Wednesday, November 7, 2007

Entry for November 07, 2007

Quả là bây giờ đọc báo có nhiều chuyện hay. Lại có cả hội thảo đủ ban ngành từ Văn phòng Chính phủ, Bộ Công An, Bộ Giáo Dục, các trường từ Đại học cho tới Tiểu học cho "Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo." Thậm chí còn định đưa vào giáo dục tiểu học, để các em thiếu nhi học cách chống tham nhũng!. Thôi, coi như là giao phó trách nhiệm chống tham nhũng cho các cháu, để mấy mươi năm nữa các cháu thấm nhuần rằng tham nhũng là xấu, chúng ta cần phải chống lại nó. Còn bây giờ, các bác sẽ chống tham nhũng bằng cách dạy cho các cháu rằng cần phải chống tham nhũng.

Ơ, nhưng việc gì phải chống tham nhũng nhỉ?. Hôm trước phóng viên Vietimes chẳng đã hùng hồn “vạch trần” việc bác Nhàn đã quá tin đài địch khi cho rằng tham nhũng ở Việt Nam hàng đầu thế giới (thực ra theo số liệu mới nhất cho 2007 thì cũng chưa phải đứng đầu, chỉ số tham nhũng xếp khoảng 123 trên tổng số gần 170 nước gì đó).

15 comments:

  1. Nếu học sinh Tiểu Học phải học thêm Luật Phòng Chống Tham Nhũng thì hóa ra lại phải học thêm 1 môn nữa à? Tưởng là đang giảm tải chương trình học cho học sinh cơ mà? Không biết ai được giao viết Giáo trình về Phòng Chống Tham Nhũng cho học sinh Tiểu học nhi?

    ReplyDelete
  2. Tội nghiệp mấy đứa nhỏ quá!

    ReplyDelete
  3. Hay là chúng ta nên mở 1 chiến dịch kêu gọi dụ dỗ các cháu bé thiếu nhi tìm hiểu internet rồi lên blog (sạch, cỡ blog của bạn Linh) để khám phá sự thật nhỉ - sự thật thích hơn chân lý chứ ?

    ReplyDelete
  4. anh siêng (và rảnh) thật đấy. đọc báo!!!

    ReplyDelete
  5. Không loại trừ khả năng chính các bác đang tham nhũng tiền hội thảo và tiến tới là quơ luôn tiền đề án (nếu được thông qua) :P

    ReplyDelete
  6. Thiết nghĩ cụm từ tham nhũng không còn đúng với hoàn cảnh xã hội hiện nay. Chúng ta nên tìm 1 cụm tử nào khách cho có vẽ bóng bẩy hoa mỹ hơn. Bởi vì nó tồn tại hơn 20 năm nay rồi, nó không ghê gớm như trong phim Con Bạch Tuột đâu, các bạn cứ lấy chuyện của Mai văn Dậu, PMU 18 và chủ tịch huyện Hốc Môn ra mà nghiên cứu bản chất của sự hình thành vấn đề tham nhũng, có phương tiện mới đạt được mục đích. Một sự việc xảy ra không phải 1 vài người đơn lẻ đâu, từ lớn tới bé có khi lên đến hàng trăm người chứ không phải chơi! Nhỏ ăn theo nhỏ lớn ăn theo lớn có người theo đóm ăn tàn nữa đúng không?

    ReplyDelete
  7. việc giáo dục về anti-corruption cho giới trẻ (em không chắc có tiểu học không) đã được một số nước châu Á khác dùng (đi kèm theo việc thành lập các trung tâm dạng Transparency, Integrity...)

    Thực ra Việt Nam làm việc này theo em là cũng hơi muộn, láng giềng Cambodia đã làm rồi. Điều quan trọng là cách thức làm sẽ thế nào, nếu tạm gác vấn đề môi trường niềm tin đang rất thấp. Chất lượng giáo dục của nhà mình thừa và thiếu đủ thứ. Có lẽ chỉ cần rà soát lại các môn Đạo đức, Giáo dục công dân để đưa các nội dung chủ đề xã hội vào là khá nhiều chỗ, không chỉ cho anti-corruption, mà còn nhiều thứ khác.

