Bài này khá khó hiểu. Việc chọn dịch lại hay tái bản các bản dịch cũ là lựa chọn của các công ty sách/nhà xuất bản chứ sao lại bàn nên hay không nên. Ở nước ngoài, các tác phẩm kinh điển cũng thường có nhiều bản dịch. Ví dụ có không ít hơn 4-5 bản dịch tiếng Anh của các cuốn như Don Quixote, Chiến tranh và hòa bình, Tội ác và hình phạt…Tất nhiên về nguồn lực thì nguồn lực dịch thuật của Việt Nam không nhiều nhưng quyết định thế nào phải để các chủ thể kinh tế chịu trách nhiệm chứ, sao lại còn có kiến nghị có một cơ quan Nhà nước nào đứng ra làm việc đấy?. Như thế có khác gì thời kỳ kế hoạch hóa trước kia.
Đoạn kết này rất không rõ ràng, hoàn toàn không hiểu ý tác giả bài báo ra sao. Rút cục theo tác giả thì Hội Nhà văn có thể làm gì trong việc này: “làm việc đó” là việc gì, chịu không luận ra.
“Nhiều người dịch mong rằng cần có một tổ chức hưởng ngân sách của Nhà nước, như Hội Nhà văn chẳng hạn, có thể làm việc đó và tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền về việc đào tạo, đầu tư cho việc phát triển nền dịch thuật nước nhà một cách hệ thống hơn. Điều này lại cần đến sự liên kết của các nhà làm sách và xuất bản cùng những người dịch.”
Bác cũng viết "Tội ác và hình phạt" rồi nhỉ :))
ReplyDeleteĐúng vậy, nhiều bản dịch cùng một tác phẩm là điều nên làm. Một yếu tố nữa mà người viết bài chưa tính đến: tình trạng hai miền Bắc-Nam và phân chia ngôn ngữ khiến cho có một số trường hợp bản dịch được/bị làm lại.
Nhưng trường hợp thú vị nhất chắc là "Bà Bovary".
Theo quan sát của em, từ vài năm nay các bài viết trên báo Lao Động thường ngắn, hình như có 1 sự giới hạn số chữ nào đó trong 1 bài. Vì vậy hoặc là người viết phải tự cắt gọt, hoặc biên tập viên cắt gọt đi. Trong cả 2 trường hợp thì ý người viết đều không nói rõ ràng ra được (cái này là cảm nhận thôi, chẳng có chứng cớ gì cả, các bác ở báo LĐ có thể cho ý kiến chỉ đạo).
ReplyDeleteVề chuyện dịch lại thì em cho rằng rất cần phải dịch lại những tác phẩm quan trọng. 1 nhu cầu chính đáng của người đọc là muốn đọc sớm những tác phẩm đang là thời sự, đang được thế giới chú ý đến. Để cung cấp bản dịch kịp thời thì không trau chuốt được, nếu vào tay mấy bác việt dũng cao đăng thì ta sẽ có 1 bản dịch đượcc được, nhưng chưa toàn bích. Nếu vài tay những bác kém hơn thì sẽ có "thảm họa dịch thuật". Cho nên lâu lâu dịch lại, không bị sức ép thời gian, rõ ràng là cũng nên làm.
Những thông tin trong bài báo này toàn lấy từ blog Nhã Nam. Có nhiều khi cứ tưởng là thế mà nó không là thế. Hihi!
ReplyDeleteMà buồn cười nhất là, trong này có lộ ra tâm ý khá rõ, nhưng vẫn cứ hơi lúng túng.
Anyway, chuyện khác: Hè này hết lại có hè sau. Nếu xét trong đời người, thì em đang trong mùa hè, anh Linh cũng rứa. Chưa hết! :D
"Việc chọn dịch lại hay tái bản các bản dịch cũ là lựa chọn của các công ty sách/nhà xuất bản chứ sao lại bàn nên hay không nên."
