Thursday, November 29, 2007

Entry for November 29, 2007

Bài trên báo Thanh Niên của Lê Thị Thái Hòa về Lê Bá Khánh Trình

Lê Bá Khánh Trình bây giờ...

Thực ra tớ nghĩ vấn đề lớn nhất là anh không thực sự giỏi như người ta xưng tụng. Anh là một người giỏi Toán, điều đó là đúng, nhưng không phải là một tài năng siêu việt. Bản thân Lê Bá Khánh Trình cũng tự biết sức mình và tự nhận mình là không có gì quá xuất sắc.
Cùng đi thi với anh Trình đợt đấy còn có Phạm Văn Tiệp giờ đang làm GS ở Mỹ, chắc nổi trội về thành tích khoa học hơn Lê Bá Khánh Trình.
Vấn đề chủ yếu là trong việc xưng tụng, thần thánh hóa một số thành tích mà học sinh Việt Nam đạt được trong các kỳ thi quốc tế.



50 comments:

  1. Hì hì tượng tưởng ra rõ đấy chứ. Ấy là dưới mắt của nhà báo TH. xem ra, anh Trình này hợp với mình quá. Giá mà anh í chửa có vợ. :(.
    Bài này Hoà viết quá quá cảm xúc.

    ReplyDelete
  2. Tớ lại thấy thầy Trình có cách ứng xử của một người sống nhiều, hiểu nhiều và tự chọn cho mình một thái độ. Tớ không thấy tội nghiệp LBKT. Từng đọc 1 bài khá sâu về ông trên báo Thể Thao Văn Hóa cách đây ít năm (cũng topic "LBKT bây giờ"), thấy ông rất bình dị và cởi mở, thấy thiện cảm với thái độ tỉnh táo chính xác toán học không dùng nhiều tính từ đó, hehe. Hãy chú ý những câu ông hỏi lại phóng viên như "Ai gọi tôi (cậu bé vàng toán học) như thế ấy nhỉ?", những câu trả lời bỏ lửng hay cụt ngủn lưng chừng, không cho phép người ta đi sâu vào hơn nữa. Việc bạn Thái Hòa kỳ vọng rồi thất vọng hay chạnh lòng/tội nghiệp trước LBKT bây giờ nó không ảnh hưởng gì tới LBKT - đó là chuyện riêng của Thái Hòa thôi.

    Như 1 tác giả đã viết: "Anh muốn tôi làm gì bây giờ? Làm bà Tùng Long gỡ rối tơ lòng chăng? Nhưng tơ đó đứt rồi, dù đứt nhanh hay chậm, đứt vang dội hay âm thầm thì cũng là đứt, còn gì nữa đâu để mà nói". Nếu như việc thần tượng hóa LBKT cùng những thứ thuộc về tuyên truyền đi kèm với nó như tự hào dân tộc v.v (thời những năm 80 báo chí còn ít nên việc nhắc đi nhắc lại rất dễ ghi sâu tên tuổi, khác với bùng nổ thông tin như bây giờ) làm nhiều người nhìn nhận hay nhắc về LBKT như 1 thần đồng thì tự ông đã không bị vòng hào quang ấy nuốt chửng. Ông sống bình thường - điều mà đâu phải ai cũng có thể làm được.



    ReplyDelete
  3. @Oshin: hiểu mình là ai, mình muốn gì, mình đang giao tiếp với ai và hiểu luôn hoàn cảnh mình đang sống - thế mới được như LBKT hehe... :))

    ReplyDelete
  4. Có thể không phải học trò nhưng vì lòng kính trọng/trân trọng thì gọi bằng "thầy" cũng được. Tuy nhiên, ở Sàigòn thầy Trình có rất nhiều học trò :))

    ReplyDelete
  5. chưa bao giờ thần tượng LBKT...nhưng đọc bài này xong thấy LBKT dễ thương hay ho phết...

    "Cặp kính cận trên khuôn mặt ngơ ngác đến tội nghiệp, cái dáng cao lòng khòng đi liêu xiêu trong buổi gặp hôm ấy làm tôi cảm thấy đau lòng",

    Tớ lại thấy anh ý mà ngơ ngác, lòng khòng, liêu xiêu thật như mô tả thì eo ôi thật là cute...Giờ hiếm còn giai nào như thế...

