Wednesday, November 7, 2007

Cách mạng tháng 10

img

(Petrograd, 4 July 1917. Street demonstration on Nevsky Prospekt just after troops of the Provisional Government have opened fire with machine guns- Source)

Ngày hôm nay là ngày kỷ niệm 90 năm một thí nghiệm xã hội có thể là vĩ đại nhất trong lịch sử loài người: thí nghiệm về một xã hội toàn trị ở mức độ cao nhất.

Chủ nghĩa cộng sản do một nhà lý luận thiên tài nhưng cũng nhiều lầm lẫn sáng tạo trong thế kỷ 19. Tới đầu thế kỷ 20, một nhà cách mạng thiên tài nhưng còn nhiều lỗi lầm hơn đã biến nó từ một lý thuyết kinh tế-xã hội học thành một thí nghiệm xã hội tại một quốc gia rộng lớn nhất thế giới. Hai mươi năm sau đó, đã có hơn 20 triệu người chết từ thí nghiệm xã hội này, chủ yếu do đói khát. Tiếp tục, hơn 30 năm sau nữa, thí nghiệm này được tiến hành ở quốc gia đông dân nhất thế giới và mang lại cái chết của từ 30 tới 50 triệu người chết, cũng đa phần là do đói khát. Cùng với vài chục triệu người chết đó còn là vài chục triệu người khác bị tù đày trong các trại Gulag hay lao cải. Những hậu quả đó là các “tai nạn” xuất phát từ sai lầm của các một số nhà độc tài?. Hay chúng là hệ quả tất yếu và logic dưới chế độ toàn trị, nơi tính mạng và quyền của cá nhân bị coi nhẹ nhất?. Liệu có thể lấy “tiến bộ” nào để biện minh cho sinh mạng hàng chục triệu người? Nhưng đó chưa phải là tất cả, tai họa chính của chủ nghĩa toàn trị là ở chỗ tiêu diệt, phủ định con người cá nhân, phi nhân cách hóa con người, nói cách khác là đi ngược lại, xóa bỏ những thành quả mà thời Khai sáng và chủ nghĩa nhân văn đã mang lại cho nhân loại. Khởi đầu từ những tư tưởng nhân văn, chủ nghĩa cộng sản rút cục trở nên phản- nhân văn. Orwell, Koehler, Kundera, Solzhenitsyn, Mạc Ngôn, Cao Hành Kiện... là những nhà văn đã phản ánh rất chính xác và mạnh mẽ tính phản-nhân văn này trong các xã hội toàn trị.

Chủ nghĩa cộng sản nói riêng và chủ nghĩa toàn trị nói chung chứa đựng quá nhiều mâu thuẫn. Nó cũng có những tố chất giống với một tôn giáo độc thần: nó hứa hẹn hạnh phúc tương lai thay cho hiện tại, nó đòi hỏi các con chiên phải nghe lời các vị giáo chủ/nhà tiên tri vĩ đại- những người đã có sẵn bản đồ đi tới tương lai, nó không dung thứ cho bất cứ niềm tin nào khác, sẵn sàng trừng trị thẳng tay những kẻ dị giáo, và luôn có nhu cầu cải đạo cho những người chưa phải là tín đồ. Tính quyết định luận và tiên tri lịch sử của chủ nghĩa toàn trị có lẽ là sai lầm tai hại nhất của nó, nhất là khi chủ nghĩa toàn trị được hiện thực hóa, đi vào đời sống dưới hình thức nhà nước toàn trị trong một xã hội toàn trị. Nhà nước toàn trị thực chất rất giống với nhà nước giáo trị (theocracy) trong đó tất cả các hoạt động vật chất- tinh thần của mọi cá nhân đều đi phải tuân thủ chặt chẽ giáo lý. Chủ nghĩa toàn trị cũng không có động lực để xã hội có thể phát triển một cách lành mạnh, nó thủ tiêu mọi động lực kinh tế. Con người lý tưởng trong xã hội toàn trị là một chiếc đinh ốc (ref Lôi Phong) không cần có suy nghĩ hay quan điểm riêng. Mô hình lý tưởng của nó là một đám đông mù mờ, lạc hậu (tín đồ) dắt tay nhau đi theo một nhóm nhỏ tinh túy dẫn đường (các giáo chức) và đứng đầu nhóm tinh túy đó là một vị lãnh tụ vĩ đại (giáo chủ), người có tầm nhìn thấu tỏ quá khứ, hiện tại, vị lai và không bao giờ mắc sai lầm.



img

Source

Trong khi ở nước Nga, ngày này chỉ được các lực lượng cánh tả cộng sản và thân cộng sản tưởng niệm và tôn vinh (một cách hơi ngượng ngập) để hoài nhớ về những ngày xưa cũ không bao giờ trở lại thì ở Việ

t Nam, có vẻ như ngày này đang được tổ chức rầm rộ một cách khó tin, như những gì được nhắc tới trên báo chí trong những ngày qua. Đó chẳng phải một sự nực cười hay sao?

Tôi luôn có cảm tình với nước Nga và nền văn hóa nước này, với cả con người Nga như những gì hiện ra trong văn học, phim ảnh nước Nga. Tôi cũng ưa thích lý thuyết và phương pháp luận Marxist, và cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều của nó. Nhưng tôi tự lấy làm may mắn là khi tôi bắt đầu lớn lên thì cái thí nghiệm vĩ đại (hay khủng khiếp?) được bắt đầu cách đây 90 năm- cái thí nghiệm mà hiện nay đang được kỷ niệm khá ồn ào- đã chấm dứt ở xứ sở của nó.

Đáng chú ý trong hàng loạt các bài kỷ niệm này- phần lớn là tự sự của giới văn nghệ sĩ/trí thức về nước Nga, người Nga, văn hóa Nga- là bài của GS. Phạm Vĩnh Cư, chuyên gia nghiên cứu văn học và triết học Nga đăng trên Tuần Việt Nam dưới ti
êu đề “Chúng ta đã thực sự hiểu nước Nga?”. Bài này thật ra được viết từ năm 1994, nhưng tới nay vẫn còn có giá trị. Xin trích một đoạn nói về tính chất phản văn hóa, phản trí thức của cách mạng Nga.

“Một đặc điểm đầy kịch tính của lịch sử Nga đó là một cuộc cách mạng, một cuộc đảo lộn xã hội triệt để nhất, khốc liệt nhất đã nổ ra ở đó đúng vào lúc nền văn hoá Nga đương phát triển rực rỡ và toàn diện, khi mà theo lời một nhà văn hoá Nga hiện đại, đất nước Nga đang nở những thiên tài.
Trong cuộc đấu tranh ấy, những người chiến thắng, trái ngược với những tuyên bố chính thức của họ, rất nhiều khi đã đưa vào lĩnh vực vắn hoá - lĩnh vực lưu giữ, phát tỏa ánh sáng vĩnh hằng của những mục tiêu cao nhất của nhân sinh - những quy luật, những phép ứng xử của cuộc chiến tranh giai cấp nhất thời.
"Ai không đi với chúng ta tức là người ấy chống lại chúng ta" - phương châm ấy được áp dụng với một sự nhất quán đáng sợ với những tinh hoa của dân tộc Nga và các dân tộc khác trong Liên Bang Xô Viết.

