Trong các trường mầm non: ở Hà Nội, cô giáo dọa cháu bé cho vào máy giặt. Ở thành phố Hồ Chí Minh, một cô giáo dán băng keo vào miệng trẻ cho khỏi khóc. Cháu bé này đã chết (thông tin mới là chết lâm sàng nhưng đang được cứu chữa) vì không thở được. Tuy chưa xác định chính xác nguyên nhân vì còn nhiều sự bất nhất trong các lời khai nhưng việc dán băng keo vào miệng một cháu bé 18 tháng tuổi là tàn nhẫn không chấp nhận được. Và nếu kết quả điều tra cho thấy đây chính là nguyên nhân cháu bé chết thì đó còn là một tội ác đã được thực hiện (ngộ sát).
Trên blog Trang Hạ, Trang Hạ kể chuyện con gái mình bị cô giáo vạch quần ra mà đánh vào mông trước mặt các bạn vì nói chuyện trong giờ. Mà cháu còn là học sinh tiểu học, ở một ngôi trường khá nổi tiếng ở Hà Nội là trường Tiểu học Chu Văn An. Thật đáng sợ. Tôi nhớ hồi tôi đi học tiểu học ở một trường nửa làng nửa phố ở suýt soát ngoại thành Hà Nội, các cô giáo có vụt thước kẻ vào ngón tay học sinh, các thầy giáo có ném phấn vào học sinh nói chuyện hay kéo tai học sinh nhưng cũng không tới mức thô bỉ như thế. Ở đây, tôi không bào chữa là vụt thước kẻ hay ném phấn là có thể chấp nhận được- bất cứ hành động bạo lực nhà trường nào dù đối tượng thực hiện là thầy giáo hay học sinh cũng đều không chấp nhận được. Nhưng dù sao các hành động này cũng không xúc phạm nhân phẩm học sinh (bên cạnh việc xúc phạm thân thể) như việc lột quần đánh vào mông, nhất là lại với một bé gái.
Tự nhiên nhớ tới mấy câu đọc trên blog của bạn nào đó. Bạn viết rằng bạn là người Việt Nam nên con bạn sinh ra cũng sẽ là người Việt Nam. Nhưng bạn lại không muốn con mình sinh ra là người Việt Nam. Quả thật nếu sinh con và nuôi dậy ở Việt Nam rồi sẽ phải đứng trước bao nhiêu vấn đề, khi con đi học, sẽ phải nghĩ tới quà tặng cho cô giáo ngày 20/11 sao cho con mình không bị trù dập, sẽ phải hồi hộp mong là cô giáo của con mình không quá tệ, không bắt trẻ con liếm ghế, bị cả lớp tát vào mặt hay bị lột quần ra để đánh.
Vâng, và bộ trưởng Giáo dục thì vẫn cứ đòi tăng học phí và phấn đấu có 20.000 tiến sĩ. Trong khi một việc rất cấp bách là lập lại kỷ cương trong chốn học đường, nghiêm cấm mọi hành vi bạo lực và xúc phạm nhân phẩm trẻ em trong nhà trường thì lại không được quan tâm đúng mức. Trong việc này còn cần có sự thay đổi triệt để tư duy của không chỉ các thầy cô giáo mà còn cả cha mẹ học sinh. Họ cần thấy rằng việc giáo dục con trẻ ở mọi nơi mọi lúc không thể bằng đòn roi. Sự việc các phụ huynh học sinh viết đơn xin “tha” cho cô giáo bắt con em họ liếm ghế hay các ý kiến phản hồi coi sự trừng phạt về thân thể của giáo viên với học sinh là có thể chấp nhận được ở mức độ nào đó cho thấy trong xã hội chúng ta, quyền của trẻ con vẫn chưa được tôn trọng thực sự. Nhiều người chúng ta vẫn giễu cợt khi đọc/nghe chuyện người Arab cầm roi dạy vợ. Nhưng đối với người Arab, việc cầm roi dạy vợ cũng như cầm roi dạy con thôi, vì phụ nữ có trí tuệ và hiểu biết thấp nên phải dạy dỗ, nói không nghe thì phải cầm roi. Cũng như vậy, thái độ của chúng ta đối với việc dạy con trẻ xét sâu xa liệu có phải cũng chẳng khác gì?
