Tuesday, November 6, 2007

Đọc blog (và báo): November 06, 2007

Bác Nghe chửa bàn về tính nhân văn của blog, thú tính của forum, Khổng Minh (suýt) cưỡng gian Vương Lãng ở đây, và về Thai Thị được tôn làm thành hoàng làng Cổ Nhuế ở đây.

Bác bulldog bàn về dương cầm, rương cầm, hồ cầm, cello….

Bác Osin kêu gọi báo chí và chính quyền hãy nói cho dân rõ dịch “tiêu chảy cấp” hiện nay chính là dịch tả. Thêm thông tin trên blog bác Lai Thái Dương.

Theo TS Nguyễn Đức An trên tờ Tuần Việt Nam (tờ này có thể tạm coi là khá khẩm nhất trong các báo của Vietnamnet) thì “Năm 2005, 75% trong số hơn 13000 nhà báo được cấp thẻ ở ta chưa qua một lớp báo chí nào.”Có lẽ trong tất cả các ngành nghề ở Việt Nam thì tỷ lệ thiếu đào tạo của nhà báo là cao nhất rồi, có thể còn cao hơn nghề thu nhặt phế liệu (nghề này còn có làng nghề). Trách gì nhiều nhà báo và tờ báo không thể hiểu gì về tính chuyên nghiệp cũng như đạo đức báo chí.

Tuần Việt Nam cũng đăng bài Rút tít giật gân: Câu khách hay lừa độc giả? , với các ví dụ từ Vnexpress, Sài Gòn Tiếp Thị… nhưng không nhắc tới tờ báo rút tít giật gân một cách “lừa độc giả” nhất lại chính là Vietimes-người anh em cùng chung bầu vú với Tuần Việt Nam. Điển hình gần nhất là bài L’Espace - Gặp gỡ là chính, nghệ thuật là phụ.

Nguyễn Trung bàn về nguồn nhân lực cho phát triển ở Việt Nam trên Tia Sáng.

19 comments:

  1. Trích: thì “Năm 2005, 75% trong số hơn 13000 nhà báo được cấp thẻ ở ta chưa qua một lớp báo chí nào."

    Trường hợp VieTimes là 1 ví dụ xuất sắc cho sự vô học và suy đồi về văn hóa - chuyên môn lẫn đạo đức làm nghề. Tờ này còn nên học thêm về marketing cùng những thứ liên quan đến nó như positioning, slogan, target audience..., dù xét về mặt thương mại (ăn khách)thì VietTimes khá thành công. Nhưng ở VN, những thứ càng quái đản và càng kém chuyên nghiệp lại càng dễ thu hút sự chú ý.Thị trường lớn ở VN hầu như không hề có tiêu chuẩn nào trong sự thẩm định. Bởi vì những gì thuộc về tiêu chuẩn - chuẩn mực và cách hành xử minh bạch đã không hề được dạy trong nhà trường hay trường đời.

    Một vấn đề rất nặng và lố bịch mà VieTimes đang mắc phải NOW chính là sự "confused" của nhãn hàng. Muốn định vị mình là tờ báo giành cho giới elite/trí thức/trí tuệ mà cách hành xử, nói năng hoàn toàn phản tri thức, điển hình là bài phỏng vấn ông V.T.Nhàn: người trí thức không bao giờ có kiểu nói năng hồ đồ, thiên lệch, quy chụp và phi logic như vậy, chưa kể đến các nguyên tắc về phỏng vấn đều bị vi phạm.

    Hèn chi không hề ngạc nhiên khi mà người lèo lái của nó là 1 nhà thơ. Nhà thơ đi làm báo, luôn tự nghĩ mình là tinh hoa trí thức- lại còn ôm mộng kinh doanh báo chí - thì nó mới ra những thứ lố lặng, bỉ ổi và chà đạp trơ trẽn lên nghề báo đến vậy.

    Tự nghĩ, không biết giới "elite" ở VN là những người nào? Mặt mũi họ trông ra sao? Elite và trí thức nó có khác nhau hay không? Thực ra, ở VN, trí hức thường nghèo, mà "elite" nó dính dáng tới một cái gì đó "thượng lưu".

    Báo chí - một công cụ tuyên truyền lợi hại trong một xã hội mà người dân còn ít có cơ hội hiểu biết về tuyên truyền và bị tuyên truyền, lại được đặt trong tay 1 đám đông những kẻ vô học, thiếu đạo đức, nịnh bợ đê hèn hay ôm mộng làm giàu bằng mọi giá..., thì không trách gì xã hội ngày càng nhiều thêm các tệ nạn.

    ReplyDelete
  2. Bạn Linh không rút tít giật gân, nhưng không kiểm định tới cùng nguồn gốc thông tin - cũng là mắc lỗi về báo chí :-)

    ReplyDelete
  3. Tuần Việt Nam cũng đăng bài Rút tít giật gân: Câu khách hay lừa độc giả? , với các ví dụ từ Vnexpress, Sài Gòn Tiếp Thị… nhưng không nhắc tới tờ báo rút tít giật gân một cách “lừa độc giả” nhất lại chính là Vietimes-người anh em cùng chung bầu vú với Tuần Việt Nam. --> bạn Linh trích dẫn kiểu này làm tui nghĩ là báo SGTT cũng chơi màn rút tít giật gân, nhưng thật ra đọc bài mới thấy là SGTT đăng bài rùi bị báo khác copy về rút tít giật gân... hehehe, bạn Linh cũng rút tít giật gân quá nhé!

