Monday, November 5, 2007

Về Vietimes


img

(Ranking của Vietimes- hiện đứng 164 ở Việt Nam)



Oái, bài phỏng vấn “thô bỉ” của Vietimes với Vương Trí Nhàn đã biến mất mà không có lời giải thích. Link cũ bài này ở đây. Link lưu trên trang viet-studies ở đây. Bài phỏng vấn Ngô Thảo chửi ké thì vẫn còn. Trịnh Hữu Tuệ ở talawas bình luận về vụ này ở đây.

Như tớ được biết, Vietimes là tờ báo con được VNN đầu tư lớn nhất, và đặt vào đó nhiều kỳ vọng nhất như là một tờ dành cho giới elite trong xã hội. Nhiều người cũng cho rằng tờ này cũng chiêu hiền đãi sĩ, quy tụ nhiều phóng viên, biên tập viên giỏi từ các tờ báo khác về.

Kết quả cho tới nay ra sao thì hẳn mọi người đều thấy. “Hành trình của một mặt trăng” với phương châm “để đạt đến sự viên mãn cần có những nỗi giầy vò tinh thần thanh khiết” đã trở thành một hành trình xuẩn ngốc và nhăng nhố. Không biết trên hành trình ấy, đã có những sự “giày vò tinh khiết” nào xảy ra bên trong “cái Tôi hùng mạnh” của anh nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (người có vinh dự lớn lao được soạn điếu văn cho triệu phú Đỗ Công Sơn) và đồng sự Sơn Khê, Lưu Thủy…hay chưa.

50 comments:

  1. oái, hehe, tối qua em đang đọc dở (đến đoạn không phải PV mớm cung, ép cung ông Vương Trí Nhàn nữa mà là bức cung) thì bụp cái biến mất, nên không rõ vì phóng viên của bản báo bức cung thế nào mà ông Nhàn bỏ về giữa chừng.
    Tưởng ông nào chứ Ngô Thảo em chẳng lạ, vì hồi trước ở Hà Nội, gặp hàng ngày. Nhưng chỉ biết là TTK Hội gì gì đó, chứ không biết nhà văn Ngô Thảo. Chửi ké, chửi hùa người ta "tham quyền cố vị" thì phải xem lại mình, vì nhiều kẻ to mồm còn sống chết ôm chức hão của nhiều hội nghề nghiệp - mỗi năm được nhà nước bơm cho vài tỷ, vài chục tỷ mà "đú đởn", tranh ghế lẫn nhau.
    Làm báo điện tử ở Việt Nam hóa ra có cái lợi. Chửi đích danh hay chửi đổng thì ông ổng, nhưng có thể úm ba la hô biến, mà cóc cần đính chính.
    Cái thứ Vietimes này không khác gì An ninh thế giới cuối tháng. Mà Đỗ Công Sơn là ai? Mít đặc quá nên em chịu. hìhì

    ReplyDelete
  2. He he em góp với bác Linh cái bài gốc. Thời buổi này mà có nhiều người ngây thơ thế. Google ngự ở trên tường, xóa bài ta vẫn còn đường tìm cache:

    http://www.geocities.com/tosuthanhthat/VTN.pdf

    ReplyDelete
  3. Chuyện báo chí xóa hay sửa thông tin mà chẳng thèm thông báo hay xin lỗi độc giả lấy một tiếng đã trở thành chuyện bình thường rồi.

    ReplyDelete
  4. Tôi thì lại cho rằng Vietimes đang thành công. Nó đang đi theo đúng phương châm đã vạch ra ngay từ đầu ("mang lại sự ngỡ ngàng cho độc giả" đồng thời cam kết sẽ "không hòa vào dàn đồng ca của hàng ngàn tổ chức thông tin khác") và kết quả hoàn toàn không tệ chút nào.