Nếu năm 1922, thời Lê-Nin, nhà đương cục đã trục xuất ra khỏi đất nước hơn 200 trí thức lớn, bất đồng chính kiến - chính những người này về sau đã tạo nên vinh quang cho nền văn học, triết học, khoa học nhân văn Nga thế kỷ XX ở Châu Âu và Châu Mỹ - thì đến thời Xtalin hàng ngàn trí thức như thế đã bị vùi dập, đọa đầy, giam hãm và thủ tiêu, trong đó có không ít văn nghệ sĩ và nhà khoa học đại tài. “



img
(Red Army- Source)

PS: Bài này không hoanh nghênh các comment có tính cực đoan, dù hướng này hay hướng khác.


50 comments:

  1. Bổ sung thêm một đoạn/câu của One Man's Bible của Cao Hành Kiện (copy từ link của bạn Linh):

    " - không còn phải sống dưới bóng hình kẻ khác, cũng không còn phải coi bóng hình kẻ khác là kẻ thù tưởng tượng, chỉ giản dị bước ra khỏi những bóng hình của chúng và chấm dứt những chuyệ.n vớ vẩn vô nghĩa và những huyễn tưởng".


    ReplyDelete
  2. Tư tưởng CNXH đó có thể vĩ đại và công bằng xã hội về mặt lý thuyết, còn việc thực hiện và sửa chữa những hậu quả của nó lại là một chuyện khác.

    Trích: ".Tư tưởng xã hội chủ nghĩa không có lỗi. "Hòa bình cho các dân tộc", "Ruộng đất cho nông dân", "Bánh mì cho người đói", "Tự do cho người nô lệ"... Ai có thể nói tự thân những khẩu hiệu phản ánh nhu cầu của đại đa số quần chúng này lại không đúng hay thiếu đạo lý? Năng lượng tích cực đó của Cách mạng Tháng Mười phải được tách khỏi những tội lỗi tiếp theo đó của chế độ."

    Tại sao lại có câu "Tư tưởng XHCN không có lỗi"? Câu này có vẻ như xuất phát từ một nỗi băn khoăn "có lỗi" nào đó. Cũng như khi nói "TV is good" thì người đọc tự nhiên giật mình: "When has TV been bad?". Và tại sao lại tách rời "năng lượng tích cực của CMT10" khỏi những "tội lỗi tiếp theo đó của chế độ?". Liệu có thể tách rời ra như vậy khi mà lý thuyết XHCN đã ảnh hưởng nặng nề đến cuộc đời của hàng triệu con người?

    Bài viết trên có ý gì - là chúng ta nên THỪA HƯỞNG những giá trị cao quý của tư tưởng XHCN bằng "cuộc chiến kiên trì và liên tục cho việc giải quyết những vấn đề hôm nay trong tinh thần công bằng xã hội"? Như đã nói, tính chất cao quý về mặt tư tưỏng/lý thuyết của CNXH thì không ai bàn cãi hay cho là nó "có lỗi", vấn đề là hậu quả của cuộc thí nghiệm lên hàng chục triệu con người nơi mà lý thuyết đó được áp dụng vào. Tại sao cứ phải dựa vào sự kế thừa những tư tưởng - tinh thần trong khi thực tế VN đang đặt ra những câu hỏi bức thiết cần được trả lời và giải quyết bằng cũng chính tinh thần đó?

    Xin lỗi, tôi không có ý nói với Oshin, tôi chỉ bàn về bài báo đó với tư cách là 1 người đọc bình thường.

    ReplyDelete
  3. Tôi thấy rằng nếu nhìn toàn bộ lịch sử nước Nga thì thời kỳ Soviet lại là thời kỳ huy hoàng nhất về vị thế chính trị, về kinh tế, về khoa học. Chưa bao giờ nước Nga được coi là cường quốc số 1, số 2 trên thế giới như thời kỳ Soviet. Nếu nhìn lại lịch sử nước Nga thời kỳ 1905-1917 sẽ hiểu hơn tại sao Cách mạng tháng 10 lại xảy ra, như một tất yếu của lịch sử ["tất yếu" có thể là một từ lạm dụng, nhưng thật khó hình dung tình thế nước Nga có thể tốt hơn nếu không có Cách mạng tháng 10, và Cách mạng tháng 10 đã thay đổi cơ bản một nước Nga nghèo nàn lạc hậu thành một siêu cường trên thế giới (luận điểm nổi tiếng của Lenin là cách mạng xảy ra ở nơi phát triển yếu nhất của CNTB)] Cách mạng tháng 10 đã tạo ra một loại người, homo sovieticus, và tôi luôn cảm thấy cực kỳ khó khăn khi đánh giá họ. Tất nhiên thời kỳ Soviet có những sai lầm nhất định về văn hóa và quyền con người. Bài viết của Phạm Vĩnh Cư có nhắc đến Tarkovsky và Tsvetaeva mà tôi muốn nhắc qua ở đây. Tài năng điện ảnh của Tarkovsky rực rỡ lại ở chính trong thời kỳ ông làm việc ở nước Nga Soviet. Tsvetaeva lưu vong ở Pháp trong suốt một thời gian dài, và chính tự bản thân bà quay về nước Nga Soviet thời kỳ Stalin.

    ReplyDelete
  4. Năm 1917 thì tôi không biết có chỉ số GDP chưa để mà so sánh. Nhưng trước đấy nước Nga bại trận trong cuộc chiến tranh với Nhật. Lúc đó nước Nga được coi là nước phát triển yếu nhất, do đó Lenin mới đưa ra luận điểm về cách mạng (khác với Marx) để thuyết phục các nhà cách mạng Nga lúc bấy giờ. Khẩu hiệu "bánh mì cho người đói" của Bolshevik đã được dân chúng hưởng ứng và nghe theo.
    Ngay bây giờ nước Nga không còn vị thế siêu cường như thời Soviet nữa.

    ReplyDelete
  5. So sánh khoa học Nga và khoa học Soviet thì thấy ngay thời kỳ Soviet là thời kỳ Nga có nhiều nhà khoa học xuất chúng. Trước Cách mạng, người ta chỉ biết tới Meldeleev, hay Lomonosov, Lobachevsky. Sau Cách mạng hàng loạt nhà khoa học Soviet lỗi lạc như Landau, Tamm, Cherencov, Kapitsa, Bogoliubov, Ginzburg, Abricosov. Liên Xô là quốc gia đầu tiên có người bay vào vũ trụ.

    ReplyDelete
  6. Anh Linh viet bai nay thi ai dam comment?

    Uh, tren Yahoo List van co khoi dua dang de status chuc mung ky niem 90 nam ngay Cach Mang Thang 10 Nga Vi Dai =)).
    Gulag muon nam.

    ReplyDelete
  7. Nhưng cái thời nước Nga Xô viết ấy tuy khó khăn mà cũng nhiều lãng mạn đấy chứ nhỉ? Đi học Liên Xô về mang trong mình cả một trời mơ ước, đầy ắp ký ức về một nước Nga vĩ đại, xinh đẹp, hào hùng, thế thôi! Chỉ có điều ký ức thì bao giờ mà chả đẹp, chả lãng mạn. Nó đi qua rồi mới ngồi ngâm nga đến nó...

    ReplyDelete

  8. Thử tưởng tượng đi TQ du học ngay cái thời cách mạng văn hóa vô sản thì sao nhỉ? Nhưng mà hình như lúc ấy ở đó chẳng có chỗ cho chữ "học" tồn tại nữa nhỉ?

