Wednesday, November 28, 2007

Entry for November 28, 2007

Có tình huống này đăng lại trên blog Nhã Thuyên khá hay ho về việc PR sách trên báo chí ở Việt Nam (blog public nên mạn phép để link)

  1. Người phê bình đồng thời là cộng tác viên của công ty sách viết bài điểm sách và gửi đăng báo.
  2. Công ty sách sử dụng bài của cộng tác viên và gửi cho các báo dưới dạng Thông cáo báo chí, thực chất là bài PR cho sách.
  3. Các báo đăng bài này: Với những trường hợp cộng tác viên tên tuổi (như Nhật Chiêu, Phạm Xuân Nguyên?) thì họ có thể để nguyên tên người viết (không rõ trường hợp này thì người viết có được nhuận bút không). Với những trường hợp cộng tác viên ít tên tuổi thì biên tập viên báo (hoặc một ai đó) sẽ lấy tên mình (hoặc tên trời ơi đất hỡi nào đó) để đăng bài và lấy nhuận bút.
  4. Kết quả là có sự xung khắc khi một bài điểm sách được xào xáo và đăng ở các báo khác nhau với những tên tác giả khác nhau. Các biên tập viên văn hóa của các báo sẽ lấy được nhuận bút cho những bài người khác viết (ngoài ra còn có khoản nào từ các công ty sách chi cho hay không thì không rõ)?. Không có ranh giới để độc giả phân biệt giữa một bài điểm sách/phê bình thực sự và công tâm và một bài PR giới thiệu sách do công ty sách gửi cho các báo.
  5. Trong trường hợp cụ thể nêu trên blog Nhã Thuyên, vấn đề là ở chỗ sự chưa xác định rành mạch giữa một bài PR và một bài phê bình thực sự, cũng như về quyền sở hữu bài viết của cộng tác viên.

6 comments:

  1. Có mấy ý chính như sau:

    1. Thế nào là 1 bài phê bình thực sự? Ngoài những nhân vật được gọi là nhà phê bình văn học (chuyên nghiệp)như Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Thanh Sơn và vài nười nữa, ở VN hiện nay còn có thêm những ai?

    Về bài PR, có 2 dạng bài chính:
    - Editorial: bài nhập nhèm giữa giới thiệu - phê bình và quảng cáo, viết dưới dạng review với tone khá trung dung, đặt chen lẫn trong trang nội dung (Văn hóa nghệ thuật chẳng hạn). Thường thì bài này chỉ chạy duy nhất 1 lần trên 1 báo mục tiêu nào đó. Nếu chiến dịch PR cho 1 cuốn sách được tung ra, bài editorial thường chạy trước các loạt bài quảng cáo - nhằm đem lại hiệu quả cao và mạnh hơn về lòng tin.Trong case của Nhã Thuyên, nếu 1 bài editorial (do tác giả viết) đã in trên 1 báo, sau đó người khác đem đi xào lại (xào không khéo,lộ liễu, gần như là sao chép) thì không những bài gốc bị mất ép-phê mà người viết gốc cũng bị nghi ngờ là "làm ăn không trong sáng": làm PR thay vì viết giới thiệu - phê bình.Nói nôm na là "quảng cáo trá hình" - không khách quan đó.

    2. Bài advertorial hoặc News: Dạng bài quảng cáo chính danh. Dạng bài này hoặc được mua chỗ trên trang quảng cáo hoặc được các phóng viên cắt cúp trích đoạn từ 1 thông cáo báo chí do Nhà sách cung cấp. Do đó, cho phép nội dung các mẫu News (Điểm sách) này tương tự nhau.Dù sao, mục Điểm sách ở Vn thường có đất rất ít-nhỏ-chật hẹp, khoảng 300 chữ cho 1 cuốn sách, nên bài Review/Editorial vẫn là lý tưởng hơn cả.News chỉ ép phê trên diện rộng, còn review thì đi theo chiều sâu và tạo được dư luận/quan tâm/lòng tin.

    Lẽ ra BV phải hiểu điều đó để trân trọng (hehe) các bài viết editorial của CTV và tránh không cho tình trạng conflict trong channel xảy ra. Chạy được bài editorial trên báo không phải là chuyện dễ dàng, ngoài khả năng chuyên môn còn đòi hỏi các mối quan hệ sâu đậm.Nếu người viết bài editorial cũng là phóng viên hay biên tập viên của tờ báo, thì nhà sách thường bồi dưỡng thêm (tiền, quà tặng, voucher, vé xem phim v.v)cho người viết đó bên cạnh số tiền nhuận bút mà người viết được hưởng. Trong case này, người viết nhận được thù lao từ cả 2 đầu. Đó là "luật chơi", khá phổ biến chứ không fải là áp dụng lên tất cả, nhưng vì PR là 1 ngành có tính chất khá "tinh tế" nên cách vận hành cũng có nhiều nẻo đường uốn lượn uyển chuyển tinh vi hehe.