ReplyDelete@Tán thành Linh, vấn đề chỉ là "lựa chọn" sao cho có được 1 bản dịch hay hơn mà thôi.
là tác giả bài viết này nên tôi xin phép được nói.
ReplyDeleteTôi bắt đầu bằng việc quan sát nhiều bản dịch lại những cuốn trước đây, và dù rất thích có sách, nhưng không biết bản dịch nào hay hơn. Vì những cuốn như Người tình đã đọc bản cũ, khi thấy cuốn mới, rất hào hứng. Một loạt cuốn khác cũng vậy. Muốn tìm hiểu. Bài viết đầu tiên chỉ là một bài phản ánh khá đơn giản về chuyện này. Sau đó, BT góp ý việc làm sâu hơn, thử đặt câu hỏi xem có cần thiết không hay chỉ là một cách chơi sách hơi phí trong lúc thị trừờng sách dịch của VN còn lõm bõm như hiện nay? Điều này tôi thấy là có lý. Tất nhiên, "Việc chọn dịch lại hay tái bản các bản dịch cũ là lựa chọn của các công ty sách/nhà xuất bản chứ sao lại bàn nên hay không nên." nhưng khi bạn đọc thèm sách dịch chết đi, thì giá như các nhà sách đầu tư dịch những cuốn mới chẳng phải là sẽ có ích hơn ư? (giá như - là từ tôi dùng chứ không phải mệnh đề: nên) Và những cuốn có bản dịch tốt rồi thì tái bản - như vậy sách cũng đến với bạn đọc nhanh hơn là chờ bản dịch mới chứ? tôi nghĩ mình phản ánh trước khi phán xét "nên hay không nên" ( dù là ý của biên tập thì nó cũng đã xh trên báo, ko nói lại)nhưng điều này lại gây ra tình trạng "lúng túng" của bài như có nhận xét.
@anh Dũng: cảm ơn anh. Vì hòan tòan chưa tính đến sự khác biệt Nam Bắc như anh nói. Nhưng chính điều anh nói cũng bộc lộ ra cái thiếu của những người làm chuyên môn dịch thuật: bạn đọc rất chờ một giới thiệu về các bản dịch.
@anh Linh: đoạn cuốilà lời của Đoàn Tử Huyến,BT cắt vì chắc ko muốn cho quá nhiều lời ĐTH nói.
@ Moony: "Những thông tin trong bài báo này toàn lấy từ blog Nhã Nam. Có nhiều khi cứ tưởng là thế mà nó không là thế. Hihi!
Mà buồn cười nhất là, trong này có lộ ra tâm ý khá rõ, nhưng vẫn cứ hơi lúng túng"
Tôi quan sát các nhà làm sách khác nhau và tất nhiên Tôi có đọc blog của Nhã Nam và có lấy thông tin về các cuốn dịch lại, chính từ đó tôi nhận thấy việc dịch lại một cách có hệ thồng ở NN và thiếu sót là hông tìm được việc "dịch lại một cách hệ thống" như thế ở những nhà khác. Điều này tôi cũng đã hỏi anh Cao Việt Dũng và được trả lời là có, như TT ĐT. Nhưngkhi đến Đông Tây, thì rõ ràng, việc dịch lại của Đ.T là do sở thích cá nhân, tôikhông nghĩ điều này đúng với NN và tôi phản ánh hai chiều như vậy. Nếu như điều này vi phạm bản quyền blog, xin được nhận lỗi. Tôi đã trao đổi qua email với anh Cao Việt Dũng trước khi viết bài.
Nếu tôi là một người có tâm ý thì chỉ có tâm ý với Sách mà thôi. Tôi không quan tâm đến nhà làm sách. Bạn có thể tin tôi là người luôn chờ đợi sách dịch của NN vì tôi yêu sách. Cách diễn đạt của bạn cho tôi hiểu "tâm ý" là "tà ý"- không rõ tâm ý này là đối với ai? Với Nhã Nam - một cái tên dửng dưng với tôi? với sách thì mới đúng là chuyện cười( có thể tôi đã "tà ý" với sách mộtlúc nào đó đôi khi, chẳng hạn tôi bỗng không chịu nổi việc đọc bất cứ cuốn gì cả:D). Tôi không nghĩ là bạn lại dễ dàng phán xét như vậy.