    ReplyDelete
  6. LBKT dau phai la Greta Garbo de biet cach lui ve a^?n da^.t tranh giao tiep voi media va giu mai hinh anh huyen thoai trong long nguoi. Ong dau co tu cho minh la mot 'hinh tuong, than tuong, than dong', nen moi nhan loi moi phong van. Nhung vay cung tot, it ra bai bao cung co su chan that :))

    Mong ban Thai Hoa lan sau dung de cam xuc chen vao bai viet qua nhieu. Nguoi doc VN quen kieu tu duy tinh cam - cam xuc se de dang bi bai bao va tam trang cua ban anh huong (co the thay qua mot so comments tren day), tu nhien nhin thay Trinh nhu mot nguoi toi nghiep dang thuong hai. The thoi. To nghi la Thai Hoa se co nhieu bai bao hay va "kie^`m che^'" hon :))

    ReplyDelete
  7. Hihi, lan sau dung cho.n Mojo cafe nhe, tuy theo nguoi (ddo^. tuo^?i, nghe nghiep, ca tinh - neu biet) ma chon quan cafe thi cau chuyen se de da`ng no*? ro^. hon :P Cung la 1 kinh nghiem nho nho fai khong ban?

    ReplyDelete
  8. Ac ac cac bac co quen cac ban di thi quoc te thi biet thua may cuoc thi quoc te ay no nhu mot kieu lien hoan cua hoc sinh kha gioi thoi ma.
    That vong gi, ong Trinh cung tu biet va tu chon con duong thich hop roi, chu ben Duc nay PhD ban quan ao la con may, co nguoi con dung ban hoa o station gio hun hut va hoc sinh duoc giai quoc te xua kia gio day khong nghe nghiep ca nha song bang tro cap xa hoi day nay.

    ReplyDelete
  9. Dân đạt giải toán hầu như rất thành đạt, kể cả trong việc làm kinh tế. Nhưng Lê Bá Khánh Trình thì mờ nhạt quá.

    ReplyDelete
  10. đọc bài báo thấy tội tội, đúng là mặt trái của vòng hào quang bị áp đặt...

    ReplyDelete
  11. Thật ra cái này cũng khó nói, cái vấn đề ở đây là phương pháp training đối với các "thần đồng" đó. Có rất nhiều "thần đồng" chỉ mãi mãi là "thần đồng" mà không bức phá lên được. Trong khi có những người khác, xuất phát điểm thấp hơn nhưng có phương pháp phù hợp để phát triển tài năng thì sẽ tiến rất xa. Thày giờ đang giảng dạy ở trường KHTN SG. Nói chung là mỗi người một phần số. PV nếu đủ tế nhị thì không nên khơi lại những gì người ta không muốn nói ra. Quá khứ chỉ là quá khứ thôi.

    ReplyDelete
  12. cái bà phóng viên này quá đáng,
    gì mà "Cặp kính cận trên khuôn mặt ngơ ngác đến tội nghiệp, cái dáng cao lòng khòng đi liêu xiêu trong buổi gặp hôm ấy làm tôi cảm thấy đau lòng",
    gì mà "thần đồng ấy hôm nay lại là một giáo viên luyện thi cho lớp năng khiếu của trường năng khiếu TP.HCM".
    ,,,

    ReplyDelete
  13. Bạn Siriusstar nói cũng rất đúng, một mặt khác Lê Bá Khánh Trình cũng rất có thể là một trường hợp lẽ ra rất giỏi nhưng vì nhiều lý do mà không được như thế. Chẳng hạn sau khi học xong, anh Trình về Việt Nam dạy học chứ không tìm đường sang tư bản như anh Tiệp. Và khi về VN thì vì lý do kinh tế nên anh phải xoay sang dạy thêm chứ không thể tập trung nghiên cứu.
    Trong bài bạn Thái Hòa có viết câu này "chưa bao giờ phát minh ra bất cứ cái gì hay áp dụng toán học vào một lãnh vực nào đó trong cuộc sống trừ việc đi giải dạy chính môn toán" e chưa thỏa đáng. Toán học ứng dụng chỉ là một mảng của toán học, việc một người cả đời đi theo toán học lý thuyết thì hoàn toàn là vì chuyên môn của người ta là toán học lý thuyết.
    @Ngốc: Thế nào là thành đạt thì cũng khó nói. Ví dụ như anh Trình cũng khá thành công về mặt kinh tế (như tớ được nghe một số bạn cùng khoa anh ấy ở ĐHKHTN nói) nhưng không thành công về mặt khoa học.
    Hay các TS bán quần áo, bán hoa ở Đức mà hoaianh nói cũng có thể giàu có.
    Chữ thành đạt phải được so sánh giữa nguyện vọng và những gì cá nhân đó đạt được.