    Tất cả những bài báo của Vietimes đều có chung một điểm: thể hiện quan điểm cực đoan, không né tránh nhưng hấp dẫn và thu hút một lượng rất lớn độc giả. Các bác có thể chửi nó nhưng không thể phủ nhận rằng các bác vẫn đọc nó hàng ngày, thậm chí còn đọc rất kỹ nữa là khác. Trên các diễn đàn "tự nhận mình là trí thức" từ talawas cho tới Thăng Long, đâu đâu cũng bàn luận về Vietimes. Rõ ràng, đứng trên phương diện báo chí, Vietimes đã cung cấp những sản phẩm tốt (một sản phẩm báo chí tốt trước hết là một sản phẩm gây tiếng vang, còn đúng hay sai, hợp lý hay phi lý lại là chuyện khác). So với phiên bản Vietimes hoàn toàn nhạt nhòa trước kia, thậm chí so với rất nhiều tờ báo mạng khác, Vietimes phiên bản mới rõ ràng có cá tính hơn rất nhiều. Nguyễn Quang Thiều, theo tôi, không chỉ là một nhà thơ có tài, anh còn là một người có chiến lược làm báo rất tốt. Có vẻ như bác Nguyễn Anh Tuấn, mặc dù hơi muộn nhưng cuối cùng đã tìm thấy cạ của mình. Bác Trương Đình Anh may mắn hơn đã tìm được bác Thang Đức Thắng từ rất sớm và kết quả là một đế chế vnexpress huy hoàng đã ra đời.

    Theo tôi phỏng đoán, việc rút bài phỏng vấn VTN có lẽ là do nó vi phạm luật báo chí mới ban hành gần đây (bài phỏng vấn phải được người được phỏng vấn duyệt trước khi đăng).

    ReplyDelete
  5. Vietimes ban đầu là hiện thân cho tham vọng cuả VIETNAMNET định ra báo giấy nhưng không xin được giấy phép nên đành phải ra báo mạng trước.

    Chiêu hiền đãi sĩ phải nói là kinh khủng đấy, mức lương khởi điểm gốc mời một PV giỏi về có thể lên đến 20 triệu VND/tháng.

    ANh nQT thì không nói làm gì, một kẻ kiss ass chuyên nghiệp, trước đây vài năm đã suýt đánh nhau vơí một bác nhà văn khác ở 1 cái party khi bác kia nói thẳng vào mặt sự kiss ass của nhà thơ Hà Tây này. Đúng là cái gì cũng mua được bằng tiền, chỉ có trả đúng giá hay không thôi mà.

    Sai luật báo chí thì phải xin lỗi + cải chính chứ không im lặng rút bài như thế. Tại sao đến giờ này bác VTN vãn không kiện nhỉ? Bác ấy đâu thiếu bạn bè là dân báo chí có thể tư vấn đâu?

    ReplyDelete
  6. bác ba chấm nói k sai, nhưng tớ cực kỳ phản cảm với các quan điểm chụp mũ áp đặt lố bịch của Vietimes. Ngoài 1 số bài pvấn thô bỉ như với VTN, Vietimes còn có các bài review với cách viết đặt điều muốn ói. Tớ nghĩ là mọi người sẽ có kinh nghiệm khi làm việc với phóng viên của Vietimes sau những vố như thế này!

    ReplyDelete
  7. @Bác Ba Chấm: Em cũng nhất trí với bác là Vietimes đang thành công. Cá nhân em cũng mừng khi thấy nó thành công, dù là thành công theo hướng nào. Giữa bạt ngàn báo chí Việt Nam chán ngắt này lại nảy nòi ra một anh như thế. Làm chúng em luôn có cái để cười. Mà cười ra cười. Em vẫn hay bảo, khác nào có mỗi con lươn mà ngày nào cũng làm được nồi lẩu.