@Huy Bảo: bài viết này không nhờ cậu biên tập,có thể là một cái ngốc của tớ nhỉ? Nhưng cái ý của cậu cũng mờ " làm sao lựa chọn một bản dịch hay hơn" ai sẽ lựa chọn? Ai nói về việc lựa chọn? Từ cái ý này, nhắc đến đoạn cuối bài viết mà anh Linh nói là khó hiểu. Khi tớ hỏi về vấn đề làm thế nào bạn đọc biết để lựa chọn trong nhiều bản dịch, Đoàn TH có hi vọng về một ban nào đó của hội nhàvăn, thay vì mỗi năm tìm trao giải cho một cuốn nào đó, thì dành tiền đó, đầu tư cho những người dịch..v..v...Cái này khi nào cf nói sau nhé.
Cuối cùng,nói lại băn khoăn về việc dịch của NN nhé: một loạt các cuốn đã có bản dịch tốt, trong lúc này, nếu chỉ để sách đến tay bạn đọc sớm hơn, thì sao không tái bản ? Điều này là quyền của người làm sách. Nhưng nó chưa thể hiện một trách nhiệm tự nguyện với bạn đọc.
hiện tại tớ Nhìn thấy 2 bản dịch cuốn Kinh thánh của một người cùng lúc, chẳng biết nên mua cuốn nào ( không phải sách NN).
bài viết của tớ trên báo LĐ có lẽ đã -muốn là một trao đổi, một cách đưa ý kiến.
à, nói thêm
ReplyDelete- xin lỗi vì viết nhầm Moonie là Moony.
-Tôi chịu trách nhiệm về bài viết của mình và cảm ơn mọi người đã đọc.
-@Cavenui: "1 nhu cầu chính đáng của người đọc là muốn đọc sớm những tác phẩm đang là thời sự, đang được thế giới chú ý đến" - vấn đề không phải là những cuốn đang là thời sự, đang được chú ý đến mà là những cuốn đã được chú ý từ lâu rồi và là thời sự từ vài chục năm trước chẳng hạn. Nhã Nam đã luôn được bạn đọc chờ đợi update những cuốn đang thời sự, điều này có ai không biết đâu? Tớ chỉ nói những cuốn sách đã có bản dịch, và nhất là nhiều bản dịch rất gần đây ( như Bắt trẻ đồng xanh, lụa, ngừoi tình- và cũng được đánh giá tốt) mà thôi.
- Kinh thánh của một con người: bản dịch in trước đây của Thái Nguyễn Bạch Liên (trước đó đã in trong Tuyển tập Cao Hành Kiện dày cộp) là bản thiếu (dịch giả mất trước khi hoàn thành, có vẻ như vậy). Mới đây có một bản dịch mới tên là "Thánh kinh của một con người" của Hồ Quang Du hay Trương Quang Du (sorry tự dưng quên mất tên), lặp lại hiện tượng nhiều người dịch cùng một sách của Cao Hành Kiện. Tôi cũng mới mua về nên chưa biết được chất lượng. Có vẻ trong ba người dịch "Linh Sơn" thì Trần Đĩnh là ổn nhất. Lão thành Huy Bảo: xin cái confirm!
ReplyDelete- Tái bản bản dịch cũ: có đọc lại và tra cứu đối chiếu thì mới biết hầu hết (tôi không nói tất cả) các bản dịch từng có đều không chấp nhận được, nếu ngành dịch thuật hiện nay muốn bám chặt vào tiêu chí accuracy. Điều này nghe rất đáng buồn, nhưng tôi khẳng định là đúng vậy. Tái bản ngay và nguyên xi là một sự xúc phạm (hehe, trước hết là xúc phạm tác giả). Đó cũng là một phần trong những sai lầm về phán đoán gây ra bởi định kiến: đông đảo người ta vẫn nghĩ các bản dịch ngày xưa tốt, bây giờ dở. Tôi không nói là tình hình ngược hẳn lại, nhưng lời khẳng định trên không đúng.