Tôi còn nhớ trên 1 show truyền hình Mỹ gần đây, 1 bà mẹ bị nghi ngờ là do không biết hay bất cẩn trong chế độ dinh dưỡng đã gây ra cái chết cho đứa con mới mười mấy tháng. Bà mẹ đó phải vào tù. Tuy tất cả chỉ dừng ở chỗ nghi ngờ và đang trong quá trình điều tra nhưng khi sinh đứa bé thứ 2, bà mẹ này đã bị cách ly không được phép nuôi con và em bé mới sinh được gởi nuôi ở một gia đình khác. Sau một quá trình kiện tụng, khóc than, cuối cùng bà mẹ cũng nhận lại được đứa con ruột để chăm lo sau hơn 1 năm ly gián.
ReplyDeleteCâu chuyện nghe thật xa xỉ nếu so sánh với những câu chuyện ở VN hiện tại mà bạn Linh nêu ra. Người đọc chỉ còn biết rùng mình không biết đứa con mình sinh ra sẽ đi đến những nơi nào, bị đối xử hay gặp gỡ những ai trong 1 đất nước mà pháp luật, luân lý và tình người hầu như rất ít khi hiện diện ở những nơi mà lẽ ra nó cần phải hiện diện. Một xã hội phi nhân tính với một nền luật pháp rệu rã, nồng nặc mùi gangster.
Tội nghiệp cho các em nhỏ quá!
Tôi không hiểu mình đang sống ở đâu nữa!
ReplyDeleteLiên tiếp những ngày gần đây, hàng loạt những tin tức ghê rợn trong nhà trường đã bóp nghẹt trái tim những bậc cha mẹ: học sinh bị chính thầy cô đe doạ, bị giao cho công an, dân quân tra tấn, bị thầy giáo lạm dụng, và hôm nay: bị dán băng keo cho đến chết ngạt!
Hỡi ôi! Môi trường giáo dục nhân bản là thế sao?
Công ước bảo vệ quyền trẻ em (mà VN là nước thứ 2 ký vào) được thực thi như thế sao?
Chuyện gì đang xảy ra trong nền giáo dục ưu việt của nước tôi?
Những thày cô giáo đã được đào tạo như thế nào? Mà coi học sinh như đối tượng trừng trị như thế?
Những kẻ quản lý đã làm gì ? Để bao con thú được khoác lên người chiếc áo cao quý ấy?
Phải trừng trị thật nặng những kẻ mất nhân tính!
Phải rà soát lại những con người đang đào tạo, quản lý bộ máy ấy, và cả cái hệ thống bất lực, vô dụng, tai hoạ ấy!
Và trước mắt, chúng ta hãy để tang cho nạn nhân bé bỏng của của nạn bạo hành kinh tởm trong giáo dục; hãy cất lên tiếng nói căm phẫn với cái ác đang ngạo nghễ tồn tại, bất chấp mọi giá trị đạo đức nghìn đời của dân tộc, vẫn không ngừng bòn rút người dân nhưng vẫn để mặc cho con em chúng ta thui chột dần trong một nền giáo dục bất hạnh!
Hãy để tang cho nền giáo dục VN!
Ban Linh nen dang tai bai viet nay tren Dien dan Giao duc hoac muc Ban doc viet tren vnexpress. Qua that, sau nay co' con nho? di hoc, ko biet se the nao voi tinh trang giao duc nhu hien nay .
