Friday, November 14, 2008

Entry for November 14, 2008

Đối thoại với trí thức không cần treo bảng

Tôi thấy bài này bốc thơm Thủ tướng một cách khá vô duyên, (cũng nói thêm là nhìn chung, tôi đánh giá khá cao Thủ tướng Dũng, mặc dù tôi cảm thấy ông có phần hơi bị hạn chế bởi những lực cản hữu hình và vô hình trong một bộ máy cồng kềnh và luôn e sợ các thay đổi).

Câu hỏi của Lê Bộ Lĩnh, nếu không nhầm thì là Viện phó Viện Kinh tế Thế giới.

"Đại biểu Lê Bộ Lĩnh (An Giang) nêu câu hỏi rằng, trước nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước, trí thức trong và ngoài nước đã có nhiều đóng góp và gửi nhiều ý kiến. Thủ tướng có kế hoạch đối thoại với các nhà khoa học và trí thức không? Thủ tướng nói rằng không biết đại biểu định nghĩa trí thức như thế nào, còn “ngày nào tôi cũng đối thoại với trí thức”...

Một câu trả lời rất đáng chú ý của Thủ tướng: “Những người làm việc chung quanh tôi đều là tiến sĩ, kỹ sư, có học vị cả. Chúng tôi làm việc liên tục và tiếp xúc hằng ngày. Treo khẩu hiệu đối thoại với trí thức thì hình thức quá”"


Theo tôi, ở đây Thủ tướng đã hiểu sai câu hỏi của ông Lĩnh và hiểu sai cả ý nghĩa của từ "đối thoại" mà ông Lĩnh nêu ra. Ông Lĩnh hỏi về việc đối thoại chứ không phải việc Thủ tướng nghe ý kiến của những người giúp việc, các chuyên viên bên cạnh ông, để đề ra các quyết sách. Việc nghe ý kiến của những chuyên gia chỉ là sự cố vấn, trao đổi của những người dưới quyền hay giúp việc cho Thủ tướng. Đó không phải là "đối thoại với trí thức" như câu hỏi ông Lĩnh đặt ra.

Ý thứ hai Thủ tướng hiểu sai là từ "trí thức". Từ "trí thức" dùng trong những hoàn cảnh khác nhau sẽ có những ý nghĩa khác nhau. Ví dụ một ông giáo làng cách đây 30 năm hẳn cũng được gọi là "trí thức", hay bây giờ người ta cũng có thể gọi một cử nhân đại học là "trí thức". Theo nghĩa này, trí thức là người có học, và nghĩa này thường được hiểu theo bối cảnh giai cấp trong những cụm từ như "tầng lớp trí thức", "trí thức tiểu tư sản"...

Nhưng trong cách hiểu mà đại biểu Lĩnh nêu ra thì "trí thức" không phải chỉ là người có học vị. Từ "trí thức" bản thân có hai chữ "trí" và "thức", nghĩa là người vừa có học vấn (trí), lại vừa có trách nhiệm "thức tỉnh" công chúng. Hiểu theo nghĩa này, người trí thức không chỉ đơn thuần là nhà chuyên môn trong một lĩnh vực hẹp nhất định mà là người có thể và thường xuyên đóng góp ý kiến cho chính quyền hay tác đông tới dư luận trong các vấn đề quốc gia đại sự. Cách hiểu của Thủ tướng khi trả lời câu hỏi này đồng nghĩa "trí thức" với người có học, và ông cho rằng việc ông làm việc, nói chuyện, lắng nghe ý kiến của các tiến sĩ, kỹ sư giúp việc cho ông cũng là "đối thoại với trí thức". Chứ còn tất nhiên xung quanh Thủ tướng đều là người có học vị cả, ít nhất cũng phải tốt nghiệp Đại học rồi (dù cũng có thể là đại học tại chức).

Trí thức có thể là người độc lập ý kiến với lãnh đạo. Lấy ví dụ có nhiều trí thức ngoài Đảng, ở trong nước hay nước ngoài, không làm việc cho Chính phủ hay cố vấn cho Thủ tướng. Họ cũng hoàn toàn có thể có những đóng góp về quan điểm, chính sách cho Chính phủ. Nhưng nếu Thủ tướng không đối thoại với họ thì Chính phủ sẽ không thể biết đến tiếng nói của họ. Trong khi đó, những người giúp việc, hiến kế ở xung quanh Thủ tướng có thể là những người giỏi giang, có học vị đầy mình, nhưng họ cũng bị ràng buộc bởi những quyền lợi và cả góc nhìn của họ. Nói như thế không có nghĩa là những ý kiến của họ không quan trọng mà là nó không đủ, không thể lấy việc Thủ tướng làm việc với bộ sậu là tiến sĩ, kỹ sư hàng ngày, để rồi cho rằng như vậy là Thủ tướng đang đối thoại với trí thức được.