    ReplyDelete
  4. Trong tuong lai hoi xa xa thuc ra em van muon ve Viet Nam ma doc nhung bai ve dich ta?, ket xe roi trieu cuong no kia thay so qua, chi muon di luon. Nuoc minh giau len nhung cung cang ngay cang giong bai rac ve nhieu mat :(

    ReplyDelete
  5. Ơ hay, tớ viết blog chứ có viết báo đâu mà mắc lỗi báo chí?. Còn về tiêu đề bài trên SGTT và đăng lại trên các báo khác với tiêu đề giật gân hơn, tớ thấy thực ra tiêu đề được đặt lại không có vấn đề gì, tuy câu khách nhưng không đánh lừa bạn đọc, trong khi cái tiêu đề trên SGTT thì ngô nghê và dài quá thể. Một bài báo hoàn toàn có quyền được đặt các tiêu đề câu khách, khơi gợi sự chú ý của người đọc, nhất là khi nội dung của nó là lá cải, là tin đời tư sao này sao nọ…Cái đáng sợ là sự chụp mũ từ tiêu đề, bóp méo thông tin, đánh lừa người đọc, ví dụ như bài của Vietimes phỏng vấn giám đốc L’Espace kia, hoàn toàn là sự chụp mũ, bóp méo nội dung và thuần cảm tính trong đánh giá.

    @hoaianh: Ừ, công nhận sợ :(.

    ReplyDelete
  6. Co bác nào giới thiệu cho e biết tại sao ông chủ của VN Quốc tự lại lắm tiền thế không ạ, e ở HN nên không biết rõ lắm. Thanks

    ReplyDelete
  7. Blog bạn đang xuất hiện trên vn.yahoo.com

    ReplyDelete
  8. "Khổng Minh (suýt) cưỡng gian Vương Lãng ở đây"... cũng hơi giật gân đấy, là một cách của các báo thôi mà, tôi nghĩ "giật gân" cũng tốt thôi, miễn đừng bóp méo vấn đề

    ReplyDelete
  9. "ở Việt Nam thì tỷ lệ thiếu đào tạo của nhà báo là cao nhất rồi, có thể còn cao hơn nghề thu nhặt phế liệu (nghề này còn có làng nghề). Trách gì nhiều nhà báo và tờ báo không thể hiểu gì về tính chuyên nghiệp cũng như đạo đức báo chí."

    Không phải cứ tốt nghiệp trường báo chí thì mới chuyên nghiệp và có đạo đức báo chí. Rất nhiều nhà báo được đào tạo hẳn hoi nhưng tuyền làm báo cách vô đạo đức. Còn những người khai sinh ra làng báo Việt Nam có ai được đào tạo về nghiệp vụ như bây giờ???

    ReplyDelete
  10. VN hiện nay không hiểu là đất nước của cái gì, văn hoá bị coi rẻ quá đáng. Gần đây em mới biết là có một đống kứt to như thế này (chắc nhất thế giới): http://www9.ttvnol.com/forum/KienTruc/983746.ttvn
    Nó đang được xây, có phép, được bỏ vốn đầu tư và có khá nhiều người cho nó là hay, là đáng nhân rộng . Về hình thức nó không hẳn là xấu nhưng nó đúng là một vụ cưỡng dâm văn hoá .

    ReplyDelete
  11. Bạn YoutaM thử phân tích xem Đại Nam Quốc Tự "cưỡng dâm văn hóa" thế nào ? ;-)

    ReplyDelete
  12. Ối chà thứ nhứt là cái kiến trúc đó không phải là cua VN, kiến trúc cổ VN và TQ cũng khá giống nhau nhưng không khó phân biệt, ngoài ra thì bản thân cái nhà đấy nó rất thừa thãi chi tiết, đúng kiểu hổ lốn, Tàu một tí, Nhật một tí y như nhà phố HN một thời (và cả bây giờ), mấy cái kiểu đình chùa thế này đã có nhiều rôi, VD như cái thiền viện ở Đà Lạt, cái chùa Huyền Không gì đó ở Huế, bà con dân mình nhìn thấy đẹp chứ nói chung là có nghề một tí thì thấy xốn mắt lắm . Thứ hai là thờ cúng thì phải tôn nghiêm, chả có nơi tôn nghiêm nào trên TG này có kiêm dịch vụ ăn uống và nhà nghỉ . Sơ sơ vậy .

    ReplyDelete
  13. Cái này thì cũng chỉ đành chép miệng thế thôi, họ có tiền làm, họ thích họ làm, họ làm ăn được thì họ làm , không phạm luật thì cấm sao được. Chỉ tiếc nếu họ có văn hoá hơn, có thẩm mỹ một chút. Nói chung là dù nó được đầu tư ngàn tỷ, trang hoàng lộng lẫy thì vẫn cứ nhà quê.