    ReplyDelete
  9. Khoan nói đến CNCS hay CNXH, em vẫn nghĩ chúng ta nên nhìn CMT10 một cách khách quan hơn, trong bối cảnh bấy giờ để nhìn nhận những giá trị lịch sử của nó:

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=227393&ChannelID=2

    ReplyDelete
  10. Thế quan điểm cá nhân của em Oshin là gì?

    ReplyDelete
  11. Dạ, quan điểm của em là đồng cảm với bài báo mà em để link trên: "ủng hộ cách tiếp cận khách quan tối đa đối với trang quan trọng nhất này của lịch sử. Đó là bài học lịch sử cho toàn thế giới và cho nhân dân Nga".

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=227393&ChannelID=2

    "...Trước hết, cần hiểu rõ rằng có một nền tảng hoàn toàn khách quan cho tất cả những gì diễn ra ở nước Nga đầu thế kỷ 20. Những chấn động cách mạng ở Nga không phải là sự kiện biệt lập, mà là một phần của tiến trình toàn cầu... Thuở đó đã có những cuộc cách mạng hoặc những cuộc nổi dậy với qui mô khác nhau tại Trung Quốc, Mexico, Hungary, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ và nhiều nước khác.

    ...Người ta cũng thường nói Cách mạng Tháng Mười đóng vai trò to lớn đối với cả nhiều nước công nghiệp phát triển. Đúng vậy. Nó đã làm các giới cầm quyền và giai cấp tư bản phương Tây sợ chết khiếp. Họ phải bắt tay vào xây dựng cơ chế đối tác xã hội, tạo ra giai cấp trung lưu, tăng cường vai trò của nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch kinh tế, điều tiết xã hội, hỗ trợ giáo dục, y tế, khoa học, văn hóa...

    ...Tư tưởng xã hội chủ nghĩa không có lỗi. "Hòa bình cho các dân tộc", "Ruộng đất cho nông dân", "Bánh mì cho người đói", "Tự do cho người nô lệ"... Ai có thể nói tự thân những khẩu hiệu phản ánh nhu cầu của đại đa số quần chúng này lại không đúng hay thiếu đạo lý? Năng lượng tích cực đó của Cách mạng Tháng Mười phải được tách khỏi những tội lỗi tiếp theo đó của chế độ.

    ...Bản thân tư tưởng XHCN không có lỗi khi mà lên cầm trịch cuộc thử nghiệm xã hội vĩ đại của năm 1917 lại là những nhà lãnh đạo, nói theo Plekhanov (**), "tả khuynh hơn lẽ phải". Họ lên nắm quyền với lòng tin vào khả năng áp dụng bạo lực nhân danh mục tiêu cách mạng. Với những ảo tưởng về cách mạng thế giới và sự cào bằng xã hội. Với sự căm thù tư hữu và các quyền tự do dân chủ.

    Khi nói về chủ nghĩa xã hội, tôi chủ yếu muốn nói về nhận thức quí giá. Con đường đi tới lý tưởng XHCN, theo tôi, không phải nằm ở việc "xây dựng tương lai tươi sáng" mà là qua cuộc chiến kiên trì và liên tục cho việc giải quyết những vấn đề hôm nay trong tinh thần công bằng xã hội. Qua việc thường xuyên nhân văn hóa cơ cấu xã hội. Qua công cuộc cải cách ngoan cường và lâu dài. Đó chính là con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội của thế kỷ 21 trong quan điểm của chúng tôi...

    Trân trọng lịch sử đất nước và truyền thống của thế hệ lớn tuổi là một trong những nền tảng để đoàn kết xã hội. Trong tôi, chẳng có gì không rõ ràng với quan điểm kế thừa Cách mạng Tháng Mười và ngày kỷ niệm năm nay. Với tôi không có câu hỏi: "Kỷ niệm hay đau buồn, hân hoan hay xấu hổ?". Câu trả lời của tôi là hãy nhớ và suy ngẫm!"

    ReplyDelete
  12. "Con đường đi tới lý tưởng XHCN, theo tôi, không phải nằm ở việc "xây dựng tương lai tươi sáng" mà là qua cuộc chiến kiên trì và liên tục cho việc giải quyết những vấn đề hôm nay trong tinh thần công bằng xã hội".

    Em nghĩ câu này họ in thiếu chữ "không phải chỉ nằm ở" chứ không phải là "không phải nằm ở", hai ý khác hẳn nhau ạ.

    ReplyDelete
  13. Bài viết rất hay, xứng đáng đưa lên mục Xã luận của báo ND :D

    Có lẽ Việt Nam là nước duy nhất ở châu Á tổ chức kỷ niệm rầm rộ CMT10 (dùng tiền ngân sách). Trung Quốc gần như không làm gì, Bắc Hàn thì lờ đi. Gần chục nước cộng hòa của Liên Xô cũ ở châu Á chắc hẳn không vui vẻ gì với cuộc CM gắn liền với sự xâm chiếm, sáp nhập và đồng hóa của người Nga.

    ReplyDelete
  14. Nếu em Oshin đọc blog của bác Dong A thì sẽ thấy báo Tuổi trẻ đã tự ý đặt thêm các đề mục, ví dụ như “Tư tưởng XHCN không có lỗi” trong bài viết này.
    Anyway, việc đó không quá quan trọng. Bài này bênh vực cho ý tưởng là tư tưởng XHCN vẫn là tư tưởng tốt, cho dù trên thực tế chế độ XHCN sau đó có nhiều tội lỗi. Nhưng nên hiểu thế nào là tư tưởng XHCN thì bài này không nói rõ. Tư tưởng XHCN của cách mạng tháng 10 rất khác với tư tưởng XHCN của các đảng Xã hội ở Pháp, hay của các mô hình XHCN Bắc Âu. Anh không phủ nhận tư tưởng XHCN có những điểm tích cực của nó nhưng về cách mạng tháng 10 và chế độ mà nó xây dựng lên ở nước Nga sau đó, nhất là dưới thời Stalin, thì phải coi đó là những tai nạn lớn của loài người.
    Anh cũng chưa hiểu em định tiếp cận vấn đề một cách khách quan như thế nào. Cũng lưu ý là mà ở Việt Nam hiện nay sự tiếp cận chính thức “một cách khách quan” về Cách mạng tháng 10 và về CNXH nói chung là một điều không tưởng.
    Với lại phủ nhận trách nhiệm của tư tưởng và chỉ đổ tội cho những người thừa hành tư tưởng đó thì cũng là một việc buồn cười. Một cách tương tự, cũng có thể nói rằng tư tưởng Quốc gia xã hội không có lỗi, chỉ có chế độ Hitler mới là có tội.