24 comments:

  1. thôi thì kêu là "trí thức độc lập/từ xa" để phân biệt với nhóm trí thức thân cận/lân cận/getting to yes của ông Dũng :P

    ông Dũng nói "Chúng tôi làm việc liên tục và tiếp xúc hằng ngày. Treo khẩu hiệu đối thoại với trí thức thì hình thức quá” để cho thấy việc đối thoại với trí thức là bình thường, là chuyện thường ngày ở huyện mà ông vẫn làm. Nhưng cố ý nhập nhèm các loại trí thức và đối thoại lân nội dung đối thoại, cho là việc "đối thoại" đó thành bình thường để khỏi ai thắc mắc chi tới nó nữa, cũng là cách để tránh né đối thoại/bịt mõm theo đúng nghĩa của nó. Ông Dũng thật là hay :))

    Và như thế, cái title bài báo trở nên quá hớ. Nghe thì có vẻ dân chủ thoải mái gần gũi vô biên giới lắm, nhưng té ra chỉ là trò mị dân và tảng lờ đi vấn đề đặt ra :P

    ReplyDelete
  2. P.S: hình như các bác ấy e ngại là từ đối thoại lại chuyển sang đối đầu thì kẹt, nên đóng cửa nhà trước cho an tàn :))

    ReplyDelete
  3. spam tí về 'người trí thức xớ rớ" của Cao Huy Thuần:

    "định rất rõ rệt: vị trí của người trí thức trong xã hội. Mở đầu một bài viết, anh nhắc hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ:

    Có giang sơn thì sĩ đã có tên
    So chính khí đã đầy trong trời đất

    Sĩ tức là người trí thức. Đương nhiên, trước hết định nghĩa thế nào là người trí thức? Người trí thức, kẻ sĩ ấy, là ai vậy, mà hễ có giang sơn thì ắt đã phải có anh ta rồi, không có anh ta thì giang sơn còn chưa trọn vẹn là giang sơn, và có anh ta thì nguồn chính khí bỗng đầy trong trời đất? Anh từ đâu đến? Anh đến để làm gì trong cuộc đời này? Trách nhiệm của anh là gì? Ai giao cho anh trách nhiệm ấy? Mối quan hệ của anh là như thế nào với quần chúng, và với chính quyền? ...

    Tôi bổng nhớ đến Nguyễn Khắc Viện, một người cũng từng băn khoăn rất nhiều về vị trí và thái độ của người trí thức trong xã hội. Nguyễn Khắc Viện có lần nói: "Nhiệm vụ của kẻ sĩ, thời nào cũng vậy, là gây dư luận". Gây, khuấy động dư luận, không để cho dư luận được yên, yên trí, không để cho ai bằng lòng với tất cả những gì đã tưởng là đương nhiên. Giữ cho trí óc và lương tâm của xã hội luôn luôn tỉnh thức. Là người canh gác sự tỉnh thức thường trực của xã hội...

    Nguyễn Khắc Viện nói đến người trí thức lần ấy là nhân thể bàn về điều gì đấy mà nhắc qua. Cao Huy Thuần thì đi thẳng vào vấn đề, trực diện và toàn diện hơn. Trước hết anh phân biệt người có học với người trí thức. Anh dẫn lời J. P. Sartre: Trí thức không phải là tất cả những người làm lao động trí óc. Một người nghiên cứu trên hạt nhân để cho nổ ra trái bom nguyên tử càng lúc càng tinh vi, ông gọi người đó là nhà bác học. Cũng nhà bác học đó, khi ý thức được cái khí giới giết người ghê gớm ông nắm trong tay, đứng lên hô hào chống bom nguyên tử, lúc đó ông ấy là trí thức. Từ đó mà đi đến định nghĩa thú vị này: trí thức là người làm những việc chẳng ăn nhậu gì đến họ, "s'occupe de ce qui ne le regarde pas". Kỹ sư thì không lo xây cầu, thầy thuốc thì không lo khám bệnh, kinh tế gia thì không lo cộng trừ nhân chia với cái thống kê. Họ thường xuyên xớ rớ vào những chuyện không phải của họ. Tại sao họ xớ rớ vào những chuyện không liên quan gì đến họ như vậy ? Ấy là tại vì họ xớ rớ vào chính chuyện của họ. Chuyện không phải của họ mà họ thấy là của họ. Cái thấy đó làm họ trở thành trí thức.