ReplyDeleteNghĩ lại thấy hồi đi học mẫu giáo mình thật là may mắn, cùng lắm chỉ bị cô giáo lấy cái ô chọc vào (mông) vì không chịu ngủ trưa là cùng :((
ReplyDelete-_-
ReplyDeleteVợ chồng em hoặc là home school các con hoặc là như lào bây giờ nhỉ ... đọc tin hàng ngày mà thấy rùng mình và phẫn uất dễ sợ >.<
Mọi người cứ bảo, sao dạo này báo chí phanh phui ra nhiều chuyện thế.
Thật ra, báo chí là 1 phần, còn lại phần lớn những vụ tiếp sau là do nhận thức của cộng đồng đã khác đi và người ta biết-thế-là-sai nên mới đứng lên phản đối và kiện cáo ...
Đáng mừng là càng ngày càng có nhiều người nhận thức được những quyền lợi bảo vệ thân thể của chính mình ... nhưng ko chỉ đưa vài mẩu tin, cho nghỉ việc vài thầy cô giáo là xong... mà làm cho bọn trẻ yên tâm học hành ...
Con bé con học Trưng Vương ( trường cấp 1, cấp 2 của mình ... híc ) đã được chuyển trường, nhưng liệu nó có bị đối xử như ông thầy giáo đứng lên tố cáo gian lận thi cử ko ???
Ngày xưa đi học, viết sai chữ nào là bị cô bắt khum tay lại, cầm thước gỗ gõ beng vào mấu xương mới đau chứ ... nhưng hồi đấy ngu ngơ biết gì đâu ... haizzzzz ...
Bây giờ đang được đà đi kiện, nên thầy cô bại hoại bị lên thớt ... nhưng quan trọng là xã hội nhìn nhận mọi thứ thế nào chứ ...
Chả có cái nước nào như cái nước này ... dân chúng sợ công an như sợ quỉ, ghét bác sĩ như ghét tà và bây giờ thì hãi hùng với thầy cô giáo ... ối mẹ ơi ...
Hay mình hoãn kế hoạch sinh em bé lại, đợi tình hình khả quan thì ... tính tiếp ^^
Thế nên yêu nước lắm nhưng khi nghĩ đến ngày về là lại lo. Lo trường học, bệnh viện, thủ tục hành chính...
ReplyDeleteUi, hoi em hoc cap 2 (lop 6) CVA mot hom khong lam bai tap bi thay giao dui dau vao cua kinh lop lam vo ca cua kinh day nay. Nhieu giao vien ac on lam anh a!
ReplyDeleteHehe, nhớ lại cái hồi ông Bộ trưởng mới lên, có mấy bức thư phụ huynh gởi cho ông thống thiết đến run rẩy trên báo Tuổi Trẻ, tạo ra một làn sóng phồn vinh hồ hởi hy vọng giả tạo.Nay nhìn lại giống như truyện "Đào kép mới" (không nhớ tên chính xác) của Nguyễn Công Hoan. Nhưng lần sau đưa bánh vẽ ra, dân còn mấy ai rung động?
ReplyDeleteTuy nhiên, không kể đến trạng thái thụ động - ngu si hưởng thái bình của ông Nhân, trộm nghĩ nếu ổng có thực sự giỏi/tâm huyết thì có lẽ cũng rất khó tạo ra được sự thay đổi đáng kể nào trong cái hệ thống thối nát liên hoàn đó :(
Thì đây, những chiêu hành hạ các con mà không để lại dấu vết được các cô thao tác hàng ngày: http://www.webtretho.com/forum/showthread.php?p=1271672&posted=1#post1271672
ReplyDeleteem tò mò ko biết các cô thầy này về nhà dạy con cái thế nào.