    Tuy nhiên em nghĩ nên có sự phân biệt giữa một sản phẩm thu hút sự chú ý của người đọc và một sản phẩm tốt. Em lấy ví dụ bộ phim indie đình đám gần đây của điện ảnh Việt Nam là Yellow Bird Diary extended version. Theo đánh giá của em, đây là một bộ phim thành công về mặt tiếp thị và thương mại, thu hút được đông đảo khán giả yêu mến điện ảnh nước nhà xem, quan tâm, bình luận và đánh giá. Nhưng nếu nhìn nhận trên phương diện điện ảnh thuần túy, em thấy tác phẩm này còn nhiều hạn chế, nhất là về âm thanh, ánh sáng và chất lượng hình ảnh, khó có thể coi là mẫu mực cho nền điện ảnh Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, vừa hiện đại tiên tiến vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

    Hiện tượng Vietimes, do đó, theo quan điểm của chúng em, xét về bản chất cũng không khác gì hiện tượng Yellow Bird Diary mà em vừa phân tích.

    Em xin kết thúc bài tham luận của mình tại đây. Xin trân trọng gửi đến quý anh, quý chị và quý bác lời trào trân trọng nhất.

    ReplyDelete
  8. Ôi, 20 triệu 1 tháng cơ à, cao thế.
    Bác ... có thể có lý về khía cạnh provocative của tờ báo này, nhưng đó là một thứ provocative rẻ tiền, hạ lưu. Và ở xã hội vẫn còn nhố nhăng như nước mình, nơi những cái nhạt nhạt, nhờ nhờ là thứ đạo lý phổ thông của báo chí thì việc một tờ báo công khai tiếp cận các vấn đề xã hội bằng cách hạ lưu, chụp mũ, thiếu đạo đức..sẽ là một hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận.
    Tớ không nghĩ như bác ... là một sản phẩm báo chí tốt là một sản phẩm có tiếng vang bất kể đúng sai, tốt xấu (mà ở đây trên thực tế không thể gọi Vietimes là có tiếng vang mà đúng hơn là tiếng xấu).
    Còn tại sao tớ vẫn đọc Vietimes dù biết nó là rẻ tiền? Chắc chủ yếu để xem sự decadence và irony của báo chí và văn nghệ Việt Nam sẽ đi tới đâu.
    Vietimes là đỉnh cao của decadence và irony, nên đọc nó cũng là sự thú vị.
    Tớ cũng không nghĩ là Nguyễn Anh Tuấn lại muốn tờ Vietimes trở thành một tờ như hiện nay.

    ReplyDelete
  9. Chúng ta không có gì phải bàn về chuyện Vietimes có thành công hay không và thành công đến đâu. Những kẻ đê tiện và vô sỉ nhất có thành công theo kiểu của chúng. Đọc lại cái sapô của nó cho bài "phỏng vấn" VTN xem. Sau đây chúng ta sẽ tiếp tục thấy cái sự decadence này còn dẫn đến đâu.

    ReplyDelete
  10. Mitdac: Đỗ Công Sơn là người môi giới buôn máy bay, chủ công ty Vinh Hạnh. 10 năm trước công ty này đã trả lương nhân viên $1500 rồi.

    ReplyDelete
  11. Anh Cao Đăng nói rất đúng. Cái khốn nạn không nằm ở bài phỏng vấn mà nằm ở sapô.

    ReplyDelete
  12. chapeau. Đội mũ hoặc là chụp mũ.

    ReplyDelete
  13. Sapo (tiếng Pháp - Chapeau) nghĩa đen là cái mũ, được Việt hoá để dùng trong báo chí (như là cái Standfist trong tiếng Anh) bạn hiền ạ, kiểu dòng dẫn nhập in đâm dưới tít trước khi vào nội dung bài.

    ReplyDelete
  14. Các bác ơi, thế... thế phóng viên ở đấy lĩnh lương 20 triệu thật ạ?