    Nếu bài Advertorial (Thông cáo báo chí) được đặt hàng cho 1 ai đó viết, thì người viết đó chỉ được nhận tiền thù lao 1 lần từ nhà sách/nhà phân phối/whatever, sau đó nhà sách có quyền chế biến, phân bổ TCBchí ra thành nhiều version khác nhau, tha hồ xào nấu và dội bom.Thường thì TCBChí không đề tên tác giả mà chỉ đề tên nhà sách hay Agency nhận trách nhiệm quảng bá sản phẩm đó.

    Trong trường hợp trên của Nhã Thuyên, tớ nghĩ là do cách làm việc chưa chuyên nghiệp, 2 bên chưa thống nhất rạch ròi về công việc/thù lao, và nhất là để cho lỗi conflict trong kênh thông tin xảy ra. Người thiệt thòi nhất trong vụ này là người viết gốc (tên tuổi bị lu mờ/nghi ngờ vềđộ trong sạch hay nói 1 cách văn hoa là "danh dự/danh giá" đó), chớ còn chuyện tiền bạc thì không đáng kể vì tớ thấy nhuận bút họ trả vậy là quá thấp so với giá thị trường :P



    ReplyDelete
  2. P.S: Nói thêm về vụ thông cáo báo chí (không để tên tác giả mà chỉ để tên Advertising Agency/NXB), khi hóa thân thành News/Điểm sách trên báo thì thường được ký tên là P.V (phóng viên) hay tên viết tắt của phóng viên/biên tập viên/whoever. Khi đã chạy bài editorial, mà đi xào nấu vụng về lại , lại ký 1 cái tên khác mới toe oanh liệt thì đúng là không giống con giáp nào :((

    ReplyDelete
  3. PS2: Khổ quá Linh ơi, làm gì có chuyện ranh giới hay công tâm - rành mạch trong chuyện phê bình/quảng bá PR sách giữa thời buổi đảo điên này. Ai dại gì mà phân định rõ cái ranh giới đó ra, vì PR nó ra đời cốt là để xoá nhòa/nhập nhèm đi cái ranh giới đó mà hehe. Nói vậy chứ PR cũng có beauty của nó lắm nếu làm chuyên nghiệp, trí tuệ và có ethic.

    Chẳng riêng gì sách báo văn chương xuất bản phê bình, nhìn quá mấy ngành khác cũng có gì là công tâm - rành mạch đâu hehe :D

    ReplyDelete
  4. Tôi luôn thấy ác cảm với người nhận tiền (không phải nhuận bút chính thức) viết phê bình thuê mà không cảnh báo cho người đọc biết (ví dụ cảnh báo, bài viết này được xyz tài trợ hay bài viết này thuộc chương trình abc). Không biết có phải là mình GATO không. Nhưng dù sao cũng ngưỡng mộ các bạn đọc sách, viết bài, lại được tiền. Tôi toàn phải bỏ tiền túi ra mua sách, và chắc chẳng bao giờ có ngày được tặng sách , đọc sách không mất tiền :-)

    ReplyDelete
  5. - Em là người chuyên gửi các thông cáo báo chí cho công ty (tất nhiên, thông cáo báo chí do nhiều người thực hiện, còn em gửi cho thống nhất về một kênh liên lạc). Thông cáo báo chí thường bao gồm thông tin về tác giả, sự ra đời của tác phẩm và những giải thưởng mà nó đã đạt được. Phần sau có tóm tắt và gạch đầu dòng những điểm nổi bật của tác phẩm. Tất nhiên, đi kèm theo đó là thông tin xuất bản như NXB, dịch giả.

    - Việc viết thông cáo báo chí nằm trong chiến dịch PR. Cũng như những bộ phim phải làm một cái Press kit cho báo chí khi nó công chiếu vậy thôi. Mục đích lớn nhất là cung cấp thông tin, tránh những câu hỏi thông thường, lặp lại. Khi gửi thông cáo báo chí đi, việc báo có sử dụng những thông tin đó hay không là tùy ở họ. Tất nhiên, họ cũng cần thông tin đó để làm phong phú cho báo và họ thường chỉ dùng cho việc đưa tin xuất bản, điểm sách và để bút danh của họ. Nếu họ có yêu cầu thông tin gì thêm, nếu được, bên công ty sẽ cung cấp.

    - Việc viết những bài phê bình riêng theo kiểu Nhã Thuyên là một cách khác hẳn. NN hiện không có CTV để viết bài, toàn bộ thông cáo và một số bài điểm sách là do nhân viên thực hiện, nhưng em nghĩ một khi Nhã Thuyên đã tách cái tên mình ra khỏi BV thì bên công ty phải có trách nhiệm tôn trọng bài viết của bạn ấy. Ngay cả khi nhân viên trong công ty viết bài, đăng tại một báo, thì không ai được phép lấy bài báo đó gửi tới nơi khác.
    Nhã Thuyên đòi hỏi đúng, chỉ thấy là Nhã Thuyên nóng giận hơi quá :).

    ReplyDelete
  6. :) Nhưng có người lại nói, có bài viết rất hay mà bạn vịt khen Nhã Thuyên là do chính tác giả sách hướng dẫn cho Nhã Thuyên viết. Chứ nàng viết cũng không được như thế đâu!

    ReplyDelete