    ReplyDelete
  15. Mình đồng ý với Oshin rằng nên nhìn khách quan giá trị lịch sử của ngày CMT10. Mình nông cạn bàn một hai ý thế này:
    + tính đến năm 1917, các nước thuộc địa như Việt nam bấu víu vào đâu để giải phóng dân tộc. Phong trào Đông du của Việt nam nhờ người Nhật đồng chủng đồng tông chẳng khác cõng thêm rắn về nhà, một cổ hai tròng. Có nước Nga CS thì có nước TQ cộng sản, và mới có VN đánh Pháp đuổi Nhật, hất cẳng Mĩ. Các nước như Nam Hàn, Nam Việt được lập ra với mục tiêu ban đầu là đê chắn sóng. Thử hỏi sóng không lớn thì Mĩ có lập đê không. Thái Lan, Ấn độ thu độc lập bằng bất bạo động hay người Anh khôn hơn người Pháp ở chỗ biết không ôm chặt được nữa thì nhả ra?
    + đời sống của người dân của các nước tư bản thời đó thế nào? mình rất ấn tượng qua bộ phim hài Charlie Chaplin. Nếu không có sự đe dọa từ nước Nga cộng sản thì liệu giới chủ tư bản ở Mĩ, Anh có chịu thỏa hiệp nâng cao đời sống người dân lao động không? Nếu không thì e rằng cách Mạng Tháng 10 sớm muộn cũng nổ ra ở chính nước Mĩ.
    + Hitle được bầu làm quốc trưởng thông qua cuộc bầu cử dân chủ,thắng cử nhờ đa số phiếu, vậy tại sao vẫn gọi Hitle là độc tài? Phải chăng độc tài vẫn xảy ra ngay cả khi đa số đè bẹp lợi ích, tiếng nói của thiểu số nhỏ, chứ không hẳn là một kể độc tài, hay một đảng trị.
    Chủ nghĩ cộng sản theo mình là sự phát triển cực đoan hóa của chủ nghĩa Mác. Mọi sự cực đoan đều tai hại. Đạo Hồi là một ví dụ. Thiên Chúa Giáo cũng cực đoan khi nó từng cố gắng phủ nhận Tin lành. Chủ nghĩa phát xít là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.
    Nói những điều này không phải mình không đồng tình với những điều bạn viết ở trên. Còn những hậu quả không thể nêu thành con số thì không thể liệt ra được thì không biết bao giờ mới khắc phục được.
    Nhưng cũng phải thêm rằng, những trại cải tạo, cách mạng văn hóa, thanh trừng là cũng phải nhắc đến bàn tay của "Quyền lực" đi kèm với "lợi ích" của cá nhân, của một thiểu số mà như thế thì có thể nhân danh Chúa, Thiên tử,dân chủ hay chủ nghĩa này, chủ nghĩa khác thì có khác nhau là mấy?

    ReplyDelete
  16. Linh, you and I may disagree on politics, but I've always admired your intellectual honesty, thoughtfulness, and seriousness. This entry (which may have some points that I disagree with), is an example of that.

    ReplyDelete
  17. Nhìn nhận khách quan chế độ cộng sản Nga thời CMT10 ư? Khách quan thì tốt. Nhưng biết nói gì khi đối diện những người mà nhân phẩm bị chế độ chà đạp xuống bùn, những mối oan ức bị bịt chặt miệng không cho nói ra qua bao nhiêu thập kỷ? Tới bao giờ những cay đắng di chứng của thời kỳ đó tạm lắng xuống thì hẵng khơi gợi lại. Còn bây giờ, đào xới các facts của lịch sử lên thì chỗ nào cũng tanh máu.

    Xét về lý tưởng Cộng Sản thì thấy rằng nó không sai. Nhưng lại trở nên kinh khủng khi người ta áp đặt nó làm độc tôn, tiêu diệt mọi lý tưởng đối lập khác.

    ReplyDelete
  18. "Khách quan" mà em nói là nhìn nhận cuộc CM ở bối cảnh lịch sử bấy giờ, phải có những mâu thuẫn, nhân duyên hội tụ như thế nào để nó xuất hiện và ảnh hưởng tích cực của nó nữa (chứ không chỉ có tiêu cực). Cái này anh Hiếu đã nói rõ hơn rồi ạ.

    @Lê: Mình chỉ muốn nói đến sự nhìn nhận khách quan giá trị lịch sử của CMT10 chứ khoan nói đến chế độ gì.

    ReplyDelete
  19. @Oshin: Thay đổi chế độ là kết quả trực tiếp của cách mạng. Nói về bản chất cách mạng tức là nói về thay đổi bản chất chế độ. Nói một cách khách quan thì lại càng phải nghiêm túc chú trọng vào bản chất chế độ trước khi nhìn xa ra các hệ quả gián tiếp khác.

    Vậy nên, tuy so sánh sau đây đúng là không tương đương, nhưng liệu phát biểu như thế này có hợp lý hay không:
    - Tôi muốn nhìn nhận khách quan các tác động xã hội và địa phương của vụ việc cầu Cần Thơ, chứ khoan nói đến thương vong người mất tật mang gì!

    ReplyDelete
  20. @Lê: Ý mình muốn nhấn mạnh đến bối cảnh lịch sử, nguyên nhân và động lực, lý tưởng nhân bản ban đầu của cuộc cách mạng, phải đưa nó đúng về vị trí của nó mới hiểu được tại sao người ta lại làm như vậy. Nó có những giá trị lịch sử nhất định vào đúng thời điểm bấy giờ cho dù ngày nay người ta phủ nhận và quay lưng lại với nó sau những sai lầm, thất bại, khủng hoảng và sụp đổ của hệ thống XHCN.

    Mình cần một sự nhìn nhận đúng vị trí của nó, chỉ vậy thôi, chứ còn về những mặt kia thì cũng đã đồng ý với bài viết của anh Linh rồi nên mới bảo là không xét đến những cái đó.

    ReplyDelete
  21. Việt Nam hay nói Tam nguyên đồng giáo, đấy chỉ là trong đời sống dân gian, còn khi muốn tham gia vào đời sống kinh tế chính trị của xã hội, bộ máy của nhà nước và muốn thăng tiến thì phải theo "tôn giáo độc thần". Thời Lý Trần, đạo Phật được coi là quốc giáo. Cuối đời Trần, một số nho sĩ muốn phát triển đất nước theo Nho giáo (vì một số mâu thuẫn, tồn tại của xã hội mà hình thức cai trị kiểu Phật giáo của Việt Nam thời đó không giải quyết nổi), bị coi là lũ học trò mặt trắng, học đòi phương Bắc. Đời Lê, Nguyễn thì Nho giáo toàn tòng.
    Toàn tòng tốt hay không toàn tòng thì tốt cho xã hội Việt Nam?

    ReplyDelete
  22. Thêm nữa, lạc đề một chút, chắc Lê cũng thấy là những người xây dựng chế độ thực ra đã không làm đúng với lý tưởng ban đầu của cách mạng. "Họ lên nắm quyền với lòng tin vào khả năng áp dụng bạo lực nhân danh mục tiêu cách mạng. Với những ảo tưởng về cách mạng thế giới và sự cào bằng xã hội. Với sự căm thù tư hữu và các quyền tự do dân chủ".

    Ở đây, lý tưởng động lực cách mạng và chế độ thực hiện nó đã không hòa hợp với nhau đúng không. Nên nếu muốn vẫn có thể tách ra được.

    ReplyDelete
  23. Đọc bài này, chợt nhớ tới cuốn Animal Farm của George Orwell:

    Since its publication fifty years ago, "Animal Farm" has become one of the most controversial books ever written. It has been translated into seventy languages and sold millions of copies throughout the world. This edition is being published to commemorate the fiftieth anniversary of its original U.S. publication. It features 100 full-color and halftone illustrations by world-renowned artist Ralph Steadman. As vital and relevant as it was fifty years ago, "Animal Farm" is a devastating satire of the Soviet Union by the man V. S. Pritchett called "the conscience of his generation." A fable about an uprising of farm animals against their human masters, it illustrates how new tyranny replaces old in the wake of revolutions and power corrupts even the noblest of causes. This anniversary edition includes Orwell's proposed but unpublished preface to the original edition and his preface to the 1947 Ukranian edition. These appendices evoke the historical context in which Orwell conceived and wrote his classic novel.

