập trung dân cư cũng được QA nói tới trong bài. Từ mối quan hệ này mới có cái proposition là các chính quyền độc tài sẽ phải chú ý phát triển thể chế tốt hơn để làm giảm áp lực đảo chính/cách mạng.
    Policy implications có khá nhiều chứ. Trực tiếp thì cũng như QA nhắc tới trong bài, ví dụ khi viện trợ, một mục tiêu quan trọng của viện trợ là nâng cao năng lực thể chế nhưng cái gì quyết định năng lực thể chế thì lại rất khó biết. Một cái implication từ bài này là ở các thể chế này sự tập trung dân cư sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thể chế. Do đó, chẳng hạn nếu viện trợ nhằm mục tiêu nâng năng lực thể chế thì có thể quan tâm hơn tới các nước dân cư phân bố thưa thớt như Congo chẳng hạn. Còn có những implications khác trong việc giải thích hành vi của chính quyền các nước đang phát triển (ví dụ việc Miến Điện rời đô).

    ReplyDelete
  4. Nhan xet ve nghien cuu khoa hoc ma anh lai doc luot qua, doc chua het, va cung bo qua cac khia canh ky thuat vi khong hieu va khong doc het thi lam sao ma nhan xet chinh xac duoc???

    ReplyDelete
  5. thực ra thì cách đây vài năm cũng có nói tới chuyện chuyển hết những thành phần quan trọng về Xuân Mai, nếu em ko nhầm là năm 2020 thì phải, trong đó có các trường ĐH, bệnh viện và một số công trình công cộng quan trọng khác. Mới đây thì rục rịch nói là từ 2010 thì sẽ bắt đầu tiến hành. Thậm chí, em đã được nhìn cái bản đồ quy hoạch Xuân Mai rồi. Hic, giờ mà chuyển về XM thì tốt quá, mình bán tí đất kiếm tiền mua xe :-(

    ReplyDelete
  6. Tôi cho là sự nghiên cưú đây mới chỉ là phác thảo 1 tiêu đề được đặt ra và biện luận<argument> cuả luận án TS, sao cho có tính cách nghiên cưú- Nếu đem ra bàn luận xa hơn để vào thực tế thì cả là tai hoạ cho những người nghèo ít học,nông dân...nếu là ở VN.

    ReplyDelete
  7. Em hơi tò mò 1 chút.

    Đọc qua phần đầu paper của bác Quốc Anh, thấy bác chia các nước thành 2 nhóm dân chủ và không dân chủ (non-democratics) theo cutoff point tại điểm 5 theo polity score from the POLITY IV dataset (2004). Hiển nhiên là Việt Nam nằm ở nhóm dưới 5 cùng với nhiều nước như Trung Quốc, Lào, Myanmar hay Arab Saudi. Em không có cái dataset nên không biết Việt Nam được chấm bao nhiêu điểm? Hy vọng là trên điểm liệt (3)

    Số liệu về tập trung dân cư sử dụng trong nghiên cứu cũng có hạn chế, đúng như bác QA đã chỉ ra. Hơi vô lý là dân số chính thức của Hà Nội bác tính là ít hơn 1% của Việt Nam (tức là ít hơn 840,000). Theo website của Tổng cục Thống kê, dân số 2005 của Hà Nội đã là hơn 3 triệu người rồi.

    Em cũng hơi tò mò về policy implication cho Việt Nam, nơi mà tập trung dân cư ở thủ đô là thấp hơn nhiều nước khác (dù có tính dân số Hà Nội là 3 triệu). Thủ đô Hà Nội và vùng phụ cận có population concentration là quá thấp so với ngay các nước trong khu vực với Jakarta hay Metro Manila. Tỷ lệ dân số đô thị của Việt Nam còn quá thấp (25%) trong khi của Indonesia và Philippines lần lượt là 41% và 61%. Như vậy có thể suy ra Việt Nam quản trị quốc gia kém hơn các nước kia...

    ReplyDelete