    ReplyDelete
  4. "Vậy đó, thật thú vị, trí thức chính là "người xớ rớ", là người thường xuyên làm cho mọi chuyện tưởng đã yên hoá ra không phải là đã yên, là người thường xuyên "đặt lại vấn đề", về mọi chuyện, và bất kỳ ở đâu, với bất kỳ ai. Cao Huy Thuần viết: trí thức là người nói sự thật, người phê bình, và anh nhắc lại chính Marx : "phê bình không nhân nhượng về những gì đang hiện hữu, không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không thụt lùi dù trước kết luận của chính mình hoặc trước xung đột với chính quyền, bất cứ chính quyền nào". Phê bình như vậy, trí thức góp phần giúp xã hội ý thức chính mình, tiến tới một trật tự tốt hơn, nhân đạo hơn, hợp lý hơn. Người trí thức do vậy mà trở thành lương tâm của xã hội, phát ngôn nhân của những lực lượng tiến bộ trong xã hội ở bất cứ giai đoạn nào của lịch sử. Trí thức là những người tự đặt mình ra khỏi thẩm quyền của mình. Tại sao họ làm vậy ? Tại vì, Sartre trả lời, "trí thức là người ý thức được sự xung đột xảy ra trong lòng họ và trong lòng xã hội giữa việc đi tìm sự thật qua thực tiễn hành động và hệ ý thức đang đô hộ. Ý thức được điều đó tức là khám phá ra những mâu thuẫn căn bản của xã hội, nghĩa là những xung đột giai cấp và, ngay trong lòng giai cấp thống trị, một xung đột hữu cơ giữa sự thật mà giai cấp đó nhân danh để thống trị và những huyền thoại, giá trị, tập tục mà nó bám giữ và truyền nhiễm vào những giai cấp khác để thống trị".

    Là người xớ rớ, là người gây phiền nhiễu, cho nên, như là định mệnh vậy, họ khó được chính quyền ưa. Thậm chí xã hội, cái xã hội thông thường mà ta phải sống trong đó hằng ngày, cái quần chúng mà họ luôn giữ cho thức tỉnh, nhiều khi cũng lấy làm khó chịu về họ. Và Cao Huy Thuần nói với một người bạn anh, là một trí thức chân chính: " ...bởi vì anh là hiện thân của mâu thuẫn, bởi vì chính cái mâu thuẫn giữa sự thật khách quan, phổ quát mà anh theo đuổi, và sự thật riêng biệt, chủ quan mà hệ ý thức thống trị đang áp đặt trên xã hội, vâng, bởi vì chính cái mâu thuẫn đó làm nên người trí thức nơi anh, (cho nên) đáng lẽ ra anh không nên làm người trí thức. Trong thành phần của anh, bao nhiêu người đã không làm như vậy. Vậy thì, nếu anh cứ muốn làm, hãy chấp nhận cô đơn mà làm, chênh vênh giữa trời và đất, trời mà anh đã ruồng bỏ, đất muôn đời chẳng dung nạp anh. Anh có thể là lý thuyết gia của giai cấp bị áp bức, nhưng không bao giờ, không bao giờ, anh là trí thức hữu cơ của giai cấp đó". Người trí thức, như vậy, cả đối với quần chúng nữa, mà "anh chỉ biết có phục vụ", cũng là "người xớ rớ". Cả đối với cái quần chúng ấy nữa, anh ta cũng không để cho họ được yên, anh luôn bảo họ đừng bao giờ chịu yên. Cả đối với họ, chính đối với họ, anh luôn là người thức tỉnh. Anh tất cô đơn là phải! ...