    In the beginning of this wonderful novella, an old pig, Major, incites ... more » the animals to insurrection against the oppression of their human master Jones. Major dies a few days later and a week or two after that the animals revolt and declare their freedom from the human race. However, it doesn't take long for another oppressor-- a pig named Napoleon-- to arise and lord it over the rest of the animals. Eventually, Napoleon makes treaties with neighboring farms and turns into something very much like the animals' old master, Jones. This is an imagery of what Hitler, Stalin, Napoleon, and countless others have done throughout history, and serves as a valuable lesson for humanity. ...

    ReplyDelete
  24. @Oshin: Người ta không thể đánh giá một lý tưởng là cao đẹp nếu như tất cả những gì được thực hiện lại là những điều tối tăm. Vấn đề ở đây không phải là ở con người: những người tham gia lãnh đạo cách mạng tháng 10 đều là những chiến sĩ cách mạng có lý tưởng nhất, sẵn sàng chịu hy sinh và tù đày cho lý tưởng của họ. Vấn đề không phải ở chỗ họ xấu hay tốt mà chính cái lý tưởng họ theo đuổi đã quy định cho họ quyền lực độc đoán và duy nhất sau khi thành công. Khi một nhóm nhỏ người có quyền lực độc tài thì họ sẽ dễ dàng trở nên phụ thuộc quyền lực, lạm dụng quyền lực, gây ra các tang thương cho người khác- ban đầu là để tự bảo vệ mình, nhưng sau đó nhanh chóng việc này sẽ là rule of the game, một thứ quy tắc cho cả hệ thống để hệ thống đó có thể tồn tại. Vì thế chẳng thể nào tách bạch được giữa lý tưởng cao đẹp và hiện thực tồi tệ.

    @Dong A: Cách mạng tháng 10 hoàn toàn không phải là tất yếu. Nếu không có hành động quyết đoán của Lenin và sự trung thành, kỷ luật của người Bolsevik (vốn chiếm tỷ lệ thiểu số trong lực lượng cách mạng lúc đó, ngay cả ở các Sô viết) thì cách mạng này có lẽ đã không xảy ra và chính phủ lâm thời có thể sẽ ổn định được tình hình. Điều gì sẽ xảy ra nếu cách mạng tháng 10 không xảy ra, cái đó không ai biết được. Cái sự coi CMT10 là tất yếu chỉ hoàn toàn xảy ra sau khi Lenin đã hợp thức hóa luận điểm cách mạng của mình, đưa nó thành kinh thánh của người cộng sản chứ luận điểm này là đi ngược lại với quan điểm của Marx là cách mạng vô sản chỉ xảy ra ở các nước công nghiệp phát triển.
    Cách mạng tháng 10.
    Chế độ cộng sản thời Stalin đúng là đã đạt được những thành tựu đáng kể về công nghiệp, quân sự và khoa học. Nhưng cái giá phải trá cũng quá đắt. Hơn nữa, cũng khó nói nếu thay vì một chế độ độc tài như thế mà nước Nga thời đó theo một chế độ dân chủ thì nước Nga có thể tiến nhanh và mạnh trong khi không bị tổn thất như thế hay không? Bởi vì nước Nga lúc này như người khổng lồ bừng tỉnh sau thời chuyên chế của Nga hoàng và do đó hoàn toàn có khả năng phát triển nhanh chóng nếu có một nền chính trị ổn định, thậm chí có lẽ còn tốt hơn khi mà trí thức sẽ không bị bạc đãi và thủ tiêu như dưới thời Stalin và ý thức hệ không bao trùm lên đời sống học thuật. Chẳng hạn, trong khoa học vì lý do ý thức hệ mà quan điểm của Lysenko được duy trì quá lâu, khiến ngành sinh học của nước Nga bị thụt lùi so với thế giới. Sau thời cách mạng Pháp, nước Pháp tiến bộ nhanh như thế nào; sau cách mạng Mỹ, nước Mỹ nhanh chóng trở thành một thế lực hùng mạnh như thế nào thì có lý gì một nước Nga dân chủ sau thời Sa hoàng lại không thể đạt được các thành tựu không thua kém, thậm chí còn vượt xa hơn nước Nga cộng sản?

    ReplyDelete
  25. Hồi mình học tiểu học, tham gia biểu diễn văn nghệ ở trường, thường hay hát bài "Từ tháng 10 Xô viết, ta tìm ra thàng 8 Việt Nam" rất hào hùng .

    ReplyDelete
  26. Người đi? Ừ nhỉ, người đi thật
    Mẹ! thà coi như chiếc lá bay
    Chị! thà coi như là hạt bụi
    Em! ừ xem như hơi rượu cay

    ReplyDelete
  27. @oshin: Bạn lý luận giống như triết lý "Cái gì tồn tại thì hợp lý, cái gì hợp lý thì tồn tại", CM tháng 10 đã tồn tại nên nó phải hợp lý, khách quan, hehe. Lý luận theo cách của bạn thì mọi cuộc cách mạng (CM văn hóa hồi thập niên 60 ở TQ chẳng hạn) đều là hợp lý, khách quan hết, nếu không thì xảy ra thế quái nào được. Thậm chí đến sự sụp đổ của LB Xô viết năm 91 cũng rất chi "hợp lý và khách quan", không phải phàn nàn gì. Nói vậy mới thấy anh Linh nhận xét bạn không có ý kiến cá nhân hính xác vô cùng.

    @Dong A: Bạn đánh giá về nước Nga (chính xác hơn là LB Xô viết) mà không có số liệu cụ thể, cũng không so sánh với các nước khác. Nếu bạn muốn chứng minh ưu điểm của CM tháng 10 hay mô hình Xô viết thì thử so sánh tỷ số GDP của nước Nga năm 1917 (trước CM) với các nước Châu Âu phát triển và tỷ số đó vào thập niên 70 (thời kỳ cực thịnh của Liên Xô) xem nó tăng hay nó giảm, rồi mới bảo là ưu điểm hay khuyết điểm được. Nói thêm rằng sự kiện Liên Xô sụp đổ nguyên nhân lớn nhất là nó không tự nuôi nổi chính mình, vay nợ đến mức các nước khác không dám cho vay nữa.
    Với thành tích kinh tế như vậy mà bác Dong A khen thời kỳ Xô viết là huy hoàng thì không có gì khó hiểu khi vừa rồi VN tụt hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu từ thứ 64 xuống 68 mà có bài báo trích lời một bác: "chúng ta tụt hạng nhưng không phải chúng ta kém đi". Bravo, ta thua mấy thằng khác nhưng không phải ta kém đi, ta vẫn là bố chúng nó, là ông nội chúng nó. Sao câu này nghe quen quen nhỉ. Ah, nhớ ra rồi, câu này chính ra phải là "chúng nó đánh mình khác nào đánh ông nội chúng nó, vì mình là ông nội chúng nó".
    Không định trêu chọc bạn Dong A, nhưng bạn khi khen một cái gì đó quan trọng như một chế độ (ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người dân) thì không thể chỉ dựa vào nhận xét cảm tính được. Bạn nên trích dẫn số liệu cụ thể về kinh tế, văn hóa thì người khác mới tin được, bởi chẳng ai thích ăn "bánh vẽ" cả.