- Thêm một lý do khiến đôi khi người ta tái bản các bản dịch: mua được bản quyền và xuất bản một cách chính thống. Làm như vậy đỡ áy náy lương tâm hơn và cũng đỡ lo... vào tù. Nhưng chuyện vi phạm bản quyền thì vẫn còn tàn tệ. "Thánh kinh của một con người" cũng là một trường hợp, nhưng tôi không muốn đi sâu.
- Hiện nay những người dịch cố gắng tập trung sức lực để dịch tác phẩm. Lý thuyết dịch thuật gần như để ngỏ. Tình hình đó chắc chắn còn phải kéo dài thêm một thời gian nữa. Còn những người thích tán hươu tán vượn thì cứ thoải mái thôi, khó có đủ thời gian để quan tâm lắm. Nhưng cứ nhớ một lời Eco từng nói: những người nói về dịch thuật mà chưa bao giờ trực tiếp làm dịch thuật toàn nói lăng nhăng. Cái này tôi cũng không biết đúng hay sai, nhưng chắc cũng không sai hoàn toàn.
Bác Cevenui cho em biết cao kiến thế nào là một bản dịch toàn bích với ạ.
ReplyDeleteXưa nay mình chỉ biết có dịch toàn văn, dịch toàn tập, nay có cái dịch toàn bích, khó hiểu quá.
ReplyDelete@ anh Dũng: theo e được biết, TT VH NN đang lên kế hoạch in một loạt các cuốn Sổ tay dịch thuật. Em không nói về dịch thuật vì ko là người dịch, em nói về sách thôi. Có thể là một va vấp của người đọc sách.
ReplyDeleteDịch toàn bích là hà hà..
ReplyDeleteNhư cô thư ký của em dịch cho em cái hợp đồng ngoại để em ký. Em dốt không biết ngoại ngữ nên phải nhờ nó dịch. Em dốt cả tiếng Việt nữa nhưng đọc vẫn hiểu nội dung bản hợp đồng ấy là gì. Mà lại là hiểu đúng, trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng không có tranh cãi giữa các bên về chuyện hiểu sai điều này khoản nọ. Phi vụ thành công, có tiền rủng rỉnh ra hiệu sách mua mấy cuốn sách văn học nước ngoài được dịch ra tiếng Việt để khi nào rỗi thì đọc chơi.
Dịch như thế em gọi là toàn bích.
Cũng có thể nếu hiểu thế là toàn bích thì nhiều bác dịch toàn bích rồi, em sai em sai, xin rút lại cái comment trước.
@xa(ha)ra: Bởi vì bạn nói tới The great Gatsby và The catcher in the rye. Tới Nhã Nam còn chưa biết có dịch lại hay không (nghĩa là chỉ đơn thuần xuất bản lại), bạn đã vội vàng đưa vào một bài viết nói về việc dịch lại sách. Tất nhiên không phải toàn bộ thông tin từ bài viết của bạn là từ blog Nhã Nam, nhưng rõ ràng là rất nhiều.
ReplyDeleteChữ tâm ý tôi dùng, đó là vì cảm nhận của tôi từ những câu bạn nói sau đây:
- "đã và đang vào cuộc với việc tổ chức dịch lại hàng loạt các cuốn nổi danh" -> nhận định này thật vội vàng. Nhã Nam có đang vào cuộc tổ chức dịch lại hay không chưa thể khẳng định khi chỉ hai cuốn Lụa và Người tình đã được phát hành.
- "...nhưng việc tổ chức dịch lại hàng loạt các tác phẩm hình như hơi thừa thãi khi có thể liên hệ dịch giả để tái bản. Hơn nữa, có là mạo hiểm khi đặt những cuốn đạt tầm kinh điển vào tay người dịch trẻ ?" -> cái này lặp lại ý đã nói của tôi, bạn có chắc rằng người ta không liên lạc, có liên lạc, sẽ liên lạc, chưa liên lạc không? Nếu có dịch lại, bạn có chắc rằng người dịch lại sẽ là người trẻ không?