    ReplyDelete
  14. Troi oi lai them tin vo chong chu quan hanh ha nguoi lam suot 10 nam nua, giua HN ma con nhu the lam cho em co cam giac xa hoi rat la loan :(.

    ReplyDelete
  15. Cảm ơn Bác Uyên Vũ đã cho biết thông tin. Hic khổ thân công nhân của ông Dũng Chùa ,có lẽ chỉ biết an ủi họ rằng tiền công bị ăn bớt của họ được dùng để xây chùa rồi,phải đợi lộc thánh thôi. "Cứu một mạng người bằng xây 7 ngôi chùa" ông Dũng ơi.

    ReplyDelete
  16. YoutaM: Lày lày, bạn YoutaM đừng có mà cá trê nhà quê nhé. Chẳng phải văn hóa kiến trúc mấy ngàn năm lịch sử của dân Việt, bây giờ chỉ còn nhõn mấy cái đình, chùa, miếu mao tí hi tuổi đời không quá vài trăm năm lại hay sao? Thế mà những thứ hoành tráng, lộng lẫy sau này đã được thế chưa? hehe

    ReplyDelete
  17. Theo TS Nguyễn Đức An trên tờ Tuần Việt Nam (tờ này có thể tạm coi là khá khẩm nhất trong các báo của Vietnamnet) thì “Năm 2005, 75% trong số hơn 13000 nhà báo được cấp thẻ ở ta chưa qua một lớp báo chí nào.”Có lẽ trong tất cả các ngành nghề ở Việt Nam thì tỷ lệ thiếu đào tạo của nhà báo là cao nhất rồi, có thể còn cao hơn nghề thu nhặt phế liệu (nghề này còn có làng nghề). Trách gì nhiều nhà báo và tờ báo không thể hiểu gì về tính chuyên nghiệp cũng như đạo đức báo chí.

    Theo tôi biết thì nhiều nhà báo kha khá từng tuyên bố: những người làm báo thành danh nhất ở Việt Nam hiện nay đều không xuất thân từ trường báo chí. Nói vậy có thể hiểu rằng, cóc cần học "một lớp báo chí nào", vẫn có thể làm báo ngon ở Việt Nam.

    ReplyDelete
  18. @Chu cuoi, điều đặc biệt của "chùa" (5.000m2) này là trong chính điện có 3 pho tượng bằng vàng: Phật Thích Ca, Hùng Vương, Hồ Chí Minh. Ngày khai trương "chùa" có gần 1.000 sư sãi quốc doanh đến tụng kinh, xunh quanh "chùa" là những hàng cây mà chỉ có ủy viên bộ chính trị mới được hân hạnh trồng (ủy viên ban chấp hành TW chưa đủ chuẩn). Ông chủ của nó Dũng Lò Vôi tức Huỳnh Phi Dũng, đại biểu QH và ông chủ của Thalexim, Cty Việt Lập (nơi mà công nhân mới đình công dài ngày vì mức lương chết đói). Để bà con thấy được sự xa hoa cực độ của Dũng Lò Vôi. Thông tin về ngôi chùa và dự án xây dựng này mời các bạn tham khảo qua các link sau
    Về Dũng lò vôi và ngôi "chùa" thì mời xem ở đây:

    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2001/11/3B9B6D82/
    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh%2Ddoanh/2001/03/3B9AED8D/
    http://www.vir.com.vn/Client/Dautu/dautu.asp?CatID=8&DocID=8642
    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2001/11/3B9B6E80/

    Về ngôi chùa

    http://www.danviet.com.au/news/wmview.php?ArtID=1264
    http://www.danviet.com.au/news/wmview.php?ArtID=1282
    Đề nghị pà con góp ý cho anh Dũng Lò Vôi nhé.

    ReplyDelete
  19. Đồng ý với Uyên Vũ và Mitdac. Đạo đức và trình độ của nhà báo hầu như chẳng liên quan gì đến việc có được đào tạo trường báo hay ko.

    Đạo đức thì phần nhiều phụ thuộc vào bản thân. Còn nghiệp vụ thì, đào tạo báo chí ở VN nói chung là rất chán. Nhưng, dù sao, đạo đức và nghiệp vụ cũng ko phải là cái quan trọng nhất với 1 nhà báo.

    Nghe ngược đời và hơi cực đoan, nhưng ở VN, có lẽ chính vì có nhiều nhà báo xuất thân từ các trường báo chí quá, nên mới ra đời nhiều tác phẩm báo chí chán đời :-)

    Bởi vì, học báo là "chẳng có cơ hội học 1 kiến thức cụ thể nào cả" (ví dụ CNTT, Luật, Kinh tế, Văn hoá...) nên khi viết về các mảng này, đa phần là cảm tính...

    Chính ra, ở VN, học 1 ngành khác, để có kiến thức trong 1 mảng cụ thể nào đấy, rồi làm báo, học + rèn nghiệp vụ qua thực tế c/v sẽ tốt hơn. Có lẽ vì thế mà đa phần nhà báo giỏi đều chẳng phải dân báo chí.

    ReplyDelete