    ReplyDelete
  28. Nói chung không thể lấy mục đích để biện minh cho phương tiện được. Đây là entry mà em thích nhất trong blog của anh ^^

    ReplyDelete
  29. Cũng có thể đặt câu hỏi ngược lại với bác Linh, rằng chế độ dân chủ tháng 2 liệu có thể sống sót ở nước Nga lạc hậu được không? Có thể sống sót qua cuộc khủng hoảng 1929 không, khi có một nền kinh tế cồng kềnh cùng với rất nhiều vùng có truyền thống khác hẳn (phần lớn các nước cộng hòa không phải Baltic đều nằm trong Đế quốc Nga trước đó - thực tế là Stalin tạo ra nhiều quốc gia mới). Nếu câu trả lời là không, thì rất có thể ta lại có sự xuất hiện của một nền độc tài khác, cũng như nền độc tài Quốc Xã dập đổ nền cộng hòa Weimar. Dĩ nhiên đây đều là counterfactual, nhưng tôi nghĩ có nhiều yếu tố kinh tế chính trị sẽ tiên đoán sự xuất hiện của một nền độc tài dân tộc khác.

    ReplyDelete
  30. Xét đến cùng CNXH ko có lỗi trong các ví dụ của bác Linh, cái quan trọng là những người thực hiện nó đã sai, nếu ko muốn nói là điên khùng. Với tôi CMT10 lúc nào cũng là biểu tượng của chân lí, mà muốn vươn tới chân lí chẳng bao giờ dễ, đôi lúc phải dùng cả máu, rất rất nhiều máu đấy.

    ReplyDelete
  31. Mà em rất ủng hộ bác oshin và Dong A. Luôn khách quan nhìn nhận những bản chất và hiện tượng là nguyên lí cơ bản của triết mác

    ReplyDelete
  32. @Quốc Anh: Việc nước Nga sẽ không tránh khỏi một nền độc tài khác hoàn toàn là khả năng hợp lý, nhưng bản thân việc đó cũng không biện minh cho chế độ Lenin-Stalin. Tức là nói như bạn Mujika ấy, không phải cái gì tồn tại là hợp lý. Cũng tương tự, đế chế thứ Ba ở Đức có thể cũng là “tất yếu” (mặc dù xem xét kỹ lại thì sự “tất yếu” này hoàn toàn có thể tránh được) nhưng sự tất yếu ấy không rũ bỏ được trách nhiệm của nó. Hơn nữa, nếu chính xác thì ở rất nhiều, nếu không nói là hầu hết nước châu Âu giai đoạn 1914-1945 ở trong các nền độc tài dân tộc (Ba Lan, Hungary, Hy Lạp…) ở mức độ này mức độ khác, nhưng các nền độc tài dân tộc ấy cũng không gây ra nhiều chết chóc và hủy diệt như nền độc tài ở Liên Xô.

    @Dong A: Bác Dong A so sánh thành tựu khoa học của Nga Xô viết và Nga Sa hoàng thì hơi buồn cười, vì đó là khoảng cách hàng chục, hàng trăm năm, trong điều kiện khoa học thế giới phát triển mạnh mẽ. Nói thế không phải là phủ nhận các thành tựu của khoa học Xô Viết nhưng liệu tất cả những thành tựu ấy có phải là do công trạng của CNXH hay không thì lại là một vấn đề khác.

    ReplyDelete
  33. Thế còn khả năng sinh ra một nền độc tài tương tự Quốc Xã, Phát Xít thì sao bác? Tôi không hề có ý định biện minh cho lịch sử Liên Xô, mà chỉ nhìn thuần túy về mặt counterfactual lịch sử thôi. Không thể so sánh theo kiểu bác Dong A, nhưng cũng không thể so sánh với counterfactual là scenario lạc quan nhất được. Lạc quan nhất: Mỹ sau cách mạng 1776 - chứ như cách mạng Pháp cũng kéo theo gần một thế kỷ xung đột và độc tài, từ 1789 cho đến 1871.

    Mà tôi nghĩ bất cứ một nền độc tài dân tộc nào cũng có thể dẫn đến nạn đói ở Ukraine, chứ chẳng cứ gì một nền độc tài toàn trị. Những nạn đói triền miên ở Ấn Độ trước khi độc lập là một ví dụ.

    Có lẽ, như Chu Ân Lai và bạn Lê đã (không đồng thanh) nói, còn quá sớm để đánh giá.

    ReplyDelete
  34. À, ý của bác Dong A bỏ qua hoàn toàn việc người dân muốn gì: những khái niệm như siêu cường, khoa học đỉnh cao, thành tựu thể thao chính trị nghệ thuật vv., một mặt là khó so sánh được (theo ý bác Linh), một mặt quan trọng hơn là không thể bù đắp được cho sự lạc hậu của đời sống người dân (so với phương Tây).

    Về kinh tế, xét về GDP thì đúng là Liên Xô có mức tăng trưởng vượt bậc trong thời kỳ giữa 2 Thế chiến, và trong thời gian tái thiết sau Thế chiến II. Nhưng đây là nơi mà chỉ số thống kê kiểu GDP không đáng đọc nhất: nó không phản ánh thực tế đời sống kinh tế của người dân (chưa nói đến đời sống chính trị và tinh thần), vì phần lớn sản phẩm tạo ra bị mất cân bằng nghiêm trọng (quá nhiều công nghiệp, quốc phòng, quá ít tiêu dùng). Hơn nữa, càng về sau thì Liên Xô càng dựa hoàn toàn vào tài nguyên dầu mỏ. Nền kinh tế thực sự yếu, cho dù chỉ số GDP có cao.

    ReplyDelete
  35. Về tự do dân chủ, tự do tư tưởng cũng như văn học nghệ thuật thì tất nhiên Liên Xô "hơn gấp triệu lần" bọn tư bản rồi, mình nỏ dám bàn đến.
    Nhưng về kinh tế, cái ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của mỗi người dân thì xin trích một trong nhiều reference như sau: "Soviet per capita GDP (corrected for huge increase in the share of gross investment and military spending) related to the level of advanced countries, decreased from 28–30% in 1913 to 16–18% in 1990." (link: http://www.iaas.msu.ru/pub_on/vamel/comparative.htm)
    Dĩ nhiên, hồi đi học thỉnh thoảng mình vẫn tụt lùi so với mấy bạn cùng lớp (thực ra là minh có tiến, nhưng chúng nó tiến nhanh hơn), song mình tự an ủi dù sao ông vẫn "siêu cường" hơn bọn kia, chúng nó nghe thấy tên mình vẫn "khiếp vía", thế mới "oai", chứ có bị lưu ban là cái khỉ khô gì. Trong này chắc chắn có vài bạn, tỷ như Dong A, thế nào cũng đồng ý với mình, phải không nhỉ?

    ReplyDelete
  36. Bạn Mujika, nếu lý luận của bạn đủ thuyết phục, hà tất phải mai mỉa tủn mủn phản cảm như vầy.

