Monday, December 3, 2007

Entry for December 03, 2007

Vietimes gọi cô giáo dùng băng keo dán miệng cháu bé là “con quỷ đội lốt người”! Có thứ báo chí nào dùng cái giọng đường phố ấy không? Cũng lại một hành vi ném đá tập thể man rợ, không những thế trong giọng điệu bài báo, tôi còn cảm thấy một sự khoái trá độc ác ngấm ngầm khi tìm được “con quỷ đội lốt người” để ném đá.

Đọc toàn bài chẳng thấy có ý gì, toàn giọng điệu quán nước vỉa hè, đổ lỗi hết tất cả cho giáo viên.

Bài này của bác Hao Nhien Vu đáng đọc. Về cơ bản, tôi nghĩ bác Hao Nhien có lý.

21 comments:

  1. Cho dù bác viết văn có hay như thế nào nhưng cháu vẫn ko đồng ý..cháu sẽ nói lên quan điểm của chính mình.
    -Thứ 1: hok đổ lỗi cho quá khứ của cô giáo, đã là cô giáo phải có nhận thức tốt..có thể hoàn cảnh cô lớn lên hok đc đẹp nhưng với tri thức của 1 giáo viên thì cô phải biết thế nào là đúng thế nào là sai.
    -Thứ 2: đã làm nghề nuôi dạy trẻ phải chấp nhận, điều trẻ em khóc, phải xuất phát từ tấm lòng yêu trẻ. tại sao có thể cho những người thiếu nhân cách vào làm giáo viên để có thể giáo dục ra 1 lớp người thiếu nhân cách đc nhỉ?..tại sao ko rút kinh nghiệm từ quá khứ
    -Thứ 3: công nhận là có những thầy cô cũng đánh học sinh bằng cách này hay cách nọ.Nhưng vì sao học sinh ko lên án? cháu nói cho bác nhé: Học sinh bây giờ ko ngu, đc sống trong chiều chuộng nên ko cần phải sợ ai hết. Lớp trẻ bây giờ có 1 tính gọi là tốt cũng ko đúng mà xấu cũng ko phải..đó là bồng bột , thẳng tính, ngang ngược..còn lâu thầy cô mới có thể hành hạ học sinh mà ko bị gì nhé! Nhưng còn tùy vào cách đánh của thầy cô mà học sinh có quyết định lên án hay ko..vì sao? vì hành động đó xuất phát từ một con người có nhân cách, từ tấm lòng biết yêu học sinh. Học sinh hiểu chơ...đâu có ngu!!!
    Đoạn trên em đã comment cho bác Vu, em hok tán thành với anh...báo chí lên án có quyền đanh thép, có quyền châm biếm nhằm nhấn mạnh, anh đừng có "cầm đèn chạy trước oto". 1 phần quan trọng chính là nhận thức của người đọc đối với báo chí "anh đừng có vạch lá tìm sâu".

    ReplyDelete

  2. Nói không phải bênh, nhưng thực sự vụ việc xảy ra là từ sự thiếu nhận thức của cô giáo, chứ không phải là cố ý gây hại cháu bé. Tao nghĩ là cô giáo này không hề biết việc bịt miệng cháu bé bằng băng keo (có thể học từ xem phim hồng kông) có thể gây dẫn đến ngạt thở gây tử vong. Việc này trách nhiệm lớn và đầu tiên phải thuộc về ngưoi nắm quyền, tại sao lại để 1 ngưoi không có hiểu biết gì về chăm sóc trẻ-mới tốt nghiệp lớp 11-làm công việc này. Cũng có thể mấy ông cầm quyền nghĩ, chăm sóc đứa con nít thì có gì phải học, mấy bà bảo mẫu vẫn làm tốt đấy thôi. Nhưng đứng trên phương diện trông 1 lúc mấy chục đứa thì vấn đề lại trở lên khác.

    ReplyDelete
  3. đọc blog của Bố cu Hưng mà kinh, thấy các bạn ào ạt xông vào chửi rủa.
    em nghe tin bé Trân có thể không qua khỏi cũng thấy lạnh người.
    mà em nghĩ cô giáo kia cũng ân hận suốt đời rồi.
    còn chửi thì bao giờ chẳng dễ.
    chỉ ngạc nhiên là có nhà báo cứ thích nổi tiếng bằng cách rẻ tiền qua blog như bạn Bố cu Hưng thấy mà ghê!

    ReplyDelete
  4. y,sao nghe giong ten truyen tren coithienthai the. Mu dung la ba giao day da man that

    ReplyDelete
  5. Bạn cong h xưng hô “tao” với ai ở đây thế???