    ReplyDelete
  14. khà khà, bài viết cũng thú vị nhưng đọc xong thấy tội cho anh Trình. Anh ý bị thương hại vì anh ấy không được như người viết bài mong đợi.
    Khổ, đầy người bị thổi lên làm thần tượng k sống được với cái danh xưng quá sức ý.
    cả một đống câu hỏi và trả lời, được một câu hay, ta thì luyện gà nòi đi thi đoạt giải cao, coi đó là thể diện quốc gia trong khi sức học chung của đa số học sinh chả ra gì. Tây coi đi thi là cuộc thử sức, động lực... thi cho vui, còn việc học chả ai phải bắt, học vì mình chứ có phải học cho người khác đâu.

    ReplyDelete
  15. Đây là một vấn đề em nghĩ là rất lớn của giáo dục và không nên hời hợt với nó. Nói không khoe khoang, bản thân em đã từng đạt giải Quốc tế (chi tiết ko quan trọng) và đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này.

    Trước hết, về các cuộc thi quốc tế cũng như các cuộc thi HS giỏi trong nước (và cả các loại thi thể thao nữa), dân ta đều tham gia theo kiểu tạm gọi là "nuôi gà chọi", một triệu chứng của bệnh thành tích. Họ sẽ chọn một số em có gì đó khá khá một chút rồi nhồi và nhét thật nhiều kiến thức của bậc học trên (kiến thức đại học) hay chỉ luyện vài ngón thường ra thi mà thôi. Nói đơn giản nghĩa là học lệch, hay như rèn một mũi dùi vậy.

    Trong khi đó, các nước bạn chỉ tạo niềm đam mê cho các học sinh rồi để chúng tự bộc lộ năng khiếu. Nhiệm vụ của đội tuyển quốc gia chỉ là đi tuyển chọn. Việc này giống như xây một kim tự tháp vậy.

    So sánh hai hình ảnh là có thể phân biệt ngay tốt xấu.

    Ngay cả khi thi cũng vậy, ta đi thi với quyết tâm rất lớn, với ủy lạo, hy vọng từ cha mẹ, thầy cô, Đảng và nhà nước ... còn bạn bè quốc tế thì hết sức là thoải mái, như một chuyến đi chơi vậy. Ngày hôm sau thi mà hôm trước các bạn còn tắm biển cả ngày, chơi hết trò này tới trò khác. Gặp nhau hết sức là thân thiện, như là không hề có cuộc thi vậy.

    Thứ đến, bởi vì là nuôi gà chọi nên sau khi chọi xong rồi thì chưa ăn thịt gà là may lắm. Không mấy ai quan tâm định hướng cho những "tiềm năng" ấy tiếp tục phát triển hay giúp đỡ để chúng hướng đến khoa học thuận lợi hơn. Sau vinh quang thường là sự hụt hẫng.

    Tóm lại, các cuộc thi không thể hiện được tình trạng giáo dục của quốc gia. Và, ở nước ta, mục tiêu của giáo dục không phải là những em học sinh!

    Và cuối cùng, những người kỳ vọng vào những "tài năng" (mà em gọi là "tiềm năng") ấy xin hãy nghĩ lại về cách nhìn cuộc đời của mình. Cuộc đời là một cuộc đua marathon, và những học sinh giỏi ấy chỉ là những kẻ dẫn đầu trong 1-2km đầu. Còn cả một đoạn đường dài phía trước!

    Và ... liệu đạt thành tích hay làm điều gì đó kỳ tích có phải là mục dích của một cuộc đời!? Qua bài phỏng vấn, em cảm thấy anh Lê Bá Khánh Trình đã thể hiện rất rõ câu trả lời!

    PS: tầm của tay nhà báo này thật là quá "thấp"!

    ReplyDelete
  16. LBKT trả lời chân thật, hiểu biết. Người như thế mới đáng kính trọng.

    Các cuộc thi toán toét lý loét đối với bọn nước ngoài - cho dù là tầm quốc tế - thì cũng chỉ là một cuộc thi bình thường, phạm vi hẹp và ít người biết, chỉ là giao lưu giữa những người trẻ học toán. Vin vào đó để mà tự hào trí tuệ thủ dâm dân tộc thì e rằng chỉ có ở Việt Nam. Với lại, kiến thức để thi Olympic thì cày theo dạng là chính, chưa hệ thống bằng một chú sinh viên năm 2 ngành toán. Thậm chí 5 - 6 năm học theo ngành toán thì cũng chỉ mới ở mức phổ cập kiến thức, nhai lại những thứ ngàn đời mà người học toán nào cũng phải lấy làm kiến thức cơ bản.