    ReplyDelete
  37. @Tề Phi về counterfactual của bạn: theo mình xác suất để ở Nga sinh ra một nền độc tài "giỏi" hơn Stalin (nghe đồn không kém gì Hitler) là không cao lắm bởi "nhân tài như lá mùa thu", kiếm đâu mà lắm thế. Nghiêm túc chút thì xác suất này bằng 0, giỏi lắm là sinh ra chuyên chế như thời Pie Đại đế là cùng.
    Ngoài ra, bạn so sánh các "tai nạn" thời Stalin với các nước khác mà không tính đến quy mô là không hợp lý. Nạn đói ở Việt Nam mình năm 1945 làm chết khoảng 2 triệu người đã là khủng khiếp lắm rồi, thử hỏi xấp xỉ 10 triệu người chết vì nạn đói ở Ukraina (http://www.ukemonde.com/news/rferl.html, http://www.unitedhumanrights.org/Genocide/Ukraine_famine.htm) sao lại so sánh với Ấn Độ được. Mà theo mình biết thì dân số Ukraina còn ít hơn nước mình nhiều (hiện giờ là 46 triệu).

    ReplyDelete
  38. Bác Mujika, về nạn đói ở Ukraine, ví dụ citation ở wiki là từ 2.5 đến 4.8 triệu: http://en.wikipedia.org/wiki/Ukraine_famine#_note-vallin. Tôi nghĩ là hợp lý hơn con số của bác (trước đây tôi được học là 3.2 triệu). Ví dụ như một nghiên cứu trên Population Studies thì tôi tin hơn là con số của United Human Rights. Hơn nữa, cũng theo trang Wiki, theo sổ sách của Liên Xô thì lúc bấy giờ có khoảng gần 30 triệu người ở Ukraine (tôi nghĩ là underestimate, vì có dissidents). Như vậy nạn đói giết đi khoảng 10%, là một con số khủng khiếp. Nhưng nếu so với Việt Nam, vào thời điểm 1945 tôi nhớ cả nước chỉ khoảng 30 triệu dân (nếu tính tốc độ tăng dân số khiêm tốn là 1.3% một năm, thì dân số cũng tăng gấp đôi sau 50 năm rồi). Như vậy khu vực bị nạn đói (miền Bắc) có tổng số khoảng 15 triệu dân. Tỷ lệ tính ra có lẽ là cao hơn ở Ukraine. Một vụ thiên tai thất bát, cộng với chính sách độc tài có chút hà khắc của người Nhật (không đến mức hà khắc như sách lịch sử Việt Nam kể lại) cũng đã dẫn đến thảm họa như vậy rồi, nên chuyện độc tài tạo ra nạn đói không đến nỗi đặc biệt như vậy bác ạ. Nói chung, chỉ cần cấm lưu thông hàng hóa theo thị trường là có thể dẫn đến nạn đói ngay rồi, chưa cần phải có những chính sách tệ hại khác.

    Về lịch sử của độc tài và dân chủ, tôi nghĩ là cá nhân chỉ có ảnh hưởng vừa phải thôi. Nước Nga chẳng có lý gì có thể tránh khỏi một thảm họa mà nước Đức, nước Ý không tránh khỏi. Bác Linh có nói đến một số thí nghiệm đáng sợ của Milgram rồi. Chỉ riêng nước Nga, nếu nói đến quân chủ độc tài thì cũng có nhiều ví dụ hùng vĩ hơn Pierre Đại Đế nhiều rồi.

    ReplyDelete
  39. Cac ban comment nhiet tinh qua . Thuc ra o Nga khong ky niem ngay Cach Mang Thang 10 7/11 vai nam roi. Tat nhien, do la mot ngay co tinh chat cot moc trong lich su. Lich su thi khong thay doi duoc, nhung ngay nay khong con mang tinh chat la ngay le. Chi co ngay doan ket huu nghi cac dan toc, to chuc vao 4/11 ma thoi . Ma y nghia cua hai ngay 7/11 va 4/11 la khac nhau. Ngay 4/11 chi don gian la mot day off. Minh thuc su ngac nhien rang o Viet Nam, ngay 7/11 lai duoc to chuc quy mo, ram ro den vay .

    ReplyDelete
  40. Hehe, hitler du'ng la` dc ba`u (Tha'ng, nhung ne'u Da?ng CS DU'c ma` tham gia ba`u thi` cha'c la ko, cho nen nhieu ng van bao Hitler came to power is because of Stalin - Stalin ra le.nh cho da?ng CS Du'c ko ba`u).

    Nhung sau do' Hitler ba't da`u khu?ng bo' ca'c tha`nh vien da?ng co.ng sa?n, e'p Quo'c ho.i (di' su'ng va`o da`u tu`ng tha`nh vien mo.t) ky' ca'c quye't di.nh to concentrate power to Hitler, va` cuoi' cu`ng la` gie't ta't ca? SA (nhung ke? da do all the dirty work, and seems to grow out of control). Noi' Hitler ko fai do.c ta`i thi` hoi buo`n cuo`i.

    ReplyDelete
  41. Bạn Tề Phi downplay nạn đói ở Việt Nam cũng như Ukraina quá. Nếu bạn có thời gian thì xem "chút hà khắc" của quân đội Nhật ở đây: http://www.huongduong.com.au/article_46.html.

    Số người chết trong năm 1932-1933 ở Ukraina dưới chế độ Stalin thì nhiều nguồn ước tính khác nhau, biến đổi từ khoảng 3-10 triệu (có thể thêm nguyên nhân khác ngoài đói). Nhưng con số đó dù là tuyết đối (vài triệu người) hay tương đối (ít nhất 10% dân số) vẫn khủng khiếp, mà xin nói thêm đấy là nạn đói "giả tạo" đạo diễn bởi chính quyền Stalin.

    Mình không đồng ý với bạn bảo rằng nước Nga "không có lý gì có thể tránh một thảm họa" như thế. Bạn nói vậy khác gì bảo những thảm họa do chính quyền gây ra như thế là tất yếu không tránh khỏi??

    @Phin: tớ trào phúng tý về kinh tế Liên Xô chứ không có ý ghét ai cả đâu. Tớ cũng rất tôn trọng ý kiến riêng người khác như anh Linh, Dong A, oshin ...Nếu bạn cảm thấy "phản cảm" thì cũng chịu, tớ đâu có viết để tất cả mọi người hài lòng. Dù sao cũng cảm ơn bạn đã nhận xét.

    ReplyDelete
  42. "Nó cũng có những tố chất giống với một tôn giáo độc thần: nó hứa hẹn .... và đứng đầu nhóm tinh túy đó là một vị lãnh tụ vĩ đại (giáo chủ), người có tầm nhìn thấu tỏ quá khứ, hiện tại, vị lai và không bao giờ mắc sai lầm" đọan lập luận này của bạn Linh cho thấy tính phản động sâu sắc của tôn giáo (độc thần, có tôn giáo đa thần - không kể thời totem-???), thật vậy sao ?
    Bối cảnh thế giới ở thời điểm CMT10 và quá trình xây dựng CNXH sau đó không có lỗi gì với 40-50 triệu người chết đói chết khát sao ?

    ReplyDelete
  43. Đọc mấy comments trên làm nhớ lại câu của Stalin: "A single death is a tragedy, a million deaths is a statistic."
    Bác sonata lo xa quá: "Bối cảnh thế giới ở thời điểm CMT10 và quá trình xây dựng CNXH sau đó không có lỗi gì với 40-50 triệu người chết đói chết khát sao?" Chuyện nhỏ mà. Như bác Thiên Minh nói đấy: " [...] muốn vươn tới chân lí chẳng bao giờ dễ, đôi lúc phải dùng cả máu, rất rất nhiều máu đấy."