    ReplyDelete
  5. "Những điều Cao Huy Thuần thống thiết nói với người bạn trí thức của anh đang sống ở trong nước, tôi nghĩ cũng là anh tự nói về mình. Cái định mệnh của bạn anh mà anh thấu hiểu và chỉa sẻ, chính anh cũng tự nguyện nhận lấy nó. Vì sao vậy? Cao Huy Thuần nói rất rõ, như một tuyên ngôn chính thức và trang trọng của anh: bởi vì "tôi chưa bao giờ thấy mình nhạt tình với cách mạng mà cũng chưa bao giờ phân biệt cách mạng với dân chủ. Có cách mạng nào lại không có nhân tố dân chủ! Và nếu không nhắm đến dân chủ thì cách mạng để làm gì? Để làm gì nếu không phải để cho con người tự chủ hơn, hạnh phúc hơn?". Có lẽ khó có thể nói rõ hơn nữa về thái độ trách nhiệm trí thức của Cao Huy Thuần. Anh sẽ "xớ rớ" vào các vấn đề dân chủ của đất nước vì anh vẫn nồng nhiệt cách mạng như tự thuở nào. Bằng tuyên bố này, anh giúp chúng ta hiểu đúng hơn, sâu sắc hơn, trân trọng hơn tiếng nói của trí thức Việt Nam đang sống và làm việc ở nước ngoài đối với các vấn đề trong nước. Cao Huy Thuần còn nói thêm: "Một đằng, tự hào dân tộc và ký ức về quá khứ nô lệ làm tôi sôi máu khi có kẻ mạnh nào lên mặt dạy bảo về văn hóa và văn minh. Một đằng, bài học nhân nghĩa của Nguyễn Trãi khiến ta mơ ước một xã hội đẹp hơn nữa trong quan hệ giữa người với người, giữa dân với nước". Vậy nên, dân chủ – hay như cách nói, cách định nghĩa thật hay, thật thấm thía của Cao Huy Thuần: bài học nhân nghĩa của Nguyễn Trãi về quan hệ tốt đẹp giữa người với người, giữa dân với nước –, dân chủ, dân chủ hoá cho một xã hội Việt Nam đã giành được độc lập sau mấy cuộc chiến tranh anh hùng, sẽ là suy nghĩ trăn trở quán xuyến của anh, cũng là đề tài quán xuyến của cuốn sách này.Và anh có một vị trí đặc biệt để nói về điều đó mà anh muốn được chân thành cống hiến cho công cuộc tốt đẹp này. Anh viết: "Chúng ta phải thay đổi, và bởi vì thay đổi là không thể tránh được, hãy giữ độc lập của ta bằng cách đoàn kết mà thay đổi, thay đổi trong sức mạnh của toàn dân, không phải dưới áp lực từ bên ngoài. Lại xin nói thêm: hơn bao giờ hết, "toàn dân" phải hiểu là bao gồm cả khối dân tộc ở ngoài nước. Tầm quan trọng lớn lao của khối này chưa hề được hiểu đúng mức. Bởi vì muốn hiểu đúng người khác thì phải hiểu họ từ trong bụng của họ, chứ không phải hiểu họ từ trong bụng của ta. Thời điểm ngày hôm nay bắt buộc cái bụng này phải nghe cái bụng kia, nghe với quan tâm cùng nhau định nghĩa quyền lợi tối cao của dân tộc. Mà không phải định nghĩa trừu tượng đâu, vô ích. Ðịnh nghĩa qua từng sự việc cụ thể, bởi vì chỉ như vậy tin tưởng mới vượt lên trên chia rẽ, hận thù, đạo đức Việt Nam mới thắng "đạo đức" đế quốc" ... "

    Bài tựa của Nguyên Ngọc về tác phẩm "Thế giới quanh ta - Một góc nhìn trí thức" của Cao Huy Thuần

    ReplyDelete
  6. tôi nghĩ "đối thoại" không phải là từ dễ tiêu hoá, nó có truyền thống như vậy trong nhiều đời Thủ tướng rồi.

    ReplyDelete
  7. "trí thức" Linh có y mỉa mai người học tại chức nhé!

    ReplyDelete
  8. Em có 1 thắc mắc, tại sao họp Quốc hội mà không thấy anh BT Giao Thông Vận Tải Hồ Nghĩa Dũng đăng đàn nhỉ? Hay là có mà báo chí không (dám) tường thuật?

    ReplyDelete
  9. Người Pháp định nghĩa trí thức như sau: Trí thức là tất cả những ai, với vị trí xã hội của mình, có uy tín, thế lực nhất định và sử dụng uy tín thế lực đó để thuyết phục, kiến nghị, đấu tranh để cho tư tưởng phê bình được giải phóng khỏi mọi đại diện xã hội ( nguyên văn représentations sociales= tầng lớp xã hội?). Cụ thể hơn, trí thức là những người đấu tranh cho các giá trị của xã hội. Theo Jean-Paul Sartre, trí thức là những người nhúng mũi vào những chuyện chả dính dáng gì đến mình. Đó là những người, nhận thức được trách nhiệm cá nhân, không chấp nhận trở thành đồng lõa, bằng sự im lặng, với bất công và tàn bạo đang xảy ra không chỉ trong phạm vi nước Pháp mà trên toàn thế giới.