    Tớ nghĩ dân Việt Nam mình nên thôi các mộng kiểu toán hay nhạc hay họa, triết... Tư duy khoai lang chưa hợp tầm với những thứ trừu tượng.

    ReplyDelete
  17. Tớ thì ko thấy có vấn đề gì ở anh Trình này cả. Lại thấy thú vị ở cách anh ấy đối đầu trước những thành tựu của bản thân, sức ép và mong đợi của người khác. Trả lời phỏng vấn rất thẳng thắn và trung thực, có phần thờ ơ có chủ định và tương đối thâm thúy nữa là khác. Chỉ có phóng viên và có lẽ là nhiều người khác thất vọng vì ko thu được cái gì li kì hoành tráng như mong đợi. Có hai câu trả lời đáng chú ý

    * Anh thấy trong cách luyện thi học sinh để thi giỏi toán quốc tế như “luyện gà nòi” có vấn đề gì không?
    - Nếu không đặt vấn đề thành tích là thể diện quốc gia thì cũng không cần. Như Nga họ không cần, họ coi là cuộc chơi và thi cho vui thôi, có lẽ họ coi thể diện quốc gia sẽ được thể hiện ở những mặt khác.

    * Lỗi có phải tại giải thưởng và sự vinh danh khi ấy quá sức anh không?
    - Tôi không hiểu, nếu mọi người kỳ vọng hay đánh giá gì vào tôi thì đó là từ phía mọi người thôi.

    ReplyDelete
  18. Interesting. Bài báo thú vị và có kỹ thuật viết tốt đấy chứ.

    ReplyDelete
  19. Oi anh Linh, em khong co y noi tien si chuyen sang ban quan ao ma thanh dat thi cung duoc, em thay day la mot lua chon do hoan canh ma thoi. Day la anh con chua biet la ban quan ao ma giau thi lai cha phai may ong tien si nay, con ban hoa thi troi oi khong phai la co cua hang ma la dung o mot goc station bay hoa tren mat dat ma ban nhu ban hang rong vay, day la con chua ke khong co tien ma thue cai cho ay thi phai di ban thue cho cua hang cua dan ganster day nha :P Ay the ma ban be cung lua ve nha co khi len giao su truong khoa het ca roi hoi co dau long khong :D
    Trong tuong quan day, day hoc nhu ong Trinh thi co gi ma dang buon, hoan toan tot dep, dung la van de nam o cho nha bao cu than thanh hoa giai quoc te roi cu ky vong nguoi ta cho lam vao, lai con toi nghiep ho nua chu... Em la ong Trinh chac em buc minh lam!

    ReplyDelete
  20. Có lần mình cũng nằm trong đội tuyển toán đi thi quốc gia. Nhưng mình đẹp gái, nên chẳng hứng thú lắm chuyện cày luyện, suốt ngày chỉ soi gương xem hôm nay mình đã đẹp gái hơn hơn hôm qua chưa. Bây giờ dù sao cũng tự hào, vì tuy thi cử không được gì cả sất nhưng lên mạng vẫn thấy mình xinh gái gấp trăm lần vô số đứa ở đây.

    ReplyDelete
  21. Tớ nhất trí với ý kiến của bác Minh Minh :)). Tư duy khoai lang tự ti dân tộc nhỏ này do không thể tự hào thể diện quốc gia như Olympic Thể Thao hay về phương điện kinh tế nên mới dồn vào mấy cuộc thi đánh du kích kiểu này. Thật ra mà nói thì cuộc thi kiểu này cũng không hẳn là vô ích vì nó cũng có tác dụng với những học sinh đam mê Toán, coi đó như một cột mốc để vươn tới. Cái quan trọng là xây dựng phương pháp đào tạo hoặc ít ra tạo điều kiện để những người này có cơ hội phát triển tài năng ở những nơi khác ( những nước tư bản chẳng hạn). Con chim bay mỏi cũng bay về tổ. Những người này đạt được thành công nhất định thì cũng trở về giúp sức cho VN thôi, không ít thì nhiều.

    Đúng như bác Linh và các bác khác nói, việc luyện thi ĐH và luyện "gà chọi" chả có gì là xấu hổ cả. Ngược lại, nó đáng được kính trọng. Biết bao lớp học sinh từ trường Năng Khiếu, Lê Hồng Phong hay các lớp "gà chọi" do thày dạy bây giờ cũng có rất nhiều người thành đạt ở nước ngoài hay đi nghiên cứu sinh nước ngoài. Biết được điều này chắc thày mừng lắm.