    ReplyDelete
  6. :(, chi hy vong em be se song thoi anh Linh ah, it truong hop chet lam san roi ma tinh lai lam :(, danh cho mot phep mau thoi.

    ReplyDelete
  7. hihi, xưng tao hay chứ
    em thấy cứ như người Mèo.
    cái thằng kia, tao yêu mày! kiểu thế :))

    ReplyDelete
  8. Hix dạo này Vietimes càng ngày càng "hay"

    ReplyDelete
  9. Càng ngày càng nhiều trò ném đá! Nhất là bác times thì còn máu nữa kìa!

    ReplyDelete
  10. vâng, chán quá anh ạ. Lại đổ hết tội lên đầu cô nuôi dạy hổ. Tuy rằng, em cũng cực ghét cô nuôi dạy hổ này. Vì chẳng ai dán băng keo vào mồm trẻ con khi không dỗ chúng được. Vụ này không phải là ngu, không phải thiếu ý thức mà là độc ác. Nhưng độc ác hơn khi mỗi khi chết người chúng ta lại được nghe các quan ra rả: xin được được kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc. Chết con người ta, còn ở đó mà kiểm điểm. Việc này là của nhà nước, đâu phải cứ tìm ra một con đổ mà đổ lên đầu. Sẽ còn nhiều bé Trâm với bé Trân nữa.

    ReplyDelete
  11. Đúng là ngôn ngữ báo chí ko nên dùng "con quỷ đội lốt người". Nhưng về mặt nội dung thì bài báo ko tệ.Ta có thể hiểu thoát nghĩa là cô giữ trẻ ấy đã mất gần hết những nhân tính tốt cần có của 1 con người.

    ReplyDelete
  12. @Cát Khuê: Bạn ơi, bạn nói ai rẻ tiền thế?

    ReplyDelete
  13. Gửi bạn cong h: J không đồng ý với bạn. Bạn viết: "Tao nghĩ là cô giáo này không hề biết việc bịt miệng cháu bé bằng băng keo .. có thể gây dẫn đến ngạt thở gây tử vong.". Cô giáo Vy là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Pháp luật bắt buộc cô ta phải nhận thức được và có trách nhiệm với hành vi của mình. Đặc biệt chăm sóc trẻ lại là công việc của cô ta (cho dù là không có bằng cấp). Trẻ nhỏ 18 tháng tuổi, khả năng hô hấp và tự vệ của cơ thể còn yếu. Dán băng keo vào miệng là hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Hậu quả đã thấy. Việc cô giáo này bị khởi tố về tội "vô ý gây thương tích", theo J vẫn còn nhẹ, chưa đúng tội.

    ReplyDelete
  14. @linh: xin lỗi cái này post trên blog thằng bạn nên xưng hô mày tao, lúc paste lại đây quên không sửa.

    @jur: tôi đồng ý với bạn rằng "chăm sóc trẻ lại là công việc của cô ta", cho nên sự việc xảy ra trách nhiệm phần lớn là thuộc về bảo mẫu Vy. Ý mình muốn xét tới ở đây là cô Vy là một nguời không có bằng cấp, và chưa từng trải qua một khóa học hay nghiệp vụ nào liên quan đến những vấn đề về an toàn cho trẻ thơ. Tôi không nghĩ rằng cô Vy hiểu được hành động bịt miệng đứa trẻ sẽ gây đến tắc thở cho bé, vì nếu hiểu được chắc chắn cô ta đã không làm vậy, vì như vậy đồng nghĩa với việc cô ấy muốn mưu sát đứa trẻ. Giả thuyết này là hoàn toàn vô lý, bởi vì không có một động cơ gì cho thấy cô Vy muốn giết một đứa trẻ 18 tháng tuổi, không có khả năng gây hại, và không thù hằn gì với cô giáo Vy.

    Chuyện này không thể đổ hết lỗi lên đầu cơ giáo Vy, lỗi lớn nhất trong chuyện này là cơ quan chức năng đã buông lỏng quản lý, để một người không có trình độ và kiến thức gì về trẻ em hành nghề chắm sóc trẻ rồi dẫn dên hậu quả tang thương này.

    Vụ này giống với vụ bé trâm một chỗ là những người gây ra chuyện đã không có ý thức gì về hậu quả của việc mình làm.