    ReplyDelete
  10. bài viết rất hay cũng như các cm rất hay

    anh cho VA dang lai bai vit nay nhe. thx

    ReplyDelete
  11. Bài này anh viết rất hay và rõ ràng, nhất là đã chỉ ra các cách hiểu khác nhau về trí thức và về đối thoại. Có lẽ thủ tướng và các cố vấn của ông chưa kịp cập nhật thông tin về trí thức trên báo chí trong vài tháng qua.

    ReplyDelete
  12. Đúng là hài hước thật: trong khi chưa thống nhất được khái niệm hay định nghĩa "trí thức" thì lại nói với nhau về "trí thức". Thế thì có khác gì "thầy bói xem voi" đâu.

    Nhưng người bị sơ hở trước tiên là ông Lĩnh, vì ông ấy là người đặt vấn đề, và ông ấy cũng biết rằng chưa chắc thủ tướng Dũng đã có cùng khái niệm hay định nghĩa về "trí thức" như ông ta, nên ông ta trước tiên phải nói rõ "trí thức" mà ông ta đề cập đến là ai hoặc như thế nào.

    Rõ ràng, thủ tướng Dũng tỉnh táo hơn ông Lĩnh, vì "Thủ tướng nói rằng không biết đại biểu định nghĩa trí thức như thế nào" => ít ra trước khi đề cập đến vấn đề trí thức thì thủ tướng cũng có ý niệm đầu tiên là phải đề cập về khái niệm hay định nghĩa "trí thức" rồi.

    Không hiểu sao anh Linh lại đem khái niệm hay định nghĩa "trí thức" của riêng mình ra để làm trọng tài được ? Cần thống nhất với cả thủ tướng và ông Lĩnh trước đã chứ anh.

    Riêng em thì nghĩ thế này: Cái "trí" nó vô cùng lắm, và cũng khó thống nhất chẳng kém gì cái "trí thức". Còn cái "thức tỉnh công chúng" theo như anh Linh nói thì hơi vội vàng. Ai thức tỉnh ai thì phải đợi sau đối thoại, rồi lại đợi đem áp dụng vào thực tế thì mới biết đó là "thức tỉnh" hay "ru ngủ". Chưa cần biết anh A "trí thức" đến mức độ nào, nhưng chỉ cần nhìn vào hiện thực là anh A đang bị người B lãnh đạo, anh A phải sống trong khuôn khổ Luật pháp, Pháp luật do người B đặt ra, phải vận động hay kêu gọi người B đối thoại với anh...thì cũng thật khó để người thứ ba chấp nhận cái "thức tỉnh quần chúng" của anh A rồi.

    ReplyDelete
  13. Mot bai viet co chieu sau voi nhung phan comment co cach tiep can van de rieng biet. E dong y voi y kien cua moi nguoi chi xin dong gop rang.truoc het cau hoi cua dai bieu la rat hay( du ko biet dai bieu mong doi gi va co dung y gi), Thu tuong hieu nham cau hoi? Hay co tinh hieu nham cau hoi? Hay bac luon canh giac voi moi cau hoi.Chi Thu tuong moi biet.Chat van Quoc hoi? nghe that to tat, dai bieu cua dan, ban viec cau dan nhung xem ra do la noi chang co nhieu su song phang o do. canh giac kheo leo va ghi diem...con viec cua dan...dau roi se lai vao day!

    ReplyDelete
  14. Phải chăng câu trả lời của Thủ tướng quá khó hiểu với bình dân và trí thức hay sao mà tác giả Lê Chân Nhân lại phải diễn giải giúp Ngài. Thủ tướng chỉ nói 1 câu mà Chân Nhân phải viết cả một bài để bình cái hay, cái đẹp, cái thâm thuý, cái sâu sắc của Thủ Tướng. Rất tiếc là bài viết của Chân Nhân chưa đạt để đăng báo vì nó thiên lệch và thiếu các minh chứng bằng con số, hoặc thống kê số lượng các hoạt động và phát ngôn tiêu biểu của Thủ tướng để chứng minh. Nó giống bài bình thơ của học sinh cấp 2 :-)

    Còn nói về Thủ tướng, tôi rất ủng hộ vì thấy ông tiến bộ hơn so với bộ máy và quyết liệt khi hành động.