    ReplyDelete
  22. à, viết sai chính tả "bứt phá" chứ không phải "bức phá" :))...bác Minh minh sang Thailand sửa giới tính lúc nào thế ? :))

    ReplyDelete
  23. Chỉ có thể nói bài viết quá dài mà lại không đủ để mường tượng ra một Lê Bá Khánh Trình 1 cách toàn diện.

    ReplyDelete
  24. Tớ tưởng chỉ cần đoạn hỏi đáp là quá đủ để mường tượng về Lê Bá Khánh Trình rồi.

    ReplyDelete
  25. Đồng ý với suy nghĩ của bạn Linh. Cảm thấy buồn cười với suy nghĩ của tác giả bài báo. Thứ nhất, việc thần tượng/kỳ vọng đối với anh Trình là vấn đề của người khác và của tác giả, không phải vấn đề của anh ấy. Giải thưởng anh giành được năm 1979 có khi đã là đỉnh của thành tích anh đạt được, nó vẫn là niềm tự hào của VN, tự dưng gán từ "oan nghiệt" cho nó nhằm thê lương hóa nhân vật LBKT. Thứ hai, mỗi người một tính cách. Nếu bản tính của LBKT là bình dị, khép kín thì bản lĩnh của phóng viên ở chỗ phải biết tạo không khí thỏai mái, cởi mở đễ dẫn dắt câu chuyện theo hướng mà mình mong muốn, đâu phải lỗi của LBKT ! Việc gì phải "muốn hét lên "rằng tại sao anh lại nhận lời gặp tôi? để làm gì khi anh không có câu chuyện nào để kể..."

    ReplyDelete
  26. À, thực ra post này tớ nêu hiện tượng LBKT và các gợi mở vấn đề xung quanh thôi.

    Về bài phỏng vấn thì khách quan mà nói, tớ thấy đây là một bài phỏng vấn hay, chân dung LBKT hiện ra đầy đủ, rõ nét, khiến những người chưa từng gặp hay quen biết LBKT cũng có thể có hình dung về anh. Làm được điều ấy không dễ tí nào và chứng tỏ người viết rất có khả năng.

    Chỉ có đoạn cuối thì Thái Hòa hơi để cảm xúc chi phối quá, nếu tiết chế và thể hiện nhẹ nhàng hơn thì có lẽ bài viết sẽ hoàn hảo hơn.

    ReplyDelete
  27. Em lại thấy một Khánh Trình có phần đáng thương hại qua con mắt của tác giả. Công bằng mà nói, em không thích... à thôi, nói phần còn lại là không thích nhìn thấy cái hình ảnh này.

    ReplyDelete
  28. Có cần phải bàn cãi nhiều như vậy về một bài báo củ chuối đăng trên một tờ báo củ cải ?

    ReplyDelete
  29. Người đời kỳ vọng nhiều, mặc định thành công với những kỳ tích nên thấy tội nghiệp, nhưng em nghĩ quan trọng là Khánh Trình cảm thấy hài lòng với cuộc sống và lựa chọn của mình thôi.

    Em lại thấy LBKT bản lĩnh đấy chứ, đó là cái bản lĩnh trầm tĩnh, coi hư vinh cũng nhẹ như lông hồng và không bị áp lực từ dư luận. Hiểu mình muốn gì và sống thanh thản, bình dị, em thích hình ảnh này của thầy.

    ReplyDelete
  30. Có vẻ trong Nam nhiều người học thêm bác Khánh Trình nên hay gọi bác là thầy?

    ReplyDelete
  31. Định vào tem bác một cái nhưng pó tay vì đang ở chỗ làm. Về nhà mở máy ra thì đã hơn 26 comments, đã vậy mọi người lại nói hết những gì Juriste muốn nói. Híc!
    Juriste không nghĩ rằng những gì hiện tại không phải là thất bại của LBKT mà chính là thất bại của người dụng quân, không biết cách sử dụng hiệu quả nhân tài. Ở phương Tây, trong cơ quan hành chính hay trong công ty tư nhân, service Ressource Humaine (Ban quản trị nhân sự) có vai trò rất quan trọng. Họ nghiên cứu tìm năng lực của nhân viên và biết cách phát huy năng lực ấy.
    Nếu thầy LBKT hạnh phúc với những gì đang có, hãy tôn trọng thầy.