    ReplyDelete
  15. @ Cong h: Pháp luật bắt buộc chủ thể của quan hệ pháp luật phải nhận thức được hành vi của mình. Anh không thể biện bạch lý do không hiểu biết để làm căn cứ thoát tội hoặc giảm tội. Chẳng hạn như một người vứt một chai rượu từ cửa sổ tầng 4 xuống đường, trúng đầu một người đi bộ. Người đó bị chấn thương sọ não chết. Theo bạn thì người kia có thể nói rằng anh ta không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm không?
    J không theo chuyên ngành LHS nên không nhớ rõ chính xác có cần phải chứng minh động cơ thực hiện hành vi cho tội giết người không. Nếu phải có động cơ thì hành vi của cô Vy sẽ thuộc tội vô ý làm chết người. Nếu không thì sẽ thuộc tội giết người. Cái này chỉ cần hỏi một SV luật năm thứ 3 là rõ ngay. Khi có câu trả lời, J sẽ báo bạn ngay.
    J hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bạn trên khía cạnh xã hội.

    ReplyDelete
  16. theo minh thì hành vi ném chai rượu xuống như bạn nói và hình vi bịt miệng là khác nhau. Hành vi ném chai rượu từ tầng 4 xuống thì ai cũng biết sẽ gây chết người nếu vô tình chúng ai đó. Nhưng hành vi dùng băng keo bịt miệng đứa trẻ 18 tháng tuổi thì không phải là ai cũng nhận ra nó có thể gây đến tử vong. Chẳng phải ta vẫn thấy hình ảnh bịt miệng để không cho nạn nhân nói trong phim đấy thôi, đâu có bao giờ thấy nạn nhân chết trong phim vì lí do đó.

    Thực ra bản thân tôi cũng rất bất ngờ khi biết hành vi bịt miệng có thể gấy đến tử vong.

    ReplyDelete
  17. Phần nào đồng ý với Cát Khuê. Đọc những comments ở blog này cảm thấy dễ chịu hơn ở blog Bố cu Hưng. Đương nhiên không ai không thề không rùng mình trước chuyện đã xảy ra, nhất là người đang có con bằng tuổi bé Trân như mình, nhưng mình cũng cực kỳ dị ứng trò đấu tố tập thể. Bạn BCH này càng ngày càng có xu hướng hay kích động đám đông.

    ReplyDelete
  18. Dán băng keo là một "bí quyết" phổ biến trong các nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường tiểu học từ hơn 20 năm nay rồi anh ạ, có thể lâu hơn, vì khi tôi học mẫu giáo đã chứng kiến cô giáo lấy băng keo dán miệng bạn mình nếu nói chuyện trong giờ ngủ trưa, và dán mắt lại nếu không nhắm mắt lại ngủ (chính tôi cũng có lần suýt bị dán mắt, may mà khóc lóc năn nỉ kịp thời.) Đến bây giờ vẫn còn nhớ. Nhưng cả lớp tôi không ai dám phản ứng, cũng không ai về kể với bố mẹ. Vì coi đấy là chuyện bình thường.
    Nên chăng ngoài việc xem lại tư cách và trình độ của giáo viên, ta cũng phải giáo dục cho trẻ em biết tự trọng và biết phản kháng khi bị xúc phạm, ngay từ tiểu học. Chẳng hạn chuyện cô giáo bắt học sinh liếm ghế, tôi buồn vì cô giáo và cũng buồn vì học sinh, các em học bao nhiêu bài học mà không có bài nào dạy các em rằng không ai có quyền bắt các em làm điều đó? Và các em răm rắp làm theo mà không một lời phản đối?

    ReplyDelete
  19. "Thuong cho roi cho vot, ghet cho ngot cho bui", cau noi cua mieng nay vao tay dan tri thap gay hau qua nghiem trong qua, phai bo ngay lap tuc, cam bo me ong ba thay co ho hang va nguoi lon noi chung dung cau nay trong day do con cai tre em!!!

    ReplyDelete
  20. à cong h: Có chứ, có nhiều trường hợp chết vì ngạt thở do bị bịt miệng chứ. J đã xem cả trên phim rồi. Nếu như bị bịt miệng trong thời gian dài mà hệ hô hấp có vấn đề thì tính nguy hiểm là hiển nhiên. Trẻ em khả năng hô hấp không mạnh như người lớn. Đặc biệt nếu đang bị sổ mũi thì chỉ thở bằng miệng. Hành vi bịt miệng không dễ nhận ra tính nguy hiểm như hành vi ném chai nhưng chúng có cùng bản chất. KHÔNG BIẾT KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ KHÔNG CÓ TỘI.
    J không ủng hộ kiểu "đánh hội đồng". Cô giáo kia chắc cũng ân hận lắm. Nhưng phải xử đúng người đúng tội. Và nên xử nghiêm để làm gương.

    ReplyDelete