    ReplyDelete
  44. Người Nga vẫn luyến nhớ cách mạng 1917, vì đó là cuộc cách mạng đã đưa một anh nông dân châu Âu một thời thành siêu cường số 2 thế giới. Đông Âu thì nhổ toẹt vào 1917, vì đó điểm khởi đầu cho việc họ bị LX chiếm đóng và ép phải đi theo con đường cộng sản- con đường khiến Đông, Trung Âu hiện nay tụt hậu khá xa so với Tây Âu. Việt Nam không thể không kỷ niệm cách mạng tháng 10, bởi nếu không, thì nhân dân sẽ quên mất nước ta là một nước XHCN, là một nước cộng sản - thế thì nguy hiểm quá :D Bao giờ VN hết giương cao ngọn cờ XHCN, thì người VN khỏi tốn tiền làm mít-tinh kỷ niệm cuộc cách mạng của người Nga :D

    ReplyDelete
  45. @Quốc Anh: Về nạn đói ở Ukraina, nạn đói này xảy ra cũng một phần do chính sách của Stalin, trong đó có cả việc không cho vận chuyển lương thực cứu đói và ngăn chặn việc cứu trợ của nước ngoài. Cũng có thể so sánh với việc phát xít Nhật không cho vận chuyển lương thực từ miền Nam ra miền Bắc để cứu đói năm 1945.
    Vậy có thể quy nạn đói này là hậu quả của chế độ Stalin không? Có thể không phải 100% nhưng chế độ đó có vai trò rất lớn trong nạn đói này.
    Ý Quốc Anh nói nếu không có Stalin cộng sản thì nước Nga có thể sẽ có một Stalin dân tộc chủ nghĩa hay Stalin phát xít và cũng sẽ gây ra các cảnh giết chóc, đàn áp tương tự. Cái này thì hòan toàn là speculation, có thể nước Nga sẽ ở dưới một chế độ độc tài khác nhưng liệu chế độ độc tài (giả sử) đó có thể chà đạp tính mạng và nhân phẩm con người nhiều như Stalin thì là một khả năng hơi khó. Đó là chưa kể cái tình huống counterfactual đó hoàn toàn không có tác dụng làm giảm trách nhiệm của chế độ Stalin (và tiền thân của nó là chế độ Lenin).

    ReplyDelete
  46. Nếu search "October Revolution" ở Google thì trong 10 cái kết quả ở trang đầu có 3 cái là từ Việt Nam. Thế cũng hiểu là Đảng và NN ta rầm rộ kỉ niệm sự kiện này lớn đến đâu so với thế giới rồi :))

    Còn xét về khía cạnh tâm lí thì tớ thấy hơi thương hại các bác nhà mình khi mà đến thời đại này rồi vẫn còn ồn ào bê một thứ như vậy lên bàn thờ, rồi quì xuống tung hê như vậy. Nó thể hiện tâm lí tuyệt vọng, hoang mang, ko có chỗ dựa và thiếu tự tin kinh khủng. Nếu một ĐCS tự tin hơn thì có lẽ họ đã lờ tịt sự kiện dễ gây phản tác dụng này, và kín đáo thay hình đổi dạng, sáng tạo ra vài học thuyết mới, con đường mới ... ai hỏi thì bịa ra cái tên kiểu "blah blah blah mang bản sắc VN". Thay đổi kiểu bình cũ rượu mới như thế vừa thích nghi được với hoàn cảnh mới, vừa giữ được ghế (độc tôn) của mình. Đằng này lại cứ giữ khư khư cả bình cả rượu rồi bô bô lên với thiên hạ rằng bình cũ tôi xịn, rượu cũ tôi ngon. Chậc, quả là đáng thương ...

    trừ khi nước ta là một đàn cừu 80 triệu con.

    ReplyDelete
  47. Khổng Mạnh hay Mác Lê đều có những điểm tinh hoa và cặn bã. Trình như VN mình chỉ hấp thụ được cặn bã thôi.

    ReplyDelete
  48. Hihi gi chu ve viec ca hat thi cac che do XHCN von co truyen thong xua nay, tu Tay sang Dong sang tan My Latin, khong ca hat lam sao nguoi ta biet minh dang o thien duong nhan loai co chu :)

    ReplyDelete
  49. Bác Linh, thông điệp của tôi ở đây rất rõ: Nếu như thực sự làm so sánh với counterfactual, thì phải xác định counterfactual như thế nào - cả scenario quá lạc quan lẫn quá bi quan đều dẫn đến kết quả sai lầm. Làm counterfactual không có nghĩa là biện minh cho trách nhiệm của chế độ. Nhưng làm counterfactual chính xác thì sẽ nhìn thấy khung cảnh lịch sử thế giới lúc bấy giờ chính xác hơn.

    Vì thế không có gì là speculation cả: có thể xảy ra một thảm họa khác, không có nghĩa là tất yếu sẽ xảy ra, nhưng tôi cũng không tin là tất yếu sẽ không thể xảy ra một thảm họa khác, hay chỉ xảy ra một thảm họa ở mức độ rất nhỏ. Quy mô nhà nước lớn, thì thảm họa sẽ lớn hơn. (Tất cả các luận điểm đều là luận điểm probabilistic.) Một Stalin dân tộc có thể (có lẽ) sẽ ít tác hại hơn một Stalin toàn trị, nhưng bản thân chuyện vẫn tác hại lớn thì cũng có nghĩa là phải xem xét khi nói đến counterfactual rồi.

    Nói thêm là sự diệt chủng không hề giới hạn ở các chế độ toàn trị. Ví dụ, trước Ukraine hai mươi năm, người Armenia ở Đế quốc Ottoman cũng chịu thảm họa kinh khủng.

    Cũng ở phần này: ý tôi ngược hẳn với tính "tất yếu" như bác Mujika nói. Ý tôi là khả năng nước Nga xảy ra thảm họa, trong nhiều scenario khác nhau chứ không phải chỉ theo scenario của CM tháng 10, là đáng kể, chứ không phải bằng 0. Như vậy tôi nhấn mạnh đến sự "có thể", không hề liên quan đến tính "tất yếu".

    Về số liệu ước lượng số người chết ở Ukraine thì bài trên Wiki có chi tiết khá rõ, và những nghiên cứu mới cũng tính cẩn thận cả những người chết vì lý do thông thường (tỷ lệ này trước khi có nạn đói là khoảng gần 2% rồi, cũng khá cao - không loại trừ nguyên nhân cũng là vì chính sách của Liên Xô). Tôi tin những con số có cơ sở như vậy hơn. Về lý do, tôi không hề biện minh cho chính sách của Stalin; ngược lại, những chính sách của Nhật ở Việt Nam theo tôi biết là không đến mức như bài viết của bác Mujika trích, có điều hiện giờ tôi không có reference. Nghiên cứu hệ thống về nạn đói và nguyên nhân thì có cuốn sách của Drèze và Sen. Độc tài là nguyên nhân chủ yếu gây ra nạn đói, nhưng không chỉ có độc tài toàn trị mới như vậy.

    Phải đi mất rồi, khi khác quay lại blog của bác Linh vậy.

    ReplyDelete
  50. CÓ ai dự báo được bao giờ chủ nghĩa cộng sản ở VN sẽ sụp đổ không vậy.suỵt! bí mật nhá

    ReplyDelete