    Em lấy kinh nghiệm bản thân trong lĩnh vực giáo dục môi trường (GDMT) và trường học: VN vượt xa nhiều nước khác (thậm chí cả Singapore) trong việc có ngay chiến lược quốc gia về GDMT của Bộ Giáo dục đào tạo. Của đáng tội, chẳng có gì khả quan và thay đổi trong phương pháp, cách thức GDMT - nghe thấy là chán, không thu hút sự quan tâm, trong khi GDMT cần rất fun, educational, action-oriented!

    Nhìn theo chiều hướng tích cực, vậy là đã có chìa khoá mở đường - em dự kiến làm training về mảng này một năm nay - giờ có thể làm được rồi :P

    ReplyDelete
  8. @Vân Nguyệt:
    Anh thì không thấy việc giáo dục tham nhũng hay giáo dục môi trường là cần thiết với trẻ em. Ngay cả môn GDCD, theo anh cũng nên bỏ đi, chẳng có tác dụng gì. Việc Cambodia làm rồi cũng không nói được là Việt Nam có nên làm không. Tham nhũng ở Cambodia giờ có vẻ còn kinh hơn ở Việt Nam.
    Có nhiều cách để chống tham nhũng, nhưng việc giáo dục rằng nó xấu mà không giải quyết cơ chế để nảy sinh nó sẽ chỉ là hao tiền, tốn của và không có tác dụng gì, thậm chí còn có thể phản tác dụng vì gây ra sự hoài nghi, cynical của những người được giáo dục khi thấy khoảng cách quá xa giữa những gì họ được học và những gì thực tế diễn ra.
    Việc dạy đạo đức cho trẻ em là trách nhiệm cơ bản của gia đình chứ không phải nhà trường. Giao phó nó cho nhà trường là một gánh nặng không cần thiết, và là tàn dư của chế độ XHCN khi cho rằng nhà trường cần đào tạo ra các công dân, con người mới XHCN.

    ReplyDelete
  9. hehe, tui còn nhớ học đại học (ĐẠI HỌC nhé), thầy tui dạy về thuyết kinh tế của bác nào đó tên là Smith, xong rồi vẫn rao giảng 'Bọn tư bản bóc lột người lao động, trả tiền lương ko đủ sống, còn xã hội chủ nghĩa công bằng, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu'. Có đứa trong lớp bức xúc hỏi, sao lương tụi Mỹ cao thế, còn lương của VN thì không đủ sống, thầy bảo, đó là 'những viên kẹo đường', bọn tư bản trả tiền cao để mua chuộc người lao động, tạo điều kiện làm việc tốt để bóc lột sức lao động của người lao động, còn lương của VN là trả đúng sức lao động, người ta ko lao động nhiều thì không hưởng lương cao, vả lại trả thấp để họ phấn đấu...
    Mà thầy rất serious chứ chả phải hài hước mỉa mai...
    Bài học đó ghi vô đầu tui mãi mãi... kể từ ngày đó, tui tin rằng xã hội ta tươi đẹp và có sức mạnh biến một thầy giáo dạy đại học thành một chú hề một cách hoàn hảo.
    Giờ mà dạy chống tham nhũng cho bọn con nít, tụi nó sẽ sớm khám phá ra chân lý và sự thật về xã hội tươi đẹp thôi

    ReplyDelete
  10. Em không nghĩ việc giáo dục đạo đức cũng như ý thức môi trường chỉ là trách nhiệm của gia đình. Đào tạo toàn diện, trường học không phải chỉ chú trọng đến kiến thức mà còn đến nhân cách, các giá trị sống nữa. Thầy cô và môi trường học đường có khả năng ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách, nhất là đối với trẻ em (càng nhỏ sự ảnh hưởng của trường học càng lớn).

    Vấn đề là làm sao cho chương trình hấp dẫn, thiết thực hơn, thông qua nhiều hình thức, phương tiện, chứ không chỉ là những bài giảng GDCD khô cứng.

    ReplyDelete
  11. Àh, hiện nay các nước đang cố gắng đưa GD môi trường vào học đường. Em thấy đó là cần thiết và đúng đắn.