    ReplyDelete
  32. Sozi bác, em viết không tập trung nên ý hơi lộn xộn. Ý của em là: J không nghĩ rằng những gì hiện tại là thất bại của LBKT mà theo J, đó chính là thất bại của người dụng quân...
    Dễ hỉu hơn rồi bác nhể!

    ReplyDelete
  33. bạn Pink nói đúng đó bác Linh ạ. Riêng em thì có cơ hội học qua lớp thày Trình ở trường KHTN SG (CHỨ KHÔNG PHẢI HỌC THÊM) tuy chỉ vài tiết nhưng vẫn gọi là thày.

    ReplyDelete
  34. à, bác Phạm Văn Tiệp mà bác nói có phải bác Phạm Hữu Tiệp đang dạy ở trường University of Florida ? So sánh hai người thì cũng là giáo sư ĐH cả, vai vế XH như nhau. Mà bác Tiệp có nhiều publication phết (mới Google). Ở VN thì mấy người có bằng TS rồi thì cũng để đó đi nhậu thôi :))

    ReplyDelete
  35. :( thực ra khi viết bài này em đã không ý thức được hết sự phản ứng từ những người lớn tuổi, và quả thực đã nhận được quá nhiều những phản ứng ấy, nó rất đau lòng.
    Nhưng em nghĩ em đã rất chân thành nói lên sự hoang mang của chính em và chắc chắn là nhiều người khác về một thế hệ thần tượng mọi người đã đặt lên vai chúng ta trong một thời gian dài.
    Tại sao em để nguyên một đoạn phỏng vấn theo kiểu Q&A trong một bài viết? Vì em muốn sự công bằng. Nói thẳng ra rằng, trong cuộc trò chuyện, các câu trả lời không được chặt chẽ, gọn gàng như thế đâu. Ngồi nghe lại máy ghi âm em còn sửng sốt.
    Em thực sự bị shock khi gặp anh Trình, em choáng thực sự, và em viết bài này bằng chính cảm giác ấy, sự thất vọng ngập lòng rằng tại sao lại thế? Có thể khác đi không?...
    Nhưng em biết em có một lỗi, đó là bằng thế mạnh của người viết báo, em đã làm đau lòng anh Trình và nhiều người khác nưã.
    Em rất muốn xin lỗi, như một sự thiếu "nghĩ lại" của mình cho một bài viết dù em biết em chỉ có thể lựa chọn Viết hay Không viết chứ cũng chẳng thể viết khác đi!

    ReplyDelete
  36. Bài viết này của nhà báo hơi quá. Quái gì mà dùng đến hình ảnh ''là một cái cây sau cơn bão không sao mà trổ những cành lá non kiêu hãnh khi các cành và mầm của nó đã bị vặt hết''. LBKT luôn cho thấy là một người thông minh và hiểu biết, anh biết anh là ai và anh cần gì, thế là đủ. Hai chữ ''thành đạt'' không thể hiểu theo một nghĩa, một chiều và áp đặt như vậy được, nhất là khi công khai đánh giá người khác trên mặt báo.

    Đọc bài của nhà báo LTTH luôn làm người ta, ngòai việc nhìn thấy nhân vật (dưới con mắt của nhà báo), còn nhìn thấy hình ảnh của một gái rất chi là gái. Nếu gọi đây là vai diễn (cuộc đời vốn là một sàn diễn), thì vai diễn là gái thì đạt - thừa cảm xúc, nông nổi và rất gái, nhưng diễn vai nhà báo thì quá emotional, buông thả cảm xúc trong bài viết, áp đặt ý kiến lên nhân vật và người đọc, chắc kiểu nó phải thế mới là Thanh niên tuần san. May mà LBKT không quan tâm tới báo nào, viết gì về mình.

    ReplyDelete
  37. @Huong em, có cần phải hậm hực với chị thế không? ;)

    ReplyDelete
  38. Hòan tòan không, chị biết mà ;). Em chỉ muốn chị diễn tốt cả hai vai thôi.

    ReplyDelete
  39. Em không phải là người SG nên em thực sự ra khỏi quận 1, quận 3 là không biết đi đâu.
    Mojo cafe cũng là một tiệm cafe yên tĩnh. Nhưng có những bài học mới nhận ra mình sai ở đâu.
    Cảm ơn anh.