ReplyDeleteanyway, em nghĩ chủ yếu do quan niệm quá extreme dẫn đến lệch lạc về hành động, đẩy từ cái "uốn nắn" lên thành cái "đe nẹt" và "trừng trị", kiểu "con nít thì biết gì, phải làm tới nơi tới chốn", xem trẻ con như một lũ ngơ ngác, một bầy lợn con muốn làm gì thì làm chứ ko bao h nghĩ trẻ con cũng là con người có cảm xúc và cách suy nghĩ của riêng chúng và phải được tôn trọng. cho nên, bây giờ một đứa trẻ có cá tính, dám nói lên suy nghĩ của mình thì thể nào cũng bị cho là hỗn láo, ngỗ ngược, đại loại như thế...thay vì dạy trẻ con cách tự hòa nhập, tự survive, tự chăm sóc cho bản thân thì lại cứ nhồi nhét vào đầu những thứ ko đâu...
còn về chuyện đi học, theo em thì các anh chị cứ cố làm thật nhiều tiền, gửi con vào trường quốc tế, đó ko hẳn là "total effect solution" nhưng ít nhất, tiền ở đó cũng mua được sự văn minh :)
Những người tử tế hãy đứng ra lập thật nhiều trường tử tế cho con em chúng ta được đối xử tử tế, còn lớp giáo viên bây giờ ...bó tay rồi.
ReplyDelete"thương cho roi cho vọt" anh ơi cái này, again, là "thuần phong mỹ tục"! Anh đừng nhìn thuần fong mỹ tục bằng con mắt s&m hay con mắt cách tân chứ.
ReplyDeleteChuyện "gõ đầu trẻ" là bình thường và vẫn sẽ là bình thường khi xã hội thấy dửng dưng.
ReplyDeleteVề việc cơ chế mới trong giáo dục thì tớ không rành lắm, nhưng việc hàng loạt vụ việc của giáo dục liên tiếp bị đưa ra dạo gần đây có lẽ là do mấy nguyên nhân (đời thường) sau:
ReplyDelete1. Báo chí đã tìm được cách lách hơn để lôi ra được 1 số việc động trời. Có lẽ vì hoảng sợ trước bước tiến dần dần lên 'dân chủ' của báo chí VN nên vừa qua báo Tuổi Trẻ đã bị thay đổi nhân sự để chuyển hướng trở lại là báo của Thành đoàn.
2. Mức độ tội ác/ bạo lực/gangster và cách thức tiến hành nhục hình trong nhà trường đã tăng lên và được thực hiện công khai trong khi độ tuổi của nạn nhân lại thấp hơn.
3. Dân trí ngày càng cao trong thời đại bùng nổ thông tin.
4. Bloggers
:))
hehe ban Linh co ve se la 1 nguoi bo tot :D
ReplyDelete"Họ cần thấy rằng việc giáo dục con trẻ ở mọi nơi mọi lúc không thể bằng đòn roi."
Mình hồi tiểu học rất ngoan (bây giờ còn ngoan gấp ngàn lần thuở ấy) nên cũng chỉ nhận tổng cộng có mỗi 1-2 cái tát của cô giáo. Các bạn mình ít ngoan hơn nên ăn những cú tát thật lực ngày ngày. Lên cấp 3 thì mình bị đuổi ra khỏi lớp 3 lần, lần nào cũng bị đuổi vô cớ vô lý (ví dụ chúng nó cùng cười, nhưng khi thầy trừng mắt thì chúng nó nhất loạt im, mình vẫn chưa thôi cười).
ReplyDeleteSau này mình có con, cô giáo trẻ trung mơn mởn xinh xắn nào đánh con mình sẽ bị mình ném lên giường mà quất cho một trận :D
nhà dột từ nóc, không lo chăm sóc gốc cây mà chỉ chăm chút phần ngọn, cây đổ là chuyện 1 sớm 1 chiều.
ReplyDeleteSợ nhỉ, sau này có con, nếu là con gái thì nơm nớp sợ bị thầy giáo thịt, nếu là con trai thì sợ cô giáo xơi.