    ReplyDelete
  15. Sapô (chapeau) cái khúc mào đầu ấy mà.
    Mình đọc cái bài phỏng vấn VTN ấy mà choáng, nó chứng tỏ rằng Vietimes rất thiếu lương thiện khi lôi ông VTN đơn độc ra để quần chúng ném đá. Dĩ nhiên nó sẽ chỉ đăng những ý kiến đồng tình. Lại đọc bài phỏng vấn lão già Ngô Thảo mới thấy thêm cái sự hèn hạ, thiếu tư cách. Bây giờ, hạ bài xuống không kèn không trống thì mọi sự đã rõ.
    Anh bạn 3 chấm bảo đâu đâu cũng thấy bàn luận về Vietimes để chứng tỏ Vietimes đang thành công. Điều ấy có thể đúng nhưng như thế Vietimes chắc chắn không thành công bằng em gái Vàng Anh 19 tuổi!

    ReplyDelete
  16. 20 triệu đ. đâu hì hì. Mà cũng có mời được phóng viên giỏi nào đâu, cộng tác viên thì càng không.

    ReplyDelete
  17. Hello Nhị Linh, 20 triệu thật đó, nhưng mà người được mời cũng không dám về!
    Kinh hãi quá mà.

    ReplyDelete
  18. "Bài phỏng vấn Ngô Thảo chửi ké" cũng biến luôn rồi, hehe. Mấy bác có ai là bạn bè ở Vietimes hông? bộ người ta hông biết ngượng sao?

    Tớ rất thích những bài của Trịnh Hữu Tuệ trên talawas. Mấy bác có thông tin gì về bác đó hông? Bác đó có blog không nhỉ?

    ReplyDelete
  19. Yep, bài Ngô Thảo mất rồi anh Linh ơi!

    ReplyDelete
  20. Không hiểu các bạn ném đá bạn Ba chấm cái gì? Việc bạn ấy nhận định một cách thuần kỹ thuật chỉ đơn giản là bạn ấy không đưa cảm xúc vào nhận định như các nhận định "duy tình" (từ của ông Nhàn) khác, tức là một cách tiếp cận khác mà thôi. Nếu muốn phản đối bạn Ba chấm, hãy đưa ra những sai sót về kỹ thuật hoặc các thất bại về tiếp thị của nó, chứ không phải nổi giận với bạn ấy về mặt đạo đức, phỏng ạ. Ít nhất trong comment trên kia, có gì chắc chắn là bạn ấy không nghĩ nó hạ lưu đâu?

    Quan điểm của bạn Ba chấm cách nào đó gần giống quan điểm của ông Lê Hoàng với trường hợp Gái nhảy trước đây. Sản phẩm tốt trước hết là sản phẩm có khách.

    ReplyDelete
  21. Để đạt đến sự viên mãn cần
    có những nỗi giầy vò tinh thần thanh khiết
    Hihi, em đọc xong ngượng quá.
    Tại vì mình thường đạt đén sự viên mãn bằng những giày vò tinh thần và thể xác chẳng thanh khiết tẹo nào! Huhu

    ReplyDelete
  22. @Vietpundit: Bác Tuệ đang học Ph.D. về ngôn ngữ học ở MIT, là con trai dịch giả Trịnh Lữ.

    Bài Ngô Thảo cũng mất à. Cái này gọi là thủ tiêu cả trùm.

    ReplyDelete
  23. Giang hồ đồn thui các bạn ơi, lấy mịa đâu ra ở cái tớ đấy. Bạn tớ, một cô thuộc dạng sắc sảo "chém treo ngành" như cụ Nguyễn tả trong truyện í, cũng được bọn này thương lượng mời về trước khi ra cái tờ của nợ này nên tớ biết mấy chuyện...nội tình.
    Còn chuyện cụ Vương vs cụ Ngô thì đã từ lâu, chuyện đã lâu lắm rồi, và dài lắm. Bọn Vietimes tởm thật! Tiên sư chúng nó.