    ReplyDelete
  40. có một thống kê là dân Việt Nam thường khá tin vào những gì báo chí nói. Do đó người viết báo cần khách quan không để cảm xúc lấn át khi viết có thể làm người đọc hiểu sai ý trong bài. Be professional! Tớ đọc khá nhiều bài phỏng vấn của Thái Hòa với những người nổi tiếng khác, phần lớn theo tớ là rất tốt, rất neutral. Tốt ở chỗ đọc bài phỏng vấn ta thấy rõ tính cách của người được phỏng vấn (ví dụ như bài này) chứ không phải chăm chăm nhét chữ vào mồm như PV Vietimes phỏng vấn ông Nhàn. Hi vọng những người viết báo khác cũng có cái tâm khi viết bài như Thái Hòa. Chúc bạn luôn giữ được cái tâm neutral khi viết bài.

    ReplyDelete
  41. Công nhận đoạn phỏng vấn ổn. Nhưng đoạn cuối thì thôi zồi, phá hỏng toàn bài, cứ như một trích đoạn tiểu thuyết "Nếu...anh không phải là một giấc mơ".

    ReplyDelete
  42. Em thay bai phong van cua chi Hoa hay ra phet, chi duy nhat doan ket hoi the hien suy nghi that cua chi ay nen gay shock cho mot so nguoi. Phan ung cua chi cung dung voi suy nghi chung cua gioi tre tung than tuong Thay Trinh. Neu nhu em doc bai nay cach day 2 nam thi co le em se rat rat dong cam voi tam trang cua chi. Vi luc do em moi tot nghiep DH, em cung nghi la sau nay minh cung se phai tro thanh the nay the kia... :D. Nhung sau 2 nam di lam thi em lai nghi khac. Em nghi chi can cong viec cua em la cong viec luong thien, co dong gop cho xa hoi va co mot nguon thu nhap sach va du song thi cung tot ma. (Khong biet Thay Trinh co nghi nhu the nay khong nhi?). Em cam nhan duoc su tham thuy trong cach Thay tra loi. Don gian nhung sau sac, rat giong voi tinh cach cua mot nha giao. Em khong thay thuong hai Thay hay gi gi ca ma van cuc ky ton trong Thay. Voi em, cong viec cua mot nha giao khong he don gian, no doi hoi cai tam va su tan tuy. La mot giao vien luyen thi cung rat hay ma. Thay gop phan dao tao duoc nhung con nguoi cua mot the he moi ma. Neu chi Hoa lam mot bai phong van voi cac the he hoc tro cua Thay Trinh de nghe nhung cam nhan cua ho ve Thay cung hay day chi oi. Em tin co khoi hoc tro cua Thay bay gio hoi bi thanh dat day. Lam Thay cua nhung nguoi gioi cung hay day chu.

    ReplyDelete
  43. "Mình phải biết mình là ai". Ở đây cũng có thể đặt lại vấn đề "tự nhận thức" mà bác Vương Trí Nhàn hay nói tới.

    ReplyDelete
  44. Ngoài tiết mục hơi xúc động nên lồng tình cảm cá nhân vào thì bé nhà báo cũng hơi bậy khi cho rằng nghiên cứu toán thì phải có cái gì đó ứng dụng cụ thể kiểu như giải bài toán có một con bò đang chạy trên đồng thì mình phải chạy với vận tốc bao nhiêu theo một góc như thế nào để húc được nó.

    ReplyDelete
  45. Trong nhieu truong hop du biet la nguoi phong van co thien y nhung ma doc xong chac van tuc anh ach ay nhi, nhat la khi bi toi nghiep voi ca thuong cam :D