ReplyDeleteSo sánh chuyện một cô giáo đánh học trò bằng thước, thấm gì với một ông Bộ Trưởng dùng cả bộ máy truyền thông để đánh một cậu học trò. biết làm sao bây giờ, ông Bộ Trưởng suốt thời gian lên nhậm chức thì ngoài chuyện nhảy đổng lên miệt thị một cậu học trò 17 tuổi bằng lá thư đầy những lời lập lờ gian trá vì cậu này đụng tới mình, ngoài ra chẳng thấy ông xuất hiện trong bất kỳ vụ ầm ĩ liên quan tới ngành giáo dục nào. Cuối cùng ông lên chức cao hơn - hiểu ra ngay ông không xuất hiện giải quyết vấn đề nào vì ông mãi lo lobby và đánh bóng tên tuổi mình cho chức cao vọng trọng nhiều hơn.
ReplyDeleteĐã có một thời SV thị đại học 0 điểm cũng được vào trường Sư Phạm. Chẳng lạ gì nếu giờ đây tràn lan những giáo viên kiểu thế.
Ở xã hội ta, không phải chuyện quyền trẻ con hay quyền người lớn không được tôn trọng, mà vấn đề chính là KẺ MẠNH LÀ KẺ CẦM QUYỀN, CHÂN LÝ THUỘC VỀ KẺ CÓ QUYỀN LỰC HƠN. Ví dụ bạn Linh lớn hơn tui thì bạn Linh nói gì cũng là đúng, tui sửa chữa lại sẽ bị xem là hỗn hào. Sếp luôn đúng vì sếp có quyền lực hơn. Thầy cô luôn đúng vì thầy cô có quyền lực hơn. Công an luôn đúng vì công an có quyền lực hơn. Ai phản ứng lại thì bị xem là hỗn, là phản động, là vô đạo đức.
Thở dài thôi. Chắc chả bao giờ chuyện này giải quyết được đâu. Từ ông Bộ trưởng đã thế, mong chờ gì bây giờ!
Voi vai nam truong su pham nhan toan sinh vien kem, ca mot the he se duoc dao tao boi cac thay co giao trinh do thap le te :(
ReplyDeleteNghi theo mot huong khac thi co phai la tu khi co Bo truong moi thi co che da transparent hon khien cho hang loat vu viec bi dua ra truoc cong luan?
ReplyDeleteTôi thấy mọi người đổ hết lên đầu ông Bộ trưởng thì cũng không thỏa đáng lắm. Đồng ý là những chuyện bạo hành trong học đường như thế, hay chuyện chạy theo thành tích thì ổng phải có trách nhiệm. Tuy nhiên, một con én không làm nên mùa xuân. Một mình ổng có muốn làm gì mà cấp dưới thừa hành không đúng ý thì cũng khó. Mọi người thử nghĩ Bộ GD thay đổi nhân sự nhưng chỉ có 1 mình ổng là mới, còn cấp thứ trưởng có ai mới chăng ? có người mới đó nhưng liệu có phù hợp quan điểm của ổng không ? hay cũng là theo quan điểm cũ ? Mọi ngừơi có thấy sự mâu thuẫn ngấm ngầm chăng [không phải là phân biệt vùng miền nhưng em nghĩ work-oriention của người Bắc - ngừơi Nam có khác nhau, ổng chưa dẹp yên bên trong làm sao lo chuyện bên ngoài]? Thời gian 1-2 năm làm sao chèo chống được sự thối nát có từ 10-20 năm trước. Tất nhiên, sau nhiệm kỳ nữa mà thấy mọi chuyện chẳng ra gì thì lúc đó có nói ông này thùng rỗng kêu to thì cũng kịp.
ReplyDeleteý em chính là education reform là một quá trình dài, cần có người lãnh đạo có đủ tâm, tài, kiên nhẫn theo đuổi qua các đời Bộ trưởng chứ chả phải mình ông Nhân. Mà thôi, nghĩ chuyện đó bây giờ như chuyện cổ tích vậy...
ReplyDelete