Khi tôi nói tâm ý, tôi chỉ muốn nói rằng việc bạn đưa ra rất nhiều ví dụ từ trường hợp Nhã Nam với nhận định có phần hơi vội vàng của bạn, bạn có vẻ như muốn nói rằng: Nhã Nam đang hành động rất khờ.
Tất nhiên tôi cũng có tâm ý của mình khi... nói về Nhã Nam nhiều như vậy. Tôi không phải người phát ngôn của Nhã Nam nhưng tôi nghĩ rằng, trước khi blog (hay một người phát ngôn) của NN chính thức công bố về người dịch và bản dịch của một số cuốn bạn nhắc tới, bạn mới nên đưa ra kết luận của mình. Còn blog NN là nơi cung cấp thông tin công cộng, ai cũng có quyền sử dụng.
@Moonie:
ReplyDelete-Tôi nghĩ đây là chuyện chẳng có gì quá nghiêm trọng. Tôi nêu một ý kiến và mọi ngươì có ý kiến riêng. Tôi tôn trọng ý kiến của mình cũng như của ng khác.
-"Tới Nhã Nam còn chưa biết có dịch lại hay không (nghĩa là chỉ đơn thuần xuất bản lại), bạn đã vội vàng đưa vào một bài viết nói về việc dịch lại sách. Tất nhiên không phải toàn bộ thông tin từ bài viết của bạn là từ blog Nhã Nam, nhưng rõ ràng là rất nhiều" - bạn có thể đọclại mấy entry của Nhã Nam giới thiệu việc sẽ dịch lại mấy cuốn này. Việc người dịch trẻ, tôi đã hỏi thông tin,và tôi đã nói là tôi chịu trách nhiệm về những t.tin đó.Tù người dịch trẻ vô ngiã như từ nhà văn trẻ chẳng hạn CHỉ có người dịch hay và dịch tồi, hết ý 1.
"...nhưng việc tổ chức dịch lại hàng loạt các tác phẩm hình như hơi thừa thãi khi có thể liên hệ dịch giả để tái bản. Hơn nữa, có là mạo hiểm khi đặt những cuốn đạt tầm kinh điển vào tay người dịch trẻ - đoạn này và bài viết này tôi ko hề nói Nhã NAm như một đối tượng, chỉ nói như 1 tư liệu. Tâm bạn động quá chăng?
- Tôi nhắc lại là tôi ko coi Nhã Nam là đối tựong mà chỉ là tư liệu, nếu ko, tôi đã ko mất công đi hỏi các nhà làm sách khác. Nếu diễn đạt tiếng Việt của tôi qa tồi đến ko hiểu đựoc thì lại là chuyện khác:D. Tôi ko quan tâm đến Nhã Nam hay mục đích làm sách của các nhà, tôi nói một hiện tg và có thể chưa thuyết phục.
"Khi tôi nói tâm ý, tôi chỉ muốn nói rằng việc bạn đưa ra rất nhiều ví dụ từ trường hợp Nhã Nam với nhận định có phần hơi vội vàng của bạn, bạn có vẻ như muốn nói rằng: Nhã Nam đang hành động rất khờ. - Hurra, Nhã Nam làm vậy là khờ ư?-ý kiến riêng thôi nhé.
Tôi ngĩ là mình chỉ vội vàng khi comment lại mà thôi. VÀ một bài viết không có gì mà thành có vẻ nghiêm trọng thì vui cho tôi quá. Chưa bao giờ được viết comment nhiều và dài như vậy cả. xin hết ý kiến
@Nhị Linh: Bạn nói đúng, Linh Sơn do bác Trần Đĩnh dịch là ổn nhất so với hai bản dịch kia. Và có người (không phải tôi) còn biết tại sao một trong hai bản dịch kia rất không ổn.