    ReplyDelete
  24. @Phin: Tớ không thấy mọi người ném đá bạn ba chấm như cậu nói. Cũng đâu có ai nổi giận với quan điểm của bạn ấy về mặt đạo đức nhỉ?

    ReplyDelete
  25. Trích bác ba chấm:
    "Rõ ràng, đứng trên phương diện báo chí, Vietimes đã cung cấp những sản phẩm tốt (một sản phẩm báo chí tốt trước hết là một sản phẩm gây tiếng vang, còn đúng hay sai, hợp lý hay phi lý lại là chuyện khác)."

    Trích bác Phin: "Sản phẩm tốt trước hết là sản phẩm có khách."

    Cái "tốt" này làm tớ rùng mình quá. Cho nghe vài professors at Columbia School of Journalism nghe những phát biểu này thì họ nói sao nhỉ? How do you say "bó tay" in English? :D

    ReplyDelete
  26. @hollyaput, chẳng phải giang hồ đồn đâu, cũng là bạn tớ, cũng là người viết có tiếng :)

    ReplyDelete
  27. Lại quote tớ sai rồi, không phải "quan điểm của bạn ấy về mặt đạo đức", bạn ấy không có nói gì về đạo đức hết nha. Ý tớ là mọi người phản bác bạn í từ khía cạnh đạo đức của vấn đề (chứ ko phải của bạn ấy). Còn cậu không thấy sự nổi giận ấy thì tớ không tốt đến mức chỉ ra giúp đâu, hehe

    ReplyDelete
  28. @Linh: cám on bác. Té ra là con Trịnh Lữ à. Tớ thấy con hơn cha đấy :D

    ReplyDelete
  29. Thực ra cái quan niệm một sản phẩm tốt là sản phẩm bán được rất phổ biến ở VIệt Nam, tới mức nói như cách của cụ Nhàn là đạo đức suy đồi, xã hội chẳng còn chuẩn mực gì. Một bài báo thiếu đạo đức báo chí nhưng vẫn có độc giả thì liệu có còn là một bài báo tốt? Việc so sánh một bài báo bất chấp đạo đức báo chí, bất chấp chuẩn mực nghề nghiệp với một bộ phim mang tính thương mại, nhằm vào thị trường đại chúng là rất khập khiễng. Ở đây, sự phê phán với báo Vietimes không phải ở khía cạnh nội dung của nó (là lá cải hay chính thống, phục vụ tinh hoa hay đại chúng) mà ở sự vô đạo đức nghề nghiệp, ở sự chụp giựt, thiếu tôn trọng người được phỏng vấn lẫn bạn đọc. Nó khác với so sánh của bạn Phin về phim thị trường với phim “nghệ thuật”. Nếu so sánh thì hãy so với một giáo viên nhận tiền đút lót của sinh viên để cho các sinh viên học dốt tốt nghiệp, hay một sản phẩm rởm được bán cho người tiêu dùng một cách lừa dối. Tức là ở sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp chứ không phải ở định hướng thị trường.

    ReplyDelete
  30. @VietPundit: Đừng trích bác Phin, tội nghiệp. Trích bác Lê Hoàng đi.

    Với một tình trạng quote cứ như này thì chẹp chẹp.

    ReplyDelete
  31. @Linh: Tớ không thể hiện một quan điểm cá nhân nào về việc cụ thể này, về kỹ thuật hay duy tình, về Vietimes hay Gái nhảy. Tớ chỉ thể hiện quan điểm về việc nghiên cứu và đọc hiểu thôi. Đừng lôi tớ vào cuộc chiến tập thể của cậu, bạn hiền ạ.

    À nhưng cậu hoàn toàn có thể cho rằng quan điểm nghiên cứu của tớ sai.

    ReplyDelete
  32. @Phin: Sorry; I meant "Trích bác Phin trích bác Lê Hòang".