    ReplyDelete
  12. Vân Nguyệt và Oshin có thể nói cụ thể hơn về việc giáo dục môi trường và giáo dục chống tham nhũng ở các nước được đưa vào trường học như thế nào không? Hình như Vân Nguyệt cũng đang làm về cái này, nếu nói cụ thể các thông tin chính xác thì sẽ rất tốt.
    @Oshin: Ở đây anh không nói là nhà trường không có vai trò gì trong việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh, nhưng theo anh cần bỏ các môn dạy đạo đức và giáo dục công dân trong nhà trường Việt Nam đi. Các nước khác thì anh không rõ nhưng ở Mỹ thì như bạn phanxine cho biết, không có môn đạo đức hay GDCD được dạy trong nhà trường. Ở châu Âu thế nào thì anh không rõ.

    ReplyDelete
  13. @Vân Nguyệt: Việc thành lập các trung tâm kiểu Transparency hoàn toàn khác với việc đưa giáo dục chống tham nhũng vào nhà trường như một phần chương trình học bắt buộc cho học sinh. Nên nhớ các trung tâm này có tính chất NGO và chỉ hợp tác với các trường học quan tâm tới nó. Còn việc đưa vào trường đại học/ phổ thông ở Việt Nam sẽ là một trong hai hướng: hoặc thành lập môn học chuyên trách hoặc kết hợp trong các môn học có sẵn. Dù hướng này hướng kia thì việc này cũng làm xáo trộn chương trình học và kèm theo ngân sách rất lớn cho thay đổi giáo trình, đào tạo giáo viên…Hai việc này hoàn toàn khác nhau. Anh không biết là đã có nước nào, ngoài Việt Nam, đưa môn chống tham nhũng vào chương trình học bắt buộc chưa?
    @Oshin: Cũng tương tự, việc đưa giáo dục môi trường vào trường học ở một số nước, như anh hiểu là trên cơ sở kết hợp giữa các trung tâm, tổ chức về môi trường với các trường học như là các hoạt động ngoại khóa (học sinh sẽ được thăm quan, hướng dẫn giáo dục môi trường cũng tương tự như chúng được thăm quan vườn bách thú, hay đi picnic…). Việc đó hoàn toàn khác với đưa giáo dục môi trường vào như một môn học bắt buộc cho học sinh.
    Tuy nhiên, việc đưa giáo dục môi trường vào như một môn học trong trường phổ thông thì còn có thể hiểu được chứ đưa giáo dục chống tham nhũng thì hoàn toàn là một việc vô tích sự, chỉ tiêu tốn tiền nhà nước.

    ReplyDelete
  14. 1.

    Về cách thiết kế những gì để đưa vào hệ thống giáo dục: theo em được biết các giáo trình education ở những nước như Mỹ có rất nhiều phần linh hoạt để giáo viên thiết kế, đưa các nội dung mang tính địa phương, cập nhật với tình hình thực tế vào để học sinh không chỉ đảm bảo các nội dung khoa học cơ bản, mà còn cập nhập với các vấn đề mang tính thời cuộc. (Mỹ thậm chí còn bi chê là quá linh hoạt vì có rất nhiều giáo trình để lựa chọn). Trong khi cái này ở Việt Nam rất ít chỗ cho giáo viên thiết kế và đưa vào các nội dung khác bên cạnh khung bắt buộc của bộ GDĐT. Đơn giản, thử tượng tưởng việc cần thiết và hữu ích khi những học sinh ở vùng hay bị lũ lụt nên học về vệ sinh, nước sạch, cách phòng chống lũ lụt; thanh thiếu niên ở đô thị học về an toàn giao thông; ở vùng rừng núi thì học về giá trị việc bảo tồn rừng; hay với văn hoá phong bì thì đưa ra giáo dục chống tham nhũng... Ít nhất cần có chỗ trong thiết kế của hệ thống giáo dục cho những mảng giáo dục mang tính giá trị và xã hội, và thường xuyên được cập nhật!