    ReplyDelete
  46. Tác giả bài báo và bác Linh đều viết sai tên một người: Phạm Hữu Tiệp. Hữu Tiệp là tên một làng ở Ngọc Hà.
    Bài báo này đã thoát ra khỏi phong cách viết báo Hàm Châu, mà theo tôi cái phong cách này đã ngự trị rất dai dẳng trên báo chí Việt Nam và do đó tôi nghĩ là đây một điểm tích cực.
    Bài báo đã không xác định rõ ràng đây là một bài phỏng vấn, do đó đã có các yếu tố "văn học" dính vào.
    Có lần tôi đọc một bài viết của Nasar trên The New Yorker về Perelman, và tôi rất thích kiểu bài viết như vậy.
    Đấy là về chuyện bài báo.
    Ngoài lề, tôi nghe nói (tức là thông tin thuộc loại truyền miệng trong dân gian, đúng sai tôi không đảm bảo) ngay từ hồi trong đội tuyển, các thầy đánh giá năng lực của anh Tiệp cao nhất, nhưng khi đi thi anh Tiệp lại không đoạt giải cao nhất. Thi cử nhiều khi cũng rất khó nói. [Tất nhiên ở đây không có bất cứ mối liên hệ nào giữa năng lực giải bài tập toán và năng lực nghiên cứu khoa học toán, nhưng trong 4 người thưở đấy thì anh Tiệp có nhiều đóng góp nhất cho nghiên cứu toán, và khi học ở MGU thì anh Tiệp cũng là người có năng lực nổi trội hơn cả]. Việc anh Trình bây giờ đi luyện toán, thú thực, là tôi cũng có cảm giác ngậm ngùi tuy không biết là phải hay không phải, nhưng một tiến sĩ toán học chỉ dùng những tri thức của mình để dạy học sinh cấp 3 thì cũng hơi phí [tất nhiên một tiến sĩ dạy học sinh phổ thông hay làm những công việc khác chuyên môn cũng không phải là chuyện đặc biệt hay hiếm hoi hay đáng tiếc]. Và ngoài ra cũng cần phải nói thêm rằng một giảng viên đại học không nghiên cứu khoa học không phải là một giảng viên xịn.

    ReplyDelete
  47. Bây giờ các em nhỏ thi toán quốc tế có vẻ ít được chú ý đến chứ thời mình đi học ngày xưa thì những người như thế nổi lắm. Mình chơi với 2 chị em nhà nọ, chị tên là Diễm Hằng, em tên là Thiều Hoa, hóa ra là bố mẹ nó lấy tên mấy cô gái thi IMO đặt tên cho con.
    Nhưng mà nếu nền giáo dục VN vẫn như hiện nay, con mình, mình nhất định cho nó học chuyên toán (trừ khi nó quá dốt, dốt như mẹ nó hihi). Không có đội tuyển đội tiếc gì, đâm sâu vào toán thì khổ. Nhưng học kha khá ở 1 lớp chuyên toán, ít ra nó cũng học được phép suy luận logic.

    ReplyDelete
  48. Em thi con nho hoi xua doc cuon sach viet ve co Diem Hang cong nhan rat la nguong mo :D
    Nhung nam dat nuoc doi ngheo day thi nhung thanh tuu nhu the la tu hao lam, nhu Dang Thai Son la ca mot niem rung dong lon lao (thay cac anh chi hoi do ke lai den muc rung rung nuoc mat co ma) ma that ra cho den nay thi VN cung chang co niem rung dong nao lon hon trong linh vuc am nhac co dien ca.

    ReplyDelete
  49. Bac Trinh dung la khong co loi gi ca, loi la o dan VN ngu, cu tuong cai giai Olimpic cho tre con ay la oai lam, la duoc the gioi coi trong lam (bao chi ngay do viet sau khi nghe tin may anh ay duoc giai Olimpic: "chung ta khong chi thang My tren mat tran quan su, chung ta con thang ca My tren mat tran khoa hoc ky thuat").

    That ra, cha co nha toan hoc chuyen nghiep nao quan tam den cai thu ay, mac du co rat nhieu vi noi tieng hien nay tung duoc giai ay.

    Cong trinh toan hoc - tot nhat ma mot nguoi VN da tung lam duoc cho toi nay chac la chung minh cai "Fundamental Lemma for unitary groups" ("Bo de co ban cho cac nhom unitare") ma anh Ngo Bao Chau da lam cung voi thay cua minh la ong Gerard Laumon. Day la mot bo de rat kho, quan trong trong chuong trinh Langlands - mot chuong trinh nham ket hop cac nganh toan voi nhau khong lo. Noi chung la duoc mot cai nay cung tro thanh danh thu toan hoc roi, chi kem bon duoc giai Fields mot bac. Anh Chau ma lam them duoc do 1-2 chuong tuong tu nhu cai nay nua thi chac suat Fields.

    Pham Huu Tiep hien nay cung la mot nha dai so tot - cung co nhieu cong trinh. Ngay truoc minh nghe dau anh ay co duoc de cu trao giai Fields (tat nhien la khong duoc nhung the cung co nghia la lam duoc vai thu tot tot roi). Trinh do toan hoc cua anh Tiep vi the so voi anh Trinh thi la mot troi mot vuc.

    ReplyDelete
  50. Các bác đọc cái này này:

    http://blog.360.yahoo.com/blog-kT36HeQ1brIMTYHVNMagtVw-?cq=1&p=195#comments

    ReplyDelete