    ReplyDelete
  33. Vietimes khác Vàng Anh ở chỗ Vietimes hợp pháp còn Vàng Anh không hợp pháp. Vietimes khác báo Nhân dân điện tử, Công an nhân dân, Sài Gòn giải phóng (những tờ báo này cũng hay chụp mũ chẳng kém gì Vietimes) ở chỗ nó thu hút nhiều bạn đọc hơn. Như vậy chứng tỏ sự hấp dẫn của nó không chỉ đơn thuần là trò chụp mũ kiểu chính ủy. Vietimes có thể là một thằng hề, nhưng rõ ràng nó pha trò không hề nhạt nhẽo.

    Với tôi, một sản phẩm tốt là một sản phẩm bán được và hợp pháp. Thuốc lá, porn, rượu... về cơ bản có hại nhiều hơn có lợi cho con người nhưng nó vẫn tồn tại hợp pháp và mang lại lợi nhuận. Ở Việt Nam, khi mọi thứ chưa thành dòng sản phẩm rõ ràng, người ta thường có xu hướng gom cả cụm vào để đánh giá theo một tiêu chí chung. Đánh giá một bộ phim thương mại thành công hay không dựa trên giá trị nghệ thuật, cảnh quay, tiếng động... cũng lố bịch như đòi hỏi một báo lá cải phải nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp, có chất lượng tốt... Phim thương mại cũng như báo lá cải chỉ quan tâm duy nhất một thứ: thu hút được khán giả/độc giả.

    ReplyDelete
  34. @HA: Tớ không cho là quan điểm của cậu hay của bạn … sai nhưng tớ cho rằng nó rất không đầy đủ, vì chỉ dựa vào một tiêu chí là thị trường, là lượng tiêu dùng, trong khi một sản phẩm báo chí- cũng như bất kỳ sản phẩm hàng hóa nào khác- không chỉ lấy thị trường làm mục đích, bất chấp chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp hay trách nhiệm với khách hàng. Nhất là với các sản phẩm có tính thông tin, dễ bị lợi dụng và thao túng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới toàn thể xã hội như báo chí (không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi báo chí là quyền lực thứ tư) và trong điều kiện ở Việt Nam thiếu tính cạnh tranh và minh bạch thì việc đảm bảo các chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp cùng với sự giám sát của công chúng lại càng cần thiết.
    Tớ cũng không có ý định kéo bạn hiền vào cuộc chiến tập thể nào cả, bạn hiền nói thế, tớ thấy hơi buồn cười. Chẳng qua tớ thấy thế nào thì nói thế thôi. ;))
    Mà thôi, không tranh luận với bạn HA nữa, cuối năm đi uống trà xu với tớ nhé. :D

    ReplyDelete
  35. Hị, nó vẫn chưa thực sự tốt, vì chưa nằm được ở trong đúng category của nó. Kỳ này đang tưng bừng, bây giờ Vietimes thông báo xã luận: chúng tôi là lá cải đầu tiên của Việt Nam, tất cả những gì vừa làm chỉ là để thăm dò khả năng sức sống... thế thì đáng nể.

    ReplyDelete
  36. Theo tớ, bạn …hơi nhầm lẫn ở hai chỗ: Thứ nhất, tờ Vietimes không tự xác định là một tờ lá cải, thậm chí nó còn nhằm hướng tới giới trí thức- doanh nhân tức là giới elite cho xã hội. Và vì thế các đánh giá của bạn về Vietimes như một tờ lá cải sẽ không trùng hợp với cái expectation của bản thân tờ báo này cũng như của đa số bạn đọc khác về tờ đó. Cái thứ hai thì là tính normative của vấn đề, tớ không nghĩ một tờ báo lá cải có thể bất chấp đạo đức nghề nghiệp như bạn nói.

    ReplyDelete
  37. @ba chấm: quote của bác: "đứng trên phương diện báo chí, Vietimes đã cung cấp những sản phẩm tốt". Ý bác nói "trên phương diện báo chí lá cải", hay là "trên phương diện thương mại"? Chứ còn "trên phương diện báo chí" thì làm sao mà "tốt" được?