    2.
    Những môn đạo đức, giáo dục công dân - có lẽ do cách dùng từ và phương pháp, nội dung giảng dạy từ trước đến nay quá khô cứng và mang tính "bảo ban" "khuyên răn"... nên khi nghe nói là đưa vào giáo dục, mọi người không thấy thuyết phục và nhìn rõ việc "quá tải". Vấn đề chủ yếu là phương pháp (tài liệu giáo dục môi trường, an toàn giao thông em sưu tập rất fun, interative, team work and team learn... làm được với đủ đối tượng từ trẻ em đến người lớn). Động đến phương pháp thì anh cứ suy ra từ hiệu quả truyền tải các môn lịch sử, địa lý...

    3.
    Nói về giáo dục, em thấy mọi người đang hiểu theo nghĩa "bảng-phấn" "bài giảng". Có nhiều hình thức: formal, informal, non-formal - ví dụ anh nêu về ngoại khoá có thể nói là informal, hay các kênh về giáo dục ngoài trường học (non-formal).

    Việc đưa giáo dục về môi trường, tham nhũng, nước sach, an toàn giao thông... có rất nhiều cách phối kết hợp giữa 3 hình thức trên - và không phải lúc nào cũng có nghĩa là tạo ra một môn học riêng biệt, hay dựa vào hình thức hoạt động ngoại khoá, đoàn thể (tính chất bắt buộc ở đây cũng có thể hiểu là: ngoại khoá, sinh hoạt chuyên đề của Đoàn, Đội)... Hiệu quả của mỗi hình thức đều đang rất poor ở VN. Cho đến giờ, thì kiểu "integrate" vào các môn học sẵn có (toán, lý, văn, sử địa...) và các chương trình, hình thức giáo dục khác là tối ưu nhất (trong điều kiên đã có phương pháp, độ linh hoạt, sự sẵn sàng của nhà trường...)

    ReplyDelete
  15. 4
    Về tư liệu: Anh google: environmental education, anti-corruption eudcation (in schools) sẽ thấy khá nhiều. Riêng về mảng anti-corruption, em thấy có các nước: Bulgaria, Nigeria, the Republic of Lithuania... đề cập về đưa GD này vào trường học. Trang Web anti-corruption education của tổ chức Transparency cũng nêu khá nhiều ví dụ và hình thức giáo dục public, youth, students trong khu vực Asia-Pacific.

    Và GDMT hiện nay được chuyển sang Education for Sustainability, nghĩa là 3 mảng Kinh tế, Môi trường, Xã hội sẽ được đê cập tới, mà trong các vấn đề xã hội thì có vấn đề về governance, democracy, corruption!

    5.
    Cái quan trọng em muốn nói ở đây là VN đã có qui đinh để "cho phép" - sẽ tốn tiền của, thời gian, rồi một đống những tiêu cực liên quan. Nhưng khi có qui định, những tổ chức dân sự, giáo dục sẽ được cơ hội để đưa ra các phương pháp và nội dung bổ ích, hiệu quả. (Kinh nghiệm hồi làm GDMT vẫn sơ sờ, khi Bộ GD có chủ trương đưa GDMT vào trường học, tại thực tế cơ sở, các chương trình bọn em miệt mài thiết kế mới bắt đầu được ngó nghiêng tới)

    Cũng kinh nghiệm từ GDMT, ở các nước tư bản như Mỹ, Nhật, Australia... đều rất giàu kinh nghiệm và tài liệu về giáo dục đưa vào chính khoá và ngoại khoá. VN không kể các dự án nhỏ tại địa phương, thì UNDP đã đầu từ cho Bộ GDĐT một số tiền khá lớn để làm một dự án GDMT trong trường học. Nhưng kiểu tích hợp "integrate" rất lập lờ, có thể biến có thành không, nên khi thiết kế các chương trình địa phương, bọn em vẫn thích cách tạo ra một bộ môn riêng biệt hơn. Những giờ học riêng này được bố trí ngay trong một số Giáo dục công dân, tìm hiểu thiên nhiên, sinh hoạt đầu tuần/cuối tuần chẳng hạn.

    Nhưng kết hợp hay để riêng, chính khoá hay ngoại khoá, GD trong nhà trường hay ngoài nhà trường, quan trọng nhất vẫn là phương pháp. Và điều đó mới tạo ra sự mong muốn thay đổi hành vi, thái độ, hiểu biết sau một hoạt động/chương trình giáo dục.


    ReplyDelete