    Có lẽ những bài báo tép riu này không đáng để quan tâm, bác Linh ạ. Trẻ em học critical thinking and writing cũng có thể phê bình và cho Chân Nhân điểm F.

    ReplyDelete
  15. Không biết có thể hiểu thủ tướng là "trí thức" không nữa ?

    Các lãnh đạo nhà mình "lụt ngôn ngữ" thiệt đó.

    ReplyDelete
  16. quý vị cm cao quá, câu trả lời của NTD phải được nhận xét dưới tầm nhìn của học sinh cấp 2 thì mới đúng thực chất của nó. Quanh tôi và dưới quyền tôi toàn là trí thức, tôi nói chuyện với họ suốt ngày cho nên tôi cũng là trí thức và luôn luôn đối thọi với họ đấy thôi. Dân tộc VN đúng là kh. thế nào khá được. Ôi!!!

    ReplyDelete
  17. A Linh đã đọc định nghĩa về trí thức tại NQ TW 7 chưa?

    ReplyDelete
  18. Câu đầu ông Dũng nói: "Tôi nói chuyện, trao đổi....treo khẩu ngữ...hơi quá", BH nghe có vẻ ông ám chỉ "ông nói chuyện với tri thức hàng ngày đó thôi". Tri thức ở đây là những người cố vấn cho ông, ở ngay cạnh ông, Trong khi ông Lĩnh lại hỏi ông D đã tiếp cận với trí thức bên ngoài vòng radar của ông D chưa?

    Treo khẩu ngữ ..." nghe có vẻ ông D rất "kiêu" vì lúc nào cũng có dân trí thức bên mình, nhưng lại để giảm sự kiêu của mình đi, lại xài "cần gì phải treo khẩu ngữ" để "đánh bóng", vì vây ông L tưởng ông D ko thường nói chuyện với trí thức, ông D sợ hiểu lầm.
    Có vẻ như ông D chỉ coi những người quanh mình là trí thức và thế đã đủ rồi.

    Đằng khác
    ông D hỏi cũng đúng thôi: nhiều người tưởng rằng trí thức chỉ là những người có tài không thôi, hoặc học giỏi, thông minh, đại học tiến sĩ không cần phải tham gia xh, những người có quyền cao chức trọng trong nước.
    Nếu hiểu đúng nghĩa trí thức như bác và anh D giải thích, thì trong nước mình, ít trí thức lắm bác ơi.
    Ông D có thể hiểu đc ý ông L rồi, nhưng các phóng viên và người đọc có thể nghĩ khác định nghĩa chính của từ trí thức.

    Trong bộ chính trị của nước ta, các bộ trưởng, chủ tịch v.v. cũng đc coi là các "trí thức" đó thôi, nhưng đa số chỉ có "tài mưu" chứ ko có học thức. ví dụ như ông VVK, trình độ lop 1, Đỗ 10 trình độ lớp 3, mua bằng.

    Nên chả hiểu phải hiểu nghĩa đen hay nghĩa bóng. Ong D hỏi kỹ chút để tránh hiểu lầm.

    ReplyDelete
  19. anh Juriste (không phải anh D), lộn :D

    ReplyDelete
  20. đối thoại ko khó như việc đưa những đối thoại đó vào hành động đâu anh ạ. Các quan chức của mình cũng đối thoại mãi đấy thôi, nhưng đối thoại xong chắc là để...lập biên bản hội nghị, chứ còn thực hiện thì nặng nhọc, chậm chạp.

    ReplyDelete
  21. theo thủ tướng thì khong cần đối thoại với dân, vì đi ra đầu ngõ mua 1 diã xôi cũng đã có đối thoại rôồ ... :D (đối thoại với ng bán hàng : bao nhiêu tiền, mua cái gì ..)

    Theo tôi chính thủ tướng cung không hiểU thế nào là đối thoại ..
    bạn Linh đánh giá cao thủ tướng chứ tôi thấy, (du bieêt rằng vai trò thủ tướng cũng có nhiêu hạn chế) cũng chả khá hơn gì so với những thủ tuớng trước đây, tất cả "cá mè 1 lứa"

    ReplyDelete
  22. hoan hô những người bạn trẻ dám nói thật, có những người như các bạn thì sự thật sẽ chảng còn nằm yên trong bọc nữa.

    ReplyDelete
  23. hoan hô những người bạn trẻ dám nói thật, có những người như các bạn thì sự thật sẽ chảng còn nằm yên trong bọc nữa.

    ReplyDelete