ReplyDelete@Xa(ha)ra:Cái lựa chọn của tôi được đặt trong " " (ngoặc kép) mà.
Với tư cách là người viết những blog về The great Gatsby và The catcher in the rye, tôi không hề nói rằng những cuốn đó sẽ được dịch lại, vì tới lúc này, chúng tôi vẫn còn đang lựa chọn. Ngoài hai cuốn này, còn có nhiều cuốn khác như Things fall apart cũng từng được xuất bản. Và chúng tôi chưa hề công bố rằng sẽ có những người dịch lại các tác phẩm đó. Tôi chỉ viết: "Những thông tin cụ thể hơn về dịch giả sẽ được chúng tôi chuyển tới các bạn trong những entry sau" và "sẽ một lần nữa được giới thiệu với các bạn". Chỉ có thế thôi.:)
ReplyDeleteTrong phần trả lời câu hỏi của bạn, anh CVD nói rằng:
3. Trong số cộng tác viên dịch thuật của chúng tôi có nhiều người trẻ và rất trẻ. Kế hoạch xuất bản được quyết định với từng trường hợp, có khi được thông báo ngay khi có bản quyền, nhưng có lúc chỉ thông báo phát hành.
Tôi nghĩ rằng điều này không có ngụ ý: những người dịch các cuốn đã có người từng dịch chắc chắn là những người trẻ. Còn việc có dịch giả trẻ là tất nhiên, CVD cũng từng là một người trẻ đó thôi. Phải không anh Nhị?
Anyway, tôi đồng ý với bạn rằng bạn có quyền đưa ra ý kiến của bạn. Vậy thì tôi cũng chỉ đưa ra ý kiến của tôi về bài báo của bạn. Mà thôi, Xa(ha)ra, đây là blog của anh Linh.
Dù sao, tôi vốn luôn đọc những gì bạn viết và rất trân trọng :).
@Moonie: okie:)
ReplyDeleteVề Linh Sơn: Tớ chưa đọc bản dịch của Trần Đĩnh nhưng tớ thấy bản dịch của Hồ Quang Du rất ổn. Hơn nữa, nếu so sánh thì bản dịch này từ tiếng Trung, trong khi bản của Trần Đĩnh từ tiếng Pháp.
ReplyDelete@xa(ha)ra: Thì ra em là Nhã Thuyên hay viết phê bình à? Anh thỉnh thoảng cũng đọc phê bình của em, tuy không đọc kỹ vì em hay phê bình văn trẻ mà anh ít đọc văn trẻ nhưng thấy em viết rất kỹ lưỡng và nghiêm túc. Em làm ở báo Lao Động?
@Moony: "CVD cũng từng là một người trẻ đó thôi". Cũng từng à? Tức là hết trẻ rồi à?
@Nhị Linh: Tớ nghĩ “Tội ác và hình phạt” có sao đâu nhỉ. Chữ hình phạt cũng là danh từ mà. Nếu dịch “Tội ác và trừng phạt” thì mới là sai.
@ Linh: em có viết mấy bài thôi. Em đang thực tập tại báo LĐ.:)
ReplyDeleteDịch sách cũ cũng được, ai thích và có hứng thi cứ dịch, có gì phải kêu ca họ đâu?
ReplyDeleteNgay cả những cuốn dịch đưọc coi là kinh điển, dịch từ vài chục năm trước, thế nào cũng chịu nhiều ảnh hưởng của tình hình thời đó, ko bị cắt chỗ này chỗ nọ thì ít nhất cũng theo văn phong đương thời. Dịch lại cũng là một chuyện cần thiết.
Người xem thì có khả năng lựa chọn nhiều hơn (dĩ nhiên, cần chút "định hướng" ở đâu đó để đỡ bị... lừa khi mua sách :))
@Xa(ha)ra: Đang hăng tiết vịt, sao tự dưng lại hiền lành nhu mì(tôm) thế? Ôi!
ReplyDelete