    Té ra là bác chửi Vietimes còn hơn mọi người, vì bác cho rằng nó lá cải, không nên trông đợi một chút gì nghiêm túc từ nó. Có thể bác đúng.

    ReplyDelete
  38. @Nhị Linh: Hị hị. Tưởng Vietimes nó phải ra xã luận thế này: "Chúng tôi không tự cho mình là báo lá cải. Đó là cách người ta gọi chúng tôi, xã hội thừa nhận chúng tôi mà thôi."

    Ref đàng hoàng nhé (xem sa bô) : http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=222776&ChannelID=10

    ReplyDelete
  39. Bạn Linh nói thế nào chứ, tớ thì chả thấy tờ báo lá cải nào (kể cả của Tây) coi trọng đạo đức nghề nghiệp cả. Coi trọng đạo đức nghề nghiệp thì đã không bị bọn celeb kiện ra tòa, phải bồi thường vì xâm phạm đời tư bất hợp pháp.

    ReplyDelete
  40. Hị hị hị. Thế thì mời bác sang bên bạn Tề Phi nói chuyện determinism.

    ReplyDelete
  41. Determinism là gì tôi cũng chả hỉu thì nói chuyện thế quái nào được.

    ReplyDelete
  42. Hị hị hị hị, với cả bác nhầm thẳng em xin lỗi cẳng. Một tờ báo đã lá cái thì không thể là dạng báo khác - cái đó thuộc về bản chất và trừ khi siêu lắm dẻo mỏ lắm không thì không thể biện minh. Không giống với một số hiện tượng khác.

    ReplyDelete
  43. Ờ, dưng mà biết đâu Vietimes đang tạo ra một new concept trong làng báo thì sao. Một kiểu học sinh giỏi toàn diện kết hợp lá cải và nhân dân. Kiêu hãnh và định kiến. Elite và đại chúng. Hị hị.

    ReplyDelete
  44. Kiêu hãnh và định kiến? Gớm, có mà thô lỗ và hãnh tiến thì còn nghe được!!!

    ReplyDelete
  45. @Ba chấm nói: "Vietimes có thể là một thằng hề, nhưng rõ ràng nó pha trò không hề nhạt nhẽo."
    Có điều, nó là hề của nhà vua, ăn cơm chúa múa tối ngày, miễn vua cười là được kể cả khi hề xúc xiểm vua chém trung thần bỏ tù người nói thẳng.
    Nhưng nó đã nịnh bợ quá lố nên đôi khi vua cười xong thấy quần thần không ai cười theo bèn ngớ ra mà bắt hạ màn, như kiểu Vietimes buộc phải dỡ bỏ 2 bài phỏng vấn VTN và NT vậy.
    Cũng như một câu hỏi giản dị, không xấu sao phải giấu đi?
    Mong ba chấm không là người của Vietimes (hay của ông Lê Doãn Hợp) cắm vào giới báo chí-blog

    ReplyDelete
  46. Ba chấm đưa ra một nhận định thuần lý, với cái đầu lạnh, điều đó dĩ nhiên OK. Nhưng với một công dân bình thường, bất bình trước sự càn rỡ của một vài tay nhà báo thiếu đạo đức thì cũng OK không kém. Chúng ta nhìn vấn đề từ những góc khác nhau.

    ReplyDelete
  47. Bay gio moi biet bai phong van nay.Cam on bac Linh. Toi nghiep ong VTNhan dung la cay hon ot

    ReplyDelete
  48. Anh Thiều sao dạo này xuống cấp thể nhở. Hình như việc bắng nhắng trước đám đông thường khiến cho nhà văn trở nên rẻ tiền. Không những Nguyễn Quang Thiều, mà Nguyễn Huy Thiệp nay cũng vậy